Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 06/CT-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 22 tháng 06 năm 2018

 

CHỈ THỊ

VỀ THỰC HIỆN MỘT SỐ GIẢI PHÁP, NHIỆM VỤ NHẰM CHẤN CHỈNH VIỆC ĐIỀU CHỈNH TĂNG TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Trong những năm qua, công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh đã từng bước được chấn chỉnh; chất lượng các dự án được nâng cao, tiến độ công trình được đẩy nhanh; trình tự, thủ tục đầu tư được thực hiện và kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dự án phải điều chỉnh, bổ sung tăng tổng mc đầu tư, nhất là các dự án được chuyn tiếp thực hiện trong giai đoạn 2016-2020, làm chậm tiến độ, gây khó khăn trong việc cân đi nguồn lực đầu tư và giảm hiệu quả đầu tư. Ngoài những nguyên nhân khách quan, còn có các nguyên nhân ch quan như cht lượng khảo sát, lập dự án, thiết kế và dự toán không cao; giải phóng mặt bằng và tái định cư chậm; nhà thầu năng lực hạn chế, thi công kéo dài; một số cơ quan thiếu quyết liệt trong chỉ đạo, thực hiện và quản lý dự án.

Thực hiện quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng của Quốc hội, Nghị định số 84/2015/NĐ-CP của Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tư và Quyết định số 2544/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2020; trên sở xem xét kết quả rà soát các dự án sử dụng vốn ngân sách phải điều chnh tăng tổng mc đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư trong giai đoạn từ 2010-2018, UBND tỉnh chỉ đạo một số nội dung như sau:

I. CÁC YÊU CẦU CHUNG:

1. Quán triệt việc xác định đúng, đủ chi phí đầu tư và kiểm soát chi phí đầu tư trong phạm vi được duyệt là một trong các giải pháp quan trọng, cần tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhm thực hiện chủ trương tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bn, dành nguồn đầu tư cho phát triển, an sinh xã hội và các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của tnh.

2. Thực hiện nghiêm việc điều chỉnh dự án, điều chnh tổng mức đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và các quy định liên quan. Từ nay trđi, nếu phát hiện các dự án điều chnh tăng mức đầu tư mà không thuộc các trường hợp được quy định tại Luật Đầu tư công và Luật Xây dựng; hoặc phải điều chỉnh tăng quy mô đầu tư, điều chỉnh thay đi cơ bản phương án thiết kế, giải pháp kỹ thuật, chủng loại vật tư, vật liệu, thiết bị... dn đến phải tăng tổng mức đầu tư thì cần xử lý nghiêm khắc trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.

3. Xác định và gắn rõ trách nhiệm của các chủ thể trong việc kiểm soát chi phí đầu tư. Theo đó, trong quá trình triển khai nếu điều chỉnh tăng tng mức đầu tư thì trách nhiệm đầu tiên và trước hết thuộc chủ đầu tư; đồng thời người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư, cơ quan quản lý dự án phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm trước người quyết định đầu tư và trước pháp luật. Các cơ quan thm định, cấp phê duyệt hoặc và người phê duyệt phải chịu trách nhiệm liên đi. Trường hợp lỗi do tư vấn, chủ đầu tư trách nhiệm xphạt và yêu cầu khắc phục hậu quả về mặt kinh tế theo quy định của pháp luật và hợp đồng giao nhận thầu đã ký kết.

4. Chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc quản lý, kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng cơ bản. Yêu cầu các cơ quan đề xuất dự án, chủ đầu tư và cơ quan thẩm định có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phạm vi đầu tư, quy mô đu tư, phương án đu tư, tổng mức đầutrong tng khâu trong quy trình đầu tư từ chủ trương đầu tư đến quyết toán vn đầu tư. Tránh tình trạng điều chỉnh nhiều ln, hạn chế tối đa việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư. Cụ th:

