BỘ THÔNG TIN VÀ
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2017/TT-BTTTT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017 |
QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin.
2. Thông tư này áp dụng đối với các chức danh viên chức đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại các đơn vị sự nghiệp công lập và với các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 2. Giải thích từ ngữ và những từ viết tắt
1. Các từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
a) Các ngành đúng đào tạo về công nghệ thông tin bao gồm: Tin học, Điện tử tin học, Khoa học máy tính, Truyền thông và mạng máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Công nghệ thông tin, An toàn thông tin, Công nghệ kỹ thuật máy tính, Công nghệ truyền thông, Hệ thống thông tin quản lý, Kỹ thuật máy tính, Tin học ứng dụng, Toán ứng dụng và các ngành thuộc nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV - trình độ cao đẳng, đại học;
b) Các ngành gần đào tạo về công nghệ thông tin bao gồm: Sư phạm Tin học, Điện tử - Viễn thông;
c) Viên chức công nghệ thông tin hạng I: Bao gồm các chức danh viên chức: An toàn thông tin hạng I; Quản trị viên hệ thống hạng I; Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng I; Phát triển phần mềm hạng I;
d) Viên chức công nghệ thông tin hạng II: Bao gồm các chức danh viên chức: An toàn thông tin hạng II; Quản trị viên hệ thống hạng II; Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng II; Phát triển phần mềm hạng II;
đ) Viên chức công nghệ thông tin hạng III: Bao gồm các chức danh viên chức: An toàn thông tin hạng III; Quản trị viên hệ thống hạng III; Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng III; Phát triển phần mềm hạng III;
e) Viên chức công nghệ thông tin hạng IV: Bao gồm các chức danh viên chức: Quản trị viên hệ thống hạng IV, Phát triển phần mềm hạng IV.
2. Những từ viết tắt
a) CNTT: Công nghệ thông tin;
b) CSDL: Cơ sở dữ liệu;
c) ATTT An toàn thông tin;
d) Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT: Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
e) Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT: Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Điều 3. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp
1. Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về thông tin và truyền thông.
2. Nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;
3. Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
4. Có ý thức trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nghề nghiệp; không lạm dụng vị trí công tác, nhiệm vụ được phân công để trục lợi; đoàn kết, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi cái mới, tự nâng cao trình độ; có ý thức phối hợp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác; tích cực tham gia nghiên cứu đề tài khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật để phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ.
5. Tuân thủ pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; đảm bảo an toàn, bí mật thông tin và an ninh, quốc phòng.
TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
Mục 1. CHỨC DANH AN TOÀN THÔNG TIN
Điều 4. An toàn thông tin hạng I
1. Nhiệm vụ:
a) Chỉ đạo tổ chức phân tích thiết kế các hệ thống đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành, CSDL tích hợp quy mô quốc gia, toàn ngành, liên ngành, cấp bộ hoặc cho vùng kinh tế hoặc liên tỉnh, tỉnh;
b) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bảo vệ hệ thống thông tin, xây dựng quy chế, quy trình an toàn thông tin;
c) Tổ chức hoặc tham gia tổ chức xét duyệt các đề án, dự án về an toàn thông tin cho hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành, CSDL tích hợp. Tham gia giám định các sáng kiến, sáng chế và kết quả nghiên cứu khoa học về an toàn thông tin, CNTT và các ứng dụng CNTT trong thực tiễn;
d) Chủ trì tổ chức thực hiện các đề án, dự án; trực tiếp hoặc tham gia giải quyết các vấn đề phức tạp của đề án an toàn thông tin có liên quan đến nhiều ngành kỹ thuật CNTT. Trực tiếp tham gia duy trì, bảo hành, bảo dưỡng các hệ thống bảo mật cho các hệ thống thông tin của đơn vị, ngành theo nhiệm vụ được giao. Giải quyết các sự cố về bảo mật hệ thống phần mềm, hệ thống thông tin, CSDL khi có yêu cầu;
đ) Chủ trì biên soạn các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, quy trình, quy phạm; xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật trong phân tích, thiết kế và triển khai các hệ thống an toàn thông tin;
e) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các chương trình, các dự án chiến lược phát triển các hệ thống an toàn thông tin trong ngành. Xây dựng chính sách bảo mật thông tin;
g) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng mục tiêu, chương trình nghiên cứu khoa học, chương trình đào tạo bồi dưỡng an toàn thông tin, CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành; chủ trì hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo, tham gia giảng dạy an toàn thông tin, CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành;
h) Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng CNTT; tổng kết rút kinh nghiệm quản lý kỹ thuật và triển khai ứng dụng CNTT trong thực tiễn;
i) Chủ trì tổng kết chuyên môn, nghiệp vụ; soạn thảo nội dung các hội thảo nghiệp vụ trong và ngoài nước;
k) Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức An toàn thông tin hạng dưới;
l) Tham gia hội đồng xét duyệt bổ nhiệm chức danh hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức An toàn thông tin hạng dưới.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp thạc sỹ các ngành đúng đào tạo về CNTT trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh An toàn thông tin hạng I.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Thành thạo nghiệp vụ chuyên ngành về tổ chức, hoạt động của ngành, của địa phương, đơn vị và cơ sở có liên quan đến nhiệm vụ được phân công;
b) Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
Điều 5. An toàn thông tin hạng II
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì tổ chức phân tích thiết kế các hệ thống đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành, CSDL tích hợp quy mô quốc gia, toàn ngành, liên ngành, cấp bộ hoặc cho vùng kinh tế hoặc liên tỉnh, tỉnh;
b) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng kế hoạch bảo vệ hệ thống thông tin;
c) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng quy chế, quy trình về an toàn thông tin;
d) Tổ chức hoặc tham gia tổ chức xét duyệt các đề án, dự án về an toàn thông tin cho hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành, CSDL tích hợp. Tham gia giám định các sáng kiến, sáng chế và kết quả nghiên cứu khoa học về an toàn thông tin, CNTT và các ứng dụng CNTT trong thực tiễn;
đ) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức thực hiện các đề án, dự án; trực tiếp hoặc tham gia giải quyết các vấn đề phức tạp của đề án an toàn thông tin có liên quan đến nhiều ngành kỹ thuật CNTT. Trực tiếp tham gia duy trì, bảo hành, bảo dưỡng các hệ thống bảo mật cho các hệ thống thông tin của đơn vị, ngành theo nhiệm vụ được giao. Giải quyết các sự cố về bảo mật hệ thống phần mềm, hệ thống thông tin, CSDL khi có yêu cầu;
e) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, quy trình, quy phạm; xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật trong phân tích, thiết kế và triển khai các hệ thống an toàn thông tin;
g) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các chương trình, các dự án chiến lược phát triển các hệ thống an toàn thông tin trong ngành. Tham gia xây dựng chính sách bảo mật thông tin;
h) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng mục tiêu, chương trình nghiên cứu khoa học, chương trình đào tạo bồi dưỡng an toàn thông tin, CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành; chủ trì hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo, tham gia giảng dạy an toàn thông tin, CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành;
i) Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng CNTT; tổng kết rút kinh nghiệm quản lý kỹ thuật và triển khai ứng dụng CNTT trong thực tiễn;
k) Tổng kết chuyên môn nghiệp vụ; tham gia chuẩn bị nội dung các hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
l) Hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức An toàn thông tin hạng dưới.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành đúng hoặc các ngành gần đào tạo về CNTT trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh An toàn thông tin hạng II.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Thành thạo nghiệp vụ chuyên ngành về tổ chức, hoạt động của ngành, của địa phương, đơn vị và cơ sở có liên quan đến nhiệm vụ được phân công;
b) Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, an toàn thông tin và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
Điều 6. An toàn thông tin hạng III
1. Nhiệm vụ:
a) Trực tiếp tham gia duy trì, bảo hành, bảo dưỡng các hệ thống bảo mật cho các hệ thống thông tin của đơn vị, ngành theo nhiệm vụ được giao. Giải quyết các sự cố về bảo mật hệ thống phần mềm, hệ thống thông tin, CSDL khi có yêu cầu;
b) Trực tiếp xây dựng quy trình thao tác chuẩn phản ứng, xử lý sự cố máy tính;
