BỘ CÔNG AN - BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01 /2006/TTLT-BCA-BBCVT |
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2006 |
Căn cứ Luật
phòng, chống ma tuý ngày 09 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày
25 tháng 5 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 99/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy
định điều kiện, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan chuyên trách
phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc Công an nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 157/2004/NĐ-CP ngày 18
tháng 8 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về bưu chính;
Căn cứ Quyết định số 190/2004/QĐ-TTg ngày 08
tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý dịch vụ chuyển phát;
Liên bộ Bộ Công an và Bộ Bưu chính, Viễn thông thống nhất hướng dẫn việc mở và
kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện, gói hàng hoá gửi qua mạng bưu chính
công cộng và mạng chuyển phát nhằm phát hiện tội phạm về ma tuý như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn cụ thể việc mở và kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện, gói hàng hoá gửi trong nước, gửi từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam qua mạng bưu chính công cộng và mạng chuyển phát nhằm phát hiện tội phạm về ma tuý.
2.1. Việc mở và kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện, gói hàng hoá phải có căn cứ, theo đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền hướng dẫn tại Thông tư này.
2.2. Nghiêm cấm lợi dụng, lạm dụng việc mở và kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện, gói hàng hoá để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan và tổ chức.
2.3. Nghiêm cấm việc tiết lộ thời gian, địa điểm, nội dung thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện, gói hàng hoá trước, trong và sau khi mở, kiểm tra.
2.4. Người có hành vi vi phạm quy định tại các điểm 2.1, 2.2 và 2.3 trên đây hoặc có hành vi cản trở việc mở, kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện, gói hàng hoá thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3.1. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc Công an nhân dân (sau đây gọi là cơ quan Công an chuyên trách) có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong việc mở và kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện, gói hàng hoá để không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.
3.2. Doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an chuyên trách trong việc mở và kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện, gói hàng hoá.
4. Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4.1. Bưu gửi là bưu phẩm, bưu kiện gửi qua mạng bưu chính công cộng.
4.2. Hàng gửi là thư, kiện, gói hàng hoá gửi qua mạng chuyển phát.
4.3. Bưu cục là cơ sở hoạt động, khai thác và cung cấp dịch vụ của Bưu chính Việt Nam. Bưu cục bao gồm cả các trung tâm đầu mối, đại lý, kiốt và điểm bưu điện văn hoá xã.
4.4. Bưu cục gốc là bưu cục nhận bưu gửi của người gửi để chuyển đến người nhận.
4.5. Bưu cục phát là bưu cục thực hiện việc phát bưu gửi đến người nhận.
4.6. Mạng bưu chính công cộng bao gồm các trung tâm đầu mối, bưu cục gốc, bưu cục phát, điểm phục vụ, thùng thư công cộng được kết nối với nhau bằng các tuyến vận chuyển và phát.
4.7. Cơ sở giao dịch là cơ sở hoạt động, khai thác và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp chuyển phát.
4.8. Cơ sở giao dịch gốc là cơ sở giao dịch nhận hàng gửi của người gửi để chuyển đến người nhận.
4.9. Cơ sở giao dịch phát là cơ sở giao dịch thực hiện việc phát hàng gửi đến người nhận.
4.10. Mạng chuyển phát do doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế xây dựng và quản lý để cung cấp dịch vụ chuyển phát thư, kiện, gói hàng hoá theo quy định của pháp luật về bưu chính, viễn thông và các quy định khác của pháp luật về vận chuyển hàng hoá.
4.11. Cơ quan Công an chuyên trách bao gồm:
a) Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Bộ Công an.
b) Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý hoặc Phòng Cảnh sát điều tra khác thực hiện chức năng điều tra tội phạm về ma tuý (tại những nơi chưa thành lập Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý) thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Công an cấp tỉnh).
c) Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý hoặc Đội Cảnh sát điều tra khác thực hiện chức năng điều tra tội phạm về ma tuý (tại những nơi chưa thành lập Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý) thuộc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Công an cấp huyện).
II. CĂN CỨ, THẨM QUYỀN, QUYẾT ĐỊNH MỞ VÀ KIỂM TRA BƯU GỬI, HÀNG GỬI
1. Căn cứ ra quyết định mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi
Việc ra quyết định mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi chỉ được thực hiện khi có một trong các thông tin, tài liệu dưới đây cho rằng trong bưu gửi, hàng gửi có chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần:
1.1. Tài liệu được phát hiện qua công tác điều tra vụ án về ma tuý và các vụ án khác.
1.2. Thông tin, tài liệu thu được từ hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
1.3. Tin báo, tố giác tội phạm về ma tuý.
2. Thẩm quyền ra quyết định mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi
2.1. Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Bộ Công an.
