THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 134/2001/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2001 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 134/2001/QĐ-TTG NGÀY 10 THÁNG 9 NĂM 2001 PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH THÉP ĐẾN NĂM 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999
của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số
12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp (các công văn số
4694/CV-KHĐT ngày 11 tháng 12 năm 2000, số 2196/CV-KHĐT ngày 01 tháng 6 năm
2001) và Báo cáo thẩm định của Hội đồng Thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư
(công văn số 7/TĐNN ngày 06 tháng 4 năm 2001),
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thép đến năm 2010 với những nội dung chủ yếu sau :
1. Mục tiêu :
a) Mục tiêu phát triển ngành Thép đến năm 2010 :
Phát triển ngành thép trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tiến tới xuất khẩu; đẩy mạnh sản xuất, tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
b) Tốc độ tăng trưởng bình quân 10 năm (về công suất) :
- Sản xuất thép thô (phôi thép) : Tăng bình quân 15%/năm.
- Sản xuất thép cán : Tăng bình quân 10%/năm.
2. Định hướng phát triển :
a) Về cơ cấu đầu tư :
Phát triển cân đối giữa hạ nguồn (cán, kéo, gia công sau cán) và thượng nguồn (khai thác quặng sắt, sản xuất phôi), từng bước tự đáp ứng về cơ bản phôi thép cho sản xuất cán, kéo. Kết hợp đa dạng hoá chủng loại, quy cách sản phẩm để phù hợp với nhu cầu thị trường với việc phát triển có chọn lọc, hợp lý một số sản phẩm thép chất lượng cao cho chế tạo cơ khí, đóng tầu, sản xuất ô tô và thép đặc biệt cho công nghiệp quốc phòng. Phát triển sản xuất thép và khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên trong nước (trước hết là quặng sắt) phải bảo đảm hợp lý, có hiệu quả.
b) Về công nghệ :
Sử dụng công nghệ hiện đại, tự động hoá ở mức cao, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, điện năng, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường; để sản xuất được thép chất lượng cao, giá thành hạ, tăng năng suất lao động, đủ sức cạnh tranh với thép trong khu vực và quốc tế. Công nghệ lựa chọn đảm bảo bền lâu, linh hoạt (dễ nâng cấp, hiện đại hoá khi cần thiết); thay thế công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả và tác động xấu đến môi trường.
c) Huy động các nguồn vốn đầu tư :
Huy động mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển ngành, tranh thủ đầu tư nước ngoài một cách hợp lý (trước hết là công nghệ, thiết bị); đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất thép.
d) Về phát triển nguồn nguyên liệu :
Trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 tập trung nghiên cứu để có kết luận chắc chắn và khoa học về trữ lượng thương mại, khả năng khai thác và sử dụng các nguồn quặng sắt trong nước, trọng tâm là hai mỏ quặng sắt Quý Xa và Thạch Khê. Khai thác tối đa các mỏ quặng sắt nhỏ khác để sản xuất gang, tận thu nguồn thép phế liệu trong nước, đồng thời tìm nguồn nhập khẩu thép phế liệu ổn định để sản xuất phôi thép bằng lò điện đạt hiệu quả.
đ) Về thị trường :
Ngành thép làm chủ thị trường trong nước về chủng loại, chất lượng, quy cách các loại thép thông dụng, giá cả và tìm được thị trường xuất khẩu; từng bước đáp ứng dần nhu cầu về thép tấm, thép lá và thép đặc biệt phục vụ cơ khí chế tạo. Phấn đấu đến năm 2010 sản xuất thép trong nước đáp ứng được 75% - 80% nhu cầu tiêu dùng thép trong nước, trong đó riêng Tổng công ty Thép Việt Nam (kể cả phần trong các liên doanh) chiếm tỷ trọng trên 50% về thép xây dựng và khoảng 70% về thép tấm, thép lá.
e) Về phát triển nguồn nhân lực :
Chú trọng công tác đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ kỹ sư luyện kim, cán bộ quản lý ngành, công nhân kỹ thuật lành nghề; đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành thép.
g) Các dự án đầu tư giai đoạn 2001 - 2010 :
Các dự án đầu tư giai đoạn 2001 - 2005 đưa vào kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 (Phụ lục I). Các dự án đầu tư sau năm 2005 là định hướng (Phụ lục II).
