CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 157/2004/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2004 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 157/2004/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 8 NĂM 2004 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG VỀ BƯU CHÍNH
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông (sau đây gọi là Pháp lệnh) về bưu chính áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vực bưu chính tại Việt Nam.
Điều 2. An toàn bưu chính và an ninh thông tin
1. Bảo vệ an toàn bưu chính và an ninh thông tin là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân.
2. Bưu chính Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư có trách nhiệm áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn bưu chính gồm an toàn đối với thư, bưu phẩm, bưu kiện và đối với nhân viên; an toàn đối với mạng bưu chính công cộng và mạng chuyển phát.
Người sử dụng dịch vụ có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định của Bưu chính Việt Nam và của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư về an toàn bưu chính và an ninh thông tin.
3. Bưu chính Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp nghiệp vụ giám sát việc đảm bảo an ninh thông tin. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện các nhiệm vụ nêu trên cần tạo điều kiện để doanh nghiệp đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Điều 3. Bảo đảm bí mật thông tin riêng
1. Thông tin riêng liên quan đến thư, bưu phẩm, bưu kiện được bảo đảm bí mật.
2. Việc mở, kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Bưu phẩm (trừ thư), bưu kiện được mở để xử lý, gói bọc lại khi bị hư hại, vỏ bọc bị rách nát;
b) Thư, bưu phẩm, bưu kiện vô thừa nhận được xử lý theo quy định;
c) Bưu phẩm (trừ thư), bưu kiện quốc tế được doanh nghiệp mở để xuất trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi doanh nghiệp thay mặt người sử dụng dịch vụ làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Việc khám xét, thu giữ thư, bưu phẩm, bưu kiện chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với thư, bưu phẩm, bưu kiện
1. Thư, bưu phẩm, bưu kiện khi xuất khẩu, nhập khẩu phải được làm các thủ tục hải quan, văn hoá, kiểm dịch và các thủ tục khác tuỳ thuộc vào nội dung bên trong và phải được nộp đủ các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Bưu chính Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư được thay mặt người sử dụng dịch vụ thực hiện các thủ tục nêu tại khoản 1 Điều này và được thu từ người sử dụng dịch vụ một khoản tiền trả cho dịch vụ này.
3. Người sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ hoàn trả các khoản thuế, phí và lệ phí mà Bưu chính Việt Nam hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư đã thay mặt họ nộp cho cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Điều 5. Xây dựng và phát triển mạng bưu chính công cộng
1. Mạng bưu chính công cộng gồm các trung tâm đầu mối, bưu cục, điểm phục vụ, thùng thư công cộng được kết nối với nhau bằng các tuyến vận chuyển và phát.
2. Mạng bưu chính công cộng được xây dựng và phát triển theo chiến lược và quy hoạch, kế hoạch phát triển bưu chính đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Các trung tâm đầu mối, bưu cục, điểm phục vụ, thùng thư công cộng được ưu tiên đặt tại các nhà ga, bến xe, cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu, khu dân cư và các địa điểm công cộng khác để phục vụ nhu cầu của người sử dụng.
4. Khi lập và phê duyệt quy hoạch, thiết kế tổng thể của các địa phương, các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mới và các công trình công cộng khác, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm dành mặt bằng xây dựng cho các công trình thuộc mạng bưu chính công cộng phù hợp với quy hoạch phát triển bưu chính, thuận lợi cho việc cung cấp và sử dụng dịch vụ bưu chính phổ cập.
Chủ đầu tư các công trình xây dựng có trách nhiệm phối hợp với Bưu chính Việt Nam trong quá trình thiết kế và xây dựng công trình để đảm bảo sự đồng bộ trong đầu tư xây dựng.
Điều 6. Hoạt động của mạng bưu chính công cộng
1. Mạng bưu chính công cộng phải được duy trì hoạt động tất cả các ngày làm việc. Việc thu gom và phát tới địa chỉ nhận phải được thực hiện tối thiểu một (01) lần/ngày làm việc trừ những vùng có điều kiện địa lý đặc biệt. Giờ mở cửa phục vụ tối thiểu của bưu cục giao dịch tại các trung tâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tám (08) giờ/ngày làm việc, điểm phục vụ là bốn (04) giờ/ngày làm việc.
2. Bộ Bưu chính, Viễn thông quyết định đóng, mở các bưu cục trao đổi túi, gói bưu phẩm, bưu kiện với nước ngoài (bưu cục ngoại dịch, bưu cục cửa khẩu biên giới). Bưu chính Việt Nam quyết định việc đóng, mở các bưu cục, điểm phục vụ khác trong mạng bưu chính công cộng.
3. Bưu cục giao dịch, điểm phục vụ phải có biển hiệu, niêm yết giờ mở cửa. Giá cước, chỉ tiêu chất lượng và các thông tin liên quan đến dịch vụ bưu chính phải được cung cấp công khai tại bưu cục giao dịch, điểm phục vụ.
4. Dấu ngày của các bưu cục, điểm phục vụ được dùng để xác định thời gian và địa điểm cung cấp dịch vụ của Bưu chính Việt Nam. Nghiêm cấm việc sử dụng dấu ngày sai với thời gian và địa điểm cung cấp dịch vụ.
