BỘ THÔNG
TIN VÀ TRUYỀN THÔNG |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2014/TT-BTTTT |
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2014 |
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Tần số Vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng tín hiệu truyền hình cáp số DVB - C tại điểm kết nối thuê bao.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng tín hiệu truyền hình cáp số DVB - C tại điểm kết nối thuê bao (QCVN 85:2014/BTTTT).
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2015.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
National technical regulation on quality of DVB-C Digital Cable Television Signal at point of subscriber connection
MỤC LỤC
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.2. Đối tượng áp dụng
1.3. Giải thích từ ngữ
1.4. Ký hiệu và chữ viết tắt
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Mức tín hiệu cao tần
2.2. Băng thông của mỗi kênh
2.3. Sai lệch đáp tuyến biên độ tần số tín hiệu cao tần
2.4. Tỷ số lỗi điều chế (MER)
2.5. Tỷ số lỗi bit (BER)
2.6. Tỷ số tín hiệu cao tần trên tạp âm (C/N) với BER = 10-4
2.7. Độ rung pha
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lời nói đầu
QCVN 85:2014/BTTTT được xây dựng trên cơ sở TCVN 8688:2011 Tiêu chuẩn quốc gia về dịch vụ truyền hình cáp số theo Tiêu chuẩn DVB-C - Tín hiệu tại điểm kết nối thuê bao - Yêu cầu kỹ thuật.
Các quy định kỹ thuật và phương pháp đo trong QCVN 85:2014/BTTTT phù hợp với tiêu chuẩn IEC 60728-1, Cable networks for television signals, sound signals and interactive services- Part 1: System performance of forward paths (TA5).
QCVN 85:2014/BTTTT do Vụ Khoa học và Công nghệ biên soạn, thẩm định và trình duyệt, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BTTTT ngày 14 tháng 11 năm 2014.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN HIỆU TRUYỀN HÌNH CÁP SỐ DVB-C TẠI ĐIỂM KẾT NỐI THUÊ BAO
National technical regulation on quality of DVB-C Digital Cable Television Signal at point of subscriber connection
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật của tín hiệu truyền hình cáp số DVB-C tại điểm kết nối thuê bao truyền hình cáp số.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với Cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp số DVB-C thực hiện quản lý chất lượng tín hiệu truyền hình cáp số DVB-C theo các quy định của Nhà nước và của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Quy chuẩn này cũng là cơ sở để người sử dụng giám sát chất lượng tín hiệu truyền hình cáp số DVB-C của các doanh nghiệp.
1.3. Giải thích từ ngữ
1.3.1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ (DNCCDV)
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp số được cấp phép và hoạt động theo các quy định của Nhà nước và của Bộ Thông tin và Truyền thông.
1.3.2. Thuê bao (người sử dụng dịch vụ)
Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài sử dụng dịch vụ truyền hình cáp số trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3.3. Phương pháp xác định
Phương pháp đo đánh giá chỉ tiêu kỹ thuật tín hiệu với mức lấy mẫu tối thiểu được quy định để cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị cung cấp dịch vụ áp dụng trong việc đo kiểm chất lượng tín hiệu.
1.3.4. Điểm kết nối thuê bao truyền hình cáp số
Điểm cuối cùng nhận tín hiệu truyền hình cáp số từ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ (điểm kết nối giữa đường cáp thuê bao và đầu vào thiết bị thu giải mã truyền hình cáp số).
1.3.5. Thiết bị đo chuyên dùng
Thiết bị đo có tính năng đo các chỉ tiêu kỹ thuật tương ứng và được kiểm định bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
1.4. Ký hiệu và chữ viết tắt
BER |
Bit Error Rate |
Tỷ số lỗi bit |
C/N |
Carrier-to-noise ratio |
Tỷ số sóng mang trên tạp âm |
I, Q |
In-phase/Quadrature components |
Tín hiệu đồng pha, tín hiệu trực pha |
MER |
Modulation Error Ratio |
Tỷ số lỗi điều chế |
QAM |
Quadrature Amplitude Modulation |
Điều chế biên độ cầu phương |
RF |
Radio Frequency |
Tần số vô tuyến |
2.1. Mức tín hiệu cao tần
2.1.1. Định nghĩa
Mức biên độ của tín hiệu cao tần sau điều chế tại mỗi kênh truyền hình cáp (tính bằng dBmV) đo tại điểm kết nối thuê bao truyền hình cáp số.