4.1. Trong giai đoạn chun bị đầu tư:

a) Xác định rõ quy mô và công năng sử dụng. Quy mô đầu tư phải phù hợp với quy hoạch được duyệt hoặc có thphân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn phù hợp với nhu cu sử dụng, đảm bảo tính đồng bộ, hoạt động được và có thời gian sử dụng được lâu dài. Việc sdụng suất đầu tư đsơ bộ tổng mức đầu tư khi lập chủ trương đầu tư phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu, đặc thù của công trình, d án.

b) Khối lượng khảo sát phục vụ lp thiết kế cơ sở, dự án phải đầy đủ, phù hợp với đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình, vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát; phải đảm bảo cung cấp đủ số liệu để xác định các gii pháp thiết kế cơ sở phù hợp với quy mô, mục tiêu đầu tư của dự án như; tng mặt bằng hoặc bình đồ phương án tuyến, các mt ct dọc, mặt cắt ngang, các kết cấu chính, các công trình kỹ thuật, xử lý nền, móng, kết cấu chịu lực chính của công trình...; kiến nghị phương pháp khảo sát và xác định các khu vực có điều kiện tự nhiên bất lợi cần kho sát trong bước thiết kế tiếp theo.

c) Thiết kế cơ sở phải đề xuất lựa chọn được phương án tối ưu trên cơ sở nghiên cứu, so sánh các phương án về các chỉ tiêu về kinh tế - kthuật; điều kiện cung ứng vật tư, vật liệu, công nghệ thi công. Áp dụng các định mức, đơn giá hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh tế nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư, tránh thất thoát, lãng phí; tổng mức đu tư phải tính đúng, tính đủ, đặc biệt là các chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và dự phòng.

4.2. Trong giai đoạn thực hiện đầu tư:

a) Các chủ đầu tư tăng cường kiểm soát chất lượng công tác khảo sát thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công; phải tổ chức kiểm tra thực tế hiện trường khi xây dựng nhiệm vụ khảo sát; thực hiện nghiêm công tác giám sát khảo sát và nghiệm thu số liệu khảo sát tại hiện trường. Trường hợp phải điều chỉnh dự án do số liệu khảo sát không chính xác, chủ đầu tư phải kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân trước người quyết định đầu tư.

b) Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công phải bảo đảm xác định chi tiết các kích thước của công trình, bộ phn công trình, các thông số và giải pháp kỹ thut, vt liệu sử dụng cho công trình, biện pháp tổ chức thi công; tính toán đầy đủ cơ sở hạ tầng, công năng sử dụng thiết bị, phụ trợ đi kèm sau khi công trình đưa vào sử dụng; đề xuất cụ thcác giải pháp điều chỉnh so với thiết kế cơ sở nhằm nâng cao chất lượng, đạt hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và đy nhanh tiến đ thi công (nếu có); xác định dự toán, tổng dự toán đúng và đủ, làm căn cứ triển khai lựa chọn nhà thầu.

c) Các chủ đầu tư phải chủ động, thường xuyên kiểm soát chi phí đu tư; rà soát, cập nhật các chi phí trong tổng mức đầu tư đã sử dụng (bao gồm cả dự phòng) đbảo đảm thực hiện hoàn thành dự án mà không vượt tổng mức đầu tư được duyệt. Trường hợp có nguy cơ vượt tổng mức đầu tư, chđầu tư phải rà soát các nội dung đầu tư, ưu tiên đề xuất phương án cắt giảm các chi phí, hạng mục không cấp bách trên nguyên tắc vẫn bảo đảm mục tiêu chủ yếu của dự án, tính đồng bộ và hiệu quả đầu tư nhằm giảm chi phí đầu tư, bảo đảm không vượt tng mức đầuđã được duyệt.

