Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 17/2000/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2000

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 17/2000/NĐ-CP NGÀY 26THÁNG 5 NĂM 2000 VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CHỨNG KHOÁN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Thanh tra ngày 01 tháng 4 năm 1990;
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Tổng Thanh tra Nhà nước,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Thanh tra chứng khoán là thanh tra nhà nước chuyên ngành về chứng khoán và thị trường chứng khoán, thuộc tổ chức bộ máy của ủy ban Chứng khoán Nhà nước, có con dấu riêng.

Điều 2. Mục đích hoạt động của Thanh tra chứng khoán nhằm góp phần đảm bảo cho hoạt động của thị trường chứng khoán được an toàn, công bằng, công khai, có hiệu quả, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

Điều 3. Đối tượng Thanh tra chứng khoán gồm:

1. Các tổ chức phát hành chứng khoán đưa vào giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung;

2. Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán;

3. Các công ty chứng khoán; Tổ chức bảo lãnh phát hành, Công ty quản lý quỹ đầu tư; Tổ chức đăng ký chứng khoán, lưu ký chứng khoán, thanh toán bù trừ chứng khoán; Ngân hàng giám sát;

4. Người hành nghề kinh doanh chứng khoán;

5. Các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Điều 4. Phạm vi hoạt động của Thanh tra chứng khoán gồm có:

1. Hoạt động phát hành chứng khoán;

2. Các giao dịch chứng khoán;

3. Các hoạt động kinh doanh, đăng ký, thanh toán bù trừ, lưu ký chứng khoán;

4. Việc công bố thông tin.

Điều 5. Hoạt động của Thanh tra chứng khoán chỉ tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời; không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của Thanh tra chứng khoán.

Chương 2:

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CỦA THANH TRA CHỨNG KHOÁN

Điều 6. Thanh tra chứng khoán có nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; việc thực hiện các quy định trong giấy phép phát hành chứng khoán, giấy phép hoạt động chứng khoán, giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán;

2. Phối hợp với các đơn vị thuộc ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong việc giám sát hoạt động phát hành, kinh doanh, giao dịch chứng khoán. Thực hiện các cuộc thanh tra các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát hành, kinh doanh, giao dịch chứng khoán nhằm phát hiện, ngăn chặn các vi phạm. Kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện các biện pháp đảm bảo thi hành pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

3. Phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

4. Xác minh, kết luận, kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo. Tham mưu giúp Chủ tịch ủy ban Chứng khoán Nhà nước chỉ đạo công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong ngành chứng khoán;

5. Tham mưu giúp Chủ tịch ủy ban Chứng khoán Nhà nước chỉ đạo công tác thanh tra đối với các đơn vị thuộc quyền quản lý của ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

6. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Pháp lệnh Thanh tra ngày 01 tháng 4 năm 1990 và các nhiệm vụ khác do Chủ tịch ủy ban Chứng khoán Nhà nước giao.

Điều 7. Khi tiến hành thanh tra, được quyền:

1. Yêu cầu đối tượng bị thanh tra và các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;

2. Lập biên bản thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết;

3. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

4. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 8. Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra chứng khoán có trách nhiệm:

1. Xuất trình quyết định thanh tra và thẻ Thanh tra viên;

2. Thực hiện đúng trình tự, thủ tục thanh tra, không gây phiền hà, sách nhiễu làm cản trở hoạt động phát hành, kinh doanh, giao dịch chứng khoán và gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động phát hành, kinh doanh, giao dịch chứng khoán;

3. Báo cáo Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết.

Điều 9. Thanh tra chứng khoán chỉ thành lập ở ủy ban Chứng khoán nhà nước. Quy chế làm việc của Thanh tra chứng khoán do Chủ tịch ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định, sau khi thống nhất ý kiến với Tổng Thanh tra Nhà nước và Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

Điều 10. Thanh tra chứng khoán chịu sự chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Điều 11. Điều hành Thanh tra chứng khoán là Chánh Thanh tra, giúp việc Chánh Thanh tra có một số Phó Chánh Thanh tra.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra do Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị Tổng Thanh tra Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ khác và các ngạch Thanh tra viên chứng khoán thực hiện theo các quy định của pháp luật thanh tra hiện hành.

Chương 3:

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CHÁNH THANH TRA VÀ THANH TRA VIÊN CHỨNG KHOÁN

Điều 12. Chánh Thanh tra chứng khoán có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra chứng khoán quy định tại Điều 6 của Nghị định này;

2. Xử phạt vi phạm hành chính và kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật;

3. Thực hiện các quyền khác quy định tại Điều 15, Pháp lệnh Thanh tra;

4. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước giao.

