BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN
THÔNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 02/2007/TT-BTTTT |
Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2007 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ GIÁ CƯỚC DỊCH VỤ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
Căn cứ Luật
cạnh tranh ngày 3/12/2004;
Căn cứ Pháp lệnh Giá ngày 26/4/2002;
Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày
25/5/2002;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ,
cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 157/2004/NĐ-CP ngày 18/8/2004
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về Bưu chính;
Căn cứ Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày 3/9/2004
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về Viễn thông;
Căn cứ Quyết định số 39/2007/QĐ-TTg ngày 21/3/2007
của Thủ tướng Chính phủ về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông;
Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện quy
định về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông như sau:
1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1.1. Thông tư này hướng dẫn một số điểm về nguyên tắc quản lý giá cước; căn cứ quy định giá cước; hình thức quản lý giá cước; thẩm quyền, trình tự thủ tục quy định giá cước dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet (sau đây gọi chung là dịch vụ bưu chính, viễn thông).
1.2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông.
2. Giải thích từ ngữ
2.1. Giá cước áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông là giá cước người sử dụng dịch vụ thanh toán cho doanh nghiệp bưu chính, viễn thông khi sử dụng các dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.
2.2. Giá cước giữa các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông là giá cước thanh toán giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông khi doanh nghiệp này sử dụng mạng lưới của doanh nghiệp khác để kết cuối hoặc chuyển tiếp dịch vụ.
2.3. Doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế là doanh nghiệp có doanh thu hoặc lưu lượng từ 30% trở lên đối với loại hình dịch vụ trên địa bàn được phép cung cấp và có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc thâm nhập thị trường dịch vụ đó của các doanh nghiệp khác.
2.4. Nhóm doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế là các doanh nghiệp có cùng hành động gây hạn chế cạnh tranh, ảnh hưởng trực tiếp tới việc thâm nhập thị trường dịch vụ đó của các doanh nghiệp khác, thuộc các trường hợp sau đây:
- Hai doanh nghiệp có tổng thị phần (doanh thu hoặc lưu lượng) từ 50% trở lên đối với loại hình dịch vụ trên địa bàn được phép cung cấp;
- Ba doanh nghiệp có tổng thị phần (doanh thu hoặc lưu lượng) từ 65% trở lên đối với loại hình dịch vụ trên địa bàn được phép cung cấp;
- Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần ( doanh thu hoặc lưu lượng ) từ 75% trở lên đối với loại hình dịch vụ trên địa bàn được phép cung cấp;
II. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ, CĂN CỨ QUY ĐỊNH VÀ HÌNH THỨC QUẢN LÝ GIÁ CƯỚC DỊCH VỤ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
1. Nguyên tắc quản lý giá cước
1.1. Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông theo quy định của pháp luật.
1.2. Việc quản lý và quy định giá cước phải bảo đảm hài hoà quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ, của doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và lợi ích của Nhà nước.
1.3. Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, đồng thời bảo đảm các hoạt động bưu chính, viễn thông công ích.
1.4. Bình đẳng, không phân biệt trong quản lý và quy định giá cước áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ.
1.5. Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước có thể áp dụng hình thức quản lý khác nhau đối với giá cước giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông nhằm khuyến khích doanh nghiệp mới tham gia thị trường.
2. Căn cứ xác định giá cước
2.1. Căn cứ xác định giá cước dịch vụ áp dụng đối với người sử dụng
a) Chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và mục tiêu phát triển bưu chính, viễn thông trong từng thời kỳ; tuân thủ các qui định về quản lý giá của Nhà nước và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
b) Trên cơ sở giá thành, quan hệ cung cầu trên thị trường và tương quan phù hợp với mức giá cước dịch vụ cùng loại của các nước trong khu vực và trên thế giới.
c) Giảm dần, tiến tới không bù chéo giá cước giữa các dịch vụ. Từng bước điều chỉnh giá cước các dịch vụ hiện còn thấp hơn giá thành để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2. Căn cứ xác định giá cước giữa các doanh nghiệp
a) Giá cước kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông được hình thành trên cơ sở:
- Chi phí phục vụ cho việc kết nối.
- Không phân biệt giữa các dịch vụ, giữa các doanh nghiệp viễn thông (kể cả các doanh nghiệp thành viên) với doanh nghiệp viễn thông khác.
