CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỐ : 78/2007/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2007 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Xây dựng số 11/2002/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Nghị định này quy định lĩnh vực, Điều kiện, trình tự, thủ tục và ưu đãi đối với các Dự án đầu tư phát triển công trình kết cấu hạ tầng thực hiện theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thực hiện các hình thức Hợp đồng tương tự khác.
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là Hợp đồng BOT) là Hợp đồng được ký giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, Nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
2. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (sau đây gọi tắt là Hợp đồng BTO) là Hợp đồng được ký giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, Nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho Nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
3. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là Hợp đồng BT) là Hợp đồng được ký giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, Nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo Điều kiện cho Nhà đầu tư thực hiện Dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho Nhà đầu tư theo thỏa thuận trong Hợp đồng BT.
4. "Hợp đồng Dự án" là Hợp đồng BOT, Hợp đồng BTO hoặc Hợp đồng BT.
5 "Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký kết Hợp đồng Dự án" (sau đây gọi chung là Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc các cơ quan trực thuộc của các cơ quan này được ủy quyền ký kết Hợp đồng Dự án.
6. "Nhà đầu tư" là tổ chức, cá nhân đầu tư vốn thực hiện Dự án, bao gồm:
a) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật Doanh nghiệp năm 2005;
b) Hộ kinh doanh, cá nhân;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã;
d) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập và hoạt động tại Việt Nam;
đ) Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập trước khi Luật Doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực thi hành;
e) Tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam.
7. "Dự án" là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để đầu tư xây dựng, vận hành công trình kết cấu hạ tầng mới hoặc cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, quản lý các công trình hiện có theo hình thức Hợp đồng BOT, Hợp đồng BTO và Hợp đồng BT quy định tại Nghị định này.
8. "Công trình kết cấu hạ tầng" là các công trình được khuyến khích thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
9. "Dự án khác" là Dự án do Nhà đầu tư thực hiện để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận, được tiến hành đồng thời hoặc sau khi hoàn thành công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 Điều này. Dự án khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và được hưởng ưu đãi theo quy định của Nghị định này hoặc theo thỏa thuận trong Hợp đồng Dự án.
10. "Doanh nghiệp BOT", "Doanh nghiệp BTO", "Doanh nghiệp BT" (sau đây gọi chung là Doanh nghiệp Dự án) là doanh nghiệp do Nhà đầu tư thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tổ chức quản lý kinh doanh Dự án. Doanh nghiệp BOT, Doanh nghiệp BTO có thể trực tiếp quản lý, kinh doanh công trình Dự án hoặc thuê tổ chức quản lý, với Điều kiện Doanh nghiệp chịu toàn bộ trách nhiệm của tổ chức quản lý.
Điều 3. Lĩnh vực thực hiện Dự án
1. Chính phủ khuyến khích thực hiện các Dự án xây dựng, vận hành công trình kết cấu hạ tầng mới hoặc cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, quản lý các công trình sau đây:
a) Đường bộ, cầu, hầm và các công trình, tiện ích có liên quan;
b) Đường sắt, đường xe điện;
c) Cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, bến phà;
d) Nhà máy cung cấp nước, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, chất thải;
đ) Nhà máy điện, đường dây tải điện;
e) Các công trình kết cấu hạ tầng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Chính phủ bảo hộ quyền sở hữu và các quyền lợi hợp pháp khác của Nhà đầu tư thực hiện Dự án theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
3. Nhà đầu tư, Doanh nghiệp Dự án được quyền thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận theo thỏa thuận trong Hợp đồng Dự án.
Điều 4. Nguồn vốn thực hiện Dự án
1. Nhà đầu tư hoặc Doanh nghiệp Dự án, theo thỏa thuận trong Hợp đồng Dự án, phải tự thu xếp các nguồn vốn để thực hiện Dự án, Chính phủ khuyến khích các Nhà đầu tư có năng lực tài chính, kỹ thuật và quản lý cùng huy động vốn để thực hiện Dự án.
2. Vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư để thực hiện Dự án được huy động theo tiến độ thỏa thuận trong Hợp đồng Dự án và phải đạt tỷ lệ tối thiểu sau:
a) Đối với Dự án có tổng vốn đầu tư dưới 75 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư không được thấp hơn 30% tổng vốn đầu tư của Dự án.
b) Đối với Dự án có tổng vốn đầu tư từ 75 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư không được thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư của Dự án;
c) Đối với Dự án có tổng vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên, vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư không được thấp hơn 10% tổng vốn đầu tư của Dự án;
3. Nhà đầu tư hoặc Doanh nghiệp Dự án, theo thỏa thuận trong Hợp đồng Dự án, có nghĩa vụ huy động vốn đầu tư để thực hiện Dự án theo đúng tiến độ đã cam kết tại Hợp đồng Dự án và chịu mọi trách nhiệm liên quan đến việc thay đổi tổng vốn đầu tư, trừ trường hợp bất khả kháng và các trường hợp khác theo quy định tại Hợp đồng Dự án.
Điều 5. Sử dụng vốn Nhà nước để tham gia góp vốn hoặc hỗ trợ thực hiện Dự án.
1. Tùy từng trường hợp cụ thể, nguồn vốn Nhà nước có thể được sử dụng để tham gia hoặc hỗ trợ thực hiện Dự án theo các hình thức sau:
a) Doanh nghiệp Nhà nước tham gia góp vốn để thực hiện Dự án với tỷ lệ không quá 49% vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
b) Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xây dựng công trình phụ trợ hoặc tổ chức đền bù, giải phóng mặt bằng nhằm hỗ trợ thực hiện Dự án. Phần vốn hỗ trợ này không được tính vào các nguồn vốn thực hiện Dự án theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Việc sử dụng vốn Nhà nước để hỗ trợ Dự án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được thực hiện theo một Dự án riêng, độc lập với Dự án BOT, Dự án BTO, Dự án BT và phải phù hợp với quy định về quản lý đầu tư sử dụng vốn Nhà nước.
Điều 6. Nhóm công tác liên ngành
1. Tùy thuộc vào nhu cầu đàm phán, thực hiện Dự án, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập Nhóm công tác liên ngành về Dự án BOT, Dự án BTO, Dự án BT (sau đây gọi là Nhóm công tác liên ngành), gồm:
a) Đại diện lãnh đạo Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền làm Trưởng nhóm;
b) Đại diện các cơ quan ở Trung ương và địa phương nơi Dự án dự kiến thực hiện hoặc có liên quan đến Dự án.
c) Một số chuyên gia pháp luật, kỹ thuật, tài chính độc lập khác theo quyết định của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Nhóm công tác liên ngành có nhiệm vụ:
a) Xem xét tiêu chí lựa chọn Nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng Dự án theo quy định tại các Điều 10, 11 và 12 Nghị định này;
b) Hỗ trợ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đàm phán Hợp đồng Dự án và thực hiện nhiệm vụ quy định tại Nghị định này;
c) Tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3. Thời gian hoạt động của Nhóm công tác liên ngành do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định tùy thuộc vào yêu cầu thực hiện Dự án.
4. Kinh phí hoạt động của Nhóm công tác liên ngành, kể cả kinh phí thực hiện các nghĩa vụ của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo thỏa thuận trong Hợp đồng Dự án được bố trí từ ngân sách Nhà nước trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
XÂY DỰNG VÀ CÔNG BỐ DANH MỤC DỰ ÁN
Điều 7. Xây dựng Danh mục Dự án
1. Căn cứ vào quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và quy định tại Điều 3 của Nghị định này, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ quản lý ngành) và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và phê duyệt Danh mục Dự án gọi vốn đầu tư theo Hợp đồng BOT, Hợp đồng BTO và Hợp đồng BT của ngành và địa phương mình. Danh mục Dự án gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên Dự án;
b) Mục tiêu của Dự án;
c) Địa điểm dự kiến thực hiện Dự án;
d) Tóm tắt các thông số kỹ thuật chủ yếu và tổng vốn đầu tư dự kiến để thực hiện Dự án;
đ) Tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Danh mục Dự án nêu tại khoản 1 Điều này được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thực hiện Dự án để lấy ý kiến.
3. Văn bản lấy ý kiến của các cơ quan nêu tại khoản 2 Điều này phải nêu rõ sự cần thiết, mục tiêu, địa điểm, công suất thiết kế, vốn đầu tư dự kiến, các yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật và tài chính của Dự án, kiến nghị Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và hình thức lựa chọn Nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng Dự án.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thực hiện Dự án cho ý kiến về Danh mục Dự án và các vấn đề nêu tại khoản 3 Điều này trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Danh mục.
