ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2611/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 19 tháng 08 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng về việc quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư và Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
SẮP
XẾP, KIỆN TOÀN CÁC BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Ban hành kèm Quyết định số 2611/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban
nhân dân thành phố)
- Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Luật Đấu thầu ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi tắt là Nghị định số 12/2009/NĐ-CP);
- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi tắt là Nghị định số 83/2009/NĐ-CP);
- Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vay ưu đãi của các nhà tài trợ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 38/2013/NĐ-CP);
- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi tắt là Thông tư số 03/2009/TT-BXD);
Các văn bản khác của Bộ, ngành Trung ương có liên quan về hoạt động xây dựng.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN:
Hiện nay trên địa bàn thành phố có 03 nhóm Ban Quản lý dự án xây dựng đang tồn tại và hoạt động: nhóm thứ nhất là các Ban Quản lý trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, nhóm thứ 2 là các Ban Quản lý trực thuộc sở, ban, ngành thành phố và nhóm trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện. Ngoài ra, có một số sở, ngành được giao làm chủ đầu tư nhưng không có Ban Quản lý dự án chuyên nghiệp, phải kiêm nhiệm hoặc thuê các đơn vị tư vấn, cụ thể như sau:
1. Các Ban Quản lý dự án thuộc Ủy ban nhân dân thành phố:
Hiện tại có 03 Ban Quản lý trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố, Ban Quản lý dự án Nâng cấp đô thị thành phố và ban Quản lý dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long - Tiểu dự án thành phố Cần Thơ. Thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư (Ủy ban nhân dân thành phố) để quản lý các dự án sử dụng vốn ODA hoặc vốn ngân sách Nhà nước trọng điểm theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.
Nhìn chung, về tổ chức và cơ cấu nhân sự cơ bản phù hợp điều kiện của Điều 36, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ và Thông tư số 03/2007/TT-BKH ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Việc thực hiện các dự án cơ bản đảm bảo tiến độ cũng như các thủ tục theo quy định, giúp nâng cao hiệu quả của dự án.
Tuy nhiên, hiện nay bộ máy các Ban Quản lý trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố khá cồng kềnh, phân công nhiệm vụ còn trùng lắp, hiệu quả chưa cao, nên cần có sự sắp xếp, tinh gọn, chuyên môn hóa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Các số liệu cụ thể:
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố: hiện tại có 52 biên chế, trong đó: trình độ chuyên môn thạc sỹ: 03, kỹ sư: 35, cử nhân: 08, khác: 06; hiện nay đang quản lý 12 dự án.
- Ban Quản lý dự án Nâng cấp đô thị thành phố: hiện tại có 23 biên chế, trong đó, trình độ chuyên môn thạc sỹ: 03, kỹ sư: 11, cử nhân: 07, khác: 02; hiện nay đang quản lý 01 dự án ODA.
- Ban Quản lý dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long - Tiểu dự án thành phố Cần Thơ: hiện có 14 biên chế; trong đó: trình độ chuyên môn thạc sỹ: 03, kỹ sư: 05, cử nhân: 06; hiện nay đang quản lý 01 dự án ODA.
2. Ban Quản lý dự án xây dựng trực thuộc các sở, ngành:
Hiện nay, chỉ 05/36 sở, ngành được giao nhiệm vụ chủ đầu tư có thành lập Ban quản lý dự án xây dựng chuyên trách gồm: Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công trình đô thị thành phố Cần Thơ, Trường Cao đẳng Nghề. Phần lớn các chủ đầu tư còn lại thực hiện kiêm nhiệm hoặc thuê mướn các đơn vị tư vấn quản lý dự án. Ngoài ra, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Công an thành phố, Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cũng có bộ phận chuyên môn về xây dựng cơ bản theo cơ cấu tổ chức thuộc hệ thống ngành dọc quy định, cụ thể.
- Theo thống kê cuối năm 2012 của các sở, ban ngành báo cáo thì hiện tại có 07 Ban Quản lý trực thuộc sở, ban ngành sử dụng cán bộ, công chức kiêm nhiệm đó là:
+ Ban Quản lý dự án thuộc Sở Y tế, hiện tại gồm 14 biên chế; trong đó: trình độ chuyên môn kỹ sư: 08, cử nhân: 02, dược sỹ: 02 và khác: 02.