- Phân tách một cách hợp lý theo các bộ phận cấu thành mạng hoặc theo công đoạn dịch vụ.
- Tương quan phù hợp với mức giá cước kết nối của các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Chính sách phát triển thị trường viễn thông theo từng thời kỳ. Chính sách điều tiết của Nhà nước đối với việc đóng góp của doanh nghiệp trong hoạt động viễn thông công ích và khuyến khích doanh nghiệp tham gia thị trường thông qua giá cước kết nối.
- Trong trường hợp giá cước kết nối có bao gồm phần đóng góp cho hoạt động viễn thông công ích thì mức đóng góp này được qui định một cách minh bạch, đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
b) Giá cước thanh toán quốc tế được hình thành trên cơ sở thoả thuận trực tiếp giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế với các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông nước ngoài hoặc theo qui định của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia trên cơ sở đảm bảo chủ quyền, lợi ích quốc gia, lợi ích của người sử dụng và của doanh nghiệp.
c) Giá cước các dịch vụ cho thuê kênh, thuê cổng, giá cước sử dụng chung cơ sở hạ tầng, giá cước bán lại dịch vụ giữa các doanh nghiệp viễn thông được hình thành trên cơ sở thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thị trường.
3. Hình thức quản lý giá cước
3.1. Quyết định giá cước: Nhà nước ban hành quyết định giá cước dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước quyết định giá.
3.2. Đăng ký giá cước: Doanh nghiệp quyết định giá cước dịch vụ thuộc danh mục đăng ký giá cước, nhưng trước khi ban hành quyết định phải đăng ký giá cước với cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định tại Tiết a, Khoản 1.2, Điểm 1, Mục IV Thông tư này.
3.3. Báo giá cước (báo giá): Doanh nghiệp tự qui định giá cước thuộc danh mục dịch vụ báo giá và thực hiện gửi báo giá tới cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định tại Tiết b, Khoản 1.2, Điểm1, Mục IV Thông tư này.
3.4. Tự quy định giá cước: Doanh nghiệp tự quy định giá cước đối với các dịch vụ ngoài danh mục quy định tại Khoản 3.1, 3.2, 3.3 Điểm 3, Mục II Thông tư này.
III. THẨM QUYỀN QUẢN LÝ GIÁ CƯỚC
Thẩm quyền quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông được thực hiện theo Điều 5, Điều 6 Quyết định số 39/2007/QĐ-TTg ngày 21/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông, cụ thể như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt về nguyên tắc phương án giá cước dịch vụ đối với thư thường trong nước có khối lượng đến 20 gram và điện thoại nội hạt.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông
2.1. Tổ chức, chỉ đạo, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phương án giá cước tại Điểm1, Mục III Thông tư này.
2.2. Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về nguyên tắc phương án giá cước, quyết định khung giá cước hoặc giá cước các dịch vụ tại Điểm 1, Mục III Thông tư này,
2.3. Sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính, quyết định khung giá cước hoặc giá cước đối với: Dịch vụ bưu chính công ích; dịch vụ bưu chính dành riêng; Dịch vụ viễn thông công ích.
2.4. Định kỳ Quý I hàng năm hoặc đột xuất: Công bố danh mục, hình thức quản lý và thực hiện quản lý theo quy định giá cước dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông chiếm thị phần khống chế.
2.5. Định kỳ Quý I hàng năm hoặc đột xuất: Công bố danh mục, hình thức quản lý và thực hiện quản lý theo quy định giá cước kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông.
2.6. Quy định cơ chế và hình thức quản lý giá cước thanh toán quốc tế giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông trong nước với các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài.
3. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và Internet
3.1. Quy định giá cước cụ thể trong khung giá hoặc trên cơ sở mức giá cước chuẩn do Nhà nước quy định đối với các dịch vụ quy định tại Điểm 1, 2 Mục III, Thông tư này.
3.2. Thực hiện đăng ký giá, báo giá đối với các dịch vụ thuộc danh mục đăng ký giá và báo giá.
3.3. Tự quy định giá cước đối với các dịch vụ ngoài danh mục quy định tại Khoản 3.1, 3.2, Điểm 3, Mục III Thông tư này trên cơ sở tuân thủ các quy định về nguyên tắc quản lý, căn cứ xác định giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông.
