ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 172/KH-UBND |
Tuyên Quang, ngày 01 tháng 8 năm 2023 |
Căn cứ Văn bản số 2347/LĐTBXH-VPQGGN ngày 26/6/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xây dựng Kế hoạch đầu tư công năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang xây dựng Kế hoạch đầu tư công năm 2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, cụ thể như sau:
A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 6 THÁNG ĐẦU NĂM, KHẢ NĂNG THỰC HIỆN 9 THÁNG VÀ ƯỚC THỰC HIỆN CẢ NĂM 2023
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương, tỉnh thường xuyên rà soát để kịp thời ban hành các văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình theo đúng mục tiêu, cụ thể: Ban hành 03 Nghị quyết, 05 Quyết định, 02 Kế hoạch(1) và các văn bản triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.
Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG được kiện toàn, đồng thời thường xuyên tổ chức các cuộc họp và chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn vướng mắc nhằm đạt được hiệu quả Chương trình. Các đơn vị chủ trì dự án, tiểu dự án thành phần đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện Chương trình ở các cấp.
II. KẾTQUẢ PHÂN BỔ, SỬ DỤNG NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Căn cứ nguồn vốn được giao và các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025 tại Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND ngày 01/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 28/02/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phân bổ kế hoạch vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững,tỉnh Tuyên Quang năm 2023. Trên cơ sở Nghị quyết số 06/NQ-HĐND, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 28/02/2023 về giao Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang năm 2023, Quyết đinh số 73/QĐ-UBND ngày 28/02/2023 về phân bổ và giao dự toán vốn sự nghiệp Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang năm 2023. Trong đó, nguồn vốn phân bổ cụ thể như sau:
1. Tổng kế hoạch vốn ngân sách nhà nước giao năm 2023: 264.822 triệu đồng; trong đó:
- Vốn ngân sách Trung ương: 257.108 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển: 112.449 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 144.659 triệu đồng).
- Vốn đối ứng ngân sách địa phương: 7.714 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển: 3.374 triệu đồng; Vốn sự nghiệp: 4.340 triệu đồng).
2. Kết quả giải ngân 6 tháng đầu năm, khả năng thực hiện 9 tháng, ước thực hiện cả năm
2.1. Kết quả giải ngân 6 tháng đầu năm 2023: 49.732 triệu đồng, vốn ngân sách trung ương (luỹ kế thực hiện giải ngân từ năm 2021 đến 30/6/2023 là 62.138,6 triệu đồng: Ngân sách Trung ương: 61.946,6 triệu đồng, Ngân sách địa phương 192 triệu đồng ), trong đó:
Thực hiện giải ngân vốn năm 2022 kéo dài thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2023 là 44.806 triệu đồng vốn ngân sách Trung ương, vốn năm 2023 thực hiện giải ngân 4.926 triệu đồng vốn ngân sách Trung ương.
2.2. Khả năng thực hiện 9 tháng: 112.111 triệu đồng, trong đó: 97.139 triệu đồng vốn đầu tư phát triển, ước thực hiện cả năm hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra.
2.3. Huy động khác trong 6 tháng đầu năm: 20.000 triệu đồng.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo: Kế hoạch giảm tỷ lệ hộ nghèo 3,51% (giảm từ 18,9% xuống còn 15,39%).
2. Ước kết quả thực hiện: Ước thực hiện giảm 3,71% (vượt kế hoạch đề ra).
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN, TIỂU DỰ ÁN, HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã ĐBKK vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo
- Kế hoạch vốn:
+ Năm 2022: 148.596,04 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương: 144.268 triệu đồng; vốn ngân sách địa phương: 4.328,04 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 144.389,52 triệu đồng: Ngân sách Trung ương: 140.184 triệu đồng, ngân sách địa phương: 4.205,52 triệu đồng; vốn duy tu, bảo dưỡng: 4.206,52 triệu đồng: Ngân sách Trung ương: 4.084 triệu đồng, ngân sách địa phương: 122.52 triệu đồng).
+ Năm 2023: 101.959 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 91.792 triệu đồng: Vốn ngân sách Trung ương: 89.118 triệu đồng, vốn ngân sách địa phương: 2.674 triệu đồng; vốn duy tu, bảo dưỡng: 10.167 triệu đồng: Ngân sách Trung ương: 8.912 triệu đồng, vốn ngân sách địa phương: 1.255 triệu đồng).
- Mục tiêu thực hiện: Xây dựng 45 công trình cơ sở hạ tầng liên kết vùng, thiết yếu, phục vụ dân sinh, sản xuất, lưu thông hàng hóa trên địa bàn các huyện nghèo; hỗ trợ các địa bàn nghèo phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong đó 36 công trình đầu tư (giáo dục 10 công trình, giao thông 16 công trình, công cộng 06 công trình, nông lâm ngư nghiệp 04 công trình), 09 công trình duy tu về giao thông. Các công trình đầu tư xây dựng đảm bảo mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ đầu tư của Chương trình.
- Tiến độ thực hiện:
+ Đối với vốn đầu tư phát triển: Hiện nay Ủy ban nhân dân huyện Na Hang, Lâm Bình đang tiến hành thi công một số công trình, một số công trình đang tiến hành thực hiện các thủ tục đầu tư như: Thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật, thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng xây lắp.
+ Tiến độ giải ngân: Trong 6 tháng đầu năm 2023 giải ngân 40.374 triệu đồng, vốn đầu tư phát triển 37.839 triệu đồng, vốn sự nghiệp 2.535 triệu đồng. (Lũy kế giải ngân từ năm 2022 là 41.865 triệu đồng vốn ngân sách Trung ương, trong đó: Vốn đầu tư phát triển 37.839 triệu đồng; vốn sự nghiệp 4.026 triệu đồng).
- Ước giải ngân 9 tháng năm 2023: 97.139 triệu đồng, đến hết năm 2023 phấn đấu giải ngân 100% vốn ngân sách được giao.
2. Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo
- Kế hoạch vốn:
+ Năm 2022: 18.153,75 triệu đồng, trong đó: Vốn ngân sách Trung ương: 17.625,0 triệu đồng; Ngân sách địa phương: 528,75 triệu đồng.
+ Năm 2023: 44.399 triệu đồng (Ngân sách Trung ương).
- Tiến độ thực hiện: Đối với nguồn vốn năm 2022 và năm 2023: Hiện nay Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 30/2022/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021 - 2025. Căn cứ văn bản hướng dẫn của Trung ương và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, hiện nay các đơn vị đã tiến hành rà soát lựa chọn các mô hình, rà soát hộ tham gia thực hiện dự án; ban hành văn bản thông báo đơn vị chủ trì liên kết thực hiện dự án.
- Tiến độ giải ngân: Vốn năm 2022 và 2023: Đang chuẩn bị các thủ tục hỗ trợ mô hình, dự án; chưa thực hiện giải ngân. Lý do: Nội dung triển khai mới; đồng thời Nghị quyết định mức hỗ trợ thực hiện dự án mới được Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành trong tháng 7 năm 2023(2).
3. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng
a) Tiểu dự án 1. Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
- Kế hoạch vốn:
+ Năm 2022: 7.854,78 triệu đồng, trong đó: Vốn ngân sách Trung ương: 7.626,0 triệu đồng; vốn đối ứng (ngân sách tỉnh): 228,78 triệu đồng.
+ Năm 2023: 19.583 triệu đồng vốn ngân sách Trung ương.
- Tiến độ thực hiện: Đã nêu như tại Dự án 2.
b) Tiểu dự án 2. Cải thiện dinh dưỡng
- Vốn năm 2023 là 4.842 triệu đồng (ngân sách Trung ương).
- Kết quả triển khai thực hiện: Tổ chức xong 05 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho gần 200 đại biểu là cán bộ y tế tuyến xã, nhân viên y tế thôn, tổ dân phố về xác định các vấn đề liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ, trẻ em; phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em; phương pháp thu thập chỉ số giám sát, kỹ năng tư vấn, giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tiến độ giải ngân: Đã thực hiện giải ngân 94 triệu đồng vốn năm 2023.
4. Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững
a) Tiểu dự án 1. Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn
- Kế hoạch vốn:
+ Năm 2022: 44.007,79 triệu đồng, trong đó: Vốn ngân sách Trung ương: 42.726 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển: 24.768 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 17.958 triệu đồng); ngân sách địa phương: 1.281,79 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển: 743,04 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 538,75 triệu đồng).
+ Năm 2023: 49.171 triệu đồng, trong đó: Vốn đầu tư phát triển: 19.844 triệu đồng (Vốn ngân sách Trung ương: 19.266 triệu đồng; vốn ngân sách địa phương: 578 triệu đồng); vốn sự nghiệp: 29.327 triệu đồng (vốn ngân sách Trung ương).
- Tiến độ thực hiện:
+ Đối với vốn đầu tư phát triển: Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang đang hoàn thiện công tác quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng; lập dự án dự xây dựng công trình.