5. Màu sắc thùng thư công cộng và biểu trưng của Bưu chính Việt Nam trên thùng thư phải được thống nhất trên toàn mạng bưu chính công cộng. Trên thùng thư phải có các thông tin về thời gian và số lần thu gom trong ngày.
6. Phương tiện vận tải chuyên ngành của Bưu chính Việt Nam phải có màu sắc, biểu trưng thống nhất và được quyền ưu tiên khi qua phà, cầu phao và ưu tiên đi, đến, đỗ trong các đô thị theo quy định của pháp luật.
7. Túi, gói bưu phẩm, bưu kiện đang trên đường vận chuyển không được mở để kiểm tra. Trường hợp có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc mở kiểm tra túi, gói bưu phẩm, bưu kiện được thực hiện tại bưu cục gần nhất. Thủ tục mở kiểm tra các túi, gói bưu phẩm, bưu kiện phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Mạng bưu chính chuyên dùng
1. Mạng bưu chính chuyên dùng được tổ chức để phục vụ những nhu cầu thông tin riêng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Tổ chức, hoạt động và đối tượng phục vụ của mạng bưu chính chuyên dùng nêu trên do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định.
2. Các lực lượng vũ trang được tổ chức mạng bưu chính chuyên dùng để phục vụ những nhu cầu thông tin riêng.
Tổ chức và hoạt động của mạng bưu chính chuyên dùng thuộc các lực lượng vũ trang do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
3. Hoạt động của mạng bưu chính chuyên dùng phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
a) Không được sử dụng mạng bưu chính chuyên dùng cho các mục đích kinh doanh;
b) Việc kết nối giữa các mạng bưu chính chuyên dùng với nhau và với mạng bưu chính công cộng được thực hiện trên cơ sở hợp đồng hoặc thoả thuận. Bưu chính Việt Nam có trách nhiệm ưu tiên khai thác, vận chuyển và áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối đối với túi, gói của mạng bưu chính chuyên dùng.
Điều 8. Điều kiện nhận gửi bưu phẩm, bưu kiện
Bưu phẩm, bưu kiện chỉ được nhận gửi khi không chứa các vật cấm gửi theo quy định. Bưu phẩm, bưu kiện phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kích cỡ, gói bọc và các điều kiện khác (nếu là gửi có điều kiện); có ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ người gửi, người nhận và trả đủ cước theo quy định, trừ trường hợp Bưu chính Việt Nam và người sử dụng dịch vụ có thoả thuận khác.
Điều 9. Phát bưu phẩm, bưu kiện
1. Thư có khối lượng tới 500 gram thuộc dịch vụ bưu chính phổ cập được phát tới địa chỉ nhận. Đối với các loại bưu phẩm, bưu kiện khác, tuỳ theo khả năng phục vụ, Bưu chính Việt Nam có thể tổ chức phát đến địa chỉ nhận hoặc phát cho người nhận tại bưu cục hoặc điểm phục vụ.
2. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để Bưu chính Việt Nam phát bưu phẩm, bưu kiện tới địa chỉ nhận. Địa chỉ nhận gồm: địa chỉ của người nhận ghi trên bưu phẩm, bưu kiện, hộp thư của người nhận, hộp thư thuê bao của người nhận (đặt tại bưu cục, điểm phục vụ). Khuyến khích việc lắp đặt hộp thư tại nơi thuận tiện cho việc phát thư.
3. Chủ đầu tư các công trình xây dựng hoặc đơn vị quản lý toà nhà cao tầng gồm khu căn hộ, khu chung cư, khu thương mại, khu văn phòng (có trên 5 địa chỉ nhận độc lập) phải lắp đặt các hộp thư tập trung tại vị trí thuận tiện và an toàn để tạo điều kiện cho Bưu chính Việt Nam phục vụ. Bộ Bưu chính, Viễn thông phối hợp với Bộ Xây dựng quy định về việc lắp đặt hộp thư tập trung nêu tại khoản này.
Điều 10. Bưu phẩm, bưu kiện vô thừa nhận
1. Bưu phẩm, bưu kiện bị coi là vô thừa nhận nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người nhận từ chối nhận và người gửi từ chối nhận lại;
b) Không phát được cho người nhận và không hoàn trả được cho người gửi sau thời hạn 12 tháng kể từ ngày gửi.
Thời hạn 12 tháng nêu trên không áp dụng đối với trường hợp hàng hoá trong bưu phẩm, bưu kiện dễ hỏng, gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường hoặc trường hợp quy định ở điểm a khoản này.
2. Việc xử lý bưu phẩm, bưu kiện vô thừa nhận phải do một hội đồng thực hiện. Thành phần của hội đồng, trình tự, thủ tục xử lý bưu phẩm, bưu kiện vô thừa nhận do Bộ Bưu chính, Viễn thông và Bộ Tài chính quy định.
CUNG CẤP DỊCH VỤ BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH
Điều 11. Dịch vụ bưu chính công ích
1. Dịch vụ bưu chính công ích gồm dịch vụ bưu chính phổ cập và dịch vụ bưu chính bắt buộc, là những dịch vụ thiết yếu đối với xã hội được Nhà nước đảm bảo cung cấp theo tiêu chuẩn, chất lượng, giá cước do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định.
