Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 172/QĐ-UBND

Quãng Ngãi, ngày 27 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM 2016

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị đnh số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 20/11/2012 của UBND tnh Quảng Ngãi ban hành Quy định về tăng cường hoạt đng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ngãi;

Căn cứ Quyết định số 1505/QĐ-UBND ngày 15/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh một số nội dung của Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020;

Căn cứ Kế hoạch số 1881/KH-UBND ngày 25/4/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện chương trình hành động số 57-CTr/TU ngày 23 tháng 12 năm 2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi;

Căn cứ Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 05/01/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 23/TTr-STTTT ngày 11/01/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ngãi năm 2016.

Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai Kế hoạch này đồng thời hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tnh;
- CT, PCT(VX) UBND tỉnh;
- VPUB: CVP, PCVP(VX), CBTH;
- Lưu: VT, VXhmy63

CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Căng

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định s172/QĐ-UBND, ngày 27/01/2016 của Chủ tịch UBND tnh Quảng Ngãi)

I. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC:

1. Về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin:

- Hạ tầng máy tính: đạt 100% các cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã đã trang bị máy tính, trong đó tỷ lệ cán bộ, công chức được trang bị máy tính hơn 70%, hạ tng máy tính tại các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, huyện đã được đầu tư tương đối đầy đủ, cơ bản đáp ứng nhu cầu hoạt động, công tác chuyên môn của các cán bộ, công chức. Tuy nhiên, nhiều máy tính đã được trang bị từ lâu, tốc độ xử lý chậm. Đối với các cơ quan Nhà nước cấp xã, hạ tầng máy tính được đầu tư vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được cho việc ứng dụng CNTT.

- Hạ tầng mạng LAN và Internet: Đạt 100% cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, Sở, ngành, UBND cấp huyện đều đã thiết lập mạng LAN và kết nối mạng Internet đáp ứng được nhu cầu xử lý văn bản, trao đổi dữ liệu, tra cứu và khai thác thông tin trên môi trường mạng. Trong khuôn viên làm việc của các trụ Sở làm việc đa số đã được phủ sóng Wifi.

- Hạ tầng kết nối diện rộng: Triển khai mạng Truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 34/2014/QĐ-UBND ngày 9/7/2014 về việc quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Đảo bảo an toàn, an ninh thông tin: Đa số các cơ quan đã chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin bằng cách cài đặt phần mềm diệt virus có bản quyền hoặc bản miễn phí, được trang bị các thiết bị tường lửa - Firewall cứng lắp đặt quản lý tập trung tại nhiều đơn vị.

- Hiện trạng sử dụng chữ ký số: Ban cơ yếu Chính phủ đã có kế hoạch triển khai sử dụng chữ ký số tại Quảng Ngãi trong những năm qua. Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức đào tạo, tập huấn sử dụng và đã triển khai theo kế hoạch của Ban cơ yếu Chính phủ. Tuy nhiên vẫn còn ở mức thử nghiệm, chưa ứng dụng rộng rãi ở các cơ quan nhà nước.

2. ng dụng CNTT trong nội bộ của các cơ quan nhà nước:

- ng dụng hệ thống thư điện tử (mail.quangngai.gov.vn): Đã được xây dựng và đưa vào vận hành thng nht trong toàn tỉnh. Với 100% cán bộ, công chức được cấp hộp thư điện tử và 60% cán bộ công chức thường xuyên sử dụng hộp thư điện tử của tỉnh, đạt ở mức trung bình so với cả nước về tình hình sử dụng thư điện tử, các loại văn bản như lịch làm việc, báo cáo, văn bản dự thảo đã được yêu cầu bắt buộc gửi qua hệ thống thư điện tử; các công văn, nội dung trao đổi công việc, giấy mời, tài liệu phục vụ họp...cũng được khuyến khích sử dụng thư điện tử để trao đổi. Ước lượng tỷ lệ văn bản được trao đổi qua hệ thống thư điện tử chỉ đạt khoảng từ 40%.

