CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2000/NQ-CP |
Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2000 |
VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀMGIAI ĐOẠN 2000 - 2005
Công nghiệp phần mềm là ngành công nghiệp quan trọng của công nghệ thông tin. Công nghiệp phần mềm bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và cung ứng các dịch vụ phần mềm. Phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt công nghiệp phần mềm là chủ trương được Đảng và Nhà nước ta ưu tiên quan tâm, là một trong những cách đi tắt, đón đầu để thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh quốc gia.
Thực hiện Nghị quyết số 49/CP ngày 04 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta, trong những năm qua, công nghệ thông tin đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa, bước đầu đã được ứng dụng trong các ngành kinh tế - kỹ thuật và giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đội ngũ chuyên môn về công nghệ thông tin có trình độ đại học đã tăng lên đáng kể. Các mạng máy tính chuyên dùng đã được thiết lập và phát huy hiệu quả trong một số lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần phục vụ công tác quản lý Nhà nước. Song, cho đến nay vẫn còn thiếu các chính sách và biện pháp đồng bộ để khuyến khích xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm.
Phát triển công nghiệp phần mềm của nước ta có những thuận lợi cơ bản là : thị trường công nghệ thông tin trên thế giới ngày càng tăng; yêu cầu đầu tư ban đầu không lớn; con người Việt Nam có khả năng tiếp thu nhanh công nghệ này; cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và có nguyện vọng hợp tác và đầu tư tại Việt Nam.
Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp phần mềm của nước ta còn gặp nhiều khó khăn và thách thức : thị trường công nghệ thông tin trong nước còn hạn hẹp; hạ tầng viễn thông đáp ứng chưa đầy đủ yêu cầu phát triển công nghệ thông tin nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng; môi trường đầu tư cho công nghiệp phần mềm ở nước ta chưa thuận lợi, còn có khoảng cách lớn so với các nước xung quanh; nhận thức chung của toàn xã hội về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn thấp, đặc biệt là về quyền tác giả đối với các sản phẩm phần mềm.
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM
1. Quan điểm.
Công nghiệp phần mềm là một ngành kinh tế mới, có giá trị gia tăng cao, có nhiều triển vọng. Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và phát triển ngành công nghiệp này.
Nhà nước khuyến khích và ưu đãi tối đa việc phát triển công nghiệp phần mềm. Bước đầu, chú trọng hình thức xuất khẩu qua gia công và cung cấp dịch vụ cho các công ty nước ngoài. Đồng thời, mở rộng thị trường trong nước, trước mắt tập trung phát triển phần mềm trong một số lĩnh vực sớm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, thay thế các sản phẩm phần mềm nhập khẩu. Nhanh chóng tổ chức xuất khẩu lao động phần mềm và phần mềm đóng gói để công nghiệp phần mềm của Việt Nam từng bước đạt được vị thế trên thị trường thế giới.
Kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo và sản xuất làm tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm. Đặc biệt khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực này.
2. Mục tiêu.
Xây dựng công nghiệp phần mềm thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao, góp phần hiện đại hoá và phát triển bền vững các ngành kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và đảm bảo an ninh quốc gia.
Phát huy tiềm năng trí tuệ của người Việt Nam, đặc biệt là của thế hệ trẻ, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho những thập kỷ tới.
Phấn đấu đến năm 2005 đạt giá trị sản lượng khoảng 500 triệu USD.
II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM
Phát huy mọi hình thức đào tạo, đào tạo lại, huấn luyện và bồi dưỡng để đến năm 2005 có khoảng 25.000 chuyên gia trình độ cao và lập trình viên chuyên nghiệp, thông thạo tiếng Anh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển nhanh nguồn nhân lực này. Tăng cường, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo về công nghệ phần mềm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đẩy mạnh việc sử dụng rộng rãi Internet trong các trường đại học và từng bước trong các trường phổ thông nhằm phục vụ tốt cho việc đào tạo.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng dưới hình thức doanh nghiệp dịch vụ phần mềm và các hình thức khác. Đặc biệt chú trọng tạo điều kiện thuận lợi cho số sinh viên, học sinh đã tốt nghiệp các ngành khác được tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng về công nghệ thông tin để có thể tham gia phát triển công nghiệp phần mềm.
