THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1590/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 11 tháng 8 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐỊNH HƯỚNG LỘ TRÌNH TỰ DO HÓA GIAO DỊCH VỐN CỦA VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới;
Căn cứ Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2014 ban hành chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới;
Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Định hướng lộ trình tự do hóa giao dịch vốn của Việt Nam” với các nội dung sau:
- Xác định định hướng lộ trình mở cửa dòng vốn phù hợp với mục tiêu, định hướng cơ cấu kinh tế của Nhà nước, điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đang đàm phán hoặc đã tham gia ký kết có liên quan đến lộ trình tự do hóa dòng vốn, góp phần thúc đẩy thu hút vốn nước ngoài, giám sát chặt chẽ các dòng vốn vào - ra khỏi lãnh thổ, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững, giảm thiểu các tác động tiêu cực trước biến động của các dòng vốn quốc tế.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về quản lý dòng vốn vào - ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
- Nâng cao hiệu quả giám sát các dòng vốn vào - ra, xây dựng cơ sở dữ liệu về dòng vốn kịp thời, chính xác đáp ứng yêu cầu của công tác phân tích, dự báo và hoạch định chính sách, điều hành thị trường ngoại hối, ổn định cán cân thanh toán và tăng dự trữ ngoại hối một cách hợp lý.
- Thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước nhằm phát huy mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn và ổn định vĩ mô, tăng cường giám sát và dự báo biến động dòng vốn, tạo lập môi trường bình đẳng, minh bạch giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
II. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG LỘ TRÌNH
Các cam kết quốc tế, hiệp định thương mại và đầu tư song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết (khuôn khổ Hiệp định WTO, Điều lệ Quỹ IMF, cam kết trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và các Hiệp định song phương và đa phương khác) không ràng buộc Việt Nam về việc mở cửa thị trường hơn nữa đối với các giao dịch vốn và có thể được phép sử dụng các biện pháp phòng vệ chính đáng để đối phó với những yếu tố tiềm tàng về mất cân đối vĩ mô và rủi ro hệ thống có thể phát sinh trong tiến trình tự do hóa.
Về định hướng phát triển kinh tế xã hội, trong thời gian trước mắt đến 2020, Đảng và Chính phủ tập trung vào mục tiêu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phối hợp hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền.
Thực hiện định hướng phát triển kinh tế xã hội nói trên, việc xây dựng lộ trình tự do hóa các giao dịch vốn cần thực hiện một cách thận trọng, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế và khả năng đáp ứng các điều kiện tiền đề để mở cửa hơn nữa thị trường vốn, cụ thể theo một số định hướng sau:
1. Nguyên tắc xây dựng lộ trình
a) Định hướng tự do hóa giao dịch vốn của Việt Nam không chịu ràng buộc bởi yêu cầu của các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Việt Nam có thể chủ động xây dựng định hướng tự do hóa giao dịch vốn trên cơ sở:
- Xu thế tất yếu của hội nhập các hoạt động đầu tư quốc tế;
- Sự tương thích với mức độ sẵn sàng của nền kinh tế, mức độ phát triển và mở cửa của hệ thống tài chính;
- Sự phù hợp với năng lực quản lý, cạnh tranh của Việt Nam.
b) Lộ trình tự do hóa giao dịch vốn của Việt Nam cần hướng tới mục tiêu hỗ trợ tính hiệu quả của hoạt động đầu tư, tính đồng bộ của chính sách vĩ mô, hướng tới thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước nhằm phát huy mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn và ổn định vĩ mô, tăng cường giám sát và dự báo biến động dòng vốn, tạo lập môi trường bình đẳng, minh bạch giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
c) Trong lộ trình tự do hóa dòng vốn, các chính sách cần hướng tới mục tiêu:
- Giảm thiểu các biện pháp can thiệp hành chính;
- Chuyển sang áp dụng các biện pháp kinh tế tác động vào lợi ích của các chủ thể để điều chỉnh dòng vốn như chính sách thuế, lãi suất,...;
- Tăng cường hiệu quả các biện pháp giám sát an toàn vĩ mô (chế độ thông tin báo cáo, cảnh báo sớm, theo dõi qua tài khoản,...);
- Nghiên cứu bổ sung chính sách hỗ trợ nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam thông qua việc tham gia sâu rộng hơn vào các giao dịch vốn quốc tế.