+ Ban Quản lý dự án trực thuộc Sở Giao thông vận tải: hiện tại gồm 23 biên chế; trong đó: trình độ chuyên môn thạc sỹ: 04, kỹ sư: 12, cử nhân: 05, khác: 02.
+ Ban Quản lý dự án trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và xã hội: hiện tại gồm 04 biên chế, trong đó: trình độ kỹ sư: 04.
+ Ban Quản lý dự án trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: hiện tại gồm 09 biên chế, trong đó: trình độ chuyên môn kỹ sư: 09.
+ Ban Quản lý dự án trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố: hiện tại gồm 05 biên chế, trong đó: trình độ chuyên môn thạc sỹ: 01, kỹ sư: 04.
+ Ban Quản lý dự án trực thuộc Công an thành phố, hiện tại gồm 18 biên chế, trong đó: trình độ chuyên môn thạc sỹ: 01, kỹ sư: 10, cử nhân: 07.
- Còn lại Chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn quản lý dự án.
a) Đánh giá hoạt động quản lý dự án:
- Đối với các sở, ngành có Ban Quản lý dự án:
+ Điều kiện năng lực của một số cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án theo số liệu báo cáo chưa đủ điều kiện quy định tại Khoản 3, Điều 36, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP quy định cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
+ Đối với các sở chuyên ngành xây dựng làm chủ đầu tư: Chủ yếu thành lập Ban Quản lý trực thuộc từ cán bộ kiêm nhiệm của sở và ký hợp đồng thuê ngoài, qua kiểm tra rà soát Ban Quản lý trực thuộc không đủ năng lực theo quy định, từ đó thực hiện các dự án không đảm bảo thủ tục, chất lượng công trình, thời gian kéo dài, dẫn đến dự án điều chỉnh nhiều lần (trung bình điều chỉnh dự án tăng tổng mức 50% trở lên do trượt giá bình quân mỗi năm trên 10%, điều chỉnh chi phí nhân công, máy thi công do thay đổi chính sách tiền lương) gây lãng phí ngân sách. Nhiều sở làm chủ đầu tư nhiều công trình cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả, nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước do Ủy ban nhân dân thành phố giao.
- Đối với các sở, ngành không có Ban Quản lý dự án:
+ Mặc dù một số chủ đầu tư về cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, do đây là công việc có tính đặc thù chuyên môn, việc kiêm nhiệm hoặc các chủ đầu tư khoán hết cho đơn vị tư vấn như hiện nay khiến phần lớn các dự án thường xuyên gặp vướng mắc trong triển khai. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, phần lớn các dự án do các đơn vị này quản lý phải thực hiện điều chỉnh nhiều lần mới hoàn thành được công trình, đặc biệt là các dự án sửa chữa trụ sở làm việc, nguyên nhân chủ yếu là do các chủ đầu tư không lựa chọn được đơn vị tư vấn, nhà thầu xây lắp có chất lượng, trong khi bản thân chủ đầu tư lại thiếu kinh nghiệm quản lý.
+ Đối với các Sở không chuyên ngành xây dựng làm chủ đầu tư: đa phần là thuê Ban quản lý thực hiện dự án, qua kiểm tra, rà soát Ban quản lý không đủ năng lực, chủ đầu tư không chuyên về xây dựng và thủ tục đầu tư từ đó thực hiện các dự án không đảm bảo thủ tục, thời gian kéo dài, dẫn đến dự án điều chỉnh nhiều lần (trung bình điều chỉnh dự án tăng tổng mức 50% trở lên do trượt giá bình quân mỗi năm trên 10%, điều chỉnh chi phí nhân công, máy thi công do thay đổi chính sách tiền lương) gây lãng phí ngân sách, hồ sơ quyết toán còn tồn đọng dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản ảnh hưởng xấu đến an ninh tài chính, an toàn nợ công và tăng trưởng kinh tế bền vững của thành phố Cần Thơ.