Điều 8. Công bố Danh mục Dự án
1. Sau khi thống nhất với các cơ quan có liên quan nêu tại khoản 4 Điều 7, Bộ ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố Danh mục Dự án trên trang thông tin điện tử của Bộ, ngành, địa phương đồng thời đăng báo hàng ngày của Trung ương và địa phương trong 3 số liên tiếp.
2. Danh mục Dự án được công bố định kỳ mỗi năm một lần và phải có những nội dung chủ yếu quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
3. Nhà đầu tư liên hệ trực tiếp với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được chỉ định tại Danh mục Dự án để biết thêm chi tiết về Dự án.
Điều 9. Lập, thông qua Đề xuất Dự án
1. Trên cơ sở Danh mục Dự án đã công bố tại Điều 8, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ định Nhà thầu tư vấn trong nước hoặc nước ngoài để lập Đề xuất Dự án và hồ sơ mời thầu lựa chọn Nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng Dự án.
2. Đề xuất Dự án gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các Điều kiện thuận lợi và khó khăn;
b) Dự kiến công suất, địa điểm, diện tích xây dựng, các hạng mục công trình, nhu cầu sử dụng đất;
c) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật, các Điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có), ảnh hưởng của Dự án đối với môi trường sinh thái, phòng chống cháy nổ, an ninh;
d) Xác định sơ bộ tổng vốn đầu tư, thời hạn thực hiện Dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của Dự án.
3. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định thông qua Đề xuất Dự án.
4. Kinh phí lập Đề xuất Dự án và hồ sơ mời thầu được bố trí từ ngân sách Nhà nước. Hàng năm, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động dự trù kinh phí để thực hiện các công việc nêu tại Điều này.
LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ ĐÀM PHÁN HỢP ĐỒNG DỰ ÁN
Điều 10. Đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng Dự án
1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Nghị định này, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước hoặc quốc tế để lựa chọn Nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng Dự án.
2. Hồ sơ mời thầu gồm các nội dung sau:
a) Chỉ dẫn đối với nhà thầu;
b) Các yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật, thương mại, tài chính của Dự án, tiêu chuẩn đánh giá, Điều kiện ưu đãi, thuế và các Điều kiện khác;
c) Đề xuất Dự án;
d) Dự thảo Hợp đồng Dự án gồm các nội dung quy định tại Điều 15;
đ) Các tài liệu có liên quan khác theo quyết định của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của Dự án, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định phương thức đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng Dự án.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết Hồ sơ mời thầu, phương thức, trình tự, thủ tục thực hiện đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng Dự án.
Điều 11. Chỉ định Nhà đầu tư đàm phán trực tiếp Hợp đồng Dự án
Việc chỉ định Nhà đầu tư đàm phán trực tiếp Hợp đồng Dự án chỉ được thực hiện khi đáp ứng một trong các Điều kiện sau:
1. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã tiến hành sơ tuyển Nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng Dự án, nhưng chỉ có một Nhà đầu tư đáp ứng được yêu cầu sơ tuyển.
2. Dự án cần được thực hiện để đáp ứng nhu cầu cấp bách về sử dụng công trình kết cấu hạ tầng hoặc để đảm bảo tính liên tục trong việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà không thể tiến hành đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng Dự án.
3. Các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 12. Dự án do Nhà đầu tư đề xuất
1. Nhà đầu tư có thể chủ động đề xuất Dự án ngoài Danh mục Dự án được công bố theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này và phải lập Đề xuất Dự án.
2. Hồ sơ đề xuất Dự án nộp cho Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gồm các nội dung sau:
a) Đề xuất Dự án gồm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định này;
b) Văn bản xác minh địa vị pháp lý và năng lực tài chính, kỹ thuật của Nhà đầu tư;
c) Các tài liệu khác cần thiết cho việc giải trình Đề xuất Dự án.
3. Trường hợp Đề xuất Dự án phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến các cơ quan có liên quan và quyết định thông qua Đề xuất Dự án theo trình tự quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 7 của Nghị định này. Trường hợp Đề xuất Dự án không thuộc quy hoạch đã được phê duyệt, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trình Bộ quản lý ngành xem xét, bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch.
4. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định thông qua Đề xuất Dự án theo quy định tại khoản 2 Điều này và thông báo bằng văn bản cho Nhà đầu tư quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận Đề xuất Dự án trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp Đề xuất Dự án được chấp thuận, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức đàm phán Hợp đồng Dự án với Nhà đầu tư theo quy định tại Chương IV Nghị định này.
5. Trường hợp có hai Nhà đầu tư trở lên cùng đề xuất thực hiện một Dự án, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng Dự án theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG DỰ ÁN
Điều 13. Lập, phê duyệt Dự án Đầu tư xây dựng công trình
1. Sau khi có quyết định lựa chọn Nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng Dự án theo quy định tại Điều 10, Điều 11 hoặc Điều 12 của Nghị định này, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ đạo Nhà đầu tư lập Dự án đầu tư xây dựng công trình làm cơ sở để đàm phán.
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình được lập, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp Dự án đàm phán thành công, chi phí lập Dự án đầu tư xây dựng công trình được hạch toán vào vốn đầu tư của Dự án.
Điều 14. Đàm phán, ký kết Hợp đồng Dự án và các Hợp đồng có liên quan
1. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chủ trì đàm phán Hợp đồng Dự án và thỏa thuận bảo lãnh Chính phủ (nếu có) với Nhà đầu tư đã được chọn. Đối với những Dự án có yêu cầu bảo lãnh của Chính phủ, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận các yêu cầu bảo lãnh trước khi đàm phán Hợp đồng Dự án.
2. Các Hợp đồng về thuê đất, xây dựng, lắp đặt máy móc, thiết bị, dịch vụ tư vấn, giám định, mua nguyên liệu, bán sản phẩm, dịch vụ, cung cấp dịch vụ kỹ thuật, vay vốn, cầm cố, thế chấp tài sản và các Hợp đồng khác có thể đàm phán đồng thời với việc đàm phán Hợp đồng Dự án. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đôn đốc đàm phán các Hợp đồng có liên quan để đảm bảo phù hợp với Hợp đồng Dự án.
3. Hợp đồng Dự án và các Hợp đồng có liên quan được thẩm tra đồng thời với việc thẩm tra, cấp Chứng nhận đầu tư theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.
Điều 15. Nội dung Hợp đồng Dự án
1. Hợp đồng Dự án phải có những nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ, đại diện có thẩm quyền của các Bên tham gia ký kết Hợp đồng Dự án;
- Mục tiêu, phạm vi hoạt động của Dự án và Dự án khác; phương thức, tiến độ thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình (đối với Dự án BT);
- Nguồn vốn, khả năng tài chính, tổng vốn đầu tư, tiến độ thực hiện Dự án;
- Công suất, công nghệ và trang thiết bị, yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật công trình; tiêu chuẩn chất lượng.
- Các quy định về giám sát, kiểm tra chất lượng công trình;
- Các quy định về bảo vệ tài nguyên, môi trường;
- Điều kiện về sử dụng đất, công trình kết cấu hạ tầng, công trình phụ trợ cần thiết cho xây dựng, vận hành;
- Tiến độ xây dựng công trình, thời hạn hoạt động của Doanh nghiệp Dự án và thời điểm chuyển giao công trình;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên và các cam kết bảo lãnh, phân chia rủi ro giữa các Bên ký kết Hợp đồng Dự án, biện pháp xử lý rủi ro phát sinh do lỗi của một trong các bên;
- Những quy định về giá, phí và các khoản thu (bao gồm phương pháp xác định giá, phí và các khoản thu; các Điều kiện Điều chỉnh mức giá, phí và các khoản thu).
- Nghĩa vụ duy trì hoạt động bình thường của công trình;
- Các quy định về tư vấn, giám định thiết kế, thiết bị, thi công, nghiệm thu, vận hành, bảo dưỡng công trình;
- Điều kiện kỹ thuật, tình trạng hoạt động, chất lượng công trình khi chuyển giao, các nguyên tắc xác định giá trị công trình và trình tự chuyển giao công trình;
- Các Điều kiện Điều chỉnh Hợp đồng Dự án;
- Các trường hợp chấm dứt Hợp đồng Dự án trước thời hạn và Điều kiện chuyển nhượng Hợp đồng Dự án.
- Phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên ký kết Hợp đồng Dự án;
- Xử lý vi phạm các nghĩa vụ trong Hợp đồng Dự án;
- Các trường hợp bất khả kháng và nguyên tắc xử lý;
- Các quy định về việc hỗ trợ, cam kết của cơ quan Chính phủ.
