BỘ
TÀI NGUYÊN VÀ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 417/QĐ-BTNMT |
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2021 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 701/QĐ-TTg ngày 26/5/2020 về kiện toàn Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử; số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 Phê duyệt đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030; số 2117/QĐ-TTg ngày 16/12/2020 Ban hành Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 Ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030; số 127/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 Ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030; số 206/QĐ-TTg ngày 11/02/2021 Phê duyệt Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình chuyển đổi số tài nguyên và môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
CHUYỂN ĐỔI SỐ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2030
(Kèm theo Quyết định số 417/QĐ-BTNMT
ngày 10 tháng 03 năm
2021 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường)
Ngành tài nguyên và môi trường quản lý, điều hành cơ bản trên phương thức, quy trình, mô hình của công nghệ số và kết quả phân tích, xử lý dữ liệu số; áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao. Tạo thế chủ động, hiệu lực, hiệu quả trong: quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường; bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường.
2.1. Mục tiêu đến năm 2025
a) Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
- Hoàn thiện cơ bản hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật bắt kịp thay đổi nhanh chóng của công nghệ, bảo đảm phát triển, vận hành Chính phủ điện tử ngành, đáp ứng yêu cầu tiến trình chuyển đổi số.
- 100% dịch vụ công trực tuyến cung cấp ở mức độ 4, được xác thực một lần, cung cấp trên nhiều nền tảng thiết bị, tối ưu hóa, mang lại sự thuận tiện cho người dùng; 70% dịch vụ hành chính công phát sinh hồ sơ trực tuyến; tích hợp các dịch vụ công trực tuyến với Cổng Dịch vụ công quốc gia. 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
- Duy trì 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
- 100% báo cáo tổng hợp, báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê của Bộ được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
- 80% cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường được xây dựng, cập nhật trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) có sự đóng góp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng; trong đó cơ bản hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia; cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia; sẵn sàng kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu mở để thực hiện dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp, vận hành Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh.
- 80% thiết bị trong điều tra, khảo sát, quan trắc, đo đạc sử dụng công nghệ số, bảo đảm thu nhận trực tiếp dữ liệu số, trong đó 70% tích hợp giải pháp thông minh sử dụng công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT).
- Từ 50% công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và chuyên môn của ngành hoàn toàn dựa trên phân tích, xử lý dữ liệu sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI); trong đó đến 80% công tác giám sát, dự báo, cảnh báo về tài nguyên và môi trường dựa trên phân tích, xử lý dữ liệu lớn theo thời gian thực, hỗ trợ ra quyết định chính xác, kịp thời, đúng quy định.
- 50% hoạt động thanh tra, kiểm tra của ngành được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
- Bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp, 100% máy chủ, máy trạm của Bộ được triển khai giải pháp phòng chống mã độc; hoàn thành xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin; 100% hệ thống thông tin cấp độ 3, 4, 5, hệ thống thông tin quan trọng quốc gia được giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.
- 100% người làm việc trong ngành được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng số, trong đó 30% được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu.
- Chi cho phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số, duy trì vận hành các hệ thống công nghệ số từ 1,5%-2% tổng ngân sách sự nghiệp và đầu tư phát triển.
b) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về thu nhận, tạo lập, quản lý tài nguyên số về tài nguyên và môi trường, cho phát triển kinh tế số.
- Cung cấp và triển khai dịch vụ dữ liệu, thông tin về tài nguyên và môi trường cho tổ chức, cá nhân, cộng đồng cho phát triển kinh tế số, dịch vụ nội dung số. Góp phần để tỷ trọng kinh tế số chiếm 20% GDP, năng suất lao động hàng năm tăng 7%.
c) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
Tuyên truyền, truyền thông số nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển đổi số tài nguyên và môi trường. Sử dụng phương thức, công nghệ số nâng cao chất lượng dịch vụ, khả năng tương tác, phục vụ minh bạch hóa, đảm bảo trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước làm hài lòng người dân, doanh nghiệp, tạo thói quen sử dụng dịch vụ số, góp phần phát triển xã hội số.
2.2. Mục tiêu đến năm 2030
a) Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
- Xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo đảm phát triển Chính phủ số ngành tài nguyên và môi trường. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức triển khai thực hiện để thu nhận, tạo lập, quản lý toàn diện nguồn tài nguyên số về tài nguyên và môi trường, phục vụ quản lý “không gian phát triển” của đất nước.
- Giảm 30% thủ tục hành chính; 50% dịch vụ công có sự tham gia cung cấp bởi các tổ chức ngoài nhà nước. 100% dịch vụ hành chính công phát sinh hồ sơ trực tuyến; tích hợp các dịch vụ công trực tuyến với Cổng Dịch vụ công quốc gia. 95% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu, bảo vệ chủ quyền quốc gia về dữ liệu tài nguyên và môi trường trên không gian mạng, liên tục cập nhật với sự tham gia, đóng góp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng; bảo đảm cung cấp, chia sẻ dữ liệu cho thực hiện dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp, làm nền tảng phát triển Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh.
- 100% thiết bị trong điều tra, khảo sát, quan trắc, đo đạc trên công nghệ số, thu nhận trực tiếp dữ liệu số, trong đó 90% sử dụng công nghệ IoT.
- Cơ bản công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ, giám sát, dự báo, cảnh báo về tài nguyên và môi trường hoàn toàn trên cơ sở phân tích, xử lý dữ liệu lớn bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo, theo thời gian thực, hỗ trợ ra quyết định chính xác, kịp thời.
- Từ 70% hoạt động thanh tra, kiểm tra của ngành được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
- Bảo đảm an toàn thông tin cho triển khai vận hành Chính phủ số.
- 100% người làm việc trong ngành được đào tạo về kỹ năng số đáp ứng yêu cầu triển khai vận hành Chính phủ số.
- Chi cho phát triển Chính phủ số, duy trì vận hành các hệ thống công nghệ số từ 2%-3% tổng ngân sách nhà nước.
b) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
- Hoàn thiện cơ chế tài chính xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên và môi trường.
- Huy động các tổ chức, cá nhân và cộng đồng hoạt động xây dựng, cung cấp dữ liệu số, cung cấp dịch vụ số... về tài nguyên và môi trường. Cung cấp đầy đủ dịch vụ dữ liệu, thông tin về tài nguyên và môi trường cho phát triển kinh tế số, dịch vụ nội dung số. Góp phần để tỷ trọng kinh tế số chiếm 30% GDP, năng suất lao động hàng năm tăng 8%.
c) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
Nâng cao năng lực quản lý, phục vụ, minh bạch hóa, đảm bảo trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, làm hài lòng người dân, doanh nghiệp trên nền tảng số góp phần phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số.