2. Bộ Bưu chính, Viễn thông trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể về các loại dịch vụ bưu chính công ích. Trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Bưu chính, Viễn thông phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan quy định cụ thể các cơ chế, biện pháp và tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thông qua việc đặt hàng đối với Bưu chính Việt Nam trong từng giai đoạn.
Điều 12. Thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ bưu chính công ích
1. Bưu chính Việt Nam là doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ bưu chính công ích. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Bưu chính, Viễn thông đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư thực hiện nhiệm vụ công ích và cơ chế tài chính để thực hiện nhiệm vụ này.
2. Nhà nước hỗ trợ Bưu chính Việt Nam trong việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thông qua:
a) Dịch vụ bưu chính dành riêng: Bưu chính Việt Nam được cung cấp dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát thư với mức khối lượng và giá cước do Bộ Bưu chính, Viễn thông quyết định;
b) Tín dụng ưu đãi để phát triển, ưu đãi về thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp các cơ chế hỗ trợ nêu trên không đảm bảo duy trì cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thì Bưu chính Việt Nam có trách nhiệm lập phương án trình Bộ Bưu chính, Viễn thông. Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét việc trợ cấp, trợ giá để thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ bưu chính công ích của Bưu chính Việt Nam theo quy định của pháp luật.
4. Bưu chính Việt Nam phải hạch toán riêng đối với dịch vụ bưu chính công ích để thực hiện cơ chế bù đắp từ các nguồn hỗ trợ.
Điều 13. Phát hành tem bưu chính
1. Bộ Bưu chính, Viễn thông là cơ quan duy nhất phát hành tem bưu chính mang dòng chữ ''Việt Nam''.
3. Tem bưu chính phải áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về tem bưu chính.
1. Việc in tem bưu chính phải đảm bảo bảo mật theo các quy định của nhà nước.
2. Việc in hình ảnh tem bưu chính trên các xuất bản phẩm phải sử dụng tem mẫu (tem bưu chính có in chữ specimen), tem bưu chính đã có dấu hủy, tem bưu chính đã gạch chéo hủy ở góc hoặc tem bưu chính đã gạch hủy giá in trên mặt tem.
3. Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định cụ thể về việc in tem bưu chính.
Điều 15. Giá in trên mặt tem và giá bán tem bưu chính
1. Giá in trên mặt tem bưu chính do Bộ Bưu chính, Viễn thông quyết định.
2. Bưu chính Việt Nam phải theo đúng quy định về giá bán tem bưu chính quy định tại khoản 3 Điều 21 Pháp lệnh, trừ trường hợp tem bưu chính đã có dấu huỷ.
Điều 16. Đình bản, đình chỉ, cấm lưu hành
1. Tem bưu chính bị đình bản khi đang in hoặc bị đình chỉ khi đã phát hành nếu có những sai sót nghiêm trọng. Việc đình bản, đình chỉ tem bưu chính do Bộ Bưu chính, Viễn thông quyết định.
2. Mọi tổ chức và cá nhân không được phép kinh doanh, tàng trữ hoặc sưu tập tem bưu chính đã bị đình bản, đình chỉ lưu hành, tem bưu chính có nội dung không lành mạnh, kích động, gây thù hằn giữa các dân tộc, trái với thuần phong, mỹ tục.
3. Việc thu hồi, kiểm kê tem bưu chính đã bị đình bản, đình chỉ hoặc cấm lưu hành phải được thực hiện theo các quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông.
Điều 17. Xử lý tem bưu chính hết thời hạn phát hành
1. Hết thời hạn phát hành, số lượng tem bưu chính còn lại trên mạng bưu chính công cộng được thu hồi, kiểm kê và huỷ theo các quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông.
2. Sau thời hạn phát hành, tem bưu chính vẫn có giá trị thanh toán giá cước dịch vụ bưu chính và sử dụng cho mục đích sưu tập tem.
CÁC BÊN THAM GIA CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ, ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG BƯU CHÍNH
BƯU CHÍNH VIỆT NAM
Điều 18. Tổ chức và hoạt động của Bưu chính Việt Nam
1. Bưu chính Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước duy nhất về bưu chính, thực hiện chức năng kinh doanh theo quy định của pháp luật và thực hiện nhiệm vụ công ích theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển bưu chính của Nhà nước và những nhiệm vụ công ích khác theo yêu cầu đột xuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Bưu chính Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là VIETNAM POST và là doanh nghiệp duy nhất được sử dụng cụm từ "Bưu chính Việt Nam".
Điều 19. Thiết lập mạng bưu chính công cộng và cung cấp các dịch vụ
1. Bưu chính Việt Nam có nghĩa vụ thiết lập mạng bưu chính công cộng rộng khắp trong cả nước theo quy hoạch đã được phê duyệt để cung cấp dịch vụ bưu chính công ích và các dịch vụ khác.