Ngoài ra, việc thực hiện giám sát đánh giá đầu tư các dự án trong thời gian qua là chưa đạt hiệu quả. Năm 2012, chỉ 24/37 đơn vị có thực hiện báo cáo giám sát đánh giá đầu tư. Tuy nhiên, các báo cáo này còn mang tính hình thức, chưa đi sâu phân tích, dự báo các khó khăn thường gặp, đánh giá về hiệu quả dự án. Nguyên nhân chủ yếu cũng xuất phát từ việc hạn chế về chuyên môn, kinh nghiệm.
- Bộ phận chuyên môn về xây dựng cơ bản của Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Công an thành phố, Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy:
+ Mặc dù có biên chế theo ngành dọc, tuy nhiên, thời gian qua trong quá trình thực hiện các dự án vẫn còn nhiều hạn chế trong quản lý chi phí cũng như điều hành dự án chưa phù hợp với các quy định tại các thời điểm.
+ Thời gian tới, Thủ trưởng các cơ quan chỉ đạo việc tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực cho Ban Quản lý dự án đảm bảo thực hiện theo quy định trong đầu tư xây dựng cơ bản; thực hiện kiểm tra, rà soát điều kiện và năng lực của các Ban Quản lý dự án đúng theo quy định. Nếu không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì không giao quản lý dự án hoặc chuyển đổi chủ đầu tư đủ điều kiện năng lực đảm nhiệm.
3) Ban Quản lý dự án trực thuộc quận, huyện:
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc quận, huyện do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập nhằm quản lý các dự án xây dựng trên địa bàn, chủ yếu là các dự án có quy mô thuộc nhóm B hoặc C, không có dự án nhóm A.
- Theo báo cáo thống kê của Ủy ban nhân dân quận, huyện (tính đến ngày 15 tháng 9 năm 2012): hiện tại có 06/09 Ban Quản lý dự án trực thuộc quận, huyện sử dụng cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm đó là:
+ Ban Quản lý dự án thuộc Ủy ban nhân dân quận Ô Môn, hiện tại gồm 10 biên chế, trong đó: trình độ chuyên môn kỹ sư: 07, cử nhân: 03.
+ Ban Quản lý dự án thuộc Ủy ban nhân dân quận Bình Thủy, hiện tại gồm 10 biên chế, trong đó: trình độ chuyên môn kỹ sư: 08, cử nhân: 02;
+ Ban Quản lý dự án thuộc Ủy ban nhân dân quận Cái Răng, hiện tại gồm 14 biên chế, trong đó: trình độ chuyên môn kỹ sư: 09, cử nhân: 02; khác: 03.
+ Ban Quản lý dự án thuộc Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thạnh, hiện tại gồm 09 biên chế, trong đó: trình độ chuyên môn kỹ sư: 03, cử nhân: 01 và trung cấp: 05.
+ Ban Quản lý dự án thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền, hiện tại gồm 15 biên chế, trong đó: trình độ chuyên môn kỹ sư: 07, cử nhân: 02 và trung cấp: 06.
+ Ban Quản lý dự án thuộc Ủy ban nhân dân huyện Thới Lai, hiện tại gồm 15 biên chế, trong đó: trình độ chuyên môn kỹ sư: 07, cử nhân: 02 và trung cấp: 06.
(Còn lại quận Ninh Kiều, huyện Cờ Đỏ, huyện Thốt Nốt hiện tại chưa báo cáo).
- Nhìn chung, các Ban Quản lý dự án trực thuộc quận, huyện có năng lực không đồng đều, hiệu quả thực hiện quản lý dự án còn thấp. Cụ thể, các dự án do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư hầu hết phải điều chỉnh nhiều lần mới có thể thực hiện hoàn thành. Nguyên nhân chủ yếu là chủ đầu tư (đầu mối là các Ban Quản lý dự án quận, huyện) đề xuất dự án chưa phù hợp thực tế, chưa tính toán được hết các yếu tố có thể ảnh hưởng đến dự án, dẫn đến, khi dự án được triển khai thì gặp vướng mắc, đặc biệt là việc kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật xung quanh dự án. Cá biệt, một số dự án phải thực hiện điều chỉnh do kém hiệu quả hoặc không phù hợp thực tế.
