Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số: 698/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin (sau đây viết tắt là CNTT) là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng CNTT. Phát triển nguồn nhân lực CNTT phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ, chú trọng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao.

2. Phát triển nguồn nhân lực CNTT phải gắn kết chặt chẽ với quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đổi mới giáo dục đại học. Đổi mới cơ bản và toàn diện đào tạo nhân lực CNTT theo hướng hội nhập và đạt trình độ khu vực và quốc tế, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển CNTT của đất nước, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế, phát huy mọi nguồn lực trong nước và thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực CNTT.

4. Xác định rõ quy mô, cơ cấu, chương trình đào tạo, công tác biên soạn, cung cấp giáo trình, tài liệu phục vụ đào tạo ở các cấp học, trình độ đào tạo, tuyển sinh đáp ứng theo nhu cầu của xã hội và của thị trường trong nước và ngoài nước. Lấy năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động của người học khi tốt nghiệp, làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp làm căn cứ đánh giá kết quả, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2015

1. Mục tiêu chung

a) Phát triển mạnh nguồn nhân lực CNTT (trong Quyết định này nhân lực CNTT được hiểu là nhân lực làm công tác đào tạo về CNTT, điện tử, viễn thông; nhân lực chuyên nghiệp về CNTT, điện tử, viễn thông làm trong các doanh nghiệp và công nghiệp; nhân lực cho ứng dụng CNTT của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; cán bộ, viên chức và mọi người dân sử dụng, ứng dụng CNTT) nhằm đảm bảo đủ nhân lực CNTT phục vụ nhu cầu phát triển và ứng dụng CNTT điện tử, viễn thông, phục vụ công cuộc xây dựng kinh tế tri thức và xã hội thông tin, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

b) Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của hệ thống đào tạo nhân lực CNTT, để trình độ đào tạo nhân lực CNTT của nước ta tiếp cận trình độ và có khả năng tham gia thị trường đào tạo nhân lực CNTT quốc tế, từng bước trở thành một trong những nước cung cấp nhân lực CNTT chất lượng cao cho các nước trong khu vực và trên thế giới.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Tạo được bước chuyển biến đột phá về chất lượng trong đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Đào tạo CNTT, điện tử, viễn thông ở các trường đại học đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong khu vực các nước Đông Nam Á; có khoảng 30% số lượng sinh viên CNTT, điện tử, viễn thông sau khi tốt nghiệp ở các trường đại học có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để có thể tham gia thị trường lao động quốc tế.

b) Đảm bảo 100% học sinh trung cấp chuyên nghiệp và học nghề được đào tạo các kiến thức và kỹ năng ứng dụng về CNTT. Đến năm 2010, 100% sinh viên đại học, cao đẳng, học sinh trung học phổ thông, 50% học sinh trung học cơ sở và 20% học sinh tiểu học được học tin học và đến năm 2015 đạt 100% đối với học sinh trung học cơ sở, 80% học sinh tiểu học được học tin học;

c) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên dạy tin học cho các cơ sở giáo dục phổ thông, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy và trong quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học. 65% số giáo viên có đủ khả năng ứng dụng CNTT để hỗ trợ cho công tác giảng dạy, bồi dưỡng;

d) Tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên CNTT, điện tử, viễn thông ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng và tăng nhanh về số lượng. Ở các trường đại học, cao đẳng bảo đảm đạt tỷ lệ trung bình 15 – 20 sinh viên/giảng viên trong đào tạo CNTT; 70% số giảng viên CNTT ở đại học và trên 50% giảng viên CNTT ở cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên; tăng nhanh số giảng viên có trình độ tiến sĩ; đến cuối năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng, giáo viên trung học phổ thông, giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên có máy tính riêng để dùng.

đ) Đảm bảo đủ nhân lực, đáp ứng được sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT và truyền thông. Từ nay đến năm 2015, cung cấp cho các doanh nghiệp 250.000 lao động chuyên môn về CNTT, điện tử, viễn thông có trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp và sơ cấp nghề (đào tạo 1 năm) trở lên, trong đó có 50% lao động có trình độ cao đẳng, đại học và 5% có trình độ thạc sĩ trở lên;

e) Đẩy mạnh việc phổ cập kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT. Đảm bảo đa số cán bộ, công chức, viên chức; được đào tạo về ứng dụng CNTT trong công việc của mình;

g) Đào tạo cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ cao đẳng hoặc tương đương trở lên đáp ứng đủ cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ sở nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng và cán bộ chuyên trách trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên ở các cơ sở giáo dục tiểu học, giáo dục trung học. Bồi dưỡng chuyên môn về CNTT cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đáp ứng yêu cầu trình độ được quy định tại Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020

1. Xây dựng nguồn nhân lực CNTT đủ phẩm chất, năng lực làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại, với cơ cấu hợp lý, đáp ứng kịp thời và thường xuyên nhu cầu xây dựng và phát triển xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Đảm bảo đủ nhân lực CNTT phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và một phần thị trường nước ngoài. Không ngừng nâng cao nhận thức, phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng các ứng dụng và dịch vụ CNTT cho toàn xã hội. Đến năm 2020, 70% lao động trong các doanh nghiệp được đào tạo về CNTT.

