Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 795/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 13 tháng 02 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KIẾN TRÚC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 9862/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Khung kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Đà Nằng giai đoạn 2016 - 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 37/TTr-STTTT ngày 11 tháng 01 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện Quyết định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở thông tin và Truyền thông; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (để b/c);
- TT Thành ủy, TT HĐND TP (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND TP;
- UBND các quận, huyện;
- Phòng GDĐT các quận, huyện;
- Đài PT-TH ĐN, Báo Đà Nẵng;
- Cổng Thông tin điện tử TP Đà Nẵng;
- Lưu: VT, SGDĐT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Việt Dũng

 

KIẾN TRÚC

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 795/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)

Chương I

GIỚI THIỆU CHUNG

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Đà Nẵng được xây dựng dựa trên các căn cứ pháp lý sau:

1. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

2. Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005.

3. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

4. Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020.

5. Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 9/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020.

6. Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước.

7. Quyết định số 1559/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển đào tạo từ xa giai đoạn 2015 - 2020.

8. Quyết định số 1981/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.

9. Quyết định số 1797/QĐ-UBND ngày 25/03/2014 của UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt Đề án Xây dựng thành phố thông minh hơn tại Đà Nẵng.

10. Quyết định số 9862/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Khung kiến trúc Chính quyền điện tử Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020.

11. Quyết định số 5269/QĐ-UBND ngày 22/7/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị Quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế tại thành phố Đà Nẵng.

12. Quyết định số 7868/QĐ-UBND ngày 14/11/2016 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng.

13. Quyết định số 9020/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020.

II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA TÀI LIỆU

Tài liệu này nhằm mô tả Kiến trúc ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng. Đối tượng áp dụng của tài liệu là tất cả các chương trình, dự án ứng dụng CNTT trong ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng.

Tài liệu này nhằm giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác triển khai ứng dụng CNTT cho ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng xác định các dự án ứng dụng CNTT cần ưu tiên xây dựng, lập kế hoạch triển khai hàng năm. Tài liệu có tính chất bắt buộc áp dụng cho việc thiết kế các phần mềm ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng nhằm đảm bảo tính đồng bộ, khả năng tương tác, đáp ứng nhu cầu sử dụng.

III. GIỚI THIỆU KIẾN TRÚC TỔNG THỂ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1. Giới thiệu chung

Kiến trúc tổng thể Chính quyền điện tử (CQĐT) thành phố Đà Nẵng được UBND thành phố Đà Nẵng ban hành lần đầu tiên tại Quyết định số 5258/QĐ-UBND ngày 14/7/2010 và tiếp tục được cập nhật, ban hành tại Quyết định số 9862/QĐ-UBND ngày 31/12/2015. Kiến trúc tổng thể CQĐT thành phố Đà Nẵng mô tả tổng quan về hệ thống các ứng dụng CQĐT của thành phố Đà Nẵng và cách thức xây dựng, vận hành các ứng dụng này để hỗ trợ công tác chuyên môn nghiệp vụ hằng ngày của các cơ quan nhà nước tại thành phố Đà Nẵng.

Kiến trúc tổng thể CQĐT thành phố Đà Nẵng được xây dựng dựa trên Khung kiến trúc nhóm mở TOGAF (The open Group Architecture Framework) và có điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù hệ thống tổ chức chính quyền cũng như với thực tế ứng dụng CNTT tại Đà Nẵng. Kiến trúc này bao gồm 07 kiến trúc thành phần như mô tả tại Hĩnh 1, gồm: Kiến trúc nghiệp vụ; Kiến trúc dữ liệu; Kiến trúc ứng dụng; Kiến trúc kỹ thuật; Kiến trúc an ninh; Kiến trúc dịch vụ; Các tiêu chuẩn, chính sách.

Hình 1. Kiến trúc tổng thể Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng

2. Kiến trúc nghiệp vụ

Kiến trúc nghiệp vụ mô tả cấu trúc tổ chức và cách thức mà các cơ quan tham gia vào hệ thống CQĐT thành phố Đà Nẵng tổ chức công việc, phối hợp xử lý nghiệp vụ hành chính. Kiến trúc nghiệp vụ gồm 02 thành phần chính:

- Cơ cấu tổ chức: Mô tả hệ thống tổ chức hành chính các cơ quan tham gia vào hệ thống Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng và mối quan hệ hành chính giữa các cơ quan.

- Quy trình: Mô tả trình tự, mối quan hệ giữa các bộ phận, các quy định thủ tục hành chính liên quan trong việc xử lý công việc phục vụ tổ chức, công dân.

Dựa trên kiến trúc nghiệp vụ, các ứng dụng CQĐT tại thành phố Đà Nẵng được thiết kế nhằm đáp ứng các đặc thù về mô hình tổ chức bộ máy hành chính và quy trình phối hợp của các cơ quan liên quan tại thành phố.

3. Kiến trúc ứng dụng

Kiến trúc ứng dụng của thành phố Đà Nẵng nhằm mô tả yêu cầu chung của ứng dụng và xác định mối quan hệ giữa các ứng dụng được thiết kế dựa trên 02 nguyên tắc:

- Nguyên tắc 1: Bảo đảm tính tập trung nhằm xây dựng các ứng dụng lõi dùng chung, ví dụ như Thư điện tử; Một cửa điện tử; Quản lý văn bản và điều hành; Quản lý CBCCVC-NLĐ; Quản lý công dân, Quản lý doanh nghiệp,...

- Nguyên tắc 2: Bảo đảm tính kết nối, liên thông nhằm tăng cường khả năng trao đổi dữ liệu; kế thừa các chức năng chung giữa các ứng dụng, tập trung vào các mối liên thông chính gồm: Liên thông giữa các ứng dụng lõi dùng chung với nhau; liên thông giữa các ứng dụng lõi dùng chung với các ứng dụng chuyên ngành và liên thông giữa các ứng dụng lõi dùng chung với các ứng dụng ngành dọc của các cơ quan Trung ương.

4. Kiến trúc dữ liệu

Kiến trúc dữ liệu mô tả luồng dữ liệu của hệ thống ứng dụng CQĐT thành phố Đà Nẵng, bao gồm: cấu trúc, tổ chức, lưu trữ, chia sẻ, truy xuất.... Kiến trúc dữ liệu thành phố Đà Nẵng được tuân thủ dựa trên 03 nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 1: Các CSDL nền là CSDL nền tảng để bảo đảm tính toàn vẹn, nhất quán với các CSDL khác.

- Nguyên tắc 2: Quản lý tập trung, phân quyền thống nhất theo cơ chế một cơ quan, một đầu mối để quản lý, cập nhật.

- Nguyên tắc 3: Bảo đảm tính sẵn sàng cao trong việc chia sẻ dữ liệu cho các cơ quan có nhu cầu sử dụng; khắc phục tình trạng tồn tại nhiều phiên bản khác nhau của cùng một thực thể dữ liệu.

5. Kiến trúc kỹ thuật

Kiến trúc kỹ thuật mô tả các kỹ thuật, các tiêu chuẩn chung được sử dụng để xây dựng, tích hợp, trao đổi của các ứng dụng của hệ thống ứng dụng CQĐT thành phố Đà Nẵng. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi các cơ quan lựa chọn công nghệ để triển khai các dự án CQĐT.

- Nguyên tắc 1: Các ứng dụng được xây dựng chuẩn theo hướng kiến trúc dịch vụ SOA (Service Oriented Architecture) nhằm cung cấp môi trường kết nối logic giữa các dịch vụ và đối tượng sử dụng dịch vụ theo cơ chế truyền thông điệp với các kỹ thuật SOAP, Web service, định dạng UDDI, WSDL, XML, ebXML theo Thông tư số 22/2013/TT-BTTTT ngày 23/12/2013 ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước;

- Nguyên tắc 2: Ưu tiên lựa chọn các công nghệ dựa trên nguồn mở (open source) nhằm giảm chi phí đầu tư và tránh việc lệ thuộc vào một nhà cung cấp cụ thể.

- Nguyên tắc 3: Kiến trúc kỹ thuật cũng yêu cầu các ứng dụng CQĐT cần ưu tiên bảo đảm khả năng tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin CQĐT thành phố Đà Nẵng.

IV. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT NGÀNH GD&ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Công tác ứng dụng CNTT trong ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng thời gian qua đã đạt được những kết quả ban đầu, cơ bản hỗ trợ tốt công tác dạy học và quản lý nhà nước của ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng.

1. Một số kết quả nổi bật

a) Về cơ chế, chính sách

- Ngành GD&ĐT đã tích cực trang bị cơ sở vật chất, phần mềm ứng dụng CNTT vào các ngành học, bậc học nhằm đổi mới phương pháp dạy học, quản lý nhà trường và tương tác giữa nhà trường với giáo viên, học sinh.

- Khuyến khích, tạo điều kiện ứng dụng CNTT trong đội ngũ giáo viên, học sinh thông qua các hình thức như: tổ chức cuộc thi e-Learning cấp thành phố cho toàn ngành, triển khai hệ thống Thư viện điện tử thông minh đến các trường THCS, nâng cấp hệ thống học liệu điện tử.

- Triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành tại Sở GD&ĐT, tiến tới triển khai trong toàn ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành để nâng cao nhận thức, hoàn thiện kỹ năng sử dụng công cụ CNTT, kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ công tác dạy - học và quản lý nhà nước.

b) Về hạ tầng kỹ thuật

- Xây dựng hệ thống mạng LAN và kết nối vào hệ thống mạng đô thị (MAN) cho Sở GD&ĐT; 100% các phòng GD&ĐT quận, huyện và các trường THPT, THCS và tiểu học đã kết nối Internet băng rộng.

- Có 217 phòng tin học cho các trường trên địa bàn thành phố với hơn 9.200 máy tính, đạt tỷ lệ 32 học sinh/1 máy tính và 4-5 giáo viên có 01 máy tính. Đến nay, đã trang bị hơn 2.500 máy chiếu nhằm hỗ trợ công tác dạy học toàn thành phố.

c) Phần mềm ứng dụng

- Đã triển khai sử dụng có hiệu quả các phần mềm ứng dụng dùng chung của Bộ GD&ĐT như phần mềm Quản lý phổ cập giáo dục và chống mù chữ, Kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, Thống kê chất lượng giáo dục tiểu học, Thống kê số liệu quản lý giáo dục, Quản lý thi THPT Quốc gia.

- Sở GD&ĐT và các phòng GD&ĐT quận, huyện đã triển khai sử dụng Hệ thống thông tin CQĐT thành phố Đà Nẵng với các phần mềm dùng chung như: Quản lý văn bản và điều hành, ứng dụng một cửa điện tử, Thư điện tử thành phố, Quản lý cán bộ - công chức - viên chức, Góp ý; đã thí điểm tuyển sinh trực tuyến tại quận Hải Châu để đánh giá, nhân rộng cho toàn thành phố.

- Hầu hết các trường THPT, THCS và Tiểu học trên địa bàn thành phố đã đưa vào sử dụng các phần mềm quản lý nhà trường như: VN-Edu (do VNPT triển khai tại 250 trường), SMAS (do Viettel triển khai tại 50 trường) hoặc Edu-Manager (do NetPlus triển khai tại 75 trường).