+ Đối với vốn sự nghiệp: Đã tổ chức đào tạo 34 lớp cho trên 1.000 lao động tham gia đào tạo(3), tổ chức 4/4 cuộc cho học viên đi tham quan, hướng nghiệp gắn kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã(4) (năm 2022 tổ chức 15 lớp, năm 2023 tổ chức 19 lớp).
- Tiến độ giải ngân: Vốn năm 2022 đã thực hiện giải ngân 3.977 triệu đồng, vốn năm 2023 thực hiện giải ngân 2.246 triệu đồng (Vốn đầu tư năm 2022 giải ngân trong năm 2023: 420 triệu đồng).
b) Tiểu dự án 2. Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Kế hoạch vốn:
+ Năm 2022: 599,46 triệu đồng, trong đó: Vốn ngân sách Trung ương: 582,0 triệu đồng; vốn địa phương: 17,46 triệu đồng.
+ Năm 2023: 1.898 triệu đồng (vốn ngân sách Trung ương).
- Tiến độ thực hiện: Đã triển khai tuyên truyền lồng ghép cho trên 600 cán bộ, tuyên truyền viên cấp cơ sở, thực hiện hỗ trợ 20 lao động đi làm việc ở nước ngoài(5).
- Tiến độ giải ngân: Đã thực hiện giải ngân 350 triệu đồng (trong đó vốn năm 2022 đã thực hiện giải ngân 103 triệu đồng).
c) Tiểu dự án 3. Hỗ trợ việc làm bền vững
- Kế hoạch vốn:
+ Năm 2022: 4.166,36 triệu đồng, trong đó: Vốn ngân sách Trung ương: 4.045,0 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển: 1.157 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 2.888 triệu đồng); ngân sách địa phương: 121,35 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển: 34,71 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 86,64 triệu đồng).
+ Năm 2023: 11.818 triệu đồng, Vốn đầu tư phát triển: 4.187 triệu đồng (vốn ngân sách Trung ương: 4.065 triệu đồng; ngân sách địa phương: 122 triệu đồng), vốn sự nghiệp 7.631 triệu đồng.
- Tiến độ thực hiện:
+ Vốn đầu tư phát triển: Hiện nay Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đang tiến hành thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư hạ tầng, thiết bị công nghệ thông tin hiện đại hóa thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến nên chưa thực hiện giải ngân được nguồn vốn.
+ Vốn sự nghiệp: Toàn tỉnh đã tổ chức 10 phiên giao dịch việc làm trong 06 tháng đầu năm 2023.
- Tiến độ giải ngân: Đã thực hiện giải ngân vốn sự nghiệp: 286 triệu đồng vốn của năm 2022.
5. Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo
- Kế hoạch vốn năm 2023: 15.425 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương 12.340 triệu đồng; ngân sách địa phương: 3.085 triệu đồng.
- Tiến độ thực hiện: Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 200/QĐ-UBND ngày 27/5/2023 về phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Hiện nay, Ủy ban nhân dân huyện: Na Hang, Lâm Bình đang tiến hành triển khai thực hiện các thủ tục hỗ trợ các hộ gia đình.
6. Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin
a) Tiểu dự án 1. Giảm nghèo về thông tin
- Kế hoạch vốn:
+ Năm 2022: 506,74 triệu đồng, trong đó: Vốn ngân sách Trung ương: 492 triệu đồng; ngân sách địa phương: 14,75 triệu đồng.
+ Năm 2023: 2.446 triệu đồng (vốn ngân sách Trung ương).
- Tiến độ thực hiện: Ngay sau khi có Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân bổ và giao dự toán chi tiết vốn sự nghiệp Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã tiến hành triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh. Kết quả: trong 6 tháng đầu năm 2023 các cơ quan, đơn vị của huyện, thành phố đã phối hợp với với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và huyện(6) thực hiện phóng sự tuyên truyền, phóng sự phát thanh; cấp phát 30.000 tờ rơi cho 145 huyện, xã trên địa bàn tỉnh; tổ chức tập huấn cho các bộ làm công tác về thông tin và truyền thông(7); đăng tải tin, bài, ảnh trên báo điện tử Tuyên Quang tại địa chỉ https://baotuyenquang.com.vn với số lượng thực hiện: 35 tin phản ánh, 35 bài viết, 70 ảnh.
- Tiến độ giải ngân: Đã thực hiện giải ngân 486 triệu đồng, trong đó vốn năm 2023 giải ngân: 169 triệu đồng.
b) Tiểu dự án 2. Truyền thông về giảm nghèo đa chiều
- Kế hoạch vốn:
+ Năm 2022: 632,42 triệu đồng, trong đó: Vốn ngân sách Trung ương: 614 triệu đồng; ngân sách địa phương: 18,42 triệu đồng.
+ Năm 2023: 3.727 triệu đồng (vốn ngân sách Trung ương).
- Tiến độ thực hiện: Ngay sau khi có Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân bổ và giao dự toán chi tiết vốn sự nghiệp Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố đã tiến hành triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh. Trong 6 tháng đầu năm 2023 đã phối hợp với Báo Lao động và Xã hội, Tạp chí Lao động và Xã hội thực hiện tuyên truyền về công tác giảm nghèo, in 1.521 sổ tay tuyên truyền về công tác giảm nghèo cấp phát cho cán bộ làm công tác cấp thôn bản trên địa bàn toàn tỉnh, tổ chức 03 cuộc đối thoại chính sách cho trên 300 đại biểu và treo panô, băng rôn tuyên truyền về công tác giảm nghèo(8).
- Tiến độ giải ngân: Đã thực hiện giải ngân 286 triệu đồng, trong đó vốn năm 2023 giải ngân 202 triệu đồng.
7. Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình
a) Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình
- Kế hoạch vốn:
+ Năm 2022: 4.087,04 triệu đồng, trong đó: Vốn ngân sách Trung ương: 3.968 triệu đồng; ngân sách địa phương: 119,04 triệu đồng.
+ Năm 2023: 6.225 triệu đồng (vốn ngân sách Trung ương).
- Tiến độ thực hiện: Ngay sau khi có Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân bổ và giao dự toán chi tiết vốn sự nghiệp Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố đã tiến hành triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh. Kết quả, trong 6 tháng đầu năm 2023: 04 huyện đã tổ chức 11 cuộc tham quan, học tập kinh nghiệm về công tác giảm nghèo(9); tổ chức 07 lớp tập huấn cho trên 1.200 đại biểu thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và chính sách giải quyết vấn đề thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo, hộ cận nghèo(10).
- Tiến độ giải ngân: Đã thực hiện giải ngân 2.404 triệu đồng, trong đó vốn năm 2023 giải ngân 926 triệu đồng.
b) Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá
- Kế hoạch vốn:
+ Năm 2022: 2.169,18 triệu đồng, trong đó: Vốn ngân sách Trung ương: 2.106 triệu đồng; vốn đối ứng (ngân sách tỉnh): 63,18 triệu đồng.
+ Năm 2023: 3.329 triệu đồng vốn ngân sách Trung ương.
- Tiến độ thực hiện: Ngay sau khi có Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân bổ và giao dự toán chi tiết vốn sự nghiệp Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kiểm tra, giám sát Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2023 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra việc thực hiện trên địa bàn 07/07 huyện, thành phố và Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang, các đơn vị cấp tỉnh thực hiện kiểm tra theo nội dung chuyên đề theo lĩnh vực ngành phụ trách.
- Tiến độ giải ngân: Đã thực hiện giải ngân 1.268 triệu đồng, trong đó vốn năm 2023 giải ngân 27 triệu đồng.
1. Thuận lợi: Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị... tỉnh Tuyên Quang đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, nhằm thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu giảm nghèo chung và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; đồng thời khơi dậy khát vọng xây dựng cuộc sống ấm no của người dân và phát huy sức mạnh toàn diện của cả hệ thống chính trị trong công cuộc giảm nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái phát sinh nghèo, giúp người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu bền vững, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống và các địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn.
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Tuy nhiên, tiến độ triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững còn chậm, tỷ lệ giải ngân đạt thấp do những nguyên nhân sau:
* Về nguyên nhân khách quan:
- Việc thực hiện Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 được quản lý, tổ chức thực hiện theo Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG trong đó phân cấp cho cấp tỉnh ban hành rất nhiều văn bản triển khai thực hiện. Tuy nhiên, hầu hết các văn bản quy định nêu trên đều là văn bản quy phạm pháp luật, phải trình Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và phải đảm bảo theo trình tự, thủ tục của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phải qua nhiều bước xây dựng lấy ý kiến, một số nội dung mới thực hiện, do vậy ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện.
- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình của Trung ương còn có nội dung chậm và thiếu đồng bộ; Một số nội dung chưa có hướng dẫn triển khai cụ thể dẫn đến việc lúng túng trong quá trình tham mưu chính sách. Một số khái niệm chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể do vậy không có căn cứ để cơ quan tham mưu hướng dẫn triển khai thực hiện (Tiểu Dự án 1, Dự án 4: Hiện nay Trung ương chưa có hướng dẫn về đối tượng “người lao động có thu nhập thấp” do vậy chưa có căn cứ để xác định đối tượng thụ hưởng của chương trình).
- Nguồn vốn Trung ương phân bổ năm 2022 phân bổ cho địa phương chậm do vậy khi chuyển sang thực hiện năm 2023 có khối lượng công việc nhiều nhưng số lượng cán bộ triển khai thực hiện ở cơ sở thực hiện kiêm nghiệm do vậy ảnh hưởng đến tiến độ công việc, tiến độ giải ngân; đồng thời một số nội dung của Chương trình mới triển khai ở giai đoạn 2021- 2025 nên dẫn đến thiếu kinh nghiệm trong triển khai thực hiện từ tỉnh đến cơ sở.
* Về nguyên nhân chủ quan:
- Việc thực hiện các Chương trình MTQG tại cơ sở còn gặp nhiều khó khăn do cùng một lúc phải thực hiện 03 chương trình. Bên cạnh đó một số địa phương qua kiểm tra, giám sát chưa thực sự quyết liệt trong công tác triển khai thực hiện; còn chưa nắm rõ các nội dung, đối tượng và quy trình thực hiện các dự án, tiểu dự án của chương trình nhất là tại cơ sở.
- Sự phối hợp giữa các sở, ngành, đơn vị, địa phương và cơ quan chủ quản chương trình có lúc chưa chặt chẽ nên quá trình tổng hợp, báo cáo, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình còn chưa đảm bảo về tiến độ, một số nội dung của dự án, tiểu dự án còn phải điều chỉnh nhiều lần dẫn đến chậm triển khai thực hiện.
- Năng lực của một số cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở còn hạn chế, chưa chuyên trách, kiêm nghiệm nhiều công việc; thiếu kinh nghiệm nên khó khăn, làm chậm tiến độ trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tại cơ sở.
B. KẾ HOẠCH NĂM 2024 THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
I. BỐI CẢNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM 2024
1. Thuận lợi
Cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác giảm nghèo như: Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; chính sách hỗ trợ y tế, giáo dục cho con em hộ nghèo; chính sách tín dụng ưu đãi; các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số. Nguồn lực thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo được đảm bảo, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
Các chính sách của Đảng và Nhà nước luôn nhận được sự đồng thuận của người dân, có sự chung tay vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội các cấp; luôn làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, coi công tác giảm nghèo đa chiều là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của hệ thống chính trị và xã hội, qua đó tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo.
2. Khó khăn
Do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên chung của tỉnh không thuận lợi (không có cảng biển biển, cửa khẩu, chưa có đường sắt, đường cao tốc...); địa hình các huyện vùng cao, các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa chia cắt, đất sản xuất cho người dân chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều hộ nghèo cận nghèo còn thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, thiếu phương tiện sản xuất; nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo còn hạn chế; hộ mới thoát nghèo và người dân ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn; số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn ít, doanh thu nhỏ, chưa thu hút được nhiều lao động vào làm việc để chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương và tiêu thụ sản phẩm do người dân sản xuất ra để nâng cao thu nhập; một số hộ nghèo do trong gia đình có người ốm đau thường xuyên, tàn tật, già cả, có người mắc tệ nạn xã hội. Thiên tai, dịch bệnh và thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện công tác giảm nghèo.
1. Mục tiêu tổng quát
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững; giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa các địa phương; hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới; hỗ trợ người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng các xã, thôn/bản nghèo nhằm sớm thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, sinh kế và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin; cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội bền vững, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2024.
2. Mục tiêu cụ thể
Tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm bình quân trên 3%/năm, trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân từ 4%/năm trở lên; Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4%/năm trở lên.
3. Kết quả chủ yếu
- 100% các huyện nghèo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, gồm: đường giao thông, trường học, cơ sở y tế, cầu, hạ tầng điện, công trình thủy lợi.
- Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng mỗi huyện ít nhất 01 mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất.
- 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh; cùng với thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định sinh kế khác, góp phần giảm hộ nghèo do nguyên nhân thiếu vốn sản xuất.
- 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm.
- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia, xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng và nghiệp vụ giảm nghèo.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 360.590 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 310.204 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển: 156.389 triệu đồng, vốn sự nghiệp 153.815 triệu đồng).
- Ngân sách địa phương (bố trí tối thiểu 3% so với nguồn vốn được Trung ương phân bổ): 9.306 triệu đồng.
- Huy động khác 41.080 triệu đồng.
2. Nội dung, đối tượng và nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ
Nội dung, đối tượng thực hiện: Thực hiện theo quy định của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương.
Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ: Thực hiện Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND ngày 01/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.
3. Cụ thể theo Dự án, Tiểu Dự án
3.1. Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã ĐBKK vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo:
Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo
a) Mục tiêu: Xây dựng cơ sở hạ tầng liên kết vùng, thiết yếu, phục vụ dân sinh, sản xuất, lưu thông hàng hóa trên địa bàn các huyện nghèo; hỗ trợ các địa bàn nghèo phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
b) Kết quả đầu ra: Hệ thống cơ sở vật chất: đường giao thông, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, trường lớp học...
c) Nguồn vốn:
- Vốn ngân sách Trung ương: 142.594 triệu đồng, gồm:
+ Vốn đầu tư: 133.682 triệu đồng.
+ Vốn sự nghiệp: 8.912 triệu đồng.
3.2. Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo
a) Mục tiêu: Hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho người nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế và mục tiêu giảm nghèo bền vững.
b) Kết quả đầu ra: Nhân rộng các mô hình giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân, các hộ nghèo và hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo.
c) Nguồn vốn:
- Vốn sự nghiệp ngân sách trung ương: 50.460 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp huy động khác: 15.000 triệu đồng.
3.3. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng
(1) Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
a) Mục tiêu: Hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; đẩy mạnh phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập, gắn với quy hoạch sản xuất, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết đảm bảo chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới.
b) Kết quả đầu ra: Các dự án phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, các hộ nghèo và hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo.
c) Nguồn vốn:
- Vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương: 23.667 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp huy động khác: 6.000 triệu đồng.
(2) Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng
a) Mục tiêu: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.
b) Kết quả đầu ra: Cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em.
c) Nguồn vốn:
- Vốn sự nghiệp ngân sách trung ương: 5.188 triệu đồng;
3.4. Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững
(1) Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn
a) Mục tiêu: Phát triển giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh, (ưu tiên người dân trên địa bàn huyện nghèo), gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
b) Kết quả đầu ra: Phát triển giáo dục nghề nghiệp tại các huyện, bao gồm hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có thu nhập thấp.
c) Nguồn vốn:
- Vốn ngân sách Trung ương:
+ Vốn đầu tư: 19.266 triệu đồng;
+ Vốn sự nghiệp: 22.350 triệu đồng.
(2) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
a) Mục tiêu: Đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo Na Hang, Lâm Bình đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ hoạt động đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững, nhất là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động trên địa bàn huyện nghèo.
b) Kết quả đầu ra: Lao động đi làm việc ở nước ngoài
c) Nguồn vốn: Vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương: 1.447 triệu đồng;
(3) Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững
a) Mục tiêu: Cung cấp thông tin thị trường lao động, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động, ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.
b) Kết quả đầu ra: Hình thành sàn giao dịch việc làm, quản lý dữ liệu lao động, hỗ trợ kết nối việc làm.
c) Nguồn vốn: Vốn ngân sách Trung ương: 11.785 triệu đồng, gồm:
+ Vốn đầu tư: 3.441 triệu đồng.
+ Vốn sự nghiệp: 7.727 triệu đồng.
3.5. Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo
a) Mục tiêu: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.
b) Kết quả đầu ra: Nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
c) Nguồn vốn:
- Vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương: 17.148 triệu đồng.
- Vốn huy động khác: 20.080 triệu đồng.
3.6. Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin
(1) ) Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin
a) Mục tiêu:
+ Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo sử dụng dịch vụ viễn thông, tiếp cận thông tin, giảm nghèo về thông tin.
+ Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở; đảm bảo 100% xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có hệ thống đài truyền thanh hoạt động, phục vụ tốt cho công tác thông tin, tuyên truyền và quản lý, điều hành tại địa phương.
+ Tăng cường thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu cho xã hội, nhất là cung cấp thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, thông tin cho người dân sinh sống trên địa bàn các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bao gồm thông tin về kiến thức, kỹ năng, mô hình, kinh nghiệm lao động, sản xuất, kinh doanh; truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội, của người nghèo về công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội bền vững.