2. Bưu chính Việt Nam có trách nhiệm báo cáo với Bộ Bưu chính, Viễn thông về việc sử dụng mạng bưu chính công cộng để kinh doanh các dịch vụ tài chính, tiết kiệm, chuyển tiền, phát hành báo chí và các dịch vụ khác nêu tại điểm g khoản 2 Điều 23 Pháp lệnh.
3. Bưu chính Việt Nam có nghĩa vụ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư được kết nối vào mạng bưu chính công cộng trên cơ sở hợp đồng.
Điều 20. Cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế
Bưu chính Việt Nam là doanh nghiệp tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế, các dịch vụ khác trong khuôn khổ các Điều ước quốc tế của Liên minh Bưu chính thế giới và các Điều ước quốc tế khác trong lĩnh vực bưu chính mà Việt Nam ký kết, gia nhập. Bưu chính Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các quy định liên quan theo yêu cầu của Liên minh Bưu chính thế giới và của Bộ Bưu chính, Viễn thông.
DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT THƯ
Điều 21. Điều kiện kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư
1. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện nêu tại khoản 2, khoản 3 Điều này được kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Doanh nghiệp được kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư nằm ngoài phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng nêu tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
Thư là thông tin trao đổi dưới dạng văn bản được đóng gói, dán kín, có khối lượng đơn chiếc không quá hai kilôgram (2kg) và có địa chỉ nhận. Những chỉ dẫn chung về nơi nhận cũng được coi là địa chỉ nhận.
2. Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư trong nước:
a) Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Có phương án kinh doanh khả thi, đạt hiệu quả kinh tế, mang lại lợi ích cho xã hội;
c) Có kinh nghiệm tối thiểu 5 năm trong lĩnh vực bưu chính hoặc chuyển phát;
d) Có các biện pháp, điều kiện cần thiết đảm bảo an toàn và an ninh thông tin;
đ) Đạt kết quả kinh doanh tốt đối với trường hợp phải thử nghiệm cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của Bộ Bưu chính, Viễn thông.
3. Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư quốc tế:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm b, điểm d, điểm đ, khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân khi kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư quốc tế, còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, trừ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài trong doanh nghiệp liên doanh kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư trên cơ sở đề xuất của Bộ Bưu chính, Viễn thông và Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Có thoả thuận với đối tác nước ngoài để chuyển phát thư ra nước ngoài, nhận thư từ nước ngoài về phát tại Việt Nam;
c) Có kinh nghiệm tối thiểu 5 năm trong lĩnh vực bưu chính quốc tế, chuyển phát quốc tế.
4. Bộ Bưu chính, Viễn thông quyết định các trường hợp phải thử nghiệm dịch vụ trước khi cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư.
Điều 22. Thẩm quyền và nguyên tắc cấp phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư
1. Bộ Bưu chính, Viễn thông cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn và thu hồi các loại giấy phép bưu chính quy định tại khoản 1 Điều 28 Pháp lệnh.
2. Việc cấp giấy phép phải tuân theo các nguyên tắc sau:
a) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển bưu chính đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Ưu tiên các đề án xin phép cung cấp dịch vụ tại vùng sâu, vùng xa.
Điều 23. Hồ sơ và thủ tục cấp phép
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp;
b) Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp;
d) Đề án cung cấp dịch vụ;
đ) Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ; bảng giá cước; mẫu hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ hoặc chứng từ, vận đơn; nguyên tắc và mức bồi thường;
e) Báo cáo kết quả thử nghiệm (đối với trường hợp có yêu cầu thử nghiệm).
2. Bộ Bưu chính, Viễn thông thực hiện cấp hoặc từ chối cấp giấy phép trong thời hạn không quá 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp từ chối, Bộ Bưu chính, Viễn thông phải có văn bản giải thích lý do.
Điều 24. Sửa đổi, bổ sung, cấp giấy phép mới
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư phải đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép khi có sự thay đổi về nội dung của giấy phép đã được cấp.
Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép gồm:
a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép;
b) Báo cáo mô tả chi tiết nội dung sửa đổi, bổ sung trong giấy phép;
c) Các tài liệu liên quan khác.
2. Trước khi hết hạn giấy phép 6 tháng, doanh nghiệp muốn tiếp tục kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư phải làm thủ tục cấp giấy phép mới. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép mới;
b) Báo cáo kết quả kinh doanh;
c) Đề án cung cấp dịch vụ trong giai đoạn tiếp theo;
d) Các tài liệu liên quan khác.
3. Bộ Bưu chính, Viễn thông thực hiện việc cho phép hoặc từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp giấy phép mới trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
1. Giấy phép đã cấp sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Theo đề nghị của doanh nghiệp được cấp phép;
b) Sau thời hạn một (01) năm kể từ ngày được cấp phép, doanh nghiệp không triển khai trên thực tế các nội dung ghi trong giấy phép hoặc doanh nghiệp ngừng cung cấp dịch vụ trong thời gian một (01) năm mà không có lý do xác đáng;
c) Các trường hợp thu hồi khác theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c tại khoản 1 Điều này không được xin cấp phép lại trong thời hạn hai (02) năm, kể từ ngày có quyết định thu hồi của Bộ Bưu chính, Viễn thông. Sau thời hạn hai (02) năm, nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục cung cấp dịch vụ phải làm thủ tục xin cấp giấy phép mới.