- Trách nhiệm của Nhà đầu tư và doanh nghiệp Dự án trong việc chuyển giao công nghệ, huấn luyện kỹ năng quản lý, kỹ thuật để vận hành công trình sau khi chuyển giao.
- Hiệu lực Hợp đồng Dự án.
2. Quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp Dự án, mối quan hệ giữa Doanh nghiệp Dự án và Nhà đầu tư do các bên thỏa thuận trong Hợp đồng Dự án. Để xác nhận các vấn đề này, các bên có thể thỏa thuận trong Hợp đồng Dự án việc thực hiện một trong các phương thức sau với Điều kiện tuân thủ toàn bộ các quy định của Hợp đồng Dự án.
a) Doanh nghiệp Dự án, sau khi được thành lập theo quy định tại Điều 20 Nghị định này, ký Hợp đồng Dự án để cùng với Nhà đầu tư hợp thành một bên của Hợp đồng đó;
b) Doanh nghiệp Dự án tiếp nhận các quyền và nghĩa vụ của Nhà đầu tư liên quan đến việc thực hiện Dự án. Việc tiếp nhận phải được hợp thức hóa bằng văn bản ký kết giữa các Doanh nghiệp Dự án, Nhà đầu tư và Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Văn bản này là một bộ phận không tách rời của Hợp đồng Dự án.
3. Các bên có thể thỏa thuận trong Hợp đồng Dự án những nội dung khác, bao gồm cả việc bên cho vay được quyền tiếp nhận một phần hoặc toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp Dự án (sau đây gọi là quyền tiếp nhận Dự án) trong trường hợp Doanh nghiệp Dự án hoặc Nhà đầu tư không thực hiện được các nghĩa vụ theo Hợp đồng Dự án hoặc Hợp đồng vay, với Điều kiện bên cho vay phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tương ứng của Doanh nghiệp Dự án hoặc Nhà đầu tư quy định tại Hợp đồng Dự án. Điều kiện, thủ tục và nội dung thực hiện quyền tiếp nhận Dự án của bên cho vay phải được quy định tại Hợp đồng vay, văn bản bảo đảm vay hoặc thỏa thuận khác ký kết giữa Doanh nghiệp Dự án hoặc Nhà đầu tư với bên cho vay và phải được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Điều 16. Áp dụng pháp luật nước ngoài Điều chỉnh quan hệ Hợp đồng Dự án
Đối với Dự án có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên ký kết Hợp đồng Dự án, các bên ký kết các Hợp đồng được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng nêu tại Điều 38 của Nghị định này và các bên ký kết các Hợp đồng khác có liên quan đến Dự án được thỏa thuận trong Hợp đồng Dự án việc áp dụng pháp luật nước ngoài nếu thỏa thuận này không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Điều 17. Thẩm tra, cấp Chứng nhận đầu tư
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối tổ chức thẩm tra, cấp Chứng nhận đầu tư cho các Dự án.
2. Thủ tục thẩm tra, cấp Chứng nhận đầu tư được thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư nộp 10 bộ hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc, để tổ chức thẩm tra, cấp Chứng nhận đầu tư. Hồ sơ Dự án gồm:
- Hợp đồng Dự án;
- Dự án đầu tư xây dựng công trình và Dự án khác (đối với Dự án BT);
- Hợp đồng liên doanh và Điều lệ Doanh nghiệp Dự án (nếu có);
- Các Hợp đồng có liên quan đến việc thực hiện Dự án đã được ký tắt hoặc thỏa thuận sơ bộ về việc mua nguyên liệu, bán sản phẩm (nếu có).
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các cơ quan nêu tại điểm b, khoản 1 Điều này cho ý kiến bằng văn bản về Dự án;
d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Chứng nhận đầu tư cho Dự án.
Điều 18. Nội dung Chứng nhận đầu tư
Chứng nhận đầu tư gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ của Nhà đầu tư và Doanh nghiệp Dự án;
- Số, ngày cấp Chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với nhà đầu tư đã thành lập tổ chức kinh tế);
- Mục tiêu, địa điểm thực hiện Dự án;
- Tổng vốn đầu tư của Dự án;
- Các ưu đãi đầu tư và bảo lãnh của Chính phủ (nếu có) phù hợp với Hợp đồng Dự án.
Điều 19: Bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng Dự án
1. Nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm nghĩa vụ theo Hợp đồng Dự án dưới hình thức bảo lãnh của ngân hàng hoặc biện pháp bảo đảm nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật dân sự. Số tiền bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng Dự án phải đạt tỷ lệ tối thiểu sau:
a. Đối với Dự án có tổng vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên: Tối thiểu bằng 1% tổng vốn đầu tư của Dự án;
b. Đối với Dự án có tổng vốn đầu tư từ 75 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng: tối thiểu bằng 2% tổng vốn đầu tư của Dự án;
c. Đối với Dự án có tổng vốn đầu tư dưới 75 tỷ đồng: tối thiểu bằng 3% tổng vốn đầu tư của Dự án.
2. Bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng Dự án có hiệu lực kể từ ngày Hợp đồng Dự án được ký chính thức đến ngày công trình xây dựng được hoàn thành.
Chương 5:
Điều 20: Đăng ký kinh doanh, thành lập và tổ chức quản lý của doanh nghiệp Dự án
1. Đối với Dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư trong nước, sau khi thực hiện các thủ tục quy định tại Điều 17 nghị định này, nhà đầu tư đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp Dự án hoặc bổ sung chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với nhà đầu tư đã thành lập tổ chức kinh tế). Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh hoặc bổ sung đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp.
2. Chứng nhận đầu tư cấp cho nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này đồng thời là chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp Dự án.
3. Tổ chức bộ máy quản lý, quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp Dự án do nhà đầu tư quyết định phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan.
Điều 21: Điều kiện triển khai Dự án
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư thoả thuận trong Hợp đồng Dự án các Điều kiện triển khai thực hiện Dự án.
Điều 22: Ký kết Hợp đồng để triển khai Dự án
Doanh nghiệp Dự án được tự quyết định việc lựa chọn nhà thầu tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp và ký kết các Hợp đồng khác để thực hiện Dự án. Kết quả lựa chọn nhà thầu phải thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 23: Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
1. Doanh nghiệp Dự án chủ trì, phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện Dự án thành lập hội đồng giải phóng mặt bằng xây dựng theo phương án nêu trong Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện Dự án chịu trách nhiệm hoàn thành các thủ tục giao đất hoặc cho thuê đất để thực hiện Dự án theo quy định của pháp luật và các Điều kiện về sử dụng đất đã cam kết trong Hợp đồng Dự án.
3. Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng do doanh nghiệp Dự án thanh toán và được tính vào tổng vốn đầu tư của Dự án, trừ trường hợp nguồn vốn ngân sách Nhà nước được sử dụng để hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 của Nghị định này và nếu Hợp đồng Dự án không có quy định khác.
Điều 24: Lập thiết kế kỹ thuật và triển khai xây dựng công trình
Doanh nghiệp Dự án lập thiết kế kỹ thuật công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng và gửi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giám sát, kiểm tra. Trường hợp thiết kế kỹ thuật không phù hợp với thiết kế cơ sở đã được phê duyệt, doanh nghiệp Dự án phải trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 25: Giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình
1. Doanh nghiệp Dự án có thể tự giám sát hoặc thuê tổ chức tư vấn độc lập để giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu các hạng mục và toàn bộ công trình theo thiết kế đã được duyệt.
2. Tổ chức tư vấn được thuê chịu trách nhiệm trước doanh nghiệp Dự án và trước pháp luật về chất lượng công trình Dự án.
Điều 26: Quản lý và kinh doanh công trình
Doanh nghiệp BOT, doanh nghiệp BTO hoặc tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 10 Điều 2 của Nghị định này thực hiện việc quản lý và kinh doanh toàn bộ công trình theo các Điều kiện thoả thuận trong Hợp đồng Dự án.
1. Giá, phí sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp Dự án cung cấp được xác định theo nguyên tắc bù đủ chi phí, có tính đến tương quan giá cả thị trường, bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp Dự án và người sử dụng và phải được quy định trong Hợp đồng Dự án.
