ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2021/QĐ-UBND |
Quảng Ninh, ngày 08 tháng 9 năm 2021 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG THÔNG TIN DỮ LIỆU GIÁM SÁT TÀU CÁ TỈNH QUẢNG NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật năm 2015 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật năm 2020; Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017;
Căn cứ Nghị định số 34/201 6/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016.
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 24/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế phối hợp liên ngành giữa các Ban, Bộ, Ngành và Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển trong trao đổi, xử lý thông tin ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình hình tàu cá Việt Nam vi phạm các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ở vùng biển nước ngoài;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3897/TTr-SNNPTNT-CCTS ngày 25/8/2021 và Báo cáo thẩm định số 69/BC-STP ngày 23/3/2021 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu giám sát tàu cá tỉnh Quảng Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các Giám đốc: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thành phố; Chi cục Trưởng Chỉ cục Thủy sản tỉnh Quảng Ninh; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG THÔNG TIN DỮ LIỆU GIÁM SÁT
TÀU CÁ TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định
số 44/2021/QĐ-UBND ngày 08/9/2021 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Quy chế này quy định về quản lý, khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Quảng Ninh.
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu thiết bị giám sát tàu cá, cụ thể:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thủy sản).
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.
- Công an tỉnh.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố (cấp huyện) có tàu cá trên địa bàn tỉnh.
- Các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá được Tổng cục Thủy sản công bố.
- Văn phòng Đại diện kiểm soát nghề cá hoặc Ban Quản lý cảng cá trong danh sách cảng cá chỉ định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Các chủ tàu, người điều khiển phương tiện khai thác thủy sản và tàu hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.
1. Hệ thống giám sát tàu cá: Là hệ thống được tích hợp bởi thiết bị lắp đặt trên tàu cá kết nối với trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá của Tổng cục Thủy sản để quản lý, giám sát hành trình, hoạt động của tàu cá trên các vùng biển.
2. Dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá: Là thông tin chủ tàu, đặc điểm, trang thiết bị trên tàu, vận tốc, hướng đi, tọa độ, vị trí của tàu cá theo thời gian; trạng thái hoạt động của thiết bị giám sát hành trình; thời gian cập nhật dữ liệu gần nhất; khoảng cách từ tàu cá đến vị trí khác; dữ liệu về cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, khu bảo tồn biển, khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn, các vùng biển; dữ liệu về dự báo thời tiết trên biển và nguồn lợi thủy sản, ngư trường khai thác; nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua, chuyển tải.
3. Khai thác dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá: Là hoạt động quan sát, trích xuất toàn bộ hoặc một phần dữ liệu từ hệ thống giám sát tàu cá.
4. Sử dụng thông tin dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá: Là hoạt động phân tích, đánh giá dữ liệu được trích xuất từ hệ thống giám sát tàu cá nhàm phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn, xử lý vi phạm về hoạt động nghề cá và công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển.
Điều 4. Quản lý, chia sẻ và bảo mật thông tin dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá
1. Quản lý, chia sẻ thông tin hệ thống giám sát tàu cá
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thủy sản) là cơ quan đầu mối quản lý, khai thác, truy cập, sử dụng thông tin dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá của tỉnh; thực hiện chia sẻ thông tin dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá cho Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan trong phối hợp thực hiện xử lý dữ liệu hệ thống thống giám sát tàu cá.
2. Bảo mật thông tin dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá
Dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá thuộc phạm vi bí mật nhà nước, các tổ chức cá nhân được phân quyền truy cập hệ thống giám sát tàu cá không được chia sẻ thông tin cho bên thứ 3 và thực hiện chế độ bí mật theo khoản 4 Điều 3 Quyết định số 988/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 5. Phân quyền, quản lý thông tin dữ liệu giám sát tàu cá
1. Đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên
Chi cục Thủy sản và các cơ quan, tổ chức có liên quan được Tổng cục Thủy sản phân quyền khai thác, sử dụng và xử lý dữ liệu giám sát tàu cá đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.
2. Đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Chi cục Thủy sản quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu giám sát tàu cá của tỉnh, xử lý dữ liệu giám sát tàu cá đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét, cụ thể:
a) Quản lý, khai thác, sử dụng và xử lý dữ liệu giám sát tàu cá theo quy định đối với tàu cá thuộc phạm vi quản lý của tỉnh;
b) Thực hiện chế độ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật;
c) Không cung cấp, chia sẻ thông tin cho tổ chức, cá nhân khác khi chưa được sự đồng ý của Tổng cục Thủy sản;
d) Phân quyền cho tổ chức quản lý tại các cảng cá thuộc tỉnh (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định, công bố) được phép khai thác, sử dụng dữ liệu từ hệ thống giám sát tàu cá đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.
