Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 140/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2006

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC KHÂU LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
,

NGHỊ ĐỊNH

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.

2. Các loại chiến lược phát triển được điều chỉnh trong Nghị định này bao gồm: chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, vùng; chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước.

3. Các loại quy hoạch phát triển được điều chỉnh trong Nghị định này bao gồm: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng (bao gồm cả các lãnh thổ đặc biệt, vùng kinh tế trọng điểm), tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước.

4. Các loại kế hoạch phát triển được điều chỉnh trong Nghị định này bao gồm: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước.

5. Các chương trình phát triển được điều chỉnh trong Nghị định này là các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

6. Các loại dự án phát triển được điều chỉnh trong Nghị định này bao gồm các dự án đầu tư trong nước và các dự án đầu tư nước ngoài, cụ thể như sau:

a) Dự án công trình quan trọng quốc gia;

b) Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;

c) Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ;

d) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm công nghiệp, cụm làng nghề;

đ) Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung;

e) Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn;

g) Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ gây tác động xấu đối với môi trường.

Danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các hoạt động liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.

Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chiến lược phát triển là hệ thống các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội quốc gia ở tầm tổng thể, toàn cục, cơ bản và dài hạn; phản ánh hệ thống quan điểm, mục tiêu phát triển cơ bản, phương thức và các giải pháp lớn về phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ dài hạn của đất nước.

2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ là luận chứng phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội hợp lý trên vùng, lãnh thổ nhất định trong một thời gian xác định.

3. Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực là luận chứng lựa chọn phương án phát triển và phân bố ngành, lĩnh vực hợp lý trong thời kỳ dài hạn trên phạm vi cả nước và trên các vùng, lãnh thổ.

4. Vùng kinh tế trọng điểm là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia gồm một số tỉnh, thành phố hội tụ được các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả nước.

5. Kế hoạch phát triển là việc xác định một cách có hệ thống những hoạt động nhằm phát triển kinh tế - xã hội theo những mục tiêu, chỉ tiêu trong một thời gian nhất định. Kế hoạch bao gồm những chỉ tiêu, biện pháp, cơ chế và chính sách nhằm thực hiện những mục tiêu đã được đặt ra trong kỳ kế hoạch.

6. Chương trình phát triển là tập hợp các đối tượng đầu tư được thực hiện theo một kế hoạch cụ thể nhằm đạt được mục tiêu nào đó. Chương trình phát triển bao gồm một số dự án có quan hệ mật thiết với nhau về phương diện triển khai thực hiện, khai thác, sử dụng để đạt được mục tiêu chung của chương trình.

7. Dự án phát triển là tập hợp các đối tượng được đầu tư bằng nhiều nguồn lực để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định, làm biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc nâng cao chất lượng của đối tượng được đầu tư trong khoảng thời gian xác định.

Điều 4. Nguyên tắc chung

Việc bảo vệ môi trường nhất thiết phải được coi trọng, xem xét, cân nhắc ngay từ khi hình thành ý tưởng, định hướng phát triển và quán triệt xuyên suốt quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nước cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Không vì lợi ích trước mắt mà để lại những hậu quả nghiêm trọng, lâu dài về môi trường.

Điều 5. Trách nhiệm thực hiện

1. Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Đơn vị chủ quản, chủ đầu tư, cơ quan quyết định phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển phải có những giải pháp cụ thể để ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những sự cố môi trường trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.

3. Toàn xã hội có quyền lợi và nghĩa vụ trong việc tham gia, đóng góp ý kiến, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các quy định bảo vệ môi trường đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.