2. Điều kiện tăng giá, phí và các khoản thu phải được thoả thuận và quy định trong Hợp đồng Dự án. Khi Điều chỉnh giá, phí và các khoản thu, doanh nghiệp Dự án phải thông báo trước 30 ngày cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc Điều chỉnh giá, phí sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước quản lý hoặc các khoản thu ngoài phạm vi quy định tại Hợp đồng Dự án phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Điều 28: Hỗ trợ thu phí dịch vụ
Doanh nghiệp Dự án được tạo mọi Điều kiện thuận lợi để thu đúng, thu đủ giá và phí dịch vụ cũng như các khoản thu hợp pháp khác từ khai thác công trình Dự án. Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp Dự án có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ thu phí hoặc các khoản thu khác từ việc kinh doanh công trình Dự án.
Điều 29: Nghĩa vụ cung ứng dịch vụ và vận hành công trình
Doanh nghiệp Dự án có nghĩa vụ:
1. Đối xử bình đẳng với tất cả các đối tượng sử dụng hợp pháp các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp Dự án cung cấp. Nghiêm cấm việc sử dụng quyền kinh doanh công trình Dự án để đối xử phân biệt hoặc khước từ phục vụ đối với các đối tượng sử dụng.
2. Thực hiện bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa công trình theo Hợp đồng Dự án, bảo đảm công trình vận hành đúng thiết kế.
3. Cung ứng sản phẩm, dịch vụ với số lượng và chất lượng theo thoả thuận tại Hợp đồng Dự án trong thời gian kinh doanh cho đến khi công trình được chuyển giao;
4. Đảm bảo duy trì chế độ sử dụng công trình theo các Điều kiện quy định trong Hợp đồng Dự án.
Chương 6:
CHUYỂN GIAO CÔNG TRÌNH VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG DỰ ÁN
Điều 30: Chuyển giao công trình Dự án
1. Đối với Dự án BOT, khi hết thời hạn kinh doanh công trình Dự án theo quy định tại Hợp đồng BOT, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình Dự án và các tài liệu liên quan đến quá trình khai thác, vận hành công trình cho Nhà nước. Tài sản được chuyển giao không bao gồm các khoản nợ phát sinh của doanh nghiệp Dự án. Mọi nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư và doanh nghiệp Dự án đối với Nhà nước có liên quan đến Dự án phải hoàn thành trước thời điểm chuyển giao công trình.
2. Đối với Dự án BTO hoặc Dự án BT, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình cho Nhà nước theo các Điều kiện quy định tại Hợp đồng BTO hoặc Hợp đồng BT và quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này.
Ngoài các Điều kiện quy định tại khoản này, việc chuyển giao công trình Dự án BT phải tuân thủ các quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 31 của Nghị định này.
Điều 31: Thủ tục bàn giao công trình Dự án BOT
1. Một năm trước khi việc chuyển giao được thực hiện, nhà đầu tư phải đăng báo hàng ngày của Trung ương và địa phương về việc chuyển giao công trình cho Nhà nước, trình tự, thủ tục và thời hạn thanh lý Hợp đồng, thanh toán các khoản nợ.
2. Một năm trước thời hạn chuyển giao nêu trong Hợp đồng Dự án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức giám định chất lượng công trình để xác định các hư hại (nếu có) và yêu cầu doanh nghiệp Dự án thực hiện việc sửa chữa, bảo trình công trình.
3. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ nhận chuyển giao khi công trình và các thiết bị, tài sản liên quan đến việc vận hành công trình đã được bảo dưỡng, sửa chữa như đã thoả thuận trong Hợp đồng Dự án.
4. Nhà đầu tư và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập hồ sơ bàn giao công trình làm căn cứ pháp lý cho việc chuyển giao công trình.
5. Nhà đầu tư và doanh nghiệp Dự án phải bảo đảm tài sản được chuyển giao không bị dùng làm tài sản để bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc bị cầm cố, thế chấp để đảm bảo cho các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp Dự án phát sinh trước thời điểm chuyển giao.
6. Doanh nghiệp Dự án có trách nhiệm thực hiện chuyển giao công nghệ và đào tạo, hướng dẫn các nghiệp vụ cần thiết cho đơn vị được Nhà nước giao tiếp tục vận hành công trình.
7. Doanh nghiệp Dự án có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo hành, bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo điều kiện kỹ thuật vận hành công trình bình thường phù hợp với các yêu cầu của Hợp đồng Dự án.
Điều 32: Điều kiện bàn giao công trình
Khi bàn giao công trình, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư phải xem xét việc đáp ứng các điều kiện chuyển giao quy định tại Hợp đồng Dự án, bao gồm các vấn đề sau:
1. Tình trạng của công trình khi chuyển giao;
2. Danh mục các tài sản chuyển giao, kể cả những tài liệu liên quan đến khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, quản lý công trình:
3. Văn bản giám định giá trị, chất lượng công trình được chuyển giao;
4. Trách nhiệm của các bên đối với việc tiếp tục vận hành công trình được chuyển giao;
5. Thời gian, điều kiện bảo dưỡng, bảo hành công trình sau khi được chuyển giao;
6. Các điều kiện về bảo vệ môi trường;
7. Các Hợp đồng và điều kiện cần thiết khác để duy trì, vận hành công trình sau khi được chuyển giao.
Điều 33: Tiếp nhận và sử dụng công trình sau khi bàn giao
1. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận chuyển giao công trình theo các điều kiện quy định tại Hợp đồng Dự án và chuẩn bị bộ máy tiếp nhận để sau khi chuyển giao, công trình có thể hoạt động bình thường.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể giao công trình cho một doanh nghiệp có đủ năng lực quản lý và kỹ thuật để tiếp tục quản lý, kinh doanh.
Điều 34. Hiệu lực Hợp đồng Dự án
1. Hợp đồng Dự án chấm dứt hiệu lực khi hết thời hạn đã thoả thuận tại Hợp đồng.
2. Dự án bị chấm dứt hoạt động và nhà đầu tư chịu mọi trách nhiệm theo Hợp đồng Dự án nếu công trình không được khởi công xây dựng trong thời hạn thoả thuận trừ trường hợp Hợp đồng Dự án có thoả thuận khác.
Chương 7:
ƯU ĐÃI VÀ BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ VÀ DOANH NGHIỆP DỰ ÁN
1. Doanh nghiệp BOT và doanh nghiệp BTO được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như quy định đối với Dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư. Ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp này được áp dụng trong toàn bộ thời gian thực hiện Dự án.
2. Doanh nghiệp Dự án và nhà thầu phụ được miễn thuế nhập khẩu để thực hiện Dự án theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
3. Các đối tượng sở hữu công nghiệp đang trong thời hạn bảo hộ, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật để thực hiện Dự án được miễn các loại thuế có liên quan đến chuyển giao công nghệ và thu nhập từ tiền bản quyền.
4. Ngoài các ưu đãi về thuế nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, nhà đầu tư và doanh nghiệp Dự án phải nộp các loại thuế khác theo quy định của pháp luật.
5. Ưu đãi về thuế đối với Dự án khác do nhà đầu tư thực hiện để thu hồi vốn vào công trình BT được áp dụng theo quy định tại Điều này hoặc theo thoả thuận trong Hợp đồng Dự án phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan, có tính đến thời gian thu hồi vốn của công trình BT và khả năng thu lợi nhuận của Dự án khác.
Điều 36: Thuế đối với các nhà thầu tham gia thực hiện Dự án
1. Các nhà thầu nước ngoài (nếu có) tham gia thực hiện Dự án nộp các loại thuế và hưởng ưu đãi về miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài.
2. Các nhà thầu Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật về thuế áp dụng đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Điều 37: Ưu đãi về sử dụng đất
Doanh nghiệp Dự án được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được Nhà nước giao hoặc được miễn tiền thuê đất trong toàn bộ thời gian thực hiện Dự án.
Điều 38: Bảo lãnh nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp Dự án và các doanh nghiệp khác
Trong trường hợp cần thiết, tuỳ theo tính chất Dự án, Chính phủ chỉ định cơ quan có thẩm quyền thay mặt Chính phủ bảo lãnh vốn vay, cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm và các nghĩa vụ Hợp đồng khác cho nhà đầu tư, doanh nghiệp Dự án hoặc các doanh nghiệp khác tham gia thực hiện Dự án được xác định trong Hợp đồng Dự án và bảo lãnh nghĩa vụ của các doanh nghiệp Nhà nước độc quyền bán nguyên liệu, mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Dự án.