2.1.2. Chỉ tiêu
Mức tín hiệu cao tần đo được tại điểm kết nối thuê bao truyền hình cáp số phải nằm trong dải:
- Từ 41 đến 61 dBmV với điều chế 16 QAM;
- Từ 47 đến 67 dBmV với điều chế 64 QAM;
- Từ 54 đến 74 dBmV với điều chế 256 QAM.
2.1.3. Phương pháp xác định
Sử dụng thiết bị đo chuyên dùng xác định mức tín hiệu cao tần của tín hiệu thu được tại điểm kết nối thuê bao truyền hình cáp số của đơn vị cung cấp dịch vụ.
Sơ đồ đo như Hình 1.
Hình 1 - Sơ đồ kết nối đo mức tín hiệu cao tần
2.2. Băng thông của mỗi kênh
2.2.1. Định nghĩa
Độ rộng phổ tần số cho phép của mỗi kênh truyền hình cáp số.
2.2.2. Chỉ tiêu
Tối đa 8 MHz.
2.2.3. Phương pháp xác định
Sử dụng thiết bị đo chuyên dùng xác định băng thông tất cả các kênh truyền hình cáp thu được tại điểm kết nối thuê bao truyền hình cáp số của đơn vị cung cấp dịch vụ.
Sơ đồ đo như Hình 2.
Hình 2 - Sơ đồ kết nối đo băng thông mỗi kênh
2.3. Sai lệch đáp tuyến biên độ tần số tín hiệu cao tần
2.3.1. Định nghĩa
Chỉ tiêu đánh giá độ đồng đều về biên độ tín hiệu trên toàn băng thông kênh truyền.
2.3.2. Chỉ tiêu
Sai lệch trong dải từ -2 dB đến +2 dB.
2.3.3. Phương pháp xác định
Sử dụng thiết bị phát quét tần số và máy hiển thị dạng sóng 2 tia để xác định đáp tuyến biên độ của tín hiệu trong băng thông kênh truyền.
2.4. Tỷ số lỗi điều chế (MER)
2.4.1. Định nghĩa
Thông số đặc trưng cho tính chính xác của tín hiệu và khả năng khôi phục của tín hiệu được điều chế.
2.4.2. Chỉ tiêu
- MER > 20 dB với điều chế 16 QAM;
- MER > 26 dB với điều chế 64 QAM;
- MER > 32 dB với điều chế 256 QAM.
2.4.3. Phương pháp xác định
Cung cấp nguồn tín hiệu chuẩn gồm hai tín hiệu I và Q cho đầu vào bộ điều chế RF để lấy tín hiệu tại đầu ra của bộ điều chế định dạng QAM như mong muốn.
Thiết lập tần số sóng mang của bộ điều chế RF theo kênh tần số mà phép đo sẽ thực hiện.
Điều chỉnh máy thu để thu lại tín hiệu đã được điều chế.
Sử dụng thiết bị đo phân tích chòm sao tín hiệu để xác định chỉ số MER.
Sơ đồ đo như Hình 3.
Hình 3 - Sơ đồ kết nối đo tỷ số MER
2.5. Tỷ số lỗi bit (BER)
2.5.1. Định nghĩa
Thông số cơ bản xác định chất lượng kết nối của đường truyền dẫn số; thông số BER là tỷ lệ số bit lỗi trên tổng số bit được truyền.
2.5.2. Chỉ tiêu
BER < 10-4.
2.5.3. Phương pháp xác định
Sử dụng thiết bị đo chuyên dùng xác định tỷ số bit lỗi trên tổng số bit được truyền. Thiết bị thu đo phải được điều chỉnh để loại bỏ méo tuyến tính của mạng truyền hình cáp.
Sơ đồ đo như Hình 4.
Hình 4 - Sơ đồ kết nối đo tỷ số BER
2.6. Tỷ số tín hiệu cao tần trên tạp âm (C/N) với BER = 10-4
2.6.1. Định nghĩa
Là tỷ số giữa mức công suất sóng mang trên mức công suất tạp âm.
2.6.2. Chỉ tiêu
- C/N > 20 dB với điều chế 16 QAM;
- C/N > 26 dB với điều chế 64 QAM;
- C/N > 32 dB với điều chế 256 QAM.
2.6.3. Phương pháp xác định
Điều chỉnh máy phân tích phổ về kênh cần đo, lựa chọn tần số trung tâm và cài đặt mức để có thể hiển thị toàn bộ băng tần. Thiết lập mức phân giải của máy phân tích phổ tới 100 kHz và thiết lập băng tần video đến 100 Hz.
Đo mức đỉnh của tín hiệu cần đo, đơn vị dB hoặc mV.