Chương 2:

QUY ĐỊNH VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC KHÂU LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN

Điều 6. Giai đoạn lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển

1. Đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển

a) Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển được lập phải bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường; định hướng mục tiêu phát triển và mục tiêu bảo vệ môi trường phải tuân thủ theo tiêu chí phát triển bền vững.

b) Khi lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển phải có nội dung đánh giá, dự báo những tác động đối với môi trường, các chỉ tiêu, biện pháp bảo vệ môi trường. Trong các kế hoạch phát triển phải có chỉ tiêu đầu tư cho việc tăng cường năng lực về tổ chức quản lý, giám sát môi trường, ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm, cải tạo và bảo vệ môi trường. Các chỉ tiêu môi trường phải là một bộ phận cấu thành của hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch ở các cấp và được xây dựng đồng thời với các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội trong kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực và địa phương.

c) Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và phải lập đồng thời với quá trình lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

d) Nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Luật Bảo vệ môi trường.

đ) Khi nghiên cứu lập các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, phải lấy ý kiến rộng rãi của các Bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học và chuyên gia có liên quan. Riêng đối với quy hoạch đô thị và nông thôn, khi nghiên cứu để lập phải công bố công khai và trưng cầu ý kiến của nhân dân và Hội đồng nhân dân sống trong vùng quy hoạch.

2. Đối với các chương trình, dự án phát triển

a) Các tác động đối với môi trường phải được xem xét ngay từ giai đoạn nghiên cứu lập chương trình, dự án phát triển.

b) Chủ đầu tư các chương trình, dự án phát triển quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 1 của Nghị định này có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đồng thời với quá trình lập chương trình hay lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

c) Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Luật Bảo vệ môi trường.

d) Chủ đầu tư các chương trình, dự án phát triển tự mình hoặc thuê tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và phải chịu trách nhiệm về các số liệu và nội dung nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

đ) Trường hợp có thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian triển khai thực hiện, hoàn thành chương trình, dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm giải trình với cơ quan phê duyệt và phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

e) Quy định về bảo vệ môi trường trong giai đoạn lập chương trình áp dụng đối với toàn bộ chương trình và từng dự án thuộc chương trình.

Điều 7. Giai đoạn thẩm định và phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển

1. Đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển

a) Nội dung thẩm định các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển phải bao gồm cả nội dung về bảo vệ môi trường.

b) Hồ sơ thẩm định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, ngoài các văn bản theo quy định, còn phải bao gồm kết quả thẩm định cáo cáo đánh giá môi trường chiến lược của cấp có thẩm quyền.

c) Việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Luật Bảo vệ môi trường. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có trách nhiệm báo cáo kết quả thẩm định với thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để làm căn cứ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

d) Thẩm quyền tổ chức thẩm định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trong quá trình thẩm định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền mời các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức tư vấn, nhà khoa học có liên quan tham gia thẩm định trên cơ sở thực hiện hợp đồng với cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định.

Cơ quan tổ chức thẩm định căn cứ vào ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức tham gia thẩm định, có thể yêu cầu cơ quan trình chiến lược, quy hoạch, kế hoạch giải trình, bổ sung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

đ) Thời gian thẩm định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển không quá 45 ngày kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không kể thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

e) Thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

g) Cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch căn cứ vào hồ sơ, tờ trình xin phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, báo cáo thẩm định của cơ quan được giao tổ chức thẩm định, kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược để xem xét, quyết định phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

Nội dung của quyết định phê duyệt phải bao gồm cả nội dung về bảo vệ môi trường.

h) Sau khi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đã được phê duyệt, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải công bố công khai, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cho nhân dân biết để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

2. Đối với chương trình, dự án phát triển

a) Nội dung thẩm định các chương trình, dự án phát triển phải bao gồm cả nội dung về bảo vệ môi trường.

b) Hồ sơ thẩm định chương trình, dự án phát triển, ngoài các văn bản theo quy định, còn phải bao gồm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cấp có thẩm quyền.

c) Việc thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các chương trình, dự án phát triển thực hiện theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 của Luật Bảo vệ môi trường. Cơ quan thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường với thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chương trình, dự án để làm căn cứ phê duyệt chương trình, dự án.

d) Thẩm quyền tổ chức thẩm định chương trình, dự án phát triển thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

đ) Cấp có thẩm quyền thẩm định chương trình, dự án phát triển sử dụng cơ quan chuyên môn trực thuộc có đủ năng lực để tổ chức thẩm định chương trình, dự án và có thể mời các cơ quan có liên quan tham gia hội đồng thẩm định.

