Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 273/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 21 tháng 01 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, PHỤC VỤ NGÀY CÀNG TỐT HƠN NHU CẦU CHÍNH ĐÁNG CỦA NHÂN DÂN TRÊN LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/9/2006;

Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 03/2020/TT-BTTTT ngày 24/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 03/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về Chương trình công tác năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 46/TTr-CAT- PV01 ngày 19/01/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu chính đáng của nhân dân trên lĩnh vực an ninh, trật tự”.

Điều 2. Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án này; thường xuyên tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ về UBND tỉnh để chỉ đạo.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 Quyết định;

CHỦ TỊCH




Đỗ Minh Tuấn

 

ĐỀ ÁN

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, PHỤC VỤ NGÀY CÀNG TỐT HƠN NHU CẦU CHÍNH ĐÁNG CỦA NHÂN DÂN TRÊN LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 273/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)

Phần I

CĂN CỨ VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

A. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

- Luật Công nghệ thông tin ngày 29/9/2006;

- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

- Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

- Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

- Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương.

- Thông tư số 03/2020/TT-BTTTT ngày 24/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

- Quyết định số 6429/QĐ-BCA-V03 ngày 20/7/2020 của Bộ Công an ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử trong Công an nhân dân.

- Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 03/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về Chương trình công tác năm 2020.

B. CĂN CỨ THỰC TIỄN

Trong tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn hiện nay, đang thực hiện cải cách hành chính trên các lĩnh vực bao gồm: Cải cách thể chế hành chính nhà nước; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính.

Để cải cách hành chính trên các lĩnh vực đạt hiệu quả, bảo đảm nhanh chóng, chính xác, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu chính đáng của nhân dân các cơ quan nhà nước phải thực hiện rất nhiều công việc khác nhau. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính là một khâu hết sức quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính nhằm thiết lập một nền hành chính năng động, trách nhiệm, hiện đại, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Phạm vi Đề án hướng đến giải quyết việc ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hóa nền hành chính và xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân.

I. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA CÔNG AN TỈNH THANH HÓA

1. Hạ tầng kỹ thuật

a) Mạng máy tính nội bộ

- Ở cấp tỉnh: Mạng máy tính nội bộ của Công an tỉnh đã được triển khai, kết nối tất cả các phòng trong Công an tỉnh bao gồm các phòng tại Trụ sở Công an tỉnh, các phòng có trụ sở độc lập (Phòng Cảnh sát cơ động; Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH; Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cảnh sát giao thông; Quản lý xuất, nhập cảnh; Trại Tạm giam).

- Ở cấp huyện: 27/27 đơn vị Công an cấp huyện thuộc Công an tỉnh đều được đầu tư lắp đặt mạng cục bộ với quy mô trên 20 nút mạng/1 đơn vị, kết nối với mạng nội bộ của Công an tỉnh và mạng diện rộng (mạng WAN) của ngành Công an.

Đường truyền kết nối mạng máy tính giữa Công an cấp huyện với Công an tỉnh thuê bao của VNPT, không kết nối mạng internet do Bộ Công an quản lý. Mạng nội bộ ngành được triển khai các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.

Tuy nhiên, hiệu quả khai thác hạ tầng mạng máy tính nội bộ tại các đơn vị Công an các huyện, thị xã, thành phố và các phòng ngoài Trụ sở Công an tỉnh chưa cao, mới chỉ triển khai hệ thống quản lý, cấp CCCD, đăng ký xe mô tô... giữa Công an các huyện, thị xã, thành phố với Công an tỉnh.... Một số ứng dụng dùng chung như Cổng thông tin điện tử nội bộ, Thư tín điện tử nội bộ, Quản lý công văn chưa được triển khai đồng bộ, thống nhất và thường xuyên; còn thiếu các phần mềm dùng chung nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết công việc, nhất là giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân.

Các đơn vị được đầu tư mạng máy tính cục bộ (mạng LAN) chưa có cán bộ quản trị mạng, người sử dụng máy tính chưa được tập huấn kiến thức về khai thác sử dụng mạng. Chỉ có một số rất ít đơn vị sử dụng mạng LAN để trao đổi văn bản giữa các đội công tác.

b) Mạng truy cập Internet

Tại Công an tỉnh đã triển khai lắp đặt các đường truyền Internet riêng phục vụ các yêu cầu công tác công tác nghiệp vụ, cung cấp dịch vụ công trực tuyến và đường truyền Internet dùng chung phục vụ cho nhu cầu khai thác thông tin, tài liệu của các phòng thuộc Công an tỉnh.

Tại Công an cấp huyện triển khai đường truyền truy cập Internet phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; khai thác thông tin, tài liệu và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến.

2. Nguồn nhân lực

Công an tỉnh hiện có 220 cán bộ, chiến sĩ được đào tạo về lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử viễn thông. Trong đó:

Bố trí tại Công an tỉnh: 119 đồng chí (Trình độ Thạc sĩ: 01 đồng chí; Đại học: 86 đồng chí; Cao đẳng và Trung cấp: 32 đồng chí).

Bố trí tại Công an cấp huyện: 101 đồng chí (Trình độ Đại học: 28 đồng chí; Cao đẳng và Trung cấp: 33 đồng chí).

Nguồn nhân lực trên được bố trí tại các đơn vị có trình độ chuyên môn cơ bản bảo đảm khả năng làm chủ và khai thác hiệu quả các trang thiết bị, phần mềm ứng dụng khi được tập huấn, đào tạo, chuyển giao. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để triển khai Đề án.

3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính và xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực an ninh, trật tự

Hiện nay, tần suất giải quyết các thủ tục hành chính, xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Công an tỉnh Thanh Hóa là rất lớn; trung bình mỗi tháng các đơn vị chức năng (phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cảnh sát giao thông; Quản lý xuất nhập cảnh...) tiếp nhận, xử lý gần 24.017 lượt giải quyết liên quan đến tổ chức, cá nhân; chủ yếu trên các lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện cơ giới đường độ, xử lý vi phạm giao thông (12.360 lượt/tháng); quản lý xuất nhập cảnh (9.180 lượt/tháng); đăng ký, quản lý cư trú, cấp căn cước công dân (2.085 lượt/tháng); phòng cháy, chữa cháy (395 lượt/tháng)...

Việc giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh của lực lượng Công an đang được giải quyết riêng biệt ở nhiều địa điểm tại các trụ sở của phòng chuyên môn; đối với cấp huyện giải quyết tại trụ sở Công an huyện.

Theo thống kê, Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an gồm có hơn 200 thủ tục hành chính thực hiện ở 04 cấp, trong đó có 104 thủ tục hành chính ở cấp tỉnh; 27 thủ tục hành chính ở cấp huyện; 21 thủ tục hành chính ở cấp xã trên 11 lĩnh vực thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự.

a) Trên lĩnh vực quản lý xuất, nhập cảnh

- Số thủ tục hành chính trên lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh của lực lượng Công an gồm 21 thủ tục. Trong đó, thuộc thẩm quyền giải quyết cấp tỉnh là 20 thủ tục; cấp huyện không; cấp xã 01 thủ tục. Các thủ tục này thuộc thủ tục hành chính mức độ 2, đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Công an tỉnh, chưa đăng tải trên Cổng dịch vụ công tỉnh Thanh Hóa (Theo Phụ lục 01).