- ng dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành (eOffice): Đã được triển khai cài đặt và sử dụng tại 40 cơ quan nhà nước tỉnh và địa phương. Phần mềm đã hỗ trợ tốt cho công tác lưu trữ công văn đến - đi, hạn chế phát hành văn bản giấy trong nội bộ cơ quan và hỗ trợ người dùng trong công tác tra cứu, tìm kiếm, thống kê văn bản. Tuy nhiên, công tác ứng dụng vẫn còn tồn tại một số hạn chế và chưa phát huy, sử dụng hết các tính năng, chức năng của hệ thống quản lý văn bản điều hành tại một số cơ quan và phần mềm chưa triển khai kết nối liên thông đến các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố nên ảnh hưởng đến kế hoạch thực hiện trao đổi văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan Nhà nước.

- Hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện (Hệ thống hội nghị truyền hình): đã được triển khai xây dựng và đưa vào vận hành tại Văn phòng y ban nhân dân tỉnh và 100% y ban nhân dân huyện, thành phố phục vụ các cuộc họp trực tuyến của tỉnh.

- Ứng dụng phần mềm chuyên ngành:

+ Phần mềm quản lý chuyên ngành như phần mềm quản lý tài chính kế toán, phần mềm quản lý tài sản cố định, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý hộ tịch, phần mềm quản lý khai báo và nộp thuế và các phần mềm chuyên ngành khác đang được ứng dụng rộng rãi ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, bước đầu phát huy hiệu quả trong hoạt động quản lý và điều hành. Bên cạnh đó, Sở Tài chính đang chủ trì triển khai hệ thống TABMIS để quản lý công tác tài chính kế toán đến cấp xã;

+ Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý điều hành: Được xây dựng và tổ chức tuân thủ các tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn dữ liệu. Danh mục cơ sở dữ liệu của tỉnh cũng đã được ban hành, phê duyệt theo các Quy hoạch, Kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh và kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, các cơ sở dữ liệu của các đơn vị vẫn còn đơn lẻ chưa có sự gắn kết liên thông trong toàn tỉnh, do các đơn vị mới chỉ sử dụng để phục vụ cho công việc của mình. Hầu hết các đơn vị huyện, thành phố chưa xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, chưa đạt so với kế hoạch đề ra.

3. ng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp:

- Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 2

Cổng Thông tin điện tử của tỉnh (www.quangngai.gov.vn) và 34 cổng thành phần của 100% các Sở, ngành, huyện, thành phố đã được xây dựng, hoạt động có hiệu quả, cung cấp kịp thời thông tin về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, văn bản chỉ đạo (trừ văn bản mật); cung cấp được 1.419 dịch vụ hành chính công trực tuyến. Trong đó, cấp Sở, ngành có khoảng hơn 1.000 thủ tục phục vụ chủ yếu cho các tổ chức, doanh nghiệp (chiếm 83,3%); cấp huyện, thành phố có 96 thủ tục (chiếm 8%) và cấp xã/phường có 100 thủ tục phục vụ chủ yếu cho người dân (chiếm 8,3%). Đạt 98% dịch vụ công mức độ 1, 2 với các mẫu đơn, mẫu tờ khai, các quy định về yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính, trong thời gian tới tỉnh sẽ ưu tiên cung cấp 12 nhóm dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 3 trên Cng thông tin điện tử để phục vụ cho các tổ chức và công dân trong lĩnh vực giao thông vận tải, kế hoạch đầu tư, tư pháp, lao động thương binh xã hội, y tế, báo chí xuất bản...