Cơ quan tổ chức thẩm định chương trình, dự án phát triển chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thẩm định của mình.

Thời hạn thẩm định chương trình, dự án phát triển thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

e) Cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép đầu tư chương trình, dự án phát triển căn cứ vào báo cáo thẩm định của chương trình, dự án, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và các hồ sơ cần thiết khác để xem xét, quyết định phê duyệt chương trình, dự án phát triển.

Các chương trình, dự án phát triển quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 1 của Nghị định này chỉ được phê duyệt, cấp phép đầu tư sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

Nội dung của quyết định phê duyệt phải bao gồm cả nội dung về bảo vệ môi trường.

g) Quy định về bảo vệ môi trường trong giai đoạn thẩm định và phê duyệt chương trình áp dụng đối với toàn bộ chương trình và từng dự án thuộc chương trình.

Điều 8. Giai đoạn tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển

1. Đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển

a) Quá trình triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển phải tuân thủ đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển. Việc giám sát, thanh tra, kiểm tra thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

c) Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ giải quyết các khiếu nại, xử lý các kiến nghị của tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển.

d) Định kỳ hàng năm, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập báo cáo về tình hình kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

đ) Nội dung kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thực hiện theo nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

2. Đối với chương trình, dự án phát triển

a) Trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển, chủ chương trình, dự án có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật có liên quan.

b) Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các nội dung và biện pháp bảo vệ môi trường trong các chương trình, dự án phát triển; tiếp nhận và xử lý theo thẩm quyền các kiến nghị của cộng đồng dân cư về vấn đề môi trường liên quan đến chương trình, dự án đang thực hiện.

c) Các chương trình và dự án phát triển phải được xác nhận về việc thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hồ sơ, thủ tục, nội dung kiểm tra, xác nhận, thực hiện theo quy định hiện hành tại các văn bản pháp luật có liên quan.

d) Quy định về bảo vệ môi trường trong giai đoạn tổ chức thực hiện chương trình áp dụng đối với toàn bộ chương trình và từng dự án thuộc chương trình.

Chương 3:

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN

Điều 9. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Bảo đảm việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường khi lập chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng lãnh thổ, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm.

2. Bảo đảm việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong việc thẩm định các quy hoạch phát triển ngành, vùng lãnh thổ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất; các chương trình, dự án phát triển thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

3. Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc bảo đảm thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

4. Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường

1. Quản lý thống nhất hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường trong phạm vi cả nước; tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền; hướng dẫn xây dựng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các chương trình, dự án phát triển thuộc thẩm quyền phê duyệt của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.

3. Bảo đảm việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền.

4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chế độ giám sát, kiểm tra, thanh tra và quy định chế độ báo cáo kết quả thực hiện các quy định bảo vệ môi trường đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.

Điều 11. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Bảo đảm việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền.

2. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền; định kỳ hàng năm lập báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Bảo đảm việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển của địa phương thuộc thẩm quyền.

2. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển của địa phương; định kỳ hàng năm lập báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 13. Xử lý vi phạm

1. Các cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển, nếu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường của Nghị định này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện theo quy định tại Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 15. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
 cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phũng Ban Chỉ đạo Trung ương về phũng,
 chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
 thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phũng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phũng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phũng Quốc hội;
- Toà ỏn nhõn dõn tối cao;
- Viện Kiểm sỏt nhõn dõn tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ban Quản lý KKTCKQT Bờ Y;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chớnh quốc gia;
- VPCP: BTCN, cỏc Phú Chủ nhiệm,
 
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
 Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
 các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KG (8b).