- Về cơ sở hạ tầng: khu vực tiếp dân có diện tích chật hẹp, vị trí không thực sự thuận lợi (không có nơi đậu, đỗ xe, nơi chờ làm thủ tục...) cho người dân đến giải quyết TTHC.

- Về máy móc, thiết bị: 05 bàn làm việc; 05 bộ máy vi tính; 05 máy in (in thường, in màu), 02 máy scan; 01 máy photocopy, tủ đựng tài liệu...

- Hệ thống phần mềm đang sử dụng phục vụ công tác giải quyết TTHC gồm 04 phần mềm do cục Quản lý xuất, nhập cảnh - Bộ Công an triển khai, gồm:

+ Phần mềm tiếp nhận, giải quyết thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu, thông hành cho công dân Việt Nam.

+ Phần mềm tiếp nhận, giải quyết thủ tục đề nghị cấp thị thực, tạm trú, thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam.

+ Phần mềm quản lý, khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam.

+ Phần mềm khai tờ khai điện tử đề nghị cấp hộ chiếu, thông hành cho công dân Việt Nam.

- Ngoài ra, phòng Quản lý xuất, nhập cảnh tự đầu tư ứng dụng xếp hàng tự động để người dân bấm số thứ tự giải quyết thủ tục hành chính.

- Nguồn nhân lực: Bố trí thường trực 05 cán bộ tại 05 cửa tiếp dân đến giải quyết TTTHC; trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin yếu, hầu hết là kiêm nhiệm.

Hầu hết các ứng dụng công nghệ thông tin trong trong lĩnh vực xuất nhập cảnh hiện nay đều thuộc dự án đầu tư của Bộ Công an, do cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an là đơn vị chủ trì xây dựng, triển khai đồng bộ đến các phòng Quản lý xuất, nhập cảnh Công an các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Máy chủ, phần mềm và cơ sở dữ liệu tập trung do Bộ Công an quản lý.

Hệ thống phần mềm hoạt một cách độc lập, cục bộ, không có sự kết nối, chia sẻ thông tin với nhau. Do đó, trong một số trường hợp cần phải phối hợp xác minh, trao đổi thông tin phải qua thêm một số thủ tục hành chính nội bộ, kéo dài thời gian dẫn đến sự chậm trễ, gây bức xúc cho người dân.

b) Trên lĩnh vực đăng ký, quản lý con dấu

- Số thủ tục hành chính trên lĩnh vực đăng ký, quản lý con dấu gồm 05 thủ tục hành chính mức độ 2 thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp tỉnh (tại phòng Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH); đã được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Công an tỉnh (Theo Phụ lục 02).

- Máy móc, thiết bị: Bộ Công an trang cấp 02 bộ máy vi tính và các thiết bị hỗ trợ đi kèm để phục vụ công tác.

- Phần mềm đang sử dụng trong công tác đăng ký, quản lý con dấu do Bộ Công an trang cấp, gồm 02 phân hệ: phân hệ xử lý hồ sơ nghiệp vụ hoạt động trên môi trường mạng WAN của Bộ Công an và phân hệ đăng ký thủ tục trực tuyến hoạt động trên môi trường mạng Internet. Các phân hệ này hoạt động riêng biệt, được cài đặt trên 02 máy vi tính khác nhau, hoạt động trên 02 môi trường mạng khác nhau; chưa kết nối thông tin với nhau về mặt kỹ thuật. Do đó cán bộ phải thao tác thủ công để chuyển đổi dữ liệu giữa 02 hệ thống.

- Nguồn nhân lực: bố trí 01 cán bộ để tiếp nhận, giải quyết thủ tục đăng ký, quản lý con dấu.

- Trang bị: chỉ được trang cấp 01 máy vi tính có cài đặt phần mềm quản lý con dấu nên việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký, nhập, xử lý thông tin còn chậm, thường xuyên bị quá tải.

c) Trên lĩnh vực quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự

- Số thủ tục hành chính trên lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự gồm 06 thủ tục hành chính mức độ 2. Trong đó, 03 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp tỉnh (tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH); 03 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp huyện (tại trụ sở Công an cấp huyện); các thủ tục này đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Công an tỉnh (Theo Phụ lục 03).

- Hiện nay, công tác quản lý và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự cho các cơ sở kinh doanh trên lĩnh vực này đang thực hiện thủ công, chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý.

d) Trên lĩnh vực quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

- Số thủ tục hành chính trên lĩnh vực quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gồm 35 thủ tục hành chính mức độ 2. Trong đó, 34 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp tỉnh (tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH); 01 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp xã; các thủ tục này đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Công an tỉnh (Theo Phụ lục 04).

- Máy móc, thiết bị: 03 máy vi tính và các thiết bị kèm theo để phục vụ công tác quản lý.

- Phần mềm quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ chạy trên môi trường web, kết nối từ Bộ Công an (nơi đặt máy chủ) đến Công an các địa phương (nơi đặt máy trạm) qua mạng nội bộ của ngành Công an.

Phần mềm đã đem lại hiệu quả trong công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, có nhiều tiện ích trong việc tra cứu, phục vụ công tác quản lý. Tuy nhiên, hiện nay chưa được cập nhật theo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ hiện hành; thiếu ổn định trong việc kết nối với máy chủ tại Bộ Công an; chưa trích xuất được dữ liệu theo nhu cầu báo cáo thống kê, phục vụ cho công tác phân tích, đánh giá tình hình.

- Nguồn nhân lực: Bố trí 01 cán bộ.

e) Trên lĩnh vực cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân

- Số thủ tục hành chính trên lĩnh vực cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân gồm 10 thủ tục hành chính mức độ 2. Trong đó, 05 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp tỉnh (tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH); 05 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp huyện; các thủ tục này đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Công an tỉnh (Theo Phụ lục 05).

- Hệ thống cấp và quản lý căn cước công dân đang được Bộ Công an triển khai thí điểm tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có Thanh Hóa. Hệ thống được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến cấp Công an cấp huyện theo dự án của Bộ Công an triển khai. Cụ thể:

+ Hệ thống cấp căn cước công dân tại chỗ: mỗi đơn vị có 01 máy chủ và 02 đến 03 máy trạm kết nối với nhau qua mạng LAN nội bộ; máy chủ giữa các cấp kết nối với nhau quan mạng WAN của Bộ công an. Ngoài ra còn có các thiết bị đi kèm như: tiếp địa, cắt lọc sét, máy thu nhận vân tay, máy ảnh, phòng đặt máy chủ, máy thu nhận chân dung...

+ Hệ thống máy cấp căn cước công dân lưu động: mỗi đơn vị có 01 đến 02 Laptop (máy vi tính xách tay) để thu nhận thông tin hồ sơ yêu cầu cấp căn cước công dân độc lập, sau đó chuyển dữ liệu vào máy chủ của hệ thống căn cước công dân tại chỗ.

- Hiện tại, các trang thiết bị được trang cấp theo dự án đã hết thời gian bảo hành, thường xuyên bị hư hỏng phải sửa chữa, thay thế.