ĐẠI LÝ DỊCH VỤ BƯU CHÍNH, DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT THƯ
Điều 26. Điều kiện làm đại lý dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư
1. Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế làm đại lý cho Bưu chính Việt Nam, đại lý cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư phải ký hợp đồng đại lý với Bưu chính Việt Nam hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư.
2. Hợp đồng đại lý dịch vụ bưu chính, đại lý dịch vụ chuyển phát thư phải được thể hiện dưới hình thức văn bản với nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ của các bên;
b) Hình thức đại lý;
c) Dịch vụ đại lý, chất lượng và giá cước dịch vụ;
d) Hoa hồng đại lý;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Điều 27. Điều kiện làm đại lý dịch vụ chuyển phát thư cho tổ chức chuyển phát nước ngoài
1. Bưu chính Việt Nam, doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư quốc tế được nhận làm đại lý dịch vụ chuyển phát thư cho tổ chức chuyển phát nước ngoài trong phạm vi đã được phép và phải đăng ký với Bộ Bưu chính, Viễn thông. Việc nhận làm đại lý chuyển phát thư cho tổ chức chuyển phát nước ngoài phải thực hiện trên cơ sở hợp đồng. Hợp đồng đại lý này phải được lập thành văn bản.
2. Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định về việc làm đại lý cho các tổ chức chuyển phát nước ngoài.
HỢP ĐỒNG CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ
Điều 28. Hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ
1. Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng.
2. Hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ bưu chính được thực hiện bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể. Hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ chuyển phát thư của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư phải được thực hiện bằng văn bản.
3. Tem bưu chính, phiếu gửi, chứng từ, vận đơn hợp lệ là bằng chứng thể hiện sự giao kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với người sử dụng dịch vụ và là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
4. Phiếu gửi, chứng từ, vận đơn, hợp đồng mẫu phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có quyền:
a) Yêu cầu người gửi cho kiểm tra nội dung bưu phẩm, bưu kiện nếu bưu phẩm, bưu kiện đó có chứa vật phẩm, hàng hoá;
b) Từ chối cung cấp dịch vụ khi người sử dụng dịch vụ vi phạm pháp luật về bưu chính.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ:
a) Cung cấp đầy đủ thông tin về dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ;
b) Đảm bảo an toàn cho thư, bưu phẩm, bưu kiện từ khi nhận gửi cho tới khi được phát hợp lệ;
c) Thay mặt người sử dụng dịch vụ thực hiện thủ tục xuất khẩu,nhập khẩu đối với thư, bưu phẩm, bưu kiện quốc tế theo quy định tại Điều 4 Nghị định nàykiểm tra hải quan cần thiết;
d) Chuyển tiếp bưu phẩm, bưu kiện khi người nhận đã thay đổi địa chỉ, trừ trường hợp người gửi có yêu cầu khác;
đ) Chuyển hoàn bưu phẩm, bưu kiện để trả lại cho người gửi khi không phát được cho người nhận, trừ trường hợp người gửi có yêu cầu khác;
e) Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại về dịch vụ của người sử dụng dịch vụ;
g) Bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ
1. Người sử dụng dịch vụ gồm người gửi và người nhận.
Người gửi là tổ chức, cá nhân có tên trong phần địa chỉ người gửi trên thư, bưu phẩm, bưu kiện.
Người nhận là tổ chức, cá nhân có tên trong phần người nhận trên thư, bưu phẩm, bưu kiện.
2. Người sử dụng dịch vụ có quyền:
a) Yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin về dịch vụ;
b) Được đảm bảo bí mật thông tin riêng và an toàn đối với thư, bưu phẩm, bưu kiện;
c) Sửa đổi họ tên, địa chỉ người gửi, người nhận hoặc rút lại bưu phẩm, bưu kiện khi bưu phẩm, bưu kiện chưa phát hợp lệ tới cho người nhận;
d) Yêu cầu giải quyết khiếu nại và tranh chấp về dịch vụ đã sử dụng;
đ) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Người sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thư, bưu phẩm, bưu kiện;
b) Thanh toán đầy đủ giá cước dịch vụ mà mình sử dụng;
c) Tuân thủ các quy định về cấm gửi, gửi có điều kiện và các điều kiện khác về nhận gửi thư, bưu phẩm, bưu kiện;
d) Bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại nếu thiệt hại xảy ra do lỗi của người gửi.
TIÊU CHUẨN, CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
Điều 31. Tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư
1. Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính phổ cập gồm các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng theo các tiêu chí về khả năng sử dụng dịch vụ, thời gian toàn trình, độ an toàn, trách nhiệm và thời hạn xử lý khiếu nại, bồi thường và các yêu cầu phù hợp khác.
Bưu chính Việt Nam phải áp dụng tiêu chuẩn dịch vụ bưu chính dành riêng do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải công bố tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư theo quy định của pháp luật, trừ dịch vụ bưu chính phổ cập nêu tại khoản 1 Điều này. Tiêu chuẩn chất lượng này có tiêu chí tối thiểu về độ an toàn, thời gian toàn trình, trách nhiệm và thời hạn giải quyết khiếu nại, bồi thường.