 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 140/2006/ND-CP

Hanoi, November 22, 2006

 

DECREE

PROVIDING FOR THE ENVIRONMENTAL PROTECTION AT STAGES OF ELABORATION, EVALUATION, APPROVAL AND IMPLEMENTATION OF DEVELOPMENT STRATEGIES, PLANNINGS, PLANS, PROGRAMS AND PROJECTS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Environmental Protection;
Pursuant to the Government’s Decree No. 80/2006/ND-CP of August 9, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Environmental Protection;
Pursuant to the Government’s Decree No. 81/2006/ND-CP of August 9, 2006, on sanctioning of administrative violations in the domain of environmental protection;
At the proposal of the Planning and Investment Minister,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Governing scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Development strategies governed by this Decree include national and regional socio-economic development strategies; strategies for nationwide branch or sector development.

3. Development plannings governed by this Decree include overall plannings on socio-economic development of regions (including special territories and key economic regions), provinces and centrally run cities; plannings on nationwide branch or sector development.

4. Development plans governed by this Decree include national, provincial or municipal socio-economic development plans and plans on nationwide branch or sector development.

5. Development programs governed by this Decree mean socio-economic development programs.

6. Development projects governed by this Decree include domestic investment projects and foreign investment projects, specifically as follows:

a/ Projects on construction of national important works ;

b/ Projects involving the partial use of land areas of, or exerting adverse impacts on, natural conservation zones, national parks, historical-cultural relics, natural heritages, scenic places and beauty spots, which have been classified;

c/ Projects which are likely to adversely affect water sources of river basins, coastal areas and areas where the ecosystem is protected;

d/ Projects on construction of infrastructures of economic zones, industrial parks, hi-tech parks, export processing zones, industrial complexes, craft villages;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ Projects on large-scale exploitation and use of underground water or natural resources;

g/ Other projects with big latent dangers of exerting adverse impacts on the environment.

The list of projects subject to elaboration of environmental impact assessment reports is provided for in the Government’s Decree No. 80/2006/ND-CP of August 9, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Environmental Protection.

Article 2.- Subjects of application 

This Decree applies to Vietnamese agencies, organizations and citizens and foreign organizations and individuals residing in the territory of the Socialist Republic of Vietnam and conducting activities related to the elaboration, evaluation, approval and implementation of development strategies, plannings, plans, programs and projects.

If a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contains different provisions, the provisions of that treaty prevail.

Article 3.- Interpretation of terms

In this Decree, the following terms are construed as follows:

1. Development strategy means a system of overall, comprehensive, basic and long-term national socio-economic development undertakings, which reflects the system of basic development viewpoints and objectives, major methods and solutions to long-term national socio-economic development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Branch or sector development planning means a study involving options on development and rational distribution of branches or sectors for a long term throughout the country and in different regions or territories.

4. Key economic region means a part of the national territory, consisting of a number of provinces or cities that have favorable development conditions and factors and great economic potentials, and play the role of a driving force for national development.

5. Development plan means the systematic determination of specific activities for socio-economic development according to set objectives and targets within a given period of time. A plan consists of targets, measures, mechanisms and policies aiming to achieve objectives set during the plan period.       

6. Development program means a combination of objects invested under a specific plan in order to achieve certain objectives. A development program consists of a number of projects that are closely interrelated in terms of execution organization, operation and use to achieve the program’s common objectives.

7. Development project means a combination of objects invested with various resources to build, expand or renovate specified material foundations, thus increasing their quantity, expanding their areas, raising their quality from low to high and upgrading their structures from simple to complex level in order to achieve a growth in quantity or an improvement in quality of invested objects within a given period of time.