2. Nâng cao chất lượng và tăng số lượng giảng viên, giáo viên CNTT, điện tử, viễn thông ở các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Đến năm 2020, trên 90% giảng viên đại học và trên 70% giảng viên cao đẳng về CNTT có trình độ thạc sĩ trở lên, trên 30% giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ.

3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên dạy tin học cho các cơ sở giáo dục phổ thông. Đến năm 2020, toàn bộ học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông và các cơ sở giáo dục khác được học ứng dụng CNTT.

IV. CÁC GIẢI PHÁP

1. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, quy trình đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực CNTT.

a) Thực hiện tốt việc đổi mới đào tạo CNTT ở các trường đại học, cao đẳng theo Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020;

b) Xây dựng và cập nhật thường xuyên chương trình đào tạo CNTT, bảo đảm sự liên thông của các trình độ đào tạo, tăng tính thiết thực của chương trình và tăng tỷ lệ thực hành ở các môn học CNTT, loại bỏ các chương trình và môn học lạc hậu, các môn học không đáp ứng hoặc không phù hợp yêu cầu thực tế. Thiết lập diễn đàn qua kênh email để tham khảo ý kiến phản hồi từ cựu sinh viên và các đơn vị sử dụng lao động CNTT về chương trình nội dung đào tạo. Khuyến khích sinh viên tham gia các khóa đào tạo và thi lấy các chứng chỉ chuyên môn về CNTT của các tổ chức quốc tế và các tập đoàn đa quốc gia về CNTT và viễn thông;

c) Các trường đại học, cao đẳng tuyển chọn, tiếp thu có chọn lọc và triển khai đào tạo theo các chương trình CNTT tiên tiến của thế giới một cách thiết thực;

d) Đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên CNTT tại các trường sư phạm; tăng cường giảng dạy về ứng dụng CNTT trong dạy và học, áp dụng các công nghệ giáo dục tiên tiến;

đ) Xây dựng chương trình giảng dạy về CNTT theo mô đun kiến thức, cập nhật theo công nghệ mới và triển khai đào tạo, đáp ứng nhu cầu của người học. Áp dụng chương trình này cho các cấp học và giáo dục thường xuyên.

2. Mở rộng quy mô, hình thức đào tạo CNTT

a) Tạo thuận lợi cho việc thành lập cơ sở đào tạo CNTT phù hợp, nhằm đáp ứng các nhu cầu đào tạo nhân lực CNTT các trình độ;

b) Mở rộng quy mô, loại hình đào tạo về CNTT ở các cơ sở đào tạo CNTT;

c) Mở rộng quy mô đào tạo, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo về CNTT của các cơ sở đào tạo giáo dục thường xuyên. Ban hành cơ chế, chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo liên thông các trình độ về CNTT;

d) Đẩy mạnh đào tạo theo đặt hàng của các doanh nghiệp và theo nhu cầu của xã hội. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết đào tạo giữa các cơ sở sử dụng và các cơ sở đào tạo nhân lực CNTT. Phát triển các mô hình, hình thức phối hợp, hợp tác và hỗ trợ đào tạo, đáp ứng theo nhu cầu của các doanh nghiệp, của xã hội;

đ) Tiếp tục đào tạo văn bằng 2 trình độ đại học về CNTT;

e) Tăng cường giảng dạy, nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính và ứng dụng CNTT cho sinh viên ở tất cả các ngành học;

g) Đẩy mạnh đào tạo từ xa qua mạng phục vụ cho mọi loại hình đào tạo. Quy định điều kiện hoạt động đào tạo qua mạng, công nhận giá trị pháp lý của văn bằng, chứng chỉ trong hoạt động đào tạo trên môi trường mạng và thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo qua mạng đối với các cấp học.

3. Tăng cường xã hội hóa công tác phổ cập tin học cho toàn xã hội.

a) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đào tạo, bồi dưỡng nhân lực CNTT dưới nhiều hình thức. Thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học, các nhà khoa học ở nước ngoài hợp tác và tham gia giảng dạy CNTT tại Việt Nam;

b) Các cơ quan, doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phổ cập thường xuyên về kiến thức CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; triển khai các chương trình đào tạo về ứng dụng CNTT cho cán bộ quản lý và lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp; các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về xây dựng, triển khai, quản lý và giám sát các dự án ứng dụng CNTT cho cán bộ chuyên trách về CNTT;

c) Xây dựng các giải pháp nhằm thu hút mạnh mẽ mọi nguồn lực xã hội phục vụ thiết thực cho công tác đào tạo nhân lực CNTT. Phát huy đầy đủ, hiệu quả vai trò tổ chức thực hiện, động viên, giám sát của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong mọi hoạt động liên quan đến công tác đào tạo nhân lực CNTT.

