Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1459/QĐ-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỂ TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP THỰC HIỆN NĂM 2017 - 2018

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ;

Căn cứ Thông tư s 16/2015/TT-BVHTTDL ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Bộ Văn hóa, Ththao và Du lịch quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ biên bản họp các Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2017-2018;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ để tuyển chọn, giao trực tiếp đưa vào thực hiện năm 2017-2018 (Danh mục kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn và thông báo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng hồ sơ thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ để tham gia tuyn chọn, giao trực tiếp.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng;
- Các Thứ trưởng;
- Lưu: VT, KHCNMT. PL.120

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Thiện

 

DANH MỤC

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỘC LẬP CẤP BỘ ĐỂ TUYỂN CHỌN ĐƯA VÀO THỰC HIỆN NĂM 2017 - 2018
(Ban hành theo Q
uyết định s 1459/QĐ-BVHTTDL ngày 19 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Ththao và Du lịch)

STT

Tên nhiệm vụ/ Thời gian thực hiện

Định hướng mục tiêu

Yêu cầu đối với sản phẩm

Lĩnh vực Văn hóa

 

 

1.

Phát huy vai trò của chủ th văn hóa trong xây dựng, tổ chức hoạt động tại các thiết chế văn hóa cơ sở phù hợp với điều kiện, đặc thù vùng, miền, dân tộc

Thực hiện: 2017-2018

1. Cơ sở lý luận và thực tin về vai trò của chủ thể văn hóa trong xây dựng và tổ chức hoạt động thiết chế văn hóa cơ sở.

2. Đánh giá thực trạng vai trò của chủ thể văn hóa trong tổ chức và hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở của một s vùng, min, dân tộc.

3. Xây dựng một số mô hình nhằm phát huy vai trò của chủ th văn hóa trong xây dựng, tổ chức hoạt động tại các thiết chế văn hóa cơ sở phù hợp với điều kiện, đặc thù vùng, miền, dân tộc

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của chủ thể văn hóa trong xây dựng và tổ chức hoạt động thiết chế văn hóa cơ sở.

- Nghiên cứu thực trạng vai trò của chủ thể văn hóa trong xây dựng, tổ chức hoạt động tại các thiết chế văn hóa trên từng địa bàn cụ thể và một sdân tộc tiêu biu.

- Tìm hiểu nguyện vọng và nâng cao nhận thức của chủ thể văn hóa việc xây dựng, tổ chức hoạt động tại các thiết chế văn hóa cơ sở.

- Xây dựng hệ thống các giải pháp phát huy những yếu tố tích cực của chủ thể văn hóa trong xây dựng, tổ chức hoạt động tại các thiết chế văn hóa cơ sở.

- Mô hình tổ chức và hoạt động nhằm phát huy hiệu quả vai trò của chủ thể văn hóa trong xây dựng, tổ chức hoạt động ti các thiết chế văn hóa cơ sở phù hợp với điều kiện, đặc thù vùng, min, dân tộc.

1.2. Các sản phẩm khác:

- Báo cáo phân tích số liệu điều tra;

- Báo cáo tổng thuật tài liệu;

- Bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu

Chỉ rõ phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

2.

Nguồn nhân lực văn hóa cơ sở các tỉnh biên gii phía Bắc - Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng

Thực hiện: 2017-2018

1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực văn hóa cơ sở các tỉnh biên giới phía Bắc.

2. Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực văn hóa cơ sở các tỉnh biên giới phía Bắc.

3. Xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở tại các tỉnh biên giới phía Bc.

4. Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý ngành văn hóa khu vực biên giới trong xu thế hội nhập, phát triển đất nước hiện nay.

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cu và mục tiêu nghiên cứu.

- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ngun nhân lực văn hóa cơ sở các tỉnh biên giới phía Bắc

- Khảo sát đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động và nguồn nhân lực văn hóa cơ sở của ngành văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn vùng biên giới phía Bắc

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về văn hóa cho đội ngũ cán bộ ngành văn hóa gn với vùng biên giới phía Bắc trong giai đoạn hiện nay.

- Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng đặc thù đối với đội ngũ cán bộ quản lý ngành văn hóa biên giới phía Bắc trong xu thế hội nhập, phát triển đất nước hiện nay.

- Kiến nghị, đề xuất những chính sách đặc thù đối với cán bộ văn hóa cơ sở các tỉnh biên giới phía Bắc.

1.2. Các sản phẩm khác.

- Bản dự thảo Chương trình giảng dạy phục vụ công tác bồi dưỡng cán bộ văn hóa cơ sở đối với các tỉnh biên giới.

- Báo cáo phân tích số liệu điều tra;

- Báo cáo tổng thuật tài liệu;

- Bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu

 Chỉ rõ phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

Lĩnh vực Di sản văn hóa

 

 

3.

Công tác quản lý và bảo tn cvật tại các di tích quốc gia đặc bit vùng đồng bằng Bắc B

Thực hiện: 2017-2018

1. Làm rõ cơ sở luận và thực tiễn quản lý và bảo tồn hệ thống cổ vật trong các di tích.

2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý cổ vật trong di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng Bắc Bộ

3. Đề xuất định hướng, giải pháp nhằm quản lý bảo tồn hệ thống cổ vật trong các di tích một cách hữu hiệu.

4. Xây dựng các cơ chế chính sách quản lý và bảo tồn hệ thống cổ vật trong di tích, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý cổ vật tại các di tích

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý và bảo tồn cổ vật trong di tích.

- Nghiên cứu đánh giá vai trò của cổ vật trong hệ thống di tích ở nước ta.

- Kinh nghiệm trong và ngoài nước trong việc quản lý bảo tồn hệ thống cổ vật tại di tích.

- Điều tra, khảo sát thực trạng công tác quản lý bảo tồn hệ thống cổ vật tại các di tích quốc gia đặc biệt ở đồng bằng Bc Bộ

- Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý và bảo vệ hệ thống cổ vật trong các di tích

- Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật, nguyên tắc trong việc bảo tồn tu bổ hệ thống cổ vật tại di tích

1.2. Các sản phẩm khác.

- Tài liệu hướng dẫn quản lý, bảo vệ cổ vật tại di tích.

- Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài;

- Báo cáo số liệu điều tra;

- Bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu

Chỉ rõ phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

4.

Bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội thờ cúng Cá Ông vùng Trung Bộ và Nam Bộ gắn với phát triển du lịch

Thực hiện: 2017-2018

1. Hệ thống và làm rõ sự tương đồng và di biệt của lễ hội thờ cúng Cá Ông vùng Trung Bộ và Nam Bộ;

2. Đánh giá giá trị và vai trò của lễ hội thờ cúng Cá Ông đi với cộng đồng dân cư ven biển Trung Bộ và Nam Bộ

3. Đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội thờ cúng Cá Ông gắn với phát triển du lịch.

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Hệ thống hóa các lễ hội thờ cúng Cá Ông vùng Trung Bộ và Nam Bộ; nhận diện sự tương đng và di biệt trong lễ hội thờ cúng Cá Ông tại hai vùng này;

- Đánh giá giá trị phổ quát (lịch sử, văn hóa, xã hội) và làm rõ vai trò của lễ hội thờ cúng Cá Ông đối với cộng đồng dân cư ven biển Trung Bộ và Nam Bộ;

- Đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư ven biển Trung Bộ và Nam Bộ về giá trị và vai trò lễ hội này đối với đời sng vật chất và tinh thn của họ;

- Đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội thờ cúng Cá Ông gắn với phát triển du lịch vùng Trung Bộ và Nam Bộ.

1.2. Các sản phẩm khác.

- Báo cáo phân tích số liệu điều tra;

- Báo cáo tổng thuật tài liệu nghiên cứu;

- Bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Báo cáo khuyến nghị với cơ quan quản lý có liên quan;

- Tài liệu, tư liệu hình ảnh, video về lễ hội thờ cúng Cá Ông;

- Kỷ yếu Hội thảo khoa học (nếu có).

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu

Chỉ rõ phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

5.

Nghiên cứu bảo tồn, phát huy Văn hóa dân tộc Thổ trong hoạt động Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Thực hiện: 2017-2018

1. Hệ thống hóa và tư liệu hóa sưu tập hiện vật của cộng đồng dân tộc Thổ.

2. Đi mới công tác trưng bày, giới thiệu về văn hóa dân tộc Thổ phục vụ hoạt động Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

3. Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tộc người Thổ.

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Nghiên cứu những nét văn hóa đặc sc và sự biến đổi văn hóa dân tộc Thổ bao gồm: văn hóa vật thể và phi vật thể. Nhận diện, làm rõ các đặc trưng văn hóa của cộng đồng dân tộc Thổ.

- Đánh giá thực trạng đời sống và sinh hoạt văn hóa của dân tộc Thhiện nay.

- Xây dựng danh mục tư liệu về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Thổ.

- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Thổ, nâng cao hiệu quả hoạt động của bảo tàng trong công tác nghiên cứu sưu tầm, xây dựng sưu tập, trưng bày giới thiệu tới công chúng trong và ngoài Bảo tàng.

1.2. Các sản phẩm khác.

- Danh mục tư liệu hiện vật văn hóa vật thể, phi vật thể của dân tộc Thổ - Tư liệu ảnh, bản đồ, video;

- Báo cáo phân tích sliệu điều tra;

- Báo cáo tổng thuật tài liệu nghiên cứu;

- Bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Báo cáo khuyến nghị với cơ quan quản lý có liên quan;

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu

Chỉ rõ phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

6.

Nghiên cứu bảo quản loại trừ nấm mc và chống tác nhân gây hại bề mặt gạch có trang trí trong di tích kiến trúc của người Việt bằng công nghệ hóa bảo quản.

Thực hiện: 2017-2018

1. Nghiên cứu loại chất có khả năng bảo quản bề mặt gạch có trang trí trong di tích kiến trúc của người Việt.

2. Xây dựng được quy trình bảo quản công nghệ hóa học bng hp chất nghiên cứu.

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Nghiên cứu xác định các dạng hư hỏng và tác nhân gây hư hỏng bề mặt thành phần gạch có trang trí trong di tích kiến trúc Việt.

- Lựa chọn, chế tạo hợp chất bảo quản bề mặt thành phần gạch có trang trí

- Nghiên cứu thí nghiệm và thử nghiệm chất bảo quản bề mặt thành phần gạch có trang trí

- Xây dựng phương pháp, quy trình sử dụng chất bảo quản bề mặt thành phần gạch có trang trí

1.2. Các sản phẩm khác.

- Báo cáo khảo sát các dạng hư hỏng bề mặt thành phần gạch có trang trí;

- Báo cáo về các nguyên nhân gây ra hư hỏng bmặt gạch di tích;

- Danh mục các loại chất có khả năng bảo quản các dạng hư hỏng bề mặt thành phần gạch có trang trí

- Bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Báo cáo kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu

Chỉ rõ phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

7.

Nghiên cứu bảo quản hiện vật khảo cổ hc chất liu đồng ti Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Thực hiện: 2017-2018

1. Nghiên cứu cu trúc và thành phần hóa học của một số mẫu vật đại diện và xác định nguyên nhân hư hại đối với hiện vật khảo cổ học cht liệu đồng

2. Nghiên cứu, xác định các loại vật tư hóa chất và cách thức sử dụng trong công tác bảo quản hiện vật khảo cổ học chất liệu đồng

3. Xây dựng quy trình bảo quản hiện vật khảo cổ học chất liệu đồng

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Nghiên cứu thực trạng ứng dụng bảo quản hiện vật khảo cổ học chất liệu đồng trên thế giới và Việt Nam.

- Đánh giá chung về sưu tập hiện vật khảo cổ học chất liệu đồng lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

- Xác định các dạng hư hại trên hiện vật khảo cổ học chất liệu đồng.

- Phân loại và lựa chọn mẫu thí nghiệm, nghiên cứu, phân tích cấu trúc và thành phần hóa học của một số mẫu vật khảo cổ học đại diện chất liệu đồng và xác định nguyên nhân hư hại.

