BỘ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 613/QĐ-BKHCN |
Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2008 |
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định só
81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ ;
Căn cứ Quyết định số 18/2006/QĐ-BKHCN ngày 15/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ “Qui chế tổ chức quản lý hoạt động Chương trình khoa học và công
nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010” và Quyết định số
23/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc
bổ sung một số điều của “Qui chế tổ chức quản lý hoạt động Chương trình khoa học
và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010”;
Căn cứ Quyết định 24/2006/QĐ-BKHCN ngày 30/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ “Qui định về việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các
chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn
2006-2010”;
Căn cứ Quyết định số: 2026/QĐ-BKHCN, 2029/QĐ-BKHCN, 2030/QĐ-BKHCN và
2031/QĐ-BKHCN ngày 13/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê
duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của Chương trình khoa học và công
nghệ trọng điểm cấp Nhà nước KC.08/06-10; KX.01/06-10; KX.02/06-10 và
KX.03/06-10;
Căn cứ kết quả làm việc và kiến nghị của các Hội đồng khoa học và công nghệ tư
vấn xác định nhiệm vụ năm 2009 thuộc các chương trình khoa học và công nghệ trọng
điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006-2010;
Theo đề nghị của các Ông Chủ nhiệm Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm
cấp Nhà nước giai đoạn 2006-2010: KC.08/06-10; KX.01/06-10; KX.02/06-10;
KX.03/06-10, Giám đốc Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm
cấp Nhà nước và Vụ trưởng Vụ Khoa học xã hội và Tự nhiên,
QUYẾT ĐỊNH:
Thời gian thực hiện các đề tài trong Danh mục không quá 24 tháng.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Tên Chương trình: Khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Mã số: KC.08/06-10
(Kèm theo Quyết định số 613./QĐ-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
TT |
Tên Đề tài |
Định hướng mục tiêu |
Sản phẩm và yêu cầu đối với sản phẩm |
1 |
Nghiên cứu xử lý ô nhiễm không khí bằng vật liêu sơn Nano TiO2/Apatite, TiO2/Al2O3 và TiO2/bông thach anh. |
- Chế tạo được vật liệu sơn Nano TiO2/Apatite, TiO2/Al2O3 và TiO2/bông thach anh; - Ứng dụng các sản phẩm đã chế tạo xử lý hiệu quả ô nhiễm không khí (khử trùng, khí thải). |
-Quy trình công nghệ chế tạo vật liêu sơn Nano TiO2/Apatite, TiO2/Al2O3 và TiO2/bông thach anh; - Sản phẩm được chế tạo (mỗi loại từ 2 đến 5kg) có giá trị thực tế và giá thành hợp lý; -Mô hình triển khai ứng dụng các sản phẩm vào xử lý ô nhiễm không khí. |
2 |
Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các bãi thải khai thác và chế biến khoảng sản kim loại đến môi trường và sức khỏe con người và đề xuất biện pháp giảm thiếu. |
- Đánh giá được hiện trạng và diễn biến các bãi thải từ khai thác và chế biến khoáng sản kim loại; - Nghiên cứu quá trình phát tán và ảnh hưởng của các chất độc hại tới môi trường và sức khỏe con người; - Đề xuất và thử nghiệm một số giải pháp giảm thiếu ô nhiễm môi trường. |
- Xác lập được cơ chế, phạm vi và mức độ ảnh hưởng của các chất độc hại từ các bãi thải tới môi trường và sức khỏe con người; - Các giải pháp khả thi để xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường; - Mô hình công nghệ xử lý ô nhiễm. |
3 |
Đánh giá khả năng chịu tải các hệ sinh thái để làm cơ sở cho quy hoạch phát triển, bảo vệ môi trường lưu vực sông Vàm cỏ. |