3. Các chỉ tiêu của quy hoạch :
a) Các chỉ tiêu về công suất thiết kế các nhà máy thép (sản xuất phôi thép, cán thép và gia công sau cán) :
|
Đến năm 2005 |
Đến năm 2010 |
- Sản xuất phôi thép |
1,5 triệu t/n |
1,8 - 2,0 triệu T/n |
- Cán thép |
4,2 triệu T/n |
6,5 triệu T/n |
- Gia công sau cán |
1,0 triệu T/n |
1,6 triệu T/n |
b) Các chỉ tiêu sản lượng :
|
Đến năm 2005 |
Đến năm 2010 |
- Phôi thép (thép thô) |
1,2 - 1,4 triệu t/n |
1,8 triệu T/n |
- Thép cán các loại |
2,5 - 3,0 triệu T/n |
4,5 - 5,0 triệu T/n |
- Sản phẩm gia công sau cán |
0,6 triệu T/n |
1,2 - 1,5 triệu T/n |
c) Nhu cầu vốn đầu tư :
Tổng vốn đầu tư phát triển ngành Thép trong 10 năm ước tính khoảng 60.000 tỷ đồng, trong đó :
+ Giai đoạn 2001 - 2005 khoảng : 16.000 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2006 - 2010 khoảng : 44.000 tỷ đồng.
Điều 2. Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện Quy hoạch phát triển ngành Thép đến năm 2010 :
1. Nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA để xây dựng Quy hoạch phát triển ngành; các dự án trọng điểm, phát triển vùng nguyên liệu quặng sắt, chất trợ dung; đầu tư các công trình hạ tầng đối với các khu khai thác nguyên liệu; các nhà máy luyện kim mới quy mô lớn; các dự án xử lý môi trường; đầu tư cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ của các viện, trường trong ngành.
2. Cho phép các dự án phát triển thượng nguồn (khai thác quặng sắt, sản xuất phôi thép) được :
a) Vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo mức lãi suất ưu đãi (3%/năm) như quy định tại Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ. Thời gian vay vốn 12 năm, có 3 năm ân hạn.
b) Là lĩnh vực ưu đãi đầu tư và được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.
3. Đối với các dự án có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, Chính phủ sẽ xem xét bảo lãnh khi mua thiết bị trả chậm, vay thương mại của các nhà cung cấp hoặc tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
4. Cho phép các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay đang sản xuất phôi thép được cấp lại tiền thu sử dụng vốn trong thời gian 5 năm (2001 - 2005), coi đây là khoản ngân sách Nhà nước cấp cho doanh nghiệp để nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và bổ sung vốn lưu động.
5. Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thép vào các thị trường có tiềm năng, đặc biệt là các nước láng giềng và khu vực. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu trong năm 2001, trình Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm thép xây dựng.
Điều 3. Tổ chức thực hiện :
1. Bộ Công nghiệp có trách nhiệm chỉ đạo Tổng công ty Thép Việt Nam :
- Xác định thứ tự ưu tiên, quy mô, địa điểm từng công trình đầu tư mới; đầu tư chiều sâu, mở rộng các cơ sở hiện có; đầu tư phát triển vùng nguyên liệu khoáng trong từng giai đoạn; hướng dẫn các chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ dự án.
- Cập nhật kịp thời và thời sự hóa Quy hoạch phát triển ngành Thép đến năm 2010, khi có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Tổ chức hệ thống thông tin để giúp các doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
2. Các Bộ : Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công nghiệp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quỹ hỗ trợ phát triển căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tìm nguồn vốn trong và ngoài nước, kể cả vốn vay ưu đãi ODA và FDI, bố trí nguồn vốn và cho vay vốn theo kế hoạch hàng năm, đáp ứng nhu cầu đầu tư ngành Thép.
3. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng cơ chế, chính sách tài chính, chính sách huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển ngành thép; quản lý thống nhất về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm; chống gian lận thương mại.
Điều 4. Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quy hoạch theo chức năng, nhiệm vụ của mình, trong đó cần chú ý đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa Quy hoạch phát triển ngành Thép với quy hoạch phát triển của các Bộ, ngành và các địa phương.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ban hành.
Điều 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quản lý và Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 134/2001/QD-TTg |
Hanoi, September 10, 2001 |
APPROVING THE OVERALL PLANNING ON THE DEVELOPMENT OF THE STEEL INDUSTRY TILL 2010
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the September 30, 1992 Law on
Organization of the Government;
Pursuant to the Government’s Decree No. 52/1999/ND-CP of July 8, 1999 issuing the
Regulation on investment and construction management and Decree No.
12/2000/ND-CP of May 5, 2000 amending and supplementing a number of articles of
the Regulation on investment and construction management,
At the proposal of the Ministry of Industry (Official Dispatches No.
4694/CV-KHDT of December 11, 2000 and No. 2196/CV-KHDT of June 1, 2001) and
considering the evaluation report of the State Council for Evaluation of
Investment Projects (Official Dispatch No. 7/TDNN of April 6, 2001),
DECIDES:
1. Objectives:
a/ Objectives for the development of the steel industry till 2010:
...