- Nghiên cứu, xác định và thử nghiệm các loại vật tư hóa chất và cách thức sử dụng trong quy trình bảo quản hiện vật khảo cổ học chất liệu đồng:

+ Làm sạch, loại bỏ các tác nhân gây hại trên hiện vật

+ c chế, chng ăn mòn, ổn định bề mặt hiện vật

+ Gia cố tăng độ bền vững về mặt vật lý cho hiện vật

+ Tạo lớp màng bảo vệ hiện vật

- Đxuất quy trình bảo quản hiện vật khảo cổ học chất liệu đồng

1.2. Các sản phẩm khác.

- Quy trình bảo quản hiện vật khảo chọc chất liệu đồng;

- Tài liệu tham khảo cho các bảo tàng và các cơ sở đào tạo;

- Tài liệu phục vụ xây dựng định mức cho công tác bảo quản hiện vật chất liệu đồng;

- Bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Báo cáo kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu

Chỉ rõ phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

Lĩnh vực TDTT

 

 

8.

Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý thể thao chuyên nghiệp ở Việt Nam phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

Thực hiện: 2017-2018

1. Hệ thng hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình quản lý ththao chuyên nghiệp.

2. Đánh giá thực trạng hoạt động của thể thao chuyên nghiệp và quản lý thể thao chuyên nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

3. Xây dựng mô hình quản lý thể thao chuyên nghiệp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam và xu thế hội nhập quốc tế.

1. Yêu cu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình quản lý thể thao chuyên nghiệp.

- Kinh nghiệm quản lý thể thao chuyên nghiệp tại các quốc gia có nền thể thao mạnh ở châu Á, trên thế giới.

- Thực trạng hoạt động của thể thao chuyên nghiệp và công tác quản lý thể thao chuyên nghiệp của nước ta hiện nay.

- Nghiên cứu xây dựng các phương án quản lý thể thao chuyên nghiệp theo trình độ phát triển của các nhóm môn thể thao và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

- Đề xuất mô hình quản lý thể thao chuyên nghiệp ở Vit Nam; các giải pháp, chính sách tổ chức thực hiện.

1.2. Các sản phẩm khác.

- Bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học hoc tp chí chuyên ngành;

- Báo cáo kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu

Chỉ rõ phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

9.

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm đào tạo vận động viên bóng đá trẻ Việt Nam.

Thực hiện: 2017-2018

1. Thực trạng công tác tuyn chọn, huấn luyện đào tạo VĐV bóng đá trẻ tại các trung tâm đào to vận động viên bóng đá trẻ Việt Nam.

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm đào to vn động viên bóng đá trtại Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển bóng đá hiện đại.

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Nghiên cứu kinh nghiệm và mô hình đào tạo VĐV bóng đá trẻ tại các quốc gia có điều kiện tương đồng với Việt Nam và các quốc gia trên thế giới;

- Đánh ghình tổ chức và hoạt động của các trung tâm đào tạo VĐV bóng đá trẻ Việt Nam hiện nay;

- Thưc trạng công tác tuyển chọn, huấn luyện đào tạo VĐV bóng đá trẻ tại các trung tâm đào tạo VĐV bóng đá trẻ Việt Nam;

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu qucông tác huấn luyện, đào tạo của các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ ở Việt Nam;

- Kiến nghị với cơ quan quản lý có liên quan về việc triển khai áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt đng của các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam.

1.2. Các sản phẩm khác.

- Báo cáo phân tích số liệu điều tra;

- Báo cáo tng thuật tài liệu nghiên cứu;

- Bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Báo cáo kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu.

Chỉ rõ phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

10.

Nhu cu và giải pháp việc làm cho sinh viên tốt nghiệp Đại học Thể dục thể thao trong thi kỳ Hội nhập Quốc tế của Việt Nam

Thực hiện: 2017-2018

1. Thực trạng việc làm và nhu cầu việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học TDTT.

2. Đề xuất giải pháp hỗ trợ cho sinh viên Đại học TDTT tìm được việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp.

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cu và mục tiêu nghiên cứu.

- Thực trạng và chất lượng đào tạo cử nhân ngành TDTT.

- Khảo sát thực tế việc làm của sinh viên tốt nghiệp Đại học TDTT; Nhu cầu việc làm của sinh viên đã tốt nghiệp Đại học TDTT.

- Khảo sát nhu cầu của xã hội đối với sinh viên tốt nghiệp Đại học TDTT.

- Đxuất giải pháp hỗ trợ cho sinh viên đại học TDTT tìm được việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp.

1.2. Các sản phẩm khác.

- Báo cáo phân tích số liệu điều tra;

- Bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Báo cáo kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu.

Chỉ rõ phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

11.

Nghiên cứu hình thức và phương pháp tập luyện ththao cho quần chúng vùng ven biển và hải đảo

Thực hiện: 2017-2018

1. Thực trạng hoạt động TDTT của quần chúng vùng Ven biển và Hải đảo.

2. Xây dựng phương pháp và đề xuất các hình thức tập luyện cho quần chúng vùng Ven biển và Hải đảo.

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Khảo sát đánh giá thực trạng về hoạt động TDTT của quần chúng vùng ven biển và Hải đảo;

- Nghiên cứu nội dung các môn thể thao tập luyện, các hình thức quản lý, tổ chức và triển khai tập luyện các môn thể thao cho quần chúng phù hợp với điều kiện và đặc thù của các vùng ven biển và Hải đảo.

- Xây dựng chương trình tập luyện thể thao quần chúng phù hợp với điều kiện và đặc thù của các vùng ven biển và Hải đảo.

- ng dụng thí điểm chương trình thể thao đã xây dựng; đánh giá hiệu quả và tác động của chương trình đối với đời sống của quần chúng vùng ven biển và Hải đảo.

1.2. Các sản phẩm khác.

- Tài liệu hướng dẫn phương pháp và hình thức tổ chức tập luyện thể thao cho quần chúng vùng ven biển và hải đảo;

- Báo cáo đánh giá hiệu quả ng dụng chương trình thể thao đã xây dựng;

- Bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu.

Chỉ rõ phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

Lĩnh vực Du Lịch

 

 

12.

