Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 513/KH-UBND

Gia Lai, ngày 07 tháng 05 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 07/CT-TTG NGÀY 15/3/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ THU HÚT CÁC NGUỒN LỰC XÃ HỘI CHO NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÙNG BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN, TRÊN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO, GẮN VỚI BẢO VỆ VỮNG CHẮC CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ NÂNG CAO ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN

Tỉnh Gia Lai có 90 km đường biên giới qua 07 xã thuộc 03 huyện biên giới và có cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh. Thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 15/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về thu hút các nguồn lực xã hội cho nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng biên giới đất liền, trên biển và hải đảo, gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống nhân dân; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 07/CT-TTg, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và tiến độ thực hiện đối với từng nhiệm vụ được giao. Đảm bảo việc triển khai Kế hoạch kịp thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp tại tất cả các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 01/02/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 17/8/2018 của Chính phủ và Kế hoạch số 167-KH/TU ngày 19/10/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 16-NQ-TW ngày 10/10/2017 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội các xã biên giới đất liền kết hợp với tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại trên địa bàn tỉnh.

2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tại đơn vị; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến Kế hoạch đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong mỗi cơ quan, đơn vị, các địa phương trên địa bàn tỉnh và thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Kế hoạch.

II. MỤC TIÊU:

- Phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, điều kiện thuận lợi, khuyến khích các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh khu vực biên giới. Từng bước hiện đại hóa công tác quản lý biên giới; hỗ trợ người dân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân làm việc, sinh sống ở khu vực biên giới, tập trung vào vấn đề định canh, định cư, ổn định sinh kế, giảm tình trạng di cư tự do; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với quản lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh với chi phí thấp, ổn định; khuyến khích đầu tư; hỗ trợ doanh nghiệp, người dân đầu tư, mở rộng ngành nghề, kinh doanh, đa dạng hóa nguồn hàng phục vụ xuất, nhập khẩu qua biên giới.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhiệm vụ chung

Các sở, ngành, địa phương tập trung xây dựng các giải pháp để thực hiện mục tiêu của Kế hoạch này và triển khai các nhiệm vụ chung sau:

- Tổ chức quán triệt và tuyên truyền rộng rãi nội dung Chỉ thị số 07/CT- TTg; Tăng cường công tác tuyên truyền và thực hiện các văn kiện pháp lý về biên giới mà Chính phủ hai Nhà nước Việt Nam và Campuchia đã ký kết. Trên cơ sở chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước làm tốt công tác đối ngoại, ngoại giao nhân dân khu vực biên giới; củng cố mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia.

- Tiếp tục thiện các cơ chế, chính sách hiện có, tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp về các cơ chế, chính sách của nhà nước; phát huy các lợi thế sẵn có của địa phương cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân; kết hợp xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc theo Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới.

2. Nhiệm vụ cụ thể

2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan

- Tổ chức triển khai đánh giá hệ thống các cơ chế chính sách hiện có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiệm vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới theo hướng dẫn của Bộ, ngành trung ương; kịp thời tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh đề xuất với Chính phủ, Trung ương sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, ban hành mới các cơ chế chính sách bảo đảm phù hợp, khuyến khích mọi nguồn lực xã hội cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh khu vực biên giới.

- Hướng dẫn, triển khai thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, các chương trình dự án có liên quan nhằm phát huy hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển các khu vực biên giới.

- Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương tham mưu UBND tỉnh triển khai việc lồng ghép nhiệm vụ huy động các nguồn lực xã hội tham gia phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia với việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia từng giai đoạn nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án có tính lan tỏa nhằm kích thích sự phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới, tạo tiền đề, môi trường thuận lợi để Nhân dân và các nhà đầu tư tích cực tham gia đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, hiện thực hóa chủ trương thu hút nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển khu vực biên giới phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

- Cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm, hằng năm; tham mưu việc bố trí nguồn kinh phí phù hợp để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, nhất là đối với các địa bàn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới.

2.2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan

Cân đối đảm bảo nguồn kinh phí cho các chương trình, đề án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội các vùng biên giới đã được các cấp có thẩm quyền ban hành trên địa bàn tỉnh.

2.3. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan

- Nắm chắc tình hình nội ngoại biên, quản lý chặt chẽ biên giới, địa bàn, đối tượng, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

- Chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát bảo vệ biên giới, cửa khẩu, địa bàn; đấu tranh phòng chống hoạt động vượt biên, xâm nhập, xuất cảnh trái phép và các loại tội phạm; giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân khu vực biên giới tham gia phát triển kinh tế-xã hội; xoá đói giảm nghèo bền vững. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao đời sống nhân dân khu vực biên giới.

- Đề xuất cấp có thẩm quyền việc tiếp tục thực hiện phân giới cắm mốc, triển khai các tuyến còn lại của đường tuần tra biên giới, đường ra các mốc quốc giới để đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm đối với nhiệm vụ xây dựng các công trình bảo vệ biên giới, nhằm bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế - xã hội.

- Thực hiện tốt công tác đối ngoại biên phòng, phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới Campuchia tổ chức tuần tra song phương; chia sẻ thông tin liên quan phục vụ công tác quản lý biên giới. Kịp thời xử lý các vấn đề nảy sinh trên biên giới, không để xảy ra vụ việc phức tạp kéo dài, giữ gìn đường biên giới hoà bình, ổn định và phát triển.

