ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1039/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 17 tháng 9 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/1/2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình;
Căn cứ Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025;
Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Quy định về danh mục kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và của địa phương; Thông tư số 15/2010/TT-BTTTT ngày 01/07/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Quy định về điều kiện, thủ tục phát sóng quảng bá trực tiếp các kênh chương trình truyền hình địa phương trên vệ tinh;
Căn cứ Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 12/7/2012 của UBND tỉnh Phê duyệt Quy hoạch phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 31/10/2019 triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;
Căn cứ Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 12/01/2021 của Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Chương trình công tác năm 2021;
Theo đề nghị của Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình tại Tờ trình số 30/TTr-PTTH ngày 13 tháng 9 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát sóng quảng bá kênh truyền hình Ninh Bình tiêu chuẩn HDTV trên vệ tinh, truyền hình số mặt đất, truyền hình cáp, truyền hình Internet giai đoạn 2022 - 2026” (có Đề án kèm theo).
Điều 2. Giao Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các đơn vị: Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHÁT SÓNG QUẢNG BÁ KÊNH TRUYỀN HÌNH NINH BÌNH TIÊU CHUẨN
HDTV TRÊN VỆ TINH, TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT, TRUYỀN HÌNH CÁP, TRUYỀN HÌNH
INTERNET GIAI ĐOẠN 2022 - 2026
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 17/9/2021 của UBND tỉnh
Ninh Bình)
Truyền dẫn, phát sóng là công đoạn cuối trong dây chuyền sản xuất, phát sóng của mỗi Đài Truyền hình, kênh truyền hình, trong đó tiêu chuẩn phát sóng ở độ phân giải nào sẽ quyết định đến chất lượng hình ảnh, âm thanh ở máy thu hình và thiết bị xem của khán giả. Tại Việt Nam 100% các Đài truyền hình, kênh truyền hình đã sản xuất chương trình truyền hình có độ phân giải cao HDTV. Đài truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, kênh truyền hình Nhân dân, kênh truyền hình Quốc hội, kênh truyền hình An Ninh, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long... đã sản xuất và phát sóng tiêu chuẩn HDTV trên tất cả các hạ tầng truyền dẫn, phát sóng. Hiện chỉ còn Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh thành phố phát sóng 2 tiêu chuẩn SD và HD trên các hạ tầng khác nhau, tùy vào khả năng bố trí kinh phí để thuê dịch vụ truyền dẫn, phát sóng của mỗi tỉnh.
Hiện nay, những chiếc tivi, điện thoại, máy tính bảng có độ phân giải cao (HD, 4K) có giá thành vừa phải đã trở thành thiết bị thông dụng và có mặt ở rất nhiều hộ gia đình, do đó nhu cầu xem truyền hình có độ phân giải cao trong nhân dân là rất lớn.
Với sự phát triển nhanh chóng của Công nghệ thông tin và Viễn thông nhất là công nghệ trên các thiết bị di động đã kéo theo sự thay đổi nhu cầu của người xem truyền hình. Truyền hình trên Internet, mạng xã hội đang đi trước các Đài Truyền hình và kênh truyền hình chính thống rất sớm về tiêu chuẩn phát sóng HD và 4K. Hiện nay đối thủ cạnh tranh trực tiếp và mạnh mẽ nhất đối với các Đài truyền hình chính là các tập đoàn đa quốc gia với các nền tảng, mạng xã hội như Facebook; Yotube; NetFlix...