Nghiên cứu phát trin loại hình sản phẩm du lịch đô thị tại Việt Nam

Thực hiện: 2017-2018

1. Làm rõ cơ slý luận về xây dựng sản phẩm du lịch đô thị;

2. Quy trình xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đô thị phù hợp với điều kiện của Việt Nam;

3. Xây dựng quy trình khung của sản phẩm du lịch đô thị (xuất phát từ nghiên cứu điển hình tại một sđô thị cụ thể);

4. Chỉ ra những điều kiện cần để áp dụng thành công loại hình sản phẩm du lịch đô thị này tại các đô thị khác

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng sản phẩm du lịch nói chung và sản phẩm du lịch đô thị nói riêng;

- Nghiên cứu và đánh giá đặc điểm của sản phẩm du lịch đô thị;

- Nghiên cứu quy trình xây dựng sản phẩm du lịch;

- Bài học kinh nghiệm về phát triển sản phẩm du lịch đô thị của một số đô thị trên thế giới có điều kiện tương đồng với Việt Nam: (i) Yếu tố nào quyết định sự thành công của sản phẩm du lịch đô thị; (ii) Yếu tố nào cản trở và gây khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển loại hình sản phẩm du lịch đô thị;

- Đánh giá thực trạng sản phẩm du lịch tại các đô thị ở Việt Nam;

- Đề xuất quy trình khung để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đô thị tại Việt Nam;

1.2. Các sản phẩm khác.

- Quy trình khung xây dựng sản phẩm du lịch đô thị;

- Báo cáo phân tích số liệu điều tra;

- Bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu.

Chỉ rõ tính khả thi, phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

13.

Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long

Thực hiện: 2017-2018

 1. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch Iàng nghề phù hợp với điều kiện vùng đồng bằng sông Cửu Long.

2. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng cường thu hút khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống của người dân.

3. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch làng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long góp phần phát triển bền vững hệ thống làng nghề.

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch làng nghề, phát triển du lịch làng nghề nói chung và làng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

- Nghiên cứu các kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề trên thế giới và Việt Nam, rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch làng nghề đảm bảo định hướng phát triển bền vững làng nghề và phát triển cộng đồng dân cư.

- Khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch làng nghề của vùng đồng bng sông Cửu Long.

- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch làng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long cả hai khía cạnh Cung - Cầu.

- Đề xuất các giải pháp khả thi phát triển du lịch làng nghề mang tính đặc thù, đa dạng hóa sản phẩm du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long

1.2. Các sản phẩm khác.

- Báo cáo phân tích số liệu điều tra;

- Báo cáo tổng thuật tài liệu nghiên cứu;

- Bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu.

Chỉ rõ tính khả thi, phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

14.

Phát triển du lịch tàu biển ca Việt Nam trong bi cảnh hội nhập Cộng đồng chung ASEAN và TPP

Thực hiện: 2017-2018

1. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tàu bin của nước ta hiện nay;

2. Làm rõ tiềm năng và li thế đphát triển du lịch tàu biển Việt Nam trong bối cảnh hình thành, phát triển Cộng đồng chung ASEAN và thực hiện TPP.

3. Định hướnggiải pháp xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm về du lịch tàu biển của khu vực trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và toàn diện trong Cộng đng chung ASEAN và TPP.

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch tàu biển, ý nghĩa của phát triển du lịch tàu biển đối với du lịch, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc.

- Tổng quan quá trình hình thành và phát triển du lịch tàu biển trong khu vực và trên thế giới hiện nay; Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch tàu biển của một số nước và vùng lãnh thổ, rút ra bài học vận dụng cho Việt Nam.

- Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch tàu biển của nước ta, chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển du lịch tàu bin của nước ta thời gian qua.

- Đánh giá tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam trong bối cảnh của việc hình thành và phát triển Cộng đồng chung ASEAN và thực hiện TPP. Chỉ ra được điểm mạnh và nguyên nhân; điểm hạn chế và nguyên nhân.

- Xu thế phát triển du lịch tàu biển trên thế gii và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển du lịch tàu biển của Việt Nam thời gian tới.

1.2. Các sản phẩm khác.

- Báo cáo phân tích số liệu điều tra;

- Bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu.

Chỉ rõ tính khả thi, phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

Lĩnh vực Gia đình - Thư viện

 

 

15.

Xây dựng mô hình thư viện cơ sphục vụ nông thôn mi ở Việt Nam hiện nay (nghiên cứu trường hợp khu vực nông thôn đồng bằng Bắc Bộ)

Thực hiện: 2017-2018

1. Đánh giá thực trạng hoạt động thư viện cơ sở ở nông thôn và nhu cầu thực tế của người dân.

2. Đxuất định hướng và giải pháp phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện cơ sở phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng văn hóa và con người Việt Nam, thúc đẩy công nghiệp hóa hiện, đại hóa đất nước.

1. Yêu cu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Vai trò của thư viện cơ sở trong xây dựng nông thôn mới.

- Thực trạng hoạt động thư viện cơ sở phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở Việt Nam: Nhu cầu thông tin của người dân và khả năng đáp ứng của các thư viện cơ sở (nghiên cứu trường hợp khu vực nông thôn đồng bằng Bc Bộ).

- Giải pháp phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện cơ sở phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng văn hóa và con người Việt Nam, thúc đẩy công nghiệp hóa hiện, đại hóa đất nước.

- Đề xuất mô hình thư viện cơ sở phục vụ nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay.

1.2. Các sản phẩm khác.

- Báo cáo phân tích số liệu điều tra;

- Báo cáo kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về việc triển khai thực hiện mô hình thư viện cơ sở phục vụ nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay.

- Bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu.

Chỉ rõ tính khả thi, phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

16.

Văn hóa gia đình với việc giáo dục nhân cách con người Việt Nam hiện nay

Thực hiện: 2017-2018

1. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về gia đình và văn hóa gia đình.

2. Nghiên cứu vai trò của văn hóa gia đình đối với sự hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người Việt Nam.

3. Đề xuất một sgiải pháp phát huy vai trò văn hóa gia đình trong giáo dục nhân cách con người vì mục tiêu xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Nghiên cứu cơ sở lý lun và thc tiễn về văn hóa gia đình.

- Khảo sát, đánh giá vai trò của văn hóa gia đình trong giáo dc nhân cách con người Việt Nam khu vực thành thị và nông thôn.

+ Đánh giá vai trò của văn hóa gia đình trong giáo dục nhân cách khu vực thành thị qua khảo sát một số địa bàn tại Hà Nội.

+ Đánh giá vai trò của văn hóa gia đình trong giáo dục nhân cách khu vực nông thôn qua khảo sát một số địa bàn tại Nam Định.

