BỘ KHOA HỌC
VÀ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/VBHN-BKHCN |
Hà Nội, ngày 11 tháng 02 năm 2015 |
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Nghị định số 64/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 93/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ Luật chuyển giao công nghệ ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ[1].
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ.
2. Vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ quy định tại Nghị định này là những hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 2. Biện pháp khắc phục hậu quả[2]
Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
1. Buộc hoàn trả kinh phí bị chiếm dụng hoặc sử dụng sai mục đích;
2. Buộc hủy bỏ báo cáo, tài liệu có số liệu, nội dung sai sự thật;
3. Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ là 01 năm.
1. Mức phạt tiền tối đa trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ đối với cá nhân vi phạm là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức vi phạm là 100.000.000 đồng.
2. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Điều 5. Vi phạm quy định về hoạt động của hội đồng khoa học và công nghệ[3]
1. Phạt cảnh cáo đối với cá nhân là thành viên hội đồng khoa học và công nghệ không thực hiện đúng thủ tục hoặc đánh giá, chấm điểm không đúng với các tiêu chí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định khi tư vấn, thẩm định, tuyển chọn, đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân là thành viên hội đồng khoa học và công nghệ công bố, cung cấp thông tin liên quan đến quá trình đánh giá, nhận xét và kết quả tư vấn khi chưa được sự cho phép của cơ quan quyết định thành lập hội đồng.
Điều 6. Vi phạm quy định về đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước[4]
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức không đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 7. Vi phạm quy định về hoạt động khoa học và công nghệ[5]
1. Phạt cảnh cáo đối với cá nhân, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước vượt quá thời gian đã cam kết mà không được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước giao nhiệm vụ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức kê khai sai sự thật trong hồ sơ tham gia tuyển chọn, xét chọn một trong những nội dung sau đây:
a) Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức đăng ký chủ trì;
b) Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
c) Năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp thực hiện.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây:
a) Báo cáo sai sự thật về tiến độ, nội dung, kết quả nghiên cứu;
b) Nộp tài liệu để phục vụ đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có số liệu, nội dung sai sự thật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ báo cáo, tài liệu có số liệu, nội dung sai sự thật đối với hành vi quy định tại các điểm a, b Khoản 3 Điều này.
Điều 8. Vi phạm quy định về báo cáo, đăng ký, triển khai hoạt động và giải thể tổ chức khoa học và công nghệ[6]
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức khoa học và công nghệ không báo cáo tình hình hoạt động theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam không thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ việc thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được phép thành lập.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức khoa học và công nghệ có một trong các hành vi sau đây:
a) Không đăng ký hoạt động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được thành lập;
b) Không đăng ký thay đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có thay đổi, bổ sung nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc mất Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện không đúng trình tự, thủ tục giải thể tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức khoa học và công nghệ có một trong các hành vi sau đây:
a) Tiến hành hoạt động khoa học và công nghệ khi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, Giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực;
b) Tiến hành hoạt động khoa học và công nghệ không đúng lĩnh vực ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, Giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài;
c) Không duy trì các điều kiện hoạt động như khi đăng ký thành lập tổ chức khoa học và công nghệ.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức khoa học và công nghệ có một trong các hành vi sau đây:
a) Tiến hành hoạt động khoa học và công nghệ khi không có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, Giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài;
b) Cho thuê hoặc cho mượn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, Giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài.
7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi giả mạo giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, Giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài.
8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài khi chưa có sự cho phép của Bộ Khoa học và Công nghệ.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, Giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổ chức có hành vi quy định tại điểm b Khoản 6 Điều này.
Điều 8a. Vi phạm quy định về đánh giá, xếp hạng tổ chức khoa học và công nghệ công lập[7]
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập không thực hiện yêu cầu đánh giá để phục vụ quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức đánh giá độc lập có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện đánh giá, xếp hạng không đúng phương pháp, tiêu chí đánh giá;
b) Thực hiện đánh giá, xếp hạng không trung thực, không khách quan hoặc không đúng pháp luật;
c) Không công khai kết quả đánh giá, xếp hạng theo quy định của pháp luật”.
