ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1144/2011/QĐ-UBND |
Phú Yên, ngày 25 tháng 7 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
Căn cứ Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển;
Căn cứ Quyết định số 17/2011/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ;
Căn cứ Thông tư số 02/2007/TT-BTS ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Bộ Thủy sản hướng dẫn Nghị định 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;
Căn cứ Thông tư 48/2010/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
Căn cứ Chỉ thị số 22/2006/CT-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho hoạt động đánh bắt hải sản trên các vùng biển, đặc biệt là đánh bắt xa bờ;
Theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 369/STTTT ngày 19 tháng 7 năm 2011 và Báo cáo thẩm định số 593/BC-STP ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC HẢI SẢN, PHÒNG TRÁNH VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI CHO NGƯỜI VÀ TÀU CÁ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH PHÚ YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1144/2011/QĐ-UBND ngày 25/7/2011 của UBND tỉnh
Phú Yên)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này điều chỉnh việc quản lý, sử dụng hệ thống thông tin liên lạc phục vụ cho hoạt động khai thác hải sản, dịch vụ hậu cần cho hoạt động khai thác hải sản (gọi tắt là hoạt động khai thác hải sản) và phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai cho người và tàu cá trên biển.
2. Chủ tàu, thuyền trưởng, người lái tàu có trang bị hệ thống thông tin liên lạc phục vụ hoạt động khai thác hải sản trên biển; các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh Phú Yên là đối tượng áp dụng Quy định này.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý thông tin khi khai thác hải sản
Các tàu khai thác hải sản của tỉnh Phú Yên khi hoạt động phải trang bị đầy đủ các thiết bị thông tin liên lạc với đất liền theo quy định và có quy trình sử dụng các thiết bị này một cách an toàn. Đối với các tàu phải trang bị thiết bị vô tuyến điện, bắt buộc phải khai báo với Bộ đội Biên phòng tỉnh và Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản về tần số liên lạc của thiết bị vô tuyến điện trên tàu.
Khuyến khích các tàu khai thác hải sản tổ chức khai thác theo mô hình Tổ, Đội khai thác hải sản trên biển và được UBND xã, phường, thị trấn sở tại ra quyết định công nhận nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý thông tin đảm bảo an toàn cho hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển, đặc biệt là khai thác hải sản xa bờ.
1. Các trạm trên bờ đặt tại:
a) Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
b) Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão.
c) Đài Thông tin duyên hải Phú Yên.
d) Các Ban quản lý cảng cá.
e) Các đơn vị lực lượng vũ trang có trang bị hệ thống thông tin liên lạc khu vực ven biển trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
2. Các máy trang bị trên tàu:
a) Tàu Kiểm ngư Phú Yên.
b) Tàu Tổ trưởng các Tổ tàu thuyền an toàn; Tổ khai thác hải sản.
c) Các tàu khai thác hải sản do ngư dân tự trang bị.
Điều 4. Trang thiết bị thông tin liên lạc trên tàu
Thực hiện theo Thông tư số 02/2007/TT-BTS ngày 13/7/2007 của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản, cụ thể:
TT |
Trang thiết bị |
Phạm vi hoạt động |
||
Từ 0 đến dưới 24 hải lý |
Từ 24 đến dưới 50 hải lý |
Trên 50 hải lý |
||
1 |
Máy thu-phát VTĐ thoại từ 100W trở lên |
|
|
01 cái |
2 |
Máy thu-phát VTĐ thoại từ 50W trở lên |
|
01 cái |
|
3 |
Máy bộ đàm VHF hai chiều từ 15W trở lên |
01 cái |
|
|
4 |
Radio trực canh nghe thông báo thời tiết |
01 cái |
01 cái |
01 cái |
Điều 5. Trách nhiệm quản lý hệ thống thiết bị thông tin liên lạc
1. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh thống nhất quản lý hệ thống thông tin liên lạc của các tổ chức, cơ quan, Tổ tàu thuyền an toàn, Tổ, Đội khai thác hải sản, các tàu cá có trang bị hệ thống thông tin liên lạc trên toàn tỉnh.