- Thực trạng xuống cấp đạo đức xã hội hiện nay.

- Đxuất giải pháp phát huy vai trò của văn hóa gia đình trong giáo dục nhân cách con người Việt Nam.

1.2. Các sản phẩm khác.

- Báo cáo phân tích sliệu điều tra;

- Báo cáo kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

- Bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu.

Chỉ rõ tính khả thi, phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

Lĩnh vực  Mỹ thuật

 

 

17.

Nghệ thuật sắp đặt - Bản sắc và xu thế phát triển

Thực hiện: 2017-2018

1.  Hệ thống lý luận về nghệ thuật sắp đặt và bản sắc dân tộc

2. Nghiên cứu thực trạng, đánh giá sự hình thành, phát triển và bản sắc nghệ thuật sp đặt của Việt Nam t1986 đến nay (thời kỳ mở cửa).

3. Đề xuất các giải pháp phát triển nghệ thuật sp đặt Việt Nam gắn với bản sc dân tộc.

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Nghiên cứu làm rõ các khái niệm, đặc điểm, yếu tảnh hưởng đến nghệ thuật sắp đặt trong đời sng nghthuật quốc tế và Việt Nam.

- Đánh giá hiệu quả và hạn chế của nghệ thuật sắp đặt ti Việt Nam từ 1986 đến nay tác động đến đời sng nghệ thut, môi trường thẩm mỹ, tính tương tác cộng đng của nghệ thuật sắp đt Việt Nam (Có tính đến các trào lưu du nhập nghệ thuật sắp đặt của nước ngoài).

- Đxuất giải pháp đphát triển nghệ thut sp đt Vit Nam gắn với việc phát triển nghệ thuật công cộng và môi trường thẩm mỹ xã hội.

1.2. Các sản phẩm khác.

- Báo cáo phân tích số liệu điều tra;

- Báo cáo tổng thuật tài liệu nghiên cứu;

- Bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu.

Chỉ rõ tính khả thi, phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu.

18.

Thực trạng đào tạo đồ họa Việt Nam hin nay - Kế thừa truyền thng và xu thế phát triển.

Thực hiện: 2017-2018

1. Làm rõ lý luận về đào tạo đ ha to hình kế thừa truyền thống và phù hợp xu thế phát triển.

2. Đánh giá thực trạng đào tạo đồ họa tạo hình ở Việt Nam.

3. Đề xuất hệ thống giải pháp đổi mới đào tạo đồ họa tạo hình ở Việt Nam kế thừa truyền thống và xu thế phát triển.

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phm

1.1. Báo cáo tổng hp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đtài đáp ứng yêu cu và mục tiêu nghiên cứu.

- Nghiên cứu xây dựng hệ thng cơ sở lý luận về đào tạo đồ họa tạo hình, những vấn đề chung về đào tạo đồ họa tạo hình ở Việt Nam.

- Làm rõ thực trạng đào tạo đồ họa tạo hình ở Việt Nam (thực trạng cơ chế chính sách, thực trạng chương trình đào tạo; giáo trình và tài liệu tham khảo, đội ngũ giảng viên, sinh viên...).

- Làm rõ xu thế phát triển đồ họa tạo hình Việt Nam.

- Giải pháp về cơ chế chính sách đối với đồ họa tạo hình Việt Nam.

- Giải pháp về chương trình đào tạo, giáo trình kế thừa truyền thống.

- Giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ trong đào tạo.

1.2. Các sản phẩm khác.

- Báo cáo phân tích số liệu điều tra;

- Báo cáo tổng thuật tài liệu nghiên cứu;

- Báo cáo kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

- Bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu.

Chỉ rõ tính khả thi, phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

Lĩnh vc Ngh thut

 

 

19.

Sâu khấu kịch TP. Hồ Chí Minh - Bản sắc và xu thế phát triển

Thực hiện: 2017-2018

1. Đánh giá thực trạng sân khu kịch TP. H Chí Minh

2. Đề xuất hệ thống giải pháp và định hướng hoạt động sân khấu kịch TP Hồ Chí Minh nhm giữ gìn bản sắc và đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về sân khấu kịch hát TP.H Chí Minh.

- Đánh giá thực trạng về chất lượng, quy mô và hình thức hoạt động của sân khấu kịch tại TP. Hồ Chí Minh trong những năm gần đây gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc.

- Khảo sát về đời sng, nhu cầu, mức độ hưởng thụ văn hóa đối với kịch nói của cư dân TP. Hồ Chí Minh.

- Thuận lợi, thách thức và xu thế phát triển của sân khấu kịch tại TP.HChí Minh trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

- Đxuất hệ thống giải pháp, định hướng hoạt động và kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về phát triển sân khu kịch TP HChí Minh nhm giữ gìn bản sc, đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội trong giai đoạn hiện nay.

1.2. Các sản phẩm khác.

- Báo cáo phân tích sliệu điều tra;

- Báo cáo tổng thuật tài liệu nghiên cứu;

- Báo cáo kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

- Bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dạng kết quả nghiên cứu.

Chỉ rõ tính khả thi, phương thức và địa chứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

20.

Nghiên cứu thể nghiệm phát huy nghệ thuật Chèo gắn với du lịch.

Thực hiện: 2017-2018

1. Giới thiệu những tinh hoa độc đáo của Chèo cổ và Chèo hiện đại Việt Nam phục vụ xúc tiến du lịch.

2.y dựng các chương trình gii thiệu quảng bá nghệ thuật và tinh hoa độc đáo của Chèo phục vụ xúc tiến du lịch.

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Nghiên cứu thực trạng giới thiệu tinh hoa nghệ thuật Chèo với khách du lịch thông qua các chương trình biểu diễn.

- Đánh giá thực trạng vốn nghề của các nghệ sĩ trẻ trong việc tiếp nhận, thừa kế tinh hoa truyền thống Chèo qua các vai diễn tiêu biểu.

- Nghiên cứu chọn lọc giới thiệu những tinh hoa tiêu biểu trong Chèo hiện đại từ nửa sau thế kỷ XX tới đầu thế kỷ XXI và các chương trình Chèo mới.

- Nghiên cứu mối liên hệ giữa nghệ thuật Chèo với việc xúc tiến du lịch những năm gần đây để tìm ra phương thức kết hợp có hiệu quả cho cả Nhà hát và các đơn vị kinh doanh ngành du lịch.

