ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2016/QĐ-UBND |
Đồng Xoài, ngày 07 tháng 4 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
Căn cứ Pháp lệnh Cảnh sát môi trường năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
Căn cứ Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản;
Căn cứ Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 03/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế tại Tờ trình số 42/TTr-BQL ngày 30/3/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 50/2010/QĐ-UBND ngày 08/7/2010 của UBND tỉnh về Quy chế phối hợp quản lý môi trường đối với các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có khu công nghiệp, khu kinh tế; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHỐI HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 07/4/2016 của UBND tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa Ban Quản lý Khu kinh tế và các cơ quan: Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có khu công nghiệp (sau đây viết tắt là KCN), khu kinh tế (sau đây viết tắt là KKT) đối với công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
2. Quy chế này áp dụng đối với Ban Quản lý Khu kinh tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có KCN, KKT trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường tại KCN, KKT.
Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác phối hợp giữa Ban Quản lý Khu kinh tế với các cơ quan: Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có KCN, KKT trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại KCN, KKT.
1. Việc phối hợp quản lý nhà nước về môi trường dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nêu tại Điều 1, các quy định hiện hành nhằm đảm bảo: hoạt động hiệu quả của các cơ quan, đơn vị phối hợp; tính khách quan trong quá trình phối hợp; sự phối hợp thống nhất và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh trong KCN, KKT.
2. Ban Quản lý Khu kinh tế là cơ quan đầu mối phối hợp, được tham gia và tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện tốt hoạt động quản lý nhà nước về môi trường đối với KCN, KKT theo đúng quy định của pháp luật.
3. Ban Quản lý Khu kinh tế là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý công tác bảo vệ môi trường trong các KCN, KKT theo quy định và theo ủy quyền của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường KCN.
2. Quản lý chất thải bao gồm: nước thải, chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại, khí thải và tiếng ồn phát sinh trong KCN, KKT.
3. Phòng ngừa, khắc phục và ứng phó sự cố môi trường xảy ra tại KCN, KKT.
Điều 5. Trách nhiệm của Ban Quản lý Khu kinh tế
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có KCN, KKT thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án (sau đây gọi là dự án thứ cấp) trong KCN, KKT theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh (đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);
b) Tiếp nhận đăng ký và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường cho các dự án thứ cấp trong KCN, KKT thuộc diện phải đăng ký theo ủy quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường) và của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có KCN, KKT (đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện);
c) Tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết; xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản của các dự án thứ cấp trong KCN, KKT theo ủy quyền của cơ quan có thẩm quyền;
d) Tổ chức kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án đối với các dự án thứ cấp trong KCN, KKT theo pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng (sau đây gọi là chủ đầu tư hạ tầng) KCN, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi là doanh nghiệp thứ cấp) trong KKT, KCN thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định bảo vệ môi trường; phát hiện và kịp thời báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải quyết, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; huy động lực lượng ứng phó, khắc phục khi xảy ra sự cố môi trường tại các KKT, KCN;
e) Công khai thông tin về bảo vệ môi trường KKT, KCN; tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cho chủ đầu tư hạ tầng KCN và doanh nghiệp thứ cấp trong KKT, KCN;
g) Thực hiện các nội dung quản lý và bảo vệ môi trường KKT, KCN khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc được ủy quyền.
2. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có KCN, KKT thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các tranh chấp về môi trường giữa các doanh nghiệp thứ cấp trong KKT, KCN hoặc với các tổ chức, cá nhân ngoài phạm vi KKT, KCN.
b) Phối hợp kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động của chủ đầu tư hạ tầng KCN và các doanh nghiệp thứ cấp trong KKT, KCN.
c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh và UBND các huyện, thị xã có KCN, KKT thực hiện nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều 6, Khoản 2 Điều 7, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8 Quy chế này.
