ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/CT-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 27 tháng 12 năm 2021 |
VỀ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2022
Nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công, thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công năm 2022; thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 23/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 và các Nghị quyết, Văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố Huế, các chủ đầu tư thực hiện những nội dung như sau:
1. Quản lý việc triển khai, thực hiện dự án:
a) Ngay sau khi được bố trí vốn, các ban quản lý dự án, chủ đầu tư khẩn trương hoàn tất các thủ tục đầu tư dự án, kịp thời đăng ký thông tin dự án tại Sở Tài chính để được cấp mã số dự án, chuyển dự toán vào hệ thống TABMIS.
b) Các cơ quan, ban ngành, chủ đầu tư tăng cường công tác quản lý, tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022. Lựa chọn những cán bộ có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm để thực hiện triển khai kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022. Cụ thể hóa trách nhiệm tới từng cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch giải ngân vốn ngân sách nhà nước năm 2022. Xử lý kịp thời các cá nhân có hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công, gây cản trở, chậm trễ giải ngân vốn.
c) Các chủ đầu tư và chính quyền địa phương theo thẩm quyền tổ chức lập và phê duyệt phương án, kế hoạch, tiến hành giải phóng mặt bằng và tái định cư trong quý I năm 2022 đảm bảo điều kiện thi công cho các gói thầu, dự án; tăng cường công tác phối hợp, có giải pháp tháo gỡ khó khăn, củng cố bộ máy, tăng cường năng lực cho các đơn vị chức năng để đẩy nhanh, rút ngắn tiến độ giải phóng mặt bằng và tái định cư, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ các dự án.
d) Đối với các dự án chỉ bố trí vốn thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng trong kế hoạch đầu tư công năm 2022, sau khi hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng phải báo cáo UBND tỉnh để xem xét bố trí vốn thực hiện thi công.
đ) Các dự án muốn sử dụng chi phí dự phòng phải xin ý kiến của cơ quan quyết định đầu tư.
e) Việc điều chỉnh dự án thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Quyết định số 54/2021/QĐ-UBND ngày 16/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về công tác quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công; vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên để sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách cấp mình để thực hiện.
g) Các Sở, ngành chuyên môn đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị thực hiện dự án, tăng cường giải quyết hồ sơ trên môi trường mạng, thực hiện cơ chế xử lý hồ sơ một cửa đảm bảo đúng thời gian theo quy định của các Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, huyện, tạo điều kiện tối đa giải quyết thủ tục cho các chủ đầu tư. Rút ngắn ít nhất 30% thời gian thực hiện các thủ tục thẩm định, phê duyệt liên quan dự án đầu tư công so với hiện nay (tập trung vào các khâu, các thủ tục có tần suất xuất hiện lớn, thời gian dài, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án).
h) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch UBND tỉnh về tiến độ thi công, giải ngân, thanh toán khối lượng hoàn thành, chất lượng công trình, việc lựa chọn đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công không đảm bảo năng lực; tăng cường chấn chỉnh công tác quản lý thi công, làm tốt công tác vệ sinh môi trường (cả trong và ngoài công trình); các dự án phải thực hiện theo mức kế hoạch vốn đã giao; tập trung, quyết liệt tổ chức thực hiện để đảm bảo tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư ngay từ đầu năm, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và yêu cầu chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh. Kết quả giải ngân của các chủ đầu tư là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2022 của lãnh đạo đơn vị.
2. Công tác đấu thầu qua mạng:
a) Tăng cường công tác đấu thầu qua mạng đảm bảo yêu cầu theo các Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án căn cứ quy mô dự án được giao làm chủ đầu tư, lập danh mục dự án thực hiện đấu thầu qua mạng theo tiêu chí quy định thực hiện đấu thầu qua mạng (phải xác định từ đầu để khi xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu có cơ sở xây dựng) để triển khai, đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, theo dõi trước ngày 31/01/2022.
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh trong nước thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với các gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh phê duyệt các gói thầu phải đấu thầu qua mạng, ưu tiên các gói thầu có khối lượng trang thiết bị lớn, việc tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng trong năm phải bảo đảm tổng số lượng các gói thầu đạt tối thiểu 70% số lượng gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh và tổng giá trị gói thầu đạt tối thiểu 35% tổng giá trị các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh; báo cáo UBND tỉnh danh mục tổng hợp các gói thầu đấu thầu qua mạng trên địa bàn tỉnh trước ngày 15/2/2022.
d) Chủ tịch UBND thành phố Huế, các huyện, thị xã phê duyệt kế hoạch đấu thầu đối với các dự án do mình quyết định đầu tư phải đảm bảo tỷ lệ đấu thầu qua mạng theo hình thức chào hàng cạnh tranh, đấu thầu rộng rãi đạt tối thiểu 70% về số lượng gói thầu và 35% về tổng giá trị các gói thầu.
