ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2023/QĐ-UBND |
Thái Nguyên, ngày 22 tháng 3 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 14/2021/TT-BXD ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 489/TTr-SXD ngày 28 tháng 02 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 4 năm 2023.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CHI
PHÍ HỖ TRỢ CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ VIỆC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH;
QUY TRÌNH BẢO TRÌ, MỨC CHI PHÍ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
THEO CƠ CHẾ ĐẶC THÙ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Kèm theo Quyết định số 04/2023/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Quy định này áp dụng đối với dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Các nội dung không được quy định tại Quy định này thì thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành liên quan.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến các hoạt động quy định tại Điều 1 Quy định này trong quản lý, tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2021-2025.
Điều 3. Dự án đầu tư xây dựng được thực hiện theo cơ chế đặc thù
Tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù quy định tại Điều 14 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (Nghị định số 27/2022/NĐ-CP).
CHI PHÍ HỖ TRỢ CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ DỰ ÁN
Điều 4. Chi phí hỗ trợ chuẩn bị đầu tư
1. Chi phí lập hồ sơ xây dựng công trình đơn giản
Chi phí lập hồ sơ xây dựng công trình đơn giản theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
Chi phí hỗ trợ lập hồ sơ xây dựng công trình đơn giản được xác định theo công thức: định mức tỷ lệ % nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình. Định mức tỷ lệ % chi phí hỗ trợ lập hồ sơ xây dựng công trình đơn giản: 1,44%.
2. Chi phí thẩm định hồ sơ xây dựng công trình đơn giản
Chi phí thẩm định hồ sơ xây dựng công trình đơn giản theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
Chi phí hỗ trợ thẩm định hồ sơ xây dựng công trình đơn giản được xác định theo công thức: định mức tỷ lệ % nhân với tổng mức đầu tư được phê duyệt. Định mức tỷ lệ % chi phí hỗ trợ thẩm định hồ sơ xây dựng công trình đơn giản: 0,019%.
Điều 5. Chi phí hỗ trợ quản lý dự án
Chi phí quản lý dự án được quy định tại Điều 30 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng (Nghị định số 10/2021/NĐ-CP).
Chi phí hỗ trợ quản lý dự án được xác định theo công thức: định mức tỷ lệ % nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình. Định mức tỷ lệ % chi phí hỗ trợ quản lý dự án: 1,21%.
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH; QUY TRÌNH BẢO TRÌ, MỨC CHI PHÍ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH
Điều 6. Chủ đầu tư dự án, Ban quản lý xã
1. UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù.
2. UBND cấp xã thành lập Ban quản lý cấp xã (gọi chung là Ban quản lý xã) để quản lý các hoạt động đầu tư, xây dựng dự án theo cơ chế đặc thù. Thành viên Ban quản lý xã thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP. Ban quản lý xã được sử dụng con dấu và tài khoản của UBND cấp xã để thực hiện các giao dịch trong quá trình tổ chức thực hiện dự án.
Điều 7. Tổ chức thi công, nghiệm thu công trình, kiểm tra công tác nghiệm thu
1. Tổ chức thi công, quản lý chất lượng, giám sát thi công công trình thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 18 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP. Quy trình, thủ tục quản lý chất lượng thi công xây dựng của UBND cấp xã và các nhà thầu cần đáp ứng các nội dung chủ yếu sau:
a) Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng theo quy định tại Điều 12, khoản 6 Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (Nghị định số 06/2021/NĐ-CP);
b) Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình theo quy định tại các khoản 2, 3, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 14, 15 và 17 Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;
c) Giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
2. Tổ chức nghiệm thu và kiểm tra công tác nghiệm thu.
a) Tổ chức nghiệm thu công trình được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 18 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung chủ yếu sau:
Việc tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 21, Điều 22 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình hoặc có thể gộp vào nhật ký thi công xây dựng công trình, đảm bảo đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 21 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
Tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng khi đáp ứng các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Nội dung biên bản nghiệm thu hoàn thành thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP; thành phần tham gia nghiệm thu quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
b) Tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu: Trường hợp công trình thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, UBND cấp xã (Chủ đầu tư) có trách nhiệm gửi thông báo khởi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 107 Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020 tới phòng có chức năng quản lý xây dựng cấp huyện. Phòng có chức năng quản lý xây dựng cấp huyện thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng công trình tối thiểu 01 lần và không quá số lần quy định tại khoản 5 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Việc kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
Điều 8. Quản lý vận hành và bảo trì công trình được đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù
Quản lý vận hành và bảo trì công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, Mục 2 Chương III Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và đảm bảo đáp ứng các nội dung chủ yếu sau:
1. Quản lý vận hành và bảo trì: UBND cấp xã thực hiện quản lý vận hành công trình xây dựng; phê duyệt quy trình bảo trì; hàng năm lập kế hoạch bảo trì trên cơ sở quy trình bảo trì được phê duyệt và hiện trạng công trình; quyết định kế hoạch bảo trì và lựa chọn cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ, hợp tác xã thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
2. Quy trình bảo trì, nội dung bảo trì.
a) Đối với các công trình quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, không bắt buộc lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình. UBND cấp xã thực hiện theo quy trình bảo trì chung cho từng loại công trình được lập cho thiết kế mẫu, thiết kế điển hình hoặc thiết kế sẵn có đã áp dụng trên địa bàn huyện để áp dụng thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
b) Trường hợp có tiêu chuẩn về bảo trì hoặc có quy trình bảo trì của công trình tương tự phù hợp thì có thể áp dụng tiêu chuẩn hoặc quy trình đó cho công trình theo quy định tại khoản 5 Điều 31 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng lập quy trình bảo trì chung cho loại công trình do mình thực hiện đối với thiết kế mẫu, thiết kế điển hình. Phòng có chức năng quản lý xây dựng cấp huyện lập quy trình bảo trì chung cho thiết kế sẵn có đã áp dụng trên địa bàn huyện để áp dụng thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
3. Mức chi phí bảo trì công trình: Thực hiện theo Thông tư số 14/2021/TT-BXD ngày 08/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng.
Điều 9. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, cơ quan chủ trì thực hiện chương trình, UBND cấp huyện
1. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan phổ biến, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
2. Các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành hướng dẫn, kiểm tra các địa phương thực hiện áp dụng các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình; công tác thi công, nghiệm thu công trình đối với các loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù theo đúng quy định.
3. Theo phân cấp, cơ quan Tài chính hướng dẫn các chủ đầu tư, Ban quản lý xã trong việc thanh toán, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện dự án về tình hình sử dụng vốn, tình hình thực hiện công tác quyết toán, đảm bảo theo các quy định hiện hành.
4. Các cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình tổ chức quản lý, hướng dẫn các địa phương thực hiện cơ chế đặc thù theo đúng quy định; định kỳ hằng quý tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện cơ chế đặc thù của chương trình được phân công quản lý.
5. UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước được giao trong việc thực hiện Quy định này; có trách nhiệm cử cán bộ chuyên môn hỗ trợ UBND cấp xã trong việc lập, thẩm định hồ sơ xây dựng công trình khi có đề nghị của UBND cấp xã.
1. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn tại quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng quy định mới tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế khi có hiệu lực thi hành.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định./.
Quyết định 04/2023/QĐ-UBND quy định chi phí hỗ trợ chuẩn bị đầu tư, quản lý dự án và việc quản lý, vận hành công trình; quy trình bảo trì, mức chi phí bảo trì công trình đối với dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Số hiệu: | 04/2023/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thái Nguyên |
Người ký: | Nguyễn Thanh Bình |
Ngày ban hành: | 22/03/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 04/2023/QĐ-UBND quy định chi phí hỗ trợ chuẩn bị đầu tư, quản lý dự án và việc quản lý, vận hành công trình; quy trình bảo trì, mức chi phí bảo trì công trình đối với dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Chưa có Video