d) Lộ trình tự do hóa cần đánh giá kỹ lưỡng những rủi ro của việc tự do hóa từng dòng vốn cụ thể, từ đó có biện pháp dự phòng không trái với các cam kết quốc tế, đảm bảo khả năng phòng vệ trước các cú sốc kinh tế, hạn chế sự bất ổn định và khủng hoảng do biến động dòng vốn không kiểm soát được mang lại.
đ) Lộ trình tự do hóa giao dịch vốn không nhất thiết phải là việc xác định cụ thể thời điểm mở cửa cho một số dòng vốn cụ thể. Chính sách mở cửa dòng vốn cần linh hoạt theo điều kiện thực tế của nền kinh tế tại thời điểm, hoàn cảnh cụ thể.
2. Một số định hướng cơ bản đối với lộ trình tự do hóa các giao dịch vốn
a) Đối với các giao dịch vốn trong hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Chú trọng nâng cao chất lượng dòng vốn thông qua kiện toàn hệ thống văn bản pháp lý, hoàn thiện cơ chế báo cáo và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý.
b) Đối với giao dịch vốn trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài: Trong điều kiện ưu tiên tập trung nguồn vốn phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục định hướng kiểm soát chặt chẽ, thận trọng vốn đầu tư ra nước ngoài. Trường hợp điều kiện thị trường thuận lợi, kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng ổn định, có thể xem xét mở rộng đối tượng được phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, nới lỏng các rào cản kỹ thuật trên cơ sở vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tránh tác động tiêu cực đến cán cân thanh toán quốc tế và thị trường ngoại hối.
c) Đối với giao dịch vốn trong hoạt động vay nước ngoài: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật nhằm nâng cao chất lượng giám sát và dự báo về việc vay nước ngoài của tổ chức; nghiên cứu khả năng cho phép cá nhân được vay từ các ngân hàng ở nước ngoài phục vụ một số mục đích hợp pháp như học tập, chữa bệnh.
d) Đối với giao dịch vốn trong hoạt động cho vay ra nước ngoài: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quy định trình tự thủ tục về việc Thủ tướng Chính phủ chấp thuận hoạt động cho vay ra nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú của tổ chức kinh tế để đảm bảo tính minh bạch chính sách.
đ) Đối với giao dịch vốn trong hoạt động đầu tư tiền gửi: Tiếp tục duy trì việc thu hút dòng vốn ngoại từ tiền gửi của người không cư trú, đồng thời xem xét, cân nhắc xây dựng hàng rào kỹ thuật nhằm tránh những bất ổn có thể xảy ra do sự đảo chiều của dòng vốn.
e) Đối với tính chuyển đổi của đồng Việt Nam: Tập trung thực hiện các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện cán cân thanh toán, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định bền vững, các yếu tố hỗ trợ về thị trường tài chính, tiền tệ, ngoại hối được củng cố, xem xét xây dựng các chính sách nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam trên thị trường quốc tế như cho phép sử dụng đồng Việt Nam để đầu tư ra nước ngoài với những quốc gia tiếp nhận vốn là những nước có thỏa thuận đầu tư và thanh toán bằng đồng nội tệ với Việt Nam, cho phép đồng Việt Nam tham gia vào các giao dịch cho vay ra nước ngoài trong trường hợp Bên đi vay có nhu cầu sử dụng nguồn vốn vay bằng đồng Việt Nam để thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng trên lãnh thổ Việt Nam hoặc thanh toán bù trừ cho bên thứ 3 bằng đồng Việt Nam.
3. Việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro và phòng vệ chính đáng trong quá trình tự do hóa giao dịch vốn
Việc xây dựng lộ trình cho tự do hóa dòng vốn cần được thực hiện đồng thời với việc xây dựng tổng thể các biện pháp phòng ngừa rủi ro và phòng vệ chính đáng nhằm hạn chế tối đa các tác động bất lợi, những bất ổn và rủi ro trong kinh tế, bao gồm:
a) Nhóm biện pháp phòng ngừa rủi ro trước khủng hoảng:
- Thiết lập hệ thống số liệu giám sát dòng vốn, tăng cường chia sẻ thông tin dòng vốn và các biến số vĩ mô giữa các cơ quan quản lý nhà nước nhằm xây dựng mô hình cảnh báo sớm dự báo biến động dòng vốn và đánh giá tác động của biến động dòng vốn, từ đó đề xuất chính sách quản lý kịp thời, phù hợp.
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo tính kỷ luật chặt chẽ và kịp thời phát hiện những vấn đề rủi ro phát sinh từ hoạt động ngân hàng.
- Hoàn thiện các chính sách nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nguy cơ chuyển vốn nhằm mục đích rửa tiền, ảnh hưởng đến tính minh bạch và ổn định dòng vốn.
- Kiện toàn hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng và doanh nghiệp ở tầm vi mô, các chính sách đảm bảo an toàn vĩ mô cho cả hệ thống ngân hàng.
- Phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro tiền tệ, lãi suất, hàng hóa và chứng khoán phù hợp với thông lệ quốc tế; kiện toàn khung pháp lý, hệ thống kế toán doanh nghiệp, ngân hàng để có thể áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro này trên thực tế.
b) Nhóm biện pháp phòng vệ chính đáng
- Nghiên cứu, xây dựng các biện pháp ứng phó đối với dòng vốn ra trong trường hợp khẩn cấp như: Quy định điều kiện đối với nhà đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là tổ chức, hạn mức, thời hạn đầu tư, ký quỹ, thuế trên cơ sở thời hạn đầu tư; quy định chặt chẽ điều kiện cho vay ra nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú.
- Nghiên cứu, xây dựng các biện pháp ứng phó đối với dòng vốn vào trong trường hợp khẩn cấp như: Tăng cường tính minh bạch của dòng tiền vào; cân nhắc việc quy định yêu cầu đăng ký các khoản vay ngắn hạn bằng tiền, bổ sung các tỷ lệ đảm bảo an toàn liên quan đến vay ngắn hạn nước ngoài của các ngân hàng thương mại; tăng cường kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các bàn thu đổi ngoại tệ nhằm thu hẹp và tiến tới xóa bỏ hoạt động mua bán ngoại tệ bất hợp pháp trên thị trường tự do.
1. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
a) Nhóm giải pháp về chính sách tiền tệ
- Chủ động điều hành linh hoạt, chặt chẽ và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, lãi suất, ngoại hối, tỷ giá để đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát lạm phát và mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
- Nâng cao chất lượng thống kê, dự báo phục vụ cho công tác hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ.
- Đẩy mạnh công tác phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương trong nghiên cứu, đề xuất, triển khai, thực hiện, giám sát và đánh giá các chính sách kinh tế vĩ mô.
- Tiếp tục điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt theo tín hiệu thị trường, đảm bảo giá trị đồng Việt Nam; tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm quản lý chặt chẽ và có hiệu quả cao thị trường ngoại tệ nhằm ổn định tỷ giá, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và hỗ trợ tăng trưởng dự trữ ngoại hối Nhà nước một cách bền vững, đảm bảo an toàn thanh khoản.
b) Nhóm giải pháp về quản lý dòng vốn
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng và báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật quản lý ngoại hối, Nghị định hướng dẫn Luật quản lý ngoại hối và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động chuyển tiền liên quan đến đầu tư nước ngoài vào - ra khỏi lãnh thổ; vay, trả nợ nước ngoài; cho vay và thu hồi nợ nước ngoài.
- Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc nghiên cứu, xây dựng chính sách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính theo hướng mở rộng các công cụ tài chính theo lộ trình phù hợp để các chủ thể tham gia thị trường có cơ sở thực hiện các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro.
- Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan rà soát các điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp nhằm đảm bảo phù hợp với các Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, đặc biệt hướng tới việc nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư nước ngoài (vay nước ngoài của doanh nghiệp FDI); nghiên cứu các điều kiện vay chặt chẽ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tuân thủ hạn mức vay nước ngoài tự vay, tự trả và các chỉ số an toàn nợ nước ngoài của quốc gia.
- Chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện, trình tự thủ tục chấp thuận hoạt động cho vay ra nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú của tổ chức kinh tế không gắn với các dự án đầu tư ra nước ngoài.
- Nâng cao chất lượng báo cáo thống kê; hoàn thiện và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện báo cáo hoạt động vay, trả nợ nước ngoài theo phần mềm trực tuyến để kiện toàn hệ thống cơ sở dữ liệu về vay, trả nợ nước ngoài, phục vụ công tác dự báo biến động dòng vốn, kịp thời phát hiện và cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn của thị trường tài chính nói riêng và kinh tế vĩ mô nói chung.
c) Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống ngân hàng
- Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu theo hướng hiện đại, bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thiểu tình trạng sở hữu chéo.
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm giữ vững kỷ luật trên thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối và an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng.
- Hoàn thiện các quy định về an toàn, kiểm soát và quản lý rủi ro đối với hệ thống tài chính đồng thời đổi mới mô hình thanh tra giám sát hệ thống tài chính theo thông lệ quốc tế.
- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng nâng cao năng lực quản trị rủi ro, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin ngành ngân hàng, tích cực tham gia xây dựng các chính sách và chấp hành quy định pháp luật liên quan đến quản lý dòng vốn.
2. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu phân tích, dự báo và hoạch định chính sách.
- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao tính ổn định dài hạn và chất lượng của vốn đầu tư trực tiếp; trong đó chú trọng đến nhóm các doanh nghiệp FDI có tỷ trọng vốn vay trên vốn góp lớn.
- Với tư cách là Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi, chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan giám sát chặt chẽ các khoản vay ODA, vay ưu đãi theo đúng quy định của pháp luật.
b) Nhóm giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thu hút vốn đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan rà soát, đánh giá và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.
- Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng cổ phần hóa doanh nghiệp, tập trung giảm phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp, đổi mới quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa.
3. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
a) Nhóm chính sách liên quan đến chính sách tài khóa
Chủ trì xây dựng và triển khai các giải pháp tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước; cơ cấu lại các khoản chi ngân sách nhà nước và chủ động phối hợp trao đổi thông tin với Ngân hàng Nhà nước liên quan đến các chính sách, định hướng điều hành chính sách tài khóa để nâng cao hiệu quả phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
b) Nhóm chính sách liên quan đến nợ công
Tiếp tục chủ trì rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vay nợ nước ngoài của Chính phủ, giám sát chặt chẽ bảo lãnh của Chính phủ cho các khoản vay nước ngoài; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước giám sát tình hình thực hiện hạn mức vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp theo hình thức tự vay, tự trả nhằm đảm bảo chỉ số nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép.
c) Nhóm chính sách liên quan đến thị trường chứng khoán
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan rà soát, đánh giá và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động đầu tư chứng khoán nhằm thu hút và phát huy các nguồn vốn đầu tư gián tiếp phục vụ phát triển kinh tế.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu các vấn đề về chính sách quản lý thị trường chứng khoán trong trường hợp Việt Nam tham gia vào Sáng kiến phát triển thị trường vốn và Diễn đàn phát triển thị trường vốn trong khuôn khổ hợp tác ASEAN.
d) Nhóm giải pháp về tài chính doanh nghiệp để tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý về tài chính doanh nghiệp, hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế.