- Nghiên cứu nhu cầu xã hội đối với chương trình nhỏ, linh hoạt có thể biểu diễn ở nhiều nơi với “sân khấu nhỏ” theo phong cách Chèo sân đình.

- Xây dựng hệ thống Chương trình biểu diễn nghệ thuật Chèo cổ và Chèo hiện đại phục vụ xúc tiến du lịch, tiến hành thể nghiệm tại Nhà hát Chèo Việt Nam.

1.2. Các sản phẩm khác.

- Chương trình biểu diễn nghệ thuật Chèo cổ và Chèo hiện đại phục vụ xúc tiến du lịch và báo cáo kết quả thể nghiệm;

- Báo cáo kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

- Bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu.

Chỉ rõ tính khả thi, phương thức và địa chứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

21.

Nghiên cứu đi mi nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà sáng tác văn học nghệ thuật

Thực hiện: 2017-2018

1. Đánh giá thực trạng hoạt động của các trại sáng tác, nhà sáng tác công lập (làm rõ hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội).

2. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhm đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của trại sáng tác, nhà sáng tác công lập.

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.

- Nghiên cứu khảo sát thực trạng hoạt động của các trại sáng tác, nhà sáng tác công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong giai đoạn 10 năm (2007-2017).

- Phân tích làm rõ hiệu quả kinh tế, xã hội của hoạt động trại sáng tác, nhà sáng tác. Phân tích những kết quả đạt được, mặt mạnh, mặt hạn chế, cơ hội và thách thức đối với hoạt động trại sáng tác, nhà sáng tác trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế theo chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Nghiên cứu đề xut các giải pháp và kiến nghị đối với Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch nhằm đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của trại sáng tác, nhà sáng tác công, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao đồng thi phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thu hút mạnh mẽ nguồn lực xã hội hóa cho phát triển văn học nghệ thuật.

1.2. Các sản phẩm khác.

- Báo cáo phân tích số liệu điều tra;

- Báo cáo kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

- Bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu.

Chỉ rõ tính khả thi, phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

Lĩnh vực nghiên cứu xây dựng chính sách

 

 

22.

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch theo Luật Đầu tư công lĩnh vc văn hóa, gia đình, ththao và du lịch

Thực hiện: 2017

1. Đánh giá thực trạng về công tác lập kế hoạch 5 năm và hàng năm thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch trong thời gian trước và sau khi ban hành Luật Đầu tư công được Quốc hội ban hành.

2. Đxuất giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác lập kế hoạch theo Luật Đầu tư công trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch trong thời gian tới.

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài trên cơ sở xác định khung nghiên cứu, khái niệm, quan điểm, cách tiếp cận;

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch 5 năm và hàng năm thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch trong thời gian qua, trước và sau khi Luật Đầu tư công được Quốc hội ban hành.

- Xác định các công việc, phương pháp, nội dung lập kế hoạch đầu tư công trong thời gian tới.

- Đề xuất các giải pháp, tài liệu hướng dẫn và kiến nghị hoàn thiện công tác lập kế hoạch theo Luật Đầu tư công trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch trong thời gian tới

1.2. Các sản phẩm khác.

- Tài liệu hướng dn và kiến nghị hoàn thiện công tác lập kế hoạch theo Luật Đầu tư công trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, ththao và du lịch trong thời gian tới

- Báo cáo kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

- Bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu.

Chỉ rõ tính khả thi, phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

23.

Nghiên cứu mô hình Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vc về văn hóa, ththao và du lịch - thực trạng và giải pháp

Thực hiện: 2017

1. H thng hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực ở cấp Bộ.

2. Đánh giá thực trạng Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhiệm kỳ Chính phủ 2011-2015

3. Đề xuất mô hình quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong thời gian tới.

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản nhà nước đối với Bộ đa ngành.

- Kinh nghiệm quốc tế về mô hình Bộ quản lý đa ngành đa lĩnh vực.

- Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị theo các quy định của Chính phủ, Bộ, UBND tỉnh trong lĩnh vực được giao tham mưu, quản lý giai đoạn 2011 - 2015

- Đề xuất mô hình quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong thời gian tới.

1.2. Các sản phẩm khác.

- Bản kiến nghị đề xuất mô hình quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của Bộ Văn hóa, Ththao và Du lịch.

- Bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu.

Chỉ rõ tính khả thi, phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

24.

Nghiên cứu hoàn thin th chế văn hóa đáp ứng yêu cu xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong tình hình mi

Thực hiện: 2017-2018

1. Đánh giá thực trạng hệ thng pháp luật về văn hóa ở nước ta hiện nay;

2. Đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị về việc xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các loại văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa đến giai đoạn 2025.

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Đánh giá thực trạng hệ thống văn bản pháp luật về văn hóa:

+ Tính hp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, tính khả thi.

+ Lĩnh vực đánh giá: Di sản văn hóa; Nghệ thuật biểu diễn; điện ảnh; mỹ thuật; nhiếp ảnh, triển lãm; quyền tác giả, quyền liên quan; thư viện; quảng cáo; văn hóa qun chúng; văn học; văn hóa dân tộc.

- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến việc thực thi của các văn bản quy phạm pháp luật

- Đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị về việc xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các loại văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa đến giai đoạn 2025.

1.2. Các sản phẩm khác.

- Bản kiến nghị đề xuất xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các loại văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa đến giai đoạn 2025.

- Bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu.

Chỉ rõ tính khả thi, phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

 

CHƯƠNG TRÌNH

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP BỘ ĐỂ TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP ĐƯA VÀO THỰC HIỆN NĂM 2017-2018
(Ban hành theo Quyết định s
1459/QĐ-BVHTTDL ngày 19 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

Tên Chương trình/ Thời gian thực hiện

Định hướng mục tiêu

Yêu cầu đối với sản phẩm

Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trước tác động của phương tiện truyền thông mới

Thực hiện: 2017-2018

1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò của phương tiện truyền thông mới đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

2. Đánh giá thực trạng tác động của một số phương tiện truyền thông mới đến công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa, con người ở nước ta hiện nay.