3.1. Kiến tạo, cải cách thể chế đáp ứng cho chuyển đổi số
a) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy định về giải quyết thủ tục hành chính, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế-kỹ thuật bảo đảm xây dựng ngành tài nguyên và môi trường số.
b) Xây dựng được cơ chế, chính sách về thu thập, tạo lập, quản lý, cung cấp toàn diện nguồn tài nguyên số về tài nguyên và môi trường, phục vụ cho mục tiêu quản lý “không gian phát triển” của đất nước, bao gồm cả các khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox).
c) Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho việc triển khai các mô hình mới về kiểm soát ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, các chỉ tiêu cụ thể cho đánh giá công nghệ xử lý chất thải.
d) Xây dựng Chiến lược tổng thể tài nguyên số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường đến năm 2030 và định hướng đến năm 2035.
e) Tạo lập hành lang pháp lý để phát triển dịch vụ nội dung số về tài nguyên và môi trường.
a) Hoàn thiện hạ tầng số, Trung tâm dữ liệu phục vụ chuyển đổi số với tiêu chí hiện đại, thông minh, kế thừa, sử dụng hiệu quả, đồng bộ, quy mô quốc gia, có tốc độ cao, an toàn, an ninh mạng, kết hợp giữa mô hình tập trung và phân tán, trên công nghệ điện toán đám mây (cloud computing) kết nối với Hệ thống đám mây của Chính phủ, địa phương, bộ, ngành; có tích hợp với dịch vụ đám mây của các nhà cung cấp (trong nước và quốc tế); bảo đảm kết nối, tự động hóa thu nhận dữ liệu trên nền tảng loT; cung cấp khả năng quản lý, lưu trữ trên nền tảng dữ liệu lớn; cung cấp năng lực phân tích, xử lý, tính toán bằng công nghệ AI; bảo đảm cung cấp và chia sẻ dữ liệu, thông tin về tài nguyên và môi trường theo thời gian thực.
b) Tái cấu trúc, tập trung hóa hạ tầng số, kết nối, cung cấp cơ sở hạ tầng, nền tảng, dịch vụ dùng chung, ứng dụng dưới dạng dịch vụ của hệ thống, hạn chế tối đa hạ tầng số dùng riêng tại các đơn vị.
c) Triển khai hạ tầng phục vụ kết nối mạng lưới thiết bị IoT, tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số, bao gồm cả các thiết bị IoT của doanh nghiệp để thiết lập nền tảng số thu nhận dữ liệu, thông tin tài nguyên và môi trường toàn quốc.
d) Xây dựng, vận hành hệ thống điều hành thông minh (IOC) kết nối với Hệ thống chỉ đạo, điều hành quốc gia.
e) Chuyển đổi toàn bộ mạng Internet sang IPv6 (Internet protocol version 6).
3.3. Phát triển hạ tầng dữ liệu
a) Xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành về tài nguyên và môi trường trên cơ sở kiến trúc, tiêu chuẩn, quy chuẩn, dịch vụ chia sẻ dữ liệu thống nhất, bảo đảm nền tảng về dữ liệu là hạ tầng quan trọng, cốt yếu cho chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường.
b) Tập hợp, số hóa nội dung, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu văn bản hành chính, cơ sở dữ liệu nội bộ, ứng dụng triển khai công nghệ khai phá, xử lý văn bản đáp ứng nhu cầu chỉ đạo, điều hành, thực hiện công tác hành chính.
c) Thiết kế, tích hợp, kết nối hệ thống dữ liệu tài nguyên và môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị thông minh (dữ liệu không gian đô thị, đất đai, môi trường, tài nguyên nước, địa chất, thời tiết...).
d) Xây dựng hệ thống lưu trữ điện tử chuyên ngành tài nguyên và môi trường.
đ) Xây dựng kho dữ liệu tài nguyên và môi trường dùng chung, sử dụng giải pháp công nghệ quản lý dữ liệu lớn (big data, data lake) nhằm quản lý toàn diện tài nguyên số về tài nguyên và môi trường.
e) Hoàn thiện và phát triển thư viện số tài nguyên và môi trường (bao gồm thư viện đầu mối và các thư viện thành phần), liên thông với hệ thống thư viện quốc gia; tích hợp với thành phần dữ liệu mở của Hệ tri thức Việt số hóa.
a) Phát triển nền tảng tích hợp, kết nối dữ liệu tài nguyên và môi trường kết nối các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương nhằm chia sẻ dữ liệu, thông tin cho khai thác, sử dụng. Xây dựng hệ thống xác thực điện tử dùng chung toàn ngành trên cơ sở kết nối với nền tảng trao đổi định danh và xác thực điện tử quốc gia.
b) Xây dựng, cung cấp các nền tảng dữ liệu số tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh: (i) Nền tảng dữ liệu thông tin đất đai; (ii) Nền tảng dữ liệu thông tin bản đồ, không gian địa lý, viễn thám quốc gia; (iii) Nền tảng dữ liệu môi trường quốc gia; (iv) Nền tảng dữ liệu thông tin về biển và đại dương; (v) Nền tảng dữ liệu địa chất, khoáng sản; (vi) Nền tảng thông tin thời tiết, khí hậu và biến đổi khí hậu; (vii) Nền tảng dữ liệu thông tin tài nguyên nước.
c) Xây dựng, phát triển nền tảng dữ liệu mở tài nguyên và môi trường, đáp ứng thu nhận dữ liệu từ các hệ thống dữ liệu liên quan đến tài nguyên và môi trường trong nước và quốc tế, thiết bị cảm biến, dữ liệu chia sẻ từ người dân, doanh nghiệp, cộng đồng, mạng xã hội hướng tới hình thành hệ sinh thái dữ liệu mở, thị trường dữ liệu, thông tin về tài nguyên và môi trường.
d) Xây dựng Cổng dữ liệu, Cổng dữ liệu mở về tài nguyên và môi trường cung cấp dữ liệu, dữ liệu mở, dữ liệu dùng chung.
đ) Xây dựng Trung tâm xử lý dữ liệu tài nguyên môi trường phục vụ nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo. Phát triển các nền tảng trí tuệ nhân tạo, khai phá, xử lý dữ liệu lớn, các nền tảng thông minh cho công tác dự báo, cảnh báo, phân tích, tổng hợp, thống kê nhằm cung cấp, chia sẻ dữ liệu, thông tin về tài nguyên và môi trường theo thời gian thực phục vụ quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.
e) Xây dựng nền tảng ứng dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain) phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến, cấp phép điện tử ngành tài nguyên và môi trường.
g) Phát triển các nền tảng ứng dụng di động cung cấp các dịch vụ, xử lý, tư vấn, khai thác dữ liệu thông tin về tài nguyên và môi trường.
h) Xây dựng nền tảng họp trực tuyến, nền tảng đào tạo trực tuyến hỗ trợ làm việc từ xa trên môi trường số, ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế ảo tăng cường (AR).
3.5. Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin
a) Hoàn thành xác định cấp độ và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Ưu tiên nguồn lực bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, bảo đảm tỷ lệ kinh phí chi cho nhiệm vụ bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng đạt tối thiểu 10% trong tổng kinh phí ứng dụng công nghệ thông tin.
b) Tổ chức, bảo đảm hoạt động của mạng lưới lực lượng ứng cứu sự cố an toàn, an ninh mạng. Tham gia tích cực vào các hoạt động của các liên minh an toàn, an ninh mạng quốc gia và quốc tế.
c) Xây dựng, vận hành trung tâm giám sát an toàn thông tin ngành tài nguyên và môi trường, kết nối, chia sẻ với Trung tâm an toàn không gian mạng quốc gia; triển khai các hệ thống: Hệ thống hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng; Hệ thống hỗ trợ điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; Hệ thống phòng chống mã độc.
d) Thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin định kỳ cho các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, diễn tập bảo đảm an toàn thông tin mạng.