đ) Nhóm giải pháp về chính sách thuế và hải quan
Triển khai các giải pháp quản lý thuế đối với giá chuyển nhượng của các bên có giao dịch liên kết, hoàn thiện chính sách thuế và hải quan liên quan đến hoạt động đầu tư.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
THỦ
TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No: 1590/QD-TTg |
Hanoi, August 11 2016 |
APPROVING THE SCHEME FOR THE ROAD MAP FOR LIBERALIZING CAPITAL TRANSACTIONS OF VIETNAM
THE PRIME MINISTER
Pursuant to Law on the Government organization dated June 19 2015;
Pursuant to the Resolution of the 4th plenum of the Party Central Committee,10th Tenure on some major guidelines, policies for rapid and sustainable economic development when Vietnam becomes a member of the World Trade Organization;
Pursuant to the Resolution No. 49/NQ-CP dated July 10,2014 issuing the action program of the Government to continue the implementation of the Resolution of the 4th plenum of the Party Central Committee,10th Tenure on some major guidelines, policies for rapid and sustainable economic development when Vietnam becomes a member of the World Trade Organization;
At the proposal of the Governor of the State Bank of Vietnam,
HEREBY DECIDES
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- To develop the road map for liberalizing capital transactions to be in line with the objectives and orientations of the economic structure of the Government, the socio-economic status of Vietnam and other international commitments to which Vietnam is negotiating or participating relating to such scheme, to promote the foreign capital attraction, to closely monitor the capital inflows and outflows, to ensure the macroeconomic stability, sustainable development and reduce the negative impact of the fluctuation of international capital flows.
- To complete the state management mechanism on the management of capital inflows and outflows in Vietnam.
- To enhance the effectiveness of the supervision of capital inflows and outflows, promptly form the precise database of capital flows to meet the requirements of policy analysis, forecast and formulation, regulate the foreign exchange market, stabilize the balance of payments and increase the foreign exchange reserves in a reasonable manner.
- To boost the development of domestic capital market to promote all domestic and overseas resources for the development of the economy, to ensure the safety and the macroeconomic stability, to enhance the supervision and forecast of capital flow fluctuations and to create the equal, transparent environment for both domestic and foreign investors.
II. DIRECTIONS FOR THE ROAD MAP DEVELOPMENT
International commitments, bilateral and multilateral trade and investment agreements that Vietnam is a signatory (the framework of the WTO Agreement, the Charter of the IMF Fund, commitments in the ASEAN Economic Community and bilateral agreements and other multilateral) do not bind Vietnam to further open its market to capital transactions and may be allowed to use legitimate defenses to deal with the potential factors of macroeconomic risks and systemic risks that may arise during liberalization.
Regarding the socio-economic development orientation, in the immediate future to 2020, the Party and the Government shall focus on the objective of developing a socialist-oriented market economy, effectively coordinate between monetary policies, fiscal policy and other policies to ensure macroeconomic stability and major balances of the economy, control inflation and stabilize money value.
In order to implement the aforementioned socio-economic development orientation, the development of the roadmap for liberalizing capital transactions should be done carefully in accordance with the level of economic development and the ability to further open up the capital market, specifically in the following directions:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The direction for the liberalization of capital transactions in Vietnam is exempted from any requirement of international commitments which Vietnam is a signatory. Therefore, Vietnam is able to develop the scheme for liberalizing capital transactions on the following bases:
- The inevitable trend of integration of international investment;
- The compatibility with the readiness of the economy, the level of development and the openness of the financial system;
- The conformity to the capacity of management, competitiveness of Vietnam.
b) The road map for liberalizing capital transactions of Vietnam shall aim at the support for the effectiveness of investment, the synchronicity of the macroeconomic policies, the enhancement of the domestic capital market development for the promotion of all domestic and foreign resources for the development of the economy, the safety and the macroeconomic stability, the supervision and forecast of capital flow fluctuations and the establishment of an equal, transparent environment for both domestic and foreign investors.
c) Within the road map for liberalizing capital transactions, policies shall aim at:
- Reducing administrative interventions;
- Switching over to economic measures which affect the benefits of entities to regulate the capital flow, such as tax policies, interest rate etc. ;
- Enhancing the effectiveness of macroeconomic supervising measures (the report regime, early warning, supervision through accounts, etc.)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) The road map for liberalizing capital transactions of Vietnam shall carefully evaluate the risk of liberalizing each type of capital flows so as to make contingency plans that not contradict international commitments, ensure the resistance to economic shocks, control the instability and crisis caused by uncontrollable capital flows.
dd) The road map for liberalizing capital transactions need not to determine a specific time of opening to certain types of capital flows. Policies of openness to capital flows shall base on the actual condition of the economy at a specific time and context.
