ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3321/2004/QĐ-UB |
Bến Tre, ngày 31 tháng 08 năm 2004 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TỈNH BẾN TRE
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
- Căn cứ Công văn số 845/BKHCN-KHTC ngày 16-4-2004 của Bộ Khoa học và Công nghệ
“V/v hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Hội đồng KH&CN tỉnh/thành phố trực
thuộc TW”;
- Căn cứ Thông tư số 15/2003/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2003 của Bộ
Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý Nhà nước về
khoa học và công nghệ ở địa phương;
Xét đề nghị của ông Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Công văn số:
528/CV-SKHCN, ngày 16 tháng 8 năm 2004.
QUYẾT ĐỊNH
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
TM.ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA
TỈNH BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3321/2004/QĐ-UB, ngày 31-8-2004 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bến Tre)
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 2: Hội đồng có nhiệm vụ tham gia góp ý kiến về các vấn đề sau:
1) Các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách nhà nước về khoa học và công nghệ được cụ thể hoá vào điều kiện của địa phương;
2) Phương thức phát triển khoa học và công nghệ của các ngành thuộc địa phương;
3) Nhiệm vụ, nội dung chủ yếu hoạt động KH&CN 5 năm và hàng năm của địa phương, đặc biệt là việc chuyển giao công nghệ, áp dụng các thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đời sống của địa phương;
4) Phương hướng, biện pháp đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ KH&CN của địa phương;
5) Kiến nghị khen thưởng các sáng kiến, các đề tài nghiên cứu KH&CN có giá trị, những kỹ thuật tiến bộ được áp dụng vào sản xuất và đời sống;
6) Nội dung, biện pháp phối hợp lực lượng KH&CN của các cơ sở thuộc tỉnh và giữa các cơ sở thuộc địa phương với các cơ quan Trung ương nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, KH&CN của địa phương.
Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng địa phương mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cụ thể quy định các vấn đề khác để Hội đồng cho ý kiến tư vấn.
Điều 3: Hội đồng có các quyền hạn và trách nhiệm sau:
1) Tham dự các cuộc họp thảo luận về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
2) Được cung cấp tài liệu, được đến các cơ sở địa phương nghiên cứu tình hình thực tế có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 2 của Quy chế này.
3) Được đảm bảo các điều kiện cần thiết và các chế độ quy định để thực hiện tốt nhiệm vụ của Hội đồng;
4) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về các ý kiến tư vấn và kiến nghị của mình.
Điều 4: Thành phần Hội đồng gồm có:
- Chủ tịch Hội đồng;
- Các Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Ủy viên Thường trực;
- Các Ủy viên;
- Giúp việc Hội đồng còn có:
+ Thư ký;
+ Tổ thông tin, tuyên truyền.
Ban thường trực của Hội đồng gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch trong đó có 1 Phó Chủ tịch thường trực và Ủy viên thường trực.
Điều 5: Ban thường trực Hội đồng có trách nhiệm:
1) Chuẩn bị nội dung và chương trình làm việc của các kỳ họp Hội đồng;
2) Quyết định danh sách các đại biểu của các ngành tham gia các kỳ họp, các hoạt động của Hội đồng;
3) Giải quyết công việc giữa 2 kỳ họp Hội đồng.
Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ:
1) Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hội đồng;
2) Chỉ đạo Ban thường trực Hội đồng chuẩn bị các tài liệu cần thiết về các vấn đề sẽ đưa ra thảo luận tại các kỳ họp Hội đồng, duyệt các báo cáo, tài liệu trước khi đưa ra thảo luận ở Hội đồng;
3) thực hiện các chế độ quy định và đảm bảo các điều kiện cho hoạt động của Hội đồng;
4) Triệu tập và chủ trì các kỳ họp của Ban thường trực và toàn thể Hội đồng;
5) Trong thời gian vắng mặt Chủ tịch ủy quyền cho Phó Chủ tịch thường trực giải quyết các công việc của Hội đồng.
1) Phó Chủ tịch Hội đồng phụ trách các công việc do Chủ tịch Hội đồng phân công. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ giữ cương vị Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng;
2) Phó Chủ tịch thường trực có các nhiệm vụ chủ yếu:
a) Duyệt chương trình làm việc và các báo cáo đưa ra thảo luận ở các kỳ họp của Ban thường trực Hội đồng;
b) Giải quyết các công việc của Hội đồng giữa 2 kỳ họp của Ban Thường trực Hội đồng;
c) Sử dụng bộ máy của cơ quan mình để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hội đồng; bố trí cán bộ làm nhiệm vụ Thư ký giúp việc Hội đồng.
1) Tiêu chuẩn của các Ủy viên Hội đồng:
- Có kinh nghiệm, năng lực công tác quản lý khoa học và công nghệ, quản lý kinh tế, nghiên cứu khoa học hoặc chỉ đạo kỹ thuật sản xuất;
- Có uy tín trong đội ngũ cán bộ KH&CN của địa phương;
- Nhiệt tình và có khả năng, điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ của Hội đồng trong nhiệm kỳ công tác.