Trong sự nỗ lực, cố gắng để rút ngắn khoảng cách giữa một Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương với Đài Truyền hình, kênh truyền hình quốc gia, giữa truyền thông trong nước với truyền thông khu vực và thế giới, đồng thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị được giao, Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình đã từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình, tăng cường đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, chú trọng việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực để đáp ứng ngày càng cao nhiệm vụ chính trị được giao, cũng như nhu cầu thông tin của công chúng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn đang đặt ra nhiều thách thức đối với ngành phát thanh, truyền hình nói chung và hệ thống Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương nói riêng. Không chỉ hạn chế về quy mô, chất lượng chương trình, hạ tầng, thiết bị, nguồn nhân lực, Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình vẫn chưa thoát khỏi cách làm phát thanh, truyền hình truyền thống. Việc ứng dụng công nghệ, tiếp cận những tiến bộ của phát thanh, truyền hình thế giới vào quy trình quản lý, sản xuất, phát sóng vẫn còn yếu và thiếu. Do đó, nội dung và hình thức thể hiện các chương trình phát thanh, truyền hình chưa phong phú, hấp dẫn; thiếu tính cạnh tranh; đi cùng với đó là nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ quảng cáo, các hoạt động kinh tế báo chí cũng giảm sút. Từ thực tiễn khách quan phải đổi mới để tồn tại và xuất phát từ yêu cầu phát triển nội tại của mỗi địa phương, nhu cầu thông tin ngày càng cao, đa chiều và trên nhiều nền tảng để tiếp cận khán giả.
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong triển khai thực hiện Quyết định số 1102/QĐ-UBND ngày 22/08/2017 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt đề án “Phát sóng quảng bá kênh truyền hình Ninh Bình trên vệ tinh và truyền hình cáp” và Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 31/10/2019 của UBND tỉnh Ninh Bình triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh, có nhiệm vụ “Đối với kênh truyền hình: Thực hiện truyền dẫn và phát sóng theo tiêu chuẩn HD trên truyền hình cáp, IPTV, số mặt đất; triển khai thực hiện cung cấp nội dung số trên nền tảng OTT và mạng xã hội…”, Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình xây dựng Đề án “Phát sóng quảng bá kênh truyền hình Ninh Bình tiêu chuẩn HDTV trên vệ tinh, truyền hình số mặt đất, truyền hình cáp và truyền hình Internet giai đoạn 2022 - 2026’’ với mong muốn cung cấp hình ảnh có chất lượng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho khán giả được tiếp cận và thu hút ngày càng nhiều người xem đối với kênh truyền hình Ninh Bình, thiết thực góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/1/2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình;
- Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025;
- Thông tư số 18/2016/TT-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về danh mục kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và của địa phương; Thông tư số 15/2010/TT-BTTTT ngày 01/07/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về điều kiện, thủ tục phát sóng quảng bá trực tiếp các kênh chương trình truyền hình địa phương trên vệ tinh.
- Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 12/7/2012 của UBND tỉnh Phê duyệt Quy hoạch phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 31/10/2019 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;
- Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 04/11/2013 của UBND tỉnh ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình;
- Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 12/01/2021 của UBND tỉnh ban hành Chương trình công tác năm 2021.
II. THỰC TRẠNG PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH NINH BÌNH
Ninh Bình là tỉnh có địa hình tương đối phức tạp, được chia làm 3 vùng chính là: Miền núi, đồng bằng và ven biển. Một số huyện miền núi của tỉnh (Nho Quan, Hoa Lư, TP Tam Điệp) với địa hình đồi núi cao, địa hình phức tạp, vùng sâu, vùng xa, vùng lõm… sóng truyền hình mặt đất không tới được, nên việc thu sóng truyền hình trước đây của nhân dân trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn. Trong những năm qua Đài đã thực hiện truyền dẫn, phát sóng kênh truyền hình Ninh Bình trên nhiều hạ tầng để phủ sóng truyền hình tới các khu vực này và mở rộng ra toàn quốc và một phần khu vực Đông Nam Á.
1. Phát sóng kênh truyền hình Ninh Bình trên vệ tinh Vinasat
Năm 2012, được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép, kênh truyền hình Ninh Bình được phát sóng qua Vệ tinh Vinasat1 tiêu chuẩn SDTV, đã góp phần mở rộng diện phủ sóng và đáp ứng được mục tiêu phủ sóng truyền hình 100% trên địa bàn tỉnh, toàn quốc và một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Việc phát sóng kênh truyền hình Ninh Bình qua vệ tinh đã khắc phục triệt để về phủ sóng đối với vùng sâu, vùng xa và vùng lõm sóng truyền hình trên địa bàn tỉnh.
Đối tượng khán giả xem truyền hình qua vệ tinh chủ yếu là các hộ gia đình ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và khu vực Đông Nam Á.