...
...
b/ Annual average growth rates over the next 10 years time (in capacity):
- Manufacture of unwrought steel (steel cast): To increase by 15% annually on average;
- Manufacture of rolled steel: To increase by 10% annually on average.
2. Development orientations:
a/ Regarding the investment structure:
To balance the development between downstream activities (rolling, laminating, post-rolling processing) and upstream activities (iron ore extraction, cast manufacture), to step by step strive for a substantial self-supply of steel cast for rolling and lamination. To combine the diversification of product categories and specifications so as to meet the market demand with the selective and rational development of a number of high-quality steel products for mechanical engineering, shipbuilding and automobile manufacture, and special-type steel for defense industry. The development of the steel manufacture and the exploitation and use of domestic natural resources (first of all iron ores) must ensure rationality and effectiveness.
b/ Technologically:
To utilize modern technology and automation at high level, save raw materials, fuel and power, ensure environmental standards in order to be able to manufacture high-quality steel at low costs, with increased productivity, and capable of competing with steel manufactured in the region and world. Selected technologies must be durable and flexible (to be upgraded and modernized when necessary); to replace obsolete, inefficient and environment-unfriendly technologies.
c/ Mobilization of various investment capital sources:
...
...
...
d/ Regarding the development of raw material sources:
In the five-year 2001-2005 plan, to concentrate on research so as to get solid and scientific conclusions on the commercial deposits, exploitation capacity and use of domestic iron ores, primarily Quy Xa and Thach Khe iron ore mines. To exploit to the utmost other small iron ore mines for the manufacture of pig-iron, fully exploit the source of domestic steel scraps, and at the same time to seek for stable sources for importing steel scraps for the efficient manufacture of steel cast by electric furnaces.
e/ Regarding markets:
The steel industry shall dominate the domestic market in terms of categories, quality and specifications as well as prices of common-type steel, and be able to find export outlets; step by step meet the needs for steel sheets and plates as well as special-type steel in service of the mechanical engineering. To strive that by 2010 the domestic steel manufacture shall satisfy 75%-80% of the domestic steel consumption demand, of which the Vietnam Steel Corporation (including its proportions in joint ventures) shall represent over 50% of construction steel and around 70% of steel plates and sheets.
f/ Regarding the human resource development:
To attach importance to the training and re-training of the contingents of metallurgical engineers, managerial personnel and skilled technical workers; to invest in scientific and technological research in order to meet the development requirements of the steel industry.
g/ Investment projects in the 2001-2010 period:
The investment projects in the 2001-2005 period shall be incorporated in the 2001-2005 five-year plan (Appendix I). The investment projects after 2005 are for orientation (Appendix II).
3. The planning’s targets:
...
...
...
By 2005
By 2010
- Steel cast manufacture
1.5 mil. tons/year
1.8 - 2.0 mil. tons/year
- Steel rolling
4.2 mil. tons/year
6.5 mil. tons/year
...
...
...
1.0 mil. tons/year
1.6 mil. tons/year
b/ Output targets:
By 2005
By 2010
- Steel cast (unwrought steel)
1.2 - 1.4 mil. tons/year
1.8 mil. tons/year
...
...
...
2.5 -3.0 mil. tons/year
4.5 - 5.0 mil. tons/year
- Post-rolling processed products
0.6 mil. tons/year
1.2 - 1.5 mil. tons/year
c/ Investment capital needs:
The total investment capital amount for the development of the steel industry over the next ten years is estimated at about VND 60,000 billion, of which:
+ The 2001-2005 period: About VND 16,000 billion.
+ The 2006-2010 period: About VND 44,000 billion.
...
...
...
1. The State shall provide supports from the budget capital and ODA capital for the formulation of the industry’s development planning; key projects; develop areas of raw-material iron ore and flux; invest in infrastructural works in the raw material-exploiting areas, new large-scale metallurgical factories, environmental treatment projects; invest in the training and scientific and technological research work of various institutes and schools in the industry.
2. To permit upstream development projects (exploiting iron ores, manufacturing steel cast):
a/ To borrow the State’s development investment credit capital at a preferential interest rate (3%/year) as set out in the Government’s Resolution No. 05/2001/NQ-CP of May 24, 2001. The capital borrowing duration is 12 years and the grace period is three years.
b/ To fall into the investment preference field and enjoy investment preferences under the provisions of the Law on Domestic Investment Promotion.
3. For projects of important significance to the national economy, the Government shall consider to provide guarantee for them to purchase equipment on deferred payment or borrow commercial loans from suppliers or financial institutions inside and outside the country.
