Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 67/KH-UBND

Cà Mau, ngày 23 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC TẾ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ” ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Thực hiện Quyết định số 2152/QĐ-TTg ngày 18/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án kéo dài thời gian thực hiện Quyết định số 2214/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số” đến năm 2025 và nội dung hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc tại Công văn số 103/UBDT-HTQT ngày 26/01/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Phổ biến, quán triệt nội dung và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số” đến năm 2025. Đồng thời, tạo nền tảng cơ sở và điều kiện quan trọng đối với việc huy động thêm nguồn lực để tập trung giải quyết các vấn đề cấp thiết trong triển khai thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

2. Yêu cầu:

- Triển khai thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp quy định trong Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 2152/QĐ-TTg ngày 18/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ; đảm bảo sự đồng bộ, hiệu quả và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành và các địa phương, đơn vị có liên quan.

- Việc triển khai thực hiện Đề án phải chú trọng hiệu quả, bền vững và đảm bảo công tác quản lý, giữ gìn an ninh, an toàn trật tự vùng dân tộc thiểu số theo quy định về quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

- Tạo điều kiện phát huy tối đa những lợi thế về vị trí, địa lý kinh tế của địa phương; quản lý và sử dụng các nguồn lực đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng và phù hợp với chiến lược các nhà đầu tư, nhà tài trợ.

- Các cơ chế chính sách mang tính khả thi, đồng bộ, phù hợp với pháp luật và các cam kết quốc tế.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung:

Tiếp tục tăng cường hợp tác thu hút các nguồn lực vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế, tập thể, cá nhân ở nước ngoài, hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thành công và hiệu quả đối với việc triển khai thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Thu hút tối đa các tiềm năng nguồn lực quốc tế, đặc biệt là nguồn viện trợ không hoàn lại, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi, góp phần thực hiện hoàn thành các nội dung chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh.

- Vận động thu hút đầu tư quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số dựa trên nhu cầu và thực tiễn, tiềm năng và lợi thế của từng địa phương, từng dân tộc, trên nguyên tắc bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, bảo vệ môi trường.

- Vận động hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức, cá nhân quốc tế hỗ trợ nâng cao năng lực cho người dân vùng dân tộc thiểu số; cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác dân tộc các cấp từ tỉnh đến cơ sở.

2. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện:

a. Đối tượng:

- Đối tượng thu hút: Các tổ chức phát triển, các tổ chức quốc tế song phương, đa phương; các tổ chức phi chính phủ (NGO), các cá nhân, doanh nghiệp ở nước ngoài.

- Đối tượng thụ hưởng: Vùng dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau thuộc phạm vi triển khai thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.

b. Phạm vi và thời gian thực hiện:

- Phạm vi hỗ trợ: Hỗ trợ tài chính, kỹ thuật; tri thức, kinh nghiệm và chuyển giao khoa học, công nghệ.

- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021 - 2025.

3. Các lĩnh vực ưu tiên:

Các lĩnh vực ưu tiên của Đề án gắn với nội dung “Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”; trong đó, tập trung đối với các lĩnh vực trọng tâm, phù hợp với Kế hoạch triển khai thực hiện và điều kiện thực tế của tỉnh, bao gồm:

a) Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt của hộ dân tộc thiểu số.

b) Sắp xếp, quy hoạch, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết.

c) Phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.

d) Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc.

đ) Đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số; đầu tư nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

e) Bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

g) Chăm sóc sức khỏe người dân, nâng cao thể trạng tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em.

h) Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.

i) Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng dân tộc thiểu số. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình.

4. Một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

a) Công tác xây dựng Chương trình, dự án:

- Tiếp tục triển khai thực hiện các Chương trình, dự án có vốn viện trợ nước ngoài còn hiệu lực trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số; trong đó tập trung triển khai có hiệu quả các dự án tài trợ xây dựng nông thôn.

- Lập đề cương danh mục dự án (các lĩnh vực ưu tiên của Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) và tổ chức vận động, thu hút đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số từ nguồn vốn ODA, NGO và các nguồn lực trong nước.

b) Công tác thông tin, tuyên truyền:

- Cung cấp các thông tin kịp thời, chính xác nhu cầu về Chương trình dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; ban hành một số chính sách đặc thù nhằm thu hút tài trợ nước ngoài vào các lĩnh vực cần thiết để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh vùng dân tộc thiểu số.

- Tăng cường phối hợp giữa chủ đầu tư dự án với các nhà tài trợ nước ngoài, tỉnh với các bộ ngành để kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện dự án ở vùng dân tộc thiểu số.

- Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, đào tạo tay nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số nhằm duy trì và phát huy hiệu quả của các dự án đầu tư, hướng tới phát triển bền vững.

- Thực hiện công khai, minh bạch, trách nhiệm và giám sát của các bên, cộng đồng trong suốt quá trình lập, triển khai và kết thúc dự án.

c) Công tác quản lý và đào tạo nguồn nhân lực:

- Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý các chương trình, dự án có nguồn vốn viện trợ nước ngoài.