c) Tham gia biên soạn các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, quy trình, quy phạm; xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật trong phân tích, thiết kế và triển khai các hệ thống an toàn thông tin;
d) Tham gia xây dựng các chương trình, các dự án chiến lược phát triển các hệ thống an toàn thông tin trong ngành;
đ) Tham gia xây dựng mục tiêu, chương trình nghiên cứu khoa học, chương trình đào tạo bồi dưỡng an toàn thông tin, CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành; tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo, tham gia giảng dạy an toàn thông tin, CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành;
e) Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng CNTT; tổng kết, rút kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý kỹ thuật và triển khai ứng dụng CNTT trong thực tiễn;
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành đúng hoặc các ngành gần đào tạo về CNTT trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh An toàn thông tin hạng III.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Thành thạo nghiệp vụ chuyên ngành về tổ chức, hoạt động của ngành, của địa phương, đơn vị và cơ sở có liên quan đến nhiệm vụ được phân công;
b) Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, an toàn thông tin và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
Mục 2. CHỨC DANH QUẢN TRỊ VIÊN HỆ THỐNG
Điều 7. Quản trị viên hệ thống hạng I
1. Nhiệm vụ:
a) Chỉ đạo tổ chức việc quản lý dịch vụ công nghệ thông tin, quản trị các hệ thống mạng thông tin, mạng máy tính cho toàn ngành, liên ngành, cấp bộ hoặc cho vùng kinh tế hoặc liên tỉnh, tỉnh;
b) Tổ chức hoặc tham gia tổ chức xét duyệt các đề án, dự án về mạng thông tin, mạng máy tính cấp ngành, liên ngành, cấp tỉnh. Tham gia giám định các sáng kiến, sáng chế và kết quả nghiên cứu khoa học về CNTT và các ứng dụng CNTT trong thực tiễn;
c) Chỉ đạo tổ chức thực hiện các đề án, dự án; trực tiếp hoặc tham gia giải quyết các vấn đề phức tạp của đề án kiến trúc có liên quan đến nhiều ngành kỹ thuật CNTT và các nhiệm vụ được giao. Trực tiếp tham gia duy trì, bảo hành, bảo dưỡng các mạng thông tin, mạng máy tính của đơn vị, ngành theo nhiệm vụ được giao. Giải quyết các sự cố về mạng khi có yêu cầu;
d) Chủ trì biên soạn các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, quy trình, quy phạm; xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật trong phân tích, thiết kế các mạng thông tin, mạng máy tính;
đ) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các chương trình, các dự án chiến lược phát triển mạng thông tin trong ngành;
e) Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng CNTT; tham gia xây dựng các dự án phát triển công tác nghiên cứu CNTT của ngành;
g) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo bồi dưỡng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành; chủ trì hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo, tham gia giảng dạy CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành;
h) Chuẩn bị nội dung trao đổi nghiệp vụ về quản trị hệ thống trong nước và nước ngoài;
i) Tổng kết, rút kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý kỹ thuật và triển khai ứng dụng CNTT trong thực tiễn;
k) Xây dựng mục tiêu, chương trình, tư liệu và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức Quản trị viên hệ thống hạng thấp hơn;
l) Tham gia hội đồng xét duyệt bổ nhiệm vào chức danh hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức Quản trị viên hệ thống hạng dưới.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp thạc sỹ các ngành đúng đào tạo về CNTT trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Quản trị viên hệ thống hạng I.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Thành thạo nghiệp vụ chuyên ngành về tổ chức, hoạt động của ngành, của địa phương, đơn vị và cơ sở có liên quan đến nhiệm vụ được phân công;
b) Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
Điều 8. Quản trị viên hệ thống hạng II
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì tổ chức việc quản lý dịch vụ công nghệ thông tin, quản trị các hệ thống mạng thông tin, mạng máy tính cho ngành, liên ngành, cấp bộ hoặc cho vùng kinh tế hoặc liên tỉnh, tỉnh;
b) Tổ chức hoặc tham gia tổ chức xét duyệt các đề án, dự án về mạng thông tin, mạng máy tính cấp ngành, liên ngành, cấp tỉnh. Tham gia giám định các sáng kiến, sáng chế và kết quả nghiên cứu khoa học về CNTT và các ứng dụng CNTT trong thực tiễn;
c) Trực tiếp tham gia duy trì, bảo hành, bảo dưỡng các mạng thông tin, mạng máy tính của đơn vị, ngành theo nhiệm vụ được giao;