- ng dụng CNTT tại bộ phận một cửa:

Mô hình một cửa điện tử hiện đại đã triển khai xây dựng và ứng dụng tại 3/14 UBND cấp huyện (Thành phố Quảng Ngãi, huyện Sơn Hà, Đức Phổ) và 02 cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh (Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư) để nâng cao chất lượng phục vụ người dân và tổ chức. Trong thời gian ti, mô hình một cửa hiện đại cũng sẽ được tiếp tục đầu tư triển khai và đưa vào vận hành tại các địa phương như huyện Trà Bồng, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành và Sở Công thương. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung cả nước tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn xếp hạng ở mức thấp về việc triển khai ứng dụng mô hình một cửa hiện đại và hiệu quả xử lý công việc tại bộ phận một cửa.

- Nâng cao hiệu quả tiếp nhận ý kiến góp ý của người dân, tổ chức trên môi trường mạng:

Bên cạnh việc nhận ý kiến đóng góp của người dân trực tiếp tại phòng tiếp dân, trong thời gian qua cũng đã nhận được sự tham gia phản ánh, ý kiến của người dân và doanh nghiệp trong hoạt động của cơ quan nhà nước bằng cách nâng cao hiệu quả kênh tiếp nhận ý kiến góp ý của người dân trên môi trường mạng thông qua hộp thư góp ý trên Cổng thông tin điện tử tỉnh và trang web thành phần của Sở ban ngành, UBND thành phố, các Huyện, hội đoàn thể.

- Hỗ trợ doanh nghiệp:

Hoàn thành và khai trương Cổng thương mại điện tử (www.tradequangngai.com.vn) và sàn giao dịch việc làm Quảng Ngãi (www.vieclamquangngai.com.vn), thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia và giới thiệu việc làm cho nhiu lao động trong tỉnh.

Ngoài ra, y ban nhân dân tỉnh cũng đã phê duyệt Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có cơ hội quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh.

Tại các đơn vị ngành dọc: ứng dụng công nghệ thông tin tại các đơn vị ngành dọc như Thuế, Hải quan, Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng chuyên doanh, Điện lực, Truyền hình, Công an, giáo dục... đã được đẩy mạnh triển khai hỗ trợ công tác quản lý điều hành. Hầu hết các đơn vị đã có phòng công nghệ thông tin thực hiện nhiệm vụ quản lý về công nghệ thông tin chuyên ngành.

4. Nguồn nhân lực CNTT:

Phần lớn cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị đều đã qua đào tạo sử dụng thành thạo tin học văn phòng, khai thác tốt các dịch vụ trên mạng cũng như trao đổi công việc trên môi trường mạng.

Trong những năm gần đây, tỉnh cũng chú trọng đào tạo, bồi dưỡng tập huấn liên quan đến công tác an toàn, an ninh thông tin, các hội thảo định hướng phát triển công nghệ thông tin, thành lập đội ứng phó sự cố mạng máy tính, tuy nhiên, Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh và huyện chưa đáp ứng được nhu cầu, vẫn còn thiếu cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các cơ quan Nhà nước cấp xã còn yếu, chưa có khả năng triển khai các hệ thống ứng dụng tác nghiệp, chưa có nhân lực chuyên trách công nghệ thông tin mà phần lớn là kiêm nhiệm, chưa được qua đào tạo về nghiệp vụ quản trị mạng nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản trị, vận hành hệ thống mạng nhằm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại đơn vị. Mới chỉ có 01 đơn vị có cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin - Sở Thông tin và Truyền thông.

5. Đánh giá chung:

a) Kết quả đạt được:

- Công tác ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, cụ thể hệ thống một cửa hiện đại, dịch vụ công đã chính thức đi vào hoạt động tại một số đơn vị đã phục vụ tốt trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cho cá nhân, doanh nghiệp và người dân. CNTT trở thành công cụ làm việc hữu ích và không thể thiếu trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hầu hết cán bộ, công chức đã khai thác, ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn, việc ứng dụng phần mềm vào công việc góp phần nâng cao hiệu quả công việc, giảm thiểu thời gian và giấy tờ.

- Cổng thông tin điện tử tỉnh thường xuyên cập nhật thông tin về cơ chế, chính sách, văn bản mới của các ngành, địa phương, hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính, cung cp thông tin liên hệ,... đem lại thuận tiện cho người dân khi cần có nhu cầu giải quyết công việc với cơ quan nhà nước.

