Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH MTQG GIAI ĐOẠN 2021-2025
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/QĐ-BCĐTW-VPĐP

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THUỘC CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, HƯỚNG TỚI NÔNG THÔN THÔNG MINH GIAI ĐOẠN 2021-2025

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Quyết định số 1945/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tc, tiêu chí, định mức phân b vn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vn đi ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cQuyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình chuyển đi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyn đi strong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn thông minh giai đoạn 2021-2025;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng, Văn phòng Điều phi nông thôn mới Trung ương.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn thông minh giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình), cụ thể theo Phụ lục đính kèm.

Điều 2. Căn cứ vào Kế hoạch của Ban Chỉ đạo: Các Bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, thành viên Tổ công tác về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, thành viên Tổ công tác về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, các bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó Thủ tướng TTCP Phạm B
ình Minh (để b/c);
- Văn phòng Ch
ính ph;
- Các bộ, n
nh Trung ương;
- UBND các tỉnh, thành ph
trực thuộc TW;
- Các đ
ng chí Thứ trưởng Bộ NN và PTNT;
- Thành viên T
công tác về CTMTQGNTM;
- S
NNPTNT các tnh, thành phố trực thuộc TW;
- VPĐP NTM các tỉnh thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: V
T, VPĐP.

KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN





Lê Minh Hoan
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP
 VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THUỘC CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, HƯỚNG TỚI NÔNG THÔN MỚI THÔNG MINH GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/QĐ-BCĐTW ngày 12/10/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Thống nhất cách thức tổ chức thực hiện, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 phê duyệt Chương trình chuyển đổi strong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn thông minh giai đoạn 2021-2025 (Chương trình).

2. Triển khai đầy đủ, kịp thời các nội dung, giải pháp của Chương trình, đảm bảo hiệu quả, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế ở các địa phương. Thông qua triển khai Chương trình, từng bước hình thành nông thôn mới thông minh, nâng cao vai trò, hoạt động của cộng đồng thông qua áp dụng chuyn đi s đxây dựng nông thôn mới đi vào chiu sâu và bền vững.

3. Xác định rõ lộ trình, thời gian thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo đúng tiến độ, chất lượng; nêu cao tinh thần trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện Chương trình.

4. Đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả và thống nhất giữa các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

a) Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về chuyển đổi strong xây dựng nông thôn mới:

- Tổ chức các hoạt động tọa đàm, diễn đàn chuyên đề, các cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, các sự kiện, hội nghị, hội thảo về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới.

- Phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình tăng thời lượng, slượng tin, bài phản ánh hoạt động chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới; giới thiệu những mô hình mới, cách làm hay về chuyển đổi s, góp phần làm cho người dân nông thôn hiểu lợi ích của việc tham gia vào quá trình chuyển đổi số sẽ phục vụ tốt hơn cho quá trình phát triển kinh tế và đời sng của mình.

- Phát động các phong trào, các đt thi đua tham gia hoạt động chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh.

b) Tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực về chuyển đổi strong xây dựng nông thôn mới:

- Biên soạn và phbiến tài liệu hướng dẫn, tập huấn về chuyn đổi số, áp dụng chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là các tài liệu về phát huy vai trò của cộng đồng dân cư tham gia chuyển đổi sđể góp phần xây dựng nông thôn mới hiệu quả, bền vững.

- Tổ chức các hội nghị, các đợt tập huấn, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, chuyển đi số (bao gồm cả thương mại điện t), khả năng tiếp cận thông tin cho cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã), doanh nghiệp, người dân và cộng đồng khu vực nông thôn.

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kỹ năng chuyên sâu về công nghệ thông tin, sử dụng dịch vụ san toàn trên không gian mạng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế ở khu vực nông thôn.

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập hun cho đội ngũ cán bộ khuyến nông cộng đồng ở cơ sở, để hình thành đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ trực tiếp đến hộ dân tham gia hoạt động chuyn đi số.

2. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, theo dõi, giám sát, thẩm định, công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới

a) Xây dựng Hệ thống kiến trúc, chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật cơ sở dữ liệu về nông thôn mới trên nền tảng dữ liệu lớn đồng bộ, kết nối và liên thông từ cấp xã đến Trung ương để phục vụ công tác quản lý, hoạt động đánh giá, thẩm định địa phương đạt chuẩn nông thôn mới; theo dõi, giám sát việc thực hiện Bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp và nhiệm vụ thuộc các Chương trình chuyên đề.

b) Lập Bản đồ svề kết quả xây dựng nông thôn mới, nhằm phục vụ công tác quản lý, tra cứu, tuyên truyền về kết quả triển khai xây dựng nông thôn mới trên cả nước theo Bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp.

c) Xây dựng và triển khai phần mềm Lấy ý kiến sự hài lòng của người dân trong xây dựng nông thôn mới ở các địa phương, nhằm tăng cường hơn na vai trò giám sát và phản biện của các tng lớp Nhân dân đối với hoạt động xây dựng nông thôn mới.

d) Xây dựng và triển khai phần mềm phục vụ công tác thẩm định, xét công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới các cấp.