3.6. Phát triển Chính phủ số ngành tài nguyên và môi trường
a) Hoàn thiện, đổi mới quy định, chuẩn hóa, đơn giản hóa quy trình hành chính; cải cách hành chính; kiện toàn tổ chức, bộ máy tinh gọn, hiệu quả; nghiên cứu, chuyển giao công nghệ; nâng cao trình độ công nghệ, đào tạo kỹ năng số, phát triển nguồn nhân lực... trong chuyển đổi số, trên môi trường số.
b) Phát triển, vận hành các hệ thống thông tin nội bộ, chuyên ngành sử dụng công nghệ thông minh phân tích, xử lý, trình bày thông tin, dữ liệu trên các nền tảng số phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách, chỉ đạo, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ của các đơn vị trong ngành và cung cấp dịch vụ thuận tiện, an toàn, nhanh chóng cho người dân và doanh nghiệp.
c) Nâng cấp Cổng dịch vụ công của Bộ, kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia; Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia; kết nối, tích hợp hệ thống định danh điện tử và hệ thống thanh toán điện tử; ứng dụng công nghệ số để cá nhân hóa giao diện, nâng cao trải nghiệm người sử dụng bảo đảm cung cấp dịch vụ trực tuyến mức độ 4, các dịch vụ công thiết yếu nâng cao chỉ số Chính phủ điện tử Việt Nam theo đánh giá của Liên Hợp quốc.
d) Phát triển hệ thống thông tin báo cáo tổng hợp ngành tài nguyên và môi trường, hệ thống thông tin thống kê ngành tài nguyên và môi trường kết nối, tích hợp với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
đ) Nâng cấp Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ điện tử, tích hợp các công nghệ thông minh, khai phá dữ liệu hành chính, cung cấp tiện ích, thông minh hóa xử lý văn bản đi, đến, hồ sơ điện tử.
a) Cung cấp dữ liệu, thông tin chia sẻ, dữ liệu mở, hệ sinh thái nội dung số về tài nguyên và môi trường cho xã hội, nền kinh tế, các doanh nghiệp công nghệ nhằm tạo ra dòng chảy dữ liệu, động lực phát triển dữ liệu, tăng giá trị dữ liệu, là cơ sở để đổi mới sáng tạo, phát triển các dịch vụ nội dung số, phát triển nền kinh tế số, truyền thông - quảng cáo số; dịch vụ sáng tạo thông minh; thương mại điện tử...
b) Tạo điều kiện, thúc đẩy các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư, tài trợ, tăng cường nghiên cứu các công nghệ số, phát triển các nền tảng số, hoạt động dữ liệu số, tạo ra các dịch vụ nội dung số về tài nguyên và môi trường phục vụ xã hội, phát triển nền kinh tế số.
3.8. Cung cấp dịch vụ phát triển xã hội số
a) Tuyên truyền, phổ biến, giải đáp chính sách pháp luật trên nền tảng số, sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại và đa dạng hóa các kênh truyền thông số giúp cộng đồng dễ tiếp cận, sử dụng, nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường. Bảo đảm tương tác giữa các cơ quan trong ngành với tổ chức, cá nhân thông qua các phương tiện số, tiếp nhận và xử lý kịp thời thông tin phản ánh, kiến nghị.
b) Nâng cao chất lượng dịch vụ số, ứng dụng công nghệ số để cá nhân hóa giao diện, nâng cao trải nghiệm người dùng về tài nguyên và môi trường.
3.9. Các nhiệm vụ ưu tiên trong chuyển đổi số tài nguyên và môi trường
a) Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia phục vụ triển khai Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số ngành tài nguyên và môi trường.
đ) Xây dựng bản đồ số quốc gia mở làm nền tảng phát triển các dịch vụ số phát triển kinh tế - xã hội.
b) Xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn lĩnh vực tài nguyên và môi trường nhằm quản lý toàn diện, hiệu quả, gồm: cơ sở dữ liệu về nền địa lý quốc gia, quan trắc tài nguyên và môi trường, đa dạng sinh học, nguồn thải, tài nguyên nước, viễn thám, biển và hải đảo, biến đổi khí hậu; khí tượng - thủy văn; địa chất - khoáng sản.
c) Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức triển khai thực hiện để thu thập, tạo lập, quản lý toàn diện nguồn tài nguyên số về tài nguyên và môi trường, phục vụ cho mục tiêu quản lý “không gian phát triển” của đất nước.
d) Xây dựng và triển khai Chiến lược tổng thể tài nguyên số về tài nguyên và môi trường đến năm 2030.
e) Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho việc triển khai các mô hình mới về kiểm soát ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
g) Triển khai các giải pháp thông minh trong quan trắc, giám sát, quản lý, xử lý sự cố môi trường, quản lý chất thải, nguồn thải, cảnh báo sớm thiên tai.
h) Thu hút nhân lực, đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có năng lực chuyên môn cao về công nghệ thông tin, kỹ năng chuyển đổi số; mở rộng hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.
4.1. Chuyển đổi nhận thức
a) Thường xuyên, đổi mới sáng tạo, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và nhiệm vụ chuyển đổi số.
b) Người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, đơn vị, lĩnh vực mình phụ trách; gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động; nêu gương, truyền cảm hứng, quyết liệt thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động thực thi nhiệm vụ.
c) Đổi mới lề lối, phương thức làm việc, xây dựng văn hóa công sở mới phù hợp với quá trình phát triển Chính phủ số.
d) Đẩy mạnh công tác truyền thông, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp trong tiến trình chuyển đổi số.
4.2. Xây dựng cơ chế chính sách, cải cách hành chính
a) Ưu tiên xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật phục vụ chuyển đổi số vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ.
b) Thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa cải cách thủ tục hành chính với phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
c) Rà soát các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ trong các cơ quan Nhà nước theo hướng ứng dụng triệt để công nghệ số, dữ liệu số.
d) Kiện toàn tổ chức, bộ máy, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin phù hợp với tiến trình, lộ trình chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh.
4.3. Hợp tác quốc tế
a) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thăm quan, học tập học hỏi kinh nghiệm, công nghệ, mô hình triển khai; tổ chức các hội thảo, các diễn đàn quốc tế về trao đổi, chia sẻ về chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường.
b) Tổ chức hợp tác sâu, rộng với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các quốc gia trên thế giới trong việc tài trợ, đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao, thử nghiệm các giải pháp về chuyển đổi số về tài nguyên và môi trường.
4.4. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ
a) Nghiên cứu, ứng dụng, phát triển các giải pháp công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo nền tảng chuyển đổi số ngành tài nguyên môi trường trong tiến trình phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh.
b) Phát triển, ứng dụng công nghệ tự động hóa, số hóa, mô hình hóa, trong thu nhận dữ liệu, điều tra, quan trắc, giám sát, dự báo, cảnh báo tài nguyên và môi trường; các giải pháp công nghệ thông minh phục vụ quản trị, phân tích, xử lý, khai thác, cung cấp sử dụng dữ liệu số ngành tài nguyên môi trường.
c) Thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao hiệu quả các công nghệ mới từ các đối tác tiên tiến để trong thu nhận, quản lý, phân tích xử lý dữ liệu tạo bứt phá trong phát triển Chính phủ số ngành tài nguyên và môi trường.
4.5. Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số, phát triển nguồn nhân lực
a) Đào tạo, nâng cao trình độ, nhận thức về chuyển đổi số cho cán bộ lãnh đạo.
b) Tổ chức đào tạo đội ngũ chuyên gia tạo nòng cốt, lan tỏa kiến thức, kỹ năng cho chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số ngành tài nguyên và môi trường.
c) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu cho cán bộ, công chức, viên chức hàng năm để sẵn sàng chuyển đổi môi trường làm việc sang môi trường số.
d) Thu hút lực lượng chuyên gia cao cấp trong và ngoài nước có kinh nghiệm triển khai tham gia đào tạo trong các chương trình đào tạo; tham gia mạng lưới chuyên gia về chuyển đổi số.