- Trong năm 2016, Sở GD&ĐT đã triển khai chương trình Xây dựng bộ Adapter để chuyển đổi, tích hợp dữ liệu từ các ứng dụng quản lý trường học để khởi tạo CSDL quản lý trường, lớp, giáo viên, học sinh.

d) Nguồn nhân lực CNTT

- 100% cán bộ quản lý, giáo viên trong toàn ngành đã được đào tạo bồi dưỡng kiến thức cơ bản về CNTT.

- Sở GD&ĐT đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng thiết kế và xây dựng bài giảng eLearning cho gần 1.000 cán bộ, giáo viên.

2. Một số tồn tại, hạn chế

a) Chưa thiết lập được một nền tảng ứng dụng và CSDL tập trung cho toàn ngành GD&ĐT thành phố; các ứng dụng và CSDL triển khai tại các trường còn rời rạc, tự phát, thiếu sự liên kết. Riêng CSDL về cán bộ, công chức và người lao động đã có trong Phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ công chức, viên chức toàn thành phố.

b) Việc ứng dụng sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, mô hình e-learning tuy triển khai đều đặn nhưng còn manh mún, thiếu tính liên kết nên chưa đi vào chiều sâu, chưa được giáo viên và học sinh sử dụng thường xuyên trong hoạt động dạy và học hằng ngày.

c) Việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 còn hạn chế, số lượng dịch vụ ít và chưa được khai thác sử dụng hiệu quả.

d) Việc ứng dụng văn bản điện tử, chữ ký số trong hoạt động hằng ngày của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT và các trường chưa được quan tâm.

đ) Chỉ số xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT của Sở GD&ĐT trong năm 2015 chỉ đạt ở mức trung bình (50,28/100 điểm), xếp thứ 22/25 trong khối các sở ban ngành thành phố Đà Nẵng.

V. XU HƯỚNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG GD&ĐT

Hiện nay, xu hướng phát triển ứng dụng CNTT trong lĩnh vực GD&ĐT trên thế giới là xu hướng điện toán đám mây (cloud) với 03 ứng dụng sau:

- Học tập điện tử (E-Learning): Là hình thức đào tạo dựa trên các phương tiện điện tử như máy vi tính hoặc thiết bị di động nối mạng, kết nối với một máy chủ có lưu trữ bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể truyền tải nội dung đào tạo cho học viên học trực tuyến từ xa.

- Giáo dục di động (Mobile Education): Là việc sử dụng các ứng dụng thiết bị di động thông minh để tiếp cận nội dung giáo dục thông qua các phần mềm ứng dụng, mạng xã hội để người học có thể học tập mọi nơi, mọi lúc.

- Trường học thông minh (Smart School): Ứng dụng các thiết bị dạy học thông minh trong lớp học, trường học để hỗ trợ việc tương tác, giảng dạy, tối ưu hóa hiệu quả dạy và học giữa giáo viên và học sinh.

Kiến trúc ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng được xây dựng với mong muốn áp dụng hiệu quả tất cả các xu hướng giáo dục nói trên vào ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng.

Chương II

KIẾN TRÚC ỨNG DỤNG CNTT NGÀNH GD&ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Kiến trúc ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng được xây dựng nhằm:

a) Làm nền tảng để ngành GD&ĐT triển khai ứng dụng CNTT phục vụ cho công tác quản lý, công tác dạy và học, nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ở các cấp, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện lĩnh vực GD&ĐT của thành phố Đà Nẵng.

b) Làm cơ sở để xây dựng các Danh mục chương trình, dự án ứng dụng CNTT và kế hoạch triển khai của ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

Các mục tiêu cụ thể cần đạt được trong việc ứng dụng CNTT của ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 được thể hiện tại Bảng 1.

Bảng 1. Các mục tiêu cụ thể cần đạt được đến năm 2020

TT

Mục tiêu

Thời hạn thực hiện

1

Xây dựng Nền tảng (platform) dịch vụ GD&ĐT của Đà Nẵng trên môi trường trực tuyến, tích hợp chặt chẽ với Nền tảng CQĐT của thành phố Đà Nẵng.

Thử nghiệm từ tháng 07/2017

Áp dụng chính thức từ tháng 12/2017.

2

Cung cấp 100% các dịch vụ công trực tuyến thuộc lĩnh vực GD&ĐT ở mức độ 3 trở lên với các hồ sơ điện tử gửi qua mạng đều được ký số.

2017- 2020

3

Xây dựng CSDL toàn ngành GD&ĐT nhằm tích hợp thông tin về học sinh (hồ sơ, kết quả học tập), giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý.

Thử nghiệm từ tháng 09/2017.

Áp dụng chính thức từ tháng 09/2018.

4

Xây dựng cơ sở dữ liệu Học bạ điện tử được ký số.

Áp dụng chính thức tháng 09/2018.

5

Xây dựng Hệ thống Học tập điện tử e-Learning bao gồm kho bài giảng điện tử và các công cụ dạy học, được chia sẻ sử dụng chung bởi tất cả các cơ sở đào tạo.

Thử nghiệm từ 2017

Áp dụng chính thức từ tháng 09/2018.

6

Triển khai rộng rãi các ứng dụng di động phục vụ giáo dục (Mobile Edcucation).

 

7

Triển khai bước đầu mô hình Trường học thông minh (Smart School), trong đó đảm bảo mỗi trường học có tối thiểu 01 lớp học thông minh (Smart Classroom).

Thực hiện năm học 2017-2018, phấn đấu đến 2020 có 50% số trường học là trường thông minh

Trong 07 mục tiêu trên, mục tiêu đầu tiên về xây dựng Nền tảng (platform) dịch vụ GD&ĐT đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng phát triển toàn bộ hệ thống ứng dụng về sau cho ngành giáo dục. Nền tảng này là môi trường tích hợp các ứng dụng dùng chung của ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng, tạo môi trường tương tác, trao đổi thông tin hiệu quả giữa các tác nhân tham gia vào hệ thống giáo dục, bao gồm nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh, cơ quan quản lý và các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục.

II. KIẾN TRÚC ỨNG DỤNG CNTT NGÀNH GD&ĐT ĐÀ NẴNG

1. Yêu cầu Kiến trúc ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT

Kiến trúc ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng là kiến trúc thành phần của Khung kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Phù hợp Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 1.0 của Bộ Thông tin và Truyền thông và là kiến trúc thành phần dựa trên Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng.

b) Phù hợp với Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ) và các đề án, kế hoạch ứng dụng CNTT đến năm 2020 của Chính phủ và của Bộ GD&ĐT.

c) Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc tế, các quy định về tiêu chuẩn ngành về ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước và các hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; các chuẩn nghiệp vụ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Mô hình tổng quan Kiến trúc ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT

Căn cứ các yêu cầu trên, mô hình tổng quan Kiến trúc ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT được xây dựng như Hình 2. Các thành phần chính trong mô hình gồm:

Hình 2. Mô hình tổng quan Kiến trúc ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT Đà Nẵng

- Người sử dụng: Là người truy cập sử dụng dịch vụ ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng, bao gồm người dân, tổ chức doanh nghiệp, CBCCVC.

- Trục liên thông tích hợp ngành giáo dục Đà Nẵng: Hệ thống này bao gồm các dịch vụ, ứng dụng, bộ chuyển đổi (Adapter) để kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ngành GD&ĐT thành phố.

- Hệ thống thông tin Chính quyền điện tử thành phố: Hệ thống thông tin CQĐT thành phố bao gồm các dịch vụ, ứng dụng dùng chung của các Sở ban ngành, UBND các quận huyện, phường xã. Một số ứng dụng trên hệ thống này cũng được ngành GD&ĐT khai thác, sử dụng.

- Hệ thống thông tin khác: Bao gồm các hệ thống thông tin của Bộ ngành Trung ương, hệ thống thông tin của các cơ quan khối Đảng, hệ thống thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp.

- CSDL ngành Giáo dục thành phố: Đây là hệ thống CSDL phục vụ cho ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng. Ví dụ: CSDL danh mục dùng chung, CSDL học sinh, giáo viên, trường học...

- Hạ tầng kỹ thuật: Đây là hạ tầng kỹ thuật nhằm kết nối các hệ thống thông tin, đồng thời bao gồm hạ tầng kỹ thuật nhằm chia sẻ dùng chung trên quy mô thành phố Đà Nẵng.

- Hệ thống an toàn thông tin: Là thành phần xuyên suốt hệ thống, bao gồm các phần mềm và thiết bị quản lý, giám sát nhằm bảo vệ an toàn mạng mạng máy tính, bảo vệ an toàn ứng dụng CNTT và dữ liệu.

- Mối quan hệ kết nối dữ liệu theo trục dọc như sau:

+ Kết nối từ Sở GD&ĐT đến các Phòng GD&ĐT quận, huyện thông qua trục tích hợp liên thông.

+ Kết nối từ Sở GD&ĐT đến các trường THPT, các trường Đại học tư thục thông qua trục tích hợp liên thông.

+ Kết nối từ Phòng GD&ĐT quận, huyện đến các trường Mầm non, Tiểu học, THCS thông qua trục tích hợp liên thông.

- Mối quan hệ kết nối dữ liệu theo trục ngang:

+ Kết nối giữa các Phòng GD&ĐT quận, huyện

+ Kết nối giữa các cơ sở đào tạo

3. Kiến trúc nghiệp vụ ngành GD&ĐT

a) Cơ cấu tổ chức

Hệ thống GD&ĐT ở thành phố Đà Nẵng bao gồm: Sở GD&ĐT, 07 Phòng giáo dục cấp quận huyện, 431 trường học các cấp với gần 225 nghìn học sinh và gần 13 nghìn giáo viên. Thống kê chi tiết số lượng trường học, học sinh và giáo viên các cấp thể hiện tại Bảng 2.

Bảng 2. Thống kê số lượng trường học, học sinh, giáo viên các cấp

TT

Cấp học

Số trường

Số lớp

Số học sinh

Số giáo viên

1

Mầm non

174

2.508

45.556

3.415

2

Mẫu giáo

4

12

723

45

3

NTDL

61

788

14.182

1.314

4

Tiểu học

99

2.349

82.739

3.464

5

THCS

56

1.318

51.303

2.697

6

PTCS

3

13

249

42

7

PT

3

10

361

31

8

PTTH

1

5

194

22

9

THPT

22

709

27.756

1.641

10

GDTX

3

62

1.785

209

 

Tổng số

426

7.774

224.848

12.880

Mô hình phân cấp quản lý của ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng được thể hiện tại Hình 3. Trong đó:

Hình 3. Mô hình phân cấp quản lý ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng

- UBND thành phố thực hiện quản lý nhà nước về GD&ĐT trên địa bàn thành phố, trong đó quản lý trực tiếp đối với Sở GD&ĐT (cùng với Bộ GD&ĐT) và UBND các quận, huyện.

- UBND các quận, huyện thực hiện quản lý nhà nước về GD&ĐT trên địa bàn của mình, chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về phát triển giáo dục Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở.

