THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT |
Số: 137/2007/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 21 tháng 8 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔ CHỨC THÔNG TIN PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRÊN BIỂN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm
2001;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 08 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh sửa
đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24
tháng 8 năm 2000;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền
thông),
QUYẾT ĐỊNH:
1. Đầu tư xây dựng và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật hệ thống thông tin phòng, chống thiên tai trên biển trên cơ sở tận dụng tối đa cơ sở vật chất, mạng lưới viễn thông, phát thanh, truyền hình sẵn có vừa đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên biển vừa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hoạt động nghề cá, vận tải biển, hoạt động sản xuất trên biển.
2. Tổ chức lại thông tin chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu phòng, chống thiên tai, giảm tối đa thiệt hại về người và tài sản cho ngư dân và nhân dân ven biển; cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời các bản tin dự báo bão, áp thấp nhiệt đới và các thiên tai khác trên biển đến chủ tàu, thuyền và phương tiện hoạt động trên biển để chủ động phòng tránh, đối phó với thiên tai; đồng thời thu, nhận, chuyển chính xác, đầy đủ, kịp thời các tin cứu hộ, cứu nạn tàu, thuyền và phương tiện hoạt động trên biển đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, trách nhiệm để tổ chức tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn kịp thời.
3. Tăng cường năng lực thực hiện trách nhiệm của Việt
1. Tận dụng và phát huy hiệu quả của hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới viễn thông, phát thanh truyền hình sẵn có, đặc biệt là hệ thống các Đài thông tin duyên hải và hệ thống thông tin liên lạc của Bộ đội Biên phòng để phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai và quản lý tàu, thuyền trên biển.
2. Thông tin dự báo thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phải được truyền trực tiếp, nhanh nhất từ cơ quan có trách nhiệm đến các đối tượng đang hoạt động trên biển và ngược lại.
3. Đảm bảo phải có cơ quan chính thức làm đầu mối, chịu trách nhiệm trong việc tổ chức, triển khai thông tin dự báo thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và quản lý tàu, thuyền trên biển.
1. Tổ chức việc thông tin dự báo thiên tai trên biển, trọng tâm là thông tin về bão, áp thấp nhiệt đới và cảnh báo sóng thần có khả năng ảnh hưởng trực tiếp vào biển Đông và vùng ven bờ biển Việt Nam;
2. Tổ chức thông tin phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn và phối hợp tìm kiếm cứu nạn đối với tàu, thuyền hoạt động trên biển;
3. Tổ chức thông tin phục vụ công tác quản lý tàu, thuyền đang hoạt động trên biển ngay trước và trong khi có thiên tai ảnh hưởng trực tiếp đến biển Đông;
4. Tổ chức thông tin chuyên dùng phục vụ công tác chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai trên biển của Trung ương với các tỉnh, thành phố có biển.
1. Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật hệ thống thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển gồm:
a) Hệ thống thông tin trên bờ:
- Hệ thống các Đài thông tin duyên hải:
+ Nâng cao tốc độ, chất lượng các đường truyền kết nối giữa các thành phần của hệ thống các Đài thông tin duyên hải với nhau;
+ Tăng công suất phát, tần số phát, chế độ phát sóng của hệ thống các Đài thông tin duyên hải;
+ Nghiên cứu và triển khai việc phát tin bằng tiếng Việt qua hệ thống NAVTEX và hướng dẫn ngư dân sử dụng để phục vụ tốt hơn cho tàu, thuyền đánh bắt hải sản;
+ Thống nhất kênh (tần số) phát dự báo khí tượng hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, quản lý tàu, thuyền; đồng thời hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ thông tin liên lạc cho các đơn vị liên quan và ngư dân để hiểu biết thông tin và biết cách sử dụng trang thiết bị thông tin liên lạc.
