UBND TỈNH BẮC GIANG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/HDLS:TC-XD-KH&ĐT |
Bắc Giang, ngày 19 tháng 07 năm 2010 |
Căn
cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật;
Căn cứ Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn
quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn
vốn NSNN; Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 của Bộ Tài chính và Thông
tư số 209/2009/TT-BTC ngày 05/11/2009 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số
điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 04/02/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang
v/v Ban hành “Quy định phân công, phân cấp và ủy quyền thực hiện quản lý quy
hoạch xây dựng và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang”;
Căn cứ Quyết định số 43/2010/QĐ-UBND ngày 16/4/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang v/v
Ban hành “Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng và thực hiện đấu
thầu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”;
Liên sở: Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn quản lý và sử dụng
vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa
bàn tỉnh như sau:
1. Phạm vi áp dụng:
Các công trình, hạng mục công trình sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp sử dụng vốn sự nghiệp được giao dự toán ngân sách hàng năm (bao gồm cả các hạng mục xây mới trong các cơ sở đã có của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp) và các Ban QLDA đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Các trường hợp không áp dụng theo hướng dẫn tại văn bản này:
* Các dự án đầu tư xây dựng công trình đặc thù theo quy định của Chính phủ.
* Công trình, dự án sử dụng vốn sự nghiệp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Đối tượng áp dụng:
Các cơ quan Nhà nước, các Ban QLDA đầu tư xây dựng, các tổ chức, đơn vị và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng có sử dụng vốn sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
1. Lập kế hoạch, phân bổ và giao dự toán.
1.1. Nguyên tắc chung:
Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng trong dự toán Ngân sách Nhà nước của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp chỉ được sử dụng cho các trường hợp đầu tư cải tạo mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có (bao gồm cả việc xây dựng mới các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp). Không bố trí vốn sự nghiệp cho các dự án đầu tư mới.
1.2. Đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp:
Nhu cầu vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng được tổng hợp trong dự toán chi ngân sách hàng năm của đơn vị.
Việc lập, thảo luận, quyết định, phân bổ, giao dự toán thực hiện quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn hiện hành đối với vốn sự nghiệp.
Đối với nhu cầu vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng được xem xét trước khi lập, thảo luận, quyết định, phân bổ, giao dự toán chi ngân sách hàng năm cho các đơn vị cụ thể như sau:
+ Tổng hợp nhu cầu sử dụng vốn: Chậm nhất là ngày 30 tháng 9 năm trước năm kế hoạch, các đơn vị dự toán cấp I tổng hợp nhu cầu kinh phí sự nghiệp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình của đơn vị mình và các đơn vị dự toán cấp II kèm theo báo cáo về chủ trương đầu tư gửi về Sở Tài chính (Phòng đầu tư) đối với các đơn vị sử dụng ngân sách tỉnh và gửi về phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành phố đối với các đơn vị sử dụng ngân sách huyện để xem xét, tổng hợp nhu cầu chi. Hồ sơ nhu cầu vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng gồm:
* Công văn của đơn vị về nhu cầu vốn đầu tư có tính chất xây dựng cần bố trí trong dự toán chi ngân sách năm kế hoạch;
* Biểu tổng hợp nhu cầu kinh phí sự nghiệp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình của đơn vị mình và các đơn vị dự toán cấp II (Chi tiết đến từng công trình);
* Báo cáo về chủ trương đầu tư xây dựng các công trình, hạng mục công trình từ nguồn vốn sự nghiệp gồm các nội dung: Sự cần thiết phải đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình hiện có; quy mô đầu tư; dự kiến tổng mức đầu tư; thời gian khởi công – hoàn thành và dự kiến các nguồn vốn tham gia.
+ Sau khi xem xét báo cáo của các đơn vị và kết quả kiểm tra hiện trạng công trình, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách cơ quan tài chính các cấp sẽ tiến hành thảo luận, quyết định phân bổ dự toán chi sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình trong dự toán chi ngân sách của các đơn vị dự toán.