- UBND các phường, xã thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn của mình, chịu trách nhiệm trước UBND quận, huyện chủ quản.

- Sở GD&ĐT tham mưu, giúp UBND thành phố quản lý ngành GD&ĐT tại Đà Nẵng, trong đó quản lý trực tiếp các trường Trung học phổ thông, các Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề, các trường chuyên biệt. Đối với các trường khác, Sở GD&ĐT thực hiện quản lý thông qua các phòng GD&ĐT quận, huyện.

- Phòng GD&ĐT quận, huyện tham mưu, giúp UBND quận, huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các Nhà trẻ, trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn.

b) Quy trình nghiệp vụ

Các quy trình nghiệp vụ của ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng cần ưu tiên tin học hóa bao gồm:

- Quy trình thi/xét tuyển đầu cấp;

- Quy trình quản lý trường học;

- Quy trình quản lý thi THPT quốc gia;

- Quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến về GD&ĐT;

- Quy trình quản lý học trực tuyến;

- Quy trình quản lý nội dung học liệu.

- Quy trình kiểm định chất lượng giáo dục;

- Quy trình báo cáo và điều tra thống kê về GD&ĐT.

Trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT cho ngành GD&ĐT, sẽ ưu tiên triển khai các ứng dụng và CSDL để tin học hóa các quy trình nghiệp vụ nói trên.

c) Các loại hồ sơ, biểu mẫu

Các ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT phải đảm bảo đáp ứng, phù hợp với các hồ sơ, biểu mẫu hiện có của ngành và có khả năng tùy biến cao để tạo các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của đơn vị sử dụng và các cơ quan quản lý.

Các biểu mẫu quan trọng bao gồm:

- Mẫu hồ sơ học sinh, sinh viên tại Quyết định 58/2007/QĐ-BGDĐT về Quy định về hồ sơ học sinh sinh viên và ứng dụng CNTT ở các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, bao gồm:

+ Lý lịch học sinh, sinh viên;

+ Sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên;

+ Các biểu mẫu thống kê, báo cáo để quản lý, theo dõi hồ sơ học sinh, sinh viên, quá trình học tập, rèn luyện, quá trình khen thưởng, kỷ luật...

- Hệ thống các biểu mẫu thống kê giáo dục và đào tạo theo Quyết định 5363/QĐ-BGDĐT ngày 14/11/2013 của Bộ GD&ĐT, bao gồm:

+ Các biểu mẫu dành cho kỳ báo cáo đầu năm;

+ Các biểu mẫu dành cho kỳ báo cáo cuối năm.

- Mẫu học bạ giáo dục phổ thông.

- Mẫu sổ gọi tên ghi điểm (cấp THCS, THPT).

4. Kiến trúc ứng dụng ngành GD&ĐT

Kiến trúc ứng dụng được thiết kế theo mô hình phân lớp (layer-based architecture), thể hiện theo 06 lớp tại Hình 4 gồm:

- Lớp người dùng (Users);

- Lớp kênh giao tiếp (Delivery Channels);

- Lớp trình bày (Presentation Layer);

- Lớp ứng dụng (Application Layer);

- Lớp dịch vụ (Service Layer);

- Lớp hạ tầng CNTT&TT (ICT Infrastructure).

Hình 4. Mô hình Kiến trúc ứng dụng ngành GD&ĐT

Trong Kiến trúc ứng dụng, mỗi lớp chỉ tương tác với các lớp liền kề (phía trên và/hoặc phía dưới). Mỗi lớp được phân chia thành các thành phần cụ thể để phục vụ cho hoạt động của các lớp liền kề phía trên.

a) Lớp người dùng (user)

Lớp người dùng (user) biểu diễn những người sử dụng các ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng. Người sử dụng được phân chia thành 4 nhóm: (1) Nhóm người dùng cộng đồng; (2) Nhóm người dùng cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục; (3) Nhóm người dùng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; (4) Nhóm người dùng khách hàng.

- Nhóm người dùng cộng đồng bao gồm học sinh, sinh viên (gọi chung là người học), giáo viên và phụ huynh.

- Nhóm người dùng cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục gồm các cán bộ quản lý, nhân viên các trường thuộc tất cả các cấp học: Giáo dục mầm non; Giáo dục phổ thông; Giáo dục Đại học; Giáo dục nghề nghiệp; Giáo dục thường xuyên.

- Nhóm người dùng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo gồm CBCCVC thuộc Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT các quận, huyện.

- Nhóm người dùng khách hàng bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu sử dụng các dữ liệu do các ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT cung cấp; các nhà phát triển ứng dụng có nhu cầu sử dụng các giao diện lập trình do các ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT cung cấp để phát triển các ứng dụng.

Mỗi người dùng khi đăng ký tài khoản điện tử với hệ thống ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng sẽ được phân quyền sử dụng thích hợp tùy theo vai trò và mục đích sử dụng hệ thống. Thông tin về vai trò sử dụng của một tài khoản điện tử giúp hệ thống xác định được chính xác những thông tin và chức năng hệ thống nào cần được cung cấp cho người dùng đó, kiểm soát được giới hạn truy cập và khai thác hệ thống của người sử dụng.

b) Kênh giao tiếp (Delivery Channels)

Lớp Kênh giao tiếp (Delivery Channels) biểu diễn các phương thức mà hệ thống trao đổi thông tin với người dùng, bao gồm các kênh tiêu biểu như:

- Giao tiếp trực tuyến thông qua kết nối internet;

- Giao tiếp trực tiếp tại bộ phận Một cửa;

- Giao tiếp thông qua Tổng đài thông tin dịch vụ công (Call Center);

- Giao tiếp thông qua hệ thống bưu chính.

Các thiết bị được sử dụng để giao tiếp rất đa dạng, từ máy tính cá nhân đến các thiết bị di động (điện thoại thông minh, máy tính bảng...), các Kiosk tương tác, thiết bị đeo trên người...

Hiện tại, hình thức giao tiếp phổ biến nhất giữa người sử dụng với các ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT là thông qua một trình duyệt web và một đường kết nối Internet. Trong tương lai, hệ thống cần đặc biệt chú trọng đến kênh trao đổi thông tin dành cho các người sử dụng các thiết bị di động như điện thoại di động, máy tính bảng... Môi trường sử dụng thiết bị di động sẽ có những đặc điểm khác biệt quan trọng so với môi trường sử dụng máy trạm, ví dụ: Kích thước màn hình của các thiết bị di động, các phương thức nhập liệu, tốc độ và tính ổn định của kết nối Internet di động (3G, 4G,...), và đặc điểm sử dụng của người dùng thiết bị di động. Tất cả những đặc điểm quan trọng này của môi trường sử dụng thiết bị di động sẽ cần phải được tính đến khi xây dựng kênh trao đổi thông tin dành cho người dùng thiết bị di động.

c) Lớp trình bày (Presentation Layer)

Lớp trình bày (Presentation Layer) cung cấp giao diện tương tác giữa người dùng và hệ thống ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng. Thông qua lớp trình bày này, hệ thống sẽ hiển thị, cung cấp các thông tin liên quan cho người dùng và tương tác để thu thập các thông tin cần thiết từ người dùng; lớp này bao gồm:

(1) Cổng thông tin (portal) của ngành GD&ĐT thành phố

(2) Hệ thống thông tin Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng (phần mềm một cửa điện tử, Tổng đài Thông tin dịch vụ công và các tiện ích tra cứu).

(3) Giao diện lập trình (API) cho các ứng dụng về GD&ĐT

Cổng thông tin GD&ĐT Đà Nẵng đóng vai trò là điểm truy cập tập trung, thống nhất của toàn bộ các hệ thống thông tin của ngành, cổng thông tin GD&ĐT Đà Nẵng là một trang thành phần của Hệ thống thông tin CQĐT Đà Nẵng và liên kết với các hệ thống khác như Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, Hệ thống thư điện tử, Hệ thống một cửa điện tử,...

Cổng thông tin này cũng cho phép các cơ quan sử dụng có thể tùy biến ở mức độ nhất định để đáp ứng các yêu cầu đặc thù, nghiệp vụ riêng của từng cơ quan, cụ thể:

- Từng đơn vị có thể tùy biến giao diện Cổng thông tin riêng trong phạm vi cho phép;

- Các đơn vị có thể cung cấp các thông tin, văn bản, quy định được ban hành trong lĩnh vực giáo dục, công bố tùy theo thẩm quyền từng cấp;

- Các đơn vị có thể giới thiệu các hình ảnh, hoạt động, phong trào, kế hoạch, ý kiến chỉ đạo trong ngành giáo dục;

- Các đơn vị có thể cung cấp các dịch vụ hành chính công, tiện ích, tra cứu trong từng lĩnh vực cụ thể.

Lớp trình bày cũng bao gồm các giao diện lập trình (API) để cung cấp dữ liệu giáo dục cho cộng đồng, doanh nghiệp hay cá nhân khai thác, tra cứu hoặc khai thác các mã định danh, danh mục giáo dục, dưới các hình thức khác nhau:

d) Lớp ứng dụng (Application Layer)

Lớp ứng dụng (Application Layer) biểu diễn các ứng dụng cụ thể, bao gồm các khối ứng dụng chính như ứng dụng quản lý chuyên ngành, ứng dụng học tập điện tử E-Learning, các ứng dụng quản lý nội bộ đơn vị và các ứng dụng quản lý nhà nước về giáo dục. Lớp này gồm các nhóm ứng dụng sau:

- Nhóm ứng dụng quản lý chuyên ngành: Gồm các ứng dụng liên quan đến công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, quản lý thi trung học phổ thông quốc gia, quản lý tuyển sinh đầu cấp.

+ Phần mềm tuyển sinh trực tuyến đầu cấp:

Định nghĩa

Là phần mềm nhằm tin học hóa công tác xét/thi tuyển sinh trực tuyến đầu cấp trên địa bàn thành phố.

Các tính năng chính

• Phụ huynh học sinh

- Xem quy định tuyển sinh

- Xem thông tin tuyển sinh

- Đăng ký xét/thi tuyển sinh

- Tra cứu kết quả tuyển sinh

- Thanh toán (nếu có)

• Trường học, Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT

- Tùy theo cấp tuyển sinh mà tổ chức xét tuyển hay tổ chức thi tuyển sinh và có các chức năng tương ứng: Phân tuyến và giao chỉ tiêu, kế hoạch tuyển sinh cho các trường; Xác nhận thông tin đăng ký; Cập nhật dữ liệu; Tổ chức thi, chấm điểm, Trả kết quả xét duyệt hồ sơ ...

- Quản trị hệ thống: Phân quyền, cập nhật danh mục trường, cập nhật dữ liệu học sinh...

- Báo cáo, thống kê.

Phạm vi

Toàn bộ các cơ sở giáo dục đầu cấp toàn thành phố

+ Phần mềm Quản lý giáo dục mầm non:

Định nghĩa

Là phần mềm tin học hóa công tác quản lý và điều hành các trường mầm non (nhà trẻ, mẫu giáo)

Các tính năng chính

• Quản lý học sinh

- Quản lý hồ sơ học sinh.