Điều 39: Quyền thế chấp tài sản
1. Trong quá trình thực hiện Dự án, doanh nghiệp Dự án được cầm cố, thế chấp các tài sản và quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
2. Việc cầm cố, thế chấp tài sản của doanh nghiệp Dự án phải được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và không làm ảnh hưởng đến mục tiêu, tiến độ và hoạt động của Dự án quy định trong Hợp đồng Dự án, phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Trong quá trình xây dựng và kinh doanh công trình, nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp Dự án được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối để đáp ứng các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, gồm:
a. Chi trả tiền thuê thiết bị, máy móc từ nước ngoài;
b. Nhập khẩu máy móc thiết bị và các sản phẩm, dịch vụ khác để thực hiện Dự án;
c. Thanh toán các khoản nợ (gồm cả nợ gốc và lãi) vay nước ngoài;
d. Thanh toán các khoản nợ (gồm cả nợ gốc và lãi) vay ngân hàng bằng ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị và các sản phẩm, dịch vụ khác để thực hiện Dự án;
đ. Chuyển vốn, lợi nhuận, các khoản thanh lý đầu tư, các khoản thanh toán cho việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và các khoản thu nhập hợp pháp khác ra nước ngoài (áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài).
2. Chính phủ bảo đảm cân đối hoặc hỗ trợ cân đối ngoại tệ cho Dự án năng lượng, xây dựng công trình giao thông và xử lý chất thải.
Điều 41: Bảo đảm cung cấp các dịch vụ công cộng
1. Doanh nghiệp Dự án được sử dụng đất đai, đường giao thông và các công trình phụ trợ khác để thực hiện Dự án theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp có khan hiếm về dịch vụ công ích hoặc có hạn chế về đối tượng được sử dụng công trình công công, doanh nghiệp Dự án được ưu tiên cung cấp các dịch vụ hoặc được ưu tiên cấp quyền sử dụng các công trình công cộng để thực hiện Dự án.
3. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp dự án làm các thủ tục và hồ sơ cần thiết để được phép ưu tiên sử dụng dịch vụ và các công trình công cộng.
Điều 42: Giải quyết tranh chấp
1. Đối với Dự án sử dụng vốn đầu tư trong nước, tranh chấp giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp Dự án; tranh chấp giữa doanh nghiệp Dự án với các tổ chức kinh tế tham gia thực hiện Dự án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng nêu tại Điều 38 của Nghị định này trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải. Trường hợp không giải quyết được bằng thương lượng, hoà giải các bên có thể đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại tổ chức trọng tài hoặc Toà án Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.
2. Đối với Dự án có vốn đầu tư nước ngoài, mọi tranh chấp trước hết được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải. Trường hợp không giải quyết được bằng thương lượng, hoà giải, các bên có thể giải quyết tranh chấp theo quy định sau:
a. Tranh chấp giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với Nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp Dự án được giải quyết thông qua trọng tài hoặc Toà án Việt Nam, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong Hợp đồng Dự án;
b. Tranh chấp giữa doanh nghiệp Dự án với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc với các tổ chức kinh tế Việt Nam hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Đầu tư.
Điều 43: Bảo đảm về vốn và tài sản
1. Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hoá hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
2. Trong trường hợp cần thiết phải trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư, Nhà nước bảo đảm thanh toán hoặc bồi thường tài sản và vốn của nhà đầu tư theo giá thị trường hoặc bằng hình thức khác theo thoả thuận.
Chương 8:
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế các nghị định sau:
1. Nghị định số 77/CP ngày 18/6/1997 của Chính phủ ban hành quy chế đầu tư theo hình thức Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) áp dụng cho đầu tư trong nước;
2. Nghị định số 62/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 của Chính phủ ban hành quy chế đầu tư theo Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), xây dựng - chuyển giao (BT) áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
3. Nghị định số 02/1999/NĐ-CP ngày 27/01/1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của quy chế đầu tư theo Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), xây dựng - chuyển giao (BT) áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
1. Doanh nghiệp Dự án sử dụng vốn đầu tư trong nước đã thành lập trước khi Nghị định này có hiệu lực không phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh lại.
2. Doanh nghiệp Dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập trước khi Nghị định này có hiệu lực có thể đăng ký lại hoặc không đăng ký lại theo quy định tại khoản 2 Điều 170 Luật Doanh nghiệp và các quy định có liên quan. Việc đăng ký lại không được làm ảnh hưởng đến các cam kết trong Hợp đồng Dự án.
4. Nhà đầu tư ký Hợp đồng Dự án trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và chưa được cấp giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư không phải điều chỉnh lại Hợp đồng Dự án nhưng phải thực hiện thủ tục cấp chứng nhận đầu tư theo quy định của Nghị định này.
1. Bộ kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình có trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
TM.
CHÍNH PHỦ |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 78/2007/ND-CP |
Hanoi , May 11, 2007 |
THE GOVERNMENT
Pursuant to Law No.
32/2001/QH10 of December 25, 2001, on Organization of the Government;
Pursuant to Investment Law No. 59/2005/QH11 of November 29, 2005;
Pursuant to Construction Law No. 11/2003/QH11 of November 26, 2003;
Pursuant to Enterprise Law No. 60/2005/QH11 of November 29, 2005;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment,
DECREES:
Article 1.- Scope of regulation
...
...
...
2. The Government shall decide on the application of other similar forms of contract.
Article 2.- Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Build-Operate-Transfer contract (below referred to as BOT contract for short) means a contract signed between a competent state agency and an investor in order to build and operate an infrastructure work in a certain period of time; upon the end of this period, the investor shall transfer without compensation the work to the State of Vietnam.
2. Build-Transfer-Operate contract (below referred to as BTO contract for short) means a contract signed between a competent state agency and an investor in order to build an infrastructure work; after completing construction, the investor shall transfer the work to the State of Vietnam; the Government shall grant the investor the right to operate that work in a certain period in order to recover investment capital and earn profits.
3. Build-Transfer contract (below referred to as BT contract for short) means a contract signed between a competent state agency and an investor in order to build an infrastructure work; after completing construction, the investor shall transfer the work to the State of Vietnam; the Government shall create conditions for the investor to execute other projects in order to recover investment capital and earn profits or shall make payment to the investor as agreed in the BT contract.
4. "Project contract" means a BOT, BTO or BT contract.
5. "State agencies competent to conclude project contracts" (below collectively referred to as competent state agencies) are ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, People's Committees of provinces or centrally run cities (below collectively referred to as provincial-level People's Committees) or their attached agencies which are authorized to conclude project contracts.
6. "Investors" means organizations or individuals that invest capital in the execution of projects, including:
...
...
...
b/ Business households or individuals;
c/ Cooperatives or unions of cooperatives set up under the Cooperative Law;
d/ Foreign-invested enterprises set up and operating in Vietnam;
e/ State enterprises set up before the effective date of the 2005 Enterprise Law;
f/ Foreign organizations and individuals, overseas Vietnamese and foreigners residing in Vietnam.
7. "Project" means a combination of proposals related to the investment of capital in the building and operation of new infrastructure works or in the improvement, expansion, modernization, operation and management of existing works in the form of BOT, BTO or BT contracts defined in this Decree.
8. "Infrastructure works" means works encouraged for execution under the provisions of Article 3 of this Decree.
9. "Other projects" means projects executed by an investor to recover investment capital and earn profits simultaneously with or after the completion of infrastructure works defined in Clause 3 of this Article. Other projects are executed in accordance with the investment law and eligible for incentives provided for in this Decree or agreed upon in project contracts.
10. "BOT enterprise", "BTO enterprise" or "BT enterprise" (below collectively referred to as project enterprise) means an enterprise set up by an investor under Vietnamese law in order to manage the operation of a project. BOT or BTO enterprises may directly manage and operate project works or hire other management organizations but shall bear all responsibilities of those organizations.
...
...
...
1. The Government encourages the execution of projects on building and operation of new infrastructure works or improvement, expansion, modernization, operation and management of the following works:
a/ Roads, bridges, tunnels and related works and facilities;
b/ Railways, tramways;
c/ Airports, seaports, river ports, ferry landings;
d/ Water supply plants; water drainage, wastewater and waste treatment systems;
e/ Power plants, power transmission lines;
f/ Other infrastructure works as decided by the Prime Minister.
2. The Government shall protect the ownership right and other lawful interests of investors executing projects in accordance with this Decree and relevant laws.
3. Investors and project enterprises may recover investment capital and earn profits as agreed upon in project contracts.
...
...
...
1. Investors or project enterprises shall, as agreed upon in project contracts, arrange by themselves capital sources for the execution of projects. The Government encourages investors with financial, technical and managerial capabilities to jointly mobilize capital for the execution of projects.
2. An investor's equity capital for the execution of a project is mobilized according to the schedule agreed in the project contract and must reach the following minimum rate:
a/ Not lower than 30% of the total investment capital of the project, for projects with total investment capital of under VND 75 billion each;
b/ Not lower than 20% of the total investment capital of the project, for projects with total investment capital of between VND 75 billion and under VND 1,500 billion each;
c/ Not lower than 10% of the total investment capital of the project, for projects with total investment capital of VND 1,500 billion or more each.