4.6. Cơ chế tài chính
a) Ưu tiên sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật để phát triển Chính phủ số; tăng cường thực hiện huy động các nguồn lực ngoài nhà nước và thuê dịch vụ công nghệ thông tin.
b) Bố trí đủ kinh phí chi thường xuyên để duy trì, vận hành các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
c) Ưu tiên bố trí đầu tư công để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng số, trung tâm dữ liệu; cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyển ngành; các nền tảng số.
4.7. Cơ chế thực thi và đo lường, giám sát, đánh giá triển khai
a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ngành tài nguyên và môi trường trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về kết quả chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị.
b) Phát huy vai trò của đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin trong tổ chức thực hiện công tác chuyển đổi số. Xác định các nhiệm vụ về chuyển đổi số tài nguyên và môi trường là dịch vụ sự nghiệp công ưu tiên thực hiện, bảo đảm phát triển Chính phủ số của ngành.
c) Định kỳ hàng năm công bố kết quả đánh giá, làm cơ sở để theo dõi, đôn đốc, xếp hạng về Chính phủ điện tử, Chính phủ số của các cơ quan, đơn vị. Đo lường, giám sát tự động các hệ thống, dịch vụ trong chuyển đổi số.
d) Xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của ngành tài nguyên và môi trường nhằm mục đích theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan và công bằng kết quả thực hiện chuyển đổi số hàng năm của ngành.
4.8. Đẩy mạnh xã hội hóa trong chuyển đổi số tài nguyên và môi trường
a) Khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, cộng đồng, cá nhân đầu tư, nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số, tham gia thực hiện, đóng góp vào chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường.
b) Thúc đẩy triển khai các cơ chế, chính sách về thuê dịch vụ, hợp tác theo phương thức đối tác công tư, đầu tư theo quy định.
V. NHIỆM VỤ, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
5.1. Các nhiệm vụ và dự án trọng điểm chi tiết tại Phụ lục kèm theo.
5.2. Kinh phí thực hiện Chương trình này bao gồm: ngân sách nhà nước; hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); nguồn đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
5.3. Ưu tiên kinh phí từ ngân sách nhà nước để phục vụ các hoạt động hỗ trợ chuyển đổi nhận thức, kiến tạo thể chế, phát triển hạ tầng số, phát triển nền tảng số, bảo đảm an toàn an ninh mạng, hợp tác quốc tế, nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số và chuyển đổi kỹ năng trong môi trường số.
6.1. Chỉ đạo triển khai chuyển đổi số tài nguyên và môi trường
Kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường đảm bảo thực hiện chuyển đổi số theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo, điều phối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình chuyển đổi số tài nguyên và môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
6.2. Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức triển khai theo nội dung của Chương trình này; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc triển khai, thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả các dự án được giao.
b) Báo cáo định kỳ hàng năm và đột xuất tình hình thực hiện Chương trình theo hướng dẫn và yêu cầu của Bộ.
6.3. Văn phòng Bộ
a) Đẩy mạnh ứng dụng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành của Bộ, ngành tài nguyên và môi trường. Đôn đốc, kiểm tra thực hiện việc sử dụng, vận hành các hệ thống Cổng dịch vụ công; Hệ thống một cửa điện tử; Hệ thống báo cáo tổng hợp kết nối, liên thông với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ...
b) Đề xuất, xây dựng các nhiệm vụ về hiện đại hóa hành chính và quản trị thông minh triển khai tại cơ quan Bộ.
6.4. Vụ Kế hoạch - Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ, các bộ, ngành liên quan xem xét thẩm định, trình Bộ ban hành các định mức - kỹ thuật, đơn giá liên quan đến công tác chuyển đổi số.
b) Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng về phân bổ nguồn lực vốn bảo đảm kinh phí để triển khai thực hiện các dự án, nhiệm vụ trong Chương trình.
6.5. Vụ Tổ chức cán bộ
a) Chủ trì, tham mưu thực hiện gắn kết công tác cải cách hành chính với chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường; các tiêu chí về phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số trong công tác đánh giá, xếp loại đơn vị, cá nhân thường xuyên.
b) Tham mưu cho Bộ trưởng kiện toàn tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ phù hợp với phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số; về chức năng, nhiệm vụ các đơn vị chuyên trách về chuyển đổi số của ngành.
6.6. Vụ Pháp chế
Thực hiện thẩm định, đánh giá tác động thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với triển khai Chính phủ điện tử, chuyển đổi số tiến tới Chính phủ số.
6.7. Vụ Khoa học và Công nghệ
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ, các bộ, ngành liên quan xem xét thẩm định, trình Bộ ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật liên quan đến công tác chuyển đổi số.
b) Chủ trì hướng dẫn thực hiện các nội dung nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong Chương trình này, ưu tiên triển khai các nhiệm vụ khoa học về chuyển đổi số ngành.
6.8. Vụ Hợp tác quốc tế
Chủ trì thực hiện các nội dung hợp tác quốc tế trong Chương trình này.
6.9. Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường
a) Là đơn vị đầu mối của Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; giúp Bộ trưởng chỉ đạo triển khai thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị liên quan thực hiện Chương trình này.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về công nghệ thông tin trong chuyển đổi số tài nguyên và môi trường; triển khai hạ tầng số, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, nền tảng số, ứng dụng, dịch vụ số dùng chung của ngành.
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, chuẩn hóa; tái cấu trúc, đơn giản hóa trên quy trình số các thủ tục hành chính trên môi trường số.
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ, các bộ, ngành liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin tài nguyên và môi trường.
e) Tổng hợp báo báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai để kịp thời tháo gỡ; tham mưu cập nhật, điều chỉnh Chương trình phù hợp với các quy định, chính sách mới của cấp có thẩm quyền.
6.10. Các Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Căn cứ vào Chương trình này và Chương trình chuyển đổi số của địa phương (nếu có), Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường tại địa phương và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
b) Báo cáo định kỳ hàng năm và đột xuất tình hình thực hiện Chương trình theo hướng dẫn và yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trong quá trình thực hiện Chương trình, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ảnh về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường) để hướng dẫn, giải quyết hoặc xem xét bổ sung, điều chỉnh kịp thời./.