2.2. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý hoặc Phòng Cảnh sát điều tra khác thực hiện chức năng điều tra tội phạm về ma tuý (tại những nơi chưa thành lập Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý) thuộc Công an cấp tỉnh.
2.3. Trưởng Công an, Phó Trưởng Công an cấp huyện phụ trách Cảnh sát.
3. Quyết định mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi
3.1. Việc mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi chỉ được thực hiện khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền nêu tại mục 2 phần II của Thông tư này.
3.2. Nội dung quyết định theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tạm ngừng lưu thông bưu gửi, hàng gửi để ra quyết định mở và kiểm tra
4.1. Trong trường hợp cấp bách để phát hiện, ngăn chặn kịp thời hậu quả, tác hại của tội phạm về ma tuý có thể xảy ra, cán bộ được giao nhiệm vụ của cơ quan Công an chuyên trách (sau đây gọi là cán bộ cơ quan Công an chuyên trách) có quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm thời ngừng lưu thông bưu gửi, hàng gửi. Yêu cầu tạm thời ngừng lưu thông bưu gửi, hàng gửi được lập thành hai bản theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này; một bản do cơ quan Công an chuyên trách giữ, một bản giao cho doanh nghiệp giữ.
4.2. Khi doanh nghiệp thấy nghi vấn hoặc phát hiện trong bưu gửi, hàng gửi có chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần thì phải tạm thời ngừng việc lưu thông bưu gửi, hàng gửi đó và báo ngay cho cơ quan Công an chuyên trách hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất.
4.3. Trong thời hạn chậm nhất là 48 giờ kể từ thời điểm tạm ngừng lưu thông bưu gửi, hàng gửi, những người có thẩm quyền nêu tại mục 2 phần II của Thông tư này phải ra quyết định mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi. Quá thời hạn trên mà không có quyết định của cơ quan Công an chuyên trách thì doanh nghiệp được tiếp tục lưu thông bưu gửi, hàng gửi đó.
III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC MỞ VÀ KIỂM TRA BƯU GỬI, HÀNG GỬI
Khi có quyết định mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi, doanh nghiệp phải cử ngay ít nhất hai nhân viên để tiến hành mở bưu gửi, hàng gửi với sự chứng kiến của cán bộ cơ quan Công an chuyên trách. Trường hợp bưu gửi, hàng gửi có nhiều gói thì chỉ mở những gói mà cán bộ cơ quan Công an chuyên trách yêu cầu.
Việc kiểm tra bưu gửi, hàng gửi phải do ít nhất hai cán bộ cơ quan Công an chuyên trách tiến hành với sự chứng kiến của nhân viên doanh nghiệp.
3. Địa điểm mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi
3.1. Việc mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi chỉ được thực hiện tại bưu cục gốc, bưu cục phát, cơ sở giao dịch gốc, cơ sở giao dịch phát.
3.2. Trong trường hợp khẩn cấp cần ngăn chặn bưu gửi, hàng gửi có chứa chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần đang trên đường vận chuyển thì việc mở và kiểm tra bưu gửi được thực hiện tại bưu cục gần nhất. Việc mở và kiểm tra hàng gửi được thực hiện tại cơ sở giao dịch hoặc trụ sở cơ quan Công an, trụ sở uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) nơi gần nhất.
4. Chứng kiến việc mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi
Ngoài những người nêu tại mục 1, mục 2 phần III của Thông tư này, việc mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi còn phải có sự chứng kiến của một trong những người nêu tại điểm 4.1 hoặc 4.2 dưới đây:
4.1. Trường hợp mở, kiểm tra tại bưu cục gốc, bưu cục phát, bưu cục gần nhất, cơ sở giao dịch gốc, cơ sở giao dịch phát, cơ sở giao dịch gần nhất:
a) Trưởng bưu cục hoặc người được trưởng bưu cục uỷ quyền.
b) Người đứng đầu cơ sở giao dịch hoặc người được người đứng đầu cơ sở giao dịch uỷ quyền.
c) Người đứng đầu doanh nghiệp hoặc người được người đứng đầu doanh nghiệp uỷ quyền.
4.2. Trường hợp mở, kiểm tra tại trụ sở cơ quan Công an hoặc trụ sở uỷ ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất: đại diện cơ quan Công an hoặc đại diện uỷ ban nhân dân cấp xã nơi mở, kiểm tra hàng gửi.