2. Thiết lập môi trường đầu tư thuận lợi.
Công nghiệp phần mềm là ngành công nghiệp được đặc biệt khuyến khích đầu tư. Nhà nước áp dụng mức ưu đãi hiện hành cao nhất cho các doanh nghiệp làm công nghiệp phần mềm. Sản phẩm và dịch vụ phần mềm được sản xuất và cung cấp trong nước không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng; nếu xuất khẩu thì được áp dụng thuế suất 0% và được hoàn thuế theo quy định của pháp luật; áp dụng mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nhà nước có chính sách tài trợ lại cho doanh nghiệp làm công nghiệp phần mềm, tối đa bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân sách nhà nước để tái đầu tư phát triển. áp dụng chế độ ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân cho người lao động chuyên nghiệp trực tiếp tham gia phát triển công nghiệp phần mềm. Các doanh nghiệp làm công nghiệp phần mềm được hưởng chế độ ưu đãi cao nhất về tín dụng và ưu đãi trong việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan thành lập và ban hành quy chế tổ chức, quản lý và hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ phần mềm.
Nghiên cứu thiết lập tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc và Khu công nghiệp phần mềm Quang Trung (thành phố Hồ Chí Minh) cổng kết nối trực tiếp với hệ thống Internet quốc tế để các doanh nghiệp phần mềm có thể sử dụng đầy đủ và dễ dàng các dịch vụ Internet có chất lượng cao, theo giá cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tính toán, cân đối nguồn vốn trong và ngoài nước cho kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm đối với các dự án đầu tư phát triển công nghiệp phần mềm; tìm biện pháp để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm.
Tạo điều kiện thuận lợi để các hội hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm đóng góp thiết thực vào quá trình xây dựng, phát triển công nghiệp phần mềm, bảo vệ bản quyền tác giả trong lĩnh vực này.
Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tạo mọi điều kiện thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài hợp tác và hỗ trợ các cá nhân và tổ chức trong nước xúc tiến thị trường, chuyển giao tri thức và công nghệ. Khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư, sản xuất và kinh doanh phần mềm ở Việt Nam.
3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả pháp luật.
Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Văn hoá - Thông tin và các Bộ, ngành có liên quan khẩn trương triển khai các công việc sau đây :
- Rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ và quyền tác giả về phần mềm nhằm khuyến khích đầu tư và phát triển công nghiệp phần mềm.
- Tăng cường năng lực, hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực an ninh, an toàn thông tin.
- Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm cho đội ngũ cán bộ tư pháp, cán bộ tư vấn pháp lý.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trong toàn xã hội nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng và bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm. Thực thi bảo vệ quyền tác giả trong lĩnh vực này.
- Nghiên cứu và ban hành chính sách phù hợp về xuất bản, kiểm tra xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm phần mềm.
- Công bố các số liệu thống kê về công nghiệp công nghệ thông tin nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân.
Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức xúc tiến thương mại và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm công nghiệp phần mềm trong nước mở chi nhánh và văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài và xuất khẩu lao động phần mềm.
Khuyến khích các cơ quan, các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp làm công nghiệp phần mềm trong nước. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp làm công nghiệp phần mềm nước ngoài đầu tư, mở chi nhánh và văn phòng đại diện ở Việt Nam.
1.Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ : Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công nghiệp, Thương mại, Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Bưu điện và các Bộ, ngành có liên quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ :
a) Hoàn chỉnh Đề án Xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 - 2005 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về các chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển công nghiệp phần mềm;
c) Tổ chức thực hiện Nghị quyết này; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ.