Điều 32. Giá cước dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định giá cước dịch vụ thư thuộc phạm vi dịch vụ bưu chính cơ bản (thư thường) trong nước có trọng lượng đến 20 gram.
2. Bộ Bưu chính, Viễn thông quyết định giá cước dịch vụ bưu chính công ích sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính, dịch vụ bưu chính dành riêng và khung giá cước dịch vụ chuyển phát thư.
3. Bưu chính Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư quyết định giá cước các dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư, trừ các dịch vụ nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 33. Báo cáo của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ báo cáo Bộ Bưu chính, Viễn thông về các hoạt động kinh doanh, hợp tác của mình định kỳ và đột xuất theo quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông.
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TRANH CHẤP VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG CUNG CẤP, SỬ DỤNG DỊCH VỤ
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ TRANH CHẤP
1. Người sử dụng dịch vụ có quyền khiếu nại về những sai sót của doanh nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư.
2. Người khiếu nại có thể khiếu nại trực tiếp hoặc gửi văn bản tới doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Trường hợp doanh nghiệp tiếp nhận khiếu nại bằng văn bản thì phải thông báo cho người khiếu nại về việc đã nhận khiếu nại trong vòng hai (02) ngày làm việc, kể từ khi nhận được khiếu nại này.
3. Người khiếu nại phải cung cấp các giấy tờ, chứng cứ liên quan và chịu trách nhiệm về nội dung khiếu nại của mình.
4. Thời hiệu khiếu nại đối với thư, bưu phẩm, bưu kiện trong nước và quốc tế là sáu (06) tháng, kể từ ngày sau ngày gửi.
5. Thời hạn giải quyết khiếu nại giữa người sử dụng dịch vụ và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ:
a) Đối với dịch vụ thư, bưu phẩm, bưu kiện trong nước là hai (02) tháng, kể từ ngày nhận khiếu nại;
b) Đối với dịch vụ thư, bưu phẩm, bưu kiện quốc tế là ba (03) tháng, kể từ ngày nhận khiếu nại.
6. Khi hết các thời hạn giải quyết khiếu nại nêu tại điểm a, điểm b khoản 5 Điều này, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải giải quyết bồi thường cho người sử dụng dịch vụ theo quy định về bồi thường tại Mục 2 Chương VI Nghị định này.
Điều 35. Giải quyết tranh chấp
Tranh chấp phát sinh từ việc cung cấp và sử dụng dịch bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư trước hết phải được giải quyết bằng thương lượng giữa các bên. Trong trường hợp không đạt được thoả thuận, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giải quyết hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Điều 36. Trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp
1. Khi có thiệt hại xảy ra đối với thư, bưu phẩm, bưu kiện, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ trừ các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với thư, bưu phẩm, bưu kiện trong các trường hợp sau:
a) Đã được phát theo đúng quy định hoặc thoả thuận trong hợp đồng;
b) Bị hư hại, mất mát do lỗi của người gửi hoặc do đặc tính tự nhiên của chúng;
c) Bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu hoặc tiêu hủy do nội dung bên trong vi phạm các quy định cấm gửi;
d) Bị tịch thu theo luật lệ của nước nhận và đã được các nước này thông báo bằng văn bản;
đ) Bao bì đóng gói mà người gửi sử dụng không đủ chắc chắn để bảo vệ hàng hoá trong quá trình vận chuyển;
e) Những trường hợp bất khả kháng;
g) Người gửi không có chứng từ xác nhận việc gửi thư, bưu phẩm, bưu kiện.
Điều 37. Trách nhiệm bồi thường của người gửi
1. Người gửi phải chịu trách nhiệm bồi thường về những thiệt hại gây ra đối với bên bị thiệt hại khi gửi những vật cấm gửi trong thư, bưu phẩm, bưu kiện.
2. Trách nhiệm bồi thường của người gửi trong những trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này không vượt quá mức giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong các trường hợp tương tự.
Điều 38. Nguyên tắc bồi thường
1. Việc bồi thường của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ dựa trên cơ sở thiệt hại thực tế, mức thiệt hại được tính theo giá thị trường đối với vật phẩm, hàng hóa cùng loại tại địa điểm và thời điểm mà bưu phẩm, bưu kiện đó được chấp nhận nhưng không vượt quá mức giới hạn trách nhiệm bồi thường của từng loại dịch vụ theo quy định trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Bưu chính Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư được tự quy định mức giới hạn trách nhiệm bồi thường nhưng không thấp hơn mức giới hạn trách nhiệm bồi thường do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định.
3. Tiền bồi thường được trả bằng tiền Việt Nam.
4. Tiền bồi thường được trả cho người gửi. Trường hợp thư, bưu phẩm, bưu kiện bị hư hại, mất mát một phần mà người nhận đồng ý nhận thì tiền bồi thường được trả cho người nhận.
5. Bưu chính Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư không phải bồi thường thiệt hại gián tiếp hoặc những nguồn lợi không thu được do việc cung cấp dịch vụ không đảm bảo chất lượng gây ra.