1.3. Đối với các Ban quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước:
Nhu cầu sử dụng vốn sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình được lập thành một nội dung trong dự toán chi phí quản lý dự án của các đơn vị. Việc lập và duyệt chi phí quản lý dự án của các Ban quản lý dự án thực hiện theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
2. Quản lý đầu tư xây dựng công trình.
2.1. Lập và phê duyệt dự án:
+ Các công trình, hạng mục công trình sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư từ 1 tỷ đồng trở lên: Việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án hoặc Báo cáo Kinh tế kỹ thuật thực hiện như đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư phát triển, áp dụng theo Luật Xây dựng và các văn bản hiện hành của Nhà nước.
+ Các công trình, hạng mục công trình sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư nhỏ hơn 1 tỷ đồng: Không phải lập báo cáo Kinh tế kỹ thuật, chủ đầu tư tổ chức lập, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình.
2.2. Lập và phê duyệt thiết kế - dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình:
Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt thiết kế - dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình theo quy định tại Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số: 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2.3. Lựa chọn nhà thầu:
2.3.1. Các gói thầu tư vấn, xây lắp của công trình, hạng mục công trình có TMĐT từ 01 tỷ đồng trở lên; Thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
2.3.2. Các gói thầu tư vấn, xây lắp của công trình, hạng mục công trình có TMĐT nhỏ hơn 01 tỷ đồng: Chủ đầu tư tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả chỉ định thầu. Đối với gói thầu tư vấn, xây lắp có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng được chỉ định thầu theo quy trình chỉ định thầu rút gọn (không phải lập, duyệt hồ sơ đề xuất và xét hồ sơ yêu cầu). Nội dung quy trình chỉ định thầu rút gọn thực hiện theo quy định tại khoản 2 điều 41 của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng.
2.4. Tổ chức thi công xây dựng công trình:
Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu, chủ đầu tư mời nhà thầu xây lắp đến thương thảo ký kết hợp đồng thi công xây dựng công trình (HMCT). Việc ký kết và thực hiện hợp đồng theo quy định tại Nghị định số: 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong họat động xây dựng và các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước.
2.5. Quản lý chất lượng công trình:
Chủ đầu tư xây dựng công trình phải tổ chức giám sát thi công và nghiệm thu theo đúng quy định của Luật Xây dựng, các Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Những công trình, hạng mục công trình sửa chữa, cải tạo có quy mô nhỏ, đơn giản không làm ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực và an toàn của công trình, chủ đầu tư phải cử người giám sát thi công công trình và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Công tác cải tạo sửa chữa, nâng cấp phải tuyệt đối đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận, người thi công, người sử dụng.
Có biện pháp và thời gian thi công hợp lý để hạn chế tối đa ảnh hưởng của tiếng ồn, bụi, rung động đồng thời tuân thủ các quy định về môi trường, an toàn lao động trong thi công.
Trước khi thi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải xin giấy phép xây dựng trừ trường hợp các công trình sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình.
3. Thanh toán, quyết toán.
3.1. Tạm ứng, thanh toán vốn:
3.1.1. Tài liệu cơ sở:
+ Dự toán và quyết định phê duyệt thiết kế - dự toán;
+ Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu;
+ Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
3.1.2. Tạm ứng vốn:
Mức tạm ứng vốn tối thiểu bằng 30% giá trị hợp đồng hoặc dự toán được duyệt. Vốn tạm ứng được thu hồi dần vào từng kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành và thu hồi hết khi thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng hoặc dự toán được duyệt.
Hồ sơ tạm ứng gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, chứng từ chuyển tiền, bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng).
3.1.3. Thanh toán vốn:
Chủ đầu tư thực hiện rút dự toán chi tại Kho bạc Nhà nước theo quy định về quản lý, cấp phát vốn sự nghiệp.