- Điểm danh, theo dõi ngày nghỉ học

- Theo dõi học sinh chuyển đến - chuyển đi.

- Đánh giá các tiêu chí phát triển của trẻ (phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ .V.V..)

• Quản lý thực đơn

- Quản lý nhập - xuất lương thực - thực phẩm

- Xây dựng món ăn, lập thực đơn mẫu có đủ dinh dưỡng cho khẩu phần ăn của trẻ.

- Xây dựng thực đơn nhà trường

- Tính lượng thực phẩm cần nhập - xuất mỗi ngày theo số lượng thực tế học sinh đi học

- Lập bảng quyết toán thực phẩm hàng ngày.

- Tổng hợp các báo cáo thống kê về nhập - xuất thực phẩm.

• Quản lý học phí

- Quản lý thu - chi: Phiếu thu tiền, quyết toán

- Bảng kê chi tiết và tổng hợp các khoản thu của học sinh. Bảng kê chi tiết phiếu ăn của học sinh

• Theo dõi sức khỏe, thể chất

- Quản lý quá trình khám bệnh, tiêm chủng, chiều cao, cân nặng của trẻ, lập biểu đồ tăng trưởng của trẻ.

- Theo dõi trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì.

- Tổng hợp báo cáo công tác nuôi dưỡng

• Quản lý phòng y tế

- Quản lý nhập - xuất kho thuốc và đồ dùng y tế

- Quản lý quá trình khám và cấp phát thuốc

- Lập thẻ kho, kiểm kê kho thuốc.

- Tổng hợp các báo cáo thống kê

• Kết nối giữa phụ huynh và giáo viên, giữa gia đình và nhà trường

Phạm vi

Toàn bộ các cơ sở Giáo dục mầm non toàn thành phố

+ Phần mềm quản lý trường phổ thông và giáo dục thường xuyên:

Định nghĩa

Là phần mềm cho phép tin học hóa các nghiệp vụ quản lý của các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

Các tính năng chính

• Quản lý công tác dạy và học

- Quản lý học sinh

- Quản lý công tác giảng dạy

• Quản lý tài sản và thiết bị

- Phân hệ quản lý thư viện

- Phân hệ quản lý thiết bị

- Phân hệ quản lý nhân sự

- Phân hệ quản lý tài chính, tài sản

• Theo dõi sức khỏe, thể chất

Quản lý chiều cao, cân nặng, suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, quá trình khám bệnh (nếu có) của học sinh; lập biểu đồ tăng trưởng của học sinh.

- Tổng hợp báo cáo thống kê

• Kết nối giữa phụ huynh và giáo viên, giữa gia đình và nhà trường

Phạm vi

Toàn bộ các cơ sở Giáo dục trên toàn thành phố

+ Phần mềm quản lý thi THPT quốc gia: Tích hợp phần mềm quản lý thi THPT quốc gia (quanly.thithptquocgia.edu.vn đối với người dùng tại các đơn vị tham gia tổ chức kỳ thi; và thisinh.thithptquocgia.edu.vn đối với người dùng là thí sinh).

+ Phần mềm quản lý trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trung tâm đào tạo: Được gọi chung là phần mềm quản lý đào tạo, nhằm hỗ trợ quản lý toàn diện cho trường học áp dụng cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp

- Nhóm ứng dụng học tập điện tử ELearning: Gồm các ứng dụng dùng chung của tất cả các cấp học, hướng đến mục tiêu xây dựng nền giáo dục thông minh (Smart Education) và học tập trọn đời (Lifelong learning).

+ Thư viện điện tử: Gồm các nhóm chức năng chính:

++ Nhóm chức năng tác nghiệp: Thực hiện các chức năng nghiệp vụ của thư viện: Bổ sung, biên mục, quản lý kho, quản lý bạn đọc, thư viện hiện mượn trả, xử lý thông tin, báo cáo thống kê, phân quyền bảo mật.

++ Nhóm chức năng bạn đọc: Thực hiện các chức năng tìm kiếm, đăng ký mượn sách/tài liệu và yêu cầu sử dụng các dịch vụ trong thư viện.

++ Nhóm chức năng thư viện trực tuyến: Nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác sử dụng các học liệu điện tử (bài giảng điện tử, sách giáo khoa điện tử, giáo án điện tử, thư viện đề thi...) ở các trường mầm non và trường phổ thông, các trung tâm GDTX. Có thể tham khảo một số thư viện trực tuyến lớn về GD&ĐT đang triển khai trong nước như: Violet (http://Violet.vn), Tailieu (http://tailieu.vn), Ebook.edu (http://ebook.edu.vn/).

+ Hệ thống Quản lý học tập: Hệ thống quản lý học tập (LMS - Learning Management System) là phần mềm quản lý, theo dõi và tạo các báo cáo dựa trên tương tác giữa học viên với nhau và với giáo viên. Các hệ thống LMS còn được gọi là CMS (Course Management System), gồm các chức năng:

++ Đăng kí: Học viên đăng kí học tập thông qua môi trường web. Quản trị viên và giáo viên cũng quản lý học viên thông qua môi trường web.

++ Lập kế hoạch: Lập lịch các khóa học và tạo chương trình đào tạo.

++ Phân phối: Phân phối các khóa học trực tuyến và các bài thi.

++ Theo dõi: Theo dõi quá trình học tập của học viên và tạo các báo cáo.

++ Trao đổi thông tin: Trao đổi thông tin bằng chat, diễn đàn, e-mail, chia sẻ màn hình và e-seminar.

++ Kiểm tra: Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học viên.

+ Hệ thống quản lý nội dung học liệu: Hệ thống quản lý nội dung học liệu LCMS (Learning Content Management System) là hệ thống dùng để tạo, lưu trữ, tổng hợp, và phân phối nội dung e-Learning dưới dạng các học liệu điện tử.

++ Các công cụ tạo bài giảng điện tử: Hiện nay Cục CNTT thuộc Bộ GD&ĐT giới thiệu và khuyến nghị sử dụng một số phần mềm công cụ tạo bài giảng điện tử sau:

(1) Adobe Presenter

(8) Adobe Director

(2) LectureMAKER;

(9) Raptivity

(3) MS Producer

(10) Wondershare PPT2flash

(4) Articulate

(11) Camtasia

(5) Adobe Authorware;

(12) LMS Dokeos

(6) Adobe Captivate;

(13) LMS Moodle

(7) Adobe Connect

(14) Moodle

Ở trong nước hiện có phần mềm soạn bài giảng Violet của Công ty Cổ phần Mạng Giáo dục Bạch Kim đang được sử dụng rộng rãi trong cả nước.

- Các ứng dụng quản lý nhà nước về giáo dục: Các ứng dụng này hỗ trợ công tác quản lý, điều hành, theo dõi thông qua các báo cáo hoạt động, báo cáo số liệu. Đây là công cụ quan trọng giúp các cơ quản quản lý (Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, các cơ quan đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về Giáo dục...) theo dõi sát sao hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của các cơ sở giáo dục.

- Các ứng dụng quản lý nội bộ đơn vị: Đây là các ứng dụng hỗ trợ các hoạt động điều hành nội bộ cùng trao đổi, cộng tác hàng ngày giữa các người dùng của hệ thống. Hiện ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng đang triển khai và có thể tiếp tục kế thừa các phần mềm quản lý nội bộ trên Hệ thống thông tin CQĐT thành phố Đà Nẵng, các phần mềm của Bộ GD&ĐT.

đ) Lớp dịch vụ (Service Layer)

Lớp kiến trúc này biểu diễn các dịch Vụ nền tảng để hỗ trợ cho các ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT có thể hoạt động.

- Một số dịch vụ sẽ được kế thừa từ Hệ thống thông tin CQĐT thành phố Đà Nẵng, ví dụ: Hệ thống hỗ trợ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, các dịch vụ khai thác các CSDL nền quản lý công dân; quản lý cán bộ công chức viên chức, hệ thống quản lý người dùng, đăng nhập một lần, dịch vụ khai thác các Danh mục dùng chung về GD&ĐT, dịch vụ khai thác các CSDL tập trung ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng, dịch vụ thông tin và tra cứu của Tổng đài 1022.

- Một số dịch vụ của riêng ngành GD&ĐT cần được xây dựng, gồm có: Trục tích hợp liên thông ngành Giáo dục thành phố: Có nhiệm vụ liên thông tích hợp, chuyển đổi dữ liệu (Adapter) giữa các hệ thống thông tin từ các nhóm, cơ sở đào tạo (Trường THCS, mầm non, Tiểu học, THPT, Đại học tư thục), cơ sở quản lý về giáo dục (Phòng Giáo dục quận huyện, Sở GD&ĐT).

e) Lớp hạ tầng CNTT&TT (ICT Infrastructure)

- Thiết bị đầu cuối: Bao gồm các thiết bị cho người sử dụng (máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy đọc mã vạch, máy in hay các thiết bị giáo dục chuyên dụng, các thiết bị IoT...) được sử dụng để truy cập, kết nối đến các dịch vụ, ứng dụng phần mềm.

- Nhóm hạ tầng kết nối: Đây là thành phần then chốt nhằm đáp ứng yêu cầu kết nối các dịch vụ nền và các ứng dụng, dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu truyền nhận dữ liệu và khai thác thông tin của các đơn vị. Cơ sở hạ tầng mạng tại các cơ sở gồm mạng nội bộ LAN, mạng đô thị (MAN), mạng riêng ảo (VPN), mạng Internet; mạng di động, hệ thống tường lửa bảo vệ,...

- Trung tâm dữ liệu: Trung tâm dữ liệu của ngành GD&ĐT Đà Nẵng bao gồm các máy chủ ảo và thiết bị lưu trữ trên mạng SAN, thiết bị kết nối mạng, tường lửa... được hình thành như một trung tâm dữ liệu ảo trên nền Trung tâm dữ liệu thành phố Đà Nẵng (Da Nang Data Center).

5. Kiến trúc dữ liệu ngành GD&ĐT

a) Mô hình kiến trúc dữ liệu

Mô hình kiến trúc dữ liệu ngành GD&ĐT được mô tả như Hình 5. Trong mô hình kiến trúc dữ liệu, đáng chú ý là các CSDL và danh mục được kế thừa từ Hệ thống thông tin CQĐT thành phố Đà Nẵng như CSDL công dân, CSDL CBCCVC, CSDL GIS, danh mục đơn vị hành chính, danh mục nghề nghiệp, danh mục dân tộc, danh mục tôn giáo,... Các CSDL và danh mục khác chưa có sẵn trong Hệ thống thông tin CQĐT thành phố Đà Nẵng sẽ được xây dựng mới nhằm phục vụ riêng cho ngành GD&ĐT.

b) Các bảng danh mục dùng chung

Các danh mục dùng chung được mô tả theo Bảng 3, các danh mục này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm tính nhất quán của các CSDL. Dữ liệu trao đổi giữa các cấp, các ngành chỉ có thể tích hợp, tổng hợp được khi sử dụng các danh mục dùng chung thống nhất. Các danh mục dùng chung được chia thành 02 nhóm chính:

- Các danh mục dùng chung cấp quốc gia: Là các danh mục dùng chung sử dụng trong tất cả các ngành, được ban hành chính thức bởi Tổng Cục Thống kê.

