HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2021/NQ-HĐND |
Ninh Thuận, ngày 11 tháng 12 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHÓA XI KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Khoa học công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;
Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 310/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về Quy định chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 2. Mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030
1. Mục tiêu: Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phục vụ tốt nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng hiện đại, đồng bộ, năng suất, chất lượng, có giá trị kinh tế, thân thiện môi trường và thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu lựa chọn và đưa các giống mới, công nghệ, quy trình sản xuất hiện đại, hiệu quả vào sản xuất; lựa chọn các cây trồng, vật nuôi đặc thù, tiềm năng, lợi thế để tập trung thúc đẩy phát triển sản xuất theo hướng chuỗi giá trị hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh cao, gắn với thị trường tiêu thụ và hướng đến xuất khẩu. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, thu hút đầu tư, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thương hiệu.
2. Chỉ tiêu:
a) Giai đoạn 2021 - 2025:
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 3-4%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng bình quân 30- 40%/năm; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm 49% và thủy sản chiếm 51% trong tổng cơ cấu nội bộ ngành. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân toàn tỉnh đạt 150 triệu/ha/năm, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt từ 700 triệu đồng/ha/năm trở lên.
- Đến năm 2025: Có 3 - 5 vùng sản xuất đáp ứng tiêu chí vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hơn 1.000 ha; có 2 - 3 doanh nghiệp được công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thu hút ít nhất 2 doanh nghiệp ngoài tỉnh hoạt động lĩnh vực nông nghiệp có quy mô lớn làm hạt nhân phát triển nông nghiệp của tỉnh; có ít nhất 30 dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoạt động có hiệu quả, mỗi huyện có từ 4 - 6 dự án; có ít nhất 01 sản phẩm đặc thù được xuất khẩu, ưu tiên cây nho. Sản lượng tôm giống đạt trên 50 tỷ con/năm; chủ động 30% tôm thẻ chân trắng bố mẹ và 40% tôm sú bố mẹ; có hơn 10% số cơ sở sản xuất có quy mô sản xuất tối thiểu 0,5 tỷ con giống/năm; 100% cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và được giám sát an toàn dịch bệnh.
b) Giai đoạn 2025 - 2030
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 4 - 5%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng bình quân 20 - 30%/năm; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm 49% và thủy sản chiếm 51% trong tổng cơ cấu nội bộ ngành. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân toàn tỉnh đạt 175 triệu/ha/năm, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt từ 01 tỷ đồng/ha/năm trở lên.
- Đến năm 2030: có 8 - 10 vùng sản xuất đáp ứng tiêu chí vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó mỗi huyện có từ 1 - 2 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hình thành khu sản xuất giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao An Hải; diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao toàn tỉnh đạt từ 3.000 ha trở lên; có từ 3 - 5 doanh nghiệp được công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thu hút ít nhất 5 doanh nghiệp ngoài tỉnh hoạt động lĩnh vực nông nghiệp có quy mô lớn làm hạt nhân phát triển nông nghiệp của tỉnh; có ít nhất 70 dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoạt động có hiệu quả, mỗi huyện có từ 08 - 10 dự án; có ít nhất 03 sản phẩm đặc thù được xuất khẩu. Sản lượng tôm giống đạt trên 60 tỷ con/năm; chủ động 60% tôm thẻ chân trắng bố mẹ và 80% tôm sú bố mẹ; có hơn 20% cơ sở sản xuất có quy mô công suất tối thiểu 0,5 tỷ con giống/năm; 100% cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và được giám sát an toàn dịch bệnh.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật và báo cáo kết quả thực hiện cho Hội đồng nhân dân tỉnh tại các kỳ họp cuối năm theo quy định.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận Khóa XI Kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 12 năm 2021./.
|
CHỦ TỊCH |
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ THU HÚT ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ CAO TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2021 – 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 19/2021/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định một số chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
2. Đối tượng áp dụng: Các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân) tham gia đầu tư dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quy định này.
1. Chính sách này hỗ trợ các chủ thể kinh tế sau khi đã đầu tư hoàn thành dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đưa dự án vào hoạt động và đảm bảo các điều kiện của từng nội dung hỗ trợ quy định tại Điều 3 của Quy định này. Mỗi chủ thể kinh tế được thụ hưởng cùng lúc nhiều nội dung hỗ trợ nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại các nội dung tương ứng.
Ngoài chính sách hỗ trợ tại Quy định này, các đối tượng còn được hưởng các chính sách hỗ trợ khác theo các quy định hiện hành. Trường hợp các chính sách có cùng nội dung hỗ trợ thì chỉ được lựa chọn thụ hưởng chính sách có mức hỗ trợ cao nhất.
2. Hỗ trợ theo kế hoạch hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh; dựa trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật, các quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc chứng từ chi thực tế được các cơ quan chức năng thẩm định.
