ỦY
BAN NHÂN DÂN ------- |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 662/QĐ-UBND |
Quảng Ninh, ngày 02 tháng 03 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 47/2019/QH14;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 09/3/2020 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025; Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 09/10/2020 của Tỉnh ủy Quảng Ninh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV; Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 02/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2021;
Căn cứ Nghị quyết số 300/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 301/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021;
Căn cứ Chương trình hành động số 33/CT-TU ngày 27/01/2015 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về việc thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Chương trình hành động số 36-CTr/TU ngày 10/01/2020 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 219/TTr-STTTT ngày 25/02/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ xây dựng Đề án Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Tên Đề án: Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030.
2. Cơ quan chủ trì xây dựng Đề án: Sở Thông tin và Truyền thông.
3. Nội dung Đề cương của Đề án (Kèm theo Quyết định này).
1. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, đơn vị tư vấn, các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức xây dựng Đề án đảm bảo chất lượng, tiến độ hoàn thành và tuân thủ đúng trình tự theo quy định hiện hành của pháp luật; tổng hợp, tiếp thu, hoàn thiện Đề án báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định, thời gian trong tháng 4/2021.
2. Các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng Đề án đảm bảo chất lượng, tiến độ yêu cầu.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI SỐ TOÀN DIỆN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 662/QĐ-UBND ngày
02/03/2021 của UBND tỉnh)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. Sự cần thiết xây dựng Đề án
1. Bối cảnh chung
2. Tổng quan về tỉnh Quảng Ninh
3. Sự cần thiết lập đề án
II. Cơ sở xây dựng đề án
1. Cơ sở lý luận
2. Căn cứ pháp lý
3. Cơ sở thực tiễn
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ SỐ HÓA HIỆN NAY
1. Đánh giá về nhận thức và trình độ năng lực
1.1. Trong hệ thống chính trị
1.2. Người dân
1.3. Doanh nghiệp
2. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin
3. Hạ tầng ICT
4. Phần mềm ứng dụng
5. Đánh giá hệ thống cơ sở dữ liệu đã số hóa
6. Hiện trạng an toàn thông tin
7. Cơ sở nền tảng chuyển đổi số (Quảng Ninh có gì, chưa có gì, cần làm gì)
I. Quan điểm
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu giai đoạn 2021 -2025
1.1. Mục tiêu tổng quát
1.2. Mục tiêu cụ thể (nhận thức, nguồn nhân lực, hạ tầng, số hóa)
2. Mục tiêu đến năm 2030
2.1. Mục tiêu tổng quát
2.2. Mục tiêu cụ thể (nhận thức, nguồn nhân lực, hạ tầng, số hóa)
III. Nhiệm vụ
1. Phát triển nền tảng cho chuyển đổi số
1.1. Phát triển hạ tầng số dùng chung
1.2. Phát triển kho dữ liệu dùng chung và dữ liệu mở của tỉnh
1.3. Xây dựng nền tảng số dùng chung (Xác thực và định danh, thanh toán điện tử, liên thông dữ liệu, số hóa, nền tảng dữ liệu mở,...).
1.4. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng
1.5. Phát triển nguồn nhân lực (Chính quyền, doanh nghiệp, người dân)
2. Phát triển chính quyền số
2.1. Phát triển hạ tầng chính quyền số (Mạng truyền số liệu chuyên dùng, Trung tâm dữ liệu, Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến; thiết bị đầu cuối phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước; bảo đảm an toàn thông tin trong các cơ quan nhà nước,...).
2.2. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ thông minh, tiện ích phục vụ người dân và doanh nghiệp
2.3. Phát triển, hoàn thiện các hệ thống thông tin (Quản lý văn bản, họp thông minh, hệ thống báo cáo, hệ thống điều hành, quản lý,...) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, chỉ đạo, điều hành của hệ thống chính trị toàn tỉnh
2.4. Số hóa và sử dụng dữ liệu hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan đảng, mặt trận tổ quốc, tổ chức đoàn thể và các cấp chính quyền
2.5. Xây dựng và vận hành hiệu quả Trung tâm điều hành thông minh
3. Phát triển kinh tế số
3.1. Phát triển kinh tế số trong công nghiệp
3.2. Phát triển kinh tế số trong nông nghiệp
3.3. Phát triển kinh tế số trong khu vực dịch vụ
3.4. Phát triển kinh tế số trong tài chính ngân hàng
3.5. Xây dựng hệ sinh thái kinh doanh số lấy doanh nghiệp làm trung tâm (Doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh,...)
4. Phát triển xã hội số
4.1. Phát triển công dân số
4.2. Xây dựng văn hóa số
4.3. Xây dựng Hệ sinh thái xã hội số lấy công dân làm trung tâm trọng tâm xây dựng và phát triển giáo dục số, y tế số, thông tin số
IV. Giải pháp
1. Thay đổi nhận thức
2. Giải pháp về công tác lãnh đạo chỉ đạo
3. Giải pháp về đào tạo
4. Giải pháp về nguồn nhân lực
5. Giải pháp về tài chính
6. Giải pháp tuyên truyền
7. Giải pháp về hợp tác quốc tế
V. Kinh phí và lộ trình thực hiện
VI. Tổ chức thực hiện
1. Thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh
2. Trách nhiệm của Đảng đoàn HĐND và Ban cán sự Đảng UBND tỉnh
2.1. Đảng đoàn Hội đồng nhân dân
2.2. Ban cán sự Đảng UBND tỉnh
3. Các Ban Xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ
4. Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội
5. Các Đảng bộ trực thuộc tỉnh
6. Phối hợp với các bộ, ngành trung ương trong triển khai thực hiện Đề án
TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
I. Tính khả thi của Đề án
II. Hiệu quả của Đề án
1. Hiệu quả quản lý nhà nước
2. Hiệu quả về mặt kinh tế
3. Hiệu quả về mặt xã hội
III. Đánh giá về những thách thức, rủi ro của Đề án
IV. Kiến nghị, đề xuất
Quyết định 662/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ xây dựng Đề án Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: | 662/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ninh |
Người ký: | Nguyễn Thị Hạnh |
Ngày ban hành: | 02/03/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 662/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ xây dựng Đề án Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
Chưa có Video