3.4. Doanh nghiệp bưu chính, viễn thông có trách nhiệm xây dựng phương án giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông thuộc danh mục nhà nước quyết định giá; hạch toán riêng chi phí cung cấp dịch vụ; thực hiện việc tính toán, xác định giá thành dịch vụ theo quy định và chịu trách nhiệm về tính trung thực, hợp pháp của số liệu tính toán giá thành dịch vụ.
1. Giá cước dịch vụ áp dụng đối với người sử dụng
1.1 Đối với các dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước quyết định giá cước
a) Khi doanh nghiệp có nhu cầu hoặc khi Nhà nước yêu cầu điều chỉnh giá cước dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước quyết định giá cước, doanh nghiệp xây dựng hồ sơ phương án giá cước trình Bộ Thông tin và Truyền thông.
b) Hồ sơ phương án giá cước bao gồm:
- Tờ trình của doanh nghiệp đề nghị điều chỉnh giá cước.
- Phương án điều chỉnh giá cước dịch vụ, bao gồm nhưng không hạn chế các nội dung sau:
+ Đánh giá thực trạng tình hình kinh doanh dịch vụ trong thời gian từ lần điều chỉnh giá cước gần nhất tới thời điểm đề nghị điều chỉnh ;
+ Dự kiến biến động thị trường, sự cần thiết và cơ sở điều chỉnh giá cước;
+ Căn cứ, phương pháp và thuyết minh tính toán giá thành dịch vụ; phương án điều chỉnh giá cước dịch vụ cụ thể;
+ So sánh mức giá cước hiện hành, mức giá cước dự kiến điều chỉnh với giá cước dịch vụ cùng loại của các nước trong khu vực và thế giới (đặc biệt là so với các nước ASEAN );
+ Phân tích ảnh hưởng, tác động của việc điều chỉnh giá cước dịch vụ đối với doanh nghiệp và các đối tượng sử dụng dịch vụ;
+ Đề xuất các biện pháp tổ chức triển khai thực hiện.
c) Đối với các dịch vụ phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nguyên tắc phương án giá, trong vòng 45 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ phương án giá cước theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện việc xem xét, thẩm định, lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan và trình Thủ tướng Chính phủ. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án giá cước, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định giá cước dịch vụ trong vòng 20 ngày làm việc.
d) Đối với các dịch vụ do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định:
- Đối với các dịch vụ phải có ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, trong vòng 20 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ phương án giá cước theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, lấy ý kiến thoả thuận của các Bộ, ngành liên quan để ban hành Quyết định giá cước dịch vụ.
- Đối với các dịch vụ không cần phải có ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, trong vòng 10 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ phương án giá cước theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, ban hành Quyết định giá cước dịch vụ.
1.2. Đối với các dịch vụ quản lý theo hình thức đăng ký giá cước và báo giá
Danh mục các dịch vụ quản lý theo hình thức đăng ký giá cước và hình thức báo giá được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố theo định kỳ vào quý I hàng năm hoặc đột xuất theo quy định tại Khoản 2.4, Điểm 2, Mục III Thông tư này.
a) Đối với dịch vụ thuộc danh mục quản lý theo hình thức đăng ký giá cước
- Khi xây dựng mới hoặc điều chỉnh giá cước dịch vụ thuộc danh mục đăng ký giá cước, doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký giá cước và gửi Hồ sơ đăng ký giá cước tới Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Hồ sơ đăng ký giá cước gồm:
+ Công văn do Thủ trưởng doanh nghiệp ký, đóng dấu, trong đó mô tả rõ nội dung dịch vụ, tên gọi dịch vụ, thời gian dự kiến bắt đầu áp dụng mức giá cước v.v…;
+ Căn cứ, phương pháp và thuyết minh tính toán giá thành dịch vụ; phương án điều chỉnh giá cước dịch vụ cụ thể;
+ Đánh giá tác động, ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá cước dịch vụ tới thị trường dịch vụ tương ứng hoặc tới các dịch vụ liên quan khác;
+ Dự thảo quyết định ban hành giá cước dịch vụ của doanh nghiệp.