5. Biên bản mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi
5.1. Việc mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi phải được lập thành biên bản. Nội dung biên bản theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
5.2. Thủ tục lập và ký biên bản:
a) Trường hợp những người tiến hành mở, kiểm tra và chứng kiến thống nhất về nội dung biên bản thì cùng ký tên vào biên bản và ký xác nhận vào từng trang. Nếu có ý kiến không thống nhất về nội dung biên bản, thì người có ý kiến không thống nhất phải tự ghi ý kiến của mình vào biên bản, ký và ghi rõ họ tên.
b) Biên bản mở và kiểm tra được lập thành ba bản, cơ quan Công an chuyên trách giữ một bản, doanh nghiệp giữ một bản và một bản doanh nghiệp thông báo cho người gửi hoặc người nhận biết nếu việc thông báo đó không cản trở công tác điều tra và được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan Công an chuyên trách. Trường hợp không thông báo thì doanh nghiệp có trách nhiệm giữ biên bản đó.
6. Xử lý sau khi mở và kiểm tra
6.1. Xử lý các vật phẩm nghi là chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
a) Sau khi mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi, nếu phát hiện vật phẩm nghi là chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần thì nhân viên doanh nghiệp phải tách riêng chất đó với những đồ vật khác trong bưu gửi, hàng gửi và cán bộ cơ quan Công an chuyên trách phải lấy mẫu để giám định. Việc lấy mẫu để giám định phải được ghi vào biên bản mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi, trong đó nêu rõ đặc điểm, số lượng, khối lượng mẫu được lấy giám định.
b) Nhân viên doanh nghiệp có trách nhiệm đóng gói, niêm phong và bảo quản chất nghi là chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. Trên niêm phong phải có đầy đủ chữ ký và họ tên của những người tiến hành và người chứng kiến việc mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi.
c) Các vật phẩm nghi là chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần phải được tạm thời ngừng lưu thông cho đến khi có kết luận giám định. Thời hạn giám định tối đa không quá 7 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu. Trường hợp đặc biệt phải kéo dài thời gian nêu trên thì Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc Công an cấp tỉnh phải có văn bản gửi Giám đốc Bưu điện cấp tỉnh hoặc Giám đốc Trung tâm bưu chính khu vực hoặc người đứng đầu doanh nghiệp chuyển phát.
d) Nếu kết luận giám định vật phẩm là chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần thì những người có thẩm quyền nêu tại mục 2 phần II của Thông tư này ra quyết định thu giữ hoặc tạm giữ theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
đ) Nếu kết luận giám định vật phẩm không phải là chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần thì những người có thẩm quyền nêu tại mục 2 phần II của Thông tư này phải thông báo ngay bằng văn bản để doanh nghiệp tiếp tục lưu thông vật phẩm đó.
6.2. Xử lý các đồ vật khác trong bưu gửi, hàng gửi:
a) Các đồ vật khác trong bưu gửi, hàng gửi không thuộc loại bị thu giữ, tạm giữ, doanh nghiệp có trách nhiệm gói, bọc và đảm bảo tính nguyên vẹn về số lượng, tình trạng của vật phẩm và tiếp tục cho lưu thông, trừ trường hợp nêu tại điểm c của tiểu mục này.
b) Nếu việc lưu thông đồ vật đó gây cản trở việc điều tra vụ án thì những người có thẩm quyền nêu tại điểm 2.1, điểm 2.2 mục 2 phần II của Thông tư này có quyền ra văn bản yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng lưu thông. Thời gian tạm ngừng lưu thông bưu gửi, hàng gửi không quá bẩy ngày làm việc kể từ ngày ký văn bản yêu cầu.
Trường hợp đặc biệt phải kéo dài thời gian tạm ngừng lưu thông bưu gửi, hàng gửi để giữ bí mật vụ án thì Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh có văn bản gửi Giám đốc Bưu điện cấp tỉnh hoặc Giám đốc Trung tâm bưu chính khu vực hoặc người đứng đầu doanh nghiệp chuyển phát.
c) Trường hợp phát hiện đồ vật, tài liệu là vật chứng của vụ án, vật có liên quan đến tội phạm khác hoặc thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành thì những người có thẩm quyền nêu tại mục 2 phần II của Thông tư này ra quyết định thu giữ hoặc tạm giữ theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này. Cán bộ được giao nhiệm vụ của cơ quan Công an chuyên trách tiến hành thu giữ hoặc tạm giữ và chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
6.3 Thủ tục thu giữ, tạm giữ
a) Việc thi hành quyết định thu giữ hoặc tạm giữ do cán bộ cơ quan Công an chuyên trách và nhân viên doanh nghiệp thực hiện và phải lập thành biên bản theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và có sự chứng kiến của một trong những người nêu tại mục 4 phần III của Thông tư này.
b) Trường hợp những người tiến hành và chứng kiến việc thu giữ, tạm giữ thống nhất về nội dung biên bản thì cùng ký tên vào biên bản và ký xác nhận vào từng trang của biên bản. Nếu có ý kiến không thống nhất về nội dung biên bản, thì người có ý kiến không thống nhất phải tự ghi ý kiến của mình vào biên bản, ký và ghi rõ họ tên.
c) Biên bản thu giữ hoặc tạm giữ được lập thành ba bản, cơ quan Công an chuyên trách giữ một bản, doanh nghiệp giữ một bản và một bản doanh nghiệp thông báo cho người gửi hoặc người nhận biết nếu việc thông báo đó không cản trở công tác điều tra và được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan Công an chuyên trách. Trường hợp không thông báo thì doanh nghiệp có trách nhiệm giữ biên bản đó.