Sau khi áp dụng các giải pháp nêu trên, nếu dự án vẫn phải điều chỉnh tăng tổng mức đu tư và thuộc các trường hợp được phép điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định của pháp luật, chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định và phải kim điểm làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Người quyết định đầu tư chỉ xem xét điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, điều chỉnh gia hạn thời gian thực hiện dự án sau khi dự án đã được kiểm tra, đánh giá đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và Nghị định số 84/2015/NĐ-CP; trong trường hợp cần thiết người quyết định đầu tư giao cơ quan thanh tra nhà nước thanh tra theo quy định trước khi quyết định.

d) Tp trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bng; giải quyết kịp thời các vướng mc, nhất là thủ tục hành chính và việc áp dụng các cơ chế, chính sách trong công tác bồi thường. Tt cả các dự án phải giải phóng mặt bng, chủ đầu tư và UBND cấp huyện dự án đi qua phải lập và cam kết về tiến độ giải phóng mặt bằng. Trên cơ sở tiến độ cam kết, Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch chi tiết và phân công trách nhiệm cụ th cho các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức trin khai thực hiện. Ưu tiên nguồn vốn được bố trí để triển khai trước công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư, di chuyn mồ mả, hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo mặt bng sạch phục vụ thi công.

e) Yêu cầu các chủ đầu tư nâng cao chất lượng thực hiện công tác đấu thầu, đặc biệt là chất lượng lựa chọn các nhà thầu, t tư vn thiết kế, tư vấn giám sát đến nhà thầu xây lp, cung cấp hàng hóa đđảm bảo lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án, gói thầu theo đúng yêu cầu chất lượng, tiến độ và đạt hiệu quả kinh tế; lựa thời gian tổ chức lựa chọn nhà thu phù hợp với tiến độ gii phóng mặt bằng, tránh tình trạng đã lựa chọn xong nhà thầu nhưng không có mặt bng đtriển khai, làm chậm tiến độ và tăng tổng mức đu tư; chký hợp đồng và khởi công công trình khi đáp ứng các điều kiện quy định tại của Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng; theo dõi, đôn đốc các nhà thầu tổ chức triển khai thi công theo đúng tiến độ đã được cam kết ngay từ khi khởi công dự án; quản lý và giám sát chặt chẽ hoạt động của tư vấn giám sát; hệ thống quản lý chất lượng, nhân sự, thiết bị của nhà thầu xây lắp, cung cấp hàng hóa để chđộng phòng ngừa và ngăn chặn tiêu cực, thất thoát, lãng phí.

II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CẦN THỰC HIỆN:

1. Các chủ đầu tư tổ chức rà soát, đánh giá các dự án sử dụng vốn ngân sách được phê duyệt điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư trong giai đoạn từ ngày 01/01/2010 đến ngày 30/5/2018 và báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 30/7/2018 (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư). Trong đó cần:

a) Làm rõ nguyên nhân, lý do (tập trung vào nguyên nhân chủ quan) và trách nhiệm dẫn đến tăng tng mức đầu tư dự án. Đánh giá hiệu quả sử dụng, hiệu quả đầu tư công trình, dự án. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn vay phải đánh giá khnăng trả nợ và hiệu qutài chính của dự án.

b) Đối với các dự án đã được điều chỉnh tăng tng mức đầu tư chuyn tiếp ttrước khi Luật Đầu tư công có hiệu lực (trước ngày 01/01/2015), các chủ đầu tư rà soát, làm rõ nhu cầu vốn đầu tư còn thiếu (nếu có) đtập trung nguồn lực triển khai hoàn thành dứt điểm và quyết toán vốn đầu tư. Trường hợp do điều kiện bất khả kháng, cần đề xuất phương án phân kỳ đầu tư theo giai đoạn để sớm đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Kiên quyết cắt giảm, dừng thực hiện các hạng mục, khối lượng công việc và chi phí không thực sự cần thiết; chấm dứt các dự án hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả, không còn phù hợp vi quy hoạch.

c) Đối với các dự án đang triển khai thực hiện cn nghiên cứu, kiến nghị cắt giảm các hng mục không thực sự cần thiết, cập nhật lại chi phí theo dự toán để đề xuất điều chỉnh lại tổng mức đầu tư.

d) Kết quả rà soát nêu trên là một bộ phận cấu thành ca hồ sơ dự án. Các chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện trước người quyết định đầu tư và pháp luật về kết quả rà soát, đánh giá của mình. Trường hợp các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phát hiện việc rà soát, đánh giá của chủ đầu tư không chính xác thì sẽ là tình tiết tăng nặng khi phải xử lý vi phạm.