+ Tăng cường tiếp cận thông tin thiết yếu cho cộng đồng dân cư; đảm bảo 100% xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có điểm cung cấp thông tin công cộng phục vụ người dân sử dụng dịch vụ thông tin thiết yếu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực này.
b) Kết quả đầu ra: Xây dựng, thiết lập cụm thông tin, phục vụ thông tin, tuyên truyền đến người dân.
c) Nguồn vốn:
- Vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương: 2.284 triệu đồng.
(2) ) Tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều
a) Mục tiêu:
Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững nhằm khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng; nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý, huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; tuyên truyền các gương điển hình, sáng kiến, mô hình tốt về giảm nghèo để thúc đẩy, nhân rộng và lan tỏa trong xã hội.
b) Kết quả đầu ra: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, truyền thông tới người dân về các chính sách giảm nghèo.
c) Nguồn vốn: Vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương: 3.455 triệu đồng.
3.7. Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát đánh giá Chương trình
(1) ) Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình
a) Mục tiêu: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp nhằm hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo, phòng ngừa, hạn chế người dân rơi vào tình trạng nghèo đói; bảo đảm thực hiện Chương trình đúng mục tiêu, đúng đối tượng, hiệu quả, bền vững.
b) Kết quả đầu ra: Đội ngũ làm công tác giảm nghèo các cấp được nâng cao năng lực.
c) Nguồn vốn: Vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương: 7.117 triệu đồng.
(2) ) Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá
a) Mục tiêu:
- Thiết lập quy trình, hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình.
- Tổ chức giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, đúng đối tượng và quy định của pháp luật.
c) Kết quả đầu ra: Đảm bảo quá trình triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình được đúng quy định của pháp luật.
d) Nguồn vốn: Vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương: 4.068 triệu đồng.
1. Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương triển khai các Dự án, Tiểu Dự án của Chương trình đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, ưu tiên nguồn lực đầu tư các công trình mang tính đột phá của địa phương, nhằm giải quyết cơ bản những khó khăn tại các huyện nghèo; tập trung thực hiện tốt chính sách hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; nghiên cứu xây dựng các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả.
2. Tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách giảm nghèo hiện hành như chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách dạy nghề, hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, chính sách hỗ trợ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, hỗ trợ tiền điện, chính sách trợ giúp pháp lý.
3. Thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình thực hiện các chính sách, dự án của chương trình tại cơ sở.
4. Thực hiện tốt công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
5. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Phong trào thi đua “Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn tỉnh với thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo. Động viên, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Cơ quan Thường trực Chương trình, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì thực hiện các dự án: Dự án 1, Dự án 2, Dự án 4, (Tiểu dự án 2) Dự án 6, Dự án 7; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo kết quả định kỳ, đột xuất gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì (Tiểu dự án 1) Dự án 3; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện dự án và gửi báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Sở Y tế: Chủ trì (Tiểu dự án 2) Dự án 3; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện dự án và gửi báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Sở Xây dựng: Chủ trì Dự án 5; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện dự án và gửi báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì (Tiểu dự án 1) Dự án 6; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện dự án và gửi báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Thực hiện chức năng cơ quan tổng hợp Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, cân đối, bố trí vốn, thẩm định nguồn vốn đầu tư Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
7. Sở Tài chính
- Phối hợp cho ý kiến về phương án phân bổ vốn sự nghiệp của Chương trình; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí vốn đối ứng kinh phí sự nghiệp từ ngân sách địa phương cho Chương trình, đảm bảo phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn của Trung ương.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình.
8. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành liên quan
- Tham gia triển khai nội dung Chương trình trong phạm vi và nội dung, nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực do sở, ban, ngành quản lý.
- Các sở, ban, ngành được phân công thực hiện các chính sách giảm nghèo chịu trách nhiệm rà soát, xây dựng, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách giảm nghèo gắn với chính sách, chương trình và kế hoạch phát triển của sở, ban, ngành; đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện ở cơ sở.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh: Theo chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh phối hợp tổ chức vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực tham gia thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2024; phối hợp thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, thực hiện các mô hình hỗ trợ giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo về hỗ trợ làm nhà ở, phát triển sản xuất... và đẩy mạnh các hoạt động chăm lo cho người nghèo.
10. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế.
- Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh (các cơ quan chủ trì dự án, chủ trì tiểu dự án), hướng dẫn, chỉ đạo cơ sở triển khai thực hiện dự án, tiểu dự án đạt hiệu quả.
- Thực hiện rà soát, hộ nghèo, hộ cận nghèo theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cập nhật thường xuyên các nguyên nhân của hộ nghèo, hộ cận nghèo để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch giải quyết các chiều thiếu hụt.
- Lồng ghép nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững với các nguồn vốn của các Chương trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn để giải quyết các chiều thiếu hụt của hộ nghèo, hộ cận nghèo như: nước sạch, vệ sinh môi trường, tiếp cận thông tin…
- Thường xuyên thực hiện kiểm tra giám sát đánh giá tại cơ sở và tại các hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm phát hiện các sai sót uốn nắn kịp thời.
- Chấp hành chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất (khi cần thiết) về tình hình triển khai thực hiện Chương trình về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và tránh thất thoát. Chủ động cân đối bố trí nguồn vốn đối ứng từ ngân sách huyện, nguồn vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án khác và các nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách để thực hiện Chương trình.
(Có 05 biểu chi tiết kèm theo)
Trên đây là Kế hoạch Đầu tư công năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang trân trọng đề nghị và rất mong nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 172/KH-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT |
Chương trình |
Đơn vị tính |
Mục tiêu giai đoạn 5 năm được cấp có thẩm quyền giao (Theo Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025) |
Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2021- 2025 |
Đề xuất năm 2024 |
Ghi chú |
|||
2021 |
2022 |
2023 |
|||||||
6 tháng đầu năm |
Ước cả năm 2023 |
||||||||
b) |
Số cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng kiến thức về chính sách dân tộc, công tác dân tộc |
Người |
|
|
|
|
|
|
|
B |
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
MỤC TIÊU THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 24/2021/QH15 CỦA QUỐC HỘI |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm hằng năm |
%/năm |
>3% |
2,43 |
4,55 |
>3 |
>3,5 |
>3% |
Năm 2021 thực hiện giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016- 2020,kế hoạch trong năm giảm 2,1%, kết quả trong năm giảm 2,42% |
2 |
Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm hằng năm |
%/năm |
>4% |
4,92 |
7,16 |
>4 |
>4 |
>4% |
|
3 |
Tỷ lệ huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo |
% |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Tỷ lệ xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn |
% |
|
|
|
|
|
|
|
II |
MỤC TIÊU THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 90/QĐ-TTG NGÀY 18/01/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm hằng năm |
%/năm |
>3% |
2,43 |
4,55 |
>3 |
>3,5 |
>3% |
Năm 2021 thực hiện giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020,kế hoạch trong năm giảm 2,1%, kết quả trong năm giảm 2,42% |
2 |
Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm hằng năm |
%/năm |
>4% |
4,92 |
7,16 |
>4 |
>4 |
>4% |
|
3 |
Tỷ lệ huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo |
% |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Tỷ lệ huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo |
% |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Tỷ lệ xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn |
% |
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Giảm số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
|
a) |
Số hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều đầu năm báo cáo |
Hộ |
|
19137 |
50033 |
50033 |
40522 |
32834 |
|
b) |
Số hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều cuối năm báo cáo |
Hộ |
|
14.080 |
40522 |
40522 |
32834 |
26199 |
|
c) |
Tỷ lệ giảm số hộ nghèo giữa đầu kỳ so với cuối kỳ báo cáo |
% |
|
2,43 |
4,55 |
4,55 |
3,71 |
>3 |
|
d) |
Số hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều đầu năm báo cáo |
Hộ |
|
24999 |
16749 |
16749 |
15996 |
12994 |
|
đ) |
Số hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều cuối năm báo cáo |
Hộ |
|
24749 |
15996 |
15996 |
14153 |
11351 |
|
e) |
Tỷ lệ giảm số hộ cận nghèo giữa đầu kỳ so với cuối kỳ báo cáo |
% |
|
0,2 |
0,39 |
0,39 |
0,91 |
<1 |
|
7 |
Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng |
|
|
|
|
|
|
|
|
a) |
Tỷ lệ huyện nghèo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng |
% |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
|
b) |
Tỷ lệ xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng |
% |
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Mục tiêu, chỉ tiêu hỗ trợ phát triển sản xuất |
|
|
|
|
|
|
|
|
a) |
Số mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo |
Mô hình, dự án |
50 |
5 |
16 |
|
>50 |
>50 |
Năm 2022 đang triển khai thực hiện phê duyệt dự án, chưa thực hiện hỗ trợ đến người dân |
b) |
Tỷ lệ người thuộc hộ nghèo, hộ trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất |
% |
80 |
|
|
|
|
|
|
9 |
Mục tiêu, chỉ tiêu về đào tạo, nâng cao năng lực |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn |
% |
100 |
100 |
100 |
30 |
100 |
100 |
|
10 |
Các chỉ tiêu giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản |
|
|
|
|
|
|
|
|
a) |
Chiều thiếu hụt về việc làm: |
|
|
|
|
|
|
|
|
(1) |
Tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm |
% |
100 |
0 |
0 |
0 |
100 |
100 |
Chưa thực hiện rà soát người LĐ thuộc HN, HCN, hộ mới thoát nghèo do vậy chưa đánh giá được tỷ lệ. Số liệu rà soát hộ nghèo hằng năm đánh giá, phân tích là số hộ. |
(2) |
Số người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn được hỗ trợ kết nối việc làm thành công |
Người |
2.000 |
0 |
0 |
0 |
400 |
450 |
Số liệu đánh giá theo chỉ tiêu giao đối với Trung tâm Dịch vụ việc làm tại KH số 128/KH-UBND ngày 05/7/2022. |
(3) |
Số người lao động thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đào tạo |
Người |
|
|
|
|
|
|
Kế hoạch hàng năm chỉ có số liệu về hỗ trợ về lao động thuộc HN,Cn đi làm việc ở nước ngoái, chưa xây dựng chỉ tiêu hỗ trợ đào tạo |
|
Trong đó: Số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. |
Người |
|
|
|
4 |
|
|
|
(4) |
Số người lao động tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo các Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận. |
Người |
|
|
|
|
|
|
|
b) |
Chiều thiếu hụt về y tế: |
|
|
|
|
|
|
|
|
(1) |
Tỷ lệ người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế |
% |
100 |
>98 |
>98 |
>98 |
|
>98% |
|
(2) |
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi tại các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo |
% |
<16 |
|
|
|
|
<16 |
Số liệu trẻ trên 5 đến 16 tuổi năm 2021, 2022 không điều tra đối tượng này do không có kinh phí, năm 2023 chuẩn bị điều tra khảo sát |
c) |
Chiều thiếu hụt về giáo dục, đào tạo: |
|
|
|
|
|
|
|
|
(1) |
Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi |
% |
98 |
>98% |
>98% |
>98% |
|
>98% |
|
(2) |
Tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và tỷ lệ người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo |
% |
40 |
|
|
|
|
|
Hiện nay chưa có khái niệm vùng nghèo, vùng khó khăn, người lao động thu nhập thấp nên chưa đánh giá được chỉ tiêu |
|
Trong đó: Tỷ lệ được cấp chứng chỉ |
% |
|
|
|
|
|
|
|
(3) |
Tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp |
% |
|
|
|
|
|
|
|
d) |
Chiều thiếu hụt về nhà ở: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo được hỗ trợ nhà ở |
Hộ |
2.284 |
211 |
460 |
|
425 |
586 |
năm 2021 và 2022 thực hiện hỗ trợ nhà ở theo Đề án xoá nhà tạm, dột nát cho hộ nghèo bằng các nguồn kinh phí hỗ trợ xã hội hoá và từ nguồn CTMTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS |
đ) |
Chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh: |
|
|
|
|
|
|
|
|
(1) |
Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh |
% |
95 |
82,9 |
88,5 |
|
90 |
>90% |
|
(2) |
Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh |
% |
70 |
|
|
|
|
\ |
Đánh giá vào cuối kỳ |
e) |
Chiều thiếu hụt về thông tin: |
|
|
|
|
|
|
|
|
(1) |
Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, in-tơ-nét |
% |
90 |
85,6 |
87 |
87,7 |
88,2 |
>88% |
|
(2) |
Tỷ lệ các hộ gia đình sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững |
% |
95 |
89,5 |
91,4 |
92,5 |
92,8 |
>92% |
|
KẾT QUẢ PHÂN BỔ VÀ GIẢI NGÂN KẾ HOẠCH VỐN NĂM 2022 CHUYỂN SANG NĂM 2023 THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 172/KH-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Đơn vị: triệu đồng
STT |
Dự án, hoạt động |
Ngân sách Trung ương |
Ngân sách địa phương |
||||||||||||||
KH vốn năm 2022 chuyển nguồn sang năm 2023 (NSTW) |
Kết quả giải ngân vốn ĐTPT năm 2022 chuyển nguồn sang năm 2023 |
Kết quả giải ngân vốn SN năm 2022 chuyển nguồn sang năm 2023 |
KH vốn năm 2022 chuyển nguồn sang năm 2023 |
Kết quả giải ngân vốn ĐTPT năm 2022 chuyển nguồn sang năm 2023 |
Kết quả giải ngân vốn SN năm 2022 chuyển nguồn sang năm 2023 |
||||||||||||
ĐTPT |
SN |
Giải ngân 6 tháng đầu năm |
Khả năng thực hiện 9 tháng |
Ước thực hiện cả năm |
Giải ngân 6 tháng đầu năm |
Khả năng thực hiện 9 tháng |
Ước thực hiện cả năm |
ĐTPT |
SN |
Giải ngân 6 tháng đầu năm |
Khả năng thực hiện 9 tháng |
Ước thực hiện cả năm |
Giải ngân 6 tháng đầu năm |
Khả năng thực hiện 9 tháng |
Ước thực hiện cả năm |
||
|
Tổng cộng |
166.109,00 |
44.965,00 |
36.997,00 |
97.139,93 |
166.109,00 |
7.809,00 |
18.806,04 |
44.658,80 |
4.983,27 |
|
|
|
4.983,27 |
|
|
|
1 |
Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo |
140.184,00 |
2.637,00 |
36.577,00 |
95.319,93 |
140.184,00 |
2.535,00 |
3.130,00 |
2.637,00 |
4.205,52 |
|
|
|
4.205,52 |
|
|
|
1,1 |
Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo |
140.184,00 |
2.637,00 |
36.577,00 |
95.319,93 |
140.184,00 |
2.535,00 |
3.130,00 |
2.637,00 |
4.205,52 |
|
|
|
4.205,52 |
|
|
|
|
Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo |
140.184,00 |
2.637,00 |
36.577,00 |
95.319,93 |
140.184,00 |
2.535,00 |
3.130,00 |
2.637,00 |
4.205,52 |
|
|
|
4.205,52 |
|
|
|
2 |
Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo |
|
14.175,00 |
|
|
|
|
3.577,81 |
14.175,00 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng |
|
5.580,00 |
|
|
|
18,00 |
186,23 |
7.115,72 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3,1 |
Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp |
|
5.880,00 |
|
|
|
18,00 |
186,23 |
7.115,72 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3,2 |
Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm |
25.925,00 |
14.175,00 |
420,00 |
1.820,00 |
25.925,00 |
3.764,00 |
8.753,25 |
16.813,44 |
777,75 |
|
|
|
777,75 |
|
|
|
4,1 |
Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn |
24.768,00 |
14.420,00 |
420,0 |
1.820,00 |
25.925,00 |
3.295,0 |
7.622,52 |
15.056,48 |
777,75 |
|
|
|
777,75 |
|
|
|
4,2 |
Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động vùng nghèo, vùng khó khăn đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài |
|
522,00 |
|
|
|
247,00 |
381,57 |
537,82 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4,3 |
Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững |
1.157,00 |
2.566,00 |
|
|
|
222,00 |
749,17 |
1.219,14 |
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin |
|
775,00 |
|
|
|
261,00 |
481,02 |
522,55 |
|
|
|
|
|
|
|
|
6,1 |
Tiểu Dự án 1: Giảm nghèo về thông tin |
|
264,00 |
|
|
|
221,00 |
290,43 |
258,21 |
|
|
|
|
|
|
|
|
6,2 |
Tiểu Dự án 2: Truyền thông giảm nghèo |
|
511,00 |
|
|
|
40,00 |
190,59 |
264,34 |
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình |
|
3.990,00 |
|
|
|
1.231,00 |
2.677,72 |
3.395,09 |
|
|
|
|
|
|
|
|
7,1 |
Tiểu Dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình |
|
2.844,00 |
|
|
|
824,00 |
2.265,72 |
2.758,78 |
|
|
|
|
|
|
|
|
7,2 |
Tiểu Dự án : Giám sát, đánh giá |
|
1.146,00 |
|
|
|
407,00 |
412,00 |
636,31 |
|
|
|
|
|
|
|
|
KẾT QUẢ PHÂN BỔ VÀ GIẢI NGÂN KẾ HOẠCH VỐN NĂM 2023 THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 172/KH-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Đơn vị: triệu đồng
STT |
Dự án, hoạt động |
Ngân sách Trung ương |
Ngân sách địa phương |
||||||||||||||
Kế hoạch vốn năm 2023 |
Kết quả giải ngân vốn ĐTPT năm 2023 |
Kết quả giải ngân vốn SN năm 2023 |
Kế hoạch vốn năm 2023 |
Kết quả giải ngân vốn ĐTPT năm 2023 |
Kết quả giải ngân vốn SN năm 2023 |
||||||||||||
ĐTPT |
SN |
Giải ngân 6 tháng đầu năm |
Khả năng thực hiện 9 tháng |
Ước thực hiện cả năm |
Giải ngân 6 tháng đầu năm |
Khả năng thực hiện 9 tháng |
Ước thực hiện cả năm |
ĐTPT |
SN |
Giải ngân 6 tháng đầu năm |
Khả năng thực hiện 9 tháng |
Ước thực hiện cả năm |
Giải ngân 6 tháng đầu năm |
Khả năng thực hiện 9 tháng |
Ước thực hiện cả năm |
||
|
Tổng cộng |
112.449 |
144.659 |
1.262 |
4.148 |
82.256 |
3.664 |
20.072 |
141.526 |
3.374 |
4.340 |
|
|
1.357 |
|
240 |
4.340 |
1,0 |
Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo |
89.118 |
8.912 |
1.262 |
4.148 |
76.265 |
|
975 |
8.912 |
2.674 |
1.255 |
|
|
1.357 |
|
|
1.255 |
1,1 |
Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo |
89.118 |
8.912 |
1.262 |
4.148 |
76.265 |
|
975 |
8.912 |
2.674 |
1.255 |
|
|
1.357 |
|
|
1.255 |
|
Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo |
89.118 |
8.912 |
1.262 |
4.148 |
76.265 |
|
975 |
8.912 |
2.674 |
1.255 |
|
|
1.357 |
|
|
1.255 |
2,0 |
Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo |
|
44.399 |
|
|
|
|
4.109 |
44.399 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3,0 |
Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng |
|
24.425 |
|
|
|
94 |
2.721 |
24.425 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3,1 |
Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp |
|
19.583 |
|
|
|
|
1.511 |
19.583 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3,2 |
Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng |
|
4.842 |
|
|
|
94 |
1.210 |
4.842 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4,0 |
Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm |
23.331 |
38.856 |
|
|
1.927 |
2.246 |
5.966 |
36.451 |
700 |
|
|
|
|
|
|
|
4,1 |
Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn |
19.266 |
29.327 |
|
|
1.927 |
2.246 |
5.324 |
26.922 |
578 |
|
|
|
|
|
|
|
4,2 |
Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động vùng nghèo, vùng khó khăn đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài |
|
1.898 |
|
|
|
|
100 |
1.898 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4,3 |
Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững |
4.065 |
7.631 |
|
|
4.065 |
|
542 |
7.631 |
122 |
|
|
|
|
|
|
|
5,0 |
Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo |
|
12.340 |
|
|
|
|
960 |
12.340 |
|
3.085 |
|
|
|
|
240 |
3.085 |
6,0 |
Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin |
|
6.173 |
|
|
|
371 |
1.956 |
5.966 |
|
|
|
|
|
|
|
|
6,1 |
Tiểu Dự án 1: Giảm nghèo về thông tin |
|
2.446 |
|
|
|
169 |
1.009 |
2.447 |
|
|
|
|
|
|
|
|
6,2 |
Tiểu Dự án 2: Truyền thông giảm nghèo |
|
3.727 |
|
|
|
202 |
947 |
3.519 |
|
|
|
|
|
|
|
|
7,0 |
Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá |
|
9.554 |
|
|
|
953 |
3.385 |
9.033 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
thực hiện Chương trình |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7,1 |
Tiểu Dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình |
|
6.225 |
|
|
|
926 |
2.634 |
5.777 |
|
|
|
|
|
|
|
|
7,2 |
Tiểu Dự án : Giám sát, đánh giá |
|
3.329 |
|
|
|
27 |
751 |
3.256 |
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 172/KH-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Đơn vị: triệu đồng
STT |
Dự án, hoạt động |
Ngân sách Trung ương |
Ngân sách địa phương |
Huy động khác |
|||
ĐTPT |
Sự nghiệp |
Tổng |
ĐTPT |
Sự nghiệp |
Tổng |
||
|
|||||||
|
Tổng cộng |
156.389 |
153.815 |
9.306 Bố trí tối thiểu từ 3% trở lên so với tổng nguồn vốn Trung ương phân bổ |
41.080 |
||
1 |
Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo |
133.682 |
8.912 |
|
|||
1.1 |
Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo |
133.682 |
8.912 |
|
|||
|
Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo |
133.682 |
8.912 |
|
|||
|
Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo |
0 |
0 |
|
|||
1.2 |
Tiểu dự án 2: Triển khai Đề án hỗ trợ một số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. |
0 |
0 |
|
|||
2 |
Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo |
0 |
50.460 |
15.000 |
|||
3 |
Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng |
0 |
28.855 |
6.000 |
|||
3.1 |
Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp |
0 |
23.667 |
|
6.000 |
||
3.2 |
Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng |
0 |
5.188 |
|
|||
4 |
Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm |
22.707 |
31.524 |
|
|||
4.1 |
Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn |
19.266 |
22.350 |
|
|||
4.2 |
Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động vùng nghèo, vùng khó khăn đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài |
0 |
1.447 |
|
|||
4.3 |
Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững |
3.441 |
7.727 |
|
|||
5 |
Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo |
0 |
17.140 |
20.080 |
|||
6 |
Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin |
0 |
5.739 |
|
|||
6.1 |
Tiểu Dự án 1: Giảm nghèo về thông tin |
0 |
2.284 |
|
|||
6.2 |
Tiểu Dự án 2: Truyền thông giảm nghèo |
0 |
3.455 |
|
|||
7 |
Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình |
0 |
11.185 |
|
|||
7.1 |
Tiểu Dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình |
0 |
7.117 |
|
|||
7.2 |
Tiểu Dự án : Giám sát, đánh giá |
0 |
4.068 |
|
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 172/KH-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Đơn vị: triệu đồng
TT |
Địa bàn |
Tên/Danh mục công trình |
Đơn vị thực hiện |
Quy mô đầu tư |
Lý do đầu tư |
Vốn đầu tư (triệu đồng) |
Năm thực hiện |
||
NSTW |
NSĐP |
Huy động khác |
|||||||
|
|
TỔNG SỐ |
|
|
|
156.389 |
Tối thiểu 3% so với nguồn vốn được TW phân bổ |
|
|
A |
Huyện nghèo |
|
|
|
133.682 |
|
|
||
I |
Huyện Na Hang |
|
|
|
89.122,00 |
|
|
||
1 |
|
Đầu tư cơ sở vật chất các trường học trên địa bàn xã Khâu Tinh, phục vụ cụm liên xã Khâu Tinh, Yên Hoa, Côn Lôn |
UBND huyện |
Nhà lớp học kết hợp phòng học bộ môn 03 tầng cấp III, Nhà bán trú 03 tầng, cấp III; Nhà hiệu bộ 02 tầng, cấp III; Xây dựng 01 nhà bếp và các hạng mục phụ trợ |
Đầu tư xây dựng đảm bảo ổn định cơ sở vật chất của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy và học tập góp phần nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia |
14.511,00 |
|
2022- 2025 |
|
2 |
|
Đầu tư cơ sở vật chất trường học tại Xã Năng Khả, phục vụ cụm liên xã Năng Khả, huyện Na Hang và xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình |
UBND huyện |
Nhà hiệu bộ 02 tầng, cấp III; Nhà 02 tầng, cấp III và các hạng mục phụ trợ |
Đầu tư xây dựng đảm bảo ổn định cơ sở vật chất của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy và học tập góp phần nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia |
7.600,00 |
|
|
2022- 2025 |
3 |
|
Đầu tư cơ sở vật chất trường học xã Thượng Nông, phục vụ cụm liên xã Thượng Nông - xã Côn Lôn |
UBND huyện |
-Nhà hiệu bộ, nhà công vụ 02 tầng, cấp III; nhà bếp 01 tầng và các hạng mục phụ trợ |
Đầu tư xây dựng đảm bảo ổn định cơ sở vật chất của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy và học tập góp phần nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia |
8.403,00 |
|
2022- 2025 |
|
4 |