4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
KT. BỘ
TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ
CÔNG AN |
Nơi
nhận: |
.............................. |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM .....(2)......, ngày.........tháng..........năm....... |
Về việc mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi
.........................(3).............................
- Căn cứ Điều 13 Luật phòng, chống ma tuý ngày 09 tháng 12 năm 2000;
- Căn cứ các Điều 13, 14, 15 của Nghị định số 99/2002/NĐ- CP ngày 27 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm về ma tuý thuộc Công an nhân dân;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/ 2006 /TTLT-BCA-BBCVT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ Công an và Bộ Bưu chính, Viễn thông hướng dẫn việc mở và kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện, gói hàng hoá gửi qua mạng bưu chính công cộng và mạng chuyển phát nhằm phát hiện tội phạm về ma tuý;
- Căn cứ các tài liệu, thông tin thu được từ .................................... của .............................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Yêu cầu: (4)...................................................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................................
chấp hành việc mở bưu gửi, hàng gửi sau:
- Số hiệu: (5)……......................................................................................
- Họ tên, địa chỉ người gửi: …………......................................................
- Họ tên, địa chỉ người nhận: ...................................................................
Điều 2. Giao cho ông (bà): ...................................... chức vụ ................cơ quan ...... thực hiện việc kiểm tra bưu gửi, hàng gửi nêu tại Điều 1 Quyết định này.
Điều 3. ([6])............................... và ông (bà) có tên tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
............([8])............. |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
YÊU CẦU TẠM NGỪNG LƯU THÔNG BƯU GỬI, HÀNG GỬI
Tôi: ..........................................................................................................
Cấp bậc: ...................................................................................................
Chức vụ: ..................................................................................................
Đơn vị công tác: ......................................................................................
Số hiệu Giấy chứng nhận Cảnh sát nhân dân: ..........................................
Căn cứ vào các tài liệu, thông tin thu thập được, nhằm phát hiện tội phạm về ma túy yêu cầu: (2)............................................................. tạm ngừng lưu thông đối với bưu gửi, hàng gửi:
1, Số hiệu:(3).............................................................................................
2, Họ tên, địa chỉ người gửi:....................................................................
3, Họ tên, địa chỉ người nhận:..................................................................
Thời hạn tạm ngừng lưu thông bưu gửi, hàng gửi trên từ ...... giờ ...... ngày ...... tháng ..... năm ...... đến ....... giờ ...... ngày ...... tháng ...... năm ......
Nếu quá thời hạn trên mà không có quyết định mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi của cơ quan Công an chuyên trách thì doanh nghiệp được tiếp tục lưu thông bưu gửi, hàng gửi.
NHÂN VIÊN DOANH NGHIỆP CÁN BỘ CƠ QUAN CÔNG AN CHUYÊN TRÁCH
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Ghi chú: Mẫu này có thể được viết tay hoặc đánh máy
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN MỞ VÀ KIỂM TRA BƯU GỬI, HÀNG GỬI
Hồi ...... giờ ..... ngày ..... tháng ...... năm ......... tại .................................
Thi hành Quyết định số ............ ngày ......... tháng ......... năm ......... của ........... về việc mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi:
- Số hiệu(1) ................................................................................................
- Khối lượng:............................................................................................
- Họ tên, địa chỉ người gửi: ......................................................................
- Họ tên, địa chỉ người nhận: ...................................................................
Chúng tôi gồm:
1. Về phía doanh nghiệp:
Ông (bà): ................................................ chức vụ: ...................................
Ông (bà): .............................................. chức vụ:......................................
tiến hành mở và chứng kiến việc kiểm tra bưu gửi, hàng gửi.
2. Về phía cơ quan Công an chuyên trách:
Ông (bà): ................................................ chức vụ: ...................................
Ông (bà):............................................. chức vụ: .......................................
chứng kiến việc mở và tiến hành kiểm tra bưu gửi, hàng gửi đã mở.
3. Đại diện chứng kiến:
Ông (bà) ...................................................... chức vụ…………… cơ quan ………………………………………………… chứng kiến việc mở và kiểm tra.
Sau khi tiến hành mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi trên, bên trong có: (2)
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
............................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Ý kiến khác: (3).................................................................................................................