- Tần suất giải quyết thủ tục hành chính trên lĩnh vực này rất lớn, với số lượng máy móc được trang bị như hiện nay thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải, nhiều thời điểm không đáp ứng được nhu cầu của Nhân dân.

- Nguồn nhân lực: Các đơn vị đã bố trí cán bộ có trình độ đào tạo về công nghệ thông tin theo yêu cầu để vận hành, khai thác hệ thống. Tuy nhiên, việc luân chuyển cán bộ dẫn đến sự thiếu ổn định, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giải quyết thủ tục hành chính trên lĩnh vực này.

f) Trên lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

- Số thủ tục hành chính trên đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có 18 thủ tục hành chính mức độ 2; đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Công an tỉnh. Cụ thể:

+ 10 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp tỉnh (tại phòng Cảnh sát giao thông).

+ 08 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp huyện tại trụ sở 18 đơn vị cấp huyện được phân cấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gồm: Công an TP Sầm Sơn; thị xã Bỉm Sơn; các huyện Nga Sơn; Hậu Lộc; Tĩnh Gia; Thọ Xuân; Vĩnh Lộc; Thạch Thành; Cẩm Thủy; Ngọc Lặc; Quan Hoá; Bá Thước; Lang Chánh; Quan Sơn; Mường Lát; Thường Xuân; Như Xuân; Như Thanh (Theo Phụ lục 06).

- Tại phòng Cảnh sát giao thông đã bố trí khu vực riêng có diện tích 200m2; nằm ở vị trí thuận lợi; lắp đặt điều hòa, quạt, bàn ghế... và các điều kiện bảo đảm khác để phục vụ nhân dân đến quyết thủ tục hành chính;

- Máy móc, thiết bị: 06 máy vi tính, đã cũ, thường xuyên hỏng hóc phải bảo trì, sửa chữa, ảnh hưởng đến thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

- Phần mềm ứng dụng: Phần mềm đăng ký, quản lý xe ô tô, mô tô, xe máy điện do Bộ Công an trang cấp. Hoạt động trên mạng nội bộ ngành, máy chủ, phần mềm và cơ sở dữ liệu tập trung do Cục Cảnh sát giao thông quản lý.

- Nguồn nhân lực: 19 đồng chí; không có đồng chí nào có chuyên môn về khoa học công nghệ.

g) Trên lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy

- Số thủ tục hành chính trên lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy gồm 16 thủ tục hành chính mức độ 2, thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp tỉnh (tại Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu, cứu hộ); đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Công an tỉnh (Theo Phụ lục 07).

- Máy móc, thiết bị phục vụ giải quyết thủ tục hành chính hiện có 02 máy vi tính; 06 máy in và một số thiết bị hỗ trợ đi kèm để phục vụ công tác.

- Công tác quản lý, giải quyết thủ tục hành chính đang thực hiện chủ yếu là thủ công, chưa được ứng dụng khoa học công nghệ.

Sự liên kết, phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính còn hạn chế.

Chưa có các thiết bị để phục vụ giải quyết các thủ tục thẩm duyệt, nghiệm thu, kiểm định về phòng cháy, chữa cháy (máy photo, in ấn, scan khổ lớn; thiết bị đo áp suất buồng thang; thiết bị tạo khói; thiết bị đo lưu lượng, áp suất; kiểm định bơm chữa cháy; thử dầu phun Sprinkler...).

- Nguồn nhân lực: 02 cán bộ.

h) Trên lĩnh vực đăng ký, quản lý cư trú

- Số thủ tục hành chính trên lĩnh vực đăng ký, quản lý cư trú gồm 26 thủ tục hành chính mức độ 2, trong đó có 09 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết tại Công an thị xã, thành phố; 17 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp xã; các thủ tục này đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Công an tỉnh (Theo Phụ lục 08).

- Công tác quản lý, giải quyết thủ tục hành chính chưa được ứng dụng công nghệ thông tin, đang thực hiện thủ công.

- Riêng thủ tục khai báo lưu trú hiện nay đang sử dụng phần mềm thông báo lưu trú qua mạng Internet do công an tỉnh xây dựng, phần mềm đã mang lại hiệu quả nhất định phục vụ cho công tác quản lý lưu trú, góp phần cải cách hành chính, phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, sau 10 năm sử dụng đã bộc lộ một số bất cập, nhiều trường thông tin chưa hợp lý, cần khắc phục, bổ sung các tính năng mở rộng hơn để phù hợp với tình hình thực tế.

i) Các lĩnh vực chính sách, tổ chức cán bộ, khiếu nại, tố cáo

Đây là các thủ tục có tần suất giải quyết không lớn, chỉ phát sinh theo thời điểm, vụ việc (tuyển sinh, nhập ngũ).

k) Xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử phạt của lực lượng Công an nhân dân

Lực lượng Công an phát hiện, xử lý vi phạm hành chính trên nhiều lĩnh vực, tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực sau:

- Giao thông đường bộ, đường sắt: xử lý 92.591 vụ, chiếm 90,29%, phổ biến là các hành vi, nhóm hành vi: Không đội mũ bảo hiểm, không có/không mang theo giấy tờ xe khi tham gia giao thông; xe quá khổ, quá tải; chở quá số người, đi quá tốc độ quy định; thay đổi kết cấu xe; vi phạm nồng độ cồn với người điều khiển phương tiện cơ giới; dừng, đậu, đỗ xe, đón trả khách không đúng nơi quy định…

- An ninh, trật tự, an toàn xã hội: xử lý 4.389 vụ, chiếm 4,27% phổ biến là các nhóm hành vi: Vi phạm quy định về đăng ký, quản lý cư trú và quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân (50,69%); vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự (15,99%); vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại (10,23%).

- Phòng, chống tệ nạn xã hội: xử lý 649 vụ, chiếm 0,63%, trong đó: Nhóm hành vi vi phạm quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy chiếm 57,32%; đánh bạc trái phép chiếm 39,75%; mua/bán dâm và các hành vi có liên quan chiếm 2,93%.

- Bảo vệ môi trường chiếm: xử lý 1.032, chiếm 1,01%.

- Phòng cháy, chữa cháy: xử lý 533 vụ, chiếm 0,52%, phổ biến là các hành vi, nhóm hành vi: Không thực hiện kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền về thực hiện yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy; không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy, chữa cháy theo định kỳ; bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông và vật dụng khác cản trở lối thoát nạn; không lập hồ sơ quản lý, theo dõi phòng cháy và chữa cháy; vi phạm về thẩm định, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy và không mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định.

(Số liệu xử phạt VPHC năm 2019 của Công an tỉnh tại Phụ lục 09)

Hiện nay, việc xử phạt vi phạm hành chính đang thực hiện chủ yếu là thủ công; hồ sơ xử phạt được lưu giữ thiếu đồng bộ, không tập trung, rất khó khăn trong việc tra cứu, thống kê, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ nhân dân và yêu cầu công tác.

Mặt khác, việc phải trực tiếp nộp phạt tốn rất nhiều thời gian, công sức đi lại của người dân.