Điều 9. Vi phạm quy định về sở hữu, sử dụng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ[8]
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học, số liệu, thông tin của cá nhân, tổ chức khác trong báo cáo khoa học, tài liệu khoa học mà không chỉ rõ nguồn gốc, xuất xứ của kết quả nghiên cứu đó.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức được giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước có một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo đại diện chủ sở hữu nhà nước về kết quả khai thác, chuyển giao hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
b) Không thông báo với đại diện chủ sở hữu nhà nước khi không còn khả năng khai thác quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyết định giao quyền của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng, công bố số liệu, quy trình công nghệ, thông tin liên quan đến kết quả hoạt động khoa học và công nghệ thuộc quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức khác mà không được phép của cá nhân, tổ chức đó;
b) Đăng ký, công bố công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân, tổ chức khác mà không được phép của cá nhân, tổ chức đó;
c) Sử dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quy trình công nghệ hoặc kết quả nghiên cứu của cá nhân, tổ chức khác để đăng ký tham dự triển lãm, cuộc thi, giải thưởng về khoa học và công nghệ mà không được phép của cá nhân, tổ chức đó.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c Khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c Khoản 3 Điều này (nếu có).
Điều 10. Vi phạm quy định về ứng dụng, phổ biến kết quả hoạt động khoa học và công nghệ[9]
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ đầu tư dự án, chương trình phát triển kinh tế xã hội sử dụng ngân sách nhà nước có một trong các hành vi sau đây:
a) Không gửi báo cáo việc sử dụng kinh phí dành cho hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định;
b) Không tổ chức nghiên cứu để xây dựng căn cứ khoa học trong giai đoạn chuẩn bị, thực hiện đầu tư, giải quyết vấn đề khoa học và công nghệ phát sinh trong quá trình thực hiện;
c) Không thực hiện đúng, đầy đủ kết luận thẩm định về cơ sở khoa học và thẩm định công nghệ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi phổ biến kết quả phân tích, thẩm định, giám định khi chưa được cơ quan nhà nước đặt hàng đồng ý.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, có cam kết, có địa chỉ ứng dụng vào sản xuất và đời sống nhưng không trực tiếp hoặc tham gia triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất, đời sống.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước vào sản xuất và đời sống, thuộc diện phải thẩm định theo quy định nhưng chưa có sự thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này (nếu có);
b) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây:
a) Chuyển giao kết quả hoạt động khoa học và công nghệ khi chưa được chủ sở hữu kết quả đó đồng ý;
b) Cung cấp nhằm mục đích vụ lợi các thông tin, tư liệu có được từ dịch vụ phân tích, kiểm nghiệm, tư vấn, giám định khi chưa được chủ sở hữu các thông tin, tư liệu đó đồng ý;
c) Tạo ra thông tin không đúng sự thật hoặc lợi dụng cung cấp thông tin về kết quả hoạt động khoa học và công nghệ của mình gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 12. Vi phạm quy định về đăng ký, quản lý, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ[10]
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo việc thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo quy định;
b) Không báo cáo việc trích, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ có một trong các hành vi sau đây:
a) Không có quy chế đề xuất, xác định nhiệm vụ, tổ chức thực hiện và đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tổ chức;
b) Không có quy chế chi tiêu, sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổ chức.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi quản lý và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ không đúng nội dung đã đăng ký.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ không đăng ký hoạt động.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức không hoàn trả đúng thời hạn kinh phí tài trợ từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ hình thành từ nguồn vốn của ngân sách nhà nước mà không có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thuộc diện phải lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ trích không đủ tỷ lệ tối thiểu quy định cho Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức thuộc diện phải lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ không trích từ thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số kinh phí bị chiếm dụng, không hoàn trả đúng hạn quy định tại Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 5 Điều này (nếu có).