Việc mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi kết thúc hồi ....... giờ ....... ngày ......... tháng ........ năm .......
Biên bản đã được đọc cho những người có tên nói trên nghe, công nhận đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
Biên bản được lập thành ba bản, hai bản giao cho ông (bà): ................................
là người đại diện (4)............................................................., một bản cơ quan Công an chuyên trách lưu hồ sơ.
Nhân viên doanh nghiệp
(Ký và ghi rõ họ tên) |
Cán bộ cơ quan Công an chuyên trách
(Ký và ghi rõ họ tên) |
Người chứng kiến
(Ký và ghi rõ họ tên) |
Người có ý kiến khác (nếu có):
(Ký và ghi rõ họ tên)
.............................. ...........(1).................
Số: ......... /QĐ-.......... |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.....(2)......, ngày.........tháng..........năm.......
|
.............................(3).............................
- Căn cứ Luật phòng, chống ma tuý ngày 09 tháng 12 năm 2000;
- Căn cứ các Điều 13, 14, 15 của Nghị định số 99/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm về ma tuý thuộc Công an nhân dân;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 01 / 2006 /TTLT-BCA-BBCVT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ Công an và Bộ Bưu chính, Viễn thông hướng dẫn việc mở và kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện, gói hàng hoá gửi qua mạng bưu chính công cộng và mạng chuyển phát nhằm phát hiện tội phạm về ma tuý,
- Căn cứ Biên bản mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi ngày ...................
............................................................................................................................
- Căn cứ Kết luận giám định số: ........ ngày .... tháng ... năm …… của ........,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thu giữ (tạm giữ) ...................................................................... trong bưu gửi, hàng gửi, số hiệu …. đã được mở và kiểm tra theo Quyết định số ........ ngày ....... tháng ……. năm ……. của .............. về việc mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi, nội dung cụ thể như sau: (4)
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..................................................................................................................................................
Điều 2. Giao cho ông (bà): ................................ chức vụ ....... cơ quan ................... thực hiện việc thu giữ (tạm giữ) này.
Điều 3. (5) ....................................... và ông (bà) có tên tại Điều 2 chấp hành Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: - ..... (để thi hành); - Lưu (7) . |
.............(6)............
Ký tên (đóng dấu) |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hồi ....... giờ ..... ngày ..... tháng ...... năm ......... tại ...............................
................................................................................................................
Thi hành Quyết định số: .... ngày ... tháng .... năm ... của .... về việc thu giữ hoặc tạm giữ chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần hoặc tài liệu, đồ vật khác có trong bưu gửi, hàng gửi:
Số hiệu: (1).................................................................................................
Khối lượng: ..............................................................................................
Họ tên, địa chỉ người gửi: ........................................................................
Họ tên, địa chỉ người nhận:......................................................................
Chúng tôi gồm:
1. Về phía doanh nghiệp:
Ông(bà):.................................................... chức vụ: ................................
Ông (bà): …………… chức vụ:...............................................................
thuộc cơ quan: ...................................................................................................
2. Về phía cơ quan Công an chuyên trách:
Ông (bà): .................................................. chức vụ: .................................
Ông (bà): .......................................... chức vụ: .........................................
thuộc cơ quan: ....................................................................................................
3. Đại diện chứng kiến:
Ông (bà) .......................... chức vụ......................... cơ quan............... chứng kiến.
Đã tiến hành giao, thu giữ và chứng kiến việc giao, thu giữ đối với: (2)
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................Ý kiến khác (3) ..................................................................................................................................................................................................................................................................
Việc thu giữ (tạm giữ) .............................................................................. kết thúc hồi .......... giờ ........... ngày ........... tháng ........... năm .........................
Biên bản này đã đọc cho những người có tên nói trên nghe, công nhận đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
Biên bản được lập thành ba bản. Hai bản giao cho ông (bà): ............................... là người đại diện (4)..............................................., một bản cơ quan Công an chuyên trách lưu hồ sơ.
