ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2064/QĐ-UB |
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 5 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH TIÊU THOÁT NƯỚC VÀ CẢI THIỆN Ô NHIỄM KÊNH THAM LƯƠNG - BẾN CÁT - RẠCH NƯỚC LÊN (GIAI ĐỌAN 1).
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
- Căn cứ Nghị Định 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ;
- Xét tờ trình dự án đầu tư công trình tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương-Bến Cát - rạch Nước Lên số 153/TTr-BQL ngày 29 tháng 4 năm 2002 của Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ;
- Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố tại tờ trình số 1619/KHĐT-NNg ngày 03 tháng 5 năm 2002 ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Duyệt dự án đầu tư công trình tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên với nội dung như sau:
1- Tên dự án: Đầu tư xây dựng công trình tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương-Bến Cát- rạch Nước Lên.
2- Mục tiêu, nhiệm vụ đầu tư:
Dự án là một phần của dự án kêu gọi ODA, nhằm giải quyết yêu cầu bức xúc trước mắt trong khi chờ đăng ký nguồn vốn ODA.
- Tiêu thoát nước, chống ngập úng cho 14.900 ha đất nông nghiệp và khu dân cư.
- Góp phần cải thiện tình hình ô nhiễm: tiêu thoát nước bị nhiễm bẩn, tăng cường lượng nước vào để hòa loãng làm giảm chất độc hại gây ô nhiễm.
- Kết hợp giao thông thủy trên các tuyến kênh hiện có.
- Chỉnh trang mặt bằng 2 bên tuyến kênh, phù hợp tổng mặt bằng qui hoạch đô thị của thành phố.
3- Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4- Địa điểm đầu tư: Thuộc địa bàn 4 quận - huyện: Bình Chánh, Gò Vấp, Tân Bình và quận 12.
5- Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án
6- Năng lực thiết kế: Giải quyết tình trạng ngập úng trong lưu vực 14.900ha đất nông nghiệp và khu dân cư, hạn chế ô nhiễm, thông thoáng dòng chảy và đảm bảo giao thông thủy cấp IV - V.
Tổng chiều dài toàn tuyến là 32.950 mét , với 133 cống các loại, 5 cầu giao thông, 16 cửa xả, 250.000 m cừ tràm bảo vệ chống sạt lở 2 bờ kênh tại một số vị trí.
7- Các giải pháp đảm bảo chương trình cung cấp:
- Nạo vét bằng cơ giới, san bờ bằng cơ giới kết hợp thủ công
- Hệ thống cầu và cống được xây bằng bê tông cốt thép.
- Đất bùn ô nhiễm được vận chuyển bằng sà lan ra bãi đổ tại xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ.
- Hành lang kỹ thuật bờ kênh: Chiều rộng biên kỹ thuật Bkt = 20 mét tính từ mép kênh ra 2 phía để bảo vệ kênh và đổ đất làm nền hạ.
- Thực hiện công tác di dời, tái định cư 538 hộ trong dự án được thực hiện trong chương trình di dời 10.000 hộ trên kênh rạch thành phố giai đoạn 2001-2005 của Ban chỉ đạo thành phố.
8- Khối lượng các hạng mục chủ yếu:
8.1- Nạo vét toàn tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên với tổng chiều dài là 32.950 mét, nối từ sông Chợ Đệm huyện Bình Chánh theo tuyến rạch Cầu Bưng đến sông Sài Gòn quận 12, với các đoạn như sau:
+ Đoạn từ sông Sài Gòn đến cầu Trường Đai: dài (L)=8.820 mét, chiều rộng đáy kênh (B) = 30 - 40 mét, cao trình đáy (s)= - 3,5 đến - 4,0 mét, hệ số mái (m) = 2.
+ Đoạn từ cầu Trường Đai đến cầu Chợ Cầu: dài (L)= 2510 mét , B= 20 mét, s = - 3 mét, m = 2.
+ Đoạn từ cầu Chợ Cầu đến cầu Tham Lương: L= 2.990 mét, B=15 mét, s = - 3mét, m = 2.
+ Đoạn từ cầu Tham Lương đến cầu Bình Thuận: L = 6.310 mét, B= 15 mét , s = - 3mét, m = 2.
+ Đoạn từ cầu Bình Thuận đến cầu Bà Hom: L= 5.296 mét, B = 20 mét, s = - 3 mét, m= 2.