2.4. Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan

- Đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đề xuất việc kêu gọi thu hút vốn đầu tư ODA từ các đối tác, các quỹ trong và ngoài khu vực cho các dự án xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt ở các địa phương khu vực biên giới.

- Chủ động hướng dẫn địa phương thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo, các văn kiện pháp lý biên giới trên giữa Việt Nam - Campuchia và các văn bản pháp luật liên quan về phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

- Chủ trì, phối hợp với các huyện có biên giới nghiên cứu có những chương trình, sáng kiến hợp tác khu vực biên giới, tạo việc làm, ổn định, cải thiện đời sống nhân dân, khuyến khích người dân gắn bó với vùng biên giới, góp phần củng cố quốc phòng, an ninh tại khu vực.

2.5. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan

- Tiếp tục nắm bắt tình hình, theo dõi chặt chẽ các hoạt động và chính sách kinh tế, biên mậu để đánh giá tác động, có giải pháp ứng phó phù hợp với tình hình thực tế. Tham mưu UBND tỉnh triển khai chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới; triển khai các văn kiện về hợp tác và phát triển hạ tầng thương mại biên giới giữa Việt Nam - Campuchia nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống cư dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới.

- Tham mưu UBND tỉnh đề xuất với Trung ương xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, thuận lợi cho việc thông quan hàng hóa tại cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh.

2.6. UBND các huyện: Ia Grai, Chư Prông, Đức Cơ

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện có; tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp về các cơ chế, chính sách của nhà nước; phát huy các lợi thế sẵn có của địa phương cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân; kết hợp xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc theo Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới.

- Lồng ghép các nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, tập trung bố trí vốn đầu tư nhằm triển khai, thực hiện hoàn thành dứt điểm, sớm đưa vào sử dụng, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh và các đơn vị trên địa bàn có liên quan để thực hiện hiệu quả việc thu hút nguồn lực và lồng ghép các mục tiêu thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn trọng điểm. Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các doanh nghiệp quân đội đứng chân trên địa bàn; khuyến khích, thu hút đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng bảo đảm an sinh xã hội, gắn với quốc phòng, an ninh; phối hợp với Sở Ngoại vụ đề xuất chương trình, sáng kiến hợp tác khu vực biên giới, tạo việc làm, ổn định, cải thiện đời sống nhân dân, khuyến khích người dân gắn bó với vùng biên giới, góp phần củng cố quốc phòng, an ninh tại khu vực.

- Ưu tiên nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng biên giới, đặc biệt là kết cấu hạ tầng thương mại, giao thông phục vụ xuất, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới. Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, mở rộng ngành nghề, kinh doanh, đa dạng hóa nguồn hàng phục vụ xuất, nhập khẩu qua biên giới. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong hoạt động mua bán, trao đổi qua biên giới.

- Công bố, công khai kịp thời quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định. Kiểm soát chặt chẽ việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; phát hiện xử lý kịp thời nghiêm minh các tập thể, cá nhân vi phạm quy hoạch sử dụng đất nhất là các trường hợp vi phạm pháp luật, sử dụng đất lãng phí. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác quản lý đất đai tại các khu vực biên giới.

- Ứng dụng kết quả của công tác khảo sát, thành lập bản đồ địa hình và bản đồ địa chính các khu vực biên giới, giám sát biến động nguồn nước phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường khu vực biên giới.

2.7. Các sở, ban, ngành, các địa phương

- Triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh khu vực biên giới; theo chức năng, nhiệm vụ và thế mạnh của sở, ban ngành và các địa phương; tích cực, chủ động thu hút đầu tư, lồng ghép các nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các xã biên giới.

- Ngoài ra các Sở, ban ngành căn cứ các nội dung chỉ đạo của các Bộ, ngành được giao tại Chỉ thị 07/CT-TTg để triển khai thực hiện có hiệu quả đối với lĩnh vực của ngành.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương để triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả kế hoạch này.

2. Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; hàng năm tổng hợp, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh (báo cáo năm trước ngày 10/12/2020).

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cả hệ thống chính trị tích cực tham gia cải cách thể chế, nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển; đồng thời đẩy mạnh việc hỗ trợ, giúp đỡ, đồng hành cùng doanh nghiệp, tích cực đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, gây khó khăn, cản trở hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với các doanh nghiệp đầu tư phát triển ở khu vực biên giới.

4. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các ngành, địa phương tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch này; định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện báo cáo UBND tỉnh; kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những vấn đề vướng mắc, phát sinh./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (báo cáo);
- Bộ KH&ĐT (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (báo cáo);
- Đ/c Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh;
- Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NC, KTTH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Tiến Đông

 

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 513/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 07/CT-TTg về thu hút các nguồn lực xã hội cho nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng biên giới đất liền, trên biển và hải đảo, gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống nhân dân do tỉnh Gia Lai ban hành

Số hiệu: 513/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
Người ký: Đỗ Tiến Đông
Ngày ban hành: 07/05/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 513/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 07/CT-TTg về thu hút các nguồn lực xã hội cho nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng biên giới đất liền, trên biển và hải đảo, gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống nhân dân do tỉnh Gia Lai ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…