Hình 5. Mô hình kiến trúc dữ liệu

- Các danh mục dùng chung đặc thù của mỗi ngành: Là các danh mục dùng chung mang tính chất đặc thù của mỗi ngành, chỉ được sử dụng trong nội bộ ngành. Các danh mục này hiện nay đa số chưa được chuẩn hóa, chưa được các Bộ ngành quy định chính thức.

Bảng 3: Tổng hợp các bảng danh mục dùng chung ngành GD&ĐT

TT

Danh mục

VBQPPL

I

Các danh mục dùng chung cấp quốc gia

 

1

Danh mục đơn vị hành chính

Quyết định 124/2004/QĐ-TTg

2

Danh mục dân tộc

Quyết định 1019/QĐ-TCTK của Tổng cục trưởng TCTK ngày 12/11/2008

3

Danh mục tôn giáo

4

Danh mục nghề nghiệp

5

Danh mục giáo dục và đào tạo của Hệ thống giáo dục quốc dân

Quyết định 38/2009/QĐ-TTg ngày 09/3/2009

II

Các danh mục dùng chung đặc thù của ngành GD&ĐT

 

1

Danh mục cấp học

 

2

Danh mục loại trường học

 

3

Danh mục khối lớp

 

4

Danh mục phân ban

 

5

Danh mục học kỳ

 

6

Danh mục tổ chuyên môn

 

7

Danh mục loại môn học

 

8

Danh mục môn học

 

9

Danh mục loại điểm số

 

10

Danh mục loại học lực

 

11

Danh mục loại hạnh kiểm

 

12

Danh mục loại tốt nghiệp

 

13

Danh mục trình độ giáo viên

 

- Giải pháp quản lý đồng bộ các danh mục dùng chung:

+ Thành phố Đà Nẵng xây dựng danh mục dùng chung cho các hệ thống thông tin của thành phố để bảo đảm tính nhất quán khi thực hiện cập nhật nâng cấp và không ảnh hưởng đến quá trình vận hành hệ thống.

+ Phương thức khai thác sử dụng các danh mục dùng chung: Các danh mục dùng chung này có thể được sử dụng trực tiếp hoặc thông qua kết nối APT với Hệ thống thông tin CQĐT thành phố Đà Nẵng.

+ Trách nhiệm của các cơ quan quản lý các danh mục dùng chung: Các cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng các danh mục dùng chung có trách nhiệm cập nhật thường xuyên các danh mục dùng chung theo các văn bản quy định pháp luật, quy định và thông báo kịp thời cho tất cả các cơ quan, đơn vị sử dụng.

+ Cơ chế kiểm soát, đảm bảo đồng bộ dữ liệu cho các danh mục dùng chung: Các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý danh mục dùng chung cần có các cơ chế để kiểm soát và đảm bảo đồng bộ dữ liệu danh mục được dùng chung. Một số cơ chế để kiểm soát và đồng bộ dữ liệu cho các danh mục dùng chung:

++ Yêu cầu bắt buộc các đơn vị cung cấp dịch vụ có liên kết trao đổi dữ liệu danh mục dùng chung nằm trong phạm vi báng danh mục dùng chung phải sử dụng danh mục được đồng bộ từ các hệ thống danh mục dùng chung thành phố đã xây dựng.

++ Phương thức khai thác danh mục dữ liệu dùng chung: Đối với phương thức khai thác thủ công, các đơn vị cung cấp sử dụng có thể tự tra cứu trên Cổng thông tin hoặc tải dữ liệu danh mục dưới dạng tệp tin để nhập vào hệ thống của mình. Đối với phương thức khai thác còn lại là đồng bộ qua API, các đơn vị muốn khai thác dữ liệu danh mục dung chung cần phải đăng ký để được cấp tài khoản sử dụng API đồng bộ danh mục về hệ thống của mình.

++ Hệ thống quản lý danh mục tập trung cần được ưu tiên quản lý theo các cấp hành chính từ trên xuống. Các cấp thấp hơn sử dụng danh mục dùng chung được quần lý bởi các cấp trên mình.

- Phương án triển khai các danh mục dùng chung cho thành phố Đà Nẵng: Hiện tại do cả Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Thống kê chưa có kế hoạch xây dựng các CSDL Danh mục dùng chung cấp quốc gia và cho ngành GD&ĐT nên Đà Nẵng cần chủ động xây dựng các CSDL này và tự quản lý, vận hành.

+ Danh mục dùng chung cấp quốc gia: Sẽ được tích hợp trong nền tảng cung cấp dịch vụ của Hệ thống thông tin CQĐT thành phố Đà Nẵng và do Sở TT&TT quản lý và chịu trách nhiệm cập nhật.

+ Danh mục dùng chung ngành GD&ĐT: Sẽ được đặt trong nền tảng cung cấp dịch vụ GD&ĐT và do Sở GD&ĐT quản lý và chịu trách nhiệm cập nhật.

Để xây dựng các danh mục dùng chung, trước hết cần xây dựng và chuẩn hóa các bảng dữ liệu danh mục dùng chung, ban hành thống nhất đặc tả các danh mục dùng chung dưới dạng các quyết định (hoặc ít nhất dưới dạng công văn) của Sở TT&TT và Sở GD&ĐT để các Phòng GD&ĐT, các cơ sở GD&ĐT và các công ty phát triển phần mềm áp dụng.

c) Các CSDL tập trung của ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng sẽ xây dựng các CSDL tập trung của ngành GD&ĐT theo mô hình điện toán đám mây, cho phép triển khai nhanh, tiết kiệm chi phí và quản lý dữ liệu một cách chặt chẽ và hiệu quả. Các CSDL này được đồng bộ với CSDL nền tảng của Hệ thống thông tin CQĐT thành phố Đà Nẵng: CSDL Công dân, CSDL CBCCVC, CSDL GIS,.... Đối với ngành GD&ĐT, các CSDL cần được xây dựng tập trung theo mô tả tại Bảng 4.

Bảng 4: Các CSDL tập trung của ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng

TT

CSDL

Mục đích sử dụng

1

CSDL cơ sở GD&ĐT

Lưu trữ quản lý thông tin của các cơ sở GD&ĐT trên địa bàn bao gồm: các trường học các cấp, các trung tâm GDTX, trung tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ. Hướng phát triển tích hợp, đồng bộ với CSDL GIS của thành phố

2

CSDL học sinh

Lưu trữ quản lý thông tin nhân thân của học sinh (mã học sinh, thông tin về học sinh, thông tin về người giám hộ, thông tin về quá trình học tập, mã ID cá nhân...) được sử dụng xuyên suốt quá trình học từ mầm non, tiểu học cho đến THPT hoặc trung cấp nghề, được tích hợp chặt chẽ, đồng bộ với CSDL công dân của thành phố Đà Nẵng và CSDL quốc gia về dân cư.

3

CSDL CBCCVC ngành GD&ĐT

Lưu trữ quản lý thông tin của các giáo viên, cán bộ quản lý, người lao động (thông tin nhân thân, thông tin về quá trình giảng dạy/công tác...), được tích hợp chặt chẽ và đồng bộ với CSDL CBCCVC và CSDL Công dân của thành phố Đà Nẵng

4

CSDL học bạ

Lưu trữ quản lý thông tin học bạ điện tử của toàn bộ học sinh các cấp.

5

CSDL bài giảng

Kho bài giảng điện tử do giáo viên các trường đưa lên.

6

CSDL văn bằng, chứng chỉ

Lưu trữ quản lý thông tin văn bằng, chứng chỉ của tất cả học sinh các trường ở thành phố Đà Nẵng.

7

CSDL cơ sở vật chất trường học

Lưu trữ quản lý thông tin trang thiết bị, cơ sở vật chất của tất cả các Trường ở thành phố Đà Nẵng.

- Dịch vụ khai thác các CSDL tập trung: Hệ thống quản lý CSDL tập trung cho phép các đơn vị khai thác dữ liệu thông qua các API được quy ước sẵn và công bố công khai.

Với phương án khai thác thông qua giao diện lập trình API, các đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục cần tuân thủ đúng các quy định chuẩn kết nối theo Hướng dẫn liên thông, trao đổi dữ liệu có cấu trúc bằng ngôn ngữ XML giữa các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước (tại văn bản số 3788/BTTTT-THH ngày 26/12/2014 của Bộ TT&TT). Các dữ liệu có thể khai thác được quy định cụ thể theo từng mục CSDL dùng chung:

- Dữ liệu về học sinh, sinh viên: số liệu thống kê lượng học sinh, sinh viên theo các ngành đào tạo, loại hình đào tạo, cấp đào tạo, giới tính, dân tộc. Số liệu được thống kê hàng năm về học sinh, sinh viên mới, sinh viên lưu ban, sinh viên bỏ học, sinh viên đang theo học, sinh viên chính quy, sinh viên không chính quy, phân loại theo giới tính và dân tộc. Số liệu về sinh viên tốt nghiệp, số bằng cấp được trao theo loại hình và cấp đào tạo.

- Dữ liệu về giảng viên và cán bộ quản lý: Thống kê số lượng giảng viên, cán bộ quản lý, phân loại theo chức danh khoa học, bằng cấp, loại hợp đồng, độ tuổi, giới tính, dân tộc, chuyên môn giảng dạy và lĩnh vực nghiên cứu.

d) Dữ liệu bài giảng điện tử

- Bài giảng điện tử là tập hợp các học diệu điện tử được tổ chức lại theo một kết cấu sư phạm để có thể cung cấp kiến thức và kỹ năng cho người học một cách hiệu quả thông qua sự trợ giúp của các phần mềm quản lý học tập (Learning Management System-LMS). Bài giảng điện tử được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng (authoring tools), có khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh,...

Một bài giảng điện tử thường bao gồm nhiều mô-đun bài giảng. Một mô-đun thường được tính tương ứng với các chương mục trong bài giảng hoặc theo đơn vị số tiết học nhất định.

- Phân mức bài giảng điện tử: Bài giảng điện tử được phân chia thành 03 mức độ phức tạp:

+ Bài giảng điện tử mức 1: Là bài giảng được xây dựng dưới dạng trình chiếu (presentation) slide điện tử. Mỗi bài giảng gồm nhiều bản trình chiếu tương ứng với một mô-đun bài giảng.

+ Bài giảng điện tử mức 2: Giảng viên phải có một cơ sở học liệu số hóa (hình ảnh, âm thanh, video, câu hỏi kiểm tra ...) giúp người học dễ tiếp thu, dễ ghi nhớ bài giảng. Loại bài giảng này không chỉ hỗ trợ cho giáo viên chuẩn bị và giảng bài mà còn hỗ trợ cho người học một số học liệu điện tử; tuy nhiên, các học liệu có thể chưa đầy đủ, chi tiết và chưa được tổ chức một cách bài bản đến mức người học có thể tự học.