Ngoài ra, có một số trường hợp cố tình vi phạm Luật Xây dựng, đặc biệt là chưa có đủ mặt bằng hoặc chưa được bố trí đủ vốn theo quy định đã triển khai lựa chọn nhà thầu và khởi công xây dựng. Hậu quả là thời gian thực hiện gói thầu bị kéo dài, gây nợ đọng xây dựng cơ bản, nhà thầu chịu ảnh hưởng do biến động giá vật liệu, nhân công, phải thực hiện nhiều thủ tục điều chỉnh giá gói thầu phức tạp và kéo theo nhiều hệ lụy khác, làm lãng phí nguồn lực nhà nước. Đặc biệt, gây dư luận không tốt khi thực hiện xây dựng kéo dài trong nhiều năm nhưng vẫn không hoàn thành.
Thời gian 05 năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng và đang dần được hoàn thiện đảm bảo tính đồng bộ, như: Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản và các
Nghị định, Thông tư hướng dẫn,…, đã góp phần tạo thuận lợi cho công tác quản lý dự án đầu tư, đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thực hiện so với trước đây.
Tuy nhiên, một số đơn vị được giao làm chủ đầu tư nhưng chưa đủ năng lực quản lý điều hành dự án theo quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP. Thực tế hiện nay, năng lực của các chủ đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ bản không đồng đều, dẫn đến sự chậm trễ trong công tác quản lý, giám sát và thanh quyết toán công trình. Có những dự án khi đến giai đoạn quyết toán mới phát hiện ra chủ đầu tư trong quá trình thực hiện đã vi phạm một số quy định về đầu tư xây dựng hoặc thất lạc hồ sơ pháp lý do công tác lưu trữ, bảo quản hồ sơ, chưa chấp hành nghiêm chế độ quản lý tài chính của dự án, tạm ứng vốn cho công tác giải phóng mặt bằng, nhà thầu xây dựng,… dẫn đến thời gian thi công và nợ tạm ứng kéo dài qua nhiều năm, có trường hợp không thu hồi được giá trị đã tạm ứng cho các nhà thầu vi phạm hợp đồng gây khó khăn cho công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán, lãng phí ngân sách nhà nước và làm tăng số lượng hồ sơ quyết toán còn tồn đọng. Bộ máy quản lý cồng kềnh, phân công nhiệm vụ còn trùng lấp, hiệu quả chưa cao, chất lượng đội ngũ trong ban quản lý không đủ năng lực theo quy định, nhiệm vụ chuyên môn còn hạn chế, đa phần chưa qua tập huấn quản lý dự án theo quy định.
Để khắc phục các tồn tại và bất cập nêu trên, đồng thời chấn chỉnh, tăng cường quản lý đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ và công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn thành phố. Xét về gốc độ khách quan có rất nhiều nguyên nhân như: về chính sách giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thay đổi liên tục; năng lực các đơn vị tư vấn, nhà thầu còn hạn chế.; việc bố trí vốn chưa kịp thời theo quy định nhóm B là 5 năm và nhóm C là 3 năm. Nguyên nhân chính vẫn là năng lực và khả năng điều hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ, theo dõi giám sát, kiểm tra của các Ban Quản lý dự án đầu tư sử dụng 30% nguồn vốn ngân sách nhà nước trở lên. Do đó, việc sắp xếp, kiện toàn các Ban Quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.
MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP VÀ NỘI DUNG SẮP XẾP CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
1. Mục tiêu.
Để khắc phục các tồn tại và bất cập nêu trên, đồng thời chấn chỉnh, tăng cường quản lý đầu tư nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ và công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn thành phố. Xét về gốc độ khách quan có rất nhiều nguyên nhân, như: về chính sách giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thay đổi liên tục, năng lực các đơn vị tư vấn, nhà thầu còn hạn chế, việc bố trí vốn chưa kịp thời theo quy định nhóm B là 5 năm và nhóm C là 3 năm,… Nguyên nhân chính trong các nguyên nhân nêu trên vẫn là năng lực và khả năng điều hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ, theo dõi giám sát, kiểm tra của các Ban Quản lý dự án đầu tư sử dụng 30% nguồn vốn ngân sách Nhà nước trở lên. Do đó, việc sắp xếp, kiện toàn các Ban Quản lý chuyên ngành xây dựng theo quy định là cần thiết nhất hiện nay, nhằm:
a) Sắp xếp, kiện toàn và thành lập cơ quan chuyên trách trong lĩnh vực về đầu tư xây dựng cơ bản; tập trung thực hiện công tác chuyên môn có khoa học theo quy định (không kiêm nhiệm), đúng ngành nghề đảm bảo đủ năng lực về chuyên môn và kinh nghiệm đáp ứng tình hình mới.
b) Làm đầu mối phối hợp với các sở, ngành, các tổ chức, cá nhân chuyên môn trong việc phối hợp triển khai và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành và quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản của Ủy ban nhân dân thành phố một cách hiệu quả nhất và đúng theo quy định.