- Hồ sơ đăng ký giá cước gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông ít nhất là trước thời hạn doanh nghiệp dự kiến ban hành 10 ngày làm việc. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký giá cước của doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có văn bản thông báo chấp nhận hoặc không chấp nhận hồ sơ đăng ký giá cước của doanh nghiệp (trong đó nêu rõ lý do không chấp nhận):
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký giá cước của doanh nghiệp được Bộ chấp nhận, doanh nghiệp tự ban hành quyết định giá cước trong phạm vi mức giá cước đã đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông;
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký giá cước của doanh nghiệp không được Bộ chấp nhận, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện theo mức cước đang có hiệu lực và thực hiện việc đăng ký lại giá cước theo quy định nếu cần thiết.
b) Đối với dịch vụ thuộc danh mục quản lý theo hình thức báo giá
- Khi điều chỉnh giá cước dịch vụ thuộc danh mục báo giá, doanh nghiệp xây dựng phương án giá cước; tự ban hành quyết định giá cước dịch vụ và gửi báo giá tới Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định.
- Hồ sơ báo giá bao gồm: Công văn gửi báo giá; quyết định ban hành giá cước dịch vụ của doanh nghiệp.
- Hồ sơ báo giá cần gửi Bộ Thông tin và Truyền thông chậm nhất là 03 ngày làm việc sau khi quyết định giá cước dịch vụ của doanh nghiệp được ký ban hành.
- Trường hợp phát hiện hồ sơ báo giá cước của doanh nghiệp không phù hợp với quy định hiện hành về quản lý giá cước, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản yêu cầu doanh nghiệp đình chỉ việc áp dụng giá cước mới để xem xét và điều chỉnh cho phù hợp.
1.3. Báo cáo giá cước
Trước ngày 10 tháng đầu hàng quý, doanh nghiệp có báo cáo giá cước các dịch vụ bưu chính, viễn thông do doanh nghiệp cung cấp gửi Bộ Bưu chính Viễn thông và Bộ Tài chính theo mẫu quy định tại Phụ lục I.
2. Đối với giá cước giữa các doanh nghiệp
2.1. Giá cước kết nối
Danh mục và hình thức quản lý giá cước kết nối giữa các doanh nghiệp được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố theo định kỳ vào quý I hàng năm hoặc đột xuất theo quy định tại Khoản e, Điểm 2, Mục III Thông tư này.
a) Đối với giá cước kết nối thuộc danh mục quản lý theo hình thức quyết định giá cước
Căn cứ tình hình phát triển thị trường, nhu cầu về giá cước kết nối: các doanh nghiệp viễn thông xây dựng phương án giá cước kết nối hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông tham gia kết nối xây dựng phương án giá cước kết nối, trình Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ phương án giá cước kết nối, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét thẩm định và tổ chức cuộc họp với tất cả các doanh nghiệp viễn thông để tham vấn về giá cước kết nối do các doanh nghiệp tham gia kết nối trình. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ sau cuộc họp tham vấn, Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định ban hành giá cước kết nối áp dụng giữa các doanh nghiệp viễn thông.
b) Đối với giá cước kết nối thuộc danh mục quản lý theo hình thức đăng ký
Các doanh nghiệp viễn thông tham gia kết nối tự đàm phán, thoả thuận thống nhất giá cước kết nối, lập hồ sơ đăng ký và gửi hồ sơ đăng ký giá cước tới Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Tiết a, Khoản 1.2, Điểm 1, Mục IV Thông tư này.
2.2. Giá cước thanh toán quốc tế gữa các doanh nghiệp Việt nam với doanh nghiệp nước ngoài
a) Giá cước thanh toán quốc tế giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế của Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài được quản lý theo hình thức báo giá. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế trực tiếp đàm phán, thoả thuận giá cước thanh toán quốc tế và ký hợp đồng thanh toán quốc tế với các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông nước ngoài trên cơ sở đảm bảo chủ quyền, lợi ích quốc gia; lợi ích của người sử dụng và lợi ích của doanh nghiệp. Việc báo giá cước thanh toán quốc tế của doanh nghiệp với với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện theo quy định tại Tiết b, Khoản 1.2, Điểm 1, Mục IV Thông tư này.
b) Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế khi thực hiện thanh toán quốc tế cần phải áp dụng các biện pháp kinh tế, kỹ thuật , nghiệp vụ cần thiết để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm tránh tình trạng nợ xấu kéo dài giữa các bên.