II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

1. Ưu điểm

Cơ sở hạ tầng mạng máy tính của Công an tỉnh được đầu tư tương đối đồng bộ, kết nối từ Công an cấp huyện đến Công an tỉnh và Bộ Công an. Triển khai các giải pháp bảo mật, an toàn thông tin cho mạng máy tính nội bộ của ngành. Mạng truy cập Internet tốc độ cao phục vụ yêu cầu khai thác thông tin và công tác nghiệp vụ của các đơn vị thuộc Công an tỉnh.

Đội ngũ cán bộ, chiến sĩ trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, chất lượng từng bước được nâng lên.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a) Tồn tại, hạn chế

- Công an tỉnh chưa thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông quy định tại Nghị định 61/2018//NĐ-CP ngày 23/4/2018. Mỗi lĩnh vực tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho Nhân dân tại điểm khác nhau (có 5 địa điểm cấp tỉnh tại trụ sở các đơn vị: Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH; Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu, cứu hộ: Phòng Cảnh sát giao thông; Phòng Thanh tra; Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh) gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân xác định địa chỉ đến giải quyết.

- Bộ phận cán bộ, chiến sĩ trực tiếp giải quyết công việc cho nhân dân còn có biểu hiện trì trệ, gây phiền hà, sách nhiễu, nhiều trường hợp tiêu cực trong thi hành công vụ, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác và uy tín của lực lượng Công an nhân dân.

- Trình độ chuyên môn, trình độ tin học, tính chuyên nghiệp và thói quen làm việc chưa khoa học vẫn còn tồn tại, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ và sự hài lòng của tổ chức, cá nhân.

- Cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị còn thiếu, một số đã cũ, lạc hậu, thường xuyên bị hư hỏng, phải sửa chữa, thay thế; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và giải quyết công việc còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính hiện nay, thể hiện ở một số nội dung sau:

+ Tần suất xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, lĩnh vực an ninh trật tự là rất lớn, tuy nhiên chưa có phần mềm để hỗ trợ việc xử lý vi phạm hành chính hiệu quả...

+ Các khâu giải quyết, xử lý trong nội bộ còn chậm, chưa xử lý văn bản qua mạng để rút ngắn thời gian (qua đường văn thư, bưu điện, rất lâu nếu trực tiếp đi lại thì mất nhiều thời gian, công sức, kinh phí đi lại...).

+ Các hệ thống thông tin ứng dụng vào công tác quản lý phục vụ công tác chuyên môn còn thiếu; các hệ thống hiện có hoạt động trên từng lĩnh vực riêng biệt không có sự liên thông, kết nối, chia sẻ thông tin.

- Công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính chưa được thường xuyên và không thực sự hiệu quả.

b) Nguyên nhân

Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác cải cách hành chính còn thiếu; kinh phí và nguồn nhân lực bố trí cho thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính chưa được quan tâm đúng mức.

Một số đơn vị chưa thực sự coi trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ công tác, từ đó việc quan tâm đầu tư về con người cũng như trang thiết bị còn hạn chế.

Nhận thức của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ còn hạn chế, ngại thay đổi, tiếp cận phương thức làm việc mới, từ đó chưa tích cực học tập nâng cao nghiệp vụ, trình độ khoa học kỹ thuật, thiếu sự linh hoạt sáng tạo và đổi mới.

Cơ chế kiểm tra, giám sát tinh thần, thái độ, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong công tác tiếp dân, giải quyết thủ tục hành chính chưa rõ ràng, chặt chẽ.

Từ tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về công tác cải cách hành chính và từ đòi hỏi của xã hội đặt ra yêu cầu nhiệm vụ cho lực lượng Công an Thanh Hóa phải có sự chuyển biến, thay đổi mạnh mẽ về tư duy, phương thức quản lý, điều hành. Thông qua việc đẩy mạnh đầu tư, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại; ứng dụng và khai thác các phần mềm trên các lĩnh vực công tác hướng tới việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay.

Vì vậy, việc xây dựng Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực cải cách hành chính, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu chính đáng của nhân dân trên lĩnh vực an ninh, trật tự” là quan trọng và cần thiết để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Phần II

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

I. QUAN ĐIỂM

(1) Xác định ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính là nhiệm vụ, đồng thời là một giải pháp quan trọng phải quan tâm, tập trung chỉ đạo để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, năng động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường kỷ luật, kỷ cương.

(2) Đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại; đẩy mạnh ứng dụng thành tựu mới trong lĩnh vực khoa học dữ liệu, công nghệ thông tin, thiết bị thông minh và thực hiện đổi mới phương pháp, chuẩn hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo hướng tiên tiến, hiện đại.

(3) Các phần mềm, cơ sở dữ liệu đầu tư xây dựng phải đáp ứng yêu cầu công tác, thiết kế theo hướng mở, có cơ chế chia sẻ, trao đổi thông tin, liên thông, liên kết với các cơ quan, đơn vị trong tỉnh để nâng cao hiệu quả giải quyết công việc, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, phục vụ nhân dân.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

(1) Bảo đảm tính công khai, minh bạch các thủ tục hành chính; công khai trong giải quyết thủ tục hành chính và xử phạt vi phạm hành chính; bảo đảm thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân; có cơ chế trao đổi, phản hồi, góp ý về mức độ hài lòng của người dân.

(2) Nâng cao năng lực, trách nhiệm, của cán bộ, chiến sĩ về kỹ năng, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân; dần tách hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ với nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho cá nhân, tổ chức, thể hiện tính chuyên nghiệp, trong giải quyết thủ tục hành chính và xử phạt vi phạm hành chính của ngành Công an, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu chính đáng của Nhân dân.

(3) Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong nội bộ; bảo đảm quyền kiểm tra, giám sát của Nhân dân.

2. Mục tiêu cụ thể

(1) 100% cán bộ, chiến sĩ trực tiếp giải quyết TTHC được phổ biến, quán triệt, đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công tác.

(2) Giảm thời gian giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân trên 20% thời gian theo quy định.

(3) Nâng cao chất lượng phục vụ và sự hài lòng do tổ chức, cá nhân đánh giá khi đến giải quyết TTHC đạt trên 80%.

(4) Tiếp tục áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 trong giải quyết TTHC của lực lượng Công an Thanh hóa.

(5) Tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Bộ Công an. Hằng năm, gắn với việc tổ chức đánh giá việc thực hiện Đề án này, Công an tỉnh có báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh về tỉ lệ % cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị

(1) Thành lập bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả một cửa hiện đại để giải quyết các thủ tục hành chính; xử phạt vi phạm hành chính (cấp tỉnh) của Công an Thanh Hóa nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ công, bảo đảm công khai, minh bạch; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đến giao dịch; nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát của lực lượng chức năng và Nhân dân.

a) Địa chỉ: Số 01, Đỗ Huy Cư, phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa (Trụ sở Cảnh sát PCCC tỉnh trước đây).

b) Vị trí: Bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết TTHC cấp tỉnh, thuộc thẩm quyền của lực lượng Công an là một bộ phận trực thuộc, có trụ sở ngoài Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thanh Hóa.

c) Chức năng: Là đầu mối tập trung để thực hiện việc tiếp nhận, tư vấn, hướng dẫn, giám sát, đôn đốc việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết tất cả các TTHC và xử phạt vi phạm hành chính cấp tỉnh, thuộc thẩm quyền của lực lượng Công an; chịu sự kiểm tra, giám sát của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh theo quy định của pháp luật, đồng thời chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý trực tiếp về mọi mặt của Công an tỉnh.

d) Cơ chế giám sát của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đối với Bộ phận trực thuộc

- Thông qua hệ thống phần mềm một cửa điện tử dùng chung (hằng ngày Bộ phận trực thuộc có trách nhiệm cập nhật đầy đủ thông tin theo yêu cầu).

