UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2015/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 01 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số nội dung mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười ngày kể từ ngày ký; kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì Quyết định số 04/2010/QĐ-UB ngày 12 tháng 02 năm 2010 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành quy định một số vấn đề về mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hết hiệu lực thi hành.
Điều 3. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thi hành Quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đà Nẵng; Chủ tịch UBND các quận, huyện; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ MUA SẮM, QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03 /2015/QĐ-UBND Ngày 24 tháng 01 năm 2015
của UBND thành phố Đà Nẵng)
Quy định này quy định việc phân cấp, uỷ quyền một số thẩm quyền của UBND thành phố Đà Nẵng về mua sắm tài sản, quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước chiếm tỷ trọng từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án do UBND thành phố, các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước và UBND các quận, huyện thuộc thành phố quản lý thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư thuộc dự án có sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi phát sinh từ điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam với nhà tài trợ thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế đó.
1. Tổ chức, đơn vị trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng thuộc phạm vi điều chỉnh tại Điều 1 của Quy định này.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước về mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng thuộc thành phố Đà Nẵng.
3. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp xã, phường thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn.
Vốn Nhà nước được hiểu theo Quy định này bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất; các khoản thu của Nhà nước được để lại đầu tư và vốn đầu tư khác của Nhà nước.
QUY ĐỊNH VỀ MUA SẮM SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC NHẰM DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN
Điều 4. Trình tự thực hiện việc mua sắm tài sản
1. Lập, phê duyệt danh mục và giá tài sản mua sắm.
a) Trường hợp mua sắm từ nguồn vốn đã được bố trí kế hoạch hàng năm: Trên cơ sở dự toán ngân sách hàng năm được giao, đơn vị trực tiếp mua sắm lập danh mục tài sản cần mua sắm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt danh mục và giá theo quy định tại Điều 5 Quy định này. Trên cơ sở mức giá được phê duyệt, đơn vị lập dự toán trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự toán mua sắm theo phân cấp quy định tại Khoản 2, Điều 5 Quy định này (bao gồm danh mục, giá tài sản, số lượng tài sản và các chi phí khác có liên quan). Đối với các loại vật tư, hàng hóa phục vụ nhu cầu hoạt động thường xuyên của các đơn vị nhưng không thể mua sắm một lần như: phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất,... đơn vị thực hiện mua sắm căn cứ thông báo giá của cơ quan có thẩm quyền và nhu cầu thực tế về khối lượng vật tư, hàng hóa cần sử dụng của đơn vị mình để thực hiện mua sắm theo quy định.
b) Trường hợp mua sắm chưa có trong kế hoạch dự toán hàng năm thì đơn vị trực tiếp mua sắm phải trình UBND thành phố xin chủ trương và phê duyệt bổ sung dự toán mua sắm đối với vốn ngân sách thành phố; đối với dự toán mua sắm bổ sung từ ngân sách của quận, huyện, giao Chủ tịch UBND quận, huyện phê duyệt.
2. Lập, thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu mua sắm.
Trên cơ sở dự toán mua sắm được phê duyệt, đơn vị trực tiếp mua sắm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu mua sắm trình thẩm định theo quy định tại Điều 6 của Quy định này.
Điều 5. Nguyên tắc thực hiện việc mua sắm tài sản và thẩm quyền phê duyệt dự toán mua sắm
1. Nguyên tắc thực hiện việc mua sắm tài sản.
a) Giá trị tài sản quy định tại Khoản 2 Điều này được tính cho một lần mua, không được chia nhỏ để thực hiện.
b) Tài sản mua sắm phải thẩm định giá quy định tại Điều này đã qua đấu thầu hoặc qua Hội đồng xác định giá thì không nhất thiết phải thẩm định giá.
c) Tài sản có giá trị từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng: Cơ quan trực tiếp mua sắm phải tham khảo giá của ít nhất 03 nhà cung cấp khác nhau hoặc thuê cơ quan thẩm định giá có tư cách pháp nhân để thẩm định giá trước khi phê duyệt dự toán.
d) Tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên: Cơ quan mua sắm trực tiếp hợp đồng với cơ quan thẩm định giá có tư cách pháp nhân để thẩm định giá.