2.3. Giá cước thuê kênh, thuê cổng, sử dụng chung cơ sở hạ tầng, bán lại dịch vụ
Căn cứ điều kiện phát triển theo từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định các hình thức quản lý giá cước cụ thể đối với các dịch vụ thuê kênh, thuê cổng, sử dụng chung cơ sở hạ tầng, bán lại dịch vụ.
2.4. Giá cước giữa các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát
Giá cước giữa các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát do các doanh nghiệp đàm phán thoả thuận trực tiếp trên cơ sở hợp đồng và thực hiện báo giá với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Tiết b, Khoản 1.2, Điểm 1, Mục IV Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Các nội dung khác không hướng dẫn tại Thông tư này thực hiện theo quy định tại Quyết định 39/2007/QĐ-TTg ngày 21/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông và quy định của pháp luật liên quan.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ảnh về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
MẤU
BÁO CÁO GIÁ CƯỚC DỊCH VỤ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG*
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2007/TT-BTTTT ngày 13/12/2007)
TT |
Tên dịch vụ |
Giá cước áp dụng |
Đơn vị tính cước |
Hình thức trả cước |
Thời điểm có hiệu lực |
Tỷ lệ thay đổi giá cước |
Ghi chú |
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
1. |
|
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
|
… |
... |
... |
... |
... |
… |
… |
… |
(*) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông và Internet thực hiện báo cáo riêng hai nhóm dịch vụ:
- Dịch vụ bưu chính;
- Dịch vụ viễn thông và Internet.
Giải thích:
(1) : Tên dịch vụ: là tên loại hình dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng (riêng đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế, báo cáo giá cước thanh toán quốc tế chiều về mà doanh nghiệp thực hiện trong Quí trước);
(2) : Giá cước áp dụng: là mức giá cước doanh nghiệp hiện đang áp dụng thu khách hàng;
(3) : Đơn vị tính cước: là đơn vị tính của mức cước được quy định tại mục (2);
(4) : Hình thức thu cước: là hình thức thu cước của khách hàng doanh nghiệp áp dụng cho dịch vụ cung cấp (trả trước, trả sau,…);
(5) : Thời điểm có hiệu lực: là thời điểm giá cước hiện đang áp dụng đối với dịch vụ cung cấp có hiệu lực;
(6) : Tỷ lệ thay đổi giá cước: là tỷ lệ thay đổi giá cước của dịch vụ (mà doanh nghiệp cung cấp) tính tại thời điểm báo cáo so với kỳ trước;
THE MINISTRY OF INFORMATION AND COMMUNICATION |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
|
No. 02/2007/TT-BTTTT |
Hanoi, December 13, 2007 |
Pursuant to the December 3,
2004 Competition Law;
Pursuant to the April 26, 2002 Pricing Ordinance;
Pursuant to the May 25, 2002 Ordinance on Post and Telecommunications;
Pursuant to the Governments Decree No. 178/2007/ND-CP of December 3, 2007,
defining the functions, tasks, powers and organizational structure of
ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the Governments Decree No. 157/2004/ND-CP of August 18, 2004,
detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Post
and Telecommunications regarding post;
Pursuant to the Governments Decree No. 160/2004/ND-CP of September 3, 2004,
detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Post
and Telecommunications regarding telecommunications;
Pursuant to the Prime Ministers Decision No. 39/2007/QD-TTg of March 21, 2007,
on the management of post and telecommunications service charges;
The Ministry of Information and Communication guides the implementation of
regulations on the management of post and telecommunications service charges as
follows:
1. Scope and subjects of regulation
1.1. This Circular guides the principles on service charge management; grounds for setting charge rates; modes of service charge management; competence and order of, and procedures for, determination of charge rates for post services, delivery services, telecommunications services and Internet services (referred collectively to as post and telecommunications services).
1.2. This Circular applies to organizations and individuals engaged in the management, provision and use of post and telecommunications services.
2.1. Charges applicable to users of post and telecommunications services are charges which service users pay to post and telecommunications enterprises when using services provided by these enterprises.
...
...
...
2.3. Enterprises holding dominant market shares are enterprises which have their turnover or output accounting for 30% or more of the service market in their permitted localities and might have a direct impact on other enterprises participation in the relevant service market.