4. Tăng cường đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực CNTT

a) Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách cho đào tạo nhân lực CNTT, điện tử và viễn thông thông qua các chương trình, dự án của Kế hoạch tổng thể này và thông qua các kế hoạch, đề án đào tạo khác;

b) Sử dụng ngân sách nhà nước hàng năm chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ để triển khai các nghiên cứu và triển khai ứng dụng về CNTT;

c) Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước thành lập cơ sở đào tạo nhân lực CNTT theo quy định của pháp luật, đầu tư vào đào tạo nhân lực CNTT theo hướng dịch vụ CNTT. Có chính sách cho cơ sở đào tạo được hưởng ưu đãi trong hoạt động đào tạo CNTT tương đương với các doanh nghiệp sản xuất phần mềm;

d) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, chương trình, giáo trình, tài liệu, học liệu và mạng phục vụ đào tạo CNTT, điện tử, viễn thông và ứng dụng CNTT ở tất cả các cơ sở giáo dục. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho một số cơ sở đào tạo trọng điểm về CNTT, điện tử, viễn thông đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và quốc tế;

đ) Có chính sách đóng góp kinh phí đào tạo hợp lý của người học;

e) Ưu tiên đầu tư cho các cơ sở giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo và những vùng đặc biệt khó khăn;

g) Khuyến khích các nhà sản xuất phát triển chương trình cung cấp máy tính và kết nối Internet với giá ưu đãi cho giáo viên, sinh viên và học sinh. Phấn đấu đến cuối năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng, 90% giáo viên trung học phổ thông, giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên đều có máy tính riêng để dùng. Nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ cho giáo viên, sinh viên vay tiền mua máy tính;

h) Sử dụng nguồn vốn ODA đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực CNTT, xây dựng mạng giáo dục và một số cơ sở đào tạo CNTT chất lượng cao.

5. Tăng cường dạy tiếng Anh và dạy CNTT bằng tiếng Anh và các ngoại ngữ khác

a) Thông qua triển khai chương trình dạy ngoại ngữ 2009 – 2020 khuyến khích các trường đại học giảng dạy CNTT, điện tử, viễn thông bằng tiếng Anh; mời giảng viên người nước ngoài, chuyên gia Việt kiều tham gia giảng dạy bằng tiếng Anh trực tiếp hoặc qua mạng cho các môn CNTT; tuyển chọn và sử dụng trực tiếp các tài liệu, giáo trình về CNTT bằng tiếng Anh; có chính sách khuyến khích và ưu đãi cho sinh viên viết và bảo vệ đồ án, luận văn tốt nghiệp và tiểu luận bằng tiếng Anh hay các ngoại ngữ khác; sử dụng song ngữ khi biên soạn và công bố chương trình đào tạo;

b) Chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ tiếng Anh cho đội ngũ giảng viên, giáo viên CNTT, điện tử, viễn thông ở các trường để có thể giảng dạy bằng tiếng Anh. Nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh cho giảng viên, giáo viên dạy ngoại ngữ ở các cơ sở đào tạo nhân lực CNTT.

c) Khuyến khích sử dụng các ngoại ngữ khác trong đào tạo về CNTT.

6. Sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong giảng dạy, đào tạo

Các cơ sở giáo dục khai thác, sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong công tác đào tạo; xây dựng chương trình và nội dung đào tạo, tài liệu giảng dạy và đề tài nghiên cứu khoa học trên nền chuẩn mở; thực hiện các đề tài luận án tốt nghiệp và tiểu luận dựa trên việc triển khai thác phần mềm mã nguồn mở; sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong công tác văn phòng, trong các hoạt động đào tạo. Bắt đầu từ tháng 9 năm 2011, 100% các cơ sở giáo dục chủ yếu dùng phần mềm mã nguồn mở trong đào tạo, giảng dạy và ứng dụng.

