BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1658/QĐ-BNN-HTQT |
Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2017 |
PHÊ DUYỆT ĐẦU TƯ DỰ ÁN “HIỆN ĐẠI HÓA NGÀNH LÂM NGHIỆP VÀ TĂNG CƯỜNG TÍNH CHỐNG CHỊU VÙNG VEN BIỂN”
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/03/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT ngày 08/08/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ- CP ngày 16/03/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Thông tư số 49/2009/TT-BNNPTNT ngày 04/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Căn cứ Công thư ngày 01/02/2016 và ngày 11/03/2016 của Ngân hàng Thế giới (WB) thông báo về danh mục các dự án tài trợ cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tài khóa 2016-2018;
Căn cứ Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 21/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển”;
Xét đề nghị của Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp về việc phê duyệt đầu tư dự án “Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển” tại Tờ trình số 659/TTr-DALN-XDDA ngày 28/4/2017;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế tại Báo cáo thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển” số 460/HTQT-ĐP ngày 28/4/2017;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đầu tư dự án “Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển”, vay vốn Ngân hàng Thế giới (báo cáo Nghiên cứu khả thi dự án kèm theo), với các nội dung chính như sau:
1. Tên dự án: Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển.
2. Tên nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới (WB).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp; Tổng cục Lâm nghiệp; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
5. Địa điểm thực hiện: Các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
6. Thời gian thực hiện: 06 năm (2017-2023).
7.1 Mục tiêu tổng thể: Cải thiện quản lý rừng ven biển tại các tỉnh vùng dự án nhằm tăng khả năng chống chịu trước bất lợi của các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng.
7.2 Mục tiêu cụ thể:
a) Sử dụng các cách tiếp cận hiện đại để tăng cường công tác quy hoạch không gian rừng ven biển;
b) Tổ chức quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên;
c) Áp dụng các biện pháp lâm sinh trong việc trồng, chăm sóc và quản lý rừng hiệu quả để tăng khả năng chống chịu trước các hiện tượng thời tiết cực đoan;
d) Tạo ra các cơ chế khuyến khích hộ gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp và chính quyền địa phương tham gia quản lý và bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên hiện có.
8.1. Nội dung dự án: Dự án gồm 04 Hợp phần sau:
- Hợp phần 1: Quản lý hiệu quả rừng ven biển
- Hợp phần 2: Phát triển và phục hồi rừng ven biển
- Hợp phần 3: Tạo lợi ích bền vững từ rừng ven biển
- Hợp phần 4: Quản lý, giám sát và đánh giá dự án.
8.2. Kết quả chính: Dự án sẽ đạt được một số kết quả chính như sau:
a) Đóng góp cho Chương trình Phát triển Lâm nghiệp bền vững
- Trồng mới rừng phòng hộ ven biển (ngập mặn và trên cạn): 9.000 ha
- Phục hồi rừng phòng hộ ven biển (ngập mặn và trên cạn): 10.000 ha
- Bảo vệ rừng ven biển bền vững thông qua hình thức giao rừng cho nhóm hộ/cộng đồng quản lý lâu dài theo cơ chế đồng chia sẻ lợi ích: 50.000ha.
- Rừng phòng hộ ven biển trên địa bàn 257 xã được đóng mốc ranh giới trên thực địa theo các chủ rừng được giao, đảm bảo ổn định lâm phận, ranh giới giữa rừng phòng hộ và các loại đất khác.
- Khoảng 900 cộng đồng (ít nhất 27.000 hộ gia đình) được hưởng lợi trực tiếp thông qua các cơ chế khuyến khích các hộ gia đình, cộng đồng tham gia bảo vệ, trồng và phục hồi rừng ven biển để tăng thu nhập và cải thiện sinh kế.
- Những khu vực ven biển có nguy cơ rủi ro cao do thiên tai bão lũ gây thiệt hại lớn đến các khu dân cư sinh sống, sản xuất sẽ được đầu tư bằng các giải pháp công trình chống sạt lở, gây bồi, tạo bãi để phục hồi, phát triển rừng ven biển.
- Các khu vực đất công cộng thuộc địa bàn 257 xã sẽ được dự án hỗ trợ trồng cây phân tán thông qua đề xuất cạnh tranh từ các tổ chức đoàn thể trên địa bàn xã để trồng, chăm sóc và bảo vệ lâu dài.
- Cung cấp khoảng 225 gói đầu tư (nuôi trồng thủy sản sinh thái, chăn nuôi, trồng trọt, nông lâm kết hợp gắn liên kết với các doanh nghiệp, tạo chuỗi thị trường sản phẩm), với giá trị không quá 95.000 USD/gói được xác định thông qua quá trình lựa chọn cạnh tranh nhằm tạo lợi ích bền vững cho cộng đồng ven biển từ kết hợp giữa bảo vệ rừng và phát triển sinh kế.
