THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2002/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 30 tháng 1 năm 2002 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ Chỉ thị số 14/2000/CT-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng
Chính phủ về việc triển khai thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao
hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;
Để phát huy vai trò, trách nhiệm và khai thác tiềm năng trí tuệ, sự đóng góp
của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (gọi tắt là Liên hiệp Hội)
trong việc tư vấn, phản biện và giám định xã hội các đề án phát triển kinh tế -
xã hội của nhà nước thuộc các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Liên hiệp
Hội;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Đối tượng thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo quyết định này là Liên hiệp Hội và các Hội thành viên của Liên hiệp Hội (là các Hội Khoa học và Kỹ thuật ngành Trung ương và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
2. Đối tượng đặt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho Liên hiệp Hội và các Hội thành viên là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là các cơ quan).
3. Đối tượng tư vấn, phản biện và giám định xã hội là các chính sách, các chương trình, dự án, đề án về phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học, công nghệ và môi trường (gọi chung là đề án) có tính chất phức tạp, ưu tiên, trọng điểm hoặc đa ngành, do các cơ quan xây dựng, thực hiện hoặc trình cấp trên phê duyệt.
4. Mục đích của hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên là cung cấp cho các cơ quan đặt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội có thêm các cơ sở, luận cứ khoa học độc lập, khách quan trong việc đề xuất, xây dựng, thẩm định, phê duyệt hoặc thực hiện đề án.
5. Tính chất của hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên là không vì lợi nhuận, không phải là hoạt động nghề nghiệp, là sự thể hiện trách nhiệm của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ tham gia đóng góp trí tuệ vào các hoạt động của nhà nước.
6. Tư vấn là hoạt động trợ giúp về tri thức, kinh nghiệm, cung cấp các thông tin, tư liệu cùng các ý kiến phân tích, đánh giá và kiến nghị trong việc đề xuất, xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt đề án.
7. Phản biện là hoạt động cung cấp các thông tin, tư liệu cùng các ý kiến phân tích, đánh giá tính khả thi và các kiến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án đối với mục tiêu và các điều kiện ràng buộc ban đầu hoặc thực trạng đặt ra.
8. Giám định xã hội là hoạt động theo dõi việc thực hiện đề án, đưa ra các ý kiến phân tích, đánh giá và kiến nghị kịp thời về việc tổ chức thực hiện, mục tiêu, nội dung hoặc chất lượng đề án.
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên được thực hiện theo các hình thức sau :
1. Các cơ quan đặt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho Liên hiệp Hội hoặc các Hội thành viên đối với các đề án thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình hoặc các đề án trình cấp trên phê duyệt.
2. Liên hiệp Hội và các Hội thành viên tự đề xuất nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các đề án quan tâm, tổ chức thực hiện và đề xuất kiến nghị gửi tới các cơ quan có liên quan và các cấp có thẩm quyền xem xét.
Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan đặt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội
1. Chủ động đặt yêu cầu tư vấn, phản biện hoặc giám định xã hội cho Liên hiệp Hội và các Hội thành viên đối với các đề án thuộc diện nêu tại khoản 3 Điều 1.
2. Cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tư liệu cần thiết, bảo đảm các điều kiện thuận lợi về kinh phí và sử dụng cơ sở vật chất (nếu có thoả thuận) cho Liên hiệp Hội hoặc các Hội thành viên thực hiện nhiệm vụ được yêu cầu.
3. Xử lý các kiến nghị trong văn bản tư vấn, phản biện hoặc giám định xã hội của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên. Văn bản tư vấn, phản biện hoặc giám định xã hội của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên được tập hợp trong hồ sơ đề án gửi trình các cấp có thẩm quyền.
Điều 4. Trách nhiệm của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên
1. Thực hiện các biện pháp tổ chức thích hợp để tập hợp các chuyên gia đầu ngành, các chuyên gia giỏi ở các Hội thành viên và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các đề án được yêu cầu với chất lượng cao.
2. Đảm bảo yêu cầu về nội dung, tiến độ thực hiện và tính độc lập, khách quan, trung thực của nội dung báo cáo kết quả tư vấn, phản biện và giám định xã hội của mình.
3. Chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung tư vấn, phản biện, giám định xã hội và những ý kiến do mình đề xuất.
4. Quản lý, bảo mật (nếu có yêu cầu) các hồ sơ, tư liệu của đề án được cung cấp, bảo quản các phương tiện kỹ thuật (nếu được giao sử dụng) và hoàn trả sau khi hoàn thành nhiệm vụ được yêu cầu.