- Đánh giá được nguyên nhân và diễn biến các hệ sinh thái dưới tác động của các phương án phát triển kinh tế xã hội trên lưu vực; - Xác đinh được khả năng chịu tải của các hệ sinh thái then chốt làm cơ sở cho quy hoạch phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững. |
-Kiểm kê, đánh giá nguyên nhân và diễn biến các hệ sinh thái, dự báo đến 2020; - Xác định khả năng chịu tải và các giải pháp phát triển bền vững các hệ sinh thái then chốt; - Đề xuất quy hoạch phat triển kinh tế xã hội trên quan điểm bảo tồn các hệ sinh thái và bảo vệ môi trường; -Đề xuất mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông; - Bộ cơ sở dữ liệu (Dữ liệu và Bản đồ) về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tài nguyên trên lưu vực. |
4 |
Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó. |
- Làm sáng tỏ mức độ biến đổi, tính chất biến đổi và xu thế biến đổi của các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan như: nhiệt độ, lượng mưa, bão và áp thấp nhiệt đới, nắng nóng, rét hại, mưa lớn, hạn hán,… - Đánh giá được tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan; - Lựa chọn được mô hình số trị khu vực phù hợp để mô phỏng nhiều năm và dự báo mùa các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan; - Đề xuất được các giải pháp chiến lược ứng phó phục vụ phòng tránh và giảm nhẹ tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan. |
- Kết quả đánh giá mức độ, tính chất và xu thế biến đổi của các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan trong chuỗi số liệu quan trắc hiện có; - Các mô hình thống kê, số trị khu vực thích hợp đối với mô phỏng và dự báo khí hậu với độ tin cậy cho phép, kèm theo các phần mềm hỗ trợ; - Các kết quả mô phỏng và dự báo thử nghiệm; - Các giải pháp chiến lược ứng phó có tính khả thi; - Qui trình dự báo khí hậu mùa có khả năng ứng dụng nghiệp vụ. |
5 |
Nghiên cứu xây dựng công nghệ điều hành hệ thống liên hồ chứa đảm bảo ngăn lũ, chậm lũ, an toàn vận hành hồ chứa và sử dụng hợp lý tài nguyên nước về mùa kiệt lưu vực sông Ba. |
Xây dựng được quy trình vận hành và hệ thống công nghệ phục vụ điều hành liên hồ chứa trên lưu vực sông đảm bảo việc ngăn lũ, chậm lũ, an toàn hồ chứa và sử dụng tổng hợp nguồn nước nhằm đem lại hiệu quả tổng hợp cao nhất của hệ thống hồ chứa về kinh tế - xã hội, môi trường đồng thời đáp ứng được các mục tiêu cụ thể của từng hồ chứa trong hệ thống. |
- Quy trình vận hành mùa lũ và mùa kiệt - Hệ thống công nghệ phục vụ điều hành: + Dự báo mưa - dòng chảy; + Dự báo yêu cầu dùng nước; + Phần mềm hỗ trợ xác định phương án điều hành. - Đề xuất các giải pháp về chính sách và kỹ thuật cho vận hành. |
6 |
Nghiên cứu các giải pháp sử dụng rừng để chắn sóng ven biển và giảm lũ ở Việt Nam. |
Xây dựng được các giải pháp khoa học cho việc sử dụng rừng để chắn sóng ven biển và giảm lũ ở Việt Nam. |
- Báo cáo khoa học đánh giá hiệu quả chắn sóng ven biển và giảm lũ của rừng hiện taị ở Việt Nam; - Tiêu chuẩn rừng chắn sóng ven biển và rừng giảm lũ ở Việt Nam; - Phương pháp và phần mềm xác định bề rộng và cấu trúc cần thiết của các đai rừng chắn sóng ven biển, xác định diện tích rừng cần thiết cho việc giảm lũ ở các lưu vực; - Bản đồ phân bố rừng phòng hộ chắn sóng ven biển và rừng giảm lũ ở Việt Nam; - Các giải pháp tổng thể cho quản lý rừng chắn sóng và rừng giảm lũ ở Việt Nam . |
Số lượng: 06 đề tài
Lưu ý:
- Thời gian thực hiện của các nhiệm vụ không quá 24 tháng;
- Hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn là: 16 giờ 30, ngày 23/5/2008;
Nơi nhận hồ sơ: Tại Văn phòng các chương trình (tầng 4, số 70 Trần Hưng Đạo, Hà Nội).