2. Tất cả máy thông tin liên lạc trong hệ thống phải đăng ký tần số liên lạc với Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực VII, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh (thông qua các Đồn, Trạm biên phòng) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản). Không được chuyển đổi tần số liên lạc đã được cấp phép khi chưa có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
3. Các Đồn, Trạm biên phòng có trách nhiệm cung cấp danh sách các chủ tàu có trang bị máy thông tin liên lạc (các máy do chủ tàu tự trang bị hoặc các máy được nhà nước hỗ trợ trang bị), tần số liên lạc cho các cơ quan liên quan ở trên bờ biết để phối hợp trong công tác phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai.
1. Chủ tàu:
a) Trang bị máy thông tin liên lạc, thiết bị thu dự báo thời tiết theo Điều 4 và Khoản 2 Điều 5 của Quy định này.
b) Đảm bảo các trang thiết bị liên lạc luôn ở trạng thái hoạt động tốt khi đánh bắt và khai thác trên biển và có quy trình vận hành, sử dụng, có bảng hô hiệu, tần số theo quy định trong công tác phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn.
c) Thông báo cho Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phú Yên, các Đồn, Trạm biên phòng, UBND các xã, phường, thị trấn nơi đăng ký tàu khai thác hải sản về chủng loại máy, tần số liên lạc, hô hiệu của máy.
d) Đôn đốc thuyền trưởng thực hiện nghiêm túc Quy định này và các quy định khác của Nhà nước về đảm bảo thông tin liên lạc.
2. Thuyền trưởng, Tổ trưởng tổ tàu thuyền an toàn, tổ, đội khai thác hải sản trên biển:
- Khi hoạt động sản xuất trên biển trong mọi tình huống phải có biện pháp quản lý, giữ vững liên lạc thường xuyên thông suốt với các tàu trong tổ của mình và với các đài thông tin của Bộ đội Biên phòng tỉnh.
- Thực hiện chế độ báo cáo thông tin liên lạc được quy định tại Điều 7 Quy định này.
Điều 7. Chế độ thông tin liên lạc
Khi hoạt động trên biển, ngoài trách nhiệm được quy định tại các văn bản Nhà nước, các Thuyền trưởng, Tổ trưởng tổ tàu thuyền an toàn, tổ, đội khai thác hải sản trên biển có trách nhiệm:
1. Trong điều kiện thời tiết bình thường: Thuyền trưởng, Tổ trưởng tổ tàu thuyền an toàn, tổ, đội khai thác hải sản trên biển có trách nhiệm liên lạc và báo cáo thường xuyên ít nhất một lần trong ngày cho Bộ đội Biên phòng tỉnh về vị trí tàu, số lượng lao động, tình trạng kỹ thuật các tàu, thành viên của tổ mình và tình hình an ninh trật tự trên vùng biển đang khai thác.
2. Khi có áp thấp nhiệt đới hoặc tin bão xa:
a) Phải thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng, các đài, đồng thời liên hệ chặt chẽ với các tàu trong tổ và các tàu gần nhất để chủ động nắm bắt kịp thời tình hình thời tiết, đôn đốc việc phòng tránh trước khi bão, áp thấp nhiệt đới đến.
b) Các Thuyền trưởng, Tổ trưởng thực hiện duy trì chế độ báo cáo ít nhất hai lần trong ngày (mỗi lần cách nhau 12 giờ tại tần số sóng ngày 9339KHz, sóng đêm 6973KHz) cho đài trực canh của Bộ đội Biên phòng tỉnh về vị trí tàu, số lượng thành viên, tình trạng kỹ thuật tàu của Tổ.
3. Khi có tin bão gần, bão đã vào biển Đông: Các Thuyền trưởng, Tổ trưởng thực hiện chế độ báo cáo ít nhất ba lần trong ngày (mỗi lần cách nhau 08 giờ tại tần số sóng ngày 9339KHz, sóng đêm 6973KHz) cho đài trực canh gần nhất của Bộ đội Biên phòng tỉnh về vị trí tàu, số lượng lao động, tình trạng kỹ thuật tàu cá của Tổ; Thông báo kịp thời cho các tàu trong tổ và các tàu khác đang hoạt động trong khu vực chấp hành lệnh của cơ quan quản lý nhà nước trong bờ (gọi vào bờ hoặc tìm nơi trú ẩn).