Ngắt tín hiệu cần đo, điều chỉnh cổng đầu vào với điện trở phù hợp. Đo mức công suất tạp âm N, đơn vị đo là dB (mV).
Máy đo sẽ hiển thị tỷ số công suất sóng mang trên công suất tạp âm:
Sơ đồ đo như Hình 5.
Hình 5 - Sơ đồ kết nối đo tỷ số C/N
2.7. Độ rung pha
2.7.1. Định nghĩa
Độ rung pha là độ biến đổi về pha hoặc tần số của tín hiệu trong mạng truyền hình cáp số.
2.7.2. Chỉ tiêu
Độ rung pha tín hiệu phải nằm trong dải từ -5° đến +5°.
2.7.3. Phương pháp xác định
Sử dụng máy phát tín hiệu chuẩn l/Q và sử dụng thiết bị đo phân tích chòm sao tín hiệu để xác định sai số chuẩn của rung pha.
Cung cấp nguồn tín hiệu I và Q tại đầu vào của bộ điều chế để đạt được tín hiệu điều chế mong muốn với định dạng điều chế QAM.
Thiết lập tần số sóng mang của bộ điều chế mà phép đo sẽ thực hiện.
Điều chỉnh mức sóng mang đầu ra của bộ điều chế RF sao cho xấp xỉ với mức sóng mang tại điểm kết nối thuê bao của mạng truyền hình cáp số trong điều kiện hoạt động bình thường.
Điều chỉnh kênh tần số của thiết bị thu mà phép đo sẽ thực hiện.
Nối máy phân tích chòm sao tín hiệu tới vị trí cần đo. Nếu máy phân tích chòm sao tín hiệu có máy thu riêng thì không cần đấu nối máy thu bên ngoài.
Sơ đồ đo như Hình 6.
Hình 6 - Sơ đồ kết nối đo độ rung pha
Chất lượng tín hiệu truyền hình cáp số DVB-C tại điểm kết nối thuê bao phải tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
4.1. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp số DVB-C phải đảm bảo cung cấp chất lượng tín hiệu truyền hình cáp tại điểm kết nối thuê bao tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.
4.2. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp số DVB-C có trách nhiệm thực hiện cam kết, công bố hợp quy về chất lượng tín hiệu truyền hình cáp số tại điểm kết nối thuê bao theo Quy chuẩn này và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
5.1. Cục Viễn thông, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn, triển khai quản lý các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện theo Quy chuẩn này.
5.2. Trong trường hợp các quy định nêu tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 8688:2011, Dịch vụ truyền hình cáp số theo tiêu chuẩn DVB-C - Tín hiệu tại điểm kết nối thuê bao - Yêu cầu kỹ thuật.
[2] lEC 60728-1, Cable networks for television signals, sound signals and interactive services - Part 1: System performance of forward paths (TA5).
[3] ETSl TR 101 290 V1.2.1 (2001-05), Digital Video Broadcasting (DVB); Measurement guidelines for DVB systems.
[4] ITU-T J.193 (06-2004), Requirements for the next generation of set-top-boxes.
[5] IEC 61883-1 (03-2001), Consumer audio/video equipment- Digital lnterface - Part 1: General.
[6] ETSI EN 300 - 429 V1.2.1, Digital Video Broadcasting (DVB): Framing Structure, channel coding and modulation for cable systems.
[7] ETSI EN 300 - 743 V1.2.1, Digital Video Broadcasting (DVB): Subtitling Systems.
[8] ETSI TS 102 - 201 V1.1.1, Digital Video Broadcasting (DVB): Interfaces for DVB Integrated Receiver Decoder (DVB-IRD).
[9] Nordig II, Digital Integrated Receiver Decoder Specification for use in cable, satellite and terrestrial networks.
[10] EuroBox 2004 Final Version 1.0, Technical Baseline Specification of a Digital Receiver Decoder (IRD) for use in Cable Networks.
[11] TCVN 8666:2011, Thiết bị Set-Top Box trong mạng truyền hình cáp kỹ thuật số - Yêu cầu kỹ thuật.
Thông tư 14/2014/TT-BTTTT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng tín hiệu truyền hình cáp số DVB - C tại điểm kết nối thuê bao do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Số hiệu: | 14/2014/TT-BTTTT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông |
Người ký: | Nguyễn Bắc Son |
Ngày ban hành: | 14/11/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 14/2014/TT-BTTTT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng tín hiệu truyền hình cáp số DVB - C tại điểm kết nối thuê bao do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Chưa có Video