2. Thẩm quyền phê duyệt danh mục và dự toán mua sắm.
a) Tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng: Chủ tịch UBND thành phố giao quyền cho Thủ trưởng cơ quan trực tiếp mua sắm tài sản phê duyệt danh mục và dự toán mua sắm.
b) Tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 02 tỷ đồng: Chủ tịch UBND thành phố giao quyền cho Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt dự toán mua sắm.
c) Tài sản có giá trị dưới 02 tỷ đồng thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm của UBND quận, huyện: Chủ tịch UBND thành phố giao quyền cho Chủ tịch UBND quận, huyện phê duyệt dự toán mua sắm.
d) Tài sản có giá trị từ 02 tỷ đồng trở lên: Sở Tài chính kiểm tra, trình UBND thành phố phê duyệt dự toán mua sắm.
1. Gói thầu có giá trị dưới 100 triệu đồng.
Chủ tịch UBND thành phố giao quyền cho Thủ trưởng cơ quan trực tiếp mua sắm tổ chức thực hiện việc mua sắm phù hợp với quy định về đấu thầu hiện hành và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Gói thầu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
a) UBND thành phố giao quyền cho Giám đốc Sở Tài chính tổ chức thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 2 tỷ đồng.
b) UBND thành phố giao Giám đốc Sở Tài chính tổ chức thẩm định trình UBND thành phố phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản có giá trị từ 2 tỷ đồng trở lên.
c) UBND thành phố giao quyền cho Chủ tịch UBND quận, huyện tổ chức thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu, chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với những gói thầu do mình phê duyệt dự toán mua sắm.
3. Đối với các gói thầu mua thuốc y tế, dụng cụ vật tư y tế tiêu hao cho các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thì thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Luật Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế và Bộ Tài chính.
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
Điều 7. Lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn
Tất cả các dự án đều phải lập chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy định như sau:
1. UBND thành phố trình HĐND thành phố quyết định chủ trương đầu tư, nguồn vốn, khả năng cân đối vốn đối với tất cả các dự án nhóm B, dự án trọng điểm nhóm C sử dụng vốn cân đối ngân sách thành phố, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách thành phố và các khoản vốn vay khác của ngân sách thành phố để đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án này.
2. UBND thành phố quyết định chủ trương đầu tư, nguồn vốn, khả năng cân đối vốn như sau:
- Tất cả các dự án nhóm C còn lại không thuộc Khoản 1 Điều này sử dụng vốn cân đối ngân sách thành phố, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách thành phố và các khoản vốn vay khác của ngân sách thành phố để đầu tư.
- Vốn cân đối ngân sách quận, huyện và vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách quận, huyện có tổng mức đầu tư từ 05 tỷ đồng trở lên.
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án này.
3. UBND các quận, huyện quyết định chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với các dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách quận, huyện và vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách quận, huyện có tổng mức đầu tư dưới 05 tỷ đồng. Phòng Tài chính - Kế hoạch hoặc đơn vị có chức năng quản lý đầu tư và xây dựng quận, huyện chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án này.
4. Nội dung lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn thực hiện theo Luật Đầu tư công, Nghị định, các văn bản pháp luật hiện hành về đầu tư công và hướng dẫn cụ thể của UBND thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 8. Lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng chỉ được lập thủ tục trình duyệt dự án đầu tư sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định tại Điều 7 của Quy định này.
2. Trình tự, nội dung hồ sơ trình duyệt, thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
3. Các dự án có giá trị tổng mức đầu tư nhỏ dưới 500 triệu đồng sau khi được phê duyệt chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, hoặc có kế hoạch vốn được duyệt, uỷ quyền cho người đứng đầu các sở, ban, ngành lập và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình mà không phải lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với các dự án do mình hoặc đơn vị trực thuộc làm chủ đầu tư.