2. Định hướng sắp xếp, kiện toàn các Ban Quản lý đầu tư xây dựng theo quy định.
Rà soát, sắp xếp, kiện toàn các Ban Quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố và các quận, huyện. Thành lập mới Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng 2, thành phố Cần Thơ. Tập trung thực hiện công tác chuyên môn có khoa học theo quy định (không kiêm nhiệm), đúng ngành nghề đảm bảo đủ năng lực về chuyên môn và kinh nghiệm đáp ứng tình hình mới.
Cụ thể việc sắp xếp, kiện toàn các Ban Quản lý đầu tư xây dựng như sau:
a) Ban Quản lý dự án Nâng cấp đô thị thành phố và Ban Quản lý dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long - Tiểu dự án thành phố Cần Thơ sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thành phố Cần Thơ.
- Việc sắp xếp, kiện toàn Ban Quản lý dự án phải đảm bảo các nguyên tắc: Chủ dự án là cơ quan quyết định thành lập Ban Quản lý dự án trong trường hợp chủ dự án trực tiếp quản lý, điều hành chương trình, dự án đầu tư hoặc được cơ quan chủ quản giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, điều hành chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật; Cơ quan chủ quản là cơ quan quyết định thành lập Ban Quản lý dự án trong trường hợp cơ quan chủ quản trực tiếp quản lý, điều hành thực hiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật; Ban Quản lý dự án không làm chủ dự án, cụ thể như sau:
- Định hướng cách thức sắp xếp:
+ Trước mắt đến năm 2013: Đối với (02) hai Ban Quản lý hiện hữu là Ban Quản lý dự án Nâng cấp đô thị thành phố và Ban Quản lý dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long - Tiểu dự án thành phố Cần Thơ tiến hành rà soát, sắp xếp, kiện toàn bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản
lý dự án, mối liên hệ trách nhiệm giữa Ban Quản lý dự án, chủ dự án, cơ quan chủ quản, các cơ quan quản lý nhà nước khác thực hiện theo quy định tại chương IV điều kiện năng lực của tổ chức cá nhân trong hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và Nghị định số 38/2013/NĐ-CP.
+ Năm 2013 - 2014: Thành lập mới hoặc sáp nhập (hai ban hiện hữu) thành Ban Quản lý đầu tư xây dựng dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thành phố Cần Thơ. Về biên chế: ưu tiên sử dụng các biên chế có sẵn của 02 đơn vị: Ban Quản lý Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ và Ban Quản lý dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long - Tiểu dự án thành phố Cần Thơ. Trường hợp thiếu nhân sự hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định sẽ tuyển thêm từ các ban trực thuộc sở, ngành thành phố hoặc tuyển dụng ngoài. Kiện toàn lại bộ máy hoạt động, chất lượng đội ngũ phù hợp với quy định và tình hình mới.
b) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Cần Thơ:
- Trong năm 2013 rà soát, sắp xếp, kiện toàn bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án, mối liên hệ trách nhiệm giữa Ban quản lý dự án, chủ dự án, cơ quan chủ quản, các cơ quan quản lý nhà nước khác thực hiện theo quy định tại Chương IV điều kiện năng lực của tổ chức cá nhân trong hoạt động xây dựng, Điều 36 đến Điều 56 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và Điều 1 của Nghị định số 83/2009/NĐ-CP. Tập trung thực hiện quản lý dự án nhóm A và B.
- Định hướng cách thức sắp xếp: Giữ nguyên hiện trạng và tên Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố.