3. Định kỳ báo cáo công tác bảo vệ môi trường của KKT, KCN gửi Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã có KCN, KKT thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Thẩm định các chỉ tiêu môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, đề án, dự án trong KCN, KKT thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh; kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường, các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành; tổ chức xác nhận việc đăng ký và thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường của các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền; xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản của các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền;
c) Cấp, điều chỉnh sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện thu hồi, xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN, KKT theo quy định của pháp luật;
đ) Tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ, để xác định thiệt hại đối với môi trường; yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm trong KCN, KKT; xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; chủ trì xây dựng năng lực và huy động lực lượng khắc phục ô nhiễm môi trường do các sự cố gây ra theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;
đ) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với chủ đầu tư hạ tầng KCN và các doanh nghiệp thứ cấp trong KKT, KCN theo kế hoạch.
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường giữa chủ đầu tư hạ tầng, doanh nghiệp thứ cấp với các tổ chức, cá nhân bên ngoài KCN, KKT theo thẩm quyền.
g) Thông tin kết quả xử lý giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường và xử lý vi phạm sau kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với chủ đầu tư hạ tầng KCN và các doanh nghiệp thứ cấp trong KKT, KCN đến Ban Quản lý Khu kinh tế, UBND các huyện, thị xã có KCN, KKT và Công an tỉnh để theo dõi, quản lý.
h) Thực hiện các nội dung quản lý và bảo vệ môi trường KCN, KKT khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc được ủy quyền.
2. Phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã có KCN, KKT thực hiện các nhiệm vụ được quy định Khoản 1 Điều 5, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 7, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8 Quy chế này.
3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất cho UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác quản lý môi trường đối với các chủ đầu tư hạ tầng KCN, KKT.
Điều 7. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Chỉ đạo Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường thực hiện các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm môi trường liên quan đến các hoạt động của chủ đầu tư hạ tầng, các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN, KKT và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến KCN, KKT.
2. Tổ chức hoặc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế, UBND các huyện, thị xã có KCN, KKT kiểm tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động của chủ đầu tư hạ tầng và doanh nghiệp thứ cấp trong KCN, KKT khi có tin báo hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; thông tin kết quả xử lý đến Ban Quản lý Khu kinh tế, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thị xã có KCN, KKT để theo dõi, quản lý.
3. Chuyển đơn khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực môi trường không thuộc thẩm quyền giải quyết đến Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã có KCN, KKT giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 8. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã có KCN, KKT
1. Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế, Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường giữa các tổ chức, cá nhân bên ngoài KCN, KKT với các chủ đầu tư hạ tầng KCN, KKT và doanh nghiệp thứ cấp trong KCN, KKT theo thẩm quyền; thông tin kết quả xử lý đến Ban Quản lý Khu kinh tế, Sở Tài nguyên và Môi trường và Công an tỉnh để theo dõi, quản lý.
2. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế, hoặc Công an tỉnh trong việc: xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động của chủ đầu tư hạ tầng KCN, KKT và doanh nghiệp thứ cấp trong KCN, KKT khi được yêu cầu; chuyển đơn khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực môi trường không thuộc thẩm quyền cho cơ quan có thẩm quyền xử lý; kịp thời chuyển tin báo tội phạm môi trường cho Công an tỉnh xử lý.
3. Xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường cho các dự án theo thẩm quyền và không thuộc đối tượng quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 5 và điểm b Khoản 1 Điều 6 của Quy chế này.
4. Xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản của các dự án theo thẩm quyền và không thuộc đối tượng quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 5 và điểm b Khoản 1 Điều 6 của Quy chế này.
5. Phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 Điều 6, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 7 của Quy chế này.
Ban Quản lý Khu kinh tế chủ trì cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã có KCN, KKT tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này.
Những quy định khác liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về môi trường tại KCN, KKT không được quy định trong Quy chế này được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh bằng văn bản về Ban Quản lý Khu kinh tế tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp./.
Quyết định 16/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Số hiệu: | 16/2016/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Phước |
Người ký: | Huỳnh Anh Minh |
Ngày ban hành: | 07/04/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 16/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Chưa có Video