Điều 9. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng (Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành) theo quy định tại Khoản 5 Điều này làm đầu mối chủ trì tổ chức thẩm định dự án từ nhóm B trở xuống do Chủ tịch UBND thành phố quyết định đầu tư, tổng hợp kết quả thẩm định dự án trình Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt.
2. Đối với dự án khác thì người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án.
3. Việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện cùng lúc với việc thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, không phải tổ chức thẩm định riêng.
4. Thời gian thẩm định dự án thực hiện theo quy định tại Luật Xây dựng và các văn bản pháp luật liên quan.
5. Cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm làm đầu mối chủ trì tổ chức thẩm định, tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi như sau:
a) Sở Công thương chủ trì tổ chức thẩm định và tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở và xác định kinh phí đầu tư tương ứng phần thiết kế cơ sở này đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, hệ thống điện chiếu sáng, trạm biến áp, hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, chế tạo máy, luyện kim và các công trình công nghiệp chuyên ngành khác, trừ công trình công nghiệp vật liệu xây dựng. Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính thẩm định tháo dỡ, di dời, lắp đặt hệ thống thiết bị điện, các dây chuyền công nghệ máy móc thiết bị.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổ chức thẩm định và tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở và xác định kinh phí đầu tư tương ứng phần thiết kế cơ sở này đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, đê điều, nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng – đánh bắt thuỷ sản, định canh - định cư và các công trình nông nghiệp chuyên ngành khác.
c) Sở Giao thông Vận tải chủ trì tổ chức thẩm định và tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở và xác định kinh phí đầu tư tương ứng phần thiết kế cơ sở này đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông độc lập (trừ các dự án do Sở Xây dựng tổ chức thẩm định) như: Cầu, hầm đường bộ, cống, vỉa hè, bãi đỗ xe, kè (trừ các công trình kè thuộc dự án thuỷ lợi do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định), mương thoát nước ngang và dọc, giao thông đường bộ, tuyến đường thuỷ nội địa, các hạng mục tổ chức giao thông.
d) Sở Xây dựng chủ trì tổ chức thẩm định và tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở và xác định kinh phí đầu tư tương ứng phần thiết kế cơ sở này đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng (trừ các công trình công nghiệp do Sở Công thương tổ chức thẩm định); các dự án hạ tầng kỹ thuật trong các khu dân cư mới, khu tái định cư, khu công nghiệp (san nền, giao thông, cấp nước, thoát nước, cây xanh, cảnh quan); thoát nước đô thị và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác được UBND thành phố giao.
đ) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì tổ chức thẩm định và tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở và xác định kinh phí đầu tư tương ứng phần thiết kế cơ sở này đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông. Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính thẩm định tháo dỡ, di dời, lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc.
e) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì tổ chức thẩm định và tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở và xác định kinh phí đầu tư tương ứng phần thiết kế cơ sở này đối với các công trình, dự án liên quan đến các vấn đề an toàn bức xạ, hạt nhân có sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị ghi đo bức xạ, sản xuất đồng vị phóng xạ, máy gia tốc, chất thải phóng xạ; các công nghệ cao, công nghệ hạn chế chuyển giao và công nghệ khuyến khích chuyển giao.
g) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức thẩm định và tham gia ý kiến về Báo cáo đánh giá tác động môi trường trong dự án đầu tư và phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư.
h) Sở Kế hoạch và Đầu tư tham gia ý kiến về phương án huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; kiến nghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án. Chủ trì tổ chức thẩm định các dự án PPP theo quy định.
i) Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở và xác định kinh phí đầu tư tương ứng về phòng cháy chữa cháy.
k) Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình có kỹ thuật phức tạp, áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao ngoài khả năng chuyên môn, cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở phải báo cáo UBND thành phố để mời cơ quan tư vấn hoặc chuyên gia tham gia thẩm định thiết kế cơ sở.