4. To permit State enterprises currently engaged in manufacturing steel cast to receive back the capital use levy for a five years time (2001-2005), regarding it as a State budget grant to the enterprises for upgrading their technical infrastructure and adding to their working capital.
5. The Government encourages enterprises to boost the export of their steel products into potential markets, particularly neighboring and regional countries. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned agencies in studying in 2001 and submitting to the Prime Minister a policy to support the export of construction steel products.
Article 3.- Organization of implementation
1. The Ministry of Industry shall have to direct the Vietnam Steel Corporation:
...
...
...
- To update and adjust in time the planning on the development of the steel industry till 2010; any amendments or supplements to make it suitable to the practical situation must be submitted to the Prime Minister for consideration and decision.
- To organize the information system to assist enterprises to grasp the demands of the domestic and overseas markets.
2. The Ministries of: Planning and Investment; Finance; and Industry; the State Bank of Vietnam and the Development Assistance Fund shall base themselves on their assigned functions and tasks to seek for domestic and foreign capital sources, including concessional ODA loans and FDI, arrange capital sources and lend capital according to annual plans to meet the investment needs of the steel industry.
3. The Ministry of Industry shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in elaborating financial mechanisms and policies, policies to mobilize various economic sectors to invest in developing the steel industry; perform the uniform management over product standards and quality; and fight trade frauds.
Article 5.- This Decision takes effect 15 days after the date of issuance.
...
...
...
LIST OF INVESTMENT PROJECTS IN THE 2001-2005 PERIOD
(Issued together with Decision No. 134/2001/QD-TTg of September 10, 2001 of
the Prime Minister)
Ordinal number
Titles of projects and constructions
Investment forms
Design capacity (1,000 tons/year)
Products
Tempo and location
...
...
...
1
In-depth investment projects in the rolling, Southern Steel Company, Da Nang Steel Company, and technical renovation of Thai Nguyen Metallurgy Company
Self- investment
Cast 500 Rolling 700
Long products
2000-2002 at existing establishments of the Vietnam Steel Corporation
Continuity and new construction
2
Phu My Steel Cold Rolling Plant
...
...
...
205
Cold-rolling bands
2000-2004 in Ba Ria-Vung Tau
Feasibility study report already completed
3
Phu My Steel Plant
Self- investment
Cast 500 Rolling 300
Steel cast and long products
...
...
...
Pre-feasibility study report already completed
4
Northern Steel Plant
Self- investment or joint venture
Cast 500 Rolling 300
Steel cast and long products
2002-2005 in Quang Ninh or Hai Phong
Pre-feasibility study report being made
5
...
...
...
Self- investment or joint venture
1,000
Hot-rolling plates and bands
2003-2007
To be continued in next five years
6
Thai Nguyen Metallurgy Plant, Phase 2
Self- investment
300
...
...
...
From 2002 in Thai Nguyen
Rolling first, carefully studying the metallurgy stage
7
Quy Xa and Thach Khe raw material mines and combined steel factory
Investment preparation
Iron ore for upstream development
2002-2005
Studying and making the feasibility study report, possibly exploiting Quy Xa mine first
...
...
...
Non-State steel-rolling projects
Private
About 1,000
Long products
Schemes already completed or being elaborated
ORIENTATION ON INVESTMENT PROJECTS IN THE 2006-2010
PERIOD
(Issued together with Decision No. 134/2001/QD-TTg of September 10, 2001 of
the Prime Minister)
...
...
...
Project titles
Investment form
Design capacity (1,000 tons/year)
Products
Tempo and location
Tempo and location
I
Combined steel plant 4.5 mil. tons/year
...
...
...
1.1
Step 1: Hot rolling and cold rolling
Self-investment or joint venture
Hot rolling: 1,500; Cold rolling: 600
Cold- and hot-rolling bands
2007-2010 in Central Vietnam
...
...
...
1.2
Step 2: Blast-furnace, steel furnace, continuous molding for the first time
Self- investment
2,500
Flat cast
2008-2012 in Central Vietnam
To be continued after 2010
2
Thach Khe mine
...
...
...
10,000
Iron ore
2007-2011 in Ha Tinh
To be continued after 2010
3
Special-type steel plant
Self- investment
100
Special steel for mechanical engineering
...
...
...
Feasibility study report already made
4
VinaKyoei steel cast plant
Joint venture
500
Steel cast
2006-2008 in Ba Ria- Vung Tau
Feasibility study report already made
5
...
...
...
Joint venture or self- investment
1,400
Spongy iron for use as raw materials for steel metallurgy
Ba Ria- Vung Tau
To continue studying investment capability when conditions permit
;
Quyết định 134/2001/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 134/2001/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 10/09/2001 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 134/2001/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video