+ Đoạn từ cầu Bà Hom đến sông Chợ Đệm: L= 7.024 mét, B = 30 mét, s = -4 mét, m = 2.
- Khối lượng:
c Đất đào: 2.754.354 m3
c San bờ: 714.854 m3
c Vận chuyển bùn ô nhiễm bằng sà lan ra xã Tam Thôn Hiệp huyện Cần Giờ, cự ly khoảng 45 km: 371.509 m3
c Vận chuyển đất nội bộ cự ly 50 m: 8.260 m3
c Vận chuyển đất nội bộ cự ly 5 km: 500.000 m3
- Phần đất nạo vét còn lại được đổ lên hai bên bờ kênh cách mép bờ từ 10m đến 15m (tùy theo từng đoạn) và được san bằng phẳng tạo nền hạ làm đường giao thông sau này kích thước bờ: B = 4 mét, cao trình + 2 mét, mái m= 2.
8.2- Bãi đổ bùn: Địa điểm xã Tam Thôn Hiệp và An Thới Đông, huyện Cần Giờ, diện tích bãi thải khoảng 50 ha, kích thước mặt cắt bờ B = 4 mét, mái m = 2, cao độ mặt = + 2 mét.
- Khối lượng:
c Phát hoang: 300.000 m2
c Đất đắp: 26.500 m3
c Vải lót địa chất: 300.000 m2
c Thổi bùn vào bãi đổ: 371.509 m3
8.3- Bảo vệ, chống sạt lở hai mái kênh:
Tại một số đoạn xung yếu thuộc khu vực có các nhà máy, dân cư thuộc các phường 5 và 17 quận Gò Vấp, phường 15 quận Tân Bình, phường Thạnh Xuân , Đông Hưng Thuận quận 12, xã Bình Hưng Hòa, Tân Tạo huyện Bình Chánh, trong giai đoạn 1 này để hạn chế sạt lở hai mái bờ kênh, dùng biện pháp đóng cừ tràm với hai hàng cừ f = 8-10 cm , L = 5 m đóng ken khít nhau.
Số lượng cừ tràm: 250.000 mét
8.4- Tu sửa các cửa xả hiện có: Cải tạo cửa xả, sửa chữa phần nằm trên mái bờ kênh.
- Số lượng 16 cái.
- Khối lượng:
c Đất đào: 375 m3
c Đất đắp: 300 m3
c Bê tông các loại: 25 m3
c Thép các loại: 1,8 Tấn
c Gạch đá xây lát các loại: 37,5 m3
8.5- Xây dựng mới các cống điều tiết có cửa đóng mở tự động hai chiều để tiêu thoát nước như sau:
a) Cống hở
+ Số lượng: 2 cái
+ Qui mô: Cống có khẩu độ B= 2,3 m , chiều rộng thông nước B = 2m, chiều dài thân cống L= 12m , cao độ đáy cống s= -1,7m, cao độ ngưỡng cống -1,5m .
b)- Cống hở
+ Số lượng: 11 cái
+ Qui mô: Cống có khẩu độ B= 1,8 m , chiều rộng thông nước B = 1,5m, chiều dài thân cống L= 12m, cao độ đáy cống s = -1,7m, cao độ ngưỡng cống -1,5m.
c) Cống tròn
+ Số lượng: 20 cái
+ Qui mô: Cống có chiều rộng thông nước f = 100 cm, chiều dài thân cống L= 8m , cao độ đáy cống s đáy= -1,2m, cao độ ngưỡng cống -1,2m .
d) Cống tròn
+ Số lượng: 20 cái
+ Qui mô: Cống có chiều rộng thông nước f = 80 cm, chiều dài thân cống L= 8m, cao độ đáy cống s đáy= -1,0 m, cao độ ngưỡng cống -1,0m .
e) Cống tròn
+ Số lượng: 80 cái
+ Qui mô: Cống có chiều rộng thông nước f= 60 cm, chiều dài thân cống L = 8m , cao độ đáy cống s đáy= -0,8m, cao độ ngưỡng cống -0,8m .