3. As agreed upon in a project contract, the investor or project enterprise shall mobilize investment capital for the execution of the project strictly according to the schedule committed in the project contract and shall take all responsibilities for any change in the total investment capital, except for force majeure cases and other cases defined in the project contract.
Article 5.- Use of state capital for contribution to, or support of the execution of, projects
1. State capital may, on a case-by-case basis, be used for contribution to, or support of the execution of, projects in the following forms:
a/ A state enterprise contributes capital to the execution of a project at a rate not exceeding 49% of the investor's equity capital prescribed in Clause 2, Article 4 of this Decree;
...
...
...
2. The use of state capital in support of a project according to the provisions of Point b, Clause 1 of this Article shall be effected under a separate project which is independent from the BOT, BTO or BT project, and in accordance with the regulations on investment management and use of state capital.
3. State budget capital sources for activities falling under responsibilities of competent state agencies or other duties defined in project contracts shall be used under the guidance of the Finance Ministry.
Article 6.- Inter-branch working groups
1. Based on the requirements of negotiation and execution of projects, competent state agencies may set up inter-branch working groups in charge of BOT, BTO or BT projects (below referred to as inter-branch working groups), each consisting of:
a/ A representative of the competent state agency, acting as the group head;
b/ Representatives of central agencies and local agencies in localities where the project is to be executed or which are related to the project;
c/ Several independent legal, technical and financial experts as decided by the competent state agency.
2. An inter-branch working group has the following tasks:
a/ To consider criteria for selection of investors to negotiate the project contract under the provisions of Articles 10, 11 and 12 of this Decree;
...
...
...
c/ To participate in the handling of issues arising in the course of the execution of the project;
d/ To perform other tasks at the request of the competent state agency.
3. The operation duration of an inter-branch working group is decided by the competent state agency based on the requirements of the execution of a project.
4. The funds for operation of an inter-branch working group, including the fund for the performance of the competent state agency's obligations agreed upon in the project contract shall be allocated from the state budget on the basis of the estimates approved by a competent authority.
MAKING AND ANNOUNCEMENT OF LISTS OF PROJECTS
Article 7.- Making of lists of projects
1. Based on socio-economic development plannings and orientations in each period and the provisions of Article 3 of this Decree, ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies (below collectively referred to as line ministries) and provincial-level People's Committees shall make and approve lists of projects of their respective branches or localities, calling for investment capital in the form of BOT, BTO or BT contracts. A list of projects has the following main contents:
a/ Names of projects;
...
...
...
c/ Expected places of execution of projects;
d/ Major technical parameters and estimated total investment capital for the execution of projects;
e/ Names, addresses, telephone numbers and fax numbers of competent state agencies.
2. Lists of projects mentioned in Clause 1 of this Article shall be sent to the Ministry of Planning and Investment, concerned ministries and branches and provincial-level People's Committees of localities where the projects are to be executed, for comment.
3. A written request for comments of the agencies mentioned in Clause 2 of this Article must state the necessity, objectives, place, designed capacity, estimated investment capital, and minimum technical and financial requirements of the project, proposals to competent state agencies and forms of selection of investors for negotiation of the project contract.
4. Within 30 working days after receiving lists of projects, the Ministry of Planning and Investment, concerned ministries and branches and provincial-level People's Committees in localities where the projects are to be executed shall give their comments on the projects and issues mentioned in Clause 3 of this Article.
Article 8.- Announcement of lists of projects
1. After reaching agreement with concerned agencies mentioned in Clause 4, Article 7, ministries, branches and provincial-level People's Committees shall post the lists of projects on their websites and concurrently publish them on three consecutive issues of central and local dailies.
2. Lists of projects shall be announced once every year and must have principal contents defined in Clause 1, Article 7 of this Decree.
...
...
...
Article 9.- Making, approval of project proposals
1. Based on the lists of projects announced under Article 8, competent state agencies shall appoint domestic or foreign contractors to make project proposals and bidding dossiers in order to select investors for negotiation of project contracts.
2. A project proposal has the following main contents:
a/ The necessity of investment in the building of the work, favorable conditions and difficulties;
b/ The projected capacity, place, construction area, work items and land use demand;
c/ An analysis and preliminary selection of technologies, techniques, conditions on the supply of materials, equipment, energy, services, technical infrastructures, plans on ground clearance and population resettlement (if any), the project's impacts on the ecological environment, fire prevention and fighting, and security;
d/ A preliminary determination of the project's total investment capital, execution duration and capital mobilization plan, based on the progress and socio-economic efficiency of the project.
3. Competent state agencies shall consider project proposals and make decisions to approve them.
4. The funds for making project proposals and bidding dossiers shall be allocated from the state budget. Annually, ministries, branches and provincial-level People's Committees shall estimate funds for the performance of the tasks mentioned in this Article.
...
...
...
SELECTION OF INVESTORS FOR NEGOTIATION OF PROJECT CONTRACTS
Article 10.- Bidding for selection of investors for negotiation of project contracts
1. Except for cases defined in Articles 11 and 12 of this Decree, competent state agencies shall organize domestic or international public bidding in order to select investors to negotiate project contracts.
2. A bidding dossier has the following contents:
a/ Instructions for contractors;
b/ Minimum technical, commercial and financial requirements of the project, assessment criteria, conditions for incentives, taxes, and other conditions;
c/ The project proposal;
d/ The draft project contract, with contents specified in Article 15;
e/ Other related documents as decided by the competent state agency.
...
...
...
4. The Ministry of Planning and Investment shall specify bidding dossiers, modes, order and procedures for selection of investors for negotiation of project contracts.
Article 11.- Appointment of investors to directly negotiate project contracts
Appointment of investors to directly negotiate project contracts may be effected only when one of the following conditions is met:
1. The competent state agency has conducted the pre-qualification of investors for negotiation of the project contract but only one investor meets the pre-qualification requirements.
2. The project needs to be executed to meet an urgent demand for the use of an infrastructure work or to ensure continuity in the use of a product or service and, therefore, the bidding for selection of investors for negotiation of the project contract cannot be carried out.
3. Other cases as decided by the Prime Minister.
Article 12.- Projects proposed by investors
1. Investors may take the initiative in proposing projects outside the lists of projects announced under the provisions of Article 8 of this Decree and shall make project proposals.
2. A dossier proposing a project submitted to the competent state agency has the following contents:
...
...
...
b/ The document certifying the legal status and financial and technical capabilities of the investor;
c/ Other relevant documents explaining the project proposal.
3. If a project proposal is conformable with the planning approved by a competent authority, the competent state agency shall gather comments of concerned agencies and decide on the approval of the project proposal according to the order defined in Clauses 2, 3 and 4, Article 7 of this Decree. If a project proposal falls outside the approved planning, the competent state agency shall submit it to the line ministry for consideration and addition to the planning according to its competence or to the Prime Minister for approval of its addition to the planning.
4. Within 45 working days after receiving a valid dossier, the competent state agency shall consider and decide to approve the project proposal according to the provisions of Clause 2 of this Article and notify in writing the investor of its approval or disapproval. When approving the project proposal, the competent state agency shall organize the negotiation of the project contract with the investor under the provisions of Chapter IV of this Decree.
5. Where two or more investors propose to execute the same project, the competent state agency shall organize a bidding to select one investor for negotiation of the project contract in accordance with Article 10 of this Decree.
NEGOTIATION, CONCLUSION OF PROJECT CONTRACTS
Article 13.- Formulation, approval of investment projects on the construction of works
1. After obtaining a decision to select an investor for negotiation of a project contract under the provisions of Article 10, 11 or 12 of this Decree, the competent state agency shall direct the investor to formulate an investment project on the construction of a work as a basis for negotiation.
...
...
...
Article 14.- Negotiation, conclusion of project contracts and related contracts
1. Competent state agencies shall preside over the negotiation of project contracts and government guarantee agreements (if any) with the selected investors. For projects requiring government guarantees, before negotiating project contracts, competent state agencies shall submit guarantee requirements to the Prime Minister for consideration and approval.
2. Contracts on land lease, construction, installation of machine or equipment, consultancy and assessment services, purchase of materials, sale of products or services, provision of technical services, borrowing of capital, asset pledge or mortgage and other contracts may be negotiated together with project contracts. Competent state agencies shall urge the negotiation of related contracts to ensure their conformity with project contracts.