2.4. Groups of enterprises holding dominant market shares are enterprises jointly committing anti-competitive practices and causing direct impacts on other enterprises participation in the relevant service market which fall into one of the following cases:
- Two enterprises having a total share (turnover or output) of 50% or more on the relevant service market in localities where they are licensed to provide services;
- Three enterprises having a total share (turnover or output) of 65% or more on the relevant service market in localities where they are licensed to provide services;
- Four enterprises having a total share (turnover or output) of 75% or more on the relevant service market in localities where they are licensed to provide services.
1. Principles on charge management
1.1. The State respects post and telecommunications service-providing enterprises rights to self-determination of charges and charge-based competition as prescribed by law.
1.2. The management and determination of charges must ensure the harmony between lawful rights and interests of services users, post and telecommunications enterprises and the States interests.
...
...
...
1.4. Equality and non-discrimination in the management and determination of charges applicable to service users.
1.5. In case of necessity, the State may apply different charge management modes to post and telecommunications service-providing enterprises in order to encourage new enterprises to participate in the market.
2. Grounds for charge determination
2.1. Grounds for determination of charges applicable to users
a/ The States socio-economic development policies and post and telecommunications development objectives in each period; the observance of state regulations on charge management and conformity with international agreements which Vietnam has signed or acceded to.
b/ Production costs, supply-demand relations on the market and charge rates of similar services in countries in the region and world.
c/ To gradually reduce then eliminate charge rate cross-subsidy among different services. To gradually adjust charge rates of services which are currently lower than production costs so as to ensure business efficiency of post and telecommunications enterprises in the context of competition and international economic integration.
2.2. Grounds for determination of charges among enterprises
a/ The charge rates for interconnection among telecommunications enterprises are set on the basis of:
...
...
...
- Nondiscrimination among services and telecommunications enterprises (including member enterprises).
- The rational separation based on network components or service stages.
- Compatibility with interconnection charge rates of other countries in the region and world.
- Policies on development of the telecommunications market in each period. The States policies on enterprises contributions to public telecommunications services and incentives for enterprises to participate in the market though interconnection charge rates.
- In case the interconnection charge rates include contributions for public telecommunications services, these contribution levels must be prescribed in a transparent manner so as to ensure equality among enterprises.
b/ The charge rates for international payment are set on the basis of direct agreements between enterprises providing international post and telecommunications services and foreign post and telecommunications enterprises or according to regulations of international organizations which Vietnam has joined on the basis of assurance of sovereignty, national interests and interests of service users and enterprises.
c/ Charges rates for the services of channel leasing, portal leasing, common use of infrastructure and re-sale of services among telecommunications enterprises are set on the basis of boosting fair competition and encouraging new enterprises to participate in the market.
3.1. Decision on charge rates: The State shall promulgate decisions on the charge rates of services on the list of those with their charge rates decided by the State.
...
...
...
3.3. Quotation of charge rates: Enterprises shall determine charge rates for services on the list of those subject to charge quotation and send charge quotations to state management agencies under Item b, Clause 1.2, Point I, Section IV, of this Circular.
3.4. Self-determination of charge rates: Enterprises may set by themselves charge rates for services outside the lists defined in Clauses 3.1, 3.2 and 3.3, Point 3, Section II of this Circular.
III. COMPETENCE FOR THE MANAGEMENT OF SERVICE CHARGES
The competence for the management of post and telecommunications service charges is provided for in Articles 5 and 6 of the Prime Ministers Decision No. 39/2007/QD-TTg of March 21, 2007, on the management of post and telecommunications service charges, specifically as follows:
To give in-principle approval of plans on charge rates for domestic non-registered mails weighing up to 20 grams and local phone calls.
2. The Ministry of Information and Communication
2.1. To elaborate and submit to
the Prime Minister charge rate plans defined at Point 1, Section III, of
this Circular.
2.2. After obtaining the Prime Ministers in-principle approval of charge rate plans, to decide on charge brackets or charge rates of services defined at Point 1, Section III, of this Circular.
...
...
...
2.4. In the first quarter of each year or irregularly, to publicize a list of charges for post and telecommunications services provided by enterprises or groups of enterprises holding dominant market shares, announce the managerial modes applicable to these charges and perform the management of these charges as prescribed.