2) Quy trình lựa chọn các Ủy viên Hội đồng:
Các Ủy viên Hội đồng thuộc các ngành của địa phương được lựa chọn như sau:
Căn cứ theo tiêu chuẩn Ủy viên Hội đồng, các đơn vị trực thuộc tỉnh đề cử danh sách các Ủy viên Hội đồng.
Sở KH&CN tỉnh tổng hợp, dự kiến danh sách Ủy viên Hội đồng, sau khi thống nhất ý kiến Sở Nội vụ. Tỷ lệ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý đầu ngành theo cơ cấu ngành chuyên môn do Sở KH&CN nghiên cứu đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định bằng văn bản danh sách chính thức thành viên Hội đồng trong đó có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng.
Tổ thông tin tuyên truyền do Chủ tịch Hội đồng KHCN quyết định trên cơ sở tham khảo ý kiến các ngành liên quan (Đài Phát thanh - Truyền hình, báo Đồng Khởi, phòng Thông tin-Tư liệu sở hữu trí tuệ thuộc Sở KH&CN).
3) Tổng số Ủy viên Hội đồng do Chủ tịch UBND tỉnh Quyết định tùy theo yêu cầu, điều kiện cụ thể của tỉnh.
Điều 9: Ủy viên Hội đồng có nhiệm vụ:
1) Tham gia đầy đủ các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng;
2) Nghiên cứu trước tài liệu để đóng góp ý kiến về những vấn đề sẽ đưa ra thảo luận ở Hội đồng;
3) Giữ gìn tài liệu và các số liệu theo quy định bảo mật của Nhà nước.
Ủy viên Hội đồng có quyền hạn:
1) Được cung cấp những thông tin cần thiết về các vấn đề có liên quan tới các kỳ họp, các hoạt động của Hội đồng.
2) Kiến nghị, thảo luận những vấn đề thuộc nhiệm vụ của Hội đồng;
3) Trong trường hợp cần thiết có thể đến xem xét tại chỗ những vấn đề có liên quan đến công việc của Hội đồng;
4) Được dành một số thời gian trong giờ chính quyền để thực hiện những nhiệm vụ của Hội đồng giao nhưng không ảnh hưởng đến công tác ở cơ quan. Việc hoàn thành công việc của Hội đồng được ghi nhận như việc hoàn thành kế hoạch công tác cá nhân do đơn vị phân công.
Điều 10: Ủy viên Thường trực Hội đồng có nhiệm vụ:
1) Tham gia đầy đủ các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng;
2) Chuẩn bị nội dung, kế hoạch và dự thảo các báo cáo về những vấn đề sẽ đưa ra thảo luận ở Hội đồng;
Điều 11: Nhiệm vụ và quyền hạn của thư ký:
1) Tham gia đầy đủ các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng;
2) Giữ gìn tài liệu và các số liệu theo quy định bảo mật của Nhà nước.
3) Ghi biên bản kết quả làm việc của Hội đồng tại các kỳ họp.
4) Chuẩn bị công tác hậu cần phục vụ các kỳ họp của Hội đồng.
Điều 12: Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ Thông tin, tuyên truyền:
1) Tham gia đầy đủ các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng;
2) Thông tin kịp thời kết quả các kỳ họp và hoạt động của Hội đồng;
3) Chịu trách nhiệm các thông tin công bố.
Những thành viên có thành tích trong hoạt động sẽ được Hội đồng đề nghị UBND tỉnh khen thưởng.
Những thành viên không đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ hoặc không thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định sẽ do Hội đồng đề nghị Giám đốc Sở KH&CN thống nhất với Sở Nội vụ trình Chủ tịch UBND tỉnh miễn nhiệm.
PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA HỘI ĐỒNG
Khi cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể họp mở rộng với sự tham gia của chính quyền, đại diện một số cơ quan của đơn vị Trung ương, đại diện cho các doanh nghiệp và một số nhà khoa học có uy tín phát biểu ý kiến. Các đại biểu này không tham gia biểu quyết về những vấn đề thảo luận của Hội đồng.
Ý kiến bằng văn bản của các thành viên vắng mặt chỉ có giá trị tham khảo. Những ý kiến phát biểu và kiến nghị của từng Ủy viên Hội đồng phải ghi đầy đủ trong biên bản có chữ ký của người chủ trì và của đại diện tổ thư ký.
Biên bản họp Hội đồng được gởi đến Chủ tịch UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành có liên quan và nộp lưu trữ.
a) Thù lao cho các buổi họp của Hội đồng, Ban thường trực;
b) Chuẩn bị tài liệu, tư liệu và các điều kiện làm việc của Hội đồng;
c) Đi lại, lưu trú và công tác phí cho các thành viên Hội đồng khi được mời tham dự đi khảo sát thực tế;
d) Các khoản khác: Thông tin, tuyên truyền các hoạt động Hội đồng…
2) Mức chi được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Quyết định 3321/2004/QĐ-UBND Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học và Công nghệ của tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
Số hiệu: | 3321/2004/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bến Tre |
Người ký: | Cao Tấn Khổng |
Ngày ban hành: | 31/08/2004 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 3321/2004/QĐ-UBND Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học và Công nghệ của tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
Chưa có Video