- Về biên chế và nhân sự: Sử dụng biên chế hiện tại của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Cần Thơ; trường hợp thiếu nhân sự hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định sẽ tuyển thêm từ các ban trực thuộc sở, ngành thành phố hoặc tuyển dụng ngoài.
c) Ban Quản lý các dự án phục vụ an ninh, quốc phòng Cần Thơ trực thuộc Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố:
Năm 2013, sắp xếp, kiện toàn bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án theo quy định. Đồng thời, tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực cho Ban Quản lý dự án đảm bảo thực hiện theo quy định trong đầu tư xây dựng cơ bản; thực hiện kiểm tra, rà soát về điều kiện và năng lực của các Ban Quản lý dự án đúng theo quy định. Nếu không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì không giao quản lý dự án hoặc chuyển đổi chủ đầu tư đủ điều kiện năng lực đảm nhiệm.
d) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện:
- Năm 2013, sắp xếp, kiện toàn bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án theo quy định. Đồng thời, tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực cho chủ đầu tư, Ban Quản lý để đảm bảo thực hiện tốt việc phân cấp trong đầu tư xây dựng cơ bản và triển khai thực hiện dự án đúng theo quy định về xây dựng cơ bản; thực hiện kiểm tra, rà soát điều kiện và năng lực của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án. Nếu không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì không giao quản lý dự án hoặc chuyển đổi chủ đầu tư đủ điều kiện năng lực đảm nhiệm.
- Mỗi quận, huyện chỉ thành lập (01) một Ban Quản lý đủ điều kiện và năng lực theo quy định để quản lý các dự án trên địa bàn theo phân cấp quyết định đầu tư của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ. Đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt (dự án nhóm A và B) phải thuê Ban Quản lý có đủ năng lực do Ủy ban nhân dân thành phố thành lập.
e) Thành lập mới Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng 2, thành phố Cần Thơ:
Trong năm 2013 thực hiện Đề án thành lập mới Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng 2, thành phố Cần Thơ, nhằm:
- Thành lập cơ quan chuyên trách trong lĩnh vực về đầu tư xây dựng cơ bản nhằm hình thành một đơn vị có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện quản lý các báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự án nhóm C do Sở, Ban ngành làm chủ đầu tư.
- Tập trung thực hiện công tác chuyên môn có khoa học theo quy định (không kiêm nhiệm), đúng ngành nghề đảm bảo đủ năng lực về chuyên môn và kinh nghiệm đáp ứng tình hình mới.
- Làm đầu mối phối hợp với các Sở, ngành, các tổ chức, cá nhân chuyên môn trong việc phối hợp triển khai và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành và quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản của Ủy ban nhân dân thành phố có hiệu quả và đúng quy định hiện hành.
II. ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC VÀ GIÁM ĐỐC TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN.
Nguyên tắc chung: Thực hiện theo quy định tại Chương IV điều kiện năng lực của tổ chức cá nhân trong hoạt động xây dựng, Điều 36 đến Điều 56 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và Điều 1 của Nghị định số 83/2009/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
1. Điều kiện năng lực của tổ chức và Giám đốc tư vấn quản lý dự án nhóm A, B, C (hạng 1). a) Tổ chức:
- Có Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 phù hợp với loại dự án;
- Có tối thiểu 30 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 3 kỹ sư kinh tế;
- Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại.
- Phạm vi hoạt động: được quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C.
b) Giám đốc quản lý dự án:
- Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 7 năm.
- Giám đốc hoặc Phó Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm A hoặc
2 dự án nhóm B cùng loại.
- Hoặc đã là Chỉ huy trưởng công trường hạng 1.
- Hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1.
- Phạm vi hoạt động: Được quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C.
2. Điều kiện năng lực của tổ chức và Giám đốc tư vấn quản lý dự án nhóm A, B, C (hạng 1) sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Đáp ứng điều kiện năng lực tại mục số 1, phần II và phải đáp ứng theo quy định của Nghị định số 38/2013/NĐ-CP.
3. Điều kiện năng lực của tổ chức và Giám đốc tư vấn quản lý dự án nhóm B, C (hạng 2)
a) Tổ chức:
- Có Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 hoặc hạng 2 phù hợp với loại dự án;
- Có tối thiểu 20 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 2 kỹ sư kinh tế;
- Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại.
- Phạm vi hoạt động: D9ược quản lý dự án nhóm B, C.
b) Giám đốc QLDA:
- Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 5 năm.