6. Đối với dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng thì thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau:
a) Sở Xây dựng hoặc Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (là cơ quan đầu mối) theo quy định tại Khoản 5 Điều này chủ trì tổ chức thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng hợp kết quả thẩm định trình người quyết định đầu tư phê duyệt theo phân cấp tại Điều 10 Quy định này.
b) UBND quận, huyện, tổ chức thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật do mình quyết định đầu tư. Đầu mối thẩm định là đơn vị có chức năng quản lý đầu tư và xây dựng trực thuộc UBND quận, huyện.
Chủ đầu tư không phê duyệt lại thiết kế bản vẽ thi công và dự toán đã được phê duyệt trong Báo cáo Kinh tế - kỹ thuật.
Điều 10. Thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình các dự án có tổng mức đầu tư từ 05 tỷ đồng trở lên và UBND thành phố làm chủ đầu tư các dự án này (trừ các dự án đầu tư từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước cho doanh nghiệp nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước do doanh nghiệp nhà nước làm chủ đầu tư).
2. Chủ tịch UBND thành phố uỷ quyền phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình như sau:
a) Giao người đứng đầu các đơn vị sau (được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư hoặc có đơn vị trực thuộc làm chủ đầu tư): Văn phòng UBND thành phố, UBND các quận, huyện, các Sở: Giao thông Vận tải, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công thương phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình có tổng mức đầu tư từ 500 triệu đồng đến dưới 05 tỷ đồng. Trường hợp Báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình có các hạng mục thuộc chuyên ngành khác nhau, cơ quan được UBND thành phố ủy quyền có trách nhiệm lấy ý kiến của các Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại Khoản 5, Điều 9 Quy định này trước khi phê duyệt.
b) Người đứng đầu các sở, ban, ngành không thuộc Điểm a, Khoản 2 Điều này phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình có tổng mức đầu tư từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng do mình hoặc đơn vị trực thuộc làm chủ đầu tư.
c) Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình các dự án còn lại có tổng mức đầu tư từ 01 tỷ đồng đến dưới 05 tỷ đồng do các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này làm chủ đầu tư.
Điều 11. Thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình
Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình làm thay đổi địa điểm, quy hoạch xây dựng, quy mô, mục tiêu đầu tư, hoặc làm vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt thì chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt lại nội dung điều chỉnh. Trường hợp sau khi điều chỉnh thiết kế dự toán làm tăng tổng mức đầu tư dẫn đến vượt thẩm quyền được phân cấp tại Khoản 2, Điều 10 Quy định này thì chủ đầu tư phải trình Cơ quan chuyên môn về xây dựng (là cơ quan đầu mối) theo quy định tại Khoản 5, Điều 9 Quy định này tổ chức thẩm định trình UBND thành phố phê duyệt lại nội dung điều chỉnh.
Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình không làm thay đổi địa điểm, quy hoạch xây dựng, quy mô, mục tiêu đầu tư, hoặc không vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt thì chủ đầu tư được tự quyết định và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố. Những nội dung điều chỉnh phải được Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại Khoản 5, Điều 9 Quy định này tổ chức thẩm định trước khi quyết định.
1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại Khoản 5, Điều 9 Quy định này chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước đối với các công trình theo phân cấp.
2. Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước. Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán trong trường hợp thiết kế ba bước.
Điều 13. Thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh thiết kế - dự toán công trình xây dựng
Khi điều chỉnh thiết kế - dự toán làm thay đổi địa điểm, quy hoạch xây dựng, quy mô, mục tiêu đầu tư, hoặc làm vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt thì chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt lại nội dung điều chỉnh. Trường hợp sau khi điều chỉnh thiết kế dự toán làm tăng tổng mức đầu tư dẫn đến vượt thẩm quyền được phân cấp tại Khoản 2, Điều 10 Quy định này thì chủ đầu tư phải trình Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại Khoản 5, Điều 9 Quy định này tổ chức thẩm định trình UBND thành phố phê duyệt lại nội dung điều chỉnh.
Khi điều chỉnh thiết kế - dự toán không làm thay đổi địa điểm, quy hoạch xây dựng, quy mô, mục tiêu đầu tư, hoặc không vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt chủ đầu tư được tự quyết định và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố. Những nội dung điều chỉnh phải được Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại Khoản 5, Điều 9 Quy định này tổ chức thẩm định trước khi quyết định.