Tên chương trình: Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020
Mã số: KX.01/06-10
(Kèm theo Quyết định số: 613/QĐ-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
TT |
Tên Đề tài |
Định hướng mục tiêu |
Sản phẩm và yêu cầu đối với sản phẩm |
1 |
Luận cứ khoa học cho các quan điểm và chính sách chủ yếu nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020. |
- Luận chứng sự cần thiết, các điều kiện và khả năng tăng trưởng nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011 -2020; - Luận chứng các quan điểm chủ yếu về phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011 -2020; - Luận chứng các chính sách lớn về phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020. |
- Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt đáp ứng các mục tiêu đặt ra đối với từng vấn đề cụ thể; - Báo cáo kiến nghị cho Chính phủ nêu rõ các quan điểm, định hướng và các giải pháp chính sách lớn về phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011-2020. - Sách chuyên khảo; - 2-3 bài viết công bố trên tạp chí chuyên ngành; - Góp phần đào tạo. |
2 |
Hệ thống giám sát tài chính Quốc gia. |
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hệ thống giám sát tài chính quốc gia; - Xác định chức năng của các thể chế và các điều kiện đảm bảo cho việc hình thành và hoạt động có hiệu quả của của hệ thống giám sát tài chính quốc gia. |
- Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt đáp ứng các mục tiêu đặt ra; - Báo cáo kiến nghị cho Chính phủ luận giải rõ yêu cầu, căn cứ, cơ sở, quan điểm, lộ trình, các phương án giám sát tài chính quốc gia ở Việt Nam. - Sách chuyên khảo; - 2-3 bài viết công bố trên tạp chí chuyên ngành; - Góp phần đào tạo. |
3 |
Công nghiệp Việt Nam trong mạng sản xuất khu vực: Vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách. |
- Làm rõ khái niệm mạng sản xuất trong bối cảnh liên kết khu vực và quốc tế; - Phân tích lý luận về vai trò của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) và các hình thức tổ chức của chúng trong mạng sản xuất khu vực và toàn cầu; - Đánh giá thực trạng và triển vọng tham gia của các ngành công nghiệp Việt Nam trong mạng sản xuất khu vực; - Đề ra các phương hướng và giải pháp chính sách nhằm hỗ trợ các ngành công nghiệp Việt Nam tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất khu vực. |
- Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt đáp ứng các mục tiêu đặt ra; - Bản báo cáo kiến nghị cho Chính phủ trình bày rõ phương hướng và giải pháp chính sách nhằm hỗ trợ các ngành công nghiệp Việt Nam tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất khu vực; - Sách chuyên khảo; - 2-3 bài viết công bố trên tạp chí chuyên ngành; - Góp phần đào tạo. |
4 |
Chiến lược phát triển kinh tế Biển Đông của một số nước Đông Á – Tác động và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam |
- Làm rõ chiến lược phát triển kinh tế Biển Đông của một số nước Đông Á.; - Phân tích so sánh các chiến lược kể trên và đánh giá tác động của việc thực hiện các chiến lược phát triển đó đối với khu vực và Việt Nam; - Phân tích những vấn đề đặt ra cho Việt Nam và đề xuất các giải pháp chính sách thực hiện và điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam đến năm 2020. |
- Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt đáp ứng các mục tiêu đặt ra; - Bản báo cáo kiến nghị cho Chính phủ trình bày rõ quan điểm, phương hướng và các giải pháp thực hiện và điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam đến năm 2020; - Sách chuyên khảo; - 2-3 bài viết công bố trên tạp chí chuyên ngành; - Góp phần đào tạo. |
5 |
Những luận cứ khoa học cho chính sách phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho nền kinh tế Việt Nam đến năm 2020. |
- Vai trò của kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong nền kinh tế Việt Nam đến năm 2020 (lý thuyết và kinh nghiệm thế giới); - Đánh giá thực trạng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra; - Quan điểm và định hướng chính sách phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam đến năm 2020. |
- Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt đáp ứng các mục tiêu đặt ra; - Bản báo cáo kiến nghị cho Chính phủ luận giải rõ quan điểm và chính sách phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam đến năm 2020; - Sách chuyên khảo; - 2-3 bài viết công bố trên tạp chí chuyên ngành; - Góp phần đào tạo. |
6 |
Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đến năm 2020. |
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam; - Đánh giá thực trạng phát triển và chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam hiện nay ; - Đề ra các phương hướng và giải pháp chính sách nhằm phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đến năm 2020. |
- Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt đáp ứng các mục tiêu đặt ra; - Bản báo cáo kiến nghị cho Chính phủ luận giải rõ các phương hướng và giải pháp chính sách nhằm phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đến năm 2020; - Sách chuyên khảo; - 2-3 bài viết công bố trên tạp chí chuyên ngành; - Góp phần đào tạo. |
Số lượng: 06 Đề tài.