4. Khi tàu cá đang trong vùng ảnh hưởng của bão: các Thuyền trưởng, Tổ trưởng phải giữ liên lạc liên tục 24/24 giờ trong ngày tại các tần số sóng ngày 9339KHz, sóng đêm 6973KHz với Bộ đội Biên phòng; tần số 7903KHz với Đài thông tin Duyên hải Phú Yên, các tàu cá gần nhất và các tàu cá trong Tổ biết về vị trí tàu cá của mình đang hoạt động nhanh chóng thoát ra khỏi vùng nguy hiểm và phát tín hiệu cấp cứu khi phương tiện bị nạn.
5. Khi bão tan: các Thuyền trưởng, Tổ trưởng phải thông báo ngay cho Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND các xã phường, thị trấn nơi cư trú hoặc Bộ đội Biên phòng, chính quyền địa phương nơi tàu đang trú ẩn về vị trí, tình trạng người và tàu cá của mình, đồng thời duy trì liên lạc liên tục 24/24 giờ tại tần số sóng ngày 9339KHz, sóng đêm 6973KHz với Bộ đội Biên phòng; tần số 7903KHz với Đài thông tin Duyên hải Phú Yên để tham gia điều động cứu nạn, cứu hộ (nếu có).
6. Khi tàu cá bị tai nạn:
a) Trường hợp tàu cá của mình (hoặc tàu trong Tổ) bị tai nạn cần sự giúp đỡ, cứu hộ, cứu nạn phải kịp thời thông báo cho các tàu cá nơi gần nhất và đồng thời thông báo cho các cơ quan: Đài thông tin duyên hải ở tần số 7903KHz, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tại tần số sóng ngày 9339KHz, sóng đêm 6973KHz và có biện pháp khắc phục, chống chìm đắm, ứng phó kịp thời.
b) Khi nhận được thông báo hoặc phát hiện tàu khác bị nạn phải đưa tàu đến hỗ trợ ứng cứu kịp thời và nhanh chóng thông báo cho các tàu gần nhất, Đài thông tin Duyên hải Phú Yên và Bộ đội Biên phòng nơi gần nhất biết để cùng hỗ trợ.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Thực hiện đăng kiểm theo quy định của pháp luật, trong đó chỉ cấp mới “Sổ chứng nhận đăng ký tàu cá” cho các tàu đã hoàn thành hồ sơ đăng ký cấp phép thiết bị thông tin liên lạc cho tàu hoặc chỉ gia hạn “Sổ chứng nhận đăng ký tàu cá” cho các tàu có Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện còn hiệu lực: nếu là tàu nhỏ (công suất từ 20CV đến 90CV) hoạt động đánh bắt và khai thác gần bờ phải có máy thu phát vô tuyến sóng ngắn hoạt động trên băng tần Citizen 27MHz và đối với tàu lớn (công suất lớn hơn 90CV) hoạt động đánh bắt xa bờ thì phải có máy thu phát vô tuyến sóng ngắn HF.
2. Phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh quản lý tốt thông tin liên lạc tàu và thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình hoạt động của tàu trên biển; kiểm tra xử lý nghiêm theo pháp luật đối với các Tổ khai thác, Chủ tàu cá, các Thuyền trưởng vi phạm Quy định này.
3. Cập nhật và chia sẻ thông tin về danh sách tàu cho Sở Thông tin và Truyền thông để phối hợp theo dõi. Đưa nội dung huấn luyện về sử dụng thiết bị phát sóng và tần số vô tuyến điện vào chương trình đào tạo thuyền trưởng và chương trình khuyến ngư hàng năm.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
1. Hàng năm có kế hoạch phối hợp với Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực VII, Đài thông tin Duyên hải Phú Yên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh để tập huấn nâng cao nghiệp vụ thông tin liên lạc, hướng dẫn sử dụng và lắp đặt máy thông tin liên lạc tầm xa HF trên tàu cho các Chủ tàu, Thuyền trưởng, Tổ trưởng tổ khai thác.