Điều 13. Thanh tra viên chứng khoán phải đáp ứng tiêu chuẩn các ngạch, bậc công chức ngành thanh tra Nhà nước.

Điều 14. Thanh tra viên chứng khoán trong khi tiến hành thanh tra phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Pháp lệnh Thanh tra và các văn bản pháp luật khác có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra viên chứng khoán.

Điều 15. Thanh tra viên chứng khoán được hưởng chế độ, chính sách đãi ngộ và được trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chương 4:

QUAN HỆ GIỮA THANH TRA CHỨNG KHOÁN VỚI CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN

Điều 16. Thanh tra chứng khoán chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về tổ chức và nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Nhà nước và thực hiện mối quan hệ khác với Thanh tra Nhà nước theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 17. Thanh tra chứng khoán trong quá trình thanh tra hoạt động phát hành, kinh doanh và giao dịch chứng khoán, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực khác thì Thanh tra chứng khoán có trách nhiệm thông báo cho tổ chức Thanh tra thuộc lĩnh vực đó để có biện pháp xử lý thích hợp.

Tổ chức Thanh tra của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức Thanh tra Nhà nước ở địa phương khi thực hiện thanh tra, kiểm tra các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của mình, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì tổ chức Thanh tra đó có trách nhiệm thông báo cho Thanh tra chứng khoán.

Điều 18. Thanh tra chứng khoán có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân các cấp trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện các tổ chức và cá nhân có dấu hiệu cấu thành tội phạm, liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, Thanh tra chứng khoán phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Các cơ quan điều tra, khi cần thiết phải phối hợp với Thanh tra chứng khoán trong quá trình tiến hành điều tra các vấn đề liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Điều 19. Thanh tra chứng khoán được sử dụng cộng tác viên trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra hiện hành.

Chương 5:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 20. Công chức Thanh tra chứng khoán, cộng tác viên và tổ chức Thanh tra chứng khoán có thành tích trong hoạt động thanh tra được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Thanh tra viên chứng khoán có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, thiếu trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ, có hành vi bao che cho tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và các quy định của Nghị định này, tùy theo mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 23. Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 24. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 17/2000/ND-CP

Hanoi, May 26, 2000

 

DECREE

ON ORGANIZATION AND OPERATION OF THE SECURITIES INSPECTORATE

THE GOVERNMENT

Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the April 1st, 1990 Ordinance on Inspection;
At proposals of the Chairman of the State Securities Commission, the Minister-Chairman of the Government Commission for Organization and Personnel and the State Inspector General,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The securities inspectorate is the specialized securities and securities market State inspectorate in the organizational structure of the State Securities Commission, which has its own seal.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- Subject to the securities inspection are:

1. Organizations that issue securities to be traded at the central trading markets;

2. Securities trading centers, stock exchanges;

3. Securities companies, issuance-underwriting organizations, investment fund managing companies; organizations that conduct the securities registration, custody and securities clearing payment; supervisory banks;

4. Securities business practitioners;

5. Organizations and individuals involved in securities activities and securities market.

Article 4.- Operation scope of the securities inspectorate covers:

1. Securities issuing activities;

2. Securities transactions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Information disclosure.

Article 5.- Operations of the securities inspectorate shall comply only with the law, and be conducted in an accurate, objective, open, democratic and prompt manner. No agency, organization nor individual is allowed to unlawfully interfere in operations of the securities inspectorate.

Chapter II

TASKS, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE SECURITIES INSPECTORATE

Article 6.- The securities inspectorate has the following tasks and powers:

1. To inspect the observance of the legislation on securities and securities market; the observance of stipulations in securities issuance licenses, securities operation licenses and securities business practice licenses;

2. To coordinate with the units attached to the State Securities Commission in supervising activities related to securities issuance, trading and transactions. To inspect organizations and/or individuals in their securities issuance, trading and transaction in order to detect and prevent violations. To propose the Chairman of the State Securities Commission to take measures to ensure the enforcement of the legislation on securities and securities market;

3. To detect, prevent and sanction administrative violations according to its competence; to propose the competent agencies to handle violations of the legislation on securities and securities market;

4. To verify and make conclusions on complaints and denunciations related to securities activities and securities market operations, then propose the competent authorities to settle them according to the provisions of the Law on Complaints and Denunciations. To advise and assist the Chairman of the State Securities Commission in directing the work of preventing and combating corruption in the securities sector;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To perform tasks and exercise powers provided for in Article 8 and Article 9 of the April 1st, 1990 Ordinance on Inspection and other tasks assigned by the Chairman of the State Securities Commission.