- Sử dụng hệ thống camera giám sát: bảo đảm kết nối, truyền hình ảnh trực tiếp Bộ phận trực thuộc về Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

- Thiết lập đường dây nóng từ Bộ phận trực thuộc đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để tổ chức, cá nhân bất kỳ lúc nào cũng có thể điện thoại phản ánh về tinh thần trách nhiệm, thái độ, lễ tiết tác phong, tiến độ giải quyết TTHC của Bộ phận trực thuộc.

- Định kỳ, đột xuất cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh trực tiếp kiểm tra, giám sát hoạt động của Bộ phận trực thuộc.

(2) Nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT trong lực lượng Công an tỉnh từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã, bao gồm: máy móc, trang thiết bị, mạng nội bộ, mạng internet... đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, cải cách hành chính, phục vụ nhân dân.

a) Đầu tư hệ thống máy chủ bảo đảm cấu hình để kết nối Internet và hệ thống máy chủ kết nối mạng nội bộ của ngành để triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin dùng chung trong toàn lực lượng Công an tỉnh và phục vụ cải cách hành, tăng cường kết nối, tích hợp, trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan Đảng, chính quyền.

b) Kiểm tra tổng thể, đánh giá chất lượng hạ tầng mạng máy tính, từ đó bổ sung, nâng cấp cấp băng thông đường truyền cáp quang từ Công an tỉnh đến Công an huyện, thị xã, thành phố, kết nối tất cả các bộ phận công tác của các đơn vị trong toàn lực lượng; bảo đảm hoạt động ổn định, tốc độ cao.

c) Rà soát, lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, thay thế, điều tiết trang thiết bị giữa các đơn vị để phát huy hiệu quả sử dụng; thanh lý, tiêu hủy các trang thiết bị cũ, hỏng không còn khả năng sử dụng; bổ sung trang bị mới thiết bị theo lộ trình đáp ứng yêu cầu công việc.

d) Triển khai các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh và bảo mật hệ thống thông tin: cài đặt phần mềm hệ thống có bản quyền cho các máy tính soạn thảo, lưu trữ tài liệu, cài đặt phần mềm chống virus cho các máy tính kết nối mạng nội bộ, rà quét virus, phần mềm gián điệp, các lỗ hổng bảo mật…

2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các quy trình xử lý công việc

(1) Triển khai ứng dụng Hệ thống một cửa điện tử và Cổng dịch vụ công tỉnh Thanh Hóa để hỗ trợ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp các dịch vụ công đến người dân, doanh nghiệp, phục vụ tra cứu thông tin, theo dõi quá trình xử lý, giải quyết thủ tục hành chính. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính được công khai phục vụ công tác kiểm tra, giám sát của Nhân dân và các cơ quan chức năng; tuân thủ quy định của pháp luật về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong Công an nhân dân.

(2) Đẩy mạnh nghiên cứu, xây dựng các phần mềm, giải pháp công nghệ thông tin để triển khai ứng dụng trong thực hiện quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên các lĩnh vực công tác Công an, phục vụ mục tiêu cải cách hành chính, gồm các nội dung, dự án thành phần sau:

a) Xây dựng phần mềm xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của lực lượng Công an đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã

- Mục đích:

+ Quản lý tập trung, thống nhất công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về ANTT.

+ Phục vụ các các yêu cầu nghiệp vụ của lực lượng CAND.

+ Trao đổi, chia sẻ thông tin xử lý vi phạm hành chính với các sở, ban, ngành chức năng phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước.

- Phạm vi triển khai:

+ Triển khai tại Công an tỉnh, Công an cấp huyện, Công an cấp xã.

+ Trao đổi, chia sẻ thông tin với Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành theo chức năng, thẩm quyền.

b) Xây dựng phần mềm quản lý các cơ sở ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự

- Mục đích:

+ Quản lý tập trung, thống nhất công tác quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT.

+ Phục vụ các các yêu cầu nghiệp vụ của lực lượng CAND.

+ Trao đổi, chia sẻ thông tin đối với các sở, ngành chức năng phục vụ yêu cầu quản lý ngành.

- Phạm vi triển khai:

+ Triển khai tại Công an tỉnh, Công an cấp huyện, Công an cấp xã.

+ Trao đổi, chia sẻ thông tin với các sở, ngành chức năng.

c) Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

- Mục đích:

+ Quản lý tập trung, thống nhất công tác quản lý PCCC&CNCH.

+ Trao đổi, chia sẻ thông tin đối với Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ngành chức năng phục vụ yêu cầu quản lý.

- Phạm vi triển khai:

+ Triển khai tại Công an tỉnh, Công an cấp huyện, Công an cấp xã.

+ Trao đổi, chia sẻ thông tin với Ủy ban nhân dân các cấp và các sở, ngành chức năng.

d) Nâng cấp hệ thống quản lý, tiếp nhận thông tin lưu trú qua Internet

- Mục đích:

+ Quản lý tập trung, thống nhất công tác quản lý lưu trú.

+ Phục các các yêu cầu nghiệp vụ của lực lượng CAND.

+ Trao đổi, chia sẻ thông tin đối với các sở, ngành chức năng phục vụ yêu cầu quản lý ngành.

- Phạm vi triển khai:

+ Triển khai tại Công an tỉnh, Công an cấp huyện, Công an cấp xã.

+ Trao đổi, chia sẻ thông tin với các sở, ngành chức năng.

e) Nâng cấp cổng thông tin điện tử của Công an tỉnh bảo đảm băng thông phục vụ số lượng lớn người dân và doanh nghiệp truy cập, khai thác thông tin và đáp ứng yêu cầu triển khai các dịch vụ công trực tuyến.

3. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin cho cán bộ, chiến sĩ; phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo uy tín để xây dựng chương trình đào tạo bảo đảm chất lượng đầu ra và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc thực tiễn.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ trình độ, năng lực, cùng với tác phong, kỹ năng chuyên nghiệp và tinh thần, thái độ, trách nhiệm cao để phục vụ nhân dân.

- Xây dựng tiêu chí để lựa chọn, sắp xếp, bố trí phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của cán bộ gắn với các vị trí công tác.

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá, phân loại cán bộ; tăng cường công tác quản lý, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng ngừa và xử lý nghiêm đối với những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ, sai phạm, vi phạm kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp, sách nhiễu, gây mất uy tín của lực lượng Công an với nhân dân.

4. Lộ trình, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án

a) Lộ trình, kinh phí thực hiện

- Thành lập và hoàn thiện bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả một cửa để giải quyết các thủ tục hành chính cấp tỉnh của Công an Thanh Hóa.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2021.

