THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1364/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2024 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 14/2020/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế;
Căn cứ Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư và phòng ngừa phát sinh các vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
ĐÀO
TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA PHÁP LÝ TƯ VẤN CHO CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ, NGÀNH
VÀ ĐỊA PHƯƠNG KHI THAM GIA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2025
- 2030
(Kèm theo Quyết định số 1364/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng
Chính phủ)
1. Mục tiêu chung
a) Triển khai đồng bộ, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đầu tư nước ngoài, phát triển đội ngũ chuyên gia pháp lý tư vấn cho Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, đặc biệt là Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư và phòng ngừa phát sinh các vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế.[1]
b) Nâng cao kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật quốc tế, pháp luật đầu tư quốc tế, phòng ngừa, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
c) Xây dựng đội ngũ chuyên gia có đủ phẩm chất, bản lĩnh chính trị, trình độ ngoại ngữ để có thể tham gia công tác phòng ngừa, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Xây dựng nội dung chương trình và tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
b) Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giải quyết vướng mắc, khiếu kiện của nhà đầu tư nước ngoài và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế dưới các hình thức: tham dự các khóa học chuyên sâu ngắn hạn và dài hạn, các phiên họp, hội thảo trong nước và nước ngoài về pháp luật quốc tế, pháp luật đầu tư quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
c) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cho các đối tượng được lựa chọn để hình thành đội ngũ chuyên gia pháp lý giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị có thể trực tiếp tham gia tranh tụng, bảo vệ quyền lợi của Nhà nước tại các cơ quan tài phán quốc tế dưới các hình thức: (i) Các nhóm công tác, nhóm nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, các đoàn đàm phán của Việt Nam về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế; (ii) Cử người tham gia thực tập tại các công ty luật trong nước và nước ngoài, các tổ chức quốc tế về pháp luật quốc tế, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
3. Yêu cầu
a) Xác định rõ các nhiệm vụ, có trọng tâm, trọng điểm để triển khai Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, khả thi.
b) Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân, có lộ trình thực hiện, thời gian hoàn thành, kết quả đầu ra cụ thể làm căn cứ đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ HOẠCH
1. Phạm vi
Kế hoạch được thực hiện trong phạm vi các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Đối tượng
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần được đào tạo, bồi dưỡng để trở thành chuyên gia pháp lý tư vấn cho Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
1. Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực và kỹ năng về pháp luật quốc tế và đầu tư quốc tế cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài
a) Kết quả đầu ra: Các cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài tại bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có kiến thức cơ bản về pháp luật quốc tế, pháp luật đầu tư quốc tế, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
b) Cơ quan chủ trì, phối hợp và thời gian thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan.
- Thời gian thực hiện: 2025 - 2030.
2. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
a) Xây dựng nội dung, cập nhật, số hoá tài liệu tập huấn chuyên sâu về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
Kết quả đầu ra: Bộ tài liệu tập huấn chuyên sâu về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế để sử dụng cho các khoá tập huấn của Bộ Tư pháp.
Cơ quan chủ trì, phối hợp và thời gian thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan.
Thời gian thực hiện: 2025 - 2030.
b) Tổ chức tập huấn chuyên sâu về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
Kết quả đầu ra: Tổ chức 01 - 02 lớp tập huấn/năm. Hướng tới mục tiêu cho đến năm 2030 mỗi bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 01 - 02 cán bộ, công chức, viên chức đủ năng lực thực hiện công việc phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
Cơ quan chủ trì, phối hợp và thời gian thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan.
- Thời gian thực hiện: 2025 - 2030.
c) Cử cán bộ, công chức, viên chức làm công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế có đủ năng lực và trình độ tham dự các phiên họp, hội thảo trong nước và nước ngoài liên quan đến pháp luật quốc tế, phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
Kết quả đầu ra: Mỗi năm có tối đa 10 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia.
Cơ quan chủ trì, phối hợp và thời gian thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Ngoại giao, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan.
Thời gian thực hiện: 2025 - 2030.
3. Xây dựng đội ngũ chuyên gia pháp lý có đủ trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị để có thể trực tiếp tham gia tranh tụng, bảo vệ quyền lợi của Nhà nước Việt Nam tại các cơ quan tài phán quốc tế
a) Cử cán bộ, công chức, viên chức làm công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế có đủ năng lực và trình độ tham dự các khóa học chuyên sâu ngắn hạn về pháp luật quốc tế, pháp luật đầu tư quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ở nước ngoài
Kết quả đầu ra: Mỗi năm có tối đa 10 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia.
Cơ quan chủ trì, phối hợp và thời gian thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Ngoại giao, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan.
Thời gian thực hiện: 2025 - 2030.
b) Cử cán bộ, công chức, viên chức làm công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế có đủ năng lực và trình độ tham dự các khóa học chuyên sâu dài hạn về pháp luật quốc tế, pháp luật đầu tư quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ở nước ngoài, khoá học đào tạo luật sư chính quy ở nước ngoài
Kết quả đầu ra: Mỗi năm cố gắng cử 01 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia.
Cơ quan chủ trì, phối hợp và thời gian thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Ngoại giao, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan.
- Thời gian thực hiện: 2025 - 2030.
c) Cử cán bộ, công chức, viên chức làm công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế có đủ năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp tham gia các nhóm công tác, nhóm nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, các đoàn đàm phán của Việt Nam về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
Kết quả đầu ra: Mỗi năm có tối đa 10 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia.
Cơ quan chủ trì, phối hợp và thời gian thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Ngoại giao, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan.
- Thời gian thực hiện: 2025 - 2030.
d) Cử chuyên gia pháp lý làm công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế có đủ năng lực và trình độ tham gia thực tập tại các công ty luật trong nước và nước ngoài, các tổ chức quốc tế về pháp luật quốc tế, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
Kết quả đầu ra: Mỗi năm cố gắng cử 01 lượt chuyên gia pháp lý tham gia.
Cơ quan chủ trì, phối hợp và thời gian thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan.
- Thời gian thực hiện: 2025 - 2030.
Kinh phí triển khai Kế hoạch bao gồm nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác (nếu có) theo quy định pháp luật.
Chế độ chi tiêu của Kế hoạch được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện Kế hoạch này và gửi báo cáo về Bộ Tư pháp khi được yêu cầu để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí chi thường xuyên trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định để thực hiện hiệu quả Kế hoạch này.
3. Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng kết việc thực hiện Kế hoạch và có kiến nghị cho giai đoạn tiếp theo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2031.
[1] “Xây dựng Kế hoạch đào tạo đội ngũ chuyên gia pháp lý có đủ năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức, có kiến thức chuyên môn, đủ năng lực tư vấn cho Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương khi tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong năm 2020” (điểm b khoản 2).
Quyết định 1364/QĐ-TTg năm 2024 về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia pháp lý tư vấn cho Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương khi tham giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giai đoạn 2025-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 1364/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Lê Thành Long |
Ngày ban hành: | 11/11/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1364/QĐ-TTg năm 2024 về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia pháp lý tư vấn cho Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương khi tham giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giai đoạn 2025-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video