d) Chủ trì biên soạn các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, quy trình quy phạm, xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật trong phân tích, thiết kế các mạng thông tin, mạng máy tính;
đ) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các chương trình, các dự án chiến lược phát triển mạng thông tin trong ngành;
e) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo bồi dưỡng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành; chủ trì hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo, tham gia giảng dạy CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành;
g) Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng CNTT; tham gia xây dựng các dự án phát triển công tác nghiên cứu CNTT của ngành;
h) Tổng kết, rút kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý kỹ thuật và triển khai ứng dụng CNTT trong thực tiễn;
i) Tham gia biên soạn chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức Quản trị viên hệ thống hạng dưới;
k) Tham gia chuẩn bị nội dung và trao đổi nghiệp vụ quản trị hệ thống trong nước và ngoài nước.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành đúng hoặc các ngành gần đào tạo về CNTT trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Quản trị viên hệ thống hạng II.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Thành thạo nghiệp vụ chuyên ngành về tổ chức, hoạt động của ngành, của địa phương, đơn vị và cơ sở có liên quan đến nhiệm vụ được phân công;
b) Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
Điều 9. Quản trị viên hệ thống hạng III
1. Nhiệm vụ:
a) Tham gia quản lý dịch vụ công nghệ thông tin, duy trì, quản trị, trực tiếp cấu hình, giám sát mạng máy tính bao gồm phần cứng máy tính, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và tất cả các cấu hình khác theo nhiệm vụ được giao;
b) Tham gia xét duyệt các đề án, dự án về mạng thông tin, mạng máy tính;
c) Trực tiếp tham gia duy trì, bảo hành, bảo dưỡng các mạng thông tin, mạng máy tính của đơn vị, ngành theo nhiệm vụ được giao. Giải quyết các sự cố về mạng khi có yêu cầu;
d) Tham gia biên soạn các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, quy trình quy phạm, xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật trong phân tích, thiết kế các mạng thông tin, mạng máy tính;
đ) Tham gia đào tạo bồi dưỡng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành; chủ trì hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo, tham gia giảng dạy CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành;
e) Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng CNTT; tham gia xây dựng các dự án phát triển công tác nghiên cứu CNTT của ngành. Tổng kết, rút kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý kỹ thuật và triển khai ứng dụng CNTT trong thực tiễn.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành đúng hoặc các ngành gần đào tạo về CNTT trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Quản trị viên hệ thống hạng III.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Thành thạo nghiệp vụ chuyên ngành về tổ chức, hoạt động của ngành, của địa phương, đơn vị và cơ sở có liên quan đến nhiệm vụ được phân công;
b) Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
Điều 10. Quản trị viên hệ thống hạng IV
1. Nhiệm vụ:
a) Trực tiếp tham gia duy trì, bảo hành, bảo dưỡng các mạng thông tin, mạng máy tính của đơn vị, ngành theo nhiệm vụ được giao;
b) Vận hành các hệ thống mạng; theo dõi, phát hiện các lỗi; theo dõi các tần suất truy cập thông qua các chương trình chuyên dụng; khắc phục các sự cố đơn giản;
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp các ngành đúng hoặc các ngành gần đào tạo về CNTT trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Quản trị viên hệ thống hạng IV.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Thành thạo nghiệp vụ chuyên ngành về tổ chức, hoạt động của ngành, của địa phương, đơn vị và cơ sở có liên quan đến nhiệm vụ được phân công;
b) Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
MỤC 3. CHỨC DANH KIỂM ĐỊNH VIÊN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Điều 11. Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng I
1. Nhiệm vụ:
a) Kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ các yêu cầu, quy định, chính sách về công nghệ thông tin, an toàn thông tin của các cơ quan, tổ chức và các hệ thống thông tin;
b) Chỉ đạo tổ chức triển khai hoặc trực tiếp thẩm định chất lượng kết quả các dự án CNTT/ATTT theo mục đích yêu cầu, thiết kế kỹ thuật của hồ sơ dự án và các định chuẩn, tiêu chuẩn đã ban hành (Sản phẩm kiểm định có thể bao gồm cả trang bị hạ tầng kỹ thuật phần cứng, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng...);