- Hệ thống mail của tỉnh đã được triển khai cho tất cả cán bộ công chức của tnh, góp phần tích cực trong việc sử dụng văn bản điện tử thay thế văn bản giấy như các văn bản trao đổi nội bộ, giấy mời, lịch công tác tuần, thông báo, một số văn bản khác,...

- Hệ thống quản lý văn bản và điều hành đã được triển khai đến hầu hết các sở, ngành và UBND cấp huyện, phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành trong nội bộ các cơ quan.

- Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đã tổ chức các cuộc họp giao ban trực tuyến qua mạng, thay thế cho các cuộc họp giao ban truyền thống, giúp triển khai công việc nhanh chóng, hiệu quả.

b) Tồn tại hạn chế:

- Mặc dù hạ tầng công nghệ thông tin nhìn chung đã tăng lên mức khá của cả nước nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho các đơn vị cấp tỉnh, huyện, thành phố. Nhiều máy tính đã được trang bị từ lâu, tốc độ xử lý chậm. Đối với cấp xã hạ tầng còn rất yếu không đáp ứng được nhiều cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin mở rộng từ tỉnh xuống huyện và xuống cấp xã.

- Hệ thống các cơ sở dữ liệu quan trọng của tỉnh đã được phê duyệt trong kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2011-2015 nhưng chưa triển khai xây dựng.

- Dịch vụ công trực tuyến chỉ đạt ở mức tương đương mức độ 2, còn mức độ 3 và mức độ 4 chỉ mới tuyên truyền, thử nghiệm tại một số đơn vị; Việc triển khai hệ thống 1 cửa tại các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố còn thấp hơn rất nhiều so với trung bình cả nước.

- Hệ thống thư điện tử của tỉnh đã được đầu tư nâng cấp các chức năng, tính năng mới, tuy nhiên mức độ sử dụng hệ thống thư điện tử này còn thấp, nhất là triển khai nhiệm vụ trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước và với công dân, tổ chức.

- Hầu hết các sở ngành đều chưa xây dựng được các phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn. Tại các đơn vị cấp xã đa số vẫn chưa có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và tác nghiệp.

- Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước, nhất là ở cấp xã, chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, vẫn còn thiếu cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin.

- Kinh phí đầu tư ứng dụng CNTT còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT, nhiều chương trình, kế hoạch không triển khai thực hiện được hoặc triển khai không đồng bộ, ảnh hưởng đến hiệu quả chung của công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan. Bên cnh đó, một số ngành, địa phương mua sắm phần mềm ứng dụng có tính ri rạc, manh mún, không kế thừa dữ liệu sẵn có gây lãng phí, hiệu quả chưa cao.

II. KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT NĂM 2016:

1. Mục tiêu cụ thể:

a) Đối với ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước:

- 100% các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện triển khai phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc (eOffice).

- 90% cán bộ, công chức cấp tỉnh sử dụng thư điện tử và khai thác thông tin văn bản điện tử trong công việc.

- Phấn đấu 80% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được trao đổi dưới dạng điện tử.

- Phấn đấu 90% đơn vị cấp xã, thị trấn xây dựng mạng LAN; 60% sử dụng, khai thác Internet băng thông rộng; 60% đơn vị sử dụng hệ thng quản lý văn bản điều hành.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 22/2012/CT-UBND ngày 27/12/2012 của UBND tỉnh về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

b) Đối với ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp:

- Đảm bảo Cổng thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo Điều 28 Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định vviệc cung cp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

- 100% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 được cung cấp trên cổng thông tin/Cổng thành phần của các cơ quan nhà nước. Cung cấp tối thiểu 12 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 cấp tỉnh.

- Các cơ quan Nhà nước có ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa hoặc triển khai hệ thống một cửa điện tử được chú trọng và ngày càng phục vụ tốt hơn.