Điều 13. Vi phạm quy định về đặt và tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây:
a) Đặt, tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ để vụ lợi;
b) Đặt giải thưởng khoa học và công nghệ có nội dung khuyến khích nghiên cứu khoa học vi phạm pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định về liên doanh, liên kết, nhận tài trợ để hoạt động khoa học và công nghệ
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân thuộc tổ chức khoa học và công nghệ nhận tài trợ trực tiếp, không thông qua tổ chức mà mình là thành viên; cá nhân không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ nào nhận tài trợ trực tiếp từ tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ mà không đăng ký việc nhận tài trợ với Sở Khoa học và Công nghệ.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học và công nghệ sai mục đích;
b) Sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học và công nghệ trùng lặp với các nguồn kinh phí khác từ ngân sách nhà nước.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi chiếm dụng, không hoàn trả đúng thời hạn kinh phí tài trợ từ Ngân sách nhà nước mà không có lý do chính đáng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số kinh phí đã bị sử dụng sai mục đích, không đúng với nội dung đã được phê duyệt hoặc kinh phí trùng lặp quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc hoàn trả số kinh phí bị chiếm dụng đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 16. Vi phạm quy định về báo cáo trong hoạt động chuyển giao công nghệ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây:
a) Không gửi báo cáo thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ, biên bản đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ đối với công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Không gửi báo cáo thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ và đã thực hiện được trên một năm, có sử dụng vốn nhà nước chiếm tỷ lệ từ 51% trở lên để thực hiện chuyển giao công nghệ;
c) Không báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ nơi triển khai việc chuyển giao công nghệ khi phổ biến, chuyển giao các công nghệ nuôi trồng, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ nhưng không thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng khi hủy bỏ hợp đồng chuyển giao công nghệ.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc công khai cơ chế và tỷ lệ phân chia lợi ích theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi sử dụng, chuyển giao không đúng quy định quyền chủ sở hữu công nghệ hoặc kết quả nghiên cứu khác được tạo ra bằng ngân sách nhà nước.
Điều 18. Vi phạm chính sách khuyến khích ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng không đúng mục đích số kinh phí được tài trợ từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia;
b) Thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nội dung đã cam kết để được tài trợ từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi gian lận, giả mạo để được hưởng hỗ trợ, ưu đãi của chính sách khuyến khích, thúc đẩy chuyển giao công nghệ.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả phần kinh phí đã được ưu đãi, hỗ trợ đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 Điều này.
Điều 19. Vi phạm trong kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ không đúng nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ đã được cấp.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ.
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi gian lận, lừa dối trong việc lập, thực hiện hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây:
a) Gian lận, lừa dối trong việc lập hợp đồng chuyển giao công nghệ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ;
b) Tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ mà hợp đồng đó đã có quyết định đình chỉ hoặc quyết định hủy bỏ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Thực hiện những nội dung không đúng hoặc ngoài phạm vi Giấy phép chuyển giao công nghệ đã được cấp.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép chuyển giao công nghệ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao nhưng không có Giấy phép chuyển giao công nghệ.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện liên quan để thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2 Điều này;
b) Trục xuất đối với người nước ngoài thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy sản phẩm tạo ra từ công nghệ chuyển giao hoặc buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với sản phẩm liên quan đến công nghệ chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Điều 22. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành về khoa học và công nghệ
1. Thanh tra viên có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Điều 2 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 35.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Điều 2 Nghị định này.
5. Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Điều 2 Nghị định này.
Điều 23. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Điều 2 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Điều 2 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Điều 2 Nghị định này.
Điều 24. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác
Các lực lượng: Công an, Hải quan, Thuế, Cơ quan thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi quy định tại Chương II Nghị định này trong phạm vi lĩnh vực mình quản lý.
Điều 25. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người quy định tại các điều 22, 23, 24 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
Điều 26. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao phải kịp thời lập biên bản và thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 27. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ xảy ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2013.
2. Nghị định số 127/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, Nghị định số 49/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ và các Khoản 3, 4 Điều 28 Nghị định số 84/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
[1] Nghị định số 93/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 11 năm 2001;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ.”
[2] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 93/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.
[3] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 93/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.
[4] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 93/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.
[5] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 93/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.
[6] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 93/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.
[7] Điều này được bổ sung theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 93/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.
[8] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 93/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.
[9] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 93/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.
[10] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 93/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.
[11] Điều 2, Điều 3 và Điều 4 của Nghị định số 93/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014 quy định như sau:
“Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.
Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ xảy ra trước ngày 15 tháng 12 năm 2014 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
Điều 4. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.”
Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BKHCN năm 2015 hợp nhất quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Số hiệu: | 05/VBHN-BKHCN |
---|---|
Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất |
Nơi ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Người ký: | Trần Quốc Khánh |
Ngày ban hành: | 11/02/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BKHCN năm 2015 hợp nhất quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Chưa có Video