Nhân viên doanh nghiệp
(Ký và ghi rõ họ tên) |
Cán bộ cơ quan Công an chuyên trách
(Ký và ghi rõ họ tên) |
Người chứng kiến
(Ký và ghi rõ họ tên) |
Người có ý kiến khác
(Ký và ghi rõ họ tên)
1 Tên cơ quan ban hành
3 Chức danh người ra quyết định
5 Ghi rõ là thư bưu phẩm, bưu kiện, kiện hoặc gói hàng hoá và số hiệu
[6] Tên doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
[7] Nơi ban hành
[8] Chức danh người ký văn bản
1 Địa danh nơi ban hành
2 Tên doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
3 Ghi rõ là thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện hoặc gói hàng hoá và số hiệu
1 Ghi rõ là thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện gói hàng hoá và số hiệu
2 Nêu rõ tên, số lượng, trọng lượng, màu sắc, đặc điểm, trạng thái, tình trạng của các vật phẩm trong bưu gửi, hàng gửi
3 Nêu rõ ý kiến và lý do
4 Tên doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
1 Tên cơ quan ban hành
2 Địa danh nơi ban hành
3 Chức danh người ra quyết định
4 Nêu rõ tên, số lượng, trọng lượng, đặc điểm, màu sắc, trạng thái, tình trạng của vật phẩm bị thu giữ (tạm giữ)
5 Tên doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
6 Chức danh của người ký quyết định
7 Cơ quan ban hành
1 Ghi rõ là thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện hoặc gói hàng hoá và số hiệu
2 Nêu rõ tên, số lượng, trọng lượng, đặc điểm, màu săc, trạng thái, tình trang của vật phẩm bị thu giữ, tạm giữ
3 Nêu rõ ý kiến và lý do
4 Tên doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
THE
MINISTRY OF PUBLIC SECURITY-THE MINISTRY OF POST AND TELECOMMUNICATIONS |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 01/2006/TTLT/BCA-BBCVT |
Hanoi, May 05, 2006 |
JOINT CIRCULAR
GUIDING THE OPENING AND CHECKING OF MAILS AND GOODS PACKAGES SENT VIA PUBLIC POSTAL NETWORKS AND DELIVERY NETWORKS FOR THE PURPOSE OF DETECTING DRUG-RELATED CRIMES
Pursuant to the December 9, 2000 Law on Drug Prevention and
Control-Pursuant to the May 25, 2002 Ordinance on Post and Telecommunications;
Pursuant to the Government's Decree No.
99/2002/ ND-CP of November 27, 2002,
providing for conditions, procedures, competence and responsibilities of
specialized drug-related crime prevention
and control agencies under the people's police force;
Pursuant to the Government's Decree No. 157/ 2004/ND-CP of August 18, 2004,
detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Post and Telecommunications regarding
post;
Pursuant to the Prime Minister's Decision
No. 190/ 2004/QD-TTg of November 8, 2004, on management of delivery
services;
The Ministry of Public Security and the
Ministry of Post and Telematics hereby jointly guide the opening and
checking of mails and goods packages sent via public postal networks and
delivery networks for the purpose of detecting drug-related crimes as follows:
1. Scope of regulation and objects of application
This Circular guides specifically the opening and checking of mails and goods packages which are sent domestically, from Vietnam abroad or from abroad into Vietnam via public postal networks or courier networks for the purpose of detecting drug-related crimes.
2. Opening and checking principles
2.1. The opening and checking of mails and goods packages shall strictly be based on the grounds and follow the order, procedures and competence guided in this Circular.
2.2. To strictly prohibit the taking advantage or abuse of opening and checking of mails and goods packages to infringe upon the legitimate rights and interests of individuals, agencies or organizations.
...
...
...
2.4. Those who commit acts of violating the provisions of Points 2.1, 2.2 and 2.3 above or obstructing the opening or checking of mails and goods packages shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; and if causing damage, they must pay compensations therefor according to the provisions of law.
3. Coordination responsibilities
3.1. Specialized drug-related crime prevention and control agencies under the people's police force (hereinafter referred to as specialized police agencies) shall have to closely coordinate with enterprises in opening and checking mails and goods packages to ensure that the quality of the enterprises' services shall not be affected.
3.2. Enterprises shall have to closely coordinate with specialized police agencies in opening and checking mails and goods packages.
4. In this Circular, the terms below shall be construed as follows:
4.1. Mails mean items and packages which are sent via public postal networks.
4.2. Sent goods mean letters and goods packages which are sent via courier networks.
4.3. Post offices mean establishments which operate, exploit and provide Vietnam Post's services.
Post offices include all major post centers, post agents and kiosks and communal post-cultural points.
...
...
...
4.5. Delivery post offices mean post offices which deliver mails to recipients.
4.6. Public postal networks include major post centers, original post offices, delivery post offices, service points, and public mailboxes, which are interconnected by transportation and delivery routes.
4.7. Transaction establishments mean establishments which operate, exploit and provide delivery enterprises' services.
4.8. Original transaction establishments mean transaction establishments which receive senders' goods for delivery to recipients.
4.9. Delivery transaction establishments mean transaction establishments which deliver goods to recipients.
4.10. Delivery networks mean networks set up and managed by enterprises of all economic sectors for the provision of services of delivering mails and goods packages according to the provisions of law on post and telecommunications and other provisions of law on transportation of goods.