3. Quản lý, sử dụng kinh phí đúng đối tượng, mục đích, đảm bảo hiệu quả theo đúng quy định quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Nội dung và mức hỗ trợ
1. Hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
a) Đối tượng được hỗ trợ: Các chủ thể kinh tế nêu tại khoản 2 Điều 1 Quy định này.
c) Mức hỗ trợ 80% kinh phí thực hiện, nhưng không quá 0,3 tỷ đồng/đề tài/bản quyền/công nghệ.
2. Hỗ trợ sản xuất giống mới và khảo nghiệm cây trồng mới có giá trị kinh tế cao
a) Đối tượng được hỗ trợ: Các chủ thể kinh tế nêu tại khoản 2 Điều 1 Quy định này.
- Đối với giống mới (cây trồng, vật nuôi, thủy sản): Có văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao để sản xuất giống và có Quyết định công nhận lưu hành giống (cây trồng, vật nuôi, thủy sản) của cơ quan thẩm quyền cấp.
- Đối với cây trồng mới: Được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản thống nhất kế hoạch khảo nghiệm cây trồng mới bằng công nghệ cao và văn bản công nhận kết quả khảo nghiệm (tính thích nghi, tính hiệu quả và thống nhất đưa vào sản xuất).
c) Mức hỗ trợ: Đối với giống mới được hỗ trợ 70% chi phí đầu tư dự án, nhưng không quá 02 tỷ đồng/dự án. Đối với cây trồng mới hỗ trợ 100% tiền mua giống lần đầu và 30% chi phí khảo nghiệm, nhưng không quá 0,3 tỷ đồng/dự án.
a) Đối tượng được hỗ trợ: Các chủ thể kinh tế nêu tại khoản 2 Điều 1 Quy định này.
c) Mức hỗ trợ 30% chi phí đầu tư, nhưng không quá 01 tỷ đồng/dự án.
4. Hỗ trợ đầu tư dự án trồng trọt ứng dụng công nghệ cao
a) Đối tượng được hỗ trợ: Các chủ thể kinh tế nêu tại khoản 2 Điều 1 Quy định này.
c) Mức hỗ trợ 30% kinh phí đầu tư, nhưng không quá 0,7 tỷ đồng/dự án.
5. Hỗ trợ đầu tư dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
a) Đối tượng được hỗ trợ: Các chủ thể kinh tế nêu tại khoản 2 Điều 1 Quy định này.
b) Điều kiện hỗ trợ: Dự án chăn nuôi bò sữa, bò thịt cao sản, dê, cừu, gà theo quy mô công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, được Hội đồng thẩm định cấp huyện nghiệm thu xác định có đáp ứng đầy đủ các điều kiện: Có đầu tư máy chế biến thức ăn, máy trộn thức ăn, máy cho ăn tự động, máng uống nước tự động, máy bơm cao áp, hệ thống phun sương, hệ thống khí sinh học, đệm lót sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi theo công nghệ sinh học, hệ thống xử lý tuần hoàn tái sử dụng nước; quy mô dự án đối với nuôi bò sữa, bò thịt tối thiểu 200 con; dê, cừu tối thiểu 600 con; gà tối thiểu 5.000 con.
c) Mức hỗ trợ 30% kinh phí đầu tư, nhưng không quá 01 tỷ đồng/dự án.
a) Đối tượng được hỗ trợ: các chủ thể kinh tế nêu tại khoản 2 Điều 1 Quy định này.
b) Điều kiện hỗ trợ: có dự án đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản nông sản được Hội đồng thẩm định cấp huyện nghiệm thu xác định có ứng dụng một trong các công nghệ sau: công nghệ thế hệ mới trong xử lý, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp hoặc công nghệ sấy thăng hoa, công nghệ nano, màng phủ nano hoặc công nghệ tách chiếc hoạt chất dược liệu siêu sạch.
c) Mức hỗ trợ 30% kinh phí để đầu tư trang thiết bị, công nghệ nhưng tối đa không quá 01 tỷ đồng/dự án.
Điều 4. Kinh phí thực hiện chính sách
1. Kinh phí hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh: 09 tỷ đồng/năm, phân từng giai đoạn:
- Giai đoạn 2022 - 2025: 36 tỷ đồng;
- Giai đoạn 2026 - 2030: 45 tỷ đồng.
2. Kinh phí quản lý, chỉ đạo, nghiệm thu, kiểm tra: các sở, ngành và các huyện, thành phố tự cân đối từ nguồn kinh phí chi thường xuyên được giao hàng năm./.
Nghị quyết 19/2021/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2030
Số hiệu: | 19/2021/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký: | Phạm Văn Hậu |
Ngày ban hành: | 11/12/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 19/2021/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2030
Chưa có Video