2.5. In the first quarter of each year or irregularly, to publicize a list of charges for interconnection services among telecommunications enterprises, announce the managerial modes applicable to these charges and perform the management of these charges as prescribed.
2.6. To provide for mechanisms and modes of management of charges for international payment between domestic post and telecommunications service-providing enterprises and foreign telecommunications enterprises.
3. Post, telecommunications and Internet enterprises
3.1. To specify charge rates for
services specified at Points 1 and 2, Section III, of this Circular, within
charge brackets or on the basis of standard charge rates specified by the State.
3.2. To conduct charge registration and quotation for services on the lists of those subject registration or quotation.
3.3. To set by themselves charge rates for services not on the lists specified in Clauses 3.1 and 3.2., Point 3, Section III, of this Circular, on the basic of observance of regulation on principles on management and grounds for determination of post and telecommunications service charges.
3.4. Post and telecommunications enterprises shall elaborate charge rate plans for post and telecommunications services on the list of those with their charge rates decided by the State; make separate cost-accounting of expenses for the provision of services; calculate and determine service costs in accordance with regulations and take responsibility for the reliability and legality of data used for calculation of service costs.
...
...
...
1.1. For services on the list of those with their charge rates decided by the State
a/ When wishing or requested by the State to adjust charge rates for services on the list of those with their charge rates decided by the State, enterprises shall compile and submit dossiers of charge rate plans to the Ministry of Information and Communication.
b/ A dossier of charge rate plans comprises:
- The enterprises written request for adjustment of charge rates.
- The plan on the adjustment of service charge rates, including, but not limited to, the following contents:
+ Assessment of the provision of services during the period from the latest adjustment of charge rates to the intended time of adjustment;
+ Forecasts on market changes, the necessity of and grounds for the adjustment of charge rates;
+ Grounds and methods for, and explanations on, calculation of service costs; the specific plan on the adjustment of service charge rates;
+ Comparison between the current charge rates and the estimated charge rates and the charge rates of similar services in other countries in the region, especially ASEAN countries, and the world;
...
...
...
+ Recommendations on measures for organizing the implementation.
c/ For services for which the Prime Ministers in-principle approval of charge rate plans is required, within 45 working days after the date of receiving a complete dossier as prescribed, the Ministry of Information and Communication shall consider and appraise the dossier, consult concerned ministries and branches and submit the dossier to the Prime Minister. After obtaining the Prime Ministers approval of charge rate plans, the Ministry of Information and Communication shall promulgate a decision on service charge rates within 20 working days.
d/ For services with their charge rates decided by the Ministry of Information and Communication:
- For services for which opinions of concerned ministries and branches are required, within 20 working days after receiving a complete dossier as prescribed, the Ministry of Information and Communication shall examine the dossier and consult concerned ministries and branches before promulgating a decision on service charge rates.
- For services for which opinions of concerned ministries and branches are not required, within 10 working days after receiving a complete dossier as prescribed, the Ministry of Information and Communication shall examine the dossier and promulgate a decision on service charge rates.
1.2. For services subject to the managerial mode of charge registration or quotation
The list of services subject to the managerial mode of charge registration or quotation shall be publicized by the Ministry of Information and Communication in the first quarter of each year or irregularly in accordance with Clause 2.4, Point 2, Section III, of this Circular.
a/ For services on the list of those subject to the managerial mode of charge registration
- When formulating or adjusting charge rates for services on the list of those subject to charge registration, enterprises shall make and send a dossier of charge registration to the Ministry of Information and Communication.
...
...
...
+ An official letter signed and stamped by the head of the enterprise, clearly describing contents of services, names of the services and the expected time of application of new charge rates;
+ Grounds and methods of, and explanations on, the calculation of service costs; and a specific plan on the adjustment of charge rates;
+ Assessment of the impacts of the adjustment of service charge rates on the relevant service market or other related services;
+ The enterprises draft decision on service charge rates.