Article 7.- When conducting inspections, the securities inspectorate may:

1. Request the inspected subjects and concerned parties to supply relevant documents and evidences and to answer questions related to the inspected contents;

2. Make written records of inspection and propose handling measures;

3. Apply measures to prevent and handle administrative violations according to the provisions of law;

4. Exercise other powers according to the provisions of the legislation on inspection.

Article 8.- When conducting inspections, the securities inspectorate shall have to:

1. Produce inspection decisions and inspector cards;

2. Carry out inspection activities strictly according to the prescribed inspection order and procedures; not to cause troubles and harassment that impede securities issuance, trading and/or transaction activities and cause damage to the legitimate interests of organizations and individuals involved in such securities issuance, trading and transaction activities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 9.- The securities inspectorate shall be set up only at the State Securities Commission. The working regulation of the securities inspectorate shall be decided by the Chairman of the State Securities Commission after consulting the State Inspector General and the Minister-Chairman of the Government Commission for Organization and Personnel.

Article 10.- The securities inspectorate shall submit to the direction by the Chairman of the State Securities Commission in the performance of its tasks of inspecting securities activities and securities market.

Article 11.- The securities inspectorate shall be administered by the Chief Inspector, who shall be assisted by a number of Deputy Chief Inspectors.

The appointment and dismissal of the Chief Inspector shall be decided by the Prime Minister at the State Securities Commission Chairmans proposal submitted by the State Inspector General.

The appointment and dismissal of other posts and securities inspectors ranks shall comply with the provisions of the current legislation on inspection.

Chapter III

TASKS AND POWERS OF THE CHIEF SECURITIES INSPECTOR AND SECURITIES INSPECTORS

Article 12.- The chief securities inspector has the following tasks and powers:

1. To direct and organize the performance of tasks and exercise of powers of securities inspectors specified in Article 6 of this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To exercise other rights provided for in Article 15 of the Ordinance on Inspection;

4. To perform other tasks assigned by the Chairman of the State Securities Commission.

Article 13.- Securities inspectors must satisfy the criteria set for various ranks and grades of State employees in the State inspection service.

Article 14.- Securities inspectors, while conducting inspections, shall have to duly perform the tasks and properly exercise the powers prescribed in the Ordinance on Inspection and other legal documents which contain provisions on the tasks and powers of securities inspectors.

Article 15.- Securities inspectors shall enjoy the preferential regime and policy and be equipped with technical and professional means according to provisions of the current law.

Chapter IV

RELATIONSHIP BETWEEN SECURITIES INSPECTORATE AND CONCERNED AGENCIES

Article 16.- The securities inspectorate shall submit to the direction and instruction in terms of organization and professional inspection operations by the State Inspectorate and maintain other relations with the State Inspectorate according to the legislation on inspection.

Article 17.- If the securities inspectorate, in the course of inspecting securities issuance, trading and transaction activities, detects any signs of violations of the legislations on other fields, it shall have to report them to the inspection organizations in such fields, so that the latter can take appropriate handling measures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 18.- The securities inspectorate shall have to coordinate with the investigation agencies, the Peoples Procuracies and the Peoples Courts at all levels in preventing and combating crimes in the field of securities and securities market according to the provisions of law.

In the inspection course, if it detects crime-constituting elements related to securities and securities market activities of organizations and individuals, the securities inspectorate shall have to forward the dossiers thereon to the competent investigation agencies.

When they deem it necessary, investigation agencies shall have to coordinate with the securities inspectorate in the course of conducting the investigation into matters related to securities activities and securities market.

Article 19.- The securities inspectorate is entitled to use collaborators in its inspection activities according to provisions of the current inspection legislation.

Chapter V

COMMENDATIONS, REWARDS AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 20.- The securities inspection personnel, collaborators and securities inspection organizations that record achievements in their inspection activities shall be commended and/or rewarded according to law.

Article 21.- Securities inspectors who commit acts of violating law provisions, neglect their responsibility in performing their tasks or commit acts of concealing organizations and/or individuals that violate provisions of the legislation on securities and securities market as well as provisions of this Decree shall, depending on the seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability. If damage is caused, they shall have to make compensations therefor according to the provisions of law.

Chapter VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 22.- This Decree takes effect 15 days after its signing.

Article 23.- The Chairman of the State Securities Commission shall guide the implementation of this Decree.

Article 24.- The ministers, the heads of the ministerial-levels agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

;

Nghị định 17/2000/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra chứng khoán

Số hiệu: 17/2000/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 26/05/2000
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 17/2000/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra chứng khoán

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [3]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…