Article 4.- General principles

It is a must to attach importance to, consider and weigh up the environmental protection right from the emergence of development ideas or orientations and throughout the course of elaboration, evaluation, approval and implementation of strategies, plannings, plans, programs and projects in order to ensure the economically, socially and environmentally sustainable development of the country. It is prohibited to carry out activities which bring about immediate benefits but cause severe and long-term environmental consequences.

Article 5.- Implementation responsibilities

1. To protect the environment is the duty and responsibility of all organizations and individuals conducting activities related to the elaboration, evaluation, approval and implementation of development strategies, plannings, plans, programs and projects in the territory of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The entire population have benefits from, and obligations to participate in, the environmental protection and contribute opinions, inspect and supervise the observance of regulations on environmental protection by development strategies, plannings, plans, programs and projects.

Chapter II

PROVISIONS ON THE ENVIRONMENTAL PROTECTION AT STAGES OF ELABORATION, EVALUATION, APPROVAL AND  IMPLEMENTATION OF DEVELOPMENT STRATEGIES, PLANNINGS, PLANS, PROGRAMS AND PROJECTS

Article 6.- The stage of elaboration of development strategies, plannings, plans, programs and projects

1. For development strategies, plannings and plans:

a/ Elaborated development strategies, plannings and plans must ensure the harmony of socio-economic development and environmental protection objectives. Orientations for development objectives and environmental protection objectives must conform to the sustainable development criteria.

b/ When development strategies, plannings and plans are elaborated, there must be environmental impact assessments and forecasts as well as environmental protection targets and measures. In development plans, there must be norms of investment in building the capacity to organize the environmental management and supervision, prevent and treat environmental pollution, improve and protect the environment. Environmental targets must constitute part of the system of plan targets at various levels and be elaborated concurrently with socio-economic targets in development plans of branches, sectors or localities.

c/ Agencies tasked to elaborate development strategies, plannings or plans shall make strategic environmental assessment reports simultaneously with those strategies, plannings or plans.

d/ Contents of strategic environmental assessment reports shall comply with the provisions of Article 16 of the Law on Environmental Protection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For development programs and projects:

a/ Environmental impacts must be considered right at the stage of study and elaboration of those development programs and projects.

b/ Investors of development programs and projects defined in Clauses 5 and 6, Article 1 of this Decree shall make environmental impact assessment reports simultaneously with those programs or feasibility study reports of projects, then submit them to competent state agencies for approval.

c/ Contents of environmental impact assessment reports comply with the provisions of Article 20 of the Law on Environmental Protection.

d/ Investors of development programs and projects shall make environmental impact assessment reports by themselves or hire consultancy service organizations to do so, and take responsibility for the figures and information stated in those environmental impact assessment reports.

e/ Investors shall explain any change in scales, contents, execution durations and completion time limits of programs and projects with the approving agencies and, when requested by competent authorities, make additional environmental impact assessment reports.

f/ Provisions on environmental protection at the stage of elaboration of a program shall apply to the whole program and each project under that program.

Article 7.- The stage of evaluation and approval of development strategies, plannings, plans, programs and projects

1. For development strategies, plannings and plans

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Apart from required documents, the evaluation dossiers of strategies, plannings and plans must also contain results of competent authorities’ evaluation of strategic environmental assessment reports.

c/ The evaluation of strategic environmental assessment reports shall comply with the provisions of Article 17 of the Law on Environmental Protection. Agencies competent to evaluate those strategic environmental assessment reports shall report evaluation results to heads of agencies competent to approve strategies, plannings and plans for use as a basis for approving those strategies, plannings and plans.

d/ The competence to organize the evaluation of strategies, plannings and plans shall comply with the current provisions of law.

In the course of evaluation, competent state agencies shall invite concerned ministries, branches, localities, consultancy organizations and scientists to participate in the evaluation on the basis of contracts signed with agencies competent to organize the evaluation and shall take responsibility for the evaluation results.