Điều 14. Quy định về công tác đấu thầu
1. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
a) Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu trong dự án thuộc thẩm quyền do mình quyết định đầu tư và làm chủ đầu tư quy định tại Khoản 1, Điều 10 Quy định này. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu các gói thầu này.
b) Người đứng đầu các đơn vị phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu của dự án đã được bố trí vốn triển khai thực hiện thuộc thẩm quyền do mình quyết định đầu tư quy định tại Khoản 2, Điều 10 Quy định này. Bộ phận có chức năng về kế hoạch, tài chính thuộc cấp quyết định đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu các gói thầu này.
2. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu.
Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và các văn bản hướng dẫn pháp luật hiện hành về đấu thầu. Cụ thể như sau:
a) Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu do UBND thành phố làm chủ đầu tư quy định tại Khoản 1, Điều 10 Quy định này. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu này.
b) Người đứng đầu các đơn vị phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu trong dự án đã được bố trí vốn triển khai thực hiện do mình làm chủ đầu tư quy định tại Khoản 2, Điều 10 Quy định này. Chủ đầu tư giao cho tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình thực hiện thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu này.
Trường hợp tổ chức, cá nhân được giao thẩm định không đủ năng lực thì chủ đầu tư tiến hành lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thẩm định. Trong mọi trường hợp, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về việc thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu.
Điều 15. Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng
Phương pháp điều chỉnh, bổ sung giá trị hợp đồng: Tất cả các gói thầu thực hiện điều chỉnh đơn giá hợp đồng theo phương pháp dùng hệ số điều chỉnh giá theo hướng dẫn tại Thông tư số 08/2010/TT-BXD ngày 29 tháng 7 năm 2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng và hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 16. Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư
1. Chủ đầu tư hoặc cơ quan điều hành dự án (trường hợp được chủ đầu tư ủy quyền) lập hồ sơ tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và các quy định hiện hành của thành phố về tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư.
2. Đối với dự án nhóm A và nhóm B, Chủ đầu tư, Cơ quan điều hành dự án phải thuê đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán Báo cáo quyết toán trước khi trình thẩm tra phê duyệt quyết toán. Đối với dự án nhóm C chỉ thực hiện kiểm toán độc lập khi có yêu cầu của người quyết định đầu tư.
3. Chủ tịch UBND thành phố uỷ quyền cho:
a) Giám đốc Sở Tài chính thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án nhóm C (trừ các trường hợp quy định tại Khoản C, Điều này); thẩm tra trình UBND thành phố phê duyệt quyết toán vốn các dự án nhóm A, B.
b) Chủ tịch UBND quận, huyện tổ chức thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND quận, huyện và các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách quận, huyện.
c) Chủ đầu tư cấp Sở thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án do mình và các đơn vị trực thuộc làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư dưới 500 triệu đồng.
Điều 17. Quy định xử lý chuyển tiếp
1. Các dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt trước ngày Quy định này có hiệu lực nhưng chưa triển khai thực hiện hoặc đang thực hiện dở dang thì không phải làm thủ tục phê duyệt lại dự án. Các công việc tiếp theo được thực hiện theo Quy định này.
2. Các dự án đầu tư xây dựng công trình chưa được phê duyệt thì thực hiện theo Quy định này.
3. Các nội dung khác về mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng công trình quản lý đầu tư xây dựng không quy định tại Quy định này thì thực hiện theo các văn bản pháp luật hiện hành.
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc phát sinh thì các cơ quan, đơn vị có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để hướng dẫn thực hiện hoặc tổng hợp, tham mưu cho UBND thành phố xử lý theo quy định./.
Quyết định 03/2015/QĐ-UBND Quy định về mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Số hiệu: | 03/2015/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký: | Võ Duy Khương |
Ngày ban hành: | 24/01/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 03/2015/QĐ-UBND Quy định về mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Chưa có Video