Phương thức: Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình phải trả phí thuê đường truyền và kênh phát sóng cho đơn vị cung cấp dịch vụ. Mức thu phí tính theo tiêu chuẩn phát sóng SDTV hay HDTV.
2. Truyền dẫn kênh truyền hình Ninh Bình trên truyền hình cáp
Cũng trong năm 2012, kênh truyền hình Ninh Bình được phát sóng tiêu chuẩn SDTV trên truyền hình cáp kỹ thuật số của SCTV; năm 2014 kênh truyền hình Ninh Bình được phát sóng tiêu chuẩn SDTV trên VTVcab của Đài truyền hình Việt Nam. Từ năm 2017 đến nay nâng cấp lên tiêu chuẩn HDTV.
Đối tượng khán giả xem truyền hình qua hệ thống truyền hình cáp chủ yếu là các thuê bao truyền hình trả tiền ở các thành phố, đô thị lớn trong cả nước.
Phương thức: Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình phải trả phí thuê đường truyền và kênh phát sóng cho đơn vị cung cấp dịch vụ. Mức thu phí tính theo tiêu chuẩn phát sóng SDTV hay HDTV.
3. Truyền dẫn kênh truyền hình Ninh Bình trên truyền hình Internet (IPTV), OTT
Năm 2014 kênh truyền hình Ninh Bình được các đơn vị kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền như MyTV của VNPT; NextTV của Viettel; FPTplay của FPT đưa lên hệ thống truyền hình IPTV với tiêu chuẩn SDTV.
Đối tượng khán giả xem truyền hình qua IPTV khá đa dạng, từ thành thị đến nông thôn. Ưu điểm có thể xem lại trong một số ngày, tùy theo gói cước khi đăng ký thuê bao.
Phương thức: Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình phải trả phí thuê đường truyền và kênh phát sóng cho đơn vị cung cấp dịch vụ. Mức thu phí tính theo tiêu chuẩn phát sóng HDTV. (nếu phát sóng tiêu chuẩn SDTV thì miễn phí).
Ngoài truyền dẫn trên IPTV từ năm 2020 Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình đã xây dựng và truyền dẫn kênh truyền hình Ninh Bình tiêu chuẩn HDTV trên trang thông tin điện tử tổng hợp NBTV.VN và ứng dụng NBTVgo do Đài thuê hạ tầng và dịch vụ của Công ty CNTT.
4. Phát sóng trên kênh truyền hình Ninh Bình trên hệ thống truyền hình số mặt đất.
Thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án), từ năm 2018 đến nay kênh truyền hình Ninh Bình được phát sóng tiêu chuẩn SDTV trên máy phát sóng truyền hình số mặt đất của Đài Truyền hình Việt Nam, phủ sóng một số tỉnh miền bắc.
Đối tượng khán giả xem truyền hình qua truyền hình số mặt đất chủ yếu là các hộ gia đình ở khu vực thành thị và nông thôn có thu nhập thấp, không có điều kiện thuê bao truyền hình trả tiền.
Phương thức: Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình phải trả phí thuê đường truyền và kênh phát sóng từ năm 2021 cho đơn vị cung cấp dịch vụ. Mức thu phí tính theo tiêu chuẩn phát sóng SDTV hoặc HDTV (Từ 2018 đến 30/6/2021 miễn phí; từ 01/7/2021 Đài THVN sẽ thu phí).
5. Thực trạng thu xem kênh truyền hình Ninh Bình
Diện phủ sóng kênh truyền hình Ninh Bình đang được duy trì ổn định tới 100% địa bàn dân cư trong tỉnh, trong nước và một phần khu vực Đông Nam Á.
Khán giả có thể xem kênh truyền hình Ninh Bình có bằng nhiều phương thức truyền dẫn, phát sóng khác nhau. Nếu muốn xem tiêu chuẩn HDTV chỉ có thể xem qua truyền hình cáp VTVcab, trang thông tin điện tử NBTV.VN và ứng dụng NBTVgo.