đ) Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; Giám đốc các Ban quản lý dự án và các Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc không thực hiện đảm bảo tỷ lệ các gói thầu thực hiện lựa chọn qua mạng theo quy định, đồng thời, nghiêm túc thực hiện công tác đăng tải thông tin mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu lên hệ thống đấu thầu quốc gia tại địa chỉ http://muasamcong.mpi.gov.vn và trang thông tin mời thầu của tỉnh tại địa chỉ http://dauthau.thuathienhue.gov.vn.
e) Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện lựa chọn qua mạng của các cơ quan, đơn vị, địa phương và các chủ đầu tư đảm bảo tỷ lệ đấu thầu qua mạng của tỉnh đạt chỉ tiêu quy định, định kỳ hàng quý báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
3. Quản lý việc giải ngân vốn đầu tư theo kế hoạch vốn và quy định của Nhà nước:
Nhằm quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022; các Công điện, Văn bản chỉ đạo của Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công. Yêu cầu Chủ đầu tư thực hiện các công việc sau:
a) Căn cứ kế hoạch vốn được giao, thực hiện đăng ký kế hoạch giải ngân nguồn vốn đầu tư, cam kết tiến độ giải ngân của từng dự án theo mốc tháng, quý gửi Sở kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
b) Tập trung giải ngân theo các mốc thời gian như sau:
- Đối với các dự án và gói thầu chuyển tiếp được bố trí kế hoạch vốn năm 2022, đến ngày 30/6/2022 phải giải ngân trên 50% kế hoạch vốn năm 2022, đến 15/12/2022 phải giải ngân 100% kế hoạch vốn năm 2022.
- Đối với các dự án và gói thầu khởi công mới được bố trí kế hoạch vốn năm 2022, đến ngày 30/6/2022 phải có số liệu giải ngân cho công tác xây lắp, đến ngày 30/9/2022 phải giải ngân trên 60% kế hoạch vốn năm 2022, đến 31/12/2022 phải giải ngân 100% kế hoạch vốn năm 2022.
- Các dự án đã được bố trí kế hoạch vốn năm 2022 (cả chuyển tiếp và khởi công mới) đến ngày 30/6/2022 chưa giải ngân cho công tác xây lắp theo quy định trên, UBND tỉnh dừng giải ngân và điều chuyên cho các dự án khác có khả năng thanh toán; chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc chuyển vốn cho các dự án khác.
c) Đối với các dự án hoàn ứng, các dự án đã quyết toán và các dự án hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2021 được bố trí trong kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm 2022, Chủ đầu tư hoàn tất thủ tục hoàn ứng và thanh toán trước 31/3/2022. Sau thời điểm trên, UBND tỉnh dừng giải ngân và điều chuyển cho các dự án khác có khả năng thanh toán; chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc kéo dài thủ tục hoàn ứng và thanh toán, làm ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân chung của tỉnh.
d) Ban hành kế hoạch và giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, thực hiện thủ tục đầu tư, đấu thầu,...để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, dự án.
đ) Đẩy mạnh thi công xây dựng công trình kết hợp với các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động theo đúng quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
e) Phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện từng dự án, thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ giải ngân của từng dự án, có giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, dự án để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022, đặc biệt là các dự án lớn, trọng điểm, kết nối,...có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Triển khai phổ biến nội dung Chỉ thị này đến các cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư; chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị, báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện định kỳ hàng quý, năm.
- Chịu trách nhiệm vận hành Hệ thống quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh trong quý I/2022.
b) Văn phòng UBND tỉnh:
- Tổ chức làm việc trực tiếp tại cơ sở; tiến hành giám sát, kiểm tra độc lập và phối hợp với các cơ quan liên quan giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện công tác đầu tư công, kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc, báo cáo UBND tỉnh giải quyết.
- Tổ chức đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trong công tác đầu tư công.
c) Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố Huế, các ban quản lý dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Quá trình triển khai, thực hiện gặp khó khăn, vướng mắc, kịp thời phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, các Sở xây dựng chuyên ngành và cơ quan tham mưu, quản lý đầu tư công để được hướng dẫn, xử lý hoặc tham mưu UBND tỉnh giải quyết theo quy định./.
|
CHỦ
TỊCH |
Chỉ thị 30/CT-UBND năm 2021 thực hiện đầu tư công năm 2022 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Số hiệu: | 30/CT-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký: | Nguyễn Văn Phương |
Ngày ban hành: | 27/12/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 30/CT-UBND năm 2021 thực hiện đầu tư công năm 2022 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Chưa có Video