NHIỆM VỤ, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN, TRỌNG ĐIỂM
STT |
Tên nhiệm vụ, đề án, dự án |
Đơn vị chủ trì chính |
Thời gian |
1.1 |
Hoàn thiện các quy định về giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng. |
- Các Vụ, Tổng cục, Cục; - Các Sở Tài nguyên và Môi trường. |
Thường xuyên |
1.2 |
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế-kỹ thuật bảo đảm xây dựng ngành tài nguyên môi trường số. |
Các Vụ, Tổng cục, Cục; |
2021-2025 |
1.2.1 |
Xây dựng được cơ chế, chính sách về thu thập, tạo lập, quản lý, cung cấp toàn diện nguồn tài nguyên số về tài nguyên và môi trường, phục vụ cho mục tiêu quản lý “không gian phát triển” của đất nước. |
||
1.2.2 |
Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho việc triển khai các mô hình mới về kiểm soát ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, các chỉ tiêu cụ thể cho đánh giá công nghệ xử lý chất thải. |
- Các Tổng cục: Môi trường, Khí tượng Thủy văn, Biển và Hải đảo Việt Nam; - Cục Biến đổi khí hậu. |
2022-2025 |
1.3 |
Xây dựng Chiến lược tổng thể tài nguyên số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường đến năm 2030 và định hướng đến năm 2035. |
- Vụ Khoa học và Công nghệ; - Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường (CNTT&DLTNMT). |
2023 |
1.4 |
Tạo lập hành lang pháp lý để phát triển dịch vụ nội dung số về tài nguyên và môi trường. |
- Vụ Pháp chế; - Cục CNTT&DLTNMT. |
2021-2025 |
Cục CNTT&DLTNMT. |
2021-2030 |
||
|
|
||
3.1 |
Xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành về tài nguyên và môi trường. |
- Các đơn vị trực thuộc Bộ; - Các Sở Tài nguyên và Môi trường. |
2021-2030 |
3.2 |
Tích hợp, kết nối hệ thống dữ liệu tài nguyên và môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị thông minh. |
2021-2025 |
|
3.3 |
Xây dựng hệ thống lưu trữ điện tử chuyên ngành tài nguyên và môi trường. |
||
3.4 |
Tập hợp, số hóa nội dung, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu văn bản hành chính. |
||
3.5 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia. |
- Tổng cục Quản lý đất đai; - Các Sở Tài nguyên và Môi trường. |
2021-2030 |
3.6 |
Xây dựng bản đồ số quốc gia mở làm nền tảng phát triển các dịch vụ số phát triển kinh tế - xã hội bao gồm: - Xây dựng, vận hành Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam. - Tích hợp dữ liệu khung và phối hợp với các đơn vị liên quan để tích hợp dữ liệu chuyên ngành vào Cổng Thông tin không gian địa lý Việt Nam. - Xây dựng, cập nhật mô hình số độ cao khu vực ven biển phục vụ cập nhật kịch bản nước biển dâng các khu vực ven biển và quan trắc sụt lún trên diện rộng khu vực đồng bằng sông Cửu Long. |
Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam. |
2021-2025 |
3.7 |
Xây dựng kho dữ liệu tài nguyên và môi trường dùng chung. |
Cục CNTT&DLTNMT. |
2021-2030 |
4.1 |
Phát triển nền tảng tích hợp, kết nối, liên thông dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường. Xây dựng hệ thống xác thực điện tử dùng chung toàn ngành trên cơ sở kết nối với nền tảng trao đổi định danh và xác thực điện tử quốc gia. |
Cục CNTT&DLTNMT. |
2021-2025 |
4.2 |
Triển khai các giải pháp thông minh trong quan trắc, giám sát, quản lý, xử lý sự cố môi trường, cảnh báo sớm thiên tai. |
Các Tổng cục, Cục. |
2021-2025 |
4.3 |
Hoàn thiện chuyển đổi số về thư viện tài nguyên và môi trường, tích hợp, kết nối, liên thông hệ thống thư viện quốc gia. |
- Cục CNTT&DLTNMT; - Các đơn vị thuộc Bộ. |
2021-2025 |
4.4 |
Xây dựng, cung cấp các nền tảng dữ liệu số phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh. |
- Các đơn vị trực thuộc Bộ; - Các Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TN&MT). |
2021-2025 |
4.5 |
Xây dựng, phát triển nền tảng dữ liệu mở tài nguyên và môi trường. |
2021-2025 |
|
4.6 |
- Xây dựng các nền tảng xử lý dữ liệu tài nguyên và môi trường, ứng dụng các công nghệ AI, khai phá dữ liệu, phân tích, xử lý dữ liệu lớn; nền tảng ứng dụng công nghệ chuỗi khối. - Xây dựng Cổng dữ liệu, Cổng dữ liệu mở về tài nguyên và môi trường. |
- Cục CNTT&DLTNMT; - Các đơn vị thuộc Bộ. |
2021-2023 |
4.7 |
- Xây dựng nền tảng họp trực tuyến, Nền tảng đào tạo trực tuyến. - Phát triển các nền tảng ứng dụng, di động cung cấp các dịch vụ, xử lý, tư vấn, khai thác dữ liệu thông tin về tài nguyên và môi trường. |
- Cục CNTT&DLTNMT; - Các đơn vị trực thuộc Bộ; - Các Sở TN&MT. |
2021-2030 |
|
2021-2030 |
||
5.1 |
Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. |
Cục CNTT&DLTNMT. |
2021-2030 |
5.2 |
Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin tại các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. |
Các đơn vị trực thuộc Bộ. |
2021-2030 |
5.3 |
Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin tại các Sở Tài nguyên và Môi trường. |
Các Sở TN&MT. |
2021-2030 |
|
|
||
6.1 |
Chuẩn hóa, đơn giản hóa quy trình hành chính trên môi trường số; đôn đốc, kiểm tra thực hiện cung cấp dịch vụ công, thực hiện chỉ đạo, điều hành của Bộ trên môi trường số. |
Văn phòng Bộ; Cục CNTT&DLTNMT. |
2021-2030 |
6.2 |
Đổi mới cải cách hành chính; kiện toàn tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ; đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, phát triển nguồn nhân lực trong chuyển đổi số. |
- Vụ Tổ chức cán bộ; - Các Trường đào tạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường. |
Thường xuyên |
6.3 |
Kiểm soát, rà soát trong xây dựng, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với chuyển đổi số tiến tới Chính phủ số. |
Vụ Pháp chế. |
2021-2030 |
6.4 |
Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, ứng dụng trong chuyển đổi số. |
Vụ Khoa học và Công nghệ. |
|
6.5 |
Hợp tác quốc tế trong chuyển đổi số. |
Vụ Hợp tác quốc tế. |
|
6.6 |
Tuyên truyền, truyền thông, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. |
Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền. - Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường; - Báo Tài nguyên và Môi trường; Tạp chí Tài nguyên và Môi trường. |
|
6.7 |
Xây dựng, vận hành hệ thống thông tin chuyên ngành thông minh phục vụ Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số. |
- Các đơn vị trực thuộc Bộ; - Các Sở Sở TN&MT. |
2021-2030 |
6.8 |
- Phát triển, vận hành các hệ thống thông tin nội bộ dùng chung công nghệ thông minh phục vụ Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số. - Nâng cấp Cổng dịch vụ công của Bộ kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia cung cấp dịch vụ trực tuyến; Hệ thống thông tin báo cáo điều hành; Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ điện tử, tích hợp các công nghệ thông minh AI. |
Cục CNTT&DLTNMT. |
2021-2030 |
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Các Sở Sở TN&MT. |
2021-2030 |
||
MINISTRY OF
NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT |
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 417/QD-BTNMT |
Hanoi, March 10, 2021 |
DECISION
APPROVING THE PROGRAM FOR DIGITALIZATION OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT SECTOR BY 2025 WITH ORIENTATIONS TOWARDS 2030
MINISTER OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
Pursuant to the Government’s Resolution No. 50/NQ-CP dated April 17, 2020 on promulgating Government’s action program on Politburo’s Resolution No. 52-NQ/TW dated September 27, 2019 on a number of guidelines and policies for active participation in the fourth industrial revolution;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 749/QD-TTg dated June 03, 2020 introducing program for national digitalization by 2025 with orientations towards 2030;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision: No.701/QD-TTg dated May 26, 2020 improving National Committee on e-Government; No.950/QD-TTG date August 01, 2018 approving project for development of smart city and sustainable in Vietnam from 2018 to 2015 with orientations towards 2030; No.2117/QD-TTg date December 16, 2020 promulgating list of prioritized technology to develop research and application for active participation in the fourth industrial revolution; No.2289/QD-TTg dated 31/12/2020 promulgating national strategies on fourth industrial revolution by 2030; No.127/QD-TTg dated 26/1/2021 promulgating national strategies on research, development and application artificial intelligence (AI) by 2030; No. 206/QD-TTg dated February 11, 2021 approving the program for digitalization of library sector by 2025 with orientations towards 2030;
Pursuant to the Government's Decree No. 36/2017/ND-CP dated April 04, 2017 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment
At the request of the Director General of Information Technology and Natural Resources and Environment Data Authority (DINTE)
...