Trong quá trình thực hiện nếu có những vướng mắc phải kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 07/2000/NQ-CP |
Hanoi, June 05, 2000 |
RESOLUTION
ON THE BUILDING AND DEVELOPMENT OF SOFTWARE
INDUSTRY IN THE 2000-2005 PERIOD
The software industry is a vital sector of the information technology. The software industry involves activities of producing and trading in software products and providing software services. The development of the information technology, especially the software industry, is a undertaking to which the Party and the State give priority and attention, considering it a "shortcut" and "interception" approach to materialize the national industrialization and modernization, and contribute to ensuring the national security.
Implementing the Government’s Resolution No.49/CP of August 4, 1993 on the development of the information technology in our country, over the recent years, the information technology has witnessed significant achievements, which have been initially applied in various techno-economic branches and taught in the national education system. The contingent of information technology professionals of university level has considerably grown. Specialized computer networks have been set up and yield efficiency in a number of socio-economic domains, thus contributing to serving the State management work. Yet, there still remains a lack of synchronous policies and measures to encourage the building and development of the software industry.
The development of our country’s software industry would benefit from the following fundamental advantages: the world’s information technology market is ever-growing; the software industry does not require large initial investments; Vietnamese people are capable of quickly absorbing this technology; there are in the overseas Vietnamese community many experts, who are experienced in the software industry and wish to establish cooperation and make investment in Vietnam.
However, the development of our country’s software industry is also facing numerous difficulties and challenges: the domestic information technology market is still narrow; the telecommunications infrastructure is inadequate to meet the development requirements of the information technology in general and the software industry in particular; the environment for investment in the software industry in our country is not yet favorable as compared to that in the neighboring countries; the entire society’s general awareness of protection of intellectual property rights, particularly author’s right over software products, remains low.
I.
VIEWPOINT AND OBJECTIVES OF BUILDING AND DEVELOPING THE SOFTWARE INDUSTRY
1. Viewpoint
...
...
...
The State encourages and gives maximum preferences to the development of the software industry. Initially, attention shall be paid to the export in forms of processing and providing services to foreign companies. At the same time, to expand the domestic market, in the immediate future, to concentrate efforts on software development in a number of fields which may soon bring about socio-economic efficiency and turn out products to substitute imported software products. To quickly organize the export of software labor and packed software so that Vietnam’s software industry step by step gains its position on the world market.
To closely combine scientific research with technological development, training and production, thus creating the premise for further development of the software industry. To particularly encourage organizations and individuals to invest in scientific research and technological development in this field.
2. Objectives
To build the software industry into a spearhead economic branch with high growth rate, thus contributing to the modernization and sustainable development of socio-economic branches, raising the State management capability and ensuring national security.
To bring into play the intellectual potentials of Vietnamese, especially the young generation, and to prepare high-quality human resources for the coming decades.
To strive to reach the output value of about 500 million USD by the year 2005.
II.
CONTENTS, MEASURES FOR BUILDING AND DEVELOPING THE SOFTWARE INDUSTRY
1. Training of human resources
To promote all forms of training, retraining, practice guiding and fostering in order to have by the year 2005 about 25,000 high-level experts and professional programmers, who are also fluent in English.
...
...
...
To encourage organizations and individuals at home and abroad to participate in the training of human resources for the information technology in general and the software industry in particular in form of software service enterprises and other forms. Special importance should be attached to the creation of favorable conditions for students and pupils who have graduated in other specialties to be further trained and fostered in information technology so that they can take part in development of the software industry.
2. Creation of a favorable investment environment
The software industry is an industry in which the investment is particularly encouraged. The State shall give preferences at the highest level to enterprises engaged in the software industry. Home-made software products and services provided at home shall not be liable to value added tax; if they are exported, the tax rate of 0% as well as the tax reimbursement shall apply as provided for by law; the highest preferential enterprise income tax rate shall apply according to the Law on Domestic Investment Promotion (amended) and the Law on Foreign Investment in Vietnam. The State adopts the policy of refunding software enterprises with the maximum amount equal to enterprise income tax amount the enterprises have already paid to the State budget for re-investment and development. To apply preferential regime on personal income tax for professional laborers directly engaged in the development of the software industry. The software industry enterprises shall be entitled to the regime of highest credit preference as well as the land use preference as prescribed by law.