3. Đề xuất hệ thống giải pháp quản lý văn hóa, xã hội nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của một số phương tiện truyền thông mới trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

1. Yêu cầu đối với nội dung nghiên cứu của Chương trình

1.1. Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tin vai trò và tác động của phương tiện truyền thông mới trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người.

1.2. Nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài trong việc xử lý các tác động của phương tiện truyền thông mới đến văn hóa và con người trong thời đại toàn cu hóa hiện nay.

1.3. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tác động của một số phương tiện truyền thông mới (báo chí điện tử, văn học mạng, nghệ thuật trên mạng, mạng xã hội, trò chơi trực tuyến...) đến văn hóa và con người Việt Nam bng các phương pháp định tính và định lượng. Nghiên cứu mức độ tác động đối với các quá trình: sáng tác, phổ biến, tiếp nhận, hưởng thụ văn hóa của người dân; tác động tới việc xây dựng đạo đức, lối sống, nhân cách của con người Việt Nam.

1.4. Dự báo xu hướng phát triển của một số phương tiện truyền thông mới và tác động của chúng đến văn hóa và con người Việt Nam.

1.5. Nghiên cứu, đề xuất hệ giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của một số phương tiện truyền thông mới đi với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

2. Sản phẩm khác

- Sản phm của các đề tài nhánh;

- Báo cáo kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

 

DANH MỤC

ĐỀ TÀI NHÁNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP BỘ ĐỂ TUYỂN CHỌN ĐƯA VÀO THỰC HIỆN NĂM 2017-2018
“Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trước tác động của phương tiện truyền thông mới”
(Ban hành theo Quyết định số 1459/QĐ-BVHTTDL ngày 19 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Ththao và Du lịch)

STT

Tên nhiệm vụ/ Thời gian thực hiện

Định hướng mục tiêu

Yêu cu đối với sản phẩm

1.

Tác động của báo chí điện tử với việc xây dựng văn hóa Doanh nhân ở nước ta hiện nay

Thực hiện: 2017-2018

1. Đánh giá tác động của báo chí điện tử trong việc xây dựng văn hóa doanh nhân ở nước ta hiện nay.

2. Đxuất các giải pháp hạn chế tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa doanh nhân.

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cu và mục tiêu nghiên cứu.

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của báo chí điện tử đến việc xây dựng văn hóa doanh nhân.

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tác động của báo chí điện tử đến việc xây dựng văn hóa doanh nhân ở nước ta hiện nay.

- Tham khảo kinh nghiệm nước ngoài trong việc xử lý tác động của báo chí điện tử đến xây dựng văn hóa doanh nhân.

- Đề xuất các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực, phát huy tác động tích cực của báo chí điện tử đến việc xây dựng văn hóa doanh nhân ở nước ta trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

1.2. Các sản phẩm khác:

- Báo cáo phân tích số liệu điều tra;

- Báo cáo kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

- Bài báo khoa hc đăng trên tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu.

Chỉ rõ tính khả thi, phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

2.

Tác động của văn học trên mạng, nghệ thuật trên mạng đối với cộng đồng mạng ở Việt Nam hiện nay

Thực hiện: 2017-2018

1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn tác động của văn học mạng, nghệ thuật trên mạng đối với cộng đồng mạng ở Việt Nam hiện nay.

2. Nhận diện, đánh giá tác động của văn học mạng, nghệ thuật trên mạng đối với cộng đng mạng ở Việt Nam hiện nay.

3. Đề xuất các giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của văn học mạng, nghệ thuật trên mạng

1. Yêu cu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn tác động của văn học mạng, nghệ thuật trên mạng đối với cộng đồng mạng Việt Nam hiện nay.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng tác động của văn học mạng, nghệ thuật trên mạng đi với cộng đồng mạng ở Việt Nam hiện nay.

- Dự báo xu hướng phát triển của văn học mạng, nghệ thuật trên mạng và sự tác động của nó trong thời gian tới.

- Tham khảo kinh nghiệm nước ngoài trong việc xử lý tác động của văn học mạng, nghệ thuật trên mạng đối với cộng đồng mạng.

- Đề xuất các giải pháp phát huy lợi thế, hạn chế tác động tiêu cực của văn học mạng, nghệ thuật trên mạng đối với cộng đồng mạng ở Việt Nam hiện nay.

1.2. Các sản phẩm khác:

- Báo cáo phân tích sliệu điều tra;

- Báo cáo kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

- Bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành; Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu.

Chỉ rõ tính khả thi, phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

3.

Tác động của mạng xã hội đi với lối sống của thanh thiếu niên hiện nay

Thực hiện: 2017-2018

1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận tác động của mạng xã hội đối với lối sống của thanh, thiếu niên hiện nay.

2. Đánh giá thực trạng ảnh hưởng của mạng xã hội đối với lối sống của thanh thiếu niên hiện nay.

3. Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế tác động của mạng xã hội đối với lối sống của thanh thiếu niên hiện nay.

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận của các tác giả trong và ngoài nước về tác động của mạng xã hội đối với lối sống của thanh, thiếu niên hiện nay.

- Nhận diện, đánh giá thực trạng tác động của mạng xã hội đi với lối sống của thanh thiếu niên hiện nay.

- Dự báo xu hướng phát triển và sự tác động của mạng xã hội trong thời gian tới.

- Tham khảo kinh nghiệm nước ngoài trong việc xử lý tác động của mạng xã hội đối với lối sống của thanh, thiếu niên.

- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phát huy tác động tích cực của mạng xã hội trong việc xây dựng li sng của thanh, thiếu niên hiện nay.

1.2. Các sản phẩm khác:

- Báo cáo phân tích số liệu điều tra;

- Báo cáo kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

- Bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu.

Chỉ rõ tính khả thi, phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

4.

Tác động của trò chơi trực tuyến (game online) đối với xây dựng đạo đức thế hệ trẻ ở nông thôn hiện nay

Thực hiện: 2017-2018

1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn tác động của trò chơi trực tuyến đối với việc xây dựng đạo đức của thế hệ trẻ ở nông thôn hiện nay.