- Hỗ trợ 47 gói nâng cấp các cơ sở hạ tầng quan trọng phục vụ sản xuất, chế biến và tiếp thị hàng hóa, dịch vụ từ các khu rừng ven biển, với giá trị không quá 394.000 USD/gói cho các xã thuộc 47 huyện dự án nhằm gia tăng lợi ích kinh tế và thiết lập liên kết các hoạt động tạo thu nhập của các nhóm cộng đồng địa phương tham gia bảo vệ rừng ven biển.
- Tăng cường năng lực quản lý rừng bền vững cho các chủ rừng, chính quyền địa phương, nhóm hộ, cộng đồng và các bên liên quan thông qua hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cáo giải pháp về giám sát theo dõi rừng.
- Nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng địa phương và khuyến khích họ tham gia quản lý, bảo vệ bền vững rừng ven biển sau khi dự án kết thúc.
b) Đóng góp vào phát triển thể chế và chính sách quản lý rừng bền vững
- Thí điểm thực hiện ít nhất 03 mô hình Quy hoạch không gian ven bờ làm cơ sở phát triển các thể chế quản lý hiệu quả rừng ven biển.
- Hỗ trợ trang thiết bị công nghệ hiện đại, cây đầu dòng chất lượng cao cho 03 cơ sở sản xuất giống lâm nghiệp phục vụ trồng rừng.
- Thực hiện thí điểm ít nhất 03 mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng ven biển (rừng ngập mặn) làm cơ sở phát triển chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ven biển.
- Phát triển thể chế quản lý bền vững rừng ven biển, đảm bảo duy trì các thành quả sau khi kết thúc dự án.
Tổng vốn đầu tư: 180 triệu USD, tương đương 4.021 tỷ VND trong đó:
- Vốn vốn vay IDA từ Ngân hàng Thế giới: 150 triệu USD, tương đương: 3.351 tỷ VNĐ.
- Vốn đối ứng: 30 triệu USD, tương đương 670 tỷ VNĐ.
a) Phân bổ vốn theo hợp phần
Đơn vị tính: 1.000 USD
Các hợp phần |
Tổng |
Vốn vay IDA |
Vốn đối ứng |
|||
Kinh phí |
% |
Kinh phí |
% |
Kinh phí |
% |
|
Tổng |
180.000 |
100,0 |
150.000 |
83,3 |
30.000 |
16,7 |
Hợp phần 1: Quản lý hiệu quả rừng ven biển |
3.000 |
1,7 |
- |
- |
3.000 |
1,7 |
Hợp phần 2: Phát triển và phục hồi rừng ven biển |
113.965 |
63,2 |
108.928 |
60,5 |
5.037 |
2,7 |
Hợp phần 3: Tạo lợi ích bền vững từ rừng ven biển |
44.020 |
24,5 |
41.072 |
22,8 |
2.948 |
1,7 |
Hợp phần 4: Quản lý, giám sát và đánh giá dự án |
19.015 |
10,6 |
- |
- |
19.015 |
10,6 |
b) Phân bổ vốn theo đơn vị thực hiện
Đơn vị tính: 1.000 USD
Đơn vị thực hiện |
Tổng |
Vốn vay IDA |
Vốn đối ứng |
|||
Kinh phí |
% |
Kinh phí |
% |
Kinh phí |
% |
|
Tổng |
180.000 |
100,0 |
150.000 |
83,3 |
30.000 |
16,7 |
VNFOREST |
3.000 |
1,7 |
- |
- |
3.000 |
1,7 |
CPMU |
5.586 |
3,1 |
655 |
0,4 |
4.931 |
2,7 |
Quảng Ninh |
34.448 |
19,1 |
30.695 |
17,1 |
3.753 |
2,1 |
Hải Phòng |
31.929 |
17,7 |
29.564 |
16,4 |
2.365 |
1,3 |
Thanh Hóa |
14.868 |
8,3 |
12.442 |
6,9 |
2.426 |
1,3 |
Nghệ An |
12.810 |
7,1 |
10.123 |
5,6 |
2.687 |
1,5 |
Hà Tĩnh |
21.263 |
11,8 |
18.100 |
10,1 |
3.163 |
1,8 |
Quảng Bình |
22.011 |
12,2 |
19.500 |
10,8 |
2.511 |
1,4 |
Quảng Trị |
19.120 |
10,6 |
16.631 |
9,2 |
2.489 |
1,4 |
Thừa Thiên Huế |
14.964 |
8,3 |
12.290 |
6,8 |
2.674 |
1,5 |
10. Cơ chế tài chính trong nước
10.1 Vốn vay IDA
a) Cơ chế tài chính:
- Ngân sách nhà nước sẽ cấp phát cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các nội dung chi thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương.
- Ngân sách nhà nước sẽ cho vay lại một phần vốn vay đối với các nội dung thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo tỷ lệ như sau:
+ Nhóm các tỉnh, thành phố vay lại 20%: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị;
+ Nhóm vay lại 30%: Thừa Thiên Huế;
+ Nhóm vay lại 50%: Quảng Ninh, Hải Phòng.