7. Phát triển mạng giáo dục (EduNet)

a) Triển khai kết nối Internet băng thông rộng và kênh thuê riêng qua cáp quang đến tất cả các đơn vị quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục.

b) Xây dựng trung tâm dữ liệu của mạng giáo dục;

c) Xây dựng cổng thông tin giáo dục chứa nội dung số, các kho tài nguyên giáo dục trên mạng Internet. Xây dựng, tuyển chọn và mua thư viện số về sách, giáo trình, tài liệu, học liệu, bài giảng phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học;

d) Áp dụng công nghệ giáo dục, dạy và học điện tử e-Learning. Xây dựng nội dung, chương trình, bài giảng và tổ chức triển khai các khóa học theo mô hình e-Learning. Bước đầu nghiên cứu triển khai M-Learning và U-Learning;

đ) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về ứng dụng CNTT hằng năm cho giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, sinh viên, học sinh qua mạng nhằm tiết kiệm thời gian, kinh phí và đạt hiệu quả giảng dạy cao.

8. Đẩy mạnh dạy tin học và ứng dụng CNTT trong trường phổ thông.

a) Tiếp tục triển khai giảng dạy môn tin học, nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT cho học sinh phổ thông các cấp học;

b) Cập nhật chương trình, nội dung giảng dạy theo hướng mô đun kiến thức hiện đại, thiết thực, thay vì dùng một bộ chương trình và sách tin học cứng;

c) Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT;

d) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên dạy tin học đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trước hết ở cấp trung học phổ thông;

đ) Xây dựng và ban hành chuẩn về kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT đối với giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.

9. Các giải pháp khác

a) Xây dựng cơ sở dữ liệu cán bộ khoa học công nghệ ở trong nước và chuyên gia Việt kiều ở nước ngoài về CNTT, nhằm phục vụ chính sách thu hút các nhà khoa học có trình độ cao về CNTT ở trong nước và ngoài nước tham gia công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học về CNTT tại các cơ sở đào tạo đại học Việt Nam;

b) Tổ chức các diễn đàn trao đổi về đào tạo nhân lực CNTT, điện tử, viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu giới thiệu, góp ý, giao dịch và liên kết giữa các trường đại học và các doanh nghiệp CNTT, điện tử, viễn thông và các tổ chức kinh tế khác;

c) Có chính sách ưu đãi khen thưởng, nâng bậc đối với giảng viên, giáo viên giỏi ứng dụng CNTT, giáo viên giỏi làm bài giảng điện tử e-Learning, đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng về CNTT.

10. Dự kiến kinh phí:

Kinh phí dự kiến từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho việc triển khai Kế hoạch tổng thể giai đoạn 2009 – 2015 là khoảng 900 tỷ đồng.

Việc xác định cơ cấu nguồn vốn, dự toán kinh phí cụ thể sẽ do các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện trong quá trình lập các dự án, đề án cụ thể để thực hiện nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch tổng thể.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì triển khai các nhiệm vụ:

a) Cụ thể hóa Kế hoạch tổng thể này thành các chương trình, kế hoạch, dự án đầu tư để chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở các cấp theo các mục tiêu và giải pháp đã đề ra. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch triển khai, trình phê duyệt và thực hiện;

b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện đổi mới chương trình đào tạo về CNTT, chương trình đào tạo ứng dụng CNTT trong các ngành;

c) Chuẩn hóa các trình độ đào tạo CNTT cho xã hội: xây dựng, ban hành hệ thống chuẩn kiến thức và kỹ năng cho các trình độ đào tạo CNTT, quy định điều kiện hoạt động đào tạo và cấp chứng chỉ CNTT và xây dựng hệ thống sát hạch trình độ CNTT;

d) Xây dựng và ban hành hoặc trình các cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực CNTT;

đ) Xây dựng kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT trong giáo dục và kế hoạch triển khai mạng giáo dục;

e) Xây dựng kế hoạch cụ thể và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đào tạo giảng viên, giáo viên CNTT. Phổ cập kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách về CNTT trong ngành giáo dục.

g) Chỉ đạo tổ chức dạy tin học cho sinh viên, học sinh phổ thông với mục tiêu: đảm bảo việc dạy tin học cho sinh viên đại học, cao đẳng, học sinh trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và học sinh phổ thông một cách thiết thực, đáp ứng nhu cầu của xã hội;

h) Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo là đầu mối tiếp nhận và hỗ trợ triển khai đào tạo cho các doanh nghiệp, các tổ chức theo hợp đồng, đặc biệt cho các dự án đầu tư nước ngoài và hợp đồng cung ứng nhân lực CNTT trình độ cao;

i) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hàng năm hội nghị quốc gia về đào tạo nhân lực CNTT để tổng kết kết quả thực hiện kế hoạch này hàng năm, biểu dương các cơ sở đào tạo chất lượng cao, cung ứng nhiều nhân lực CNTT cho xã hội, biểu dương các doanh nghiệp có đóng góp xuất sắc cho đào tạo nhân lực CNTT, hỗ trợ ký kết các hợp đồng đào tạo.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì triển khai nhiệm vụ:

Đào tạo nghề về CNTT, điện tử, viễn thông với mục tiêu đào tạo khoảng 100.000 người có trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề về CNTT, điện tử, viễn thông. Ứng dụng CNTT trong dạy và học các nghề.