Việc kiểm soát, thanh toán vốn thực hiện theo quy định như đối với dự án đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tại Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN; Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 của Bộ Tài chính và Thông tư số 209/2009/TT-BTC ngày 05/11/2009 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính;
3.2. Quyết toán công trình, hạng mục công trình hoàn thành:
3.2.1. Hồ sơ trình duyệt quyết toán:
Trong thời hạn 03 tháng khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành, các đơn vị lập hồ sơ quyết toán gửi Cơ quan Tài chính thẩm tra quyết toán. Hồ sơ trình duyệt gồm:
+ Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư (bản gốc).
+ Báo cáo quyết toán công trình, hạng mục công trình hoàn thành (bản gốc) theo phụ lục đính kèm (mẫu số 01, 02, 03, 04, 05/QTSN).
+ Các văn bản pháp lý có liên quan theo mẫu số 02/QTSN đính kèm (bản gốc hoặc bản sao).
+ Các hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có) giữa chủ đầu tư với các nhà thầu thực hiện dự án (bản gốc hoặc bản sao).
+ Các biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng công trình; Biên bản nghiệm thu hoàn thành dự án, công trình hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng (bản gốc hoặc bản sao).
+ Toàn bộ các bản quyết toán khối lượng A – B (bản gốc).
+ Kết luận thanh tra, Biên bản kiểm tra, Báo cáo kiểm toán của các cơ quan: Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước (nếu có); kèm theo báo cáo tình hình chấp hành các báo cáo trên của chủ đầu tư.
Trong quá trình thẩm tra, chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình cho cơ quan thẩm tra các tài liệu phục vụ công tác thẩm tra quyết toán: Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công, hồ sơ đấu thầu, dự toán thiết kế, dự toán bổ sung và hồ sơ chứng từ thanh toán có liên quan.
3.2.2. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ:
+ Phòng Tài chính – Kế hoạch thẩm tra, lập báo cáo quyết toán công trình hoàn thành trình Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc người được ủy quyền phê duyệt quyết toán đối với các công trình sử dụng vốn sự nghiệp thuộc ngân sách cấp huyện.
+ Sở Tài chính thẩm tra, lập báo cáo quyết toán công trình hoàn thành trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đối với các công trình có TMĐT từ 07 tỷ trở lên hoặc ra quyết định phê duyệt quyết toán đối với các công trình, hạng mục công trình có TMĐT dưới 07 tỷ đồng.
4. Chế độ thông tin báo cáo.
Các đơn vị sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng và một năm về tình hình thực hiện đầu tư từ nguồn vốn sự nghiệp và tình hình quyết toán công trình hoàn thành sử dụng vốn sự nghiệp theo biểu mẫu số 01-BCVSN và 02-BCVSN đính kèm. Thời gian gửi báo cáo về cơ quan Tài chính chậm nhất là ngày 15/7 đối với báo cáo 6 tháng và ngày 15/01 năm sau đối với báo cáo năm.
1. Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế văn bản số: 01/HDLS:TC-XD-KH&ĐT ngày 27/6/2008 của Liên Sở: Tài chính – Xây dựng – Kế hoạch & Đầu tư hướng dẫn quản lý và sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
2. Nguồn vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, ban quản lý dự án sử dụng vốn NSNN được đưa vào dự toán Ngân sách Nhà nước giao hàng năm cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, dự toán chi phí quản lý của các Ban quản lý dự án.
3. Thủ trưởng các đơn vị dự toán, UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo quản lý vốn sự nghiệp có tính chất XDCB theo hướng dẫn tại văn bản này và các văn bản hướng dẫn quản lý hành chính hiện hành.
4. Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng tại các đơn vị được giao dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.