2. Nội dung thực hiện:

a) Đầu tư mới, nâng cấp, mở rộng Hạ tầng kỹ thuật:

a.1) Xây dựng trung tâm dữ liệu của tnh trên nền công nghệ điện toán đám mây (Cloud Datacenter) nhm tập trung đu mi dữ liệu, quản lý các hệ thống cơ sở dữ liệu; đảm bảo về an toàn bảo mật, an ninh thông tin cho hệ thống các cơ sở dữ liệu của toàn tỉnh.

- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2016-2017

a.2) Trang bị hệ thống camera giám sát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ địa bàn TP Quảng Ngãi

- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2017

b) Đầu tư ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành tại cơ quan nhà nước:

b.1) Dự án Xây dựng Hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành Thông tin và Truyền thông trên nền GIS của tỉnh Quảng Ngãi, hình thành bản đnền để làm cơ sở cho việc triển khai Hệ thống thông tin GIS của các cơ quan, đơn vị khác;

- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ngãi.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2017

b.2) Phần mềm quản lý văn bản và điều hành theo hướng tăng cường chức năng chỉ đạo, điều hành, mở rộng sự kết nối liên thông giữa các cấp:

- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2017

b.3) Xây dựng hệ thống quản lý hồ sơ cán bộ công chức trên môi trường mạng.

- Cơ quan chủ trì: Sở Nội Vụ.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2017

b.4) Xây dựng và triển khai Phần mềm Quản lý Cán bộ, Công chức ngành y tế:

- Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2017

b.5) Triển khai phần mềm ứng dụng Quản lý bệnh viện, Hệ thống quản lý thông tin y tế phường xã:

- Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2017.

b.6) Xây dựng Hệ thông tin giao thông vận tải tổng hợp và tích hợp các cơ sở dữ liệu chuyên ngành giao thông vận tải; Xây dựng cơ sở dữ liệu mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh; Xây dựng Hệ thông tin quản lý các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải; số hóa dữ liệu cơ sở hạ tầng giao thông vn tải:

- Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2017.

b.7) Xây dựng cơ sở dữ liệu về quy hoạch đô thị để phục vụ quản lý quy hoạch đô thị:

- Cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2016-2017.

b.8) Xây dựng cơ sở dữ liệu văn bản và Website văn bản chỉ đạo điều hành cấp huyện:

- Cơ quan chủ trì: UBND huyện Sơn Hà.

- Cơ quan phối hợp: Các đơn vị liên quan.

- Thi gian thực hiện: 2016 - 2017.

b.9) Xây dựng phần mềm Cấp giấy chứng nhận đầu tư qua mạng; phần mềm quản lý các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp Quảng Ngãi; bổ sung các modun và cập nhật cho phần mềm Quản lý đào tạo BSC mà Trường Phạm Văn Đồng đang sử dụng:

- Cơ quan chủ trì: Ban quản lý các Khu công nghiệp; Trường đại học Phạm Văn Đồng; Sở, ban ngành, huyện, thành phố.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan.

- Thi gian thực hiện: 2016-2017.

b.10) Xây dựng phần mềm quản lý ngư dân, tàu thuyền bị nước ngoài bắt giữ và phần mềm quản lý văn bản lưu trữ đã được chỉnh lý nhằm phục vụ công tác quản lý tra cứu, tìm kiếm hệ thống văn bản lưu trữ

- Cơ quan chủ trì: Sở ngoại vụ.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2016-2017.

c) Đầu tư ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp:

c.1) Duy trì, nâng cấp, vận hành Cổng thông tin điện tử, trang tin thành phần tại các đơn vị:

- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông, các Sở, ngành,UBND các huyện, thành phố.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2017.

c.2) Duy trì, nâng cấp, vận hành hệ thống truyền hình trực tuyến:

- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thành phố.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2017

c.3) Xây dựng hệ thống một cửa, một cửa liên thông huyện và cấp xã, phường, theo hướng hiện đại tại các đơn vị:

- Cơ quan chủ trì: UBND các huyện, thành phố

+ Xây dựng mới tại một số xã tại các đơn vị: Sơn Hà; Trà Bồng; Đức Phổ; Bình Sơn;

+ Xây dựng mới tại các huyện: Ba Tơ; Nghĩa Hành.