Lưu ý:
- Thời gian thực hiện của các nhiệm vụ không quá 24 tháng;
- Hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn là: 16 giờ 30, ngày 23/5/2008;
Nơi nhận hồ sơ: Tại Văn phòng các chương trình (tầng 4, số 70 Trần Hưng Đạo, Hà Nội).
Tên chương trình: Quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam
Mã số: KX.02/06-10
(Kèm theo Quyết định số:613/QĐ-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
TT |
Tên Đề tài |
Định hướng mục tiêu |
Sản phẩm và yêu cầu đối với sản phẩm |
1 |
Nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong tiến trình đổi mới. |
- Phân tích cơ sở khoa học của việc nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong tiến trình đổi mới; - Làm rõ đặc điểm, nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam; - Đánh gía thực trạng trạng năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta qua hơn hai thập niên đổi mới: thành tựu, hạn chế, bài học và những vấn đề đặt ra; - Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong điều kiện mới. |
- Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt báo cáo kiến nghị đáp ứng được yêu cầu sau: + Làm rõ đặc điểm sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội (những khác biệt so với lãnh đạo các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại) trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập. + Phát hiện chính xác các vấn đề đặt ra về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội đến năm 2020 đòi hỏi Đảng phải nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo. + Luận chứng rõ căn cứ khoa học của các quan điểm, giải pháp về nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội. - Sách chuyên khảo chuyên sâu về nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong tiến trình đổi mới; - 2-3 bài viết công bố trên tạp chí chuyên ngành; - Góp phần đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. |
2 |
Vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong tiến trình đổi mới. |
- Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về bản chất, chức năng, vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong điều kiện kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế; - Phân tích những biến đổi về vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong những năm đổi mới. Thực trạng, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục phát huy vai trò của nhà nước trong phát triển xã hội; - Dự báo xu hướng, đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm đổi mới, phát huy vai trò của nhà nước đối với sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta đến năm 2020. |
- Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt và báo cáo kiến nghị đề tài đáp ứng được các yêu cầu sau: + Làm rõ đặc điểm vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta (những khác biệt với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại...) + Đánh giá thực trạng, xu hướng của quản lý nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong thời gian qua; + Đề xuất quan điểm, giải pháp đảm bảo tính khả thi của điều kiện thực tế Việt Nam và tính toán đầy đủ các xu hướng phát triển. - Sách chuyên khảo về vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội nước ta trong tiến trình đổi mới; - 2-3 bài viết công bố trên tạp chí chuyên ngành; - Góp phần đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. |
3 |
Vấn đề gia đình trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi mới |
- Phân tích đặc điểm của mô hình gia đình truyền thống Việt Nam, vị trí, vai trò của nó trong sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội; - Nhận dạng những biến đổi của gia đình truyền thống Việt Nam (cơ cấu, chức năng, vai trò), các yếu tố tác động đến sự biến đổi đó và những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát huy vai trò gia đình Việt Nam trong PTXH và QLPTXH; - Dự báo xu hướng biến đổi của gia đình Việt Nam và đề xuất quan điểm, giải pháp phát huy vai trò gia đình Việt Nam đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong quá trình đổi mới. |
- Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt và báo cáo kiến nghị đáp ứng được các yêu cầu sau: + Chỉ ra mức độ, tính chất biến đổi của gia đình truyền thống Việt Nam dưới tác động của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh; + Làm rõ những tác động tích cực và tiêu cực từ những biến đổi của gia đình truyền thống Việt Nam đối với sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội. + Đảm bảo tính khả thi của các quan điểm, giải pháp về phát huy vai trò gia đình Việt Nam đối với PTXH và QLPTXH hiện nay. - Sách chuyên khảo về vấn đề gia đình trong sự PTXH và QLPTXH ở nước ta trong tiến trình đổi mới; - 2-3 bài viết công bố trên tạp chí chuyên ngành; - Góp phần đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. |