...
...
Article 1. The program for digitalization of the natural resources and environment sector by 2025 and the vision towards 2030 is promulgated together with this Decision;
Article 2. This Decision takes effect from the date on which it is signed.
Article 3. Director General of Information Technology and Natural Resources and Environment Data Authority (DINTE), Heads of units of the Ministry, Directors of Departments of Natural Resources and Environment of provinces and relevant units are responsible for the implementation of this Decision.
MINISTER
Tran Hong Ha
PROGRAM
DIGITALIZATION OF
THE NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT SECTOR BY 2025 WITH ORIENTATIONS TOWARDS
2030
(Promulgated together with Decision No. 417/QD-BTNMT dated 10/3/2021 by the
Minister of Natural Resources and Environment)
...
...
...
The natural resources and environment sector manages and operates on the basis methods, processes and models of digital technology and results of analyzing and processing digital data; applies science and technology to innovation and high quality staffs. Create initiative, effectiveness and efficiency in: management, exploitation, efficient and sustainable use of natural resources; environment protection; conservation and development of biodiversity; proactively cope with climate change and sea level rise; natural disaster prevention and mitigation; build of a green economy, circular economy, environmental friendly.
II.TARGETS
2.1 Targets by 2025
a) Development of the digital Government with enhanced efficiency and performance
- Fundamentally complete the system of legislative documents, standards, regulations and technical regulations in accordance with rapid changes of technology, ensure the development and operation of the e-Government sector and meet the requirements of digitalization process.
- 100% of online public services must be provided at level 4 and on multiple device platforms, authenticated once, optimized and brought convenience to users; 70% of public administrative services must be arisen online application and integrate online public services with the National Public Service Portal. 90% of people and enterprises are satisfied with the processing of administrative procedures.
- Maintain 100% of work dossiers are processed online (excluding work dossiers concerning state secrets)
- 100% of comprehensive reports, periodic reports and statistical reports of Ministry are completely created online, connected, integrated and shared on the National report information system;
- 80% of databases on natural resources and environment are built and updated on the big data platform with contributions from organizations, individuals and communities; in which the national land database, national geography and demography database; national environment database must be basically completed; be prepared to connect, share and provide open data for implementing online public services to serve people and enterprises, operate e-government, orient towards digital government, develop digital economy and society digital, smart city.
...
...
...
- At least 50% of the management, direction, administration and expertise duties of the sector are completely based on data analysis and process using artificial intelligence (AI) technology; in which up to 80% of the monitoring, forecast and warning on natural resources and environment are based on analysis, processing of big data in real-time in order to make accurate, timely, and conformable decisions
- 50% of inspection and examination activities of the sector are carried out through the digital environment and the information systems of the regulatory authorities.
- Ensure cyber-security according to the 4-layer model, 100% of the Ministry's servers and workstations are equipped with anti-malware solutions; complete determination of cyber-security level; 100% of information systems at levels 3, 4, 5 and important national information systems are monitored to ensure information safety and security.
- 100% of people working in the sector are provided with training and advanced training on digital skills in which 30% of those are provided with training and advanced training on data analysis and processing skills.
- Spending on e-Government development, digitalization, maintenance and operation of digital technology systems is expected to account for from 1,5% to 2% of the total non-business budget and development investment.
b) Development the digital economy, improvement the competitive power of the economy
- Formulate and complete mechanisms and policies on the acquisition, creation and management of digital natural resources in terms of the natural resources and environment sector for the development the digital economy.
- Provide and deploy data and information services on natural resources and environment for organizations, individuals and communities to develop digital economy and digital content services. Contribute the proportion of the digital economy to be accounted for 20% of GDP, annual labor productivity to be increased by 7%.
c) Development of a digital society, bridging digital gaps
...
...
...
2.2 Targets by 2030
a) Development of the digital Government with enhanced efficiency and performance
- Formulate and complete mechanisms and policies on guarantee of the development of digital Government in the natural resources and environment sector. Complete mechanisms, policies and implement them to acquire, create and comprehensively manage digital resources in terms of natural resources and environment, serve the management of the country's "development space"
- Reduce 30% of the quantity of administrative procedures; provision 50% of the public services is participated in non-state organizations. 100% of online public services must be involved online records and integrate online public services with the National Public Service Portal. 95% of people and enterprises are satisfied with the processing of administrative procedures.
- Complete the database on protection of national sovereignty on natural resources and environment in cyberspace, continuously update it with the participation and contributions of organizations, individuals and communities; ensure the provision and sharing of data for the implementation of public services to serve people and enterprises to build foundation for the development of digital Government, digital economy, digital society and smart cities.
- 100% of equipment for investigation, survey, monitoring and measurement is digital-based and able to directly acquire digital data, 90% of which uses Internet of Things (IoT) technology.
- Management, direction, administration, professional expertise, monitoring, forecast and warning about the natural resources and environment sector are completely based on analysis and processing of big data by artificial intelligence in real-time in order to make accurate, timely decisions
- At least 70% of inspection and examination activities of the sector are carried out through the digital environment and the information systems of the regulatory authorities.
- Ensure information security for the initiation and operation of the digital Government
...
...
...
- Spending on e-Government development, maintenance and operation of digital technology systems is expected to account for from 2% to 3% of the total state budget
b) Develop the digital economy; improve the competitive power of the economy
- Complete financial mechanisms to build, and use data, information about natural resources and environment.
- Mobilize organizations, individuals and communities to build, provide digital data and digital services... on natural resources and environment. Provide sufficient data and information services on resources and environment for development of digital economy and digital content services. The digital economy is expected to account for 30% of GDP; annual labor productivity is expected to increase by 8%
c) Develop a digital society, bridging digital gaps
Improve management capacity, service, transparency, guarantee accountability of state agencies to satisfy people and enterprises on digital platform, contribute to the development of a digital society, bridge digital gaps.
III. PRIMARY OBJECTIVES
3.1 Formulate and improve regulations on digitalization
a) Complete the system of legislative document, regulations on processing administrative procedures, standards, technical regulations, technical regulations, technical and economic norms to ensure the construction of the digital resources and environment sector
...
...
...
c) Research, formulate and complete the legal framework for the deployment of new models of environmental pollution control, response to climate change and sea level rise; national technical standards and regulations on environment, specific criteria for assessment of waste treatment technology.
d) Formulate an overall strategy of digital resources in terms of natural resources and environment by 2030 with orientation towards 2035.
e) Create a legal corridor to develop digital content services in terms of resources and environment.