The Ministry of Science, Technology and Environment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and the concerned ministries and branches in elaborating and promulgating the Regulation on organization, management and operation of the risk investment fund for development of high technologies, particularly the software technology.
To study the establishment of gates at Hoa Lac Hi-Tech Park and Quang Trung Software Industrial Park (Ho Chi Minh City), which are directly connected to the Internet system, so that software enterprises can fully and easily use high-quality Internet services at competitive prices with the regional countries.
The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Science, Technology and Environment, the concerned ministries and branches, and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities in calculating and channeling domestic and foreign capital sources for annual and 5-year plans for software industry development investment projects; seek ways and means to attract foreign direct investment (FDI) capital and official development assistance (ODA) sources for software industry investment projects.
To create favorable conditions for associations operating in the field of software industry to practically contribute to the process of building and developing the software industry, and protecting the copyrights in this field.
The Committee for Overseas Vietnamese shall coordinate with the concerned ministries and branches in creating all favorable conditions for overseas Vietnamese to cooperate with and support individuals and organizations at home in market promotion, as well as know-how and technology transfer. To encourage overseas Vietnamese to invest, produce and deal in software in Vietnam.
3. Improvement of effectiveness and efficiency of legal enforcement
...
...
...
- Revising legal documents related to the software production, trading, service provision and author�s right, in order to make amendments and/or supplements thereto or propose the competent State agencies to amend and/or supplement them, with a view to promoting the investment in and development of the software industry.
- Enhancing the capability and effectiveness of the agencies in charge of the State management over information security and safety.
- Working out and implementing programs for training and fostering judicial personnel and legal consultants to improve their knowledge of the legislation on protection of author’s right over software products.
- Stepping up the legal propagation, dissemination and education among the entire population in order to raise their sense of law observance, respect for and protection of author’s right over software products. Enforcing the mechanism of protection of author’s right in this field.
- Studying and promulgating appropriate policies on publishing, inspection of export and import of software products.
- Publicizing statistical figures on the information technology and industry in general and the software industry in particular according to the national economic classification system.
4. Market expansion
The Ministry of Trade, the Ministry for Foreign Affairs, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Science, Technology and Environment and the concerned ministries and branches shall organize the trade promotion and create conditions for domestic software enterprises to open their branches and representative offices at home and abroad, make overseas investment and export software labor.
To encourage agencies, organizations and individuals of all economic sectors to invest in the application of information technology, use products and services of domestic software enterprises. To facilitate foreign software enterprises to invest and open their branches and representative offices in Vietnam.
...
...
...
1. The Ministry of Science, Technology and Environment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Industry, the Ministry of Trade, the Ministry of Education and Training, the General Department of Post and Telecommunications and the concerned ministries and branches in taking responsibility before the Government for:
a/ Finalizing the plan for building and development of the software industry in the 2000-2005 period, then submitting it to the Prime Minister for ratification;
b/ Submitting to the Prime Minister for promulgation decisions on policies of encouraging investment in and development of the software industry;
c/ Organizing the implementation of this Resolution; and monitoring, urging, inspecting, reviewing and periodically reporting it to the Prime Minister.
In the course of implementation, if any problems arise, they shall have to promptly report to the Prime Minister for direction.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Resolution.
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
...
...
...
;
Nghị quyết 07/2000/NQ-CP về xây dựng và phát triển công nghệ phần mềm giai đoạn 2000-2005 do Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 07/2000/NQ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 05/06/2000 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 07/2000/NQ-CP về xây dựng và phát triển công nghệ phần mềm giai đoạn 2000-2005 do Chính phủ ban hành
Chưa có Video