2. Basic directions for the development of the road map
As for capital transactions in foreign investment in Vietnam: Focus on the consolidation of the legal document system, completion of the report and information sharing mechanism between agencies for the improvement of the capital flow quality.
b) As for capital transactions in outward investment: Continue to closely and prudently control the capital of outward investment concerning the priority on socio-economic development. In case of favorable market conditions and stable economic growth, requirements for outward portfolio investment and technical barriers to trade may be relaxed and reduced provided that the macroeconomic stability is ensured and the balance of international payments and foreign exchange market are protected from adverse effects..
c) As for capital transactions in foreign loans: Study to complete legal provisions to enhance the quality of supervision and forecast on foreign loans of organizations; study the case of allowing individuals to borrow from foreign banks for study or medical treatment.
d) A for capital transaction in foreign lending: Improve the legal framework which stipulates the procedures for the Prime Minister's approval of foreign lending and granting guarantees for non-residents of economic organizations to ensure policy transparency.
dd) As for capital transactions in deposit: Continue to maintain the attraction of foreign capital flows from non-resident deposits, and consider building technical barriers to avoid instabilities which may occur due to the reversal of capital flows.
e) As for the convertibility of Vietnamese Dong: Focus on the implementation of solutions for the stabilization of the macro-economy, the enhancement of the balance of payments and the improvement of the economy’s competitiveness. In the context of stable macro-economic conditions, the financial, monetary and foreign exchange markets are strengthened, develop policies to improve the convertibility of Vietnamese Dong in the international market, such as allowing the use of Vietnam dong to invest abroad with countries which have agreements on investment and payment in local currencies with Vietnam, allowing Vietnamese dong to be used in loan transactions in case the borrower wishes to use the loan in Vietnam dong to pay directly to beneficiaries in Vietnam or make clearing for third parties.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The development of the road map for liberalization of capital flows needs to be done simultaneously with the development of risk prevention measures and legitimate defenses to minimize adverse impacts, instability and economic risks, including:
Risk prevention measures before crises:
- Establish the supervising system of capital flows, enhance the information sharing mechanism of capital flows and macro variables between agencies to form the model of early warning system of forecasting and evaluating the fluctuation in capital flows, thereby timely proposing appropriate management policies.
- Strengthen the inspection, supervision in banking to ensure the discipline and promptly detect risks from such activities.
- Complete policies to promptly detect and handle the risk of capital transfer as money laundering, which harms the transparency and stability of capital flows.
- Consolidate the risk management system in banking and enterprises at the micro level, the macro-prudential policies of banking system.
- Develop risk prevention instruments in currency, interest rate, commodity and securities in conformity with international practices; consolidate the legal framework, the corporate and banking accounting system so as to put such instruments into practice.
b) Legitimate defenses
- Study and formulate measures to cope with capital outflow for emergencies, such as: regulating conditions of limit, investment duration, deposit , taxes on the basis of the investment term for outward portfolio investors being organizations; strictly regulating conditions for lending abroad and granting guarantees for non-residents.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Responsibilities of the State Bank of Vietnam
a) Solutions for the monetary policy
- Proactively, flexibly and coherently manage monetary policy instruments, interest rates, foreign exchange and exchange rates to ensure the stability of the monetary market, control inflation and economic growth.
- Improve the quality of data collection and forecast for the formulation and management of monetary policy.
- Strengthen the cooperation with the Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, Ministry of Industry and Trade in researching, proposing, implementing, supervising and evaluating macroeconomic policies.
- Continue to proactively and flexibly operate the exchange rate according to the market, ensure the value of Vietnamese dong; continue to synchronously deploy solutions to strictly and effectively manage the foreign exchange market in order to stabilize the exchange rate, improve the international payment balance and support the sustainable growth of the State's foreign exchange reserves and ensure liquidity.
b) Solutions for the capital flow management
- Take the lead and cooperate with relevant agencies to formulate and submit for the National Assembly's approval of Law on management of foreign exchange, Decree providing guidance on Law on management of foreign exchange and complete other documents guiding the foreign exchange management of transactions related to capital inflow and outflow; foreign loans and repayment; on-lending and recover of foreign loans.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Take the lead and cooperate with relevant agencies to review conditions of foreign loans of enterprises to ensure their compliance with Law on Investments and Law on Enterprises, particularly aim to improve the quality of capital flows from foreign investment (foreign borrowing by FDI enterprises); study closely the conditions of enterprises' borrowing to ensure the compliance with the limits of foreign borrowings, self-repayment and indicators of national foreign debts.