c) Tham gia giám định các sáng kiến, sáng chế và kết quả nghiên cứu khoa học về CNTT/ATTT và các ứng dụng CNTT/ATTT trong thực tiễn;
d) Chủ trì biên soạn các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, quy trình quy phạm, xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật trong việc thẩm định, kiểm tra các sản phẩm CNTT trong bộ, ngành và các địa phương;
đ) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các chương trình, các dự án chiến lược phát triển ứng dụng CNTT/ATTT trong ngành;
e) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng mục tiêu, chương trình nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng CNTT/ATTT cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành; chủ trì hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo, tham gia giảng dạy CNTT/ATTT cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành;
g) Chủ trì tổng kết chuyên môn, nghiệp vụ; soạn thảo nội dung các hội thảo nghiệp vụ trong và ngoài nước;
h) Tổng kết, rút kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý kỹ thuật và triển khai ứng dụng CNTT/ATTT trong thực tiễn;
i) Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng dưới;
k) Tham gia hội đồng xét duyệt bổ nhiệm chức danh hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng dưới.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp thạc sỹ các ngành đúng đào tạo về CNTT trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng I.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Thành thạo nghiệp vụ chuyên ngành về tổ chức, hoạt động của ngành, của địa phương, đơn vị và cơ sở có liên quan đến nhiệm vụ được phân công;
b) Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, an toàn thông tin và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
Điều 12. Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng II
1. Nhiệm vụ:
a) Kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ các yêu cầu, quy định, chính sách về công nghệ thông tin, an toàn thông tin của các cơ quan, tổ chức và các hệ thống thông tin;
b) Chủ trì tổ chức triển khai hoặc trực tiếp thẩm định chất lượng kết quả các dự án CNTT/ATTT theo mục đích yêu cầu, thiết kế kỹ thuật của hồ sơ dự án và các định chuẩn, tiêu chuẩn đã ban hành (Sản phẩm kiểm định có thể bao gồm cả trang bị hạ tầng kỹ thuật phần cứng, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng...);
c) Tham gia giám định các sáng kiến, sáng chế và kết quả nghiên cứu khoa học về CNTT/ATTT và các ứng dụng CNTT/ATTT trong thực tiễn;
d) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, quy trình quy phạm, xây dựng các định mức kinh tế-kỹ thuật trong việc thẩm định, kiểm tra các sản phẩm CNTT trong bộ, ngành và các địa phương;
đ) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các chương trình, các dự án chiến lược phát triển ứng dụng CNTT/ATTT trong ngành;
e) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng mục tiêu, chương trình nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành; chủ trì hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo, tham gia giảng dạy CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành;
g) Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng CNTT/ATTT; tổng kết, rút kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý kỹ thuật và triển khai ứng dụng CNTT/ATTT trong thực tiễn; tham gia chuẩn bị nội dung các hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
i) Hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng dưới.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành đúng hoặc các ngành gần đào tạo về CNTT trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng II.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Thành thạo nghiệp vụ chuyên ngành về tổ chức, hoạt động của ngành, của địa phương, đơn vị và cơ sở có liên quan đến nhiệm vụ được phân công;
b) Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, an toàn thông tin và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
Điều 13. Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng III
1. Nhiệm vụ:
a) Kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ các yêu cầu, quy định, chính sách về công nghệ thông tin, an toàn thông tin của các cơ quan, tổ chức và các hệ thống thông tin;
b) Tham gia thẩm định chất lượng kết quả các dự án CNTT/ATTT theo mục đích yêu cầu, thiết kế kỹ thuật của hồ sơ dự án và các định chuẩn, tiêu chuẩn đã ban hành (Sản phẩm kiểm định có thể bao gồm cả trang bị hạ tầng kỹ thuật phần cứng, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng...);