Agencies organizing the evaluation may base themselves on opinions of ministries, branches, localities and organizations participating in the evaluation to request agencies submitting the strategies, plannings or plans to clarify or supplement them.

e/ The time limit for evaluation of a development strategy, planning or plan shall be 45 days after the evaluating agency receives a complete and valid dossier, excluding the time for modifying or supplementing the dossier.

f/ The competence to approve development strategies, plannings and plans shall comply with the current provisions of law.

g/ Authorities competent to approve strategies, plannings and plans shall base themselves on dossiers, proposals on approval of strategies, plannings and plans, evaluation reports of agencies tasked to organize the evaluation and the results of evaluation of strategic environmental assessment reports to consider and decide on the approval of those strategies, plannings and plans.

Contents of approval decisions must include environmental protection contents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For development programs and projects.

a/ To be-evaluated contents of development programs and projects must include environmental protection ones.

b/ Apart from required documents, the evaluation dossiers of development programs and projects must also contain competent authorities’ decisions on approving environmental impact assessment reports.

c/ The evaluation and approval of environmental impact assessment reports of development programs and projects shall comply with the provisions of Articles 21 and 22 of the Law on Environmental Protection. Agencies setting up councils to evaluate environmental impact assessment reports shall report the results of evaluation of environmental impact assessment reports to heads of agencies competent to approve programs and projects for use as a basis for approving those programs and projects.

d/ The competence to organize the evaluation of development programs and projects shall comply with the current provisions of law.

e/ Authorities competent to evaluate development programs and projects shall use their fully capable professional bodies to organize the evaluation of programs and projects and may invite concerned agencies to participate in evaluation councils.

Agencies organizing the evaluation of development programs and projects shall be held responsible before law for their evaluation contents.

The time limit for evaluation of a development program or project shall comply with the current provisions of law.

f/ Authorities competent to approve and grant investment licenses to development programs and projects shall base themselves on the evaluation reports of programs and projects, the decisions approving environmental impact assessment reports and other necessary dossiers to consider and decide on the approval of those development programs and projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Approval decisions must include environmental protection contents.

g/ Provisions on environmental protection at the stage of evaluation and approval of programs apply to the whole programs and each project under those programs.

Article 8.- The stage of implementation of development strategies, plannings, plans, programs and projects

1. For development strategies, plannings and plans

a/ In the course of implementation of development strategies, plannings and plans, the environmental protection contents stated in strategic environmental assessment reports must be fully complied with.

b/ The Natural Resources and Environment Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Planning and Investment Ministry, line-managing ministries, provincial/municipal People’s Committees in, supervising, examining and inspecting the compliance with provisions on environmental protection of development strategies, plannings and plans. The supervision, inspection and examination shall comply with the current provisions of law.

c/ Ministries, branches and provincial/municipal People’s Committees shall settle according to their competence or propose the Prime Minister to settle complaints and handle petitions of organizations and individuals, which are related to environmental protection, in the course of implementation of development strategies, plannings and plans.

d/ Annually, ministries, branches and provincial/municipal People’s Committees shall make reports on examination, inspection and supervision of the compliance with the provisions on environmental protection of development strategies, plannings and plans, then send them to the Natural Resources and Environment Ministry for sum-up and reporting to the Prime Minister.

e/ The contents of examination, inspection and supervision of compliance with the provisions of environmental protection of development strategies, plannings and plans shall comply with the contents of strategic environmental assessment reports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ In the course of implementation of development programs and projects, owners of those programs and projects shall fully observe the contents of the environmental impact assessment reports specified in Clause 1, Article 23 of the Law on Environmental Protection.

b/ Agencies approving the environmental impact assessment reports shall direct and organize the examination, inspection and supervision of observance of environmental protection contents and application of environmental protection measures by development programs and projects; receive and handle according to their competence population communities’ petitions concerning environmental issues related to currently implemented programs and projects.

c/ Development programs and projects must obtain certification of satisfaction of requirements in the decisions approving environmental impact assessment reports. Dossiers, procedures and contents of inspection and certification comply with current provisions of relevant legal documents.

d/ Provisions on environmental protection at the stage of implementation of programs apply to the whole programs and each project under those program.