4.11. Specialized police agencies include:
a/ The Police Department for Investigation of Drug-Related Crimes under the Public Security Ministry.
b/ Police Sections for Investigation of Drug-Related Crimes or other Investigation Police Sections functioning to investigate drug-related crimes (in localities where Police Sections for Investigation of Drug-Related Crimes have not yet been set up) under provincial/municipal Police Departments (hereinafter referred to as provincial-level police agencies).
...
...
...
II. BASES FOR, AND COMPETENCE TO DECIDE ON, THE OPENING AND CHECKING OF MAILS AND SENT GOODS
1. Bases for issuing decisions on the opening and checking of mails and sent goods
Decisions on the opening and checking of mails and sent goods shall be issued only when there are the following pieces of information or documents reporting that mails and sent goods contain narcotics, pre-substances, habit-forming substances or psychotropics:
1.1. Documents found through investigation of drug-related cases or other cases.
1.2. Information or documents obtained from activities of service-providing enterprises.
1.3. Information reporting drug-related crimes.
2. Competence to issue decisions on the opening and checking of mails and sent goods
2.1. The director or deputy directors of the Police Department for Investigation of Drug-Related Crimes under the Public Security Ministry.
Heads or deputy heads of Police Sections for Investigation of Drug-Related Crimes or other Investigation Police Sections functioning to investigate drug-related crimes (in localities where Police Sections for Investigation of Drug-Related Crimes have not yet been set up) under provincial-level Police agencies).
...
...
...
3. Decisions on the opening and checking of mails and sent goods
3.1. Mails or sent goods may be opened and checked only upon written decisions of competent persons defined in Section 2, Part II of this Circular.
3.2. Such decisions shall be made according to a set form.
4. Suspension of delivery of mails and sent goods before issuance of opening and checking decisions
4.1. In case of emergency, in order to discover and prevent in time possible harmful consequences and effects of drug-related crimes, responsible officers of specialized police agencies (hereinafter referred to as officers of specialized police agencies) may request enterprises to suspend the delivery of mails or sent goods. Such request shall be made in two copies according to a set form, one of them to be kept by specialized police agencies and the other by enterprises.
4.2. When enterprises doubt or discover that mails or sent goods contain narcotics, pre-substances, habit-forming substances or psychotropics, they must suspend the delivery of such mails or sent goods and report thereon immediately to specialized police agencies or nearest police offices.
4.3. Within 48 hours from the time of suspension of the delivery of mails or sent goods, competent persons defined in Section 2, Part II of this Circular shall issue decisions on the opening and checking of mails or sent goods. Past the above-said time limit, if specialized police agencies do not issue such decisions, enterprises may continue with the delivery of such mails or sent goods.
III. ORDER AND PROCEDURES FOR OPENING AND CHECKING MAILS OR SENT GOODS
1. Opening mails or sent goods
...
...
...
2. Checking of mails or sent goods
Mails or sent goods shall be checked by at least two officers of specialized police agencies to the witness of enterprises' employees.
3. Places for opening and checking mails or sent goods
3.1. Mails or sent goods may be opened and checked only at original post offices, delivery post offices, original transaction establishments or delivery transaction establishments.
3.2. In case of emergency, in order to stop mails or sent goods containing narcotics, pre-substances, habit-forming substances or pshycotropics in the course of delivery, mails or sent goods shall be opened and checked at the nearest post office. Sent goods shall be opened and checked at the nearest transaction establishment or office of the police or the People's Committee of commune, ward or township (hereinafter referred to as commune-level).
4. Witnessing the opening and checking of mails or sent goods
Apart from the persons defined in Sections 1 and 2, Part III of this Circular, the opening and checking of mails or sent goods shall also be witnessed by one of the persons defined at Point 4.1 or 4.2 below:
4.1. In case of opening and checking at original post offices, delivery post offices, nearest post offices, original transaction establishments, delivery transaction establishments or nearest transaction establishments:
a/ Heads of post offices or their authorized persons.
...
...
...
c/ Heads of enterprises or their authorized persons.
4.2. In case of opening and checking at nearest offices of police agencies or offices of commune-level People's Committees: representatives of police agencies or representatives of commune-level People's Committees of places where sent goods are opened and checked.
5. Records on the opening and checking of mails or sent goods
5.1. The opening and checking of mails and sent goods must be recorded in writing according to a set form.
5.2. Procedures for making and signing records:
a/ Where opening, checking and witnessing persons agree with the content of the record, they shall all sign at the bottom of the record and sign for certification on each page thereof. In case of disagreeing with the content of the record, the disagreeing persons shall write by themselves their opinions on the record, sign, and write their full names.
b/ An opening and checking record shall be made in three copies, one of them to be kept by specialized public security agencies, one by enterprises, and the last to be sent as a notification by enterprises to senders or recipients if such notification does not cause difficulties to the investigation and is consented in writing by specialized police agencies. In case of non-notification, enterprises shall keep such copy.
