BỘ THÔNG TIN
VÀ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2013/TT-BTTTT |
Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2013 |
QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA XÃ
Căn cứ Luật bưu chính ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Nghị định số 50/2011/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Quyết định số 119/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thông tin và truyền thông giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Quyết định số 41/2011/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc chỉ định doanh nghiệp thực hiện duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng, cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ bưu chính quốc tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bưu chính,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định về hoạt động của điểm Bưu điện - Văn hóa xã.
Thông tư này quy định về hoạt động của điểm Bưu điện - Văn hóa xã bao gồm: cung ứng các dịch vụ bưu chính công ích, các dịch vụ kinh doanh khác và tổ chức hoạt động đọc sách, báo chí, ấn phẩm (sau đây gọi tắt là sách, báo) tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã; tiếp nhận, triển khai các chương trình, dự án phục vụ phát triển thông tin và truyền thông tại khu vực nông thôn và các chương trình, dự án khác của Nhà nước về nông thôn.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã.
Điều 3. Điểm Bưu điện -Văn hóa xã
1. Điểm Bưu điện - Văn hóa xã là điểm phục vụ thuộc mạng bưu chính công cộng do Nhà nước giao Tổng công ty Bưu điện Việt Nam xây dựng, duy trì, quản lý để cung ứng các dịch vụ bưu chính công ích và các dịch vụ kinh doanh khác theo định hướng phát triển của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, đồng thời là nơi tổ chức các hoạt động đọc sách, báo phục vụ cộng đồng.
2. Điểm Bưu điện - Văn hóa xã là điểm được ưu tiên lựa chọn để:
a) Cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng trong Chương trình viễn thông công ích;
b) Đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước theo quy định về quản lý thuê bao di động trả trước;
c) Tổ chức triển khai các chương trình, dự án phát triển thông tin và truyền thông nông thôn và các chương trình, dự án khác của Nhà nước về nông thôn phù hợp quy định về hoạt động tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã.
Điều 4. Nhân viên điểm Bưu điện - Văn hóa xã
1. Nhân viên làm việc tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau đây:
a) Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; riêng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, tối thiểu phải có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở;
b) Được đào tạo cơ bản về các nghiệp vụ bưu chính và tổ chức phục vụ đọc sách, báo;
c) Thực hiện đúng các thỏa thuận cam kết với doanh nghiệp được giao quản lý hệ thống điểm Bưu điện - Văn hóa xã.
CUNG ỨNG CÁC DỊCH VỤ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐỌC SÁCH, BÁO TẠI ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA XÃ
Điều 5. Cung ứng các dịch vụ bưu chính
1. Các điểm Bưu điện - Văn hóa xã phải đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ bưu chính sau:
a) Dịch vụ thư cơ bản có khối lượng đến 02 kg và dịch vụ phát hành báo chí công ích theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Các dịch vụ bưu chính khác theo yêu cầu của Nhà nước.
2. Tùy theo mỗi giai đoạn phát triển và chính sách của Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện điều chỉnh danh mục dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các dịch vụ bưu chính công ích cung ứng tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã.
Điều 6. Cung ứng các dịch vụ khác
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam được triển khai cung ứng các dịch vụ khác tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã và phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Việc triển khai cung ứng các dịch vụ khác không làm ảnh hưởng tới chất lượng cung ứng các dịch vụ bưu chính công ích và hoạt động đọc sách, báo;
2. Phù hợp với định hướng phát triển chung của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.
Điều 7. Tổ chức phục vụ đọc sách, báo
1. Hoạt động đọc sách, báo tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã bao gồm việc phục vụ đọc miễn phí sách, báo in, các loại ấn phẩm và việc tổ chức đọc sách, báo trên mạng Internet.
2. Việc tổ chức phục vụ đọc sách, báo tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Đảm bảo thời gian tối thiểu phục vụ nhu cầu đọc sách, báo của nhân dân tương ứng với thời gian mở cửa theo quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ bưu chính công ích do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành theo từng thời kỳ;
b) Các loại sách, báo phải được vào sổ sách, phân loại, sắp xếp theo chủ đề để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý và tìm đọc.
Điều 8. Nguồn và phân bổ sách, báo tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã
1. Nguồn sách, báo tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã được cung cấp thông qua các chương trình phối hợp liên ngành, Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các chương trình khác.
2. Sách, báo cung cấp cho điểm Bưu điện - Văn hóa xã phải phù hợp với nhu cầu và đặc thù của địa phương; ưu tiên phân bổ cho các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Điều 9. Luân chuyển sách và thời hạn lưu giữ các loại báo chí, ấn phẩm
2. Thời hạn tối thiểu lưu giữ các loại báo chí và ấn phẩm tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã như sau:
- 01 tháng: đối với các loại báo chí.
- 02 tháng: đối với các loại ấn phẩm.
TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN VỀ NÔNG THÔN TẠI ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA XÃ
1. Các chương trình, dự án thông tin và truyền thông nông thôn phải được ưu tiên xem xét, đánh giá để triển khai thực hiện tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã.
2. Khuyến khích việc lựa chọn điểm Bưu điện - Văn hóa xã để tổ chức triển khai các chương trình, dự án về nông thôn của các ngành, các cấp, các tổ chức và doanh nghiệp khác.