|
Đường Giao thông liên xã Côn Lôn - Thượng Nông, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang |
UBND huyện |
Thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp B (TCVN 10380-2014), chiều dài khoảng 3 km; Chiều rộng nền đường Bnền ≥ 5,0 m; mặt đường Bmặt = 3,5 m |
Đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương |
1.810,00 |
|
2022- 2025 |
|
5 |
|
Xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông xã Đà Vị, huyện Na Hang kết nối sang xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn |
UBND huyện |
-Thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp B (TCVN 10380-2014), chiều dài khoảng 510 m; Chiều rộng nền đường Bnền ≥ 5,0 m; mặt đường, Bmặt = 3,5 m) - Đường giao thông nông thôn khoảng 1,5km; Chiều rộng nền đường Bnền ≥ 4,0 m; mặt đường Bmặt = 3,0 m) -Xây dựng đường bê tông khoảng 0,2km; Đường giao thông khoảng 1,5km; Chiều rộng nền đường Bnền ≥ 4,0 m; mặt đường Bmặt = 3,0 m) |
Đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương |
2.520,40 |
|
|
2022- 2025 |
6 |
|
Đường giao thông thúc đẩy sản xuất gắn với du lịch xã Hồng Thái kết nối với xã Cổ Linh, huyện Pắc Nặm, tính Bắc Kạn |
UBND huyện |
Thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp B miền núi (TCVN 10380-2014) chiều dài khoảng 2,5 Km |
Đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương |
2.800,40 |
|
2022- 2025 |
|
7 |
|
Xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông xã Khâu Tinh, huyện Na Hang phục vụ dân sinh và sản xuất |
UBND huyện |
Chiều dài khoảng 3,5km, Chiều rộng nền đường Bnền ≥ 4,0 m; mặt đường Bmặt = 3,0 m |
Đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương |
3.135,20 |
|
2022- 2025 |
|
8 |
|
Xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông xã Sinh Long kết nối với xã Đường Hồng, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang |
UBND huyện |
Thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp B (TCVN 10380-2014), chiều dài 3 km. Chiều rộng nền đường Bnền ≥ 5,0 m; mặt đường, Bmặt = 3,5 m |
Đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương |
4.196,60 |
|
2022- 2025 |
|
9 |
|
Đường giao thông xã Sinh Long, huyện Na Hang kết nối với xã Phiêng Luông, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang |
UBND huyện |
Thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp B (TCVN 10380-2014), chiều dài 2km. Chiều rộng nền đường Bnền ≥ 5,0 (4) m; mặt đường Bmặt = 3,5 (3,0) m |
Đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương |
3.296,80 |
|
2022- 2025 |
|
10 |
|
Xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông xã Sơn Phú phục vụ dân sinh và sản xuất kết nối với hồ thủy điện Tuyên Quang. |
UBND huyện |
Cải tạo, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi, chiều dài khoảng 3 km. Chiều rộng nền đường Bnền ≥ 5,0 m; mặt đường Bmặt = 3,5 m. |
Đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương |
2.182,00 |
|
2022- 2025 |
|
11 |
|
Xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông thị trấn Na Hang phục vụ dân sinh và sản xuất kết nối với xã Sơn Phú |
UBND huyện |
Thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp B TCVN 10380-2014) Chiều dài khoảng 1,2 km. Chiều rộng nền đường Bnền ≥ 4,0 m; mặt đường Bmặt = 3,0 m |
Đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương |
702,20 |
|
2022- 2025 |
|
12 |
|
Xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông xã Yên Hoa kết nối các xã Khâu Tinh, Côn Lôn, Sinh Long, huyện Na Hang |
UBND huyện |
Thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp B (TCVN 10380-2014), chiều dài 300 m. Chiều rộng nền đường Bnền ≥ 5,0 m; mặt đường Bmặt = 3,5 m |
Đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương |
2.525,80 |
|
2022- 2025 |
|
13 |
|
Xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông xã Khâu Tinh đến thị trấn Na Hang |
UBND huyện |
Thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp B TCVN 10380-2014) Công trình dài khoảng 4km. Chiều rộng nền đường Bnền ≥ 4,0 (03) m; mặt đường ≥ 3,0 (02) m |
Đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương |
4.586,60 |
|
2022- 2025 |
|
14 |
|
Đầu tư cơ sở vật chất các trường học xã Đà Vị phục vụ cụm liên xã Đà Vị - xã Hồng Thái |
UBND huyện |
- Nhà lớp học 2 tầng cấp III, Nhà bán trú 2 tầng cấp III; Nhà Đa năng 01 tầng; Nhà công vụ giáo viên; bếp ăn |
Đầu tư xây dựng đảm bảo ổn định cơ sở vật chất của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy và học tập góp phần nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia |
6.200,00 |
|
2022- 2025 |
|
15 |
|
Đầu tư cơ sở vật chất các trường học xã Hồng Thái phục vụ cụm liên xã Hồng Thái, Yên Hoa huyện Na Hang và xã Cổ Linh, Huyện Pắc Nặm. |
UBND huyện |
- Xây dựng nhà lớp học; Nhà bán trú 02 tầng cấp III; Nhà công vụ giáo viên; Nhà bếp và các hạng mục phụ trợ |
Đầu tư xây dựng đảm bảo ổn định cơ sở vật chất của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy và học tập góp phần nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia |
3.400,00 |
|
|
2022- 2025 |
16 |
|
Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất các Trường học trên địa bàn xã Thượng giáp và xã Sinh Long |
UBND huyện |
-Nhà hiệu bộ 02 tầng, cấp III; (trường Mầm non xã Sinh Long) - Nhà hiệu bộ 02 tầng, cấp III (trường mầm non xã Thượng Giáp) |
Đầu tư xây dựng đảm bảo ổn định cơ sở vật chất của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy và học tập góp phần nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia |
4.680,00 |
|
2022- 2025 |
|
17 |
|
Đầu tư cơ sở vật chất Trường PTDT Bán trú TH&THCS Thanh Tương phục vụ cụm xã Thanh Tương và Thị trấn Na Hang |
UBND huyện |
Nhà ở Bán trú 02 tầng, cấp III; Nhà ăn, bếp ăn 01 tầng |
Đầu tư xây dựng đảm bảo ổn định cơ sở vật chất của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy và học tập góp phần nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia |
4.000,00 |
|
2022- 2025 |
|
18 |
|
Đầu tư cơ sở vật chất trường Tiểu Học Yên Hoa, xã Yên Hoa, phục vụ cụm liên xã Yên Hoa, xã Côn Lôn và Xã Thượng Nông |
UBND huyện |
Nhà 02 tầng, cấp III và các hạng mục phụ trợ |
Đầu tư xây dựng đảm bảo ổn định cơ sở vật chất của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy và học tập góp phần nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia |
3.600,00 |
|
|
2022- 2025 |
19 |
|
Xây dựng khu xử lý chất thải (quy mô 03 xã: Đà Vị, Yên Hoa, Hồng Thái) |
UBND huyện |
Xử lý chất thải cho trên 1.000 hộ |
Xử lý chất thải cho trên 1.000 hộ đảm bảo cuộc sống của người dân, góp phần bảo vệ môi trường |
1.800,00 |
|
2022- 2025 |
|
20 |
|
Hệ thống cấp điện nông thôn trên địa bàn huyện Na Hang |
UBND huyện |
Phục vụ người dân trên địa bàn các xã Hồng Thái; Khâu Tinh; Yên Hoa; Thượng Giáp, Sinh Long |
Cung cấp điện để nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn |
5.142,00 |
|
2022- 2025 |
|
21 |
|
Đầu tư, nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt cho khu dân cư tại các xã Đà Vị và Thượng Nông |
UBND huyện |
Phục vụ người dân trên địa bàn các xã Xã Đà Vị, Thượng Nông |
Đầu tư mương thủy lợi nhằm đảm bảo nhu cầu tưới tiêu cho người dân, đẩy mạnh phát triển sản xuất từng bước nâng cao đời sống |
1.380,00 |
|
2022- 2025 |
|
22 |
|
Cầu tràn liên hợp suối Phia Phoong, xã Thanh Tương kết nối giao thông với thị trấn Na Hang phục vụ dân sinh và sản xuất |
UBND huyện |
Phục vụ vụ dân sinh và sản xuất của xã Thanh Tương và Thị trấn Na Hang |
Đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương |
650,00 |
|
2022- 2025 |
|
II |
Huyện Lâm Bình |
|
|
|
44.560 |
|
|
||
1 |
|
Đầu tư xây dựng đường ống nước sạch liên xã Minh Quang và xã Hồng Quang |
UBND huyện |
Cấp nước cho khoảng 800 hộ dân thuộc xã Minh Quang và xã Hồng Quang |
Đầu tư mương thủy lợi nhằm đảm bảo nhu cầu tưới tiêu cho người dân, đẩy mạnh phát triển sản xuất từng bước nâng cao đời sống |
500 |
|
2022- 2025 |
|
2 |
|
Cầu tràn và đường giao thông vào khu sản xuất Thẳm Đăm, thôn Tân Hoa, xã Bình An |
UBND huyện |
Xây dựng cầu tràn có tổng chiều dài khoảng 12m; Đường giao thông có chiều dài khoảng 1km kết nối với đường tỉnh ĐT.188 |
Đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương |
200 |
|
2022- 2025 |
|
3 |
|
Mở mới đường từ thôn Tiên Tốc, xã Bình An đến thôn Khuổi Xoan, xã Hồng Quang |
UBND huyện |
Đường cấp B, chiều dài khoảng 5km, mặt đường 3,5 m |
Đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương |
1.000 |
|
2022- 2025 |
|
4 |
|
Xây dựng đường giao thông xã Hồng Quang, Lâm Bình đến xã Hữu Sản, Bắc Quang, Hà Giang (Giai đoạn 1) |
UBND huyện |