Chapter III

RESPONSIBILITIES OF AGENCIES

Article 9.- Responsibilities of the Planning and Investment Ministry

1. To ensure the observance of the provisions on environmental protection in the elaboration of socio-economic development strategies, overall plannings and plans of the whole country and territorial regions, as well as long-term, five-year and annual plans.

2. To ensure the observance of the provisions on environmental protection in the evaluation of branch and regional development plannings of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, provinces and centrally run cities; master plans on industrial parks, export processing zones; and development programs and projects falling under the jurisdiction of the National Assembly, the Government or the Prime Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To coordinate with ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial/municipal People’s Committees in supervising, examining and inspecting the observance of the environmental protection provisions of development strategies, plannings, plans, programs and projects falling under the jurisdiction of the National Assembly, the Government or the Prime Minister.

Article 10.- Responsibilities of the Natural Resources and Environment Ministry

1. To uniformly manage the evaluation and approval of strategic environmental assessment reports and environmental impact assessment reports nationwide; to organize the evaluation of strategic environmental assessment reports and the evaluation and approval of strategic environmental assessment reports falling under its competence; to guide the elaboration of strategic environmental assessment reports.

2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Planning and Investment Ministry, line-managing ministries and provincial/municipal People’s Committees in, supervising, examining and inspecting the compliance with the provisions on environmental protection of development strategies, plannings, plans, programs and projects falling under the jurisdiction of the National Assembly, the Government or the Prime Minister; to annually sum up and report to the Prime Minister on the supervision, examination and inspection of the compliance with the environmental protection provisions of development strategies, plannings, plans, programs and projects.

3. To ensure the observance of the provisions on environmental protection at the stages of elaboration, evaluation, approval and implementation of branch or sector development plannings and plans falling under its competence.

4. The Natural Resources and Environment Minister shall guide the regime of supervision, examination and inspection, and prescribe the regime of reporting on the compliance with the environmental protection provisions of development strategies, plannings, plans, programs and projects.

Article 11.- Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies

1. To ensure the observance of the provisions on environmental protection at the stages of elaboration, evaluation, approval and implementation of branch or sector development strategies, plannings, plans, programs and projects falling under their respective competence.

2. To supervise, examine and inspect the compliance with the environmental protection provisions of branch or sector development strategies, plannings, plans, programs and projects falling under their respective competence; to make and send annual reports on implementation results to the Natural Resources and Environment Ministry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To ensure the observance of the provisions on environmental protection at the stages of elaboration, evaluation, approval and implementation of local development strategies, plannings, plans, programs and projects falling under their respective competence.

2. To supervise, examine and inspect the compliance with the environmental protection provisions of local development strategies, plannings, plans, programs and projects falling under their respective competence; to make and send annual reports on implementation results to the Natural Resources and Environment Ministry.

Article 13.- Handling of violations

1. If functional agencies, organizations and individuals involved in the elaboration, evaluation, approval and implementation of development strategies, plannings, plans, programs and projects violate this Decree’s provisions on environmental protection, they shall be administratively sanctioned.

2. Acts of administrative violation in environmental protection, sanctioning forms, levels, competence and procedures, and measures to remedy consequences shall comply with the provisions of the Government’s Decree No. 81/2006/ND-CP of August 9, 2006, on sanctioning of administrative violations in environmental protection.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 14.- Implementation effect 

This Decree takes effect 15 days after its publication in “CONG BAO.”

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Planning and Investment Minister and the Natural Resources and Environment Minister shall, within the ambit of their functions, tasks and powers, guide and organize the implementation of this Decree.

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People’s Committees shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

;

Nghị định 140/2006/NĐ-CP về việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển

Số hiệu: 140/2006/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 22/11/2006
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 140/2006/NĐ-CP về việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [1]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…