3. Việc tổ chức triển khai các chương trình, dự án tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã không làm ảnh hưởng đến việc cung ứng các dịch vụ bưu chính công ích và hoạt động đọc sách, báo tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã.
4. Các chi phí phát sinh để đảm bảo triển khai các chương trình, dự án tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã phải được tính toán và chi trả cho Tổng công ty Bưu điện Việt Nam trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên.
Điều 11. Đối với các chương trình, dự án do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì
1. Các chương trình, dự án về thông tin và truyền thông nông thôn do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì thực hiện phải được ưu tiên triển khai tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã. Trường hợp việc triển khai tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã không đáp ứng được yêu cầu của các chương trình, dự án thì mới lựa chọn các địa điểm khác trên địa bàn.
2. Chủ đầu tư các chương trình, dự án thông tin và truyền thông nông thôn phải xem xét, đánh giá khả năng triển khai tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã ngay từ giai đoạn khảo sát, đề xuất lập dự án.
3. Khi chủ trương sử dụng hệ thống điểm Bưu điện - Văn hóa xã để triển khai các chương trình, dự án đã được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt, đơn vị quản lý thực hiện chương trình, dự án phải phối hợp chặt chẽ với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam ngay từ giai đoạn đầu triển khai thực hiện.
Điều 12. Đối với các chương trình, dự án khác về nông thôn
1. Khi có các chương trình, dự án từ Trung ương về nông thôn dự kiến triển khai tại các điểm Bưu điện - Văn hóa xã, cơ quan chủ trì quản lý thực hiện chương trình, dự án có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để cùng phối hợp chỉ đạo Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tham gia thực hiện.
2. Đối với các chương trình, dự án từ địa phương có dự kiến triển khai tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã, cơ quan chủ trì quản lý thực hiện chương trình, dự án có văn bản gửi Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam để cùng phối hợp chỉ đạo Bưu điện tỉnh, thành phố tham gia thực hiện.
Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về Thông tin và Truyền thông
1. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động của điểm Bưu điện - Văn hóa xã trên cơ sở đề xuất của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.
c) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng quy định về việc luân chuyển sách nêu tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này.
d) Phê duyệt các chương trình, dự án thông tin và truyền thông nông thôn triển khai tại các điểm Bưu điện - Văn hóa xã.
e) Phối hợp với các Bộ, ngành đề xuất các chương trình, dự án về nông thôn triển khai tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã và chỉ đạo Tổng công ty Bưu điện Việt Nam triển khai thực hiện các chương trình, dự án này.
2. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban ngành địa phương tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về cơ chế phối hợp, hỗ trợ, đầu tư cho các điểm Bưu điện - Văn hóa xã trên địa bàn bằng nguồn vốn ngân sách địa phương và hỗ trợ hoàn thiện quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các điểm Bưu điện - Văn hóa xã cho Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.
b) Tham gia ý kiến về quy hoạch hệ thống điểm Bưu điện - Văn hóa xã trên địa bàn.
c) Kiểm tra, giám sát hoạt động của các điểm Bưu điện - Văn hóa xã trên địa bàn.
d) Tham mưu, đề xuất việc triển khai các chương trình, dự án của tỉnh, của địa phương tại các điểm Bưu điện - Văn hóa xã.
Điều 14. Trách nhiệm của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
3. Nâng cấp cơ sở vật chất để đảm bảo hiệu quả hoạt động của điểm Bưu điện - Văn hóa xã trên cơ sở kết hợp nguồn lực của doanh nghiệp, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân và hỗ trợ từ ngân sách của Trung ương và địa phương.
4. Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho hoạt động của điểm Bưu điện - Văn hóa xã.
5. Thực hiện luân chuyển sách theo quy định.
6. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ của nhân viên làm việc tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã đảm bảo đủ điều kiện để triển khai các hoạt động tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã.
7. Phối hợp với các chủ đầu tư, đơn vị quản lý thực hiện chương trình, dự án trong quá trình khảo sát, đề xuất lập dự án và triển khai thực hiện.
8. Triển khai tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã các chương trình, dự án đã được các cơ quan quản lý nhà nước về Thông tin và Truyền thông phê duyệt.
9. Phối hợp với doanh nghiệp viễn thông trong việc lựa chọn điểm Bưu điện - Văn hóa xã làm điểm đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng thuộc Chương trình viễn thông công ích.
Điều 15. Trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông
1. Ưu tiên sử dụng điểm Bưu điện - Văn hóa xã làm điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng thuộc Chương trình viễn thông công ích.
2. Phối hợp với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam hoàn thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; đào tạo nhân viên làm việc tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ viễn thông tại các điểm Bưu điện - Văn hóa xã được lựa chọn làm điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng thuộc Chương trình viễn thông công ích.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2013.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
Thông tư 17/2013/TT-BTTTT quy định về hoạt động của điểm Bưu điện - Văn hóa xã do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Số hiệu: | 17/2013/TT-BTTTT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông |
Người ký: | Nguyễn Bắc Son |
Ngày ban hành: | 02/08/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 17/2013/TT-BTTTT quy định về hoạt động của điểm Bưu điện - Văn hóa xã do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Chưa có Video