6. Việc bồi thường thiệt hại đối với bưu phẩm, bưu kiện quốc tế được thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Điều 39. Hiệu lực thi hành của Nghị định
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 40. Điều khoản chuyển tiếp
Trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực:,
1. Doanh nghiệp đang hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính theo quy định của Nghị định 109/1997/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 1997 của Chính phủ về Bưu chính và Viễn thông có trách nhiệm hoàn thành thủ tục đề nghị Bộ Bưu chính, Viễn thông cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư theo quy định của Pháp lệnh và Nghị định này.
Điều 41. Trách nhiệm thi hành Nghị định
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 157/2004/ND-CP |
Hanoi,
August 18, 2004 |
DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE ORDINANCE ON POST AND TELECOMMUNICATIONS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25,
2001 Law on Organization of the Government,
Pursuant to the May 25, 2002 Ordinance on Post and Telecommunications;
At the proposal of the Minister of Post and Telematics,
DECREES:
...
...
...
1. To protect post safety and information security is the responsibility of all organizations and individuals. .
2. Vietnam Post and enterprises providing mail delivery services shall have to apply measures to ensure post safety, including the safety for mails, postal matters and parcels, and for post officers; the safety for the public post network and delivery networks.
Service users shall have to abide by law provisions as well as regulations of Vietnam Post and enterprises providing mail delivery services on post safety and information security.
3. Vietnam Post and enterprises providing mail delivery services shall have to coordinate with, support and create conditions for, competent State agencies to take professional measures to monitor the assurance of information security. When performing the above-mentioned tasks, competent State agencies should create conditions for enterprises to ensure service quality.
Article 3.- Guaranty of confidentiality of private information
1. Confidentiality of private information related to mails, postal matters and parcels shall be guaranteed.
2. Mails, postal matters and parcels shall be opened and checked only in the following cases:
a/ Postal matters (except mails) and parcels shall be opened for handling or re-wrapping when they are damaged or their covers are torn;
b/ Unclaimed mails, postal matters and parcels shall be handled according to regulations;
...
...
...
3. The examination and seizure of mails, postal matters and parcels shall be effected only under decisions of competent State agencies as prescribed by law.
Article 4.- Filling in import-export procedures for mails, postal matters and parcels
1. Mails, postal matters and parcels, when being exported or imported, must go through customs, culture, quarantine and/or other procedures, depending on their contents, and must be liable to the payment of all prescribed taxes, charges and/or fees according to law provisions.
2. Vietnam Post and enterprises providing mail delivery services may, on behalf of service users, fill in the procedures mentioned in Clause 1 of this Article, and collect from service users a charge therefor.
3. Service users are obliged to reimburse tax, charge and fee amounts which have been paid on their behalf by Vietnam Post or mail delivery service enterprises to customs agencies or competent agencies.
Section 1. PUBLIC POST NETWORK
Article 5.- Building and development of the public post network
...
...
...
2. The public post network shall be built and developed according to the post development strategy and planning as well as plans already approved by the competent State agency.
3. Focal centers, post offices, service points and public mailboxes shall be given priority to be located at railway and car stations, seaports, airports, border gates, population quarters and other public places in service of users' demands.
4. When elaborating and approving general plannings and designs of localities, urban areas, population quarters, industrial parks, exportprocessing zones, new economic zones and other public works, agencies and organizations shall have to spare grounds for construction of works belonging to the public post network being in line with the post development planning, convenient for the provision and use of universal post services.
Investors of construction projects shall have to coordinate with Vietnam Post in designing and building projects in order to ensure synchronism in construction investment.
Article 6.- Operations of the public post network
1. The public post network must be maintained to operate in all working days. Collection and delivery activities must be conducted at least once a working day, except for the areas with particular geographical conditions. Post offices at the centers of the provinces and centrally-run cities shall open for service at least 8 hours/working day, and at the service points, 4 hours/working day.
2. The Ministry of Post and Telematics shall decide to close or open post offices for the exchange of post bags, postal matters and parcels with foreign countries (external post offices, border-gate post offices). Vietnam Post shall decide to close or open other post offices and service points within the public post network.
3. Post offices and service points must have signboards and post up their opening hours. The charge rates, quality norms and information related to post services must be provided publicly at post offices and service points.
4. Postmarks of post offices and service points shall be used to determine the time and places of service provision by Vietnam Post. It is strictly prohibited to use postmarks at variance with the time and places of service provision.
...
...
...
6. Vietnam Post's specialized transport means must have uniform colors and logos and be given priority when crossing ferries or pontoons, and given priority to run, arrive or park in urban areas under law provisions.
7. Post bags, postal matters and parcels on the way of delivery must not be opened for checking. In case of decisions by competent State agencies, the opening and checking of post bags, postal matters and parcels shall be effected at the nearest post offices. The procedures for opening and checking of post bags, postal matters and parcels must comply with law provisions.
Section 2.
SPECIAL-USE POST NETWORKS
Article 7.- Special-use post networks
1. Special-use post networks are organized to serve exclusive communication demands of the Party and State agencies.
The organization, operation and subjects of service of the above-mentioned special-use post networks shall be prescribed by the Ministry of Post and Telematics.