3. Các cơ quan, đơn vị có liên quan được trang bị các thiết bị cần thiết để tiếp nhận thông tin dữ liệu giám sát tàu cá của tỉnh và phối hợp xử lý thông tin giám sát tàu cá.
Điều 6. Khai thác thông tin, dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá
Thực hiện theo Điều 5 Điều 6 Quyết định số 559/QĐ-TCTS-TTTS ngày 17/10/2019 của Tổng cục Thủy sản về việc ban hành Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu của hệ thống giám sát tàu cá tại Tổng cục Thủy sản.
Điều 7. Nội dung, nguyên tắc và phương thức phối hợp
1. Nội dung phối hợp
a) Tiếp nhận, phát hiện, trích xuất, phân tích, đánh giá, cung cấp và xử lý thông tin đối với các thiết bị giám sát hành trình cảnh báo mất tín hiệu kết nối; hoạt động sai vùng biển; vượt ranh giới cho phép trên biển; cấp cứu, khẩn cấp và một số trường hợp khác theo quy định;
b) Kiểm tra, giám sát các hoạt động lịch sử hành trình tàu cá và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo đúng quy định;
c) Cung cấp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước; tham mưu, tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên và quy định của pháp luật về giám sát hành trình tàu cá;
d) Xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp phải được bàn bạc, thống nhất giải quyết trên cơ sở thẩm quyền được giao. Nếu chưa đồng thuận phải tổng hợp, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.
2. Nguyên tắc phối hợp
a) Tập trung, thống nhất sự chỉ huy, chỉ đạo, điều hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng.
b) Kịp thời, thiết thực, hiệu quả đảm bảo sự bình đẳng, đoàn kết, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
c) Có trách nhiệm bảo vệ, giữ bí mật về lực lượng, phương tiện, biện pháp nghiệp vụ của các cơ quan phối hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
3. Phương thức phối hợp
a) Các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị cấp huyện, cấp xã thường xuyên phối hợp với cơ quan đầu mối trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động giám sát hành trình tàu cá; chủ động thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản lý nhà nước về hoạt động giám sát hành trình tàu cá trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, đơn vị và cấp mình quản lý;
b) Các cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp phải thường xuyên trao đổi thông tin, kịp thời đề xuất về các nội dung cần phối hợp, thống nhất, triển khai thực hiện đảm bảo đồng bộ và hiệu quả;
c) Theo tính chất, quy mô của từng vụ việc cụ thể, cơ quan chủ trì ban hành văn bản, hoặc trao đổi trực tiếp thông qua các phương tiện thông tin liên lạc để đề nghị phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
d) Đối với những vụ việc cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan, đơn vị, cơ quan chủ trì chủ động thực hiện hoạt động phối hợp bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và tuân thủ trình tự, thủ tục giải quyết theo quy định.
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP XỬ LÝ DỮ LIỆU HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀU CÁ
Điều 8. Trường hợp thiết bị giám sát tàu cá mất tín hiệu kết nối trên biển
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tiếp nhận, phát hiện, xử lý thông tin, trích xuất, phân tích, đánh giá dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá và lập danh sách tàu cá.
b) Trong khoảng thời gian không quá 2 giờ khi phát hiện tàu cá mất tín hiệu thiết bị giám sát hành trình, thông báo cho chủ tàu, thuyền trưởng hoặc người nhà chủ tàu (nếu có) qua điện thoại và yêu cầu thuyền trưởng bật thiết bị giám sát hành trình.
c) Trường hợp tàu cá cố tình vi phạm hoặc không liên lạc được trong khoảng thời gian không quá 6 giờ kể từ khi phát hiện vụ việc, thông báo bằng văn bản đến Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tinh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh. Trường hợp xác định mất kết nối do hỏng máy thì yêu cầu chủ tàu thông báo với thuyền trưởng định kỳ báo vị trí tàu cá 06 giờ/lần bằng các thiết bị thông tin liên lạc khác về Chi cục Thủy sản để theo dõi và cập nhật thông tin cho đến khi tàu cá về bờ.
d) Trường hợp tàu cá không chấp hành cảnh báo hoặc không liên lạc được sau 05 ngày kể từ khi phát hiện tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển, thông báo bằng văn bản đến Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và tổ chức, cá nhân có liên quan để có thông tin tàu cá đã về bờ chưa.