+ Bài giảng điện tử mức 3: Là loại bài giảng điện tử hoàn chỉnh về nội dung khoa học, có tính sư phạm và giao diện đẹp được đóng gói theo chuẩn SCORM. Toàn bộ bài giảng và các học liệu sẽ được tích hợp trong một thể thống nhất trong một hệ thống phân cấp như sau:

(1) Cấp thứ nhất: Gồm đề cương môn học và các khối kiến thức. Đối với đề cương, cần được tách thành hai phần cấp dưới là thông tin về môn học và thông tin về tổ chức giảng dạy.

(2) Cấp thứ hai: Là các mô-đun bài giảng.

Các cấp tiếp theo là các học liệu, gồm các bài giảng đa phương tiện, các bài tập tự luận và câu hỏi, có thể trong bất kỳ định dạng nào, chủ yếu là định dạng văn bản, các bài tập tự trắc nghiệm giúp người học tự kiểm tra mình, các thí nghiệm ảo, mô phỏng, các tài liệu tham khảo trực tiếp hoặc các đường link tới các tài liệu tham khảo trên Internet.

đ) Lưu trữ dự phòng dữ liệu

Việc lưu trữ dự phòng là phần quan trọng để bảo đảm hoạt động của một hệ thống thông tin. CSDL ngành GD&ĐT thành phố được lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu thành phố Đà Nẵng được thực hiện lưu trữ dự phòng chung cho toàn bộ Trung tâm dữ liệu thành phố.

Giải pháp hình thành trung tâm dữ liệu dự phòng cho Trung tâm dữ liệu Thành phố Đà Nẵng như yêu cầu trên là hợp tác với các doanh nghiệp hoặc các tỉnh/thành có trung tâm dữ liệu khác để liên kết hình thành các Trung tâm dữ liệu dự phòng chéo lẫn nhau.

6. Kiến trúc kỹ thuật ngành GD&ĐT

a) Nền tảng cung cấp dịch vụ GD&ĐT

Nền tảng cung cấp dịch vụ GD&ĐT, bao gồm:

+ Hệ thống trao đổi dữ liệu chuyên ngành GD&ĐT.

+ Các dịch vụ khai thác các danh mục dùng chung.

+ Các dịch vụ khai thác các CSDL tập trung của ngành GD&ĐT.

Hệ thống trao đổi dữ liệu chuyên ngành GD&ĐT: Trao đổi dữ liệu chuyên ngành GD&ĐT là hệ thống cho phép trao đổi các dữ liệu giáo dục (như thông tin nhân thân học sinh, học bạ điện tử, các hồ sơ đăng ký cấp phép...) giữa các cơ sở GD&ĐT với nhau và với các cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT. Việc trao đổi dữ liệu được thực hiện thông qua một bộ adapter để chuyển đổi, tích hợp các loại dữ liệu ngành GD&ĐT từ các đơn vị.

- Các dịch vụ khai thác các danh mục dùng chung: Các danh mục dùng chung trong lĩnh vực GD&ĐT sẽ được quản lý tập trung trên Trung tâm dữ liệu và được khai thác sử dụng trực tuyến thông qua các giao diện lập trình (API). Để khai thác CSDL các danh mục dùng chung cần xây dựng và cung cấp các giao diện lập trình sau:

(1) Tra cứu tự động theo mã danh mục dùng chung: Khi biết mã danh mục, gọi hàm thông qua API để lấy các thông tin còn lại của danh mục.

(2) Đồng bộ dữ liệu danh mục dùng chung: Đây là phương án tối ưu trong trường hợp các dữ liệu danh mục dùng chung ít thay đổi, các hệ thống khai thác có thể lựa chọn phương án đồng bộ định kỳ thông qua giao diện lập trình (API) được cung cấp bởi hệ thống quản lý danh mục dùng chung.

(3) Các dịch vụ khai thác các CSDL tập trung: Tương tự như với các danh mục dùng chung, các CSDL tập trung của ngành GD&ĐT Đà Nẵng cũng sẽ được quản lý tập trung, trên Trung tâm dữ liệu và được khai thác sử dụng trực tuyến như các dịch vụ thông qua các API.

Hình 6. Nền tảng cung cấp dịch vụ GD&ĐT

b) Ứng dụng chữ ký số

Việc triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan QLNN về GD&ĐT cần tuân theo Kế hoạch triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước tại thành phố Đà Nẵng được UBND thành phố ban hành tại Quyết định số 8745/QĐ-UBND ngày 13/12/2013. Chữ ký số chuyên dùng cần được từng bước tích hợp vào các phần mềm ứng dụng của ngành GD&ĐT để sử dụng cho các trường hợp:

- Ký số các văn bản hành chính.

- Ký số các giấy phép, văn bằng, chứng chỉ (dùng chứng thư số cấp cho các cán bộ lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, hiệu trưởng các trường, chứng thư số cấp cho các cơ quan, đơn vị).

Để đảm bảo tính pháp lý, chống chối bỏ khi công dân, tổ chức đăng ký thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên, công dân, tổ chức cũng cần dùng chữ ký số công cộng ký vào các hồ sơ thủ tục hành chính nộp trực tuyến.

c) Hạ tầng kỹ thuật

- Thiết lập trung tâm dữ liệu của ngành GD&ĐT trên nền Trung tâm dữ liệu Đà Nẵng như đề cập ở mục 4e và 5đ của chương này.

- Mạng truyền dẫn: Như đã đề cập tại mục 4e của chương này.

- Thiết bị đầu cuối: Như đã đề cập tại mục 5e của của chương này.

- Tổng đài 1022: Là đầu mối tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân, chuyển cho các cơ quan quản lý ngành GD&ĐT tiếp nhận xử lý và trả lời cho tổ chức, công dân. Tổng đài có thể cung cấp các tiện ích: Hỏi đáp các thông tin tuyển sinh, tra cứu thông tin kết quả học tập, kết quả tuyển sinh các cấp của học sinh, sinh viên.

- Lớp học thông minh: Đây là hạng mục có chi phí đầu tư cao, do đó chỉ có thể đặt ra mục tiêu triển khai ít nhất mỗi trường học có một lớp học thông minh (Smart Classroom) dùng chung để làm mô hình thí điểm trong giai đoạn 2017-2020. Mô hình ứng dụng của lớp học thông minh như Hình 7 và các thiết bị trang bị cho một lớp học thông minh như Bảng 5.

Hình 7. Mô hình trường học thông minh

Bảng 5: Danh sách thiết bị đề xuất cho một lớp học thông minh

TT

Thiết bị

Cấu hình

Số lượng

Đơn vị

Ghi chú

1

Máy tính bảng

- >= 10inch

- CPU: >= Dual-core, >=1.4GHz

- >= 1GB RAM, >= 32GB

- Hỗ trợ Wi-Fi 802.11 a/b/g/n (2.4 & 5 GHz), Wi-Fi Direct

- Bút cảm ứng

30-45

Chiếc

Tùy theo số lượng học sinh quy định cho 1 lớp tùy theo cấp học

2

Màn hình tivi trình chiếu

- Màn hình ti vi 65 Inch

- HDMI, VGA, DVI

- Wifi module

01

Chiếc

Hoặc sử dụng Bảng tương tác

3

Máy in

- A4,

- Hỗ trợ kết nối wifi, LAN

01

Chiếc

 

4

Bộ thu phát wifi

- Indoor Access point

- Tần số: 2.4GHz, 5GHz

- Chuẩn: 802.11a/b/g/n

- Tốc độ truyền tải dữ liệu: tối thiểu 300Mbps

- Giao diện mạng: 1GE (RJ45), 1 Console (RJ45)

- PoE: 802.3 affat

- An toàn thông tin: 802.11i, WPA/WPA2

- Multi SSID: tối đa 16

- Quản lý: Controller-Based mode và Stand-Alone Mode

01

Chiếc

 

5

Bộ WLAN controller

- WLAN Controller cấp phát cho tối thiểu 50 Access point

- Máy chủ xác thực có khả năng cấp phát cho 500 user

- Stateful Fhewall

01

Chiếc

Dùng chung cho toàn trường

6

Hệ thống âm thanh

Hệ thống âm thanh chất lượng cao để người học có thể tiếp thu nội dung giảng dạy một các sinh động nhất

01

Hệ thống

 

d) An toàn, an ninh

Hệ thống ứng dụng CNTT của ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng sẽ được bảo vệ bởi hệ thống an toàn, an ninh chung của Hệ thống thông tin CQĐT thành phố Đà Nẵng. Ở phía người dùng cuối, sẽ triển khai một số giải pháp để bảo đảm an toàn, an ninh cho người dùng cuối, đặc biệt là giáo viên, cán bộ quản lý lãnh đạo tại các trường và các cơ quan quản lý nhà nước.

7. Các tiêu chuẩn

Hệ thống ứng dụng CNTT của ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng, ngoài việc tuân thủ các tiêu chuẩn do Bộ TT&TT quy định (Thông tư 22/2013/TT-BTTTT ngày 23/12/2013 về Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước) và cần tuân thủ thêm các tiêu chuẩn đặc thù cho lĩnh vực GD&ĐT như mô tả tại Bảng 6.

Bảng 6: Các tiêu chuẩn đặc thù cho lĩnh vực GD&ĐT

TT

Tiêu chuẩn

Mô tả

Quy trình áp dụng

1

Chương trình giáo dục phổ thông (Khung chương trình đào tạo)

Chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 16/2006/QĐ- BGD&ĐT ngày 05/6/2006 của Bộ GD&ĐT.

Bắt buộc

2

SCORM/TINCAN (Sharable Content Object Reference Model) - Chuẩn đóng gói bài giảng điện tử

(SCORM/TINCAN) là một tập hợp các tiêu chuẩn và các mô tả cho một chương trình e-Learning dựa vào web. Nó định nghĩa sự giao tiếp thông tin giữa nội dung máy khách và hệ thống máy chủ, được gọi là môi trường runtime (thông thường được gọi là LMS - Learning Management System). SCORM/ TINCAN cũng định nghĩa cách để nén nội dung lại vào trong một file ZIP.