3. Thí điểm xây dựng các mô hình kinh tế số, mô hình thúc đẩy phát triển xã hội số, cộng đồng số liên thông với chính quyền cơ sở

a) Xây dựng thí điểm các mô hình kinh tế số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn, ưu tiên áp dụng chuyển đổi số về quản trị trong tổ chức sản xuất, quản lý vùng nguyên liệu, theo dõi, giám sát môi trường, kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc, quảng bá và thương mại sản phẩm nông sản chủ lực của địa phương.

b) Xây dựng thí điểm các mô hình thúc đẩy phát triển xã hội số, nhằm nâng cao năng lực tiếp cận thông tin liên thông của người dân, cộng đồng gắn với công tác quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở và dịch vụ công trực tuyến; các hoạt động quản lý cộng đồng, như: an ninh trật tự, môi trường, dịch vụ du lịch; các dịch vụ trực tuyến phục vụ đời sống người dân, như: văn hóa, giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe,...

4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và các hướng dẫn liên quan đến chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

a) Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện chuyn đi strong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh gắn với việc thực hiện Bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp.

b) Rà soát và đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy chuyển đổi strong xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới thông minh, nhằm phát huy vai trò của cộng đồng tham gia xây dựng nông thôn mới hiệu quả, bền vững.

c) Rà soát các nội dung, định mức hỗ trợ của Nhà nước về chuyển đổi số để đề xuất áp dụng trong xây dựng nông thôn mới thông minh.

d) Ban hành quy chế, quy trình vận hành phần mềm đánh giá, công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới ở các cp, tổ chức thí điểm và nhân rộng nhằm từng bước đơn giản hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định, công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới của Hội đồng thẩm định các cấp.

đ) Tổng kết, đánh giá việc triển khai xây dựng thí điểm các mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới các tỉnh, thành phố; nghiên cứu, đề xuất và trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới thông minh giai đoạn 2026 - 2030.

(Kế hoạch thực hiện chi tiết theo Phụ lục đính kèm)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và các địa phương:

a) Hoàn thiện và ban hành các hướng dẫn triển khai các hoạt động chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới để đưa vào kế hoạch thực hiện hàng năm.

b) Rà soát và đề xuất cơ chế, chính sách, định mức, nội dung hỗ trợ của Nhà nước cho các hoạt động về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới; nghiên cứu và đ xut cp có thẩm quyền ban hành Bộ tiêu chí quốc gia vxã nông thôn mới thông minh giai đoạn 2026-2030.

c) Lựa chọn, phê duyệt danh sách các mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh, xã thương mại điện tử và hướng dẫn các địa phương xây dựng các mô hình xã/thôn nông thôn mới thông minh gắn với lĩnh vực nổi trội ở địa bàn (qun lý quy hoạch xây dựng, kinh tế, y tế, giáo dục, an ninh trật tự, du lịch nông thôn...); chỉ đạo việc xây dựng các mô hình chỉ đạo điểm của Trung ương về xây dựng xã nông thôn mới thông minh theo danh sách được phê duyệt.

d) Xây dựng, hoàn thiện, cập nhật các cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng hỗ trợ quản lý, vận hành, theo dõi, giám sát việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và các Chương trình chuyên đ.

đ) Xây dựng kế hoạch và phân công, tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới hàng năm.

e) Tổ chức tuyên truyền và tập huấn nâng cao năng lực, nhận thc cho cán bộ cơ sở và người dân, các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác...) về ứng dụng chuyển đi strong sản xuất, kinh doanh và đi sng.

g) Kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng và đề xuất biểu dương, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân tiêu biu có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình.

2. Các Bộ, ngành Trung ương:

a) Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022.

b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình theo Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ và các nội dung của Kế hoạch này để xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện tại địa phương; lựa chọn, chỉ đạo tổ chức triển khai hiệu quả các mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

b) Chủ đng bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn đi ứng của ngân sách địa phương) và huy động nguồn xã hội hóa để thực hiện các nội dung của Chương trình, phn đu đạt được các mục tiêu đra.

c) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù khuyến khích, thu hút, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ s, hạ tầng số địa phương đphục vụ cho hoạt động chuyển đổi số.

4. Đề nghị cơ quan Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp:

a) Tăng cường tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên, đoàn viên, người dân và cộng đng tích cực tham gia chuyển đi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng ti xây dựng nông thôn mới thông minh.

b) Phát động các phong trào, các đợt thi đua định kỳ về tham gia hoạt động chuyển đổi số; hướng dẫn các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp trực thuộc ở địa phương tham gia hoạt động chuyển đi số trong xây dựng nông thôn mới./.