Triển khai mạnh mẽ đào tạo nghề về CNTT theo hợp đồng giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, cơ quan có nhu cầu nhân lực.

3. Bộ Nội vụ chủ trì triển khai các nhiệm vụ:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và ban hành: chức danh, nhiệm vụ và tiêu chuẩn giám đốc CNTT trong các cơ quan nhà nước;

b) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính và Internet cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội;

c) Xây dựng và ban hành trước năm 2010: chế độ ưu đãi ngạch bậc đối với giám đốc CNTT trong các cơ quan nhà nước. Chế độ ưu đãi về điều kiện làm việc, được nâng cao trình độ cho cán bộ chuyên trách về CNTT.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì triển khai nhiệm vụ;

Chủ trì xây dựng hệ thống thông tin về nhu cầu nhân lực CNTT và tổ chức đánh giá tình hình nhân lực về CNTT với mục tiêu phục vụ phát triển nguồn nhân lực CNTT. Tổ chức thực hiện các nghiên cứu dự báo về thị trường lao động CNTT, hỗ trợ các cơ sở đào tạo, các cơ quan, đơn vị sử dụng nhân lực CNTT.

5. Bộ Tài chính chủ trì triển khai nhiệm vụ:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo cân đối, tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện.

Điều 2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng và triển khai các kế hoạch 5 năm và hàng năm về đào tạo nhân lực CNTT trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; kế hoạch giảng dạy tin học trong các trường phổ thông; sơ kết tình hình thực hiện Kế hoạch tổng thể hàng năm và tổng kết tình hình thực hiện Kế hoạch tổng thể vào năm kết thúc.

2. Các Bộ được giao chủ trì các nhiệm vụ đã nêu ở Phần V Điều 1 của Quyết định này có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đầu tư, kế hoạch thực hiện và triển khai ngay một số hoạt động từ năm 2009.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Kế hoạch tổng thể này và các Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước dài hạn và hàng năm được phê duyệt để xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về CNTT cho cán bộ, công chức và viên chức thuộc quyền quản lý. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai các hoạt động phổ cập kiến thức CNTT cho các tổ chức và nhân dân trong địa phương mình.

4. Các tổ chức chính trị - xã hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tình, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thúc đẩy phổ cập kiến thức CNTT cho toàn xã hội.

5. Các doanh nghiệp chủ động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về CNTT cho người lao động trong doanh nghiệp và tham gia đào tạo phục vụ nhu cầu xã hội.

6. Các cơ sở giáo dục và đào tạo, căn cứ vào Kế hoạch tổng thể để xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm, chủ động triển khai các giải pháp đào tạo nhân lực của mình, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng với nhu cầu xã hội.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Quyết định này thay thế Quyết định số 331/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2010. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b).

KT. THỦ TƯỚNG  
PHÓ THỦ TƯỚNG   




Nguyễn Thiện Nhân  

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 698/QD-TTg

Hanoi, June 1, 2009

 

DECISION

APPROVING THE OVERALL PLAN ON DEVELOPMENT OF INFORMATION TECHNOLOGY HUMAN RESOURCES UP TO 2015 AND ORIENTATIONS TOWARD 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to December 25, 2001 Law on Organization of the Government:
Pursuant to the June 29, 2006 Law on Information Technology;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 246/2005/QD-TTg of October 6, 2005, approving the strategy on development of Vietnam's information technology and communication up to 2010 and orientations toward 2020;
At the proposal of the Minister of Education and Training,

DECIDES:

Article 1. To approve the overall plan on development of information technology human resources up to 2015, and orientations toward 2020, with the following principal contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

1. Development of information technology (IT) human resources constitutes a key factor of decisive significance for IT development and application. IT human resources must be developed in a synchronous manner, ensuring quality and attaching importance to quickly increasing the proportion of high-qualification human resources.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Socialization and international cooperation will be stepped up to bring into play all domestic resources and attract foreign investment for the development of IT human resources.

4. The training scale, structure and programs will be clearly identified while the compilation and supply of textbooks and training materials at all education and training levels and enrolment work will respond to the demands of the society and domestic and overseas markets. Labor productivity as well as performance quality and efficiency of IT-trained persons working at agencies, organizations and enterprises will be used as the basis for evaluation of the results and quality of IT human resource training.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES UP TO 2015

1. General objectives

a/ To strongly develop IT human resources (in this Decision. IT human resources are construed to include those who are engaged in IT. electronics and telecommunications training activities; specialized IT. electronics and telecommunications employees in enterprises and industries; IT application staffs in agencies, organizations and enterprises; and cadres, employees and citizens who use and apply IT) in order to ensure sufficient IT human resources for the development and application of IT. electronics and telecommunications in the service of the building of a knowledge-based economy and an information society, the national industrialization and modernization and international economic integration;

b/ To accelerate IT application in education and training, modernize and improve the effectiveness and competitiveness of the IT human resource training system up to international level so that Vietnam can participate in the international IT human resource training market and. step by step, become a supplier of high-quality IT human resources for countries in the region and the world.