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
a) Phối hợp thông báo chủ tàu cá, yêu cầu thuyền trưởng bật thiết bị giám sát hành trình.
b) Kiểm tra, rà soát thông tin, kết quả tàu cá xuất, nhập trình Trạm Kiểm soát Biên phòng tuyến biển và quá trình chấp hành pháp luật của chủ tàu cá, thuyền trưởng liên quan đến tàu cá; chủ trì kiểm tra, xác minh nguyên nhân tàu cá mất tín kết nối trên biển và xử lý vi phạm (nếu có) theo thẩm quyền quy định.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện
Tiếp nhận thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; tổ chức triển khai, thông tin các nội dung liên quan đến chủ tàu hoặc đại diện hợp pháp của chủ tàu; phối hợp kiểm tra, xác minh làm rõ vụ việc tại nơi cư trú của chủ tàu cá.
4. Đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình
a) Phối hợp kiểm tra kỹ thuật và xác định nguyên nhân thiết bị mất kết nối.
b) Liên tạc với chủ tàu, thuyền trưởng yêu cầu bật thiết bị giám sát hành trình hoạt động. Trường hợp thiết bị giám sát bị hỏng, yêu cầu thuyền trưởng thực hiện báo cáo vị trí theo quy định.
c) Liên lạc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thủy sản) báo cáo cụ thể tình hình tàu cá mất tín hiệu biết, để cùng phối hợp khắc phục.
Điều 9. Trường hợp thiết bị giám sát cảnh báo tàu cá cấp cứu, khẩn cấp
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Thường trực hệ thống giám sát tàu cá tiếp nhận, phát hiện, xử lý thông tin, trích xuất, phân tích, đánh giá dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá.
b) Phát hiện các trường hợp tàu cá bật tín hiệu cấp cứu (SOS), liên lạc ngay với chủ tàu cá, thuyền trưởng hoặc đại diện hợp pháp của chủ tàu cá, thuyền trưởng để xác minh thông tin;
c) Trường hợp tàu cá gặp tai nạn hoặc sự cố trên biển, thông báo gửi Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
a) Tiếp nhận, phát hiện, xử lý thông tin, trích xuất, phân tích, đánh giá dữ liệu hệ thông giám sát tàu cá, phối hợp liên lạc với chủ tàu cá, thuyền trưởng hoặc đại diện hợp pháp của chủ tàu cá, thuyền trưởng để xác minh thông tin;
b) Phối hợp hỗ trợ tàu cá gặp sự cố, tai nạn trên biển.
3. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh
a) Tiếp nhận thông tin tàu cá gặp sự cố, tai nạn trên biển từ các cơ quan;
b) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ tàu cá gặp sự cố, tai nạn trên biển theo quy định.
Điều 10. Trường hợp thiết bị giám sát cảnh báo tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Thường trực hệ thống giám sát tàu cá tiếp nhận, phát hiện, xử lý thông tin, trích xuất, phân tích, đánh giá dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá;
b) Trong khoảng thời gian không quả 45 phút kể từ khi phát hiện tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển thông báo bằng văn bản đến Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và tổ chức, cá nhân liên quan để kiểm tra, xác minh.
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
a) Tiếp nhận, xử lý thông tin, phân tích, đánh giá dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá và lập danh sách tàu cá, đồng thời thông báo ngay đến chủ tàu cá yêu cầu thuyền trưởng đưa tàu cá trở về vùng biển Việt Nam;
b) Trường hợp tàu cá cố tình vi phạm hoặc không liên lạc được, thông báo bằng văn bản đến Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện và tổ chức, cá nhân có liên quan để phối hợp kiểm tra, xác minh.
c) Tiếp tục duy trì liên lạc thường xuyên với chủ tàu cá, thuyền trưởng đến khi tàu cá trở về vùng biển Việt Nam;
d) Xử lý vi phạm khi tàu về bờ (nếu có) khi tàu cá về bờ.
3. Công an tỉnh
Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan xác minh, làm rõ vụ việc để xử lý (nếu có) theo quy định.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện
Tiếp nhận thông báo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; tổ chức triển khai, thông tin các nội dung liên quan đến chủ tàu hoặc đại diện hợp pháp của chủ tàu; phối hợp kiểm tra, xác minh làm rõ vụ việc tại nơi cư trú của chủ tàu cá.