3.2 Develop digital infrastructure
a) Complete digital infrastructure, data center of digitalization with criteria including modernity, intelligence, inheritance, effective use, synchronization, national scale, high speed, cyber-security. Combine centralized and distributed models, access to Cloud System of Government, local authorities, ministries and branches in cloud computing; integrate with Could Service of international or domestic suppliers; ensure connection, automation on receiving data on IoT platform; provide the management and storage capacity on big data; provide analysis, process and calculation capability for using AI technology; ensure the provision and share of data, information about natural resources and environment in real-time.
b) Restructure, centralize digital infrastructure, connecting, providing infrastructure, platforms, shared services, application as a service of the system, minimize the use of digital infrastructure at private units
c) Deploy infrastructure for connection to IoT device networks, integrate with sensors and apply digital technology including IoT devices of enterprises to establish a digital platform to receive data and information of national resource and environment.
d) Formulate and operate an intelligent operating system (IOC) to connect to the national steering and operating system.
e) Entirely convert the current Internet protocol infrastructure to Ipv6 (Internet protocol version 6)
...
...
...
a) Formulate and complete national databases, natural resources and environment databases based on architecture, standards, regulations, services of unified share data. Ensure the data platform is an important and essential infrastructure for the digitalization of the natural resources and environment sector
b) Collect, digitize content, standardize database of administrative documents, internal database, apply and deploy text mining and process technology to meet the requirements of direction, administration and implementation of administrative work.
c) Design, integrate and connect to natural resource and environment data systems to meet the requirements of smart city development (the data of urban space, land, environment, water resources, geology, weather ...).
d) Develop an electronic storage system of natural resources and environment sector
dd) Build a storage of shared natural resource and environment data; use big data management technology solutions (big data, data lake) to comprehensively manage digital resources in terms of natural resources and environment.
e) Complete digital library of natural resources and environment (including the main library and component libraries), link with the national library system; integrate with the open data component of the Vietnamese Digital Knowledge System
3.4 Develop digital platforms
a) Develop an integration platform; connect resource and environmental data to national databases, databases of ministries, branches and localities to share data and information for exploitation and use. Build a shared e-authentication system in whole branches based on connection with the national e-authentication and identification exchange platform.
b) Build and provide digital data platforms on natural resources and environment for the development of digital government, digital economy, digital society and smart cities including (i) land; (ii) national remote sensing, geospatial platform and map; (iii) national environment; (iv) sea and ocean; (v) geology and minerals; (vi) weather, climate and climate change; (vii) water resource.
...
...
...
d) Build web portal, open web portal on resources and environment to provide data, open data, shared data.
dd) Build a center that are responsible for processing data on natural resources and environment to research, develop and innovate. dd) Develop artificial intelligence platforms, explore and process big data, intelligent platforms for forecast, warning, analysis, synthesis, statistics to provide and share data, information on natural resources and environment in real-time to manage state and develop economy and society
e) Build a platform based on blockchain technology for providing online public services, e-license for the natural resources and environment sector.
g) Develop mobile application platforms to provide services, process, consult and exploit information about natural resources and environment.
h) Build online meeting platforms and online training platforms that support remote work in digital environment, apply virtual reality (VR) technology and augmented reality (AR) technology.
3.5 Information safety and security assurance
a) Complete level determination and implementation of project to ensure information system security according to level. Prioritize resources to ensure network information security for national information systems that is important, ensure that the proportion of expenditures for the duties of ensuring network information safety and security reaches at least 10% of the total target applied to information technology.
b) Organize and ensure the operation of VNCSIRTs Network. Participate in the activities of national and international cyber security and safety alliances.
c) Build and operate the information security monitoring center for natural resources and environment sector, connect and share with the National Cyber Security Center; deploy systems of support for monitoring, operation network safety and security, coordination, response to incidents of network information security and anti-malware.
...
...
...
3.6 Develop digital government in the natural resources and environment sector
a) Complete and innovate regulations, standardization and simplification of administrative process reform administration; improve organization, apparatus and effectiveness; research and transfer technology; improve technical level, train digital skills, develop human resources... in digitalization on the digital environment.
b) Develop and operate internal and specialized information systems using intelligent technology to analyze, process and show information and data on digital platforms for managing, making policy, directing, operating to professional expertise of units and providing convenient, safe and fast services for people and enterprises.
c) Upgrade the Ministry's Public Service Portal, connect with the National Public Service Portal; National Single Window Mechanism, ASEAN Single Window Mechanism connected to the National Single Window Information Portal; connect and integrate with electronic identification system and electronic payment system; apply digital technology to personalize the interface, improve the users' experience to ensure the provision of level 4 online services, essential public services and improve the Vietnam e-Government index according to the assessment of the United Nations.
d) Develop information system of a general and statistical report for the natural resources and environment sector that connects and integrate with the Government Report and Information System for direction and administration of the Government and the Prime Minister.
dd) Upgrade the management system of documents and electronic records, integrate with intelligent technologies, exploit administrative data, provide utilities, intelligently process incoming and outgoing documents, electronic records.
3.7 Develop digital economy
a) Provide data, shared information, open data, and digital content ecosystem on natural resources and environment for society, economy, technology enterprises to create data flow, motivation for developing data and increasing data value. This provision is the foundation for innovation, development of digital content services, digital economy, digital advertising communication; intelligent creation and ecommerce...
b) Facilitate and promote organizations, enterprises and individuals to invest, sponsor and research into digital technologies, develop digital platforms, operate digital data, create digital content services on natural resources and environment to for society and develop the digital economy.
...
...
...
a) Carry out dissemination of information and answer legal policies on a digital platform, use modern and advanced technology, diversify digital communication channels to help community to easily access, use, and raise their awareness about natural resources and environment. Ensure the interaction between agencies in branch and organizations, individuals through digital media, receive and promptly process reflected and recommended information.
b) Improve the quality of digital services, apply digital technology to personalize the interface, improve the users’ experience in terms of natural resources and environment.
3.9 Duties to be prioritized in digitalization on natural resources and environment
a) Build a national land database in the implementation of e-Government, approach digital government in the natural resources and environment sectors.
Build an open national digital map to provide development foundation for digital services of socio-economic development
b) Build information systems and big databases in the field of natural resources and environment for comprehensive and effective management. These systems and databases include national geography, natural resources and environment monitoring, biodiversity, waste sources, water resources, remote sense, sea and islands, climate change; meteorology - hydrology; geology - minerals.
c) Build and complete mechanisms, policies and organize to collect, create and comprehensively manage digital resources in terms of natural resources and environment for the purpose of management of the "development space” for Vietnam
d) Develop the overall strategy of digital resources in terms of the natural resources and environment sector by 2030 with orientation towards 2035.
e) Research, formulate and complete the legal framework for the deployment of new models of environmental pollution control, response to climate change and sea level rise.
...
...
...
h) Attract human resources, train and develop managers, officials, public employees with high professional capacity of information technology and digitalization skills; expand international cooperation, research, develop and innovate the digital environment.
IV. SOLUTIONS
4.1 Raising public awareness
a) Regularly innovate and carry out dissemination of information of the policies of the Communist Party and State on e-Government and digital government, participate in the fourth industrial revolution and digitalization duties.
b) Heads of regulatory bodies, organizations and managing bodies of sectors and administrative divisions shall take direct responsibility for digitalization in the bodies under their management; Connect digitalization objectives and duties with resolutions, strategies, action programs and plans, set an example, inspire, strictly implement digitalization on carrying out duties
c) Renovate the working method; build new office culture in accordance with the development of the digital government.
d) Promote communication and develop the interaction between people and enterprises during the digitalization process.