c) Tham gia biên soạn các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, quy trình quy phạm, xây dựng các định mức kinh tế-kỹ thuật trong việc thẩm định, kiểm tra các sản phẩm CNTT/ATTT trong bộ, ngành và các địa phương;
d) Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng CNTT/ATTT; tổng kết, rút kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý kỹ thuật và triển khai ứng dụng CNTT/ATTT trong thực tiễn;
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành đúng hoặc các ngành gần đào tạo về CNTT trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng III.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Thành thạo nghiệp vụ chuyên ngành về tổ chức, hoạt động của ngành, của địa phương, đơn vị và cơ sở có liên quan đến nhiệm vụ được phân công;
b) Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
Mục 4. CHỨC DANH PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM
Điều 14. Phát triển phần mềm hạng I
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì tổ chức phân tích các yêu cầu trong các thiết kế của các hệ thống thông tin, CSDL, các hệ phần mềm ứng dụng để lập trình theo ngôn ngữ phù hợp;
b) Tổ chức hoặc tham gia tổ chức xét duyệt các đề án, dự án về các hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành, CSDL tích hợp, các phần mềm ứng dụng. Tham gia giám định các sáng kiến, sáng chế và kết quả nghiên cứu khoa học về CNTT và các ứng dụng CNTT trong thực tiễn;
c) Chủ trì tổ chức thực hiện các đề án, dự án; trực tiếp hoặc tham gia giải quyết các vấn đề phức tạp của đề án CNTT. Trực tiếp tham gia lập trình cho các CSDL, các hệ thống thông tin, các phần mềm ứng dụng... của đơn vị, ngành theo nhiệm vụ được giao. Giải quyết các sự cố hệ thống trong quá trình lập trình khi có yêu cầu. Phân tích sự liên quan và phụ thuộc giữa các hệ thống quản lý CSDL; Phát triển hệ thống, trích xuất thông tin, báo cáo theo yêu cầu;
d) Chủ trì biên soạn các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, quy trình quy phạm, xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật trong phân tích, thiết kế và lập trình các hệ thống phần mềm;
đ) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các chương trình, các dự án chiến lược phát triển các hệ thống thông tin, CSDL, tích hợp các CSDL và các phần mềm ứng dụng trong ngành;
e) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng mục tiêu, chương trình nghiên cứu khoa học, chương trình đào tạo bồi dưỡng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành; chủ trì hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo, tham gia giảng dạy CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành;
g) Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng CNTT; tổng kết, rút kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý kỹ thuật và triển khai ứng dụng CNTT trong thực tiễn; soạn thảo nội dung các hội thảo nghiệp vụ trong và ngoài nước;
i) Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức Phát triển phần mềm hạng dưới;
k) Tham gia hội đồng xét duyệt bổ nhiệm chức danh hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức Phát triển phần mềm hạng dưới.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp thạc sỹ các ngành đúng đào tạo về CNTT trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Phát triển phần mềm hạng I.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Thành thạo nghiệp vụ chuyên ngành về tổ chức, hoạt động của ngành, của địa phương, đơn vị và cơ sở có liên quan đến nhiệm vụ được phân công;
b) Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
Điều 15. Phát triển phần mềm hạng II
1. Nhiệm vụ:
a) Trực tiếp triển khai phân tích các yêu cầu trong các thiết kế của các hệ thống thông tin, CSDL, các hệ phần mềm ứng dụng và tiến hành lập trình theo ngôn ngữ phù hợp;
b) Tham gia biên soạn các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, quy trình quy phạm, xây dựng các định mức kinh tế-kỹ thuật trong phân tích, thiết kế và lập trình các hệ thống phần mềm;
c) Bảo trì và xử lý các vấn đề thuộc hệ thống phần mềm;
d) Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng CNTT; tổng kết, rút kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý kỹ thuật và triển khai ứng dụng CNTT trong thực tiễn; tham gia chuẩn bị nội dung các hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
đ) Hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức Phát triển phần mềm hạng dưới.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành đúng hoặc các ngành gần đào tạo về CNTT trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Phát triển phần mềm hạng II.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Thành thạo nghiệp vụ chuyên ngành về tổ chức, hoạt động của ngành, của địa phương, đơn vị và cơ sở có liên quan đến nhiệm vụ được phân công;
b) Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
Điều 16. Phát triển phần mềm hạng III
1. Nhiệm vụ:
a) Tham gia phân tích các yêu cầu trong các thiết kế của các hệ thống thông tin, CSDL, các hệ phần mềm ứng dụng và tiến hành lập trình theo ngôn ngữ phù hợp;
b) Tham gia biên soạn các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, quy trình quy phạm, xây dựng các định mức kinh tế-kỹ thuật về lập trình các hệ thống phần mềm;
c) Bảo trì và xử lý các vấn đề thuộc hệ thống phần mềm;
d) Tham gia tổng kết chuyên môn nghiệp vụ;
đ) Tham gia nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật liên quan đến các hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành đúng hoặc các ngành gần đào tạo về CNTT trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Phát triển phần mềm hạng III.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Thành thạo nghiệp vụ chuyên ngành về tổ chức, hoạt động của ngành, của địa phương, đơn vị và cơ sở có liên quan đến nhiệm vụ được phân công;
b) Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
Điều 17. Phát triển phần mềm hạng IV
1. Nhiệm vụ
a) Tham gia phân tích các yêu cầu trong thiết kế của các hệ thống thông tin, CSDL, các hệ phần mềm ứng dụng và tiến hành lập trình theo ngôn ngữ phù hợp;
b) Tham gia biên soạn các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, quy trình quy phạm, xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật về lập trình các hệ thống phần mềm;
c) Bảo trì và xử lý các vấn đề thuộc hệ thống phần mềm;
d) Tham gia biên soạn các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, quy trình vận hành của hệ thống phần mềm; tham gia tổng kết chuyên môn nghiệp vụ;
đ) Tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học cấp cơ sở, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật liên quan đến các hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin;
2. Tiêu chuẩn về đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp các ngành đúng hoặc các ngành gần đào tạo về CNTT trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Phát triển phần mềm hạng IV.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Thành thạo nghiệp vụ chuyên ngành về tổ chức, hoạt động của ngành, của địa phương, đơn vị và cơ sở có liên quan đến nhiệm vụ được phân công;
b) Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2018.
1. Thông tư này là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ quy định tại Thông tư này để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ viên chức phù hợp với quy định tại Thông tư này.
3. Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm:
a) Rà soát vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng trong các đơn vị thuộc thẩm quyền mình quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp;
b) Quyết định bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo thẩm quyền hoặc theo phân cấp, ủy quyền sau khi phương án bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức trong các đơn vị công lập;
b) Phê duyệt phương án bổ nhiệm vào chức danh và xếp lương đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý từ ngạch hoặc chức danh viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng trong đơn vị công lập quy định tại Thông tư này; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình bổ nhiệm vào chức danh và xếp lương đối với viên chức;
c) Quyết định bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức thuộc diện quản lý vào các chức danh nghề nghiệp tương ứng trong đơn vị sự nghiệp công lập theo thẩm quyền;
d) Xem xét và đề nghị Bộ Nội vụ bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức hạng I;
đ) Định kỳ báo cáo kết quả bổ nhiệm vào chức danh và xếp lương đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ trước ngày 10 tháng 12 hàng năm.
5. Các cơ sở, tổ chức, đơn vị ngoài công lập được vận dụng quy định tại văn bản này để tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhân sự.
1. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp và xem xét, giải quyết./.
|
BỘ TRƯỞNG |
Thông tư 45/2017/TT-BTTTT về quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Số hiệu: | 45/2017/TT-BTTTT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông |
Người ký: | Trương Minh Tuấn |
Ngày ban hành: | 29/12/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 45/2017/TT-BTTTT về quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Chưa có Video