- Giám đốc hoặc Phó Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại
- Hoặc đã là Chỉ huy trưởng công trường hạng 2.
- Hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2.
- Phạm vi hoạt động: D9ược quản lý dự án nhóm B, C.
1. Đối với các dự án sở, ngành đang làm chủ đầu tư:
Các dự án sở, ngành đang làm chủ đầu tư thực hiện dở dang tiếp tục triển khai đến hoàn thành dự án theo quyết định đầu tư.
Các dự án khởi công mới năm 2014 do sở, ngành làm chủ đầu tư phải giao về đầu mối cho Ban Quản lý đầu tư xây dựng theo sắp xếp nêu trên để thực hiện quản lý dự án đúng theo quy định và chủ đầu tư có nhiệm vụ cử 01 cán bộ đối với dự án nhóm C và cử từ 01 đến 02 cán bộ đối với dự án nhóm A, B tham gia vào Ban Quản lý dự án, cụ thể như sau:
- Ban Quản lý dự án Nâng cấp đô thị thành phố và Ban Quản lý dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long - Tiểu dự án thành phố Cần Thơ: thực hiện quản lý các dự án có nguồn vốn ODA và theo Hiệp định đã ký kết.
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Cần Thơ: Thực hiện quản lý các dự án nhóm A, B do các sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện làm chủ đầu theo quy định hiện hành.
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng 2, thành phố Cần Thơ: Thực hiện các dự án nhóm C và Báo cáo kinh tế - kỹ thuật do các sở, ngành làm chủ đầu tư.
Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng với Sở Xây dựng, Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Đối với các dự án phục vụ an ninh, quốc phòng trực thuộc Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố và các sở, ngành đang làm chủ đầu tư:
Năm 2013, phải hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án theo quy định. Đồng thời, tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực cho Ban Quản lý dự án đảm bảo thực hiện theo quy định trong đầu tư xây dựng cơ bản; thực hiện kiểm tra, rà soát điều kiện và năng lực của các Ban Quản lý dự án đúng theo quy định. Nếu không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì không giao quản lý dự án hoặc chuyển đổi chủ đầu tư đủ điều kiện năng lực đảm nhiệm.
Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng với Sở Xây dựng và các sở, ngành có liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện theo quy định.
3. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện:
Năm 2013, phải hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án theo quy định. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì không giao quản lý dự án hoặc chuyển đổi chủ đầu tư đủ điều kiện năng lực đảm nhiệm. Mỗi quận, huyện chỉ thành lập (01) một Ban Quản lý đủ điều kiện và năng lực theo quy định để quản lý các dự án trên địa bàn theo phân cấp quyết định đầu tư của thành phố. Đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt (dự án nhóm A và B) phải thuê Ban Quản lý đủ năng lực do Ủy ban nhân dân thành phố thành lập.
Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng với Sở Xây dựng và các sở, ngành có liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện theo quy định.
4. Đề án thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng 2, thành phố Cần Thơ:
Năm 2013, hoàn thành Đề án thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng 2, thành phố Cần Thơ.
Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng với Sở Xây dựng, Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện theo quy định.
Giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp cùng với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan rà soát, sắp xếp, đề xuất cơ cấu bộ máy, biên chế, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban Quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố theo quy định hiện hành.
Kinh phí tổ chức thực hiện Đề án theo quy định hiện hành.
Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào tình hình thực tế để có lộ trình và bước đi phù hợp. Tiếp tục tranh thủ ý kiến các Bộ, ngành Trung ương liên quan để tạo sự thống nhất trong lãnh đạo và chỉ đạo. Đồng thời, có các giải pháp giải quyết đối tượng dôi dư sau sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy; việc giải quyết lao động dôi dư cần bảo đảm dân chủ, khách quan, minh bạch, rõ ràng, ổn định, đúng đối tượng, đúng chính sách, đúng quy định hiện hành./.
Quyết định 2611/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án sắp xếp, kiện toàn Ban Quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Số hiệu: | 2611/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Cần Thơ |
Người ký: | Võ Thị Hồng Ánh |
Ngày ban hành: | 19/08/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2611/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án sắp xếp, kiện toàn Ban Quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Chưa có Video