2. Specific objectives

a/ To create a breakthrough in the quality of IT human resource training. To raise the level and quality of IT. electronics and telecommunications training in universities up to the advanced level of ASEAN countries. About 30% of IT. electronics and telecommunications graduates will possess adequate professional qualifications and foreign language command to be able to participate in the international labor market;

b/ To ensure that 100% of students of professional secondary and vocational training schools will be trained in IT knowledge and application skills. By 2010. 100% of university, college and upper secondary students, 50% of lower secondary students and 20% of primary pupils and by 2015. 100% of lower secondary students and 80% of primary pupils will be taught informatics;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ To step up the building of IT, electronics and telecommunications lecturers and teachers in universities, colleges, professional secondary schools and vocational training institutions both qualitatively and quantitatively. To strive to reach an average rate of 15-20 students/lecturer for IT training in universities and colleges; 70% of IT lecturers in universities and over 50% of IT lecturers in colleges will possess a master or higher degree; to quickly increase the number of lecturers with a doctoral degree; by the end of 2015, 100% of university and college lecturers, secondary and professional secondary teachers and students will have personal computers;

dd/ To ensure adequate human resources for the development of IT and communication enterprises. From now to 2015, to supply 250.000 specialized IT, electronics and telecommuni­cations workers who have a professional secondary, vocational elementary (one-year training) or higher degree, of whom 50% possess a college or university degree and 5% possess a master or higher degree;

e/ To accelerate the universalization of IT application knowledge and skills. To ensure that a majority of cadres, civil servants and employees will be trained in IT applications relevant to their jobs;

g/ To train IT officers with college or higher degree so as to meet the need of state agencies, socio-political organizations, research institutions, universities and colleges and train IT officers with professional secondary or higher degree for primary and secondary education institutions. To provide IT training to leaders and managers in ministries, branches, provinces and centrally run cities to meet the qualification requirements specified in the Government's Decree No. 64/2007/ND-CP of April 10, 2007.

III. DEVELOPMENT ORIENTATIONS TOWARD 2020

1. To develop in a rational structure IT human resources who are professionally qualified to master modern technologies and techniques so as to promptly and regularly meet the requirements for the building and development of an information society and a knowledge-based economy. To ensure sufficient IT human resources to fully meet the need of the domestic market and partly the need of overseas markets. To incrementally raise the awareness and universalize knowledge about, and skills of, using IT applications and services in the society. By 2020. 70% of laborers in enterprises will be trained in IT.

2. To develop IT, electronics and telecommuni­cations lecturers and teachers in universities, colleges, professional secondary schools and vocational training institutions both qualitatively and quantitatively. By 2020, over 90% of university IT lecturers and 70% of college IT lecturers will possess a master or high degree and over 30% of university IT lecturers will possess a doctoral degree.

3. To promote the training, retraining and development of informatics teachers for general education schools. By 2020, all pupils in these schools and other educational institutions will be taught IT applications.

IV. SOLUTIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To properly renew IT training in universities and colleges under the Government's Resolution No. 14/2005/NQ-CP of November 2, 2005, on substantial and comprehensive renewal of Vietnam's university education during 2006-2010;

b/ To formulate and regularly update IT training programs, ensuring transferability among training levels, increasing the practicability of training programs, raising the proportion of practice lessons in IT disciplines and eliminating outdated programs and disciplines which fail to satisfy or are no longer suitable to practical requirements. To use emails as a forum to receive feedbacks on training programs and contents from former students and units employing IT workers. To encourage students to attend IT training courses and sit in exams for IT professional certificates issued by international organizations and transnational groups specialized in IT and telecommunications:

c/ Universities and colleges will select, adopt and implement the world's advanced IT training programs in a practical manner;

d/ To profoundly renew programs, contents and methods of training IT teachers at teacher-training schools; to increase the teaching of IT applications in teaching and learning activities and the application of advanced education technologies;

dd/ To formulate IT teaching programs based on knowledge modules which will be updated with new technologies and implemented to meet learners' needs. To implement these programs at all education levels and in continuing education.