Điều 11. Trách nhiệm của các Cơ quan, đơn vị có liên quan
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chỉ đạo Chi cục Thủy sản tổ chức phân công trực ban giám sát tàu cá 24h/24h trên hệ thống giám sát tàu cá; tiếp tiếp nhận, phát hiện, xử lý thông tin, trích xuất, phân tích, đánh giá dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá.
b) Tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này và theo dõi việc tổ chức thực hiện của các cơ quan, đơn vị; đánh giá tình hình, kết quả thực hiện hoạt động phối hợp, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Tổng hợp, cập nhật, công bố rộng rãi tới các cơ quan, đơn vị và trên phương tiện thông tin đại chúng địa chỉ, số điện thoại người tiếp nhận xử lý thông tin và thực hiện tất cả các chức năng theo quy chế trong thời gian 10 ngày kể từ khi Quyết định có hiệu lực.
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tinh:
a) Chủ trì phối hợp với đơn vị liên quan điều tra, xử lý đối với tàu cá cố tình vượt ranh giới cho phép trên biển, mất tín hiệu kết nối trên biển theo thẩm quyền quy định; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý những nội dung vượt quá thẩm quyền theo quy định.
b) Chỉ đạo các phòng, ban, đồn, trạm kiểm soát trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy trình này, kiên quyết không cho xuất bến đối với tàu cá chưa lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
c) Thông báo kết quả điều tra, xử lý đối với các tàu cố tình vi phạm về Sở Nông (qua Chi cục Thủy sản) để tổng hợp.
3. Công an tỉnh: Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xác minh tàu cá của tỉnh Quảng Ninh vượt ranh giới cho phép trên biển và cá hành vi vi phạm khác.
4. UBND cấp huyện:
a) Phối hợp với các đơn vị có liên quan xác minh thông tin và thông báo đến gia đình chủ tàu, thuyền trưởng có tàu cá bị mất tín hiệu kết nối giám sát hành trình bật thiết bị hoặc đưa tàu trở lại vùng biển Việt Nam
b) Phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chức tiến hành thực hiện các thủ tục ban đầu với các tàu cố tình vượt ranh giới vùng biển được phép khai thác thủy sản và tàu cá bị mất tín hiệu thiết bị giám sát hành trình khi tàu cá nhập bến.
5. Đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá:
a) Cập nhật, quản lý thông tin về tàu, chủ tàu, thiết bị giám sát tàu cá và tự động truyền về trung tâm dữ liệu giám sát hành trình tàu cá, xử lý sự cố tín hiệu thiết bị giám sát tàu cá do đơn vị mình cung cấp. Báo cáo định kỳ hàng quý, 06 tháng, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Thực hiện việc cung cấp, sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và các dịch vụ khác theo quy định. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và chủ tàu cá để kiểm tra xác định nguyên nhân thiết bị giám sát tàu cá không hoạt động, mất tín hiệu và thực hiện đầy đủ các cam kết với chủ tàu cá về bảo hành, sửa chữa hoặc thay mới thiết bị.
6. Chủ tàu cá, thuyền trưởng
a) Đảm bảo thiết bị giám sát hành trình hoạt động liên tục theo quy định điểm g, khoảng 3, Điều 44 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.
b) Thông tin khẩn cấp về Chi cục Thủy sản tỉnh bằng thiết bị giám sát hành trình hoặc thiết bị thông tin liên lạc trên tàu trong các trường hợp sau đây: Tàu cá hoặc người trên tàu cá bị tai nạn đề nghị hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn hoặc phát hiện hành vi gây nguy hiểm cho tàu và người trên tàu từ tác nhân bên ngoài vượt quá khả năng xử lý; Thiết bị giám sát hành trình bị sự cố, mất nguồn, mất tín hiệu; Thông tin cần thiết khác.
c) Nghiêm cấm sử dụng các biện pháp vô hiệu hóa hoạt động của thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá hoặc thực hiện báo động giả về cứu hộ, cứu nạn trên thiết bị giám sát hành trình lắp trên tàu cá.
d) Trường hợp chủ tàu nếu thay đổi thông tin về tàu cá, thiết bị giám sát hành trình lắp trên tàu cố (mua, bán, chuyển thiết bị, thay đổi thiết bị, tháo kẹp chì để sửa chữa thiết bị) thì chủ tàu phải khai báo với Chi cục Thủy sản và đơn vị cung cấp thiết bị để điều chỉnh thông tin phù hợp.
Điều 12. Sửa đổi bổ sung Quy chế
Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có phát sinh vướng mắc, các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Thủy sản) để tổng hợp, tham mưu, đề xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.
Quyết định 44/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu giám sát tàu cá tỉnh Quảng Ninh
Số hiệu: | 44/2021/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ninh |
Người ký: | Phạm Văn Thành |
Ngày ban hành: | 08/09/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 44/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu giám sát tàu cá tỉnh Quảng Ninh
Chưa có Video