SỞ
TÀI CHÍNH |
SỞ
XÂY DỰNG |
SỞ
KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ |
Nơi nhận:
- UBND tỉnh;
- Các Sở: XD, KH&ĐT;
- KBNN tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các đơn vị dự toán, BQLDA;
- Lưu Sở tài chính
Tên dự án:
Tên công trình, hạng mục công trình:
Chủ đầu tư:
Cấp quyết định đầu tư:
Địa điểm xây dựng:
Quy mô công trình: Được duyệt: ……… Thực hiện: ………
Tổng mức đầu tư được duyệt: ……………….
Thời gian khởi công – hoàn thành: Được duyệt: ………Thực hiện: ………
I/ Nguồn vốn:
|
|
Đơn vị: Đồng |
|
|
Được duyệt |
Thực hiện |
Tăng, giảm |
1 |
2 |
3 |
4= 3 - 2 |
Tổng cộng |
|
|
|
- Vốn NSNN - Vốn vay: + Vay trong nước + Vay nước ngoài - Vốn khác |
|
|
|
II/ Tổng hợp chi phí đầu tư đề nghị quyết toán:
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung chi phí |
Tổng mức đầu tư được duyệt |
Tổng dự toán được duyệt |
Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán |
Tăng, giảm so với dự toán được duyệt |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
Tổng số |
|
|
|
|
1 |
Xây dựng |
|
|
|
|
2 |
Thiết bị |
|
|
|
|
3 |
Chi khác |
|
|
|
|
4 |
Dự phòng |
|
|
|
|
III/ Chi phí đầu tư đề nghị duyệt bỏ không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:
IV/ Giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:
STT |
Nhóm |
Giá trị tài sản (đồng) |
|
Thực tế |
Giá quy đổi |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
|
Tổng số |
|
|
1 |
Tài sản cố định |
|
|
2 |
Tài sản lưu động |
|
|
V/ Thuyết minh báo cáo quyết toán
1- Tình hình thực hiện dự án:
- Những thay đổi nội dung của dự án so với quyết định đầu tư được duyệt:
+ Quy mô, kết cấu công trình, hình thức quản lý dự án, thay đổi Chủ đầu tư, hình thức lựa chọn nhà thầu, nguồn vốn đầu tư, tổng mức vốn đầu tư.
+ Những thay đổi về thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán được duyệt.
2- Nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện dự án:
- Chấp hành trình tự thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước.
- Công tác quản lý vốn, tài sản trong quá trình đầu tư.
3- Kiến nghị:
|
|
………, ngày … tháng … năm …… |
CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN
STT |
Tên văn bản |
Ký hiệu; ngày tháng năm ban hành |
Cơ quan ban hành |
Tổng giá trị được duyệt (nếu có) |
Ghi chú |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
|
|
|
|
|
|
…………, ngày ……tháng …..năm …….. |
Đơn vị: đồng
STT |
Tên và ký hiệu tài sản |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Giá đơn vị |
Tổng nguyên giá |
Ngày đưa TSCĐ vào sử dụng |
Nguồn vốn đầu tư |
Đơn vị tiếp nhận sử dụng |
||
Thực tế |
Quy đổi |
Thực tế |
Quy đổi |
|||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 2 3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
………, ngày … tháng … năm …… |
TÌNH HÌNH THANH TOÁN VÀ CÔNG NỢ CỦA DỰ ÁN
(Tính đến ngày khóa sổ lập báo cáo quyết toán)
Đơn vị: đồng
STT |
Tên cá nhân, đơn vị thực hiện |
Nội dung công việc, hợp đồng thực hiện |
Giá trị được A-B chấp nhận thanh toán |
Đã thanh toán, tạm ứng |
Công nợ đến ngày khóa sổ lập báo cáo quyết toán |
Ghi chú |
|
Phải trả |
Phải thu |
||||||
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
1 |
Đơn vị A: |
- - |
|
|
|
|
|
2 |
Đơn vị B: |
- - |
|
|
|
|
|
3 |
…….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
………, ngày … tháng … năm …… |
SỐ LIỆU CẤP VỐN, CHO VAY, THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ
Nguồn vốn: ……………………….......