2. Giao Thanh tra Nhà nước tnh lập kế hoạch thanh tra các dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư từ năm 2010 đến nay: Đối tượng là các dự án phải điều chỉnh tăng tổng mc đầu tư từ 30% trở lên (được duyệt trước khi Luật Đu tư công hiệu lực), các dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư (duyệt sau khi Luật Đầu tư công có hiệu lực). Trong năm 2018, tổ chức thanh tra toàn diện các dự án trọng đim, dự án từ có mức từ nhóm C trọng điểm trở lên (theo mức quy định của pháp luật về đầu tư công) do cấp tnh quản lý, báo cáo UBND tỉnh kết quả trong Quý IV năm 2018.

3. Giao các sxây dựng chuyên ngành (Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương) tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quy định, chỉ đạo về kiểm soát chất lượng công tác khảo sát thiết kế nhằm hạn chế tối đa việc phát sinh do điều chỉnh, thay đổi thiết kế; hướng dẫn áp dụng các định mức vận dụng để làm cơ sở tính đúng, đủ tổng mc đu tư Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh các giải pháp, cơ chế đột phá nhằm đy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng đsớm thi công hoàn thành dự án, tránh kéo dài làm tăng - vốn đầu tư. Thời gian hoàn thành trong tháng 8 năm 2018.

4. Giao Sở Xây dựng hướng dẫn phương pháp, cách thức kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng đhạn chế tối đa việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, thời gian hoàn thành trong tháng 8 năm 2018; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá năng lực của các đơn vị tư vấn trên địa bàn tỉnh; thường xuyên rà soát các định mức và đơn giá xây dựng cơ bản của tỉnh đkiến nghị ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung theo quy định; phối hợp với Sở Tài chính nâng cao chất lượng ban hành thông giá xây dựng theo hướng b sung thêm các chủng loại vật liệu và tính phù hợp với giá thị trường.

5. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì với các cơ quan liên quan hệ thống lại các quy định quan trọng về điều chỉnh tổng mức đầu tư và hướng dẫn, thng nhất phương pháp điều chỉnh tổng mức đu tư áp dụng chung trên địa bàn tỉnh. Thời gian hoàn thành trong tháng 8 năm 2018.

6. Các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, khu vực tiếp tục tập trung kiện toàn bộ máy quản lý chất lượng, bảo đảm các cán bộ tham gia quản lý chất lượng dự án được đào tạo và có kiến thức đúng chuyên ngành.

7. Giao UBND các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, rà soát và tự xây dựng kế hoạch thanh tra các dự án phải điều chỉnh tng mức đu tư do cấp mình quản lý; ban hành các giải pháp đchấn chỉnh, khc phục việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án.

Đây là nhiệm vụ có tính cấp thiết và quan trọng, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này và Kế hoạch của UBND tỉnh về rà soát các dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư; báo cáo kết quả tổ chức thực hiện về UBND tỉnh trước ngày 30/7/2018 (gửi qua Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp), trong đó cần nêu rõ ưu điểm, hạn chế, khuyết đim, vi phạm của tổ chức, các nhân liên quan và đ xut bin pháp khắc phục./.

 

 

Nơi nhận:
- TTTU, TT HĐND tỉnh (B/c);
- CPCT, CPVP;
- Các sở, ban, ngành;
- Công an, Bộ CHQS, Cảnh sát PCCC tỉnh;
- UBND các huyện, thành ph
;
- Các Ban quản lý dự án (do tnh, thành lập);
- Đài PTT
H tnh; Báo VP; Cổng TTĐT tỉnh;
- CV: NCTH;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Trì

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2018 về thực hiện giải pháp, nhiệm vụ nhằm chấn chỉnh việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Số hiệu: 06/CT-UBND
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký: Nguyễn Văn Trì
Ngày ban hành: 22/06/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [5]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2018 về thực hiện giải pháp, nhiệm vụ nhằm chấn chỉnh việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…