- Khuyến khích sử dụng lao động tại vùng dân tộc thiểu số phục vụ cho các dự án; vận động và tranh thủ các nguồn lực hợp pháp trong và ngoài nước hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động ở vùng dân tộc thiểu số; ưu tiên dạy nghề, đào tạo lao động tại chỗ và sử dụng những cán bộ người dân tộc thiểu số có đủ khả năng tham gia trợ giảng trong đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số; tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cộng đồng tham gia trong suốt quá trình đầu tư và sử dụng sau khi kết thúc dự án.

- Tập huấn kiến thức, tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm từ các nhà tài trợ vào vùng dân tộc thiểu số đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả sản xuất.

d) Công tác huy động các nguồn lực trên địa bàn:

- Chủ động tổ chức và huy động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài kết hợp với các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh để thực hiện Đề án.

- Vận động và tổ chức cho cộng đồng các dân tộc thiểu số tích cực tham gia trực tiếp vào các chương trình phát triển sản xuất, xây dựng và sử dụng các công trình của cộng đồng.

5. Nguồn lực thực hiện:

- Vốn viện trợ không hoàn lại, vốn ưu đãi từ các Chính phủ, các tổ chức quốc tế, NGO, các doanh nghiệp và các cá nhân ở nước ngoài.

- Vốn đối ứng: Nguồn ngân sách tỉnh; nguồn hợp pháp từ cộng đồng, tập thể, cá nhân và các doanh nghiệp trong nước.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Dân tộc:

- Là cơ quan thường trực tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, quản lý, triển khai, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 2152/QĐ-TTg ngày 18/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị hướng dẫn xây dựng các chương trình, dự án và tổ chức các hoạt động kêu gọi tài trợ vào vùng dân tộc thiểu số.

- Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trình UBND tỉnh phê duyệt cơ chế tài chính tại địa phương và công tác quản lý tài chính áp dụng đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn tài trợ, nguồn vốn ưu đãi dành cho vùng dân tộc thiểu số.

- Chủ trì phối hợp các sở, ngành cung cấp thông tin tới các đối tác nước ngoài quan tâm viện trợ, hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án, trình cấp có thẩm quyền giải quyết.

- Thực hiện báo cáo tổng hợp định kỳ và đột xuất về cho UBND tỉnh, Ủy ban Dân tộc.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các sở, ngành, địa phương có liên quan tổng hợp, tham mưu ban hành danh mục, chương trình kêu gọi xúc tiến đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số, đảm bảo với mục tiêu, đối tượng và phù hợp với quy định của nhà nước.

- Tham mưu bố trí kế hoạch vốn thực hiện chương trình, dự án đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số theo quy định.

3. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc và các sở, ngành liên quan xây dựng cơ chế tài chính tại địa phương và hướng dẫn quản lý, sử dụng các nguồn vốn; tham mưu bố trí vốn đối ứng để thực hiện các dự án, chương trình tài trợ, hỗ trợ quốc tế.

4. Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị tỉnh:

Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các cơ quan liên quan hướng dẫn xây dựng nội dung, chương trình dự án và tổ chức xúc tiến vận động viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ theo chương trình, kế hoạch hằng năm của tỉnh.

5. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan:

- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, căn cứ mục tiêu và giải pháp của các chương trình, dự án có trách nhiệm lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành phụ trách.

- Đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách và chương trình, dự án cụ thể để thu hút, vận động các nhà tài trợ nước ngoài hoặc hệ thống ngành dọc ưu tiên cho vùng dân tộc thiểu số thuộc phạm vi chức năng quản lý.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau có vùng đồng bào dân tộc thiểu số:

- Chủ động tổ chức và huy động các nguồn lực trên địa bàn để thực hiện Đề án theo nội dung Kế hoạch, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vận động và tổ chức cho cộng đồng các dân tộc thiểu số tích cực tham gia trực tiếp vào các chương trình phát triển sản xuất, xây dựng và sử dụng các công trình của cộng đồng.

- Chỉ đạo xây dựng, đề xuất các chương trình, dự án cần kêu gọi viện trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài gửi về Ban Dân tộc, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh hằng năm.

- Chỉ đạo chặt chẽ công tác quản lý, triển khai, sử dụng có hiệu quả các chương trình, dự án được đầu tư, tài trợ của các tổ chức, cá nhân có yếu tố nước ngoài.

Định kỳ hàng năm, các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch về Ban Dân tộc trước ngày 05/11 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Ủy ban Dân tộc.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số” đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau và các ngành chức năng có liên quan triển khai thực hiện./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hồng Quân

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 67/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số” đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu: 67/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
Người ký: Trần Hồng Quân
Ngày ban hành: 23/04/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 67/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số” đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…