- The dossier of charge registration must be sent to the Ministry of Information and Communication at least 10 working days before the expected date of promulgation. Within five working days after receiving the enterprises complete dossier, the Ministry of Information and Communication shall issue a notice of approval or disapproval of the enterprises dossier of charge registration (clearly stating the reason for disapproval):
+ In case the enterprises charge registration dossier is approved by the Ministry, the enterprise shall promulgate a decision on charge rates within the levels already registered with the Ministry of Information and Communication;
+ In case the enterprises charge registration dossier is disapproved by the Ministry, the enterprise shall continue applying the current charge rates and, when necessary, carry out the re-registration of charges as prescribed.
b/ For services on the list of those subject to the managerial mode of charge quotation
- When adjusting charge rates for services on the list of those subject to charge quotation, enterprises shall elaborate charge rate plans, issue decisions on charge rates and send the charge quotations to the Ministry of Information and Communication as prescribed.
...
...
...
- The price quotation dossier must be send to the Ministry of Information and Communication no later than three days after the charge rate decision is issued by the enterprise.
- If detecting that the enterprises charge quotation dossier is incompliant with current regulations on management of service charges, the Ministry of Information and Communication shall document request in writing the enterprise to suspend the application of new charge rates for consideration and adjustment.
1.3. Reporting on charge rates
Before the 10lh of the first month every quarter, enterprises shall send reports on charge rates of post and telecommunications services they provide to the Ministry of Information and Communication.
2. Charges applicable to enterprises
2.1. Interconnection charges
The list of charges for interconnection among enterprises and the managerial modes applicable to these service charges are publicized by the Ministry of Information and Communication in the first quarter of each year or irregularly as prescribed in Clause e, Point 2, Section III, of this Circular.
a/ For interconnection charges on the list of those subject to the managerial mode of decision on charge rates
Based on the actual market development and the interconnection demand, telecommunications enterprises shall elaborate plans on interconnection charge rates or the Ministry of Information and Communication shall request telecommunications enterprises involved in the interconnection to elaborate plans on interconnection charge rates for submission to the Ministry of Information and Communication. Within 15 working days after receiving complete dossiers of interconnection charge rate plans, the Ministry of Information and Communication shall consider and appraise the dossiers and organize a meeting with all telecommunications enterprises to collect their opinions on interconnection charge rates proposed by enterprises involved in interconnection. Within 30 working days after the date of organizing the meeting, the Ministry of Information and Communication shall issue a decision publicizing the charge rates for interconnection among telecommunications enterprises.
...
...
...
Telecommunications enterprises involved, in interconnection shall negotiate and agree with one another on interconnection charge rates, make and send a dossier of charge registration to the Ministry of Information and Communication as prescribed in Item a, Clause 1.2, Point 1, Section IV, of this Circular.
2.2. Charges for international payment between Vietnamese enterprises and foreign enterprises
a/ Charges for international payment between Vietnamese enterprises providing international post and telecommunications services and foreign enterprises are subject to the managerial mode of charge quotation. Enterprises providing international post and telecommunications services shall directly negotiate and agree with one another on the rates of charges for international payment and sign contracts on international payment with foreign post and telecommunications enterprises on the basis of assurance of national sovereignty and interests and interests of service users and enterprises. The quotation of international payment charge rates by enterprises to the Ministry of Information and Communication complies with Item b, Clause 1.2, Point 1, Section IV, of this Circular.
b/ When making international payment, enterprises providing international post and telecommunications services shall apply necessary economic, technical and professional measures so as to ensure the performance of contracts in accordance with law and international practice to avoid bad debts among parties.
2.3. Charges for channel leasing, portal leasing, common use of infrastructure and re-sale of services
Based on the development conditions in each period, the Ministry of Information and Communication shall provide for specific managerial modes applicable to charges for the services of channel leasing, portal leasing, common use of infrastructure and re-sale of services.
2.4. Charges among post and delivery enterprises
Charges among post and delivery enterprises shall be negotiated and agreed upon by these enterprises on the basis of contracts and charge rates shall be quoted to the Ministry of Information and Communication in accordance with Item b, Clause 1.2, Point 1, Section IV, of this Circular.
V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
...
...
...
2. Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Information and Communication for consideration and settlement.
FOR
THE MINISTER OF INFORMATION AND COMMUNICATION
VICE MINISTER
Le Nam Thang
;
Thông tư 02/2007/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện quy định về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Số hiệu: | 02/2007/TT-BTTTT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông |
Người ký: | Lê Nam Thắng |
Ngày ban hành: | 13/12/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 02/2007/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện quy định về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Chưa có Video