Bắt buộc

3

MARC-21 (Machine Readable Cataloguing) - Biên mục tài liệu điện tử

MARC: là khổ mẫu biên mục đọc máy do Thư viện Quốc hội Mỹ xây dựng từ năm 1964. Hiện này MARC đang được rất nhiều hệ thống thư viện trên thế giới áp dụng. Dựa theo MARC người ta có UKMARC, CANMARC, AUSMARC, SINGMARC, THAIMARC. MARC của Mỹ được gọi là USMARC

Tùy chọn

4

Z39.50 - Tiêu chuẩn tìm kiếm Cơ sở dữ liệu

Là một giao thức truyền thông theo mô hình khách/chủ phục vụ cho mục đích tìm kiếm và thu nhận thông tin từ những cơ sở dữ liệu nằm trên các máy tính khác. Giao thức được mô tả bởi tiêu chuẩn ANSI/NISO Z39.50, và tiêu chuẩn ISO 23950. Cơ quan bảo trì cho tiêu chuẩn này là Thư viện Quốc hội Mỹ. Z39.50 được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực thư viện và thường được tích hợp vào các hệ thống phần mềm thư viện hoặc các phần mềm Tham chiếu Thư mục dùng cho cá nhân. Phép tìm kiếm liên thư viện trong tiến trình Mượn liên thư viện (Inter-Library Loan) thường sử dụng chuẩn Z39.50

Tùy chọn

5

ISBD (International Standard Bibliographic Description) - Mô tả thư mục theo Tiêu chuẩn Quốc tế

ISBD là một tập hợp các quy tắc do Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội thư viện (IFLA) xây dựng để mô tả nhiều dạng tư liệu thư viện khác nhau trong quá trình biên mục. Những quy tắc này hệ thống hóa việc mô tả thông tin thư mục của một ấn phẩm thành các vùng như sau: Vùng 1: Nhan đề và thông tin trách nhiệm. Vùng 2: Ấn bản. Vùng 3: Các thông tin đặc thù của tư liệu (ví dụ tỷ lệ xích của bản đồ hay trường độ của một băng ghi âm). Vùng 4: Thông tin xuất bản và phát hành. Vùng 5: Mô tả vật lý (ví dụ: số trang của cuốn sách). Vùng 6: Thông tin tùng thư. Vùng 7: Ghi chú. Vùng 8: Các mã số chuẩn (ISBN, ISSN)

Tùy chọn

6

OPAC (Online Public Access Catalog) - Mục lục truy cập trực tuyến

OPAC chính là Cổng giao tiếp giữa bạn đọc và cơ sở dữ liệu thư viện. Thông qua OPAC, bạn đọc có thể tìm kiếm, tra cứu các nguồn tài nguyên thông tin đang tồn tại trong thư viện

Tùy chọn

7

DDC (Dewey Decimal Classification) - Khung phân loại thập phân

DDC là một trong những công cụ để phân loại tài liệu thư viện khá phổ biến trên thế giới. Khung phân loại DDC được sắp xếp theo một trật tự nhất định các khái niệm khoa học thuộc toàn bộ các lĩnh vực tri thức

Tùy chọn

8

Dublin Core - mô tả dữ liệu trong các thẻ Metadata

Dublin Core là chuẩn dùng để mô tả dữ liệu trong các thẻ Metadata nhằm khai thác các tài liệu trong thư viện, tài liệu điện tử và trên các Web thông qua Internet. Mỗi yếu tố Dublin Core được đặt tên (Element Name) và quy định nhãn (label) để sử dụng ghi vào trong thẻ meta.

Metadata là dữ liệu về các dữ liệu hay còn gọi là siêu dữ liệu, là những thông tin chuyển tải ý nghĩa của các thông tin khác. Metadata bao gồm một tập hợp các phần tử thiết yếu để mô tả nguồn thông tin.

Bắt buộc

9

Tiêu chuẩn về truy cập thông tin

Chuẩn nội dung Web - Hypertext Markup Language version 5 (HTML5)

Giao diện người dùng - Cascading Style Sheets Language Level 3 (CSS3)

Bắt buộc

 

Chương III

TỔ CHỨC TRIỂN KHAI

I. LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI

1. Phân chia giai đoạn triển khai

Việc triển khai Kiến trúc ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng được chia thành 02 giai đoạn:

a) Giai đoạn 1 (2016-2018): Xây dựng kiến trúc, nền tảng, triển khai thí điểm một số ứng dụng.

b) Giai đoạn 2 (2019-2020): Triển khai mở rộng.

2. Các chương trình triển khai

Kiến trúc ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng được triển khai thông qua 06 chương trình sau:

(1) Chương trình xây dựng Kiến trúc ứng dụng CNTT và cơ chế triển khai.

(2) Chương trình xây dựng Nền tảng và hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ CNTT ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng.

(3) Chương trình hoàn thiện Hệ thống ứng dụng quản lý chuyên ngành về GD&ĐT thành phố Đà Nẵng.

(4) Chương trình Phát triển dịch vụ công trực tuyến về GD&ĐT thành phố Đà Nẵng.

(5) Chương trình phát triển giáo dục điện tử tại thành phố Đà Nẵng.

(6) Chương trình trường học thông minh, lớp học thông minh.

Mỗi chương trình gồm nhiều nội dung, chi tiết nội dung từng chương trình được mô tả trong Bảng 7.

3. Danh mục các chương trình, dự án ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017-2020

Danh mục các chương trình, dự án ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017-2020 được mô tả trong Bảng 8. Các chương trình, dự án này phù hợp (về kinh phí ngân sách, lộ trình) với Kế hoạch ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020 do UBND thành phố ban hành.

Việc triển khai các chương trình, dự án khuyến khích thực hiện theo hướng thuê dịch vụ công nghệ thông tin theo Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.

II. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI

1. Ngành Giáo dục và Đào tạo

a) Sở Giáo dục và Đào tạo

- Thực hiện công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về Kiến trúc ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT.

- Chủ trì việc xây dựng và triển khai các dự án, ứng dụng CNTT đã nêu trong phạm vi Kiến trúc ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT.

- Xây dựng Đề án triển khai thí điểm các ứng dụng tại trường học các cấp, các cơ sở giáo dục đào tạo trong năm học 2017-2020.

- Xây dựng kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên các trường thuộc tất cả các cấp học để đảm bảo sử dụng tốt các ứng dụng trong Kiến trúc.

- Tham mưu với UBND thành phố về nguồn lực, kinh phí (nguồn ngân sách địa phương, huy động nguồn xã hội hóa,...) và thuê dịch vụ công nghệ thông tin để thực hiện các chương trình, dự án đã nêu trong Kiến trúc ứng dụng CNTT ngành GD&DT.

- Theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình và tiến độ thực hiện các nội dung trong Kiến trúc ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT.

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan định kỳ tổ chức đánh giá kết quả triển khai và đề xuất điều chỉnh, bổ sung Kiến trúc ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT cho phù hợp với tình hình thực tế và trình UBND thành phố ban hành, cập nhật.

- Tăng cường nguồn nhân lực quản lý công nghệ thông tin tại Sở GD&ĐT theo hướng tăng số lượng và chuyên trách, chuyên biệt.

- Định kỳ hằng năm xem xét, có tổ chức đánh giá và cập nhật thường xuyên Kiến trúc ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT theo các phiên bản khác nhau tương ứng với từng giai đoạn triển khai, phù hợp với thực tế phát triển của thành phố.

b) Phòng GD&ĐT các quận, huyện

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng các kế hoạch triển khai cụ thể các chương trình, dự án trên địa bàn do Phòng quản lý theo phân công của Sở GD&ĐT.

- Tham mưu với UBND quận, huyện về nguồn lực, kinh phí từ các nguồn (nguồn ngân sách địa phương, nguồn xã hội hóa,...) và thuê dịch vụ công nghệ thông tin để thực hiện các chương trình, dự án đã được phân công.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn bồi dưỡng, đào tạo sử dụng, khai thác các ứng dụng trong Kiến trúc ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT.

- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn do mình quản lý để báo cáo, đề xuất Sở GD&ĐT.

c) Trường học các cấp, các cơ sở giáo dục và đào tạo

- Tổ chức đội ngũ giáo viên thường xuyên biên soạn, cập nhật bài giảng, bài tập điện tử để bổ sung vào hệ thống Trung tâm học liệu điện tử.

- Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, đào tạo kỹ năng, và có các quy chế cụ thể để đội ngũ giáo viên, học sinh thường xuyên sử dụng, khai thác tốt các ứng dụng trong Kiến trúc ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT.

- Quản lý an toàn truy cập thông tin của giáo viên, học sinh trong Trường.

- Huy động nguồn lực và kinh phí từ các nguồn để triển khai ứng dụng CNTT trong trường theo hướng kinh phí từ nguồn xã hội hóa và thuê dịch vụ công nghệ thông tin.

d) Nhân lực theo dõi, phụ trách triển khai ứng dụng CNTT

- Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT tại công văn số 4622/BGDĐT-CNTT ngày 20 tháng 09 năm 2016, để triển khai công tác ứng dụng CNTT toàn ngành cho hiệu quả, mỗi cơ quan, nhà trường phân công cán bộ đầu mối theo dõi, phụ trách công tác ứng dụng CNTT như sau:

+ Đối với Phòng GD&ĐT các quận, huyện: Phân công Lãnh đạo phòng và chuyên viên làm đầu mối theo dõi, phụ trách CNTT.

+ Đối với các trường học: Phân công một lãnh đạo và một giáo viên của trường (hoặc nhân viên) làm đầu mối theo dõi, phụ trách CNTT.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục, giáo viên, đối tượng phụ trách CNTT tại trường về ứng dụng CNTT quản lý, điều hành, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, đáp ứng chuẩn năng lực sử dụng CNTT và yêu cầu hiện đại hóa công việc.

2. UBND các quận, huyện

a) Xây dựng các kế hoạch triển khai cụ thể các chương trình, dự án trên địa bàn do mình quản lý theo sự phân công của Sở GD&ĐT.

b) Bố trí nguồn lực, kinh phí từ các nguồn (nguồn ngân sách địa phương, nguồn xã hội hóa...) và thuê dịch vụ công nghệ thông tin để thực hiện các chương trình, dự án đã được phân công.

c) Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn do mình quản lý để báo cáo, đề xuất Sở GD&ĐT.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Hỗ trợ, tạo điều kiện để ngành GD&ĐT được ưu tiên sử dụng cơ sở hạ tầng Mạng đô thị và Trung tâm dữ liệu thành phố, Tổng đài dịch vụ công để triển khai thực hiện các giải pháp ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT.

b) Thẩm định và giám sát triển khai các dự án, chương trình ứng dụng CNTT thuộc phạm vi của Kiến trúc ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT.

c) Hỗ trợ Sở GD&ĐT về phương án kỹ thuật, tiêu chuẩn để bảo đảm khả năng kết nối, tương thích của các ứng dụng với Hệ thống thông tin CQĐT thành phố Đà Nẵng.

d) Có hướng dẫn các đơn vị, cơ quan liên quan tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về ứng dụng CNTT của quốc gia, chuyên ngành.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đưa nội dung triển khai Đề án Thành phố thông minh và Kiến trúc ứng dụng CNTT của ngành GD&ĐT vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

5. Sở Tài chính

Bảo đảm cân đối ngân sách địa phương hàng năm, bố trí ngân sách cho các chương trình, dự án ứng dụng CNTT đã nêu trong phạm vi Kiến trúc ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT.

6. Sở Nội vụ

a) Tăng cường nhân sự cho bộ phận chuyên trách CNTT của Sở GD&ĐT để đáp ứng năng lực tổ chức và triển khai các ứng dụng giáo dục thông minh toàn thành phố.

b) Xây dựng kế hoạch về đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT, những đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về GD&ĐT để bảo đảm triển khai tốt Kiến trúc ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT./.

 

Bảng 7: Các chương trình triển khai ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT Đà Nẵng giai đoạn 2017-2020

TT

Chương trình

Nội dung

Mục tiêu cần đạt được đến năm 2020

1

Xây dựng các Kiến trúc ứng dụng CNTT và cơ chế triển khai

Xây dựng:

• Kiến trúc ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng.

• Truyền thông cho GD&ĐT thông minh của thành phố Đà Nẵng 2017-2025.