- Thi gian thực hiện: 2016-2017.

c.4) Duy trì vận hành dịch vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên cổng TTĐT, trang thông tin thành phần tại các đơn vị:

- Cơ quan chủ trì: Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố

III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giải pháp tài chính:

- Ưu tiên vốn đầu tư phát triển tập trung đầu tư cho phát triển hạ tầng CNTT, ứng dụng CNTT; vốn sự nghiệp tập trung để bổ sung, nâng cấp và duy trì hoạt động cho các hệ thống CNTT, đào tạo nguồn nhân lực CNTT tại các cơ quan quản lý Nhà nước.

- Các Sở, ngành tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của các Bộ ngành chủ quản cho nhiệm vụ ứng dụng CNTT theo ngành dọc, đồng thời tranh thủ nguồn vốn từ các Chương trình hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách trung ương cho nhiệm vụ ứng dụng CNTT.

2. Giải pháp triển khai

- Kiện toàn đội ngũ công chức chuyên trách CNTT tại các cơ quan, đảm bảo có ít nhất một công chức chuyên trách CNTT làm đầu mối triển khai kế hoạch tại các cơ quan, đơn vị.

- Kết hợp chặt chẽ việc triển khai kế hoạch này với kế hoạch cải cách hành chính, các kế hoạch ngành để gia tăng hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước.

- Xác định mô hình ứng dụng công nghệ thông tin điển hình các cấp, đặc biệt là cấp huyện, cấp xã để phổ biến và triển khai nhân rộng.

3. Các giải pháp khác

- Tổ chức truyền thông rộng rãi thông qua các phương tiện truyền thông như: Đài Phát thanh - Phát lại truyền hình tỉnh, Cng thông tin điện tử tỉnh nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức về ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp.

- Hàng năm tổ chức khảo sát và xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh (ICT Index Quảng Ngãi) để các cơ quan triển khai kế hoạch cho những năm, tiếp theo. Đồng thời lấy kết quả xếp hạng làm một trong các tiêu chí để bình xét khen thưởng hàng năm của Tỉnh.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước để có biện pháp tăng cường hiệu quả ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý, điều hành. Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu trong công tác ứng dụng CNTT phục vụ quản lý tại các đơn vị.

4. Kinh phí

Tổng nhu cầu kinh phí để thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong năm 2016 là khoảng 45,640 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư 24,850 tỷ đồng; vốn sự nghiệp công nghệ thông tin: 20,790 tỷ đồng.

Đối với các nhiệm vụ sử dụng kinh phí thường xuyên và kinh phí khác, các đơn vị tổng hợp vào dự toán ngân sách năm 2016 và năm 2017 để tổ chức thực hiện theo yêu cầu thực tế.

5. Tổ chức thực hiện

a) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch; định kỳ 6 tháng, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh tình hình triển khai kế hoạch để chỉ đạo thực hiện.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính tham mưu bố trí vốn đầu tư phát triển cho các dự án ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Nhà nước.

c) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, tham mưu bố trí vốn sự nghiệp cho các dự án, nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Nhà nước năm 2016.

d) Các sở, ban ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm:

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ cơ quan, đơn vị và Kế hoạch này tổ chức xây dựng, lập dự toán trình thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch của cơ quan, đơn vị, bảo đảm đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Trên đây là kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ngãi trong năm 2016. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo về UBND tỉnh (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông) để xem xét, giải quyết, đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 172/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ngãi năm 2016

Số hiệu: 172/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký: Trần Ngọc Căng
Ngày ban hành: 27/01/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 172/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ngãi năm 2016

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…