Nguyên tắc xác định kinh phí cho các hình thức hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên là phi lợi nhuận. Bộ Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện nguyên tắc này.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 22/2002/QD-TTg |
Hanoi, January 30, 2002 |
DECISION
ON THE ACTIVITIES OF CONSULTANCY, JUDGMENT
AND SOCIAL EXPERTISE BY VIETNAM UNION OF SCIENTIFIC AND TECHNICAL ASSOCIATIONS
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the
Government of December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Science and Technology of June 9, 2000;
Pursuant to the Prime Minister’s
Directive No. 14/2000/CT-TTg of August 1, 2000 on the application of measures
to enhance and raise the efficiency of activities of Vietnam Union of
Scientific and Technical Associations;
In order to bring into full play the role and responsibility and exploit the
intellectual potentials and contribution of Vietnam Union of Scientific and
Technical Associations (hereinafter called the Union of Associations for short)
in providing consultancy, judgment and social expertise of the State’s socio-economic development projects in the fields
relating to its operation;
Considering the proposal of the Minister of Planning and Investment,
DECIDES:
Article 1.- General provisions
1. Subjects performing the tasks of consultancy, judgment and social expertise under this Decision are Vietnam Union of Scientific and Technical Associations and its member associations (being the Central Scientific and Technical Associations and the Unions of Scientific and Technical Associations of the provinces and centrally-run cities).
2. Subjects requesting consultancy, judgment and social expertise by the Union of Associations and its member associations are ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and provincial/municipal People’s Committees (hereinafter referred collectively to as agencies).
...
...
...
4. The objectives of consultancy, judgment and social expertise activities of the Union of Associations and its member associations are to provide the agencies requesting consultancy, judgment and social expertise with additional independent and objective scientific grounds for the proposition, formulation, evaluation, approval, or implementation of the schemes.
5. The consultancy, judgment and social expertise by the Union of Associations and its member associations are non-profit and non-professional activities, manifesting the responsibility of the contingent of scientific and technological intellectuals to contribute their intellect to the State’s activities.
6. Consultancy means the activity of providing assistance in terms of knowledge and experience, supplying information and documents, together with analysis, evaluation and proposals in the proposition, formulation, evaluation or approval of schemes.
7. Judgment means the activity of supplying information and documents, together with analysis and evaluation of the feasibility, as well as proposals on the compatibility of the schemes contents with the objectives, initial conditions or actual situation.
8. Social expertise means the activity of supervising the implementation of the schemes and putting forward analysis, evaluation and proposals on the implementation organization, objectives, contents or quality of the schemes.
Article 2.- Forms of implementation
The consultancy, judgment and social expertise by the Union of Associations and its member associations shall be carried out in the following forms:
1. The agencies shall request the Union of Associations or its member associations to provide consultancy, judgment and social expertise of the schemes falling within their approval competence or those to be submitted to superior authorities for approval.
2. The Union of Associations and its member associations shall set for themselves the task of providing consultancy, judgment and social expertise of the schemes of their interest, organize the implementation thereof and send their proposals to the concerned agencies and competent authorities for consideration.
...
...
...
1. To take initiative in requesting the Union of Associations and its member associations to provide consultancy, judgment and social expertise of the schemes mentioned in Clause 3 of Article 1.
2. To fully and timely supply necessary information and documents, create favorable conditions in terms of funding and use of material foundation (if there is agreement thereon) for the Union of Associations or its member associations to perform the requested tasks. 7th
3. To handle the proposals stated in the consultancy, judgment or social expertise documents of the Union of Associations and its member associations. The consultancy, judgment or social expertise documents of the Union of Associations and its member associations shall be included in the project dossiers to be submitted to competent authorities.
Article 4.- Responsibilities of the Union of Associations and its member associations
1. To apply proper organizational measures to rally top experts from member associations and relevant organizations for the performance of the tasks of providing consultancy, judgment and social expertise of the schemes on request with high quality.
2. To ensure the requirements on the contents, implementation schedule as well as the independence, objectiveness and truthfulness of their reports on the results of consultancy, judgment and social expertise.
3. To bear legal responsibility for the contents of consultancy, judgment and social expertise, as well as their proposals.
4. To manage and keep secret (if so requested) the scheme dossiers and documents supplied to them, preserve technical facilities (if being allowed to use) and return them after the completion of requested tasks.
Article 5.- Financial mechanism
...
...
...
Article 6.- This Decision takes effect 15 days after its signing.
Article 7.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision; the Presidium of the Central Council of Vietnam Union of Scientific and Technical Associations shall have to coordinate with one another in the implementation thereof.
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Quyết định 22/2002/QĐ-TTg về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 22/2002/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 30/01/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 22/2002/QĐ-TTg về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video