• Xây dựng cơ chế triển khai ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng 2017-2020.

• Xây dựng xong Kiến trúc đã nêu trong năm 2016, phê duyệt và ban hành trước cuối Quý 1/2017.

• Xây dựng cơ chế triển khai ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng 2017-2020 bao gồm các quy chế, quy định và hoàn thiện bộ máy triển khai, giám quản.

2

Xây dựng Nền tảng và Hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo

• Thiết kế và xây dựng Nền tảng cung cấp dịch vụ GD&ĐT thành phố Đà Nẵng:

- Chuẩn hóa tất cả các danh mục dùng chung, xây dựng và cung cấp các dịch vụ khai thác các danh mục dùng chung.

- Chuẩn hóa các CSDL tập trung của ngành GD&ĐT Đà Nẵng, xây dựng và cung cấp các dịch vụ khai thác các CSDL tập trung.

- Xây dựng cơ chế trao đổi, đồng bộ dữ liệu giữa các cơ sở giáo dục và các cơ quan QLNN về GD&ĐT.

- Xây dựng Hệ thống trao đổi dữ liệu GD&ĐT.

• Xây dựng các dịch vụ đồng bộ, tích hợp, liên thông dữ liệu với Hệ thống thông tin Chính: quyền điện tử Đà Nẵng, hệ thống thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và các hệ thống thông tin ngành dọc khác.

• Xây dựng trung tâm dữ liệu của ngành GD&ĐT Đà Nẵng trên nền tảng Trung tâm dữ liệu thành phố Đà Nẵng (Da Nang Data Center).

• Cung cấp trang thiết bị CNTT bổ sung, lắp đặt thiết bị đầu cuối, mạng máy tính, đường truyền cho các cơ quan, đơn vị có nhu cầu đủ để phục vụ các ứng dụng được triển khai.

• Nền tảng cung cấp dịch vụ GD&ĐT thành phố Đà Nẵng được xây dựng, áp dụng thí điểm trong năm 2017, được nâng cấp, nhân rộng và áp dụng rộng rãi từ 2018, đảm bảo cho tất cả các ứng dụng về GD&ĐT của thành phố Đà Nẵng đều:

- Sử dụng các danh mục dùng chung đã được chuẩn hóa và tổng hợp lập thời dữ liệu được vào các CSDL tập trung của ngành GD&ĐT Đà Nẵng.

- Trao đổi dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị qua một hệ thống Trao đổi dữ liệu GD&ĐT chung, đảm bảo tính liên thông dữ liệu khi chuyển trường/chuyển cấp.

- Liên thông, tích hợp dữ liệu với Hệ thống thông tin CQĐT Đà Nẵng (egov.danang.gov.vn), hệ thống thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và các hệ thống thông tin ngành dọc khác.

• Thiết lập Trung tâm dữ liệu của Ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng trong Trung tâm dữ liệu thành phố Đà Nẵng với quy mô lưu trữ tối thiểu 20TB, hoạt động từ Q3/2017.

3

Hoàn thiện Hệ thống Quản lý chuyên ngành về GD&ĐT

Xây dựng các phần mềm quản lý giáo dục chuyên ngành cho khối giáo dục (mầm non, cấp 1 đến cấp 3), khối đào tạo (Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề) đáp ứng nghiệp vụ tại các cơ sở giáo dục.

• 100% trường sử dụng phần mềm quản lý nhà trường, dễ dàng kết nối dữ liệu với CSDL toàn ngành của thành phố theo chuẩn thông tin, chuẩn kết nối được ban hành (Bao gồm Giáo dục mầm non, Giáo dục phổ thông và Giáo dục đào tạo)

• 100% sổ liên lạc được điện tử hóa và hướng đến học bạ điện tử (kể từ khi bắt đầu đi học đến khi tốt nghiệp)

• Xây dựng hệ thống hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến đầu cấp: Tăng cường chất lượng công tác tuyển sinh, quy mô tuyển sinh, giảm số học sinh trái tuyến và đảm bảo tính liên thông giữa các cấp học

• Xây dựng hệ thống quản trị, phân tích dữ liệu và báo cáo thống kê

4

Phát triển Dịch vụ công trực tuyến về giáo dục đào tạo

Dịch vụ hành chính công trực tuyến: Cung cấp các dịch vụ hành chính công trực tuyến thuộc lĩnh vực GD&ĐT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ở mức độ 3 trở lên với các hồ sơ điện tử gửi qua mạng đều được ký số, tích hợp vào Cổng dịch vụ công quốc gia.

Cung cấp các công cụ phục vụ công tác thiết lập các định dạng báo cáo linh động, tùy biến để khai thác dữ liệu nhanh chóng thuận tiện cho mọi các đối tượng quản lý giáo dục.

Các dịch vụ công cộng về GD&ĐT:

(1) Cung cấp chứng chỉ, chứng nhận Online

(2) Cổng thông tin điện tử cấp Sở, liên kết và tích hợp các cổng của phòng và tất cả các trường trên địa bàn thành phố.

(3) Dịch vụ tra cứu thông tin và đánh giá: tra cứu quá trình học tập, thi cử, bằng cấp, kết quả học tập, thi tốt nghiệp, tuyển sinh, cung cấp các dịch vụ đánh giá phục vụ tuyển dụng.

Cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến: Cung cấp 100% các dịch vụ hành chính công trực tuyến thuộc lĩnh vực GD&ĐT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ở mức độ 3 trở lên với các hồ sơ điện tử gửi qua mạng đều được ký số, trong đó 100% các dịch vụ hành chính công trực tuyến có thu phí được thực hiện ở mức độ 4.

Tích hợp 100% dịch vụ hành chính công trực tuyến thuộc lĩnh vực GD&ĐT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vào Cổng dịch vụ công quốc gia.

5

Phát triển Giáo dục điện tử

Xây dựng và triển khai Hệ thống giáo dục điện tử E-Learning:

1. Hệ thống quản lý Thư viện điện tử (Tại trung tâm học liệu thành phố), sách giáo khoa điện tử.

2. Hệ thống Quản lý giảng dạy và học tập (Learning Management System - LMS)

3. Hệ thống Đào tạo từ xa (E- learning)

4. Hệ thống kiểm tra và đánh giá năng lực

5. Hệ thống kho học liệu điện tử (phục vụ xây dựng các bài Giảng điện tử cho giáo viên, học sinh)

6. Hệ thống đánh giá tiếng Anh.

 

6

Triển khai Trường học thông minh, lớp học thông minh

Trang bị hệ thống các phòng học thông minh tương tác phục vụ dạy, học trực tuyến, sản xuất học liệu bao gồm các thiết bị: Bảng tương tác, máy chiếu gần, máy chiếu vật thể, máy tính bảng với các ứng dụng giáo dục thông minh đã được tích hợp sẵn, camera, máy tính xách tay, hệ thống âm thanh cùng hệ thống mạng LAN không dây tốc độ cao....

Mỗi trường học được trang bị 01 lớp học thông minh (Smart Classroom).

Bảng 8: Danh mục các chương trình, dự án ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017-2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

TÊN DỰ ÁN

THỜI GIAN THỰC HIỆN

DỰ KIẾN KINH PHÍ

NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ

PHÂN KỲ ĐẦU TƯ

Nguồn sự nghiệp CNTT

Nguồn đầu tư XDCB

Nguồn chi thường xuyên khác

Khác (ODA, Doanh nghiệp)

 

2017

2018

2019

2020

I

Phát triển hạ tầng kỹ thuật

 

87.600

0

37.000

0

50.600

 

17.000

25.000

30.000

15.000

1

Xây dựng Kiến trúc ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT Đà Nẵng 2017-2020

2016 - 2017

200

 

 

 

200

 

 

 

 

 

2

Xây dựng Khung Kiến trúc ứng dụng CNTT và TT cho GD&ĐT thông minh của thành phố Đà Nẵng 2017-2025

2016 - 2017

400

 

 

 

400

 

 

 

 

 

3

Thiết lập Trung tâm dữ liệu của ngành GD&ĐT Đà Nẵng

2017 - 2019

10.000

 

10.000

 

 

 

5.000

 

5.000

 

4

Bổ sung, nâng cấp máy tính, thiết bị tin học, thiết bị bảo mật, phần mềm bảo mật phục vụ công tác quản lý, điều hành và phục vụ dạy - học.

2017 - 2020

27.000

 

27.000

 

 

 

7.000

10.000

10.000

 

5

Triển khai trang thiết bị cho lớp học thông minh

2017 - 2020

50.000

 

 

 

50.000

 

5.000

15.000

15.000

15.000

II

Xây dựng, mở rộng, nâng cấp các ứng dụng CNTT trong GD&ĐT

 

48.380

2.680

13.500

10.500

21.700

 

13.500

15.880

10.000

9.000

A

Dữ liệu, nội dung

 

19.000

0

0

10.500

8.500

 

7.000

5.000

3.500

3.500

1

Xây dựng CSDL giáo dục và đào tạo

2017 - 2020

500

 

 

500

 

 

500

0

0

 

2

Xây dựng bài giảng điện tử

2017 - 2018

10.000

 

 

10.000

 

 

3.000

3.000

2.000

2.000

3

Xây dựng sách điện tử, nội dung học liệu điện tử

2017 - 2020

8.500

 

 

 

8.500

 

3.500

2.000

1.500

1.500

B

Phần mềm ứng dụng

 

29.380

2.680

13.500

0

13.200

0

6.500

10.880

6.500

5.500

1

Nền tảng cung cấp dịch vụ GD&ĐT thành phố Đà Nẵng

2017 - 2019

6.000

 

6.000

 

 

 

2.000

2.000

1.000

1.000

2

Hệ thống quản lý nhà trường thông minh

2017 - 2020

4.200

 

 

 

4.200

 

3.000

1.200

 

 

3

Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến đầu cấp

2017 - 2018

3.000

 

 

 

3.000

 

1.500

1.500

 

 

4

Dịch vụ công trực tuyến về GD&ĐT

2017 - 2020

680

680

 

 

 

 

 

680

 

 

5

Cổng thông tin GD&ĐT Đà Nẵng và hệ thống Website thống nhất cho các tổ chức GD&ĐT

2018 - 2020

2.000

2.000

 

 

 

 

 

1.000

1.000

 

7

Hệ thống E-Learning tập trung

2017 - 2020

6.000

 

 

 

6.000

 

 

, 2.000

2.000

2.000

8

Trung tâm học liệu ngành GD&ĐT Đà Nẵng

2018 - 2020

7.500

 

7.500

 

 

 

 

2.500

2.500

2.500

TỔNG CỘNG

 

135.980

2.680

50.500

10.500

72.300

 

30.500

40.880

40.000

24.000

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 795/QĐ-UBND năm 2017 về Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin ngành giáo dục và đào tạo Thành phố Đà Nẵng

Số hiệu: 795/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
Người ký: Đặng Việt Dũng
Ngày ban hành: 13/02/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [9]
Văn bản được căn cứ - [10]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 795/QĐ-UBND năm 2017 về Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin ngành giáo dục và đào tạo Thành phố Đà Nẵng

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…