4.2 Development new policies and mechanisms; administration reform
a) Prioritize the formulation and completeness of legal documents for digitalization into the Ministry's annual program on formulating legal documents.
...
...
...
c) Review administrative procedures and professional process in regulatory agencies towards the application for digital technology and digital data.
d) Improve the organization, apparatus, functions, duties, organizational structure of information technology units in line with the process and roadmap of digitalization, development of digital government, digital economy, society digital and smart city.
4.3 International cooperation
a) Promote international cooperation, visit, learn experience, technology, deployment model; organize seminars and international forums on exchange and share digitalization of natural resources and environment sector.
b) Organize thorough cooperation with international organizations, non-governmental organizations and countries in sponsoring, training, researching, transferring and testing in solutions for digitalization on natural resources and environment.
4.4 Scientific research and technology transfer
a) Research, apply and develop technology solutions for the fourth industrial revolution to create a foundation for digitalization on the natural resources and environment sector in the development process of digital government, digital economy, digital society and smart city.
b) Develop and apply technology to automation, digitization, and modeling in data acquisition, investigation, observation, monitoring, forecast and warning natural resources and the environment; intelligent technology solutions for management, analysis, process, exploitation, provision and use digital data in natural resources and environment sector
c) Promote effective application and transfer new technologies from advanced partners to acquire, manage, analyze and process data to create breakthroughs in the development of digital government in the natural resources and environment sector.
...
...
...
a) Train and improve level, perception of digitalization for managers
b) Train core experts, widen knowledge and skills for digitalization, develop of digital government in natural resources and environment sector
c) Annually train digital skills, data analysis and process skills for managers, officials and public employees to be ready to transform work environment into a digital environment.
d) Attract domestic and foreign qualified experts who have experience in development and participation in training programs; expert network on digitalization
4.6 Financial mechanism
a) Prioritize the use of the state budget and mobilize other capital sources in accordance with the law to develop the digital government; strengthen the mobilization of non-state resources and hire information technology services.
b) Allocate sufficient frequent expenditure for maintenance and operation on the information systems of state agencies for the development of e-government and digital government.
c) Prioritize public investment to implement development projects on digital infrastructure and data center; national database, specialization and digital platforms.
4.7 Implementation, measurement, monitoring, deployment evaluation mechanism
...
...
...
b) Promote the role of the information technology unit in the organization of digitalization. Identify the duties on digitalization on the natural resources and the environment sector is a priority public non-business service to ensure the development of the digital government in the sector.
c) Annually announce the evaluation result to build foundation for monitoring, urge and rank of the e-Government and digital government of agencies and units. Automatically measure and monitor systems and services in digitalization.
d) Formulate the level assessment index of digitalization on the natural resources and environment sector to monitor and honestly, objectively and fairly assess the results of annual digitalization in the sector.
4.8 Promote socialization in the digitalization on the resources and the environment sector
a) Encourage and allow economic components, communities and individuals to invest; research and develop digital technology products and services, participate in the implementation and contribution to digitalization of the natural resources and environment.
b) Promote and implement mechanisms and policies on service hire, cooperation in the form of public-private partner and investment in accordance with regulations.
V. KEY DUTIES, PROJECTS AND FUNDING
5.1 Key duties and projects are detailed in the attached appendix.
5.2 The Program shall be funded by state budget; Official Development Assistance (ODA); investments from enterprises, the private sector and the community and other legal funding sources.
...
...
...
VI. IMPLEMENTATION
6.1 Instruct the implementation of digitalization on the natural resources and environment sector
Strengthen the Steering Committee for the development of e-government in the natural resources and environment sector to ensure digitalization under the direction of the Government and the Prime Minister; direct, coordinate, urge and inspect the implementation of the program on digitalization on the natural resources and environment sector by 2025 with orientations towards 2030.
6.2 Units affiliated to the Ministry of Natural Resources and Environment shall
a) Pursuant to the assigned functions and duties, organize the implementation of the contents of this program; take responsibility to the Minister for the implementation, assurance about the progress, quality and efficiency of the assigned projects.
b) Report annually and irregularly on the implementation of the Program according to the instructions and requirements of the Ministry.
6.3 Office of Ministry shall
a) Promote the information systems application and databases for the management, direction and administration of the Ministry, the natural resources and environment sector. Urge and inspect the use and operation of public service portal system; single-window electronic information system; comprehensive report to connect with the National Public Service Portal, the National Reporting Information System, the Information Center, and direction and operation of the Government and the Prime Minister...
b) Propose and develop duties on administrative modernization and smart management at the Ministry.
...
...
...
a) Take charge and cooperate with units affiliated Ministry, relevant ministries and branches to consider, appraise, and submit to the Ministry for promulgation technical norms and unit prices related to digitalization.
b) Advise and propose the Minister for allocating capital resources to ensure funding for the implementation of projects and duties in the Program.
6.5 Department of Personnel and Organization shall
a) Take charge and advise on connecting administrative reform with digitalization on the natural resources and environment sector; criteria for e-Government development, digitalization on regular assessment and classification of units and individuals.
d) Advise the Minister of the improvement of the organization, apparatus, functions, duties in line with the development of e-government, digital government on the functions and duties of units in charge of digitalization of the sector
6.6 Department of Legal Affairs shall
Appraise and assess administrative procedures in the process of development and amendment legal documents in accordance with the implementation of e-Government, digitalization towards digital government.
6.7 Department of Science and Technology shall:
a) Take charge and cooperate with units affiliated Ministry, relevant ministries and branches to consider, appraise, and submit to the Ministry for promulgation standards, regulations, technical regulations related to digitalization.
...
...
...
6.8 Department of International Cooperation shall
Take charge of implementation of international cooperation in this Program.
6.9 Department of Information Technology and Natural Resources and Environment Data (DINTE) shall:
a) Be main cooperation unit of the Ministry of Natural Resources and Environment in the National Digitalization Program by 2025 with orientation towards 2030; assist the Minister to direct the implementation, inspection, urge and guidance relevant units on the implementation this Program.
b) Take charge and cooperate with related units in development of legal documents, standards and regulations on information technology in the digitalization on the natural resources and environment sector; deploy digital infrastructure, information systems, databases, digital platforms, applications and shared digital services of the sector.
c) Take charge and cooperate with related units on review and standardization; restructuring and simplification towards the digital process of administrative procedures in the digital environment.
d) Take charge and cooperate with units affiliated Ministry, relevant ministries and branches to consider, appraise, and submit to competent authorities for promulgating regulations on management, exploitation and use of data and natural resources and environment information
e) Summarize and report to the Minister on the results of implementation and difficulties and obstacles in the implementation process to provide timely solutions. Advise about updating and adjusting the Program in accordance with new regulations and policies of competent authorities.
6.10 Departments of Natural Resources and Environment shall
...
...
...
b) Report annually and irregularly on the implementation of the Program according to the instructions and requirements of the Ministry and People's Committee of provinces
During the implementation process of the Program, if there are difficulties or obstacles, he/she shall reflect the Ministry of Natural Resources and Environment (via the Department of Information Technology and Data of Natural Resources and Environment) in guidance, processing or timely consideration, amendment and adjustment.
;Quyết định 417/QĐ-BTNMT năm 2021 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số tài nguyên và môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Số hiệu: | 417/QĐ-BTNMT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 10/03/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 417/QĐ-BTNMT năm 2021 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số tài nguyên và môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Chưa có Video