+ Dự kiến kinh phí: 15.000.000.000 (Mười lăm tỉ đồng).

- Đầu tư bổ sung nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2021 - 2022.

+ Dự kiến kinh phí: 2.000.000.000 (Hai tỉ đồng).

- Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2021 - 2022.

+ Dự kiến kinh phí: 2.000.000.000 (Hai tỉ đồng).

- Bồi dưỡng kiến thức về an toàn, an ninh, bảo mật thông tin; nâng cao trình độ sử dụng, ứng dụng CNTT cho CBCS.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2021 - 2022.

+ Dự kiến kinh phí: 450.000.000 (Bốn trăm năm mươi triệu đồng).

- Xây dựng, triển khai phần mềm xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự

+ Thời gian thực hiện: Năm 2021.

+ Dự kiến kinh phí: 2.000.000.000 (Hai tỷ đồng).

- Xây dựng, triển khai mới phần mềm quản lý các cơ sở thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2021 - 2022.

+ Dự kiến kinh phí: 1.200.000.000 (Một tỷ hai trăm triệu đồng).

- Xây dựng, triển khai mới phần mềm quản lý cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2021 - 2022.

+ Dự kiến kinh phí: 1.200.000.000 (Một tỷ hai trăm triệu đồng).

- Nâng cấp cổng thông tin điện tử của Công an tỉnh, cung cấp dịch vụ công cho các tổ chức, cá nhân.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2021.

+ Dự kiến kinh phí: 1.500.000.000 (Một tỷ năm trăm triệu đồng).

- Nâng cấp hệ thống quản lý, tiếp nhận thông tin lưu trú qua Internet.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2021;

+ Dự kiến kinh phí: 800.000.000 (Tám trăm triệu đồng).

- Tuyên truyền các nội dung thuộc phạm vi Đề án Công an.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2021 - 2023.

+ Dự kiến kinh phí: 450.000.000 (Bốn trăm năm mươi triệu đồng).

- Tổ chức các hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết Đề án; hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án

+ Thời gian thực hiện: Năm 2021 - 2023.

+ Dự kiến kinh phí: 250.000.000 (Hai trăm năm mươi triệu đồng).

Tổng: 26.850.000.000 (Hai mươi sáu tỉ tám trăm năm mươi triệu đồng)

(Theo Phụ lục 10)

b) Nguồn kinh phí thực hiện Đề án

Ngân sách tỉnh, nguồn hỗ trợ của Bộ Công an và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công an tỉnh

- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả Đề án này.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan thiết kế, xây dựng phần mềm, cơ sở dữ liệu để trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị; xây dựng quy chế quản lý, vận hành, khai thác các trang thiết bị, cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng trong phạm vi Đề án.

2. Văn phòng UBND tỉnh

Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh triển khai Hệ thống điện tử một cửa để quản lý, giám sát công tác tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Công an tỉnh; tuân thủ quy định của pháp luật về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong Công an nhân dân.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh bố trí kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện Đề án; thẩm định về đầu tư theo Đề án.

4. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh để thực hiện Đề án đối với nhiệm vụ chi thuộc ngân sách địa phương.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan trong việc thẩm định, cho ý kiến về việc sử dụng công nghệ thuộc phạm vi của Đề án.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh để cung cấp thông tin, hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến do Công an tỉnh quản lý trên Cổng Dịch vụ Công tỉnh Thanh Hóa; tuân thủ quy định của pháp luật về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong Công an nhân dân.

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC QUẢN LÝ, XUẤT NHẬP CẢNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CÔNG AN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 273/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Danh mục

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

1

Khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam qua Trang thông tin điện tử

x

 

 

2

Cấp hộ chiếu phổ thông

x

 

 

3

Cấp lại hộ chiếu phổ thông

x

 

 

4

Sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông

x

 

 

5

Trình báo mất hộ chiếu

x

 

 

6

Cấp giấy xác nhận nhân sự của công dân Việt Nam ở nước ngoài

x

 

 

7

Đăng ký thường trú tại Việt Nam đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài

x

 

 

8

Cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam tại Công an cấp tỉnh

x

 

 

9

Cấp thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam

x

 

 

10

Gia hạn tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

x

 

 

11

Cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

x

 

 

12

Cấp đổi thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam tại Công an cấp tỉnh

x

 

 

13

Cấp lại thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam tại Công an cấp tỉnh

x

 

 

14

Cấp giấy phép vào khu vực cấm, khu vực biên giới cho người nước ngoài tại Công an cấp tỉnh

x

 

 

15

Cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam

x

 

 

16

Cấp lại giấy phép xuất, nhập cảnh cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam

x

 

 

17

Cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào cho công dân Việt Nam tại Công an cấp tỉnh

x

 

 

18

Cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào cho cán bộ, công nhân, viên chức Việt Nam tại Công an cấp tỉnh

x

 

 

19

Cấp giấy chứng nhận về nước cho nạn nhân là công dân Việt Nam bị mua bán ra nước ngoài tại Công an cấp tỉnh

x

 

 

20

Cấp giấy phép đến các tỉnh, thành phố của Việt Nam cho công dân Lào nhập cảnh bằng Giấy thông hành biên giới tại Công an cấp tỉnh

x

 

 

21

Khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam bằng Phiếu khai báo tạm trú

 

 

x

Tổng = 21

20

0

1

 

PHỤ LỤC 2

ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ CON DẤU THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CÔNG AN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 273/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Danh mục

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

1

Đăng ký mẫu con dấu mới

x

 

 

2

Đăng ký lại mẫu con dấu

x

 

 

3

Đăng ký thêm con dấu

x

 

 

4

Đăng ký dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi

x

 

 

5

Thủ tục đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu

x

 

 

Tổng = 5

5

0

0

 

PHỤ LỤC 3

QUẢN LÝ NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH, TRẬT TỰ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CÔNG AN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 273/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Danh mục

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

1

Cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự

x

x

 

2

Cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự

x

x

 

3

Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự

x

x

 

Tổng = 6

3

3

0

 

PHỤ LỤC 4

QUẢN LÝ VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CÔNG AN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 273/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Danh mục

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

1

Cấp lại chứng chỉ quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

2

Cấp, cấp đổi chứng chỉ quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

3

Cấp lại Giấy chứng nhận sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

4

Cấp, cấp đổi Giấy chứng nhận sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

5

Đề nghị huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

6

Đề nghị xác nhận tình trạng vũ khí, công cụ hỗ trợ đã mất tính năng, tác dụng để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

7

Đề nghị làm mất tính năng, tác dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

8

Cấp Giấy phép trang bị, giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

9

Thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ

x

 

 

10

Cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

11

Cấp Giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

12

Cấp lại Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

13

Cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

14

Cấp lại Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

15

Cấp đổi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

16

Cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

17

Cấp Giấy phép trang bị công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

18

Điều chỉnh Giấy phép vận chuyển tiền chất thuốc nổ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

19

Cấp Giấy phép vận chuyển tiền chất thuốc nổ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

20

Điều chỉnh Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

21

Cấp Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

22

Cấp Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

23

Cấp Giấy phép sửa chữa vũ khí tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