- Tăng cường năng lực, số lượng và công suất phát của hệ thống thông tin vô tuyến điện của Bộ đội Biên phòng tại các tỉnh, thành phố ven biển;
- Hệ thống thông tin liên lạc của Tập đoàn Bưu chính, Viễn
thông Việt
+ Nâng cao tốc độ, chất lượng các đường truyền kết nối giữa các Bộ, ngành liên quan và từ Trung ương đến địa phương đảm bảo thông tin thông suốt trong mọi tình huống;
+ Nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai các trạm thu phát di động có công suất lớn, lắp đặt tại các vùng ven biển đảm bảo thông tin liên lạc cho các tàu đánh bắt cá gần bờ (với cự ly khoảng dưới 50 km);
+ Xây dựng mạng thông tin chuyên dùng bằng phương thức vệ tinh và sóng ngắn để phục vụ chỉ đạo điều hành công tác phòng, chống thiên tai trên biển của Trung ương đối với các tỉnh, thành phố có biển.
b) Trang thiết bị thông tin trên tàu, thuyền:
- Đối với tàu, thuyền vận tải phải trang bị thiết bị thông tin trên tàu, thuyền tuân thủ quy định đăng kiểm Việt Nam và quốc tế, theo tiêu chuẩn GMDSS được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này;
- Đối với tàu, thuyền đánh bắt hải sản phải trang bị thiết bị thông tin tối thiểu theo vùng biển hoạt động A1, A2, A3 được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Hoàn thiện t�� chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển.
Thông tin phục vụ phòng, chống thiên tai trên biển được tổ chức phối hợp, chia sẻ giữa các cơ quan liên quan và phương tiện hoạt động trên biển như sau:
a) Thông tin dự báo thiên tai:
- Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương thuộc Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan duy nhất xây dựng bản tin dự báo thiên tai, cung cấp bản tin đến Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các Bộ, ngành liên quan (theo Quy chế báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ) để chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống thiên tai;
- Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, hệ thống Đài thông tin duyên hải tiếp nhận bản tin trực tiếp từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương và truyền phát bản tin dự báo thiên tai kịp thời, chính xác đến các đối tượng hoạt động trên biển;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Ngoại giao chuẩn bị các bản tin hướng dẫn tàu, thuyền đang hoạt động trong vùng nguy hiểm về bờ hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn và chuyển đến Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, hệ thống Đài thông tin duyên hải để phát đồng thời với bản tin dự báo thiên tai;
- Sơ đồ tổ chức thông tin dự báo thiên tai được thể hiện tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này.
b) Thông tin tìm kiếm cứu nạn:
- Đối với tàu, thuyền vận tải:
+ Hệ thống Đài thông tin duyên hải trực canh cấp cứu khẩn cấp trên các tần số quy định, tiếp nhận bản tin cứu hộ cứu nạn, chuyển trực tiếp đến Cục Hàng hải Việt Nam và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn để huy động lực lượng, phương tiện của các trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải;
+ Khi nhận được thông tin, Cục Hàng hải Việt
+ Sơ đồ tổ chức thông tin tìm kiếm cứu nạn tàu, thuyền vận tải được thể hiện tại Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định này.
- Đối với tàu, thuyền đánh bắt hải sản:
+ Hệ thống Đài thông tin duyên hải (thông tin chính thức) hoặc hệ thống thông tin của Bộ đội Biên phòng ven biển và các hệ thống thông tin liên lạc của các tổ chức, cá nhân khác (thông tin bổ sung) tiếp nhận các thông tin cứu hộ, cứu nạn trên biển, chuyển trực tiếp đến Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, thành phố có biển và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn;
+ Khi nhận được các thông tin cứu hộ, cứu nạn Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, thành phố triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn. Trong trường hợp lực lượng tại chỗ không đủ khả năng cứu hộ, cứu nạn, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, thành phố đề nghị Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn huy động các phương tiện và lực lượng tìm kiếm cứu nạn quốc gia để thực hiện;
+ Sơ đồ hệ thống thông tin tìm kiếm cứu nạn tàu, thuyền đánh bắt hải sản được thể hiện tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Quyết định này.