2. Scaling up and diversifying form of IT training

a/ To facilitate the establishment of IT training institutions in order to meet the needs for training IT human resources at all levels;

b/ To scale up and diversify forms of IT training in IT training institutions;

c/ To scale up and raise the quality of IT training in continuing education institutions. To adopt appropriate mechanisms and policies to accelerate the transferability in IT training among various levels;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd/ To continue organizing university-level IT training courses for those who already possess another university degree;

e/ To increase teaching and improve computer and IT application skills for students of all majors;

g/ To enhance online distance training in all types of training. To provide for conditions on online training, recognize the legal validity of diplomas and certificates of online training and conduct accreditation of the quality of online training at all education levels.

3. Increasing the socialization of informatics universalization

a/ To encourage domestic and foreign organizations and individuals to participate in the training and retraining of IT human resources in different forms. To attract and create favorable conditions for foreign universities and scientists to cooperate and participate in IT training in Vietnam;

b/ Agencies and enterprises will work out plans on regular IT training and retraining and universalization for their cadres, civil servants, employees and laborers; implement programs on training leaders and managers in IT applications and programs on training and retraining IT officers in the formulation, implementation, management and supervision of IT application projects.

c/ To work out solutions to attract all social resources for IT human resource training. To bring into full play the role of political, social and professional organizations in the organization, mobilization and supervision of all activities related to IT human resource training.

4. Increasing investment in the development of IT human resources

a/ The State will prioritize budget investments for the training of IT, electronics and telecommunications human resources through programs and projects under this overall plan as well as other training plans and schemes;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To create conditions for domestic and foreign investors to establish IT human resource training institutions in accordance with law and invest in IT human resource training through providing IT services. To allow IT training institutions to enjoy incentives for IT training activities like software development enterprises;

d/ To increase investment in material foundations, equipment, programs, textbooks, materials, school materials and networks to serve IT, electronics and telecommunications training and IT application in all education institutions. To prioritize investment in material foundations of some key IT, electronics and telecommunications training institutions to reach the advanced level in the region and the world;

dd/ To adopt policies to mobilize rational contributions from learners to cover training expenses;

e/ To prioritize investment for education institutions in remote and deep-lying areas, islands and areas with extreme difficulties;

g/ To encourage program manufacturers and developers to provide computers and Internet connection services at preferential prices for teachers, students and pupils. To strive for the target that by the end of 2015,100% of university and college lecturers and 90% of upper secondary and professional secondary teachers and students will have personal computers. To study and adopt policies on supports for teachers and students to get loans to buy computers;

h/ To use ODA capital for investment in IT human resource training, development of an education network and some high-quality IT training institutions.

5. Promoting English language teaching and IT teaching in English and other foreign languages

a/ Through the implementation of the program on teaching foreign languages during 2009-2020, to encourage universities to teach IT. electronics and telecommunications disciplines in English; to invite foreign lecturers and overseas Vietnamese specialists to give IT lessons directly or online; to select and use IT documents and textbooks in English; to adopt policies and incentives to encourage students who write and defend their graduate papers and essays in English or other foreign languages; to compile and publish bilingual training programs;

b/ To attach importance to the training and raising of English language skills for IT, electronics and telecommunications lecturers and teachers so that they are able to give lessons in English. To raise the quality of English language teaching for foreign language lecturers and teachers in IT human resource training institutions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Using open-source software in training activities

Educational institutions will exploit and use open-source software in training activities; elaborate training programs and contents and compile teaching materials and scientific research schemes on the basis of open standards; carry out research schemes, graduate papers and essays on the basis of exploiting open-source software; and use open-source software in their office work and training activities. From September 2011. all educational institutions will use mostly open-source software in training, teaching and application activities.

7. Developing an education network (Edu.Net)

a/ To provide broadband Internet connection and exclusively leased channels via optical cables to all education administration units and education institutions;

b/ To build a data center for the education network;

c/ To set up an Internet education portal with digital contents and educational resources. To set up. select and purchase digital libraries containing books, textbooks, materials and lectures to serve teaching, studying and scientific research activities;

d/ To apply e-Iearning technologies. To elaborate training contents and programs and prepare lessons and organize training courses after the model of e-learning. To study and apply u-learning and u-learning;

dd/ To increase annual online training and retraining in IT applications for teachers, education administrators, students and pupils in order to save time and costs and achieve high training effectiveness.

8. Accelerating informatics teaching and IT application in general education schools

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To update teaching programs and contents based on modern and practical knowledge modules instead of using a single informatics program with rigid textbooks;

c/ To accelerate IT application in general education schools in order to renew teaching and learning methods in the direction that IT contents, instead of being taught in informatics lessons, will be included in each study subject by teachers themselves. Teachers of different study subjects will take the initiative in compiling and selecting documents and software (open-source) for applying IT to their teaching activities;

d/ To further train and retrain informatics teachers so as to improve their qualifications to meet the requirements for IT teaching and IT application in teaching activities, first of all, at the upper secondary level;

dd/ To elaborate and promulgate standards on IT application knowledge and skills applicable to teachers and administrators in education institutions.