24

Cấp Giấy phép vận chuyển vũ khí tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

25

Thông báo khai báo vũ khí thô sơ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

26

Cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

27

Cấp lại Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

28

Cấp đổi Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

29

Cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

30

Cấp Giấy phép trang bị vũ khí thể thao tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

31

Cấp lại Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

32

Cấp đổi Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

33

Cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

34

Cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

x

 

 

35

Thông báo khai báo vũ khí thô sơ tại Công an xã, phường, thị trấn

 

 

x

Tổng = 35

34

0

1

 

PHỤ LỤC 5

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC CẤP, QUẢN LÝ THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CÔNG AN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 273/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Danh mục

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

1

Cấp thẻ Căn cước công dân khi đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

x

x

 

2

Cấp thẻ Căn cước công dân khi chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

x

x

 

3

Đổi thẻ Căn cước công dân

x

x

 

4

Cấp lại thẻ Căn cước công dân

x

x

 

5

Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân

x

x

 

Tổng = 10

5

5

0

 

PHỤ LỤC 6

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CÔNG AN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 273/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Danh mục

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

1

Đăng ký, cấp biển số xe

x

 

 

2

Đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Công an cấp tỉnh

x

 

 

3

Sang tên, di chuyển xe đi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác tại Công an cấp tỉnh

x

 

 

4

Đăng ký xe từ tỉnh khác chuyển đến tại Công an cấp tỉnh

x

 

 

5

Đổi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe tại Công an cấp tỉnh

x

 

 

6

Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe

x

 

 

7

Đăng ký xe tạm thời

x

 

 

8

Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe

x

 

 

9

Cấp giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên

x

 

 

10

Cấp phù hiệu kiểm soát cho xe ô tô mang biển số khu kinh tế - thương mại đặc biệt, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế theo quy định của Chính phủ vào hoạt động trong nội địa

x

 

 

11

Đăng ký, cấp biển số mô tô, xe gắn máy tại Công an cấp huyện nơi được phân cấp đăng ký mô tô, xe gắn máy

 

x

 

12

Đăng ký sang tên mô tô, xe gắn máy trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Công an cấp huyện nơi được phân cấp đăng ký mô tô, xe gắn máy

 

x

 

13

Sang tên, di chuyển mô tô, xe gắn máy đi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác tại Công an cấp huyện nơi được phân cấp đăng ký mô tô, xe gắn máy

 

x

 

14

Đăng ký mô tô, xe gắn máy từ tỉnh khác chuyển đến tại Công an cấp huyện nơi được phân cấp đăng ký mô tô, xe gắn máy

 

x

 

15

Đổi giấy chứng nhận đăng ký mô tô, xe gắn máy và biển số xe tại Công an cấp huyện nơi được phân cấp đăng ký mô tô, xe gắn máy

 

x

 

16

Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mô tô, xe gắn máy và biển số xe tại Công an cấp huyện nơi được phân cấp đăng ký mô tô, xe gắn máy

 

x

 

17

Đăng ký mô tô, xe gắn máy tạm thời tại Công an cấp huyện nơi được phân cấp đăng ký mô tô, xe gắn máy

 

x

 

18

Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký mô tô, xe gắn máy và biển số xe tại Công an cấp huyện nơi được phân cấp đăng ký mô tô, xe gắn máy

 

x

 

Tổng = 18

10

8

 

 

PHỤ LỤC 7

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CÔNG AN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 273/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Danh mục

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

1

Cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ

x

 

 

2

Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy

x

 

 

3

Cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

x

 

 

4

Đổi giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

x

 

 

5

Cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

x

 

 

6

Cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ

x

 

 

7

Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ- CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ

x

 

 

8

Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy

x

 

 

9

Cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

x

 

 

10

Đổi giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

x

 

 

11

Cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

x

 

 

12

Phê duyệt Phương án chữa cháy của cơ sở

x

 

 

13

Thông báo cam kết về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và đối với cơ sở thuộc Phụ lục III - ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

x

 

 

14

Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy

x

 

 

15

Cấp đổi giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ

x

 

 

16

Cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ

x

 

 

Tổng = 16

16

0

0

 

PHỤ LỤC 8

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ CƯ TRÚ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CÔNG AN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 273/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Danh mục

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp

1

Đăng ký thường trú

 

x

x

2

Tách sổ hộ khẩu

 

x

x

3

Cấp đổi sổ hộ khẩu

 

x

x

4

Cấp lại sổ hộ khẩu

 

x

x

5

Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu

 

x

x

6

Xóa đăng ký thường trú

 

x

x

7

Xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú

 

x

x

8

Hủy bỏ kết quả đăng ký thường trú trái pháp luật

 

x

x

9

Cấp giấy chuyển hộ khẩu

 

x

x

10

Đăng ký tạm trú

 

 

x

11

Cấp đổi sổ tạm trú

 

 

x

12

Cấp lại sổ tạm trú

 

 

x

13

Điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú

 

 

x

14

Khai báo tạm vắng

 

 

x

15

Lưu trú và tiếp nhận lưu trú

 

 

x

16

Gia hạn tạm trú

 

 

x

17

Hủy bỏ kết quả đăng ký tạm trú trái pháp luật

 

 

x

Tổng = 26

0

9 (CA TX, TP)

17

 

PHỤ LỤC 9

TỔNG HỢP SỐ LIỆU XỬ PHẠT VPHC TRONG LĨNH VỰC ANTT TRỌNG TÂM NĂM 2019
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 273/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

STT

Lĩnh vực

Nhóm hành vi liên quan đến

Số vụ VPHC

Số QĐ XPVPHC

Số đối tượng bị XLVPHC

Số tiền theo QĐXP (đồng)

Số tiền đã nộp NSNN (đồng)

Số TV,PT bị tạm giữ

Số GP,CCHN bị tước

1

An ninh, trật tự, an toàn xã hội

Cư trú, CMND…

2.225

2.253

2.253

802.305.000

774.155.000

10

2

VK, VLN, CCHT, pháo, đồ chơi nguy hiểm bị cấm

84

202

202

519.050.000

507.050.000

150

3

Kinh doanh có điều kiện

702

712

712

1.427.830.000

1.376.130.000

4

0

Con dấu

13

13

13

19.500.000

19.500.000

0

0

Xuất nhập cảnh

449

449

449

643.750.000

643.750.000

0

0

Khác

916

1.737

1.762

3.054.667.000

2.547.792.000

101

0

2

Phòng, chống tệ nạn xã hội

Ma túy

372

521

539

480.495.000

456.745.000

33

0

Mua bán dâm

19

51

51

84.750.000

84.750.000

0

0

Đánh bạc

258

802

802

1.127.725.000

992.500.000

393

0

3

Phòng cháy và chữa cháy

533

538

538

1.283.850.000

1.283.850.000

0

0

4

Giao thông đường bộ, đường sắt

92.591

92.952

92.947

107.914.136.000

100.596.278.000

27.421

7.6

5

Giao thông đường thủy nội địa

154

154

154

1.310.750.000

1.310.750.000

0

0

6

Bảo vệ môi trường

1.032

1.033

1.033

1.692.970.000

1.667.370.000

0

0

7

Tài nguyên nước và khoáng sản

207

237

237

2.359.400.000

2.359.400.000

23

0

8

Hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

86

91

91

326.850.000

326.850.000

2

0

9

Hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp

85

85

85

893.700.000

893.700.000

0

0

10

An toàn thực phẩm

72

72

72

388.675.000

382.175.000

0

0

TỔNG

99.798

101.902

101.94

124.330.403.000

116.222.745.000

28.158

7.605

 

PHỤ LỤC 10

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 2021 - 2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 273/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

STT

Danh mục nhiệm vụ, dự án

Mục tiêu, phạm vi triển khai

Dự toán kinh phí (triệu đồng)

Thời gian thực hiện

1

Thành lập bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả một cửa để giải quyết các thủ tục hành chính cấp tỉnh của Công an Thanh Hóa.