4 |
Nguồn nhân lực và nhân tài cho phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới. |
- Luận chứng cơ sở khoa học của nguồn nhân lực và nhân tài cho phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong tiến trình đổi mới; - Phân tích, làm rõ nhu cầu về nguồn nhân lực, nhân tài (cơ cấu, số lượng, chất lượng...) cho phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội hiện nay và chuẩn bị đến năm 2020; - Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, nhân tài cho phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta; những vấn đề đặt ra cần giải quyết; - Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta đến năm 2020. |
- Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt và báo cáo kiến nghị đáp ứng được các yêu cầu sau: + Phân tích đặc điểm phát triển nguồn nhân lực, nhân tài cho phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội (những khác biệt so với lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh...) + Phân tích thực trạng nguồn nhân lực, nhân tài cho phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay, nguyên nhân của thực trạng; + Đề xuất quan điểm, giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, nhân tài đảm bảo tính khả thi, phù hợp đặc điểm nước ta hiện nay. - Sách chuyên khảo về nguồn nhân lực, nhân tài đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta; - 2- 3 bài viết công bố trên tạp chí chuyên ngành; - Góp phần đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. |
5 |
Vấn đề môi trường sinh thái trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta đến 2020. |
- Luận giải vai trò của môi trường sinh thái và quan hệ giữa môi trường sinh thái đối với sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội; - Nhận diện tác động của sự biến đổi môi trường sinh thái đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta; - Dự báo các xu hướng biến đổi của môi trường và tác động của những biến đổi đó đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội; - Đề xuất giải pháp thích ứng và đối phó với biến đổi của môi trường đến năm 2020 nhằm phục vụ các mục tiêu phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội. |
- Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt và báo cáo kiến nghị đáp ứng được yêu cầu sau: + Phân tích vai trò, mối quan hệ giữa môi trường với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội; + Đánh giá mức độ, tính chất những tác động của biến đổi môi trường đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội đến 2020.; + Đề xuất các giải pháp khả thi hạn chế ảnh hưởng của biến đổi môi trường đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội. - Sách chuyên khảo; - 2-3 bài viết công bố trên tạp chí chuyên ngành; - Góp phần đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. |
6 |
Tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay - Thực trạng, xu hướng và giải pháp ngăn ngừa, khắc phục. |
- Nhận dạng những biểu hiện mới của tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay: Tính chất, diễn biến, đặc điểm, quy mô, phạm vi, nguồn gốc và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội; - Thực trạng khắc phục và phòng ngừa các tệ nạn xã hội thời gian qua: Kết quả, tồn tại và nguyên nhân; - Dự báo diễn biến tệ nạn xã hội trong thời gian tới và đề xuất giải pháp phòng ngừa, khắc phục. |
- Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt và báo cáo kiến nghị đáp ứng được yêu cầu sau: + Nhận dạng những biểu hiện mới của tệ nạn xã hội trong bối cảnh hiện nay; + Phân tích mức độ, tính chất, phương thức, hậu quả của tệ nạn xã hội đối với sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội; + Đề xuất hệ quan điểm, giải pháp có tính đột phá nhằm phòng ngừa và khắc phục tệ nạn xã hội. - Sách chuyên khảo nhận diện tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay; - 2-3 bài viết công bố trên tạp chí chuyên ngành; - Góp phần đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. |
Số lương: 06 đề tài
Lưu ý:
- Thời gian thực hiện của các nhiệm vụ không quá 24 tháng;
- Hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn là: 16 giờ 30, ngày 23/5/2008;
Nơi nhận hồ sơ: Tại Văn phòng các chương trình (tầng 4, số 70 Trần Hưng Đạo, Hà Nội).