c) Hệ thống thông tin quản lý tàu, thuyền
- Quản lý tàu, thuyền hoạt động trên biển:
+ Các tàu vận tải khi ra, vào cảng đăng ký (tự động hoặc thủ
công) với cảng vụ. Thông tin được chuyển về Cục Hàng hải Việt
+ Các tàu đánh bắt hải sản khi ra, vào bờ đăng ký (tự động hoặc thủ công) với các đồn, trạm Biên phòng. Thông tin được chuyển về Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố để quản lý theo cơ sở dữ liệu tàu, thuyền đánh bắt hải sản của tỉnh; đồng thời cập nhật vào cơ sở dữ liệu tàu, thuyền đánh bắt hải sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Sơ đồ hệ thống thông tin quản lý tàu, thuyền trên biển được thể hiện tại Phụ lục V ban hành kèm theo Quyết định này.
- Quản lý tàu, thuyền khi có thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới):
+ Bản tin thông báo thiên tai phải được phát kèm thêm nội dung yêu cầu các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển thông báo về vị trí hoạt động;
+ Các tàu vận tải thông báo vị trí hoạt động về hệ thống các Đài thông tin duyên hải, thông tin được chuyển về Cục Hàng hải Việt Nam tập hợp số liệu, báo cáo Bộ Giao thông vận tải để báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương;
+ Các tàu đánh bắt hải sản thông báo vị trí hoạt động về hệ thống thông tin của Bộ đội Biên phòng (thông tin chính thức) hoặc hệ thống các Đài thông tin duyên hải và hệ thống thông tin liên lạc của các tổ chức cá nhân khác (thông tin bổ sung), thông tin được chuyển về Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố có tàu, thuyền đánh bắt trên biển. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển tập hợp số liệu về tàu, thuyền đánh bắt hải sản, báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương;
+ Sơ đồ hệ thống thông tin quản lý tàu, thuyền hoạt động trên biển khi có thiên tai được thể hiện tại Phụ lục V ban hành kèm theo Quyết định này.
d) Hệ thống thông tin chuyên dùng phục vụ công tác chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai trên biển của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương đối với các tỉnh, thành phố ven biển.
Trước khi bão đổ bộ trực tiếp vào đất liền, việc chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai được thực hiện chủ yếu thông qua mạng viễn thông công cộng. Khi bão đổ bộ vào đất liền, thông tin qua mạng viễn thông công cộng bị ảnh hưởng thì thông tin chỉ đạo điều hành được thực hiện thông qua mạng thông tin chuyên dùng hoặc kết hợp sử dụng linh hoạt cả hai mạng tùy theo điều kiện cụ thể.
3. Các dự án thành phần:
a) Đề án tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển được thực hiện với 7 dự án thành phần. Tên dự án, cơ quan chủ trì thực hiện, cơ quan phối hợp, tổng vốn đầu tư, thời gian thực hiện các dự án thành phần được quy định trong Phụ lục VI ban hành kèm theo Quyết định này.
b) Tổng vốn đầu tư cho các dự án của Đề án dự tính: 231,355 tỷ đồng.
Trong đó:
- Vốn ngân sách nhà nước: 182,407 tỷ đồng.
- Vốn do nhân dân tự đầu tư: 48,948 tỷ đồng.
c) Thời gian thực hiện các dự án thành phần: từ năm 2007 đến năm 2009
1. Bộ Thông tin và Truyền thông:
- Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông nâng cao tốc độ, chất lượng các đường truyền kết nối giữa các Bộ, ngành liên quan với nhau và với hệ thống các Đài thông tin duyên hải, hệ thống thông tin của Bộ đội Biên phòng, phục vụ công tác dự báo thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
- Chỉ đạo Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông Việt
- Quy hoạch, phân bổ tần số phục vụ công tác dự báo thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
- Tổ chức, hoàn thiện việc cấp phép máy phát và sử dụng tần số vô tuyến điện cho tàu, thuyền hoạt động trên biển;
- Phụ trách chung việc triển khai thực hiện Đề án tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiến độ thực hiện đề án.