Bảng 1. Kênh truyền hình Ninh Bình đang truyền dẫn, phát sóng trên một số hạ tầng, đến tháng 8/2021
TT |
Hạ tầng truyền dẫn phát sóng |
Chuẩn tín hiệu |
Phạm vi phủ sóng |
Phí truyền dẫn, phát sóng/năm |
1 |
Phát sóng trên truyền hình vệ tinh Vinasat 1 |
SDTV |
Toàn quốc và khu vực ĐNA |
2.750 triệu đồng |
2 |
Truyền dẫn trên Truyền hình cáp kỹ thuật số của SCTV |
SDTV |
Toàn quốc |
300 triệu đồng |
3 |
Truyền dẫn trên trên Truyền hình cáp kỹ thuật số của VTVcab |
HDTV |
Toàn quốc |
1.265 triệu đồng |
4 |
Truyền dẫn trên truyền hình Internet MyTV của VNPT |
SDTV |
Trong tỉnh |
Miễn phí |
5 |
Truyền dẫn trên truyền hình Internet NextTV của Viettel |
SDTV |
Toàn quốc |
Miễn Phí |
6 |
Truyền dẫn trên truyền hình Internet của FPTplay |
SDTV |
Toàn quốc |
Miễn phí |
7 |
Duy trì dịch vụ và Phát trực tuyến trên: NBTV.VN, App NBTVgo |
HDTV |
Toàn quốc, quốc tế |
651 triệu đồng |
8 |
Phát sóng trên hệ thống truyền hình số mặt đất của VTV |
SDTV |
Khu vực Bắc Bộ |
Đang miễn phí |
6. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện
Quá trình triển khai thực hiện Quyết định 1102/QĐ-UBND ngày 22/8/2017 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát sóng quảng bá kênh truyền hình Ninh Bình trên vệ tinh và truyền hình cáp có một số khó khăn vướng mắc như:
- Năm 2017 Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình chuyển đổi công nghệ từ sản xuất chương trình tiêu chuẩn SDTV lên tiêu chuẩn HDTV, nhưng chỉ truyền dẫn phát sóng tiêu chuẩn HDTV trên truyền hình cáp của VTVcab nên tất cả các hạ tầng còn lại chất lượng hình ảnh còn thấp, chưa hấp dẫn khán giả xem truyền hình.
- Băng thông trong hạ tầng truyền dẫn, phát sóng của doanh nghiệp có giới hạn, trong khi nhu cầu truyền dẫn, phát sóng của các Đài truyền hình, kênh truyền hình lại lớn, nên băng thông để đáp ứng cho 1 kênh truyền hình thường bị nén lại rất cao, nên chất lượng hình ảnh chưa đảm bảo độ phân giải theo tiêu chuẩn (đặc biệt là trên vệ tinh Vinasat và truyền hình số mặt đất).
- Việc truyền dẫn tín hiệu từ phòng tổng khống chế của Đài lên phòng tổng khống chế của đơn vị truyền dẫn, phát sóng phải thông qua mạng cáp quang và nhiều thiết bị điện tử để xử lý, nên thường xảy ra lỗi kết nối làm gián đoạn chương trình. Việc phát sóng qua vệ tinh chịu ảnh hưởng của thời tiết (do mưa lớn) cũng làm gián đoạn chương trình. Một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chưa đầu tư nâng cấp hệ thống nên chất lượng hình ảnh, âm thanh chưa đồng đều giữa các kênh; sắp xếp lịch phát sóng trên Server khi xem lại trên truyền hình IPTV còn chưa chính xác, thời gian lưu để xem lại rất ngắn, muốn lưu lại dài hơn thì phải trả phí cao.
- Hợp đồng truyền dẫn, phát sóng là 1 năm, nên hàng năm Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình đều phải xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định, tốn khá nhiều thời gian, trong khi các doanh nghiệp có hạ tầng truyền dẫn, phát sóng là độc quyền cung cấp dịch vụ trên hệ thống nên các Đài không thể thương lượng về giá. Nhiều doanh nghiệp yêu cầu tăng phí cho năm kế tiếp từ 10 - 20%/năm.
- Nguồn thu sự nghiệp của Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình nhiều năm nay giảm sâu do chất lượng truyền dẫn phát sóng chưa cao, dẫn tới khả năng cân đối kinh phí để thanh toán chi phí thuê dịch vụ truyền dẫn, phát sóng gặp nhiều khó khăn.