- Tuyến 1: Mở mới 2 km đường giao thông cấp B, mặt đường rộng 3,5 m từ thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang sang thôn Thượng Sơn, xã Hữu Sản, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. - Tuyến 2: Cải tạo, nâng cấp khoảng 4,5 km đường giao thông cấp B, mặt đường rộng 3,5m từ thôn Bản Tha, xã Hồng Quang đi thôn Trung Sơn, xã Hữu Sản, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. |
Đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương |
650 |
|
|
2022- 2025 |
5 |
|
Đầu tư cơ sở vật chất Trường PTDTBT THCS Phúc Sơn phục vụ cụm liên xã Phúc Sơn và xã Minh Quang |
UBND huyện |
Nhà lớp học 02 tầng, cấp III và các hạng mục phụ trợ; Nhà hiệu bộ 02 tầng, cấp III phục vụ nhu cầu học tập cho học sinh xã Phúc Sơn và các xã lân cận |
Đầu tư xây dựng đảm bảo ổn định cơ sở vật chất của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy và học tập góp phần nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia |
923 |
|
2022- 2025 |
|
6 |
|
Đầu tư cơ sở vật chất Trường PTDTBT THCS Bình An phục vụ cụm liên xã Bình An và Thổ Bình |
UBND huyện |
Nhà hiệu bộ 02 tầng, cấp III; Xây dựng nhà đa năng có diện tích xây dựng khoảng 420m2; phục vụ cho việc tập luyện thể dục thể thao và các sinh hoạt tập thể cho khoảng 250 học sinh xã Bình An và các xã lân cận |
Đầu tư xây dựng đảm bảo ổn định cơ sở vật chất của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy và học tập góp phần nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia |
541 |
|
2022- 2025 |
|
7 |
|
Xây dựng nhà truyền thống dân tộc Pả Thẻn phục vụ bảo tồn văn hóa để phát triển du lịch trên địa bàn huyện |
UBND huyện |
Nhà cấp IV; Diện tích sàn khoảng 210m2; sân và các hạng mục phụ trợ khác |
Phục vụ nhu cầu văn hóa để người dân tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản |
250 |
|
2022- 2025 |
|
8 |
|
Xây kè chống sạt lở tại xã Xuân Lập |
UBND huyện |
Khu ruộng Nà Co: Kè chiều dài khoảng 350m bảo vệ đất lúa cho khoảng 40 hộ nghèo; Khu dân cư Xuân Tọ: Kè chiều dài khoảng 60m bảo vệ an toàn cho 18 nghèo với 88 khẩu. |
Để đảm bảo cho người dân phát triển sản xuất |
1.164 |
|
2022- 2025 |
|
9 |
|
Xây dựng tuyến mương Thổ Bình - Minh Quang |
UBND huyện |
Xây dựng tuyến kênh chiều dài khoảng 4km |
Đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương |
500 |
|
2022- 2025 |
|
10 |
|
Nâng cấp đường giao thông Thổ Bình - Bình An |
UBND huyện |
Đường cấp III miền núi, thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 4054:2005, Chiều dài khoảng 9km, chiều rộng mặt đường 6m |
Đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương |
8.000 |
|
2022- 2025 |
|
11 |
|
Đường giao thông Thổ Bình - Minh Quang |
UBND huyện |
Đường giao thông cấp B, chiều dài khoảng 3km, mặt đường 3,5m; Điểm đầu là đường tỉnh ĐT188, điểm cuối kết nối với đường Quốc lộ 279; Xây dựng các công trình trên tuyến. |
Đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương |
7.800 |
|
2022- 2025 |
|
12 |
|
Đầu tư cơ sở vật chất Trường Tiểu học Thượng Lâm phục vụ cụm liên xã Thượng Lâm, xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình và xã Năng Khả, huyện Na Hang |
UBND huyện |
Nhà lớp học 02 tầng, cấp III và các hạng mục phụ trợ |
Đầu tư xây dựng đảm bảo ổn định cơ sở vật chất của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy và học tập góp phần nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia |
3.032 |
|
2023- 2025 |
|
13 |
|
Xây dựng công trình đường giao thông đoạn từ UBND xã Thượng Lâm đến đèo Ái Âu, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang |
UBND huyện |
Đường cấp III miền núi, thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 4054:2005, Chiều dài khoảng 3km, chiều rộng mặt đường 6m |
Đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương |
20.000 |
|
2.024 |
|
III |
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại các tỉnh có huyện nghèo, xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
Đầu tư mở rộng công trình Xây dựng khoa dân tộc nội trú Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang |
Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang |
|
|
19.266 |
|
2022- 2025 |
|
IV |
Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để xây dựng các cơ sở dữ liệu và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động |
Sở LĐTBXH |
|
|
3.441 |
|
2022-2025 |
1 - Hội đồng nhân dân tỉnh: (1) Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 28/02/2023 quy định mức hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo một số nội dung về mức chi giảm nghèo về thông tin thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025; (2) Nghị quyết số 06/NQ- HĐND ngày 28/02/2023 về phân bổ kế hoạch vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững,tỉnh Tuyên Quang năm 2023; (3) Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 07/7/2023 quy định mức hỗ trợ thực hiện dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; dự án phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021 - 2025
- Ủy ban nhân dân tỉnh: (1) Quyết định số 02/2023/QĐ-UBND ngày 08/3/2023 quy định cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển, trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; (2) Quyết định số 04/2023/QĐ-UBND ngày 20/3/2023 quy định quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán các nguồn vốn lồng ghép thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025; (3) Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 28/02/2023 về giao Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang, năm 2023; (4) Quyết đinh số 73/QĐ-UBND ngày 28/02/2023 về phân bổ và giao dự toán vốn sự nghiệp Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang năm 2023; (5) Kế hoạch Số 72/KH-UBND ngày 10/4/2023 thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và công tác giảm nghèo năm 2023 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; (6) Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 14/4/2023 kiểm tra, giám sát Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; (7) Văn bản số 2749/UBND-TC ngày 26/6/2023 về việc đề xuất mua tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung; (8) Quyết định số 14/2023/QĐ-UBND ngày 28/7/2023 ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- Các sở, ngành: (1) Hướng dẫn số 334/SNN-TL ngày 28/02/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý, vận hành; quy trình bảo trì, mức bảo trì kênh mương thực hiện theo cơ chế đặc thù thuộc các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; (2) Hướng dẫn số 330/SLĐTBXH-XH ngày 16/3/2023 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nội dung đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; (3) Văn bản số 1566/STC-QLNS ngày 27/6/2023 của Sở Tài chính thực hiện vốn sự nghiệp các Chương trình MTQG, (4) Văn bản số 1600/SNN-PTNT ngày 31/7/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Tiểu dự án 1 của Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
2 Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 07/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định mức hỗ trợ thực hiện dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; dự án phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021 - 2025
3 Trong đó: Năm 2022: Lâm Bình: Tổ chức mở được 09 lớp, với 315 học viên tham gia học; Na Hang: Đã tổ chức đào tạo xong cho 06/06 lớp với tổng số 157 lao động tham gia đào tạo. Năm 2023: Lâm Bình: Tổ chức mở được 01 lớp, với 35 học viên tham gia học; Na Hang: Đã tổ chức đào tạo xong cho 03 lớp với tổng số 105 lao động tham gia đào tạo. Huyện Chiêm Hoá 06 lớp đào tạo nghề với trên 200 học viên, Sơn Dương 9 lớp với trên 300 học viên.
4 Do Ủy ban nhân dân huyện Lâm Bình tổ chức.
5 Trong 6 tháng đầu năm 2023 hỗ trợ 13 lao động
6 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 01 phóng sự; Sở Thông tin và Truyền thông 15 phóng sự; Ủy ban nhân dân huyện Na Hang 02 phóng sự truyền hình và 12 phóng sự phát thanh
7 Đã tổ chức 01 lớp với 63 đại biểu
8 trong đó; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội treo 50 pano, huyện Na Hang tổ chức 02 cuộc đối thoại, Chiêm Hoá 01 cuộc và 24 băng zôn.
9 huyện Lâm Bình 04 cuộc, Na Hang 02 cuộc, Chiêm Hoá 03 cuộc, Hàm Yên 02 cuộc
10 Huyện Na hang 03 lớp 445 đại biểu, Chiêm Hoá 04 lớp với 873 đại biểu
Kế hoạch 172/KH-UBND năm 2023 về đầu tư công năm 2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Số hiệu: | 172/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tuyên Quang |
Người ký: | Hoàng Việt Phương |
Ngày ban hành: | 01/08/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 172/KH-UBND năm 2023 về đầu tư công năm 2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Chưa có Video