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THUỘC CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, HƯỚNG TỚI NÔNG THÔN THÔNG MINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/QĐ-BCĐTW-VPĐP ngày 12 tháng 10 năm 2022 của Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025)

TT

Nôi dung triển khai

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian

I

TUYÊN TRUYỀN, TẬP HUẤN, NÂNG CAO NĂNG LỰC

 

1

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền và đa dạng các hình thức tuyên truyền về chuyển đổi strong xây dựng nông thôn mới thông qua tổ chức các tọa đàm, diễn đàn chuyên đề, cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, các sự kiện, hội nghị, hội thảo về chuyn đi strong xây dựng nông thôn mới, cng thông tin điện tử Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mi và Cổng thông tin chính thức về Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam (www.tuhaovietnam.vn)

Các Bộ: Nông nghiệp và PTNT, Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Công an, Khoa học và Công nghệ; Trung ương Hi LHPN Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS HCM, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Các bộ, ngành có liên quan

2023-2025

2

Phát động phong trào thi đua tham gia chuyển đi số trong xây dựng nông thôn mới; kịp thời phát hiện, đề xuất, biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với tập th, cá nhân có thành tích xuất sc, có giải pháp, sáng kiến về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới.

Bộ Nông nghiệp và PTNT; Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS HCM, TW Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Các bộ, ngành và địa phương

2023-2025

3

Biên soạn và phổ biến tài liệu hướng dẫn, tập huấn về chuyển đổi s, áp dụng chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là các tài liệu về phát triển kinh tế số, xã hội số (bao gồm thương mại điện t và công nghệ s)

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Các bộ, ngành có liên quan

2023-2025

4

Tổ chức các hội nghị, các đợt tập huấn, hướng dẫn về các kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin, chuyển đổi s(bao gồm cả thương mại điện tử), khả năng tiếp cận thông tin cho cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp (Trung ương, tnh, huyện, xã), doanh nghiệp, cộng đồng và người dân khu vực nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và PTNT; các địa phương

Các bộ, ngành, địa phương có liên quan

2023-2025

5

Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn k năng chuyên sâu về công nghệ thông tin, sử dụng dịch vụ số an toàn trên không gian mạng cho các doanh nghiệp, hp tác xã và tổ chức kinh tế ở khu vực nông thôn.

Bộ Thông tin và Truyền thông; các địa phương

Các bộ, ngành có liên quan, địa phương

2023-2025

II

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ NÔNG THÔN MỚI

1

Xây dựng Bản đồ số về kết quả xây dựng nông thôn mới

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Bộ, ngành có liên quan

2023-2025

2

Xây dựng Hệ thống kiến trúc, chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật cơ sở dữ liệu về nông thôn mới trên nền tng dữ liệu lớn đồng bộ, kết nối và liên thông

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Bộ, ngành có liên quan

2023-2025

3

Xây dựng và triển khai Phần mềm ứng dụng trực tuyến phục vụ công tác thẩm định, xét công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Bộ, ngành có liên quan

2023-2025

4

Xây dựng và triển khai Phần mềm ứng dụng trực tuyến ly ý kiến hài lòng của người dân

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

2023-2025

III

TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM CÁC MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1

Lựa chọn, phê duyệt danh sách các mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh, xã thương mại điện t do Trung ương chỉ đạo

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Bộ Thông tin và Truyền thông và địa phương

Quý IV/2022

2

Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện thí điểm mô hình xã nông thôn mới thông minh, xã thương mại điện t.

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Các bộ, ngành có liên quan và các địa phương

2023-2025

3

Hướng dẫn các địa phương thực hiện thí điểm mô hình thí điểm xã/ thôn nông thôn mới thông minh theo từng lĩnh vực nổi trội địa phương như kinh tế số, xã hội s

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Các bộ, ngành có liên quan và các địa phương

2023-2025

4

Xây dựng các mô hình xã/thôn nông thôn mới thông minh (kinh tế s, xã hội số) gn với lĩnh vực ni trội ở các địa phương (quy hoạch xây dựng, kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, an ninh trật tự, du lịch nông thôn, thương mại điện t...)

UBND các tỉnh, thành phố

Các bộ, ngành có liên quan

2023-2025

IV

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH, HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1

Rà soát và đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới thông minh

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Bộ Thông tin và Truyền thông

2023-2025

2

Rà soát các nội dung, định mức hỗ trợ của Nhà nước về chuyển đổi số để đề xuất áp dụng trong xây dựng nông thôn mới thông minh.

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Bộ Thông tin và Truyền thông

2023-2025

3

Ban hành quy chế, quy trình vận hành hệ thống phần mềm đánh giá, công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới các cấp

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Các bộ, ngành có liên quan

Năm 2023

4

Tổng kết, đánh giá việc triển khai xây dựng thí điểm các mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh, thành phố; nghiên cứu, đề xuất và trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới thông minh giai đoạn 2026 - 2030

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan, địa phương

Quý IV/2025

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 06/QĐ-BCĐTW-VPĐP năm 2022 về Kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn thông minh giai đoạn 2021-2025 do Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 ban hành

Số hiệu: 06/QĐ-BCĐTW-VPĐP
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025
Người ký: Lê Minh Hoan
Ngày ban hành: 12/10/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 06/QĐ-BCĐTW-VPĐP năm 2022 về Kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn thông minh giai đoạn 2021-2025 do Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…