2. Bộ Giao thông vận tải:
- Làm chủ đầu tư các dự án: nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật hệ thống các Đài thông tin duyên hải; xây dựng trung tâm quản lý tàu, thuyền vận tải và cơ sở dữ liệu tàu, thuyền vận tải;
- Hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền cho tàu, thuyền hoạt động trên biển các tần số phát tin dự báo thiên tai và trực canh cứu hộ, cứu nạn của các Đài thông tin duyên hải;
- Xây dựng quy chế thông tin đối với tàu, thuyền vận tải;
- Kiểm tra, giám sát và thực hiện việc
đăng ký, đăng kiểm các tàu vận tải, đảm bảo trang thiết bị thông tin liên lạc
trên tàu theo tiêu chuẩn hàng hải quốc tế và quy định về đăng kiểm của Việt
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Làm chủ đầu tư Dự án xây dựng hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển giai đoạn I;
- Thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm và chỉ đạo các địa phương tổ chức việc đăng ký, đăng kiểm các tàu, thuyền đánh bắt hải sản theo phân cấp, đảm bảo các tàu, thuyền có trang thiết bị thông tin tối thiểu được quy định theo vùng biển hoạt động;
- Xây dựng quy chế thông tin đối với tàu, thuyền đánh bắt hải sản;
- Xây dựng trung tâm quản lý tàu, thuyền đánh bắt hải sản và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tàu, thuyền đánh bắt hải sản.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Làm chủ đầu tư Dự án xây dựng quy chế thông tin dự báo thiên tai trên biển;
- Chỉ đạo việc tổ chức thông tin dự báo thiên tai trên biển theo Quy chế thông tin dự báo thiên tai trên biển.
5. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Tổng công ty Điện tử Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, chế thử và đánh giá việc thử nghiệm các máy thu dự báo thời tiết chuyên dùng; kiến nghị việc trang bị loại máy này cho tàu, thuyền đánh bắt hải sản.
6. Bộ Quốc phòng:
- Làm chủ đầu tư các dự án: Nâng cấp hoàn thiện hệ thống thông tin vô tuyến điện của Bộ đội Biên phòng tại các tỉnh, thành phố ven biển; Xây dựng quy chế phối hợp thông tin tìm kiếm, cứu nạn trên biển.
- Chỉ đạo Bộ đội Biên phòng và các lực lượng chức năng liên quan trong công tác phối hợp, hỗ trợ việc tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và quản lý tàu thuyền trên biển.
7. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo việc tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin tìm kiếm cứu nạn trên biển;
8. Đài Tiếng nói Việt
9. Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông Việt
10. Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính:
- Căn cứ vào danh mục, phân kỳ đầu tư, tiến độ thực hiện các dự án thành phần được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm bố trí vốn ngân sách nhà nước cho các Bộ, ngành triển khai thực hiện;
- Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế đối với chuyển giao công nghệ, nhập khẩu, sản xuất các trang thiết bị thông tin phục vụ công tác dự báo thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên biển theo quy định về thuế hiện hành.
11. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển:
- Chỉ đạo, tổ chức đăng ký, đăng kiểm tàu, thuyền đánh bắt hải sản theo phân cấp; kiểm tra việc tuân thủ các quy định về trang bị thiết bị an toàn và thông tin liên lạc trên tàu, thuyền của địa phương;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu của tỉnh, thành phố về quản lý tàu, thuyền đánh bắt hải sản, kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý tàu, thuyền đánh bắt hải sản;
- Tổ chức, tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn ngư dân sử dụng trang thiết bị liên lạc.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
|
KT.
THỦ TƯỚNG |
Quyết định 137/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển do Thủ tướng chính phủ ban hành
Số hiệu: | 137/2007/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 21/08/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 137/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển do Thủ tướng chính phủ ban hành
Chưa có Video