- Là một bộ phận của Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh; Tập trung tất cả các TTHC cấp tỉnh của Công an tỉnh Thanh Hóa tại một điểm để tiếp nhận, trả kết quả giải quyết.

- Xử lý vi phạm hành chính của thuộc thẩm quyền của các phòng nghiệp vụ, gồm: Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH; Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cảnh sát giao thông; Quản lý xuất, nhập cảnh.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cá nhân, tổ chức đến giải quyết thủ tục hành chính;

- Phạm vi triển khai: Các đơn vị Công an có chức năng giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh;

15,000

Năm 2021

2

Đầu tư bổ sung nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin.

- Rà soát, lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, thay thế, điều tiết trang thiết bị giữa các đơn vị để phát huy hiệu quả sử dụng; thanh lý, tiêu hủy các trang thiết bị cũ, hỏng không còn khả năng sử dụng; bổ sung trang bị mới thiết bị theo lộ trình đáp ứng yêu cầu công việc.

- Bổ sung, nâng cấp bảo đảm mạng máy tính nội bộ kết nối tất cả các bộ phận công tác của các đơn vị trong toàn lực lượng. Bảo đảm hoạt động ổn định, tốc độ truy cập cao, đáp ứng yêu cầu bảo mật, an toàn thông tin mạng.

- Triển khai các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh và bảo mật hệ thống thông tin: cài đặt phần mềm hệ thống có bản quyền cho các máy tính soạn thảo, lưu trữ tài liệu, cài đặt phần mềm chống virus cho các máy tính kết nối mạng nội bộ, rà quét virus, phần mềm gián điệp, các lỗ hổng bảo mật…

2,000

Năm 2021 - 2022

3

Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu.

- Xây dựng hệ thống máy chủ kết nối Internet và hệ thống máy chủ kết nối mạng nội bộ của ngành để triển khai các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn lực lượng.

- Tăng cường kết nối, tích hợp, trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan Đảng, chính quyền.

- Dữ liệu phải luôn sẵn sàng, dễ dàng được tìm kiếm, được tải hoặc tái sử dụng cho các ứng dụng khác của nhà phát triển bên thứ ba

2,000

Năm 2021 - 2022

4

Bồi dưỡng kiến thức về an toàn, an ninh, bảo mật thông tin cho người dùng máy tính; đào tạo nâng cao trình độ sử dụng CNTT cho CBCS

- Phối hợp, liên kết với các trường Đại học, cơ sở đào tạo uy tín để xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn bảo đảm chất lượng đầu ra và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc thực tiễn.

- Chủ động tổ chức các lớp tập huấn trong nội bộ.

450

Năm 2021 - 2022

5

Xây dựng, triển khai phần mềm xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự

- Xây dựng phần mềm xử lý vi phạm hành chính tập trung, thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh. ;

- Theo dõi, quản lý việc xử phạt vi phạm hành chính; nắm bắt số lượng, tính chất mức độ và xu hướng phổ biến của các hành vi vi phạm hành chính phục vụ công tác nghiệp vụ;

- Bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các văn bản quy định về xử lý vi phạm hành chính.

- Kết nối, chia sẻ thông tin cho các ngành chức năng các loại thông tin dữ liệu về: tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, tước giấy chứng nhận kiểm định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

- Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nộp phạt trực tuyến; giảm thời gian, chi phí đi lại.

- Phạm vi triển khai: tất cả các lực lượng thuộc Công an tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

2,000

Năm 2021

6

Xây dựng, triển khai phần mềm quản lý các cơ sở ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.

- Quản lý chặt chẽ, khoa học hồ sơ cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự.

- Quản lý hoạt động và việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự theo quy định.

- Kết nối, chia sẻ thông tin với các sở, ngành chức năng phục vụ công tác quản lý nhà nước.

- Phạm vi triển khai: Các đơn vị Công an từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã có chức năng quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự; Các đơn vị Công an có yêu cầu tra cứu phục vụ công tác nghiệp vụ; Các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự; Các sở, ngành có yêu cầu theo dõi phục vụ công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

1,200

Năm 2021 - 2022

7

Nâng cấp cổng thông tin điện tử của Công an tỉnh, cung cấp dịch vụ công cho các tổ chức, cá nhân.

- Cung cấp thông tin chung về hoạt động của Công an tỉnh; đồng thời công khai các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của lực lượng Công an để tổ chức, cá nhân theo dõi; Cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

- Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính

1,500

Năm 2021

8

Nâng cấp hệ thống quản lý, tiếp nhận thông tin lưu trú qua Internet.

- Quản lý thông báo lưu trú đối với người Việt Nam theo quy định của Luật Cư trú; phục vụ tốt công tác, phòng ngừa, đấu tranh tội phạm.

- Kết nối, chia sẻ thông tin với các sở, ngành chức năng phục vụ công tác quản lý nhà nước như: Thuế, Văn hóa thể thao và du lịch…

- Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú.

- Phạm vi triển khai: Công an cấp tỉnh, huyện, xã; Các cơ sở kinh doanh lưu trú, cá nhân có yêu cầu thông báo lưu trú; Các sở, ngành có yêu cầu theo dõi số liệu khách lưu trú trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

800

Năm 2021

9

Xây dựng, triển khai phần mềm quản lý cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Quản lý hồ sơ cơ sở được cấp phép PCCC

- Quản lý hoạt động, việc chấp hành các quy định pháp luật của cơ sở được cấp phép PCCC.

- Kết nối, chia sẻ thông tin với các sở, ngành chức năng phục vụ công tác quản lý nhà nước.

- Phạm vi triển khai: Các đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp huyện có chức năng quản lý PCCC; Các cơ sở được cấp phép PCCC.

1,200

Năm 2022 - 2023

10

Tuyên truyền các nội dung thuộc phạm vi Đề án

Các tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn toàn tỉnh.

450

Năm 2021 - 2023

11

Tổ chức các hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết Đề án; bồi dưỡng Ban chỉ đạo thực hiện Đề án

 

250

Năm 2021 - 2023

Tổng

26,850

 

Bằng chữ: 26.850.000.000 (Hai mươi sáu tỉ tám trăm năm mươi triệu đồng chẵn)

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 273/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu chính đáng của nhân dân trên lĩnh vực an ninh, trật tự” do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu: 273/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
Người ký: Đỗ Minh Tuấn
Ngày ban hành: 21/01/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [8]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 273/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu chính đáng của nhân dân trên lĩnh vực an ninh, trật tự” do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…