3. Project contracts and related contracts shall be examined together with the investment appraisal and grant of investment certificates under the provisions of Article 17 of this Decree.
Article 15.- Contents of project contracts
1. A project contract must contain the following principal contents:
- Names, addresses and authorized representatives of the parties to the contract;
- Objectives and scope of operation of the project and other projects; mode and schedule of payment of investment capital for work construction (for BT projects);
- Capital sources, financial capability, total investment capital, and schedule of execution of the project;
...
...
...
- Provisions on monitoring and inspection of the work quality;
- Provisions on protection of natural resources and the environment;
- Conditions on the use of land, infrastructures, and auxiliary works necessary for the building and operation of the work;
- Work construction schedule, operation duration of the project enterprise and time for the transfer of the work;
- Rights and duties of the involved parties and guarantee commitments, sharing of risks among parties to the contract, measures to handle risks arising due to the fault of one of the parties;
- Provisions on prices, charges and revenues (including price, charge and revenue determination methods; conditions for adjustment of price, charge and revenue rates);
- Duties to maintain the normal operation of the work;
- Provisions on consultancy, assessment of designs, equipment, construction, take-over, operation and maintenance of the work;
- Technical conditions, operational status, and the quality of the work before transfer; principles for valuation of the work and the transfer procedures;
...
...
...
- Cases of termination of the project contract ahead of time and conditions for transfer of the project contract;
- Mode of settlement of disputes between the parties to the project contract;
- Handling of breaches of obligations defined in the project contract;
- Force majeure circumstances and handling principles;
- Provisions on support and commitments of government agencies;
- Responsibilities of the investor and the project enterprise in technology transfer, training in skills and techniques for the management and operation of the work after transfer;
- Effect of the project contract.
2. The rights and obligations of a project enterprise and the relationship between a project enterprise and an investor shall be agreed upon by the involved parties in the project contract. For certification of their issues, the involved parties may agree in the project contract on the application of one of the following modes while still ensuring compliance with all terms of the project contract:
a/ The project enterprise, which is set up under Article 20 of this Decree, concludes the project contract in order to join the investor in forming a party to that contract;
...
...
...
3. Parties to a project contract may reach agreement in the contract on other contents, including the lender's right to take on some or all of the rights and obligations of the project enterprise (below called the project take-on right) in case the project enterprise or the investor fails to perform their obligations under the project contract or the loan contract, provided that the lender shall fulfill all corresponding obligations of the project enterprise or the investor specified in the project contract. The conditions, procedures for, and contents of, the exercise of the project take-on right of the lender must be stipulated in the loan contract, the loan guarantee document or another written agreement signed between the project enterprise or the investor and the lender and must be approved by the competent state agency.
Article 16.- Application of foreign laws to govern relations arising from project contracts
With regard to foreign investment projects, the parties to the project contracts, parties to contracts with the contract performance obligations guaranteed by competent state agencies stated in Article 38 of this Decree, and parties to other project-related contracts may agree in their project contracts on the application of foreign laws provided that such agreement does not contravene the basic principles of Vietnamese law.
Article 17.- Appraisal and grant of investment certificates
1. The Ministry of Planning and Investment shall coordinate the investment appraisal and grant of investment certificates to projects.
2. Procedures for investment appraisal and grant of an investment certificate are as follows:
a/ The investor submits to the Ministry of Planning and Investment 10 dossier sets, including at least 01 original, for the latter to organize the appraisal and grant of an investment certificate. The project dossier comprises:
- The project contract;
- The investment project on the construction of a work and other projects (for BT projects);
...
...
...
- The initialed contracts related to the execution of the project or preliminary agreements on the purchase of materials and sale of products (if any).
b/ Within 03 working days after receiving a valid dossier prescribed at Point a, Clause 1 of this Article, the Ministry of Planning and Investment shall consult concerned ministries, branches and provincial-level People's Committees;
c/ Within 15 working days after receiving a valid dossier, the agencies mentioned at Point b, Clause 1 of this Article shall give their written comments on the project;
d/ Within 15 working days after receiving written comments of concerned agencies, the Ministry of Planning and Investment shall grant an investment certificate to the project.
Article 18.- Contents of investment certificates
An investment certificate has the following main contents:
- Names and addresses of the investor and the project enterprise;
- The number and date of grant of the business registration certificate (for investors that have established economic entities);
- The project objectives and execution place;
...
...
...
- Investment incentives and government guarantee (if any) which are conformable with the project contract.
Article 19.- Security for project contract performance obligation
1. Investors shall take measures to secure the performance of their obligations under project contracts in the form of bank guarantee or other obligation security measures provided for by the civil law. The amount of money to secure the project contract performance obligation must be at least equal to:
a/ 1% of the total investment capital of the project, for projects with total investment capital of VND 1,500 billion or more;
b/ 2% of the total investment capital of the project, for projects with total investment capital of between VND 75 billion and under VND 1,500 billion;
c/ 3% of the total investment capital of the project, for projects with total investment capital of under VND 75 billion.
2. A security for project contract performance obligation is valid from the date of official signing of the contract to the date of completion of the construction work.
...
...
...
1. For projects using domestic investment capital, after carrying out procedures defined in Article 17 of this Decree, investors shall make business registration in order to set up project enterprises or supplement business registration certificates (for investors that have set up economic entities). Dossiers, order and procedures for business registration or additional business registration comply with the provisions of the Enterprise Law.
2. Investment certificates granted to foreign investors under the provisions of Article 17 of this Decree are concurrently business registration certificates of project enterprises.
3. The structure of the managerial apparatus, powers and responsibilities of project enterprises shall be decided by investors in accordance with the Enterprise Law, the Investment Law and relevant laws.
Article 21.- Conditions for the execution of projects
Competent state agencies and investors shall agree in project contracts on conditions for the execution of projects.
Article 22.- Signing of contracts for execution of projects
Project enterprises may themselves decide on the selection of consultancy, procurement, construction and installation contractors and sign other contracts for the execution of projects. The contractor selection results must be notified to competent state agencies.
Article 23.- Preparation of construction ground
1. Project enterprises shall assume the prime responsibility for, and coordinate with competent state agencies and provincial-level People's Committees of localities where projects are to be executed in, setting up construction ground clearance councils according to plans stated in the approved investment projects on the construction of works. Special cases shall be decided by the Prime Minister.
...
...
...
3. Compensation and ground clearance expenses shall be incurred by project enterprises and accounted into the total investment capital of projects, except for cases where compensation and ground clearance is funded with state budget under the provisions of Point b, Clause 1, Article 5 of this Decree and unless otherwise provided for in project contracts.
Article 24.- Formulation of technical designs and construction of works
Project enterprises shall formulate technical designs of works in accordance with the construction law and send them to competent state agencies for monitoring and inspection. If technical designs are incompatible with the approved basic designs, project enterprises shall submit them to competent state agencies for consideration and decision.
Article 25.- Monitoring of construction and take-over test of works
1. Project enterprises may themselves monitor or hire independent consultancy organizations to monitor construction and take over work items and the whole works after test against the approved designs.
2. The hired consultancy organizations are accountable before project enterprises and before law for the quality of project works.
Article 26.- Management and operation of works
BOT or BTO enterprises or management organi-zations mentioned in Clause 10, Article 2 of this Decree shall manage and operate the whole works under conditions agreed upon in project contracts.
Article 27.- Prices and service charges
...
...
...
2. Conditions for the increase of prices, charges and revenues must be agreed upon and defined in project contracts. When adjusting prices, charges and revenues, project enterprises shall notify competent state agencies 30 days in advance. The adjustment of prices and charges of products and services managed by the State or of revenues falling outside the scope of project contracts is subject to approval of competent state agencies.
Article 28.- Support for collection of service charges
Project enterprises are given all favorable conditions to properly and fully collect service charges and other lawful revenues from the operation of project works. When necessary, project enterprises may request competent state agencies to support the collection of charges and other revenues from the operation of project works.
Article 29.- Obligations related to the provision of services and operation of works
Project enterprises are obliged to:
1. Treat equally all lawful users of products or services they provide. They are prohibited from abusing their right to operate project works to discriminate against users or refuse to provide services.
2. Provide regular maintenance and repair of works under project contracts, ensuring that the works operate according to their designs.
3. Supply products and services with sufficient quantities and of proper quality as agreed upon in project contracts throughout the operation duration till the works are transferred.
4. Maintain the use of the works under the conditions stipulated in project contracts.
...
...
...