- Undertake the formulation of legal normative documents about the conditions, procedures for approval of overseas lending activities and granting guarantees for non-residents of economic organizations which are not related to any outward portfolio investment.
- Improve the quality of the report system; complete and provide guidance on online reporting of borrowing and repayment of foreign loans for enterprises to consolidate the database of borrowing and repayment of foreign loans, which serves the forecast of capital flow fluctuation; promptly detect and warn about risks related to the safety of the financial market and the economy.
c) Solutions for the completion of the banking system
- Continue the reformation of the banking system in association with handling bad debts in a modern, sustainable manner; enhance the competitiveness and reducing the cross ownership.
- Reform and enhance the effectiveness of inspection, supervision of banking to maintain the discipline in the monetary market, foreign exchange market and safety in operation of credit institutions.
- Complete regulations on safety, control and risk management for the financial system as well as reform the model of inspection of the financial system in accordance with international practices.
- Direct credit institutions to enhance their capability of risk management, complete the information technology system in banking, take part in the formulation of policies and comply with regulations related to capital flow management.
2. Responsibilities of the Ministry of Planning and Investment:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Take the lead and cooperate with relevant agencies and local governments to establish and complete the national information system of foreign investment in Vietnam and Vietnam's outward investment to meet the requirements of policy analysis, forecast and formulation .
- Undertake research, propose solutions for enhancing the long-term stability and the quality of direct investment capital, of which the attention should be paid to the group of FDI enterprises with a large proportion of loans to contributed capital.
- As the standing bodies of the ODA National Steering Committee, take the lead and cooperate with relevant authorities to closely monitor ODA loans and other concessional loans in accordance with regulations of law.
b) Solutions for improving business environment to attract investment capital
- Take the lead and cooperate with relevant agencies to review and complete the legal framework in foreign investment in Vietnam and Vietnam's outward investment.
- Accelerate and improve the quality of enterprise equitization, focusing on reducing the state capital in enterprises, renewing the business management after equitization.
3. Responsibility of Ministry of Finance
Policies related to fiscal policy
Undertake the formulation and implementation of solutions for enhancing the management of state budget revenues; restructuring state budget expenditures and actively cooperating with the State Bank to exchange information about policies, aims of managing the fiscal policy to enhance the coordination between the fiscal policy and the monetary policy.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Continue reviewing the system of legal normative documents relating to the management of foreign loans of the Government, closely monitor the Government’s sponsorship for foreign loans; cooperate with the State Bank to monitor the loan limit, repayment on foreign loans of enterprise by the mode of self-borrowing and self-payment to ensure that the external debt is in the permitted limit.
c) Policies related to securities market
- Take the lead and cooperate with relevant agencies to review and complete the legal framework in securities investment to attract and promote the indirect investment capital for the development of the economy.
- Take the lead and cooperate with relevant authorities to study issues related to the management of the securities market in case Vietnam participates in the Capital Markets Initiative and Capital Markets Forum in the ASEAN cooperation framework.
d) Solutions for corporate finance to enhance the competitiveness of enterprises
Formulate and complete legal documents on corporate finance, accounting and audit standards in accordance with international practices.
dd) Solutions for tax and customs policies
Implement solutions for tax management on prices of related-party transactions, completing tax and customs policies related to investment.
Article 2. This Decision takes effect on the date of signing.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
PRIME MINISTER
Nguyen Xuan Phuc
;
Quyết định 1590/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án Định hướng lộ trình tự do hóa giao dịch vốn của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 1590/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 11/08/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1590/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án Định hướng lộ trình tự do hóa giao dịch vốn của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video