9. Other solutions

a/ To build a database on domestic scientific and technological workers and overseas Vietnamese specialists who are specialized in IT in order to attract high-qualification IT scientists at home and abroad to participate in IT training and scientific research activities at tertiary training institutions in Vietnam;

b/ To organize forums for exchanging ideas on the training of IT, electronics and telecom­munications human resources so as to meet the needs for introduction, provision of suggestions transaction and association between, universities and IT, electronics and telecommunications enterprises and other economic entities;

c/ To adopt incentive policies to commend and reward and promote ranks for lecturers and teachers who are good at IT application and teachers who are good at preparing e-learning lessons and reach IT standards.

10. Estimated funds:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The capital structure and specific fund estimates will be identified by ministries, branches and localities in the process of formulating specific projects and schemes to perform their tasks assigned in the overall plan.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Education and Training shall:

a/ Specify this overall plan into programs, plans and investment projects and direct and organize their implementation at various levels according to set objectives and solutions. Guide educational institutions to formulate and submit their implementation plans for approval and implementation;

b/ Direct and organize the renewal of IT training and IT application training programs in various sectors;

c/ Standardize IT training levels; formulate and promulgate a system of standard knowledge and skills applicable to various IT training levels, provide for conditions on IT training and grant of IT certificates and develop a system of IT tests;

d/ Elaborate and promulgate or submit to competent authorities for promulgation mechanisms and policies to promote IT human resource training;

dd/ Formulate an overall plan on IT application in the education sector and a plan on building of an education network;

e/ Formulate specific plans on. and direct the performance of tasks of. training IT lecturers and teachers. Carry out the universalization of IT application knowledge and skills for teachers, lecturers and education administrators. To train and retrain IT officers in the education sector;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h/ The Human Resource Training Support and Supply Center under the Ministry of Education and Training will act as the focal point in accepting and providing supports for training activities under contracts signed with enterprises and organizations, especially for foreign-invested projects, and contracts on supply of high-qualified IT human resources;

i/ Annually, coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in organizing national conferences on IT human resource training in order to review the results of implementation of this plan, praise training institutions which achieve high training quality and supply a large number of IT workers for the society and enterprises with outstanding achievements in IT human resource training and the signing of training contracts.

2. The Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs shall:

Provide vocational training in IT, electronics and telecommunications with an objective of training about 100,000 persons with vocational college, vocational secondary or vocational elementary degrees in IT. electronics and telecommunications. To apply IT in vocational teaching and learning activities.

Vigorously step up the provision of IT vocational training under contracts signed between training institutions and enterprises and agencies having the demand for IT human resources.

3. The Ministry of Home Affairs shall:

a/ Assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Information and Communication and the Ministry of Education and Training in. formulating and promulgating the title and tasks of and criteria for chief information technology executive in state agencies;

b/ Coordinate with the Ministry of Education and Training in formulating programs on universalization of computer and Internet knowledge and skills for cadres, civil servants and employees in state management agencies and socio-political organizations;

c/ Formulate and promulgate before 2010: incentives regarding rank and grade promotion for chief information technology executives in state agencies and incentives regarding working conditions and retraining to raise qualifications for IT officers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Education and Training in, balancing and apportioning sources within annual state budget plans for implementation of this plan.

Article 2. Responsibilities of ministries, branches and localities

1. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communication, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in, formulating and implementing five-year and annual plans on IT human resource training in universities, colleges and professional secondary schools and plans on informatics teaching in general education schools and in organizing annual preliminary reviews and a final review of the implementation of this overall plan in its last year.

2. Ministries assigned to perform tasks specified in Part V, Article 1, of this Decision, shall formulate investment plans, implementation plans and organize some activities right in 2009.

3. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People's Committees shall base themselves on this overall plan and the approved long-term and annul plans on IT application in state agencies' activities to formulate and implement plans on IT training and retraining for their cadres, civil servants and employees. Provincial-level People's Committees shall formulate and implement plans on universalization of IT knowledge among local organizations and people.

4. Socio-political organizations, the Ho Chi Minh Communist Youth Union, the Vietnam Women's Union and socio-professional organizations shall coordinate with the Ministry of Education and Training, the Ministry of Information and Communication and provincial-level People's Committees in promoting the universalization of IT knowledge in society.

5. Enterprises shall take the initiative in providing IT training and retraining for their laborers and participate in training activities to meet the society's demands.

6. Education and training institutions shall base themselves on this overall plan to formulate long-term and annual plans and take the initiative in taking measures for training their human resources and raising their training quality to meet the society's demands.

Article 3. This Decision takes effect on the date of its signing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial-level People Committees, and concerned agencies shall implement this Decision.-

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Thien Nhan

 

;

Quyết định 698/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 698/QĐ-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
Ngày ban hành: 01/06/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 698/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…