TRANSFER OF WORKS AND TERMINATION OF PROJECT CONTRACTS
Article 30.- Transfer of project works
1. For a BOT project, at the end of the operation duration of the project work defined in the BOT contract, the investor shall transfer without compensation the work and documents related to the process of its exploitation and operation to the State. Transferred assets do not include arising debts of the project enterprise. All project-related financial liabilities of the investor and the project enterprise towards to the State must be fulfilled before the transfer of the work.
2. For a BTO or BT project, after building, the investor shall transfer the work to the State under the conditions set in the BTO or BT contract and the provisions of Articles 32 and 33 of this Decree.
Apart from the conditions specified in this Clause, the transfer of works of BT projects must comply with the provisions of Clauses 5 and 6, Article 31 of this Decree.
Article 31.- Procedures for the transfer of works of BOT projects
1. One year before the transfer of works to the State, investors shall publish on central and local dailies such transfer and the order, procedures and time limit for the liquidation of contracts and settlement of debts.
2. One year before the transfer deadline defined in project contracts, competent state agencies shall organize the assessment of the quality of works in order to determine damage (if any) and request project enterprises to conduct the repair or maintain the works.
3. Competent state agencies shall accept the transfer only when works and equipment and assets related to their operation have been maintained and repaired as agreed upon in project contracts.
...
...
...
5. Investors and project enterprises shall ensure that transferred assets are not used as guarantees for the performance of financial obligations or as pledges or mortgages to secure other obligations of project enterprises which arise before the transfer.
6. Project enterprises are responsible for transferring technology and providing necessary professional training and guidance for the units assigned by the State to sustain the operation of works.
7. Project enterprises are responsible for performing periodical warranty and maintenance obligations so as to ensure normal technical conditions for the operation of works according to the requirements of project contracts.
Article 32.- Conditions for the delivery of works
Upon the delivery of a work, the competent state agency and the investor shall consider its satisfaction of the transfer conditions specified in the project contract, including the following issues:
1. The state of the work upon transfer;
2. The list of assets transferred, including documents related to the survey, designing, construction, installation, operation, maintenance and management of the work;
3. The document on the appraisal of the value and quality of the work;
4. Responsibilities of concerned parties for the continued operation of the work;
...
...
...
6. Environmental protection conditions;
7. Relevant contracts and other necessary conditions for the maintenance and operation of the work after its transfer.
Article 33.- Acceptance and use of works after delivery
1. Competent state agencies shall accept the transfer of works under the conditions stipulated in project contracts and arrange personnel to ensure the normal operation of works after their transfer.
2. Competent state agencies may assign works to an enterprise with adequate managerial and technical capacity for continued management and operation of the works.
Article 34.- Effect of project contracts
1. A project contract ceases to be effective upon the expiration of its term agreed in the contract.
2. A project shall be forced to terminate operation and the investor shall take all responsibilities under the project contract if construction of the work fails to start within the agreed upon time limit, unless otherwise agreed upon in the project contract.
...
...
...
1. BOT and BTO enterprises are entitled to enterprise income tax incentives applicable to projects on the list of those in the domains eligible for special investment incentives. These enterprises enjoy enterprise income tax rate incentives throughout the execution duration of their projects.
2. Project enterprises and subcontractors are exempted from import tax for the execution of projects in accordance with the import tax and export tax law.
3. Industrial property objects under protection, technical know-hows, technological processes and technical services for the execution of projects are exempt from taxes related to technology transfer and incomes from royalties.
4. Besides the tax incentives mentioned in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, investors and project enterprises shall pay other taxes in accordance with law.
5. Tax incentives for other projects executed by investors to recover capital from BT works shall be applied under the provisions of this Article or as agreed upon in project contracts in accordance with the bidding law and relevant laws, taking into account the capital recovery duration of the BT works and the profitability of other projects.
Article 36.- Taxes for contractors participating in the execution of projects
1. Foreign contractors (if any) participating in the execution of projects shall pay taxes and enjoy tax exemption or reduction under the provisions of the tax law applicable to foreign contractors.
2. Vietnamese contractors shall perform tax obligations under the provisions of the tax law applicable to Vietnamese enterprises.
...
...
...
Project enterprises are exempted from land use levies for the whole land areas assigned by the State or from land rents throughout the execution duration of projects.
Article 38.- Guarantees for obligations of investors, project enterprises and other enterprises
When necessary, depending on the nature of projects, the Government shall designate competent agencies to provide guarantees on its behalf for loans, materials supply, product consumption and other contractual obligations of investors, project enterprises or other enterprises participating in the execution of projects, which are defined in project contracts, and to provide guarantees for obligations of state enterprises with exclusive rights to sell raw materials to and purchase products and services of project enterprises.
Article 39.- Right to mortgage assets
1. In the course of the execution of a project, the project enterprise may pledge or mortgage its assets and land use rights in accordance with law.
2. The pledge or mortgage of assets of project enterprises must be approved by competent state agencies, not affect the projects' objectives, progress and operations defined in project contracts, and comply with the provisions of law.
Article 40.- Right to buy foreign currencies
1. In the course of building and operating a work, the investor and project enterprise may buy foreign currencies at credit institutions licensed to conduct foreign exchange operations for their current transactions, capital transactions and other transactions under the provisions of law on foreign exchange management, including:
a/ Payment of rentals of equipment and machines hired from outside;
...
...
...
c/ Payment of foreign debts (both principal and interest);
d/ Payment of bank loans in foreign currencies (both principal and interest) for the import of machines, equipment and other products and services for the execution of the project.
e/ Transfer abroad of capital, profits, investment liquidation amounts and amounts paid for the supply of techniques, services, intellectual property, and other lawful revenues (applicable to foreign investors).
2. The Government shall ensure or support foreign currencies for energy, traffic works construction and waste treatment projects.
Article 41.- Assurance of the provision of public services
1. Project enterprises may use land, roads and other auxiliary works to execute projects in accordance with law.
2. In case of scarcity of public services or restrictions on users of public services, project enterprises shall be prioritized in the provision of services or the use of public works for the execution of projects.
3. Competent state agencies are responsible for supporting project enterprises in carrying out procedures and making necessary dossiers to enjoy priority in the use of public services and public works.
Article 42.- Settlement of disputes
...
...
...
2. All disputes related to foreign investment projects must be first settled through negotiation or conciliation. If they cannot settle their disputes through negotiation or conciliation, involved parties may settle them according to the following provisions:
a/ Disputes between competent state agencies and foreigners or project enterprises shall be settled by Vietnamese arbitration or courts, unless otherwise agreed upon in project contracts;
b/ Disputes between project enterprises and foreign organizations or individuals or Vietnamese economic organizations or disputes between foreign investors shall be settled under the provisions of Clause 3, Article 12 of the Investment Law.
Article 43.- Assurance of capital and assets
1. Investment capital and lawful assets of investors shall not be nationalized or confiscated through administrative measures.
2. When it is necessary to purchase or requisition assets of investors under Article 6 of the Investment Law, the State shall ensure payment or compensation for their assets and capital at market prices or in other forms as agreed upon.
Article 44.- Implementation effect
...
...
...
1. The Government's Decree No. 77/CP of June 18, 1997, promulgating the Regulation on investment in the form of Build-Operate-Transfer (BOT) contracts, applicable to domestic investment.
2. The Government's Decree No. 62/1998/ND-CP of August 15, 1998, promulgating the Regulation on investment in the form of Build-Operate-Transfer (BOT), Build-Transfer-Operate (BTO) or Build-Transfer (BT) contracts, applicable to foreign investment in Vietnam.
3. The Government's Decree No. 02/1999/ND-CP of January 27, 1999, amending and supplementing a number of articles of the Regulation on investment in the form of Build-Operate-Transfer (BOT), Build-Transfer-Operate (BTO) or Build-Transfer (BT) contracts, applicable to foreign investment in Vietnam.
Article 45.- Transitional provisions
1. Project enterprises using domestic investment capital and set up before the effective date of this Decree need not re-register their business.
2. Foreign-invested project enterprises set up before the effective date of this Decree may re-register or need not re-register their business under the provisions of Clause 2, Article 170 of the Enterprise Law and relevant regulations. Re-registration must not affect commitments in project contracts.
3. Projects that are granted investment licenses before the effective date of this Decree need not go through procedures for the re-grant of investment certificates, unless it is required by investors.
4. Investors that have signed project contracts before the effective date of this Decree but have not yet been granted investment licenses or investment certificates need not adjust the project contracts but shall carry out procedures for the grant of investment certificates in accordance with this Decree.
Article 46.- Organization of implementation
...
...
...
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall, within the ambit of their functions and tasks, implement this Decree.
ON
BEHALF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
;
Nghị định 78/2007/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao
Số hiệu: | 78/2007/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 11/05/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 78/2007/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao
Chưa có Video