* Tên dự án:
* Chủ đầu tư:
* Tên cơ quan cho vay, thanh toán:
I/ Tình hình cấp vốn, cho vay, thanh toán:
STT |
Chỉ tiêu |
Tổng số |
Gồm |
Ghi chú |
||
X. dựng |
Thiết bị |
Khác |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
I. |
Số liệu của chủ đầu tư |
|
|
|
|
|
1 |
- Lũy kế số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán từ khởi công |
|
|
|
|
|
2 |
- Chi tiết số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán hàng năm. |
|
|
|
|
|
II. |
Số liệu của cơ quan cấp, cho vay, thanh toán |
|
|
|
|
|
1 |
- Lũy kế số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán từ khởi công |
|
|
|
|
|
2 |
- Chi tiết số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán hàng năm. |
|
|
|
|
|
III. |
Chênh lệch |
|
|
|
|
|
Giải thích nguyên nhân chênh lệch:
II/ Nhận xét đánh giá và kiến nghị:
1- Nhận xét:
- Chấp hành trình tự thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng.
- Chấp hành chế độ quản lý tài chính đầu tư.
2- Kết quả kiểm soát qua quá trình cấp vốn, cho vay, thanh toán vốn đầu tư thực hiện dự án:
3- Kiến nghị: Về nguồn vốn đầu tư và chi phí đầu tư đề nghị quyết toán thuộc phạm vi quản lý.
Ngày …….tháng …….năm ………
|
Ngày …….tháng …….năm ……… |
||
Kế
toán trưởng |
Thủ
trưởng đơn vị |
Phụ
trách kế toán |
Thủ
trưởng đơn vị |
Tên đơn vị báo cáo
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP NĂM …
(Ban hành kèm theo hướng dẫn số /HDLS: STC-XD-KH&ĐT)
Đơn vị tính: đồng
STT |
Tên công trình (Hạng mục CT) |
Dự toán xây dựng công trình được duyệt |
Kế hoạch vốn được giao |
Khối lượng thực hiện |
Thanh toán |
Ghi chú |
|||
Năm kế hoạch |
Lũy kế từ khởi công |
Năm kế hoạch |
Lũy kế từ khởi công |
Năm kế hoạch |
Lũy kế từ khởi công |
||||
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Công trình A |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Công trình B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bắc Giang, ngày tháng năm |
Tên đơn vị báo cáo
TÌNH HÌNH QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP NĂM …
(Ban hành kèm theo hướng dẫn số /HDLS: STC-XD-KH&ĐT)
Đơn vị tính: đồng
STT |
Tên công trình (Hạng mục CT) |
Tổng dự toán xây dựng công trình được duyệt |
CT hoàn thành đã phê duyệt quyết toán |
Công trình hoàn thành chưa nộp báo cáo quyết toán |
Ghi chú |
||
Giá trị đề nghị quyết toán |
Giá trị quyết toán được duyệt |
Tổng giá trị công trình hoàn thành |
Lý do chưa nộp báo cáo quyết toán |
||||
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
1 |
Công trình A |
|
|
|
|
|
|
2 |
Công trình B |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bắc Giang, ngày tháng năm |
Hướng dẫn 01/HDLS:TC-XD-KH&ĐT về quản lý và sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh do Sở Tài chính - Sở Xây dựng- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang ban hành
Số hiệu: | 01/HDLS:TC-XD-KH&ĐT |
---|---|
Loại văn bản: | Hướng dẫn |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Giang |
Người ký: | Trịnh Quang Hưng, Nguyễn Hoàng Phương, Đỗ Quốc Tuấn |
Ngày ban hành: | 19/07/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Hướng dẫn 01/HDLS:TC-XD-KH&ĐT về quản lý và sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh do Sở Tài chính - Sở Xây dựng- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang ban hành
Chưa có Video