- Điều kiện cho vay lại như sau: Đồng tiền cho vay lại bằng USD, lãi suất 1,25%/năm, phí dịch vụ 0,75%/năm, thời hạn vay 25 năm trong đó 5 năm ân hạn.
b) Đối với Hợp phần 2:
- Kinh phí thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương là 82,482 triệu USD, cấp phát 100% để thực hiện các hoạt động đầu tư trồng, phục hồi và bảo vệ rừng cộng đồng.
- Kinh phí thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương để tính toán phần vốn vay lại là 25,791 triệu USD cho các hoạt động: đóng mốc ranh giới rừng, rà phá bom mìn, thiết lập hồ sơ giao rừng, trồng cây phân tán và đầu tư cho các công trình bảo vệ rừng.
c) Đối với Hợp phần 3:
Kinh phí thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương để tính toán phần vốn vay lại là 41,072 triệu USD.
Tổng hợp vốn IDA phân bổ cho các địa phương phải vay lại như sau:
Đơn vị tính: 1.000 USD
Tỉnh |
Tổng IDA phân bổ cho các tỉnh |
Đề xuất cơ chế cho Hợp phần 2 |
Hợp phần 3 (Kinh phí thuộc nhiệm chi của NSĐP để tính toán vay lại) |
Tổng Kinh phí thuộc nhiệm chi của NSĐP để tính toán vay lại cho hợp phần 2 và 3 |
Tỷ lệ vay lại theo đề xuất của Bộ Tài chính |
Tổng kinh phí các tỉnh phải vay lại theo tỉnh |
Tỷ lệ % so với tổng vốn IDA phân bổ cho từng tỉnh |
||
Tổng IDA phân bổ cho các tỉnh |
Kinh phí thuộc nhiệm vụ chi của NSTW |
Kinh phí thuộc nhiệm chi của NSĐP để tính toán vay lại |
|||||||
(1) |
(2=3+6) |
(3=4+5) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7=5+6) |
(8) |
(9=8x7) |
(10) |
Tổng |
149.345 |
108.273 |
82.482 |
25.791 |
41.072 |
66.863 |
|
20.160 |
13,5% |
Quảng Ninh |
30.695 |
24.109 |
21.466 |
2.643 |
6.586 |
9.228 |
50% |
4.614 |
15,0% |
Hải Phòng |
29.564 |
26.637 |
18.702 |
7.935 |
2.927 |
10.863 |
50% |
5.431 |
18,4% |
Thanh Hóa |
12.443 |
7.696 |
4.755 |
2.941 |
4.747 |
7.688 |
20% |
1.538 |
12,4% |
Nghệ An |
10.123 |
4.294 |
3.176 |
1.118 |
5.829 |
6.947 |
20% |
1.389 |
13,7% |
Hà Tĩnh |
18.099 |
11.529 |
9.475 |
2.054 |
6.570 |
8.624 |
20% |
1.725 |
9,5% |
Quảng Bình |
19.500 |
14.232 |
9.671 |
4.561 |
5.268 |
9.829 |
20% |
1.966 |
10,1% |
Quảng Trị |
16.631 |
12.406 |
10.550 |
1.856 |
4.225 |
6.081 |
20% |
1.216 |
7,3% |
Thừa Thiên Huế |
12.290 |
7.370 |
4.687 |
2.683 |
4.920 |
7.603 |
30% |
2.281 |
18,6% |
10.2 Vốn đối ứng
Ngân sách Trung ương sẽ cấp phát cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia dự án thực hiện với các nội dung chi thuộc nhiệm vụ của Ngân sách Trung ương; Ngân sách địa phương bố trí vốn đối ứng với các nội dung chi thực hiện tại địa phương.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chủ quản dự án; Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp là chủ dự án, chịu trách nhiệm điều phối chung các hoạt động của dự án, quản lý và giám sát dự án theo Hiệp định ký giữa Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam và làm chủ đầu tư các hoạt động do Ban trực tiếp thực hiện.
- Tổng cục Lâm nghiệp là chủ dự án Hợp phần 1 (Quản lý hiệu quả rừng ven biển).
- Ủy ban Nhân dân các tỉnh tham gia dự án là cơ quan chủ quản dự án thành phần. Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh là chủ dự án thành phần, chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện các hoạt động dự án trong phạm vi của tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng các Vụ: Hợp tác quốc tế, Kế hoạch, Tài chính, Khoa học Công nghệ và Môi trường, Tổ chức cán bộ; Tổng cục trưởng các Tổng cục: Lâm nghiệp, Thủy sản, Thủy lợi; Cục trưởng các Cục: Quản lý và xây dựng công trình, Kinh tế hợp tác và PTNT; Giám đốc Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp; Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Quyết định 1658/QĐ-BNN-HTQT năm 2017 phê duyệt đầu tư Dự án “Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 1658/QĐ-BNN-HTQT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Hà Công Tuấn |
Ngày ban hành: | 04/05/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1658/QĐ-BNN-HTQT năm 2017 phê duyệt đầu tư Dự án “Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video