- Giấy phép phát sóng quảng bá trực tiếp kênh chương trình truyền hình trên vệ tinh do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp, theo quy định chỉ có hiệu lực trong 5 năm (2017 - 2022) hết thời gian trên cơ quan báo chí phải xây dựng lại Đề án trình cơ quan chủ quản báo chí (UBND tỉnh) phê duyệt thì mới được cấp lại giấy phép cho 5 năm tiếp theo.
1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 và Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 31/10/2019 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
2. Phát triển Đài Phát thanh và truyền hình Ninh Bình theo hướng đa phương tiện, đa nền tảng để nâng cao hiệu quả tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị của tỉnh; cung cấp thông tin chính thống, định hướng và hướng dẫn dư luận xã hội; tuyên truyền đối ngoại, quảng bá sâu rộng hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của Ninh Bình đến với đông đảo khán giả trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển du lịch, mở rộng giao lưu văn hóa, mời gọi đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Nâng cao chất lượng hình ảnh và khả năng tiếp cận của khán giả đối với kênh truyền hình Ninh Bình theo tiêu chuẩn HDTV trên một số hạ tầng truyền dẫn, phát sóng có số lượng lớn thuê bao, phục vụ đông đảo người xem trong và ngoài nước.
1. Đơn vị quản lý: Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình quản lý, thực hiện Đề án.
2. Hình thức thực hiện: Thuê đường truyền và dịch vụ truyền dẫn, phát sóng quảng bá kênh truyền hình Ninh Bình tiêu chuẩn HDTV trên vệ tinh, truyền hình số mặt đất, truyền hình cáp và truyền hình Internet.
3. Kênh chương trình, thời lượng, nội dung
3.1. Kênh chương trình thời sự - chính trị tổng hợp bảo đảm yêu cầu thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương, theo giấy phép hoạt động báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình (NTV).
3.2. Thời gian phát sóng/ngày: từ 5h30’ đến 24h00’.
3.3 Thời lượng kênh chương trình: Tổng thời lượng phát sóng tối thiểu 18 tiếng/ngày.
- Thời lượng chương trình tự sản xuất trong một ngày: 7 giờ 30 phút.
+ Phát phát mới: 3 giờ 15 phút.
+ Phát lại: 4 giờ 15 phút
- Thời lượng chương trình mua bán, trao đổi bản quyền, phát mới, phát lại trong một ngày: 10 giờ 10 phút
- Tiếp sóng chương trình thời sự Đài Truyền hình Việt Nam: 50 phút
3.4. Nội dung kênh chương trình: Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích quy định trong giấy phép hoạt động truyền hình hoặc giấy phép hoạt động phát thanh và truyền hình.
4. Cấu tạo cơ bản khung chương trình truyền hình
Bảng 2. Cấu tạo khung chương trình cơ bản hiện tại
TT |
Tên chuyên mục/loại chương trình |
Nội dung |
Thời lượng (phút) |
Tỷ lệ % trong tổng thời lượng phát sóng |
||
Trung bình/ngày |
Trong 01 tháng |
Trung bình/ngày |
Trong 01 tháng |
|||
1 |
Tin tức - Thời sự |
Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, các sự kiện nổi bật, trong nước và quốc tế. |
190 |
5.700 |
17,1% |
17,1% |
2 |
Chuyên đề, chuyên mục chính luận, khoa giáo |
- Phóng sự, ký sự, phim tài liệu, phản ánh về mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. - Các chương trình khoa giáo, tư vấn, phổ biến kiến thức về giáo dục, y tế, nông nghiệp, khoa học, công nghệ… |
235 |
7.050 |
21,2% |
21,2% |
3 |
Văn nghệ, giải trí |
chương trình ca múa nhạc; chương trình dành cho Thiếu nhi. |
135 |
4.050 |
12,2% |
12,2% |
4 |
Tiếp sóng Đài Truyền hình Việt Nam |
Bản tin thời sự 19h00 |
50 |
1.500 |
4,5% |
4,5% |
5 |
Phim truyện |
phim Việt Nam, phim nước ngoài |
450 |
13.500 |
40,5% |
40,5% |
6 |
Thông báo, giới thiệu; quảng cáo |
Thông tin, giới thiệu chương trình; quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ. |
50 |
1.500 |
4,5% |
4,5% |
5. Lựa chọn tiêu chuẩn và hạ tầng phát sóng kênh chương trình
Để phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của tỉnh, trong các hạ tầng có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ, chỉ lựa chọn mỗi loại 01 hạ tầng truyền dẫn phát sóng kênh chương trình truyền hình Ninh Bình tiêu chuẩn HD có đông khá giả thu xem. Cụ thể:
5.1. Lựa chọn tiêu chuẩn và hạ tầng truyền dẫn, phát sóng quảng bá kênh truyền hình Ninh Bình tiêu chuẩn HDTV bằng hình thức trả phí cho đơn vị cấp dịch vụ như sau:
- Trên truyền hình vệ tinh Vinasat;
- Trên truyền hình cáp kỹ thuật số;
- Trên truyền hình Internet IPTV;
- Trên truyền hình số mặt đất mạng toàn quốc;
- Duy trì dịch vụ trên trang thông tin điện tử NBTV.VN và ứng dụng NBTVgo.