6. Post-opening and -checking disposal
6.1. Disposal of articles which are suspected of being narcotics, pre-substances, habit-forming substances or psychotropics
...
...
...
b/ Enterprises' employees shall have to pack up, seal and preserve substances suspected of being narcotics, pre-substances, habit-forming substances or psychotropics. On the seals there must be the signatures and full names of all persons who have conducted and witnessed the opening and inspection of mails or sent goods.
c/ Pending assessment conclusions, articles suspected of being narcotics, pre-substances, habit-forming substances or psychotropics must be suspended from delivery. The assessment duration shall be no more than 7 working days from the time of sampling. In special cases where the above-said duration needs to be extended, the general director or a deputy general director of the General Department of Police or directors or deputy directors of provincial-level police agencies shall send documents thereon to directors of provincial-level Post Departments, directors of regional Post Centers or heads of delivery enterprises.
d/ If the assessment concludes that articles are narcotics, pre-substances, habit-forming substances or psychotropics, competent persons defined in Section 2, Part II of this Circular shall issue decisions on confiscation or temporary seizure of such articles.
e/ If the assessment concludes that articles are not narcotics, pre-substances, habit-forming substances or psychotropics, competent persons defined in Section 2, Part II of this Circular shall immediately make written notices thereon so that enterprises can continue delivering such articles.
6.2. Disposal of other objects in mails and sent goods:
a/ For other objects in mails and sent goods, which are not subject to confiscation or temporary seizure, enterprises shall have to pack or wrap them up, ensuring their original conditions and continue delivering them, except the case mentioned at Point c of this Item.
b/ If the continued delivery of such objects would cause difficulties to the investigation of the cases, competent persons defined at Points 2.1 and 2.2, Section 2, Part II of this Circular may request in writing enterprises to suspend the delivery. The duration of suspension of delivery of mails and sent goods shall be no more than 7 working days after such written request is signed.
In special cases where the above-said duration needs to be extended for keeping confidential the cases, the general director of the General Department of Police or directors of provincial-level police agencies shall send documents thereon to directors of provincial-level Post Departments, directors of regional Post Centers or heads of delivery enterprises.
c/ If detecting that objects or documents are material evidences of the cases or related to other crimes, or are subject to storage or circulation ban, competent persons defined in Section 2, Part II of this Circular shall issue decisions on confiscation or temporary seizure thereof. Responsible officers of specialized police agencies shall confiscate or temporarily seize the objects and transfer them to competent agencies for disposal according to the provisions of law.
...
...
...
a/ Officers of specialized police agencies and enterprises' employees shall implement confiscation or temporary seizure decisions. The confiscation or temporary seizure must be recorded in writing according to a set form and to the witness of any of the persons defined in Section 4, Part III of this Circular.
b/ Where persons conducting and witnessing the confiscation or temporary seizure agree with the content of the record, they shall all sign at the bottom of the record and sign for certification on each page thereof. Those who disagree with the content of the record shall write by themselves their opinions on the record, sign, and write their full names.
c/ A confiscation or temporary seizure record shall be made in three copies, one of them to be kept by specialized police agencies, one to be kept by enterprises, and the last one to be sent as a notification by enterprises to senders or recipients if such notification will not cause any difficulties to the investigation and is consented in writing by specialized police agencies. In case of non-notification, enterprises shall keep such copy.
IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. Complaints and denunciations and the settlement of complaints and denunciations related to the opening and checking of mails and sent goods for the purpose of detecting drug-related crimes shall comply with the provisions of law on settlement of complaints and denunciations.
2. The Public Security Ministry and the Post and Telematics Ministry shall direct, guide and inspect the implementation of this Circular by their attached units and concerned enterprises.
3. Agencies, units and enterprises should promptly report any problems arising in the course of implementation to the two ministries for consideration, guidance, amendment or supplementation.
4. This Circular takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
...
...
...
FOR THE MINISTER
OF PUBLIC SECURITY
VICE MINISTER
SENIOR LIEUTENANT-GENERAL
Le The Tiem
;
Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BCA-BBCVT hướng dẫn việc mở và kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện, gói hàng hoá gửi qua mạng bưu chính công cộng và mạng chuyển phát nhằm phát hiện tội phạm về ma tuý do Bộ công an,Bộ bưu chính viễn thông ban hành
Số hiệu: | 01/2006/TTLT-BCA-BBCVT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Công An |
Người ký: | Lê Thế Tiệm, Nguyễn Thành Hưng |
Ngày ban hành: | 05/05/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BCA-BBCVT hướng dẫn việc mở và kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện, gói hàng hoá gửi qua mạng bưu chính công cộng và mạng chuyển phát nhằm phát hiện tội phạm về ma tuý do Bộ công an,Bộ bưu chính viễn thông ban hành
Chưa có Video