2. Định kỳ 6 tháng một lần chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác đảm bảo thông tin liên lạc trên biển, báo cáo UBND tỉnh.
3. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tuyên truyền cho bà con ngư dân hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích của việc trang bị đầy đủ các phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện cứu sinh, cứu hộ trên tàu.
4. Phối hợp với Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực VII theo dõi và thông báo kịp thời tình hình sử dụng tần số và thiết bị phát sóng trong lĩnh vực khai thác hải sản đến các cơ quan phối hợp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Đài thông tin Duyên hải Phú Yên, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các cơ quan liên quan tiến hành khảo sát, đánh giá, đề xuất giải pháp xây dựng dự án nâng cấp, kiện toàn mạng lưới thông tin liên lạc trên biển trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt.
Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
1. Chỉ đạo các Đồn, Trạm biên phòng duy trì chế độ đài canh phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn để liên lạc hàng ngày theo lịch và hướng dẫn sử dụng các kênh tần số mà Bộ Chỉ huy Biên phòng đã cấp phát cho các tàu để nắm bắt thông tin tàu cá đang hoạt động trên biển, kịp thời xử lý các tình huống sự cố xảy ra trên biển; cung cấp tần số, tên đài, lịch trực máy thông tin liên lạc của Bộ đội Biên phòng tỉnh cho các tàu cá và Tổ khai thác hải sản trên biển, Đài thông tin Duyên hải Phú Yên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ huy Phòng chống bão lụt và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để liên hệ khi cần thiết; phối hợp thông tin liên lạc với Đài thông tin Duyên hải Phú Yên khi nhận được thông tin cấp cứu của tàu thuyền đánh bắt hải sản.
2. Chỉ đạo các đồn Biên phòng trực máy HF 24/24 giờ để kịp thời liên lạc, nắm thông tin về hoạt động tàu của tỉnh, hướng dẫn tàu tránh trú bão, tham gia cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.
3. Không cho ra khỏi cửa biển đối với các tàu không trang bị đầy đủ thiết bị thông tin liên lạc theo quy định nêu tại Điều 4 và Khoản 2 Điều 5 của Quy định này.
4. Là cơ quan thường trực thực hiện nhiệm vụ thông tin liên lạc với các tàu, Tổ khai thác hải sản trên biển; tổng hợp tình hình hoạt động tàu và an ninh trên biển; thông tin tình hình tàu cá cho UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ huy Phòng chống bão lụt và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh biết để phối hợp chỉ đạo.
Điều 11. Trách nhiệm của Đài thông tin Duyên hải Phú Yên
Phát quảng bá thông tin phòng chống thiên tai, dự báo thời tiết (Bão, áp thấp nhiệt đới và các thông tin dự báo thời tiết, dự báo thiên tai khác) cho các phương tiện hoạt động trên biển tại các tần số: 7906KHz, 8294KHz và trên kênh 16 VHF.
Khi có thông tin liên quan đến tình hình an ninh trật tự trên biển như tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền, tình hình tai nạn,… kịp thời thông báo cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp xử lý.
Điều 12. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển
Chỉ đạo cho các phòng chức năng, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp các lực lượng tuyên truyền, phổ biến đến các tàu cá, Tổ khai thác hải sản trên biển thực hiện nghiêm Quy định này.
Điều 13. Khen thưởng và xử lý vi phạm
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy định này và các quy định khác của pháp luật về quản lý hệ thống thông tin liên lạc của tàu cá trên biển thì được khen thưởng theo quy định. Nếu vi phạm, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Quyết định 1144/2011/QĐ-UBND về Quy định quản lý hệ thống thông tin liên lạc phục vụ hoạt động khai thác hải sản, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho người và tàu cá trên địa bàn tỉnh Phú Yên do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
Số hiệu: | 1144/2011/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Phú Yên |
Người ký: | Phạm Đình Cự |
Ngày ban hành: | 25/07/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1144/2011/QĐ-UBND về Quy định quản lý hệ thống thông tin liên lạc phục vụ hoạt động khai thác hải sản, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho người và tàu cá trên địa bàn tỉnh Phú Yên do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
Chưa có Video