5.2. Không tiếp tục truyền dẫn kênh truyền hình Ninh Bình tiêu chuẩn SDTV trên truyền hình cáp kỹ thuật số của SCTV, tính từ thời điểm kết thúc hợp đồng đang thực hiện.
5.3. Tiếp tục thực hiện truyền dẫn kênh truyền hình Ninh Bình tiêu chuẩn SDTV trên truyền hình Internet NextTV của Viettel và FPTplay theo hình thức miễn phí.
5.4. Dự kiến hạ tầng truyền dẫn, phát sóng
- Thuê đường truyền và dịch vụ phát sóng kênh truyền hình Ninh Bình tiêu chuẩn HDTV trên vệ tinh Vinasat 2 băng tần Ku: 4.500 triệu đồng/năm;
- Thuê đường truyền và dịch vụ truyền dẫn kênh truyền hình Ninh Bình tiêu chuẩn HDTV trên truyền hình cáp kỹ thuật số: 1.340 triệu đồng/năm;
- Thuê đường truyền và dịch vụ phát sóng kênh truyền hình Ninh Bình tiêu chuẩn HDTV trên hệ thống máy phát hình số mặt đất toàn quốc: 5.600 triệu đồng/năm;
- Thuê đường truyền và dịch vụ phát sóng kênh truyền hình Ninh Bình tiêu chuẩn HDTV trên truyền hình Internet: 1.350 triệu đồng/năm;
- Thuê dịch vụ duy trì và truyền dẫn kênh truyền hình Ninh Bình tiêu chuẩn HDTV trên trang thông tin điện tử NBTV.VN và ứng dụng NBTVgo: 600 triệu đồng/năm.
6. Giải pháp
6.1. Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình tiếp tục nâng cao chất lượng nội dung, hình ảnh, cách thể hiện để làm phong phú, đa dạng, hấp dẫn hơn các chương trình truyền hình Ninh Bình.
6.2. Tổ chức sắp xếp bộ máy theo Quyết định số 643/QĐ-UBND ngày 17/6/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình, đảm bảo đủ điều kiện để nâng cao thời lượng sản xuất và phát sóng các chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị theo Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 31/10/2019 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
6.3. Huy động nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất xây dựng Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình hiện đại, đồng bộ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII.
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Triển khai thực hiện Đề án phát sóng quảng bá kênh truyền hình Ninh Bình tiêu chuẩn HDTV trên vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình số mặt đất và truyền hình Inetrnet từ ngày 01/01/2022.
2. Hằng năm xây dựng kế hoạch lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ và đánh giá hiệu quả truyền dẫn, phát sóng. Năm 2026 đánh giá kết quả thực hiện Đề án báo cáo UBND tỉnh.