Tên chương trình: Xây dựng con người và phát triển văn hoá Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế
Mã số: KX.03/06-10
(Kèm theo Quyết định số:613 /QĐ-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
TT |
Tên Đề tài |
Định hướng mục tiêu |
Sản phẩm và yêu cầu đối với sản phẩm |
1 |
Văn hoá và lối sống đô thị trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay . |
- Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản: các khái niệm lối sống, lối sống đô thị, các yếu tố cấu thành và đặc trưng của lối sông đô thị; - Làm rõ thực trạng và lối sống đô thị trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay; - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao lối sống đô thị hiện nay; |
- Báo cáo kết quả nghiên cứu gồm: + Báo cáo tổng hợp; + Báo cáo tóm tắt. Các sản phẩm trên phải nêu được những đặc điểm cơ bản hiện nay của đời sống văn hoá và lối sống của cư dân ở đô thị Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế và giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc. - Bản kiến nghị; - Một số bài nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước; - Góp phần đào tạo sau đại học. |
2 |
Đổi mới văn hoá lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay. |
- Xác định hệ thống khái niệm văn hoá lãnh đạo, quản lý; - Làm rõ thực trạng văn hoá lãnh đạo và quản lý ở nước ta hiện nay; - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao văn hoá lãnh đạo và quản lý ở nước ta hiện nay. |
- Báo cáo kết quả nghiên cứu gồm: + Báo cáo tổng hợp; + Báo cáo tóm tắt. Các sản phẩm trên phải làm rõ những nội dung của văn hoá lãnh đạo và quản lý, phân tích những vấn đề đặt ra hiện nay trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cho Việt Nam. - Bản kiến nghị; - Một số bài nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước. - Góp phần đào tạo sau đại học. |
3 |
Tôn giáo và tín ngưỡng trong đời sống văn hoá Việt Nam hiện nay. |
- Xác định rõ các khái niệm tôn giáo và tín ngưỡng; - Làm rõ thực trạng tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống văn hoá Việt Nam hiện nay. - Đề xuất các giải pháp quản lý và dự báo sự tác động đối với phát triển văn hoá ở nước ta hiện nay. |
- Báo cáo kết quả nghiên cứu gồm: + Báo cáo tổng hợp; + Báo cáo tóm tắt. Các sản phẩm trên phải làm rõ tôn giáo tín ngưỡng với tư cách là một trong các bộ phận cấu thành văn hoá và tác động của tôn giáo tín ngưỡng đối với văn hoá Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập. - Bản kiến nghị; - Một số bài nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước; - Góp phần đào tạo sau đại học. |
4 |
Vai trò của gia đình trong sự phát triển văn hoá và phát triển nhân cách ở nước ta hiện nay. |
- Làm rõ một số khái niệm cơ bản: Gia đình, phát triển nhân cách, mối quan hệ giữa phát triển văn hoá và phát triển nhân cách; - Chỉ ra thực trạng vai trò của gia đình trong sự phát triển văn hoá và nhân cách ở nước ta hiện nay; - Đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của gia đình đối với phát triển văn hoá và nhân cách ở nước ta hiện nay. |
- Báo cáo kết quả nghiên cứu gồm: + Báo cáo tổng hợp; + Báo cáo tóm tắt. Các sản phẩm trên phải làm rõ thực trạng và vai trò của gia đình đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm gia đình trong việc xây dựng con người và văn hoá Việt Nam hiện nay; - Bản kiến nghị; - Một số bài nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước; - Góp phần đào tạo sau đại học. |
Số lượng: 04 Đề tài.
Lưu ý:
- Thời gian thực hiện của các nhiệm vụ không quá 24 tháng;
- Hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn là: 16 giờ 30, ngày 23/5/2008;
Nơi nhận hồ sơ: Tại Văn phòng các chương trình (tầng 4, số 70 Trần Hưng Đạo, Hà Nội).
Quyết định 613/QĐ-BKHCN năm 2008 phê duyệt danh mục đề tài thuộc các Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010 để tuyển chọn thực hiện trong kế hoạch năm 2009 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Số hiệu: | 613/QĐ-BKHCN |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Người ký: | Lê Đình Tiến |
Ngày ban hành: | 08/04/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 613/QĐ-BKHCN năm 2008 phê duyệt danh mục đề tài thuộc các Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010 để tuyển chọn thực hiện trong kế hoạch năm 2009 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Chưa có Video