- Khối lượng chủ yếu:
c Cống ly tâm f 100 đúc sẵn: 160 mét
c Cống ly tâm f 80 đúc sẵn: 160 mét
c Cống ly tâm f 60 đúc sẵn: 640 mét
c Đất đào: 60.028 m3
c Đất đắp: 47.345 m3
c Đất cấp phối sỏi đỏ: 3.224 m3
c Bê tông các loại: 8.507 m3
c Thép các loại: 318 Tấn
c Gạch đá xây các loại: 3.286 m3
c Cừ tràm L=5m, f = 8-10 cm: 548.606 m
c Cửa cống tự động thép không rỉ: 133 bộ
8.6- Cầu giao thông:
Xây dựng 05 cầu giao thông trên tuyến kênh tại các vị trí hiện hữu để phục giao thông bộ (trừ các cầu giao thông qui mô lớn trên Quốc lộ, Tỉnh lộ thuộc ngành giao thông công chánh quản lý). Số lượng gồm:
- Xây mới 02 cầu giao thông tải trọng H8, B cầu = 4 m ; L cầu = 40 mét gồm 3 nhịp, cao độ mặt cầu + 3,55 m, mố và trụ được xử lý bằng cọc bê tông cốt thép tiết diện 35 x 35cm, tại các vị trí:
+ Đường liên xã Bình Trị - Vĩnh Lộc B (thay cho cống qua đường 3f100)
+ Đường nối phường 16 Tân Bình - Bình Hưng Hòa (qua rạch Cầu Bưng K2+700)
- Tháo dỡ, xây lại 03 cầu giao thông nông thôn tải trọng H3, B cầu = 4 mét, L cầu = 40 mét gồm 3 nhịp, cao độ mặt cầu + 3,55m, mố và trụ được xử lý bằng cọc bê tông cốt thép tiết diện 35 x 35cm, tại các vị trí như sau:
+ Đường Liên xã Bình Hưng Hòa - Vĩnh Lộc B (K6+760) thay cho cầu bê tông hiện hữu.
+ Đường nối Tân Kỳ - Tân Quý với Quốc lộ 1A (K5+320) thay cho cầu gỗ hiện hữu.
+ Đường nối Tỉnh lộ 10 và xã Tân Tạo (K10+970), thay cho cầu bê tông hiện hữu.
- Khối lượng:
c Đất đào: 1.050 m3
c Đất đắp: 1.440 m3
c Sỏi đỏ: 184 m3
c Bê tông các loại: 661 m3
c Thép các loại: 90 Tấn
c Đá xây lát: 160 m3
c Cừ tràm L=5m, f = 8-10 cm: 7.420 mét
8.7- Đền bù đất đai, hoa màu, nhà cửa:
- Diện tích giải tỏa đền bù: 680.438 m2
+ Đất thổ cư: 67.918 m2
+ Đất trồng cây lâu năm: 168.215 m2
+ Đất trồng cây hằng năm: 444.305 m2
- Cây trồng các loại: 62.134 cây
- Số hộ phải di dời: 538 hộ
- Số mộ phải di dời: 156 mộ
Kinh phí: 66.890.000.000 đồng.
9- Tổng mức đầu tư: 157.579.000.000 đồng
(Một trăm năm mươi bảy tỷ năm trăm bảy mươi chín triệu đồng) Trong đó:
- Xây lắp: 74.078.000.000 đồng
- KTCB khác: 8.367.000.000 đồng
- Dự phòng phí: 8.244.000.000 đồng
- Chi phí đền bù giải tỏa: 66.890.000.000 đồng
10- Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách thành phố.
11- Thời gian xây dựng: 3 năm
12- Trách nhiệm của chủ đầu tư:
- Thực hiện đúng quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư - xây dựng và đấu thầu;
- Đảm bảo quy hoạch; thực hiện đúng quy định của Nhà nước về đảm bảo môi trường, phải có ý kiến chấp thuận của cơ quan chức năng về phương án xử lý bùn nạo vét, tránh gây ô nhiễm.
- Công tác, chi phí đền bù giải tỏa thực hiện đúng quy định, có ý kiến thống nhất của cơ quan thẩm quyền.
- Tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh dự án kêu gọi ODA.
Điều 2. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Tài chánh- Vật giá, Kiến trúc sư trưởng thành phố, Giám đốc Sở Giao thông công chánh, Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường thành phố, Giám đốc Kho Bạc Nhà nước thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ |
Quyết định 2064/QĐ-UB năm 2002 duyệt dự án đầu tư công trình tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên (giai đoạn 1) do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 2064/QĐ-UB |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Vũ Hùng Việt |
Ngày ban hành: | 15/05/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2064/QĐ-UB năm 2002 duyệt dự án đầu tư công trình tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên (giai đoạn 1) do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chưa có Video