IV. DỰ TOÁN VÀ NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Dự kiến tổng nhu cầu kinh phí thực hiện/năm
STT |
Nội dung |
ĐVT |
Số lượng |
Kinh phí (Triệu đồng) |
Ghi chú |
1 |
Thuê đường truyền và dịch vụ phát sóng kênh truyền hình Ninh Bình tiêu chuẩn HDTV trên vệ tinh Vinasat 2 |
Năm |
01 |
4.500 |
Toàn quốc và khu vực Đông Nam á |
2 |
Thuê đường truyền và dịch vụ truyền dẫn kênh truyền hình Ninh Bình tiêu chuẩn HDTV trên truyền hình cáp kỹ thuật số. |
Năm |
01 |
1.340 |
Phát sóng toàn quốc |
3 |
Thuê đường truyền và dịch vụ phát sóng kênh truyền hình Ninh Bình tiêu chuẩn HDTV trên hệ thống máy phát hình số mặt đất toàn quốc |
Năm |
01 |
5.600 |
Phát sóng toàn quốc |
4 |
Thuê đường truyền và dịch vụ phát sóng kênh truyền hình Ninh Bình tiêu chuẩn HDTV trên Internet IPTV |
Năm |
01 |
1.350 |
Phát sóng toàn quốc |
5 |
Thuê dịch vụ duy trì và truyền dẫn kênh truyền hình Ninh Bình tiêu chuẩn HDTV trên trang thông tin điện tử NBTV.VN và ứng dụng NBTVgo |
Năm |
01 |
600 |
Toàn quốc và quốc tế |
|
Cộng |
|
|
13.390 |
|
- Tổng kinh phí thực hiện Đề án truyền dẫn phát sóng kênh truyền hình Ninh Bình trên các hạ tầng là: 13.390 triệu đồng.
- Kinh phí đã được NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp của Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình là: 6.462 triệu đồng.
- Số kinh phí còn thiếu để thực hiện đề án là: 6.928 triệu đồng.
2. Nguồn kinh phí thực hiện
Ngân sách Nhà nước cấp trong dự toán hàng năm và nguồn thu sự nghiệp của Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình.
1. Đài Phát thanh và Truyền hình
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện đề án phát sóng quảng bá kênh truyền hình Ninh Bình tiêu chuẩn HDTV trên vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình số mặt đất và truyền hình Inetrnet theo đúng các quy định hiện hành.
- Hoàn thiện thủ tục đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép phát sóng quảng bá trực tiếp kênh truyền hình Ninh Bình trên vệ tinh tiêu chuẩn HDTV, trong 5 năm từ 2022 - 2026.
- Hằng năm, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện đề án, căn cứ vào khả năng cân đối từ nguồn thu, xác định phần kinh phí từ Ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu tổng hợp gửi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu báo cáo UBND tỉnh.
- Thường xuyên báo cáo UBND tỉnh những vấn đề vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện đề án.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực đề án phát sóng quảng bá kênh truyền hình Ninh Bình tiêu chuẩn HDTV trên vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình số mặt đất và truyền hình Inetrnet.
- Chỉ đạo, hướng dẫn thông tin, tuyên truyền đối với các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh;
- Rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quy định phát triển và quản lý báo chí trên địa bàn tỉnh.
- Hàng năm, căn cứ khả năng ngân sách và nguồn thu của Đài Phát thành và Truyền hình Ninh Bình, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách tỉnh để thực hiện đề án theo quy định; hướng dẫn Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình lập dự toán, kiểm tra việc thanh, quyết toán ngân sách Nhà nước.
- Thẩm định dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu báo cáo UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
4. Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình thực hiện Đề án có hiệu quả.
Hằng năm Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh theo quy định, trong quá trình thực hiện, có phát sinh, vướng mắc, đề xuất phương án giải quyết báo cáo UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo./.
Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Phát sóng quảng bá kênh truyền hình Ninh Bình tiêu chuẩn HDTV trên vệ tinh, truyền hình số mặt đất, truyền hình cáp, truyền hình Internet giai đoạn 2022-2026” do tỉnh Ninh Bình ban hành
Số hiệu: | 1039/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Bình |
Người ký: | Tống Quang Thìn |
Ngày ban hành: | 17/09/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Phát sóng quảng bá kênh truyền hình Ninh Bình tiêu chuẩn HDTV trên vệ tinh, truyền hình số mặt đất, truyền hình cáp, truyền hình Internet giai đoạn 2022-2026” do tỉnh Ninh Bình ban hành
Chưa có Video