2. Tác động của trò chơi trực tuyến đối với việc xây dựng đạo đức của thế hệ trẻ ở nông thôn hiện nay.

3. Đề xuất các giải pháp ứng phó với trò chơi trực tuyến trong việc xây dựng đạo đức của thế hệ trẻ ở nông thôn thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Nghiên cứu xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của trò chơi trc tuyến đối với việc xây dựng đạo đức của thế hệ trẻ ở nông thôn hiện nay.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng tác động của trò chơi trực tuyến đối với việc xây dựng đạo đức của thế hệ trẻ ở nông thôn hiện nay.

- Dự báo xu hướng phát triển của trò chơi trực tuyến và tác động của nó trong thời gian tới.

- Tham khảo kinh nghiệm nước ngoài trong việc xử lý tác động của trò chơi trực tuyến đối với việc xây dựng đạo đức của thế hệ trẻ.

- Đề xuất các giải pháp ứng phó với trò chơi trực tuyến trong việc xây dựng đạo đức của thế hệ trẻ ở nông thôn thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

1.2. Các sản phẩm khác:

- Báo cáo phân tích số liệu điều tra;

- Báo cáo kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

- Bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu.

Chỉ rõ tính khả thi, phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

5.

Xây dựng văn hóa gia đình dưới tác động của phương tiện truyền thông mi

Thực hiện: 2017-2018

1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn tác động của phương tiện truyền thông mới đối với văn hóa gia đình.

2. Nhận diện tác động của phương tiện truyền thông mới đến văn hóa gia đình ở Việt Nam.

3. Đxuất các giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực.

1. Yêu cu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn tác động của phương tiện truyền thông mới đối với văn hóa gia đình.

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng văn hóa gia đình dưới tác động của phương tiện truyền thông mới ở Việt Nam hiện nay.

- Tham khảo kinh nghiệm nước ngoài trong việc xử lý tác động của phương tiện truyn thông mới đến văn hóa gia đình.

- Đề xuất các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực, phát huy tác động tích cực của phương tiện truyền thông mới đến việc xây dựng văn hóa gia đình ở Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

1.2. Các sản phẩm khác:

- Báo cáo phân tích số liệu điều tra;

- Báo cáo kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

- Bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu.

Chỉ rõ tính khả thi, phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

6.

Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trước tác động của phương tiện truyền thông mới

Thực hiện: 2017-2018

1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn tác động của phương tiện truyền thông mới đối với ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc.

2. Đánh giá tác động của phương tiện truyền thông mới đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

3. Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy lợi thế, hạn chế tác động tiêu cực của phương tiện truyền thông mới trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Vit

1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.

- Nghiên cứu, xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn tác động của phương tiện truyền thông mi đối với ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc.

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tác động của phương tiện truyền thông mới đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Tham khảo kinh nghiệm nước ngoài trong việc xử lý tác động của phương tiện truyền thông mới đến ngôn ngữ, chữ viết dân tộc.

- Đề xuất các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực, phát huy tác động tích cực của phương tiện truyền thông mới trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

1.2. Các sản phẩm khác:

- Báo cáo phân tích số liệu điều tra;

- Báo cáo kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

- Bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu.

Chỉ rõ tính khả thi, phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

7.

nh hưởng của Văn hóa nước ngoài thông qua các phương tiện truyền thông mới đối với xây dựng đi sống văn hóa ở Việt Nam hiện nay

Thực hiện: 2017-2018

1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài thông qua các phương tiện truyền thông mới đối với việc xây dựng đời sng văn hóa.

2. Làm rõ ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài thông qua các phương tiện truyền thông mới đối với việc xây dựng đời sống văn hóa ở Việt Nam hiện nay.

3. Đxuất các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực, phát huy tác động tích cực của phương tiện truyn thông mới đối với việc xây dựng đời sng văn hóa ở Việt Nam hiện nay.

1. Yêu cầu đối với nội dung sản phẩm

1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài đáp ứng yêu cu và mục tiêu nghiên cứu.

- Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài thông qua các phương tiện truyền thông mới đối với việc xây dựng đời sống văn hóa.

- Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng, đối tượng chịu tác động lớn của văn hóa nước ngoài thông qua các phương tiện truyền thông mới.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài thông qua các phương tiện truyền thông mới và tác động của nó đến việc xây dựng đời sống văn hóa ở Việt Nam hiện nay.

- Dự báo xu hướng và ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài thông qua các phương tiện truyền thông mới và tác động của nó đến việc xây dựng đời sống văn hóa ở Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của văn hóa nước ngoài thông qua các phương tiện truyền thông mới đến việc xây dựng đời sống văn hóa ở Việt Nam hiện nay.

1.2. Các sản phẩm khác:

- Báo cáo phân tích số liệu điều tra;

- Báo cáo kiến nghvới cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

- Bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học.

2. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu.

Chỉ rõ tính khả thi, phương thức và địa chỉ ứng dụng phù hợp với kết quả nghiên cứu

 

DANH MỤC

BÁO CÁO TỔNG HỢP CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP BỘ GIAO TRỰC TIẾP ĐƯA VÀO THỰC HIỆN NĂM 2017-2018
“Xây dng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trước tác động của phương tiện truyền thông mới”
(Ban hành theo Quyết định số 1459/QĐ-BVHTTDL ngày 19 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Ththao và Du lịch)

Tên nhiệm vụ

Yêu cầu đối với sản phẩm

Đơn vị chủ trì / Thời gian thực hiện

Báo cáo tng hp Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Bộ:

“Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trước tác động của phương tiện truyền thông mới”

1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu của các đề tài nhánh để làm rõ bức tranh toàn cảnh thực trạng việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam hiện nay trước tác động của phương tiện truyền thông mới.

2. Tổng hợp các sản phẩm nghiên cứu của các đtài nhánh.

3. Tổng hợp kinh nghiệm nước ngoài trong việc xử lý tác động của phương tiện truyền thông mới đến việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người.

4. Xây dựng báo cáo kiến nghị của Chương trình khoa học và công nghệ

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

Thực hiện: 2017-2018

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 1459/QĐ-BVHTTDL năm 2016 phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ để tuyển chọn, giao trực tiếp đưa vào thực hiện năm 2017-2018 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Số hiệu: 1459/QĐ-BVHTTDL
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
Người ký: Nguyễn Ngọc Thiện
Ngày ban hành: 19/04/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 1459/QĐ-BVHTTDL năm 2016 phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ để tuyển chọn, giao trực tiếp đưa vào thực hiện năm 2017-2018 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…