2. Armed forces may organize special-use post networks to serve their own communication demands.
The organization and operation of specialuse post networks of armed forces shall be prescribed by a competent State agency.
3. The operation of special-use post networks must ensure the following principles:
...
...
...
b/ The connection of special-use post networks with one another and with the public post network shall be effected on the basis of contracts or agreements. Vietnam Post shall have to give priority to the exploitation and delivery of, and apply measures to ensure absolute safety for, post bags and parcels of special-use post networks.
Article 8.- Conditions for acceptance of postal matters and parcels for delivery
Postal matters and parcels shall be accepted for delivery only when they contain no prohibited objects as prescribed. They must meet all requirements on sizes, wrapping, and other conditions (for conditional delivery); be inscribed with full names and addresses of senders and receivers, and the charges therefor have been fully paid under regulations, except otherwise agreed upon by Vietnam Post and service users.
Article 9.- Distribution of postal matters and parcels
1. Mails of up to 500 grams belonging to universal post services shall be distributed to recipient addresses. For postal matters and parcels of other kinds, depending on its servicing capability, Vietnam Post may organize the distribution thereof to recipient addresses or to receivers at post offices or service points.
2. All organizations and individuals shall have to create conditions for Vietnam Post to distribute postal matters and parcels to recipient addresses. Recipient addresses include receivers' addresses inscribed on postal matters or parcels, receivers' mailboxes or receivers' subscribed mailboxes (placed at post offices or service points). To encourage the installation of mailboxes at places convenient for mail distribution.
3. Investors of construction projects or units managing highrises, including apartment buildings, condominiums, trade or office buildings (having 5 separate recipient addresses) must install all mailboxes at convenient and safe places so as to create conditions for Vietnam Post's service. The Ministry of Post and Telematics shall coordinate with the Ministry of Construction in providing for the installation of mailboxes mentioned in this Clause.
Article 10.- Unclaimed postal matters and parcels
...
...
...
a/ Receivers refuse to receive them while senders refuse to get them back;
b/ They can neither be distributed to receivers nor returned to senders after 12 months from the date of sending.
The above-mentioned 12-month time-limit shall not apply to cases where goods in postal matters or parcels are easy to decay, cause unhygiene and/or environmental pollution, or cases defined at Point a of this Clause.
2. Unclaimed postal matters and parcels must be handled by a council. The composition of such council as well as the order and procedures for handling of unclaimed postal matters and parcels shall be provided for by the Ministry of Post and Telematics and the Finance Ministry.
PROVISION OF
PUBLIC-UTILITY POST SERVICES
Article 11.- Public-utility post services
1. Public-utility post services include universal post services and compulsory post services, which are essential to society and the provision thereof are guaranteed by the State, with their standards, quality and charge rates being prescribed by competent State management agencies.
2. The Ministry of Post and Telematics shall submit to the Prime Minister for specific decision assorted public-utility post services. Basing themselves on the Prime Minister's decision, the Ministry of Post and Telematics shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and relevant agencies in specifying mechanisms and measures for, and organizing the provision of, public-utility post services, through the placement of goods orders with Vietnam Post in each period.
...
...
...
1. Vietnam Post is the enterprise responsible for performance of the obligation to provide public-utility post services. In case of necessity, the Ministry of Post and Telematics shall propose the Prime Minister to decide on requesting mail delivery service enterprises to perform the public-utility task, and on financial mechanisms for performance of this task.
2. The State shall support Vietnam Post in performing the obligation to provide public-utility post services through:
a/ Exclusive post services: Vietnam Post may provide mail-acceptance, delivery and distribution services with the volumes and charge rates decided by the Ministry of Post and Telematics;
b/ Preferential credits for development, tax preferences and other preferences as prescribed by law.
3. In cases where the above-mentioned support mechanisms fail to maintain the provision of public-utility post services, Vietnam Post shall have to draw up plans for submission to the Ministry of Post and Telematics. The Ministry of Post and Telematics shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in, appraising and submitting to the Prime Ministerfor consideration subsidies and price subsidies for Vietnam Post to perform the obligation to provide public-utility post services under law provisions.
4. Vietnam Post shall have to separately costaccount public-utility post services for the implementation of the mechanism of offsetting with support sources.
Article 13.- Issuance of postage stamps
...
...
...
2. Postage stamps are issued on the basis of the annual theme programs and the issuance shall comply with the regulations of the Ministry of Post and Telematics.
3. Postage stamps are subject to Vietnam standards on postage stamps.
Article 14.- Printing of postage stamps
1. The printing of postage stamps must ensure confidentiality under the State's regulations.
2. The printing of images of postage stamps on publications must involve the use of specimen stamps (postage stamps printed with "specimen" word), postage stamps with a cancellation mark, postage stamps with a cancellation slash in a corner or postage stamps with their preprinted price already crossed out.
3. The Ministry of Post and Telematics shall specify the printing of postage stamps.
Article 15.- Prices printed on postage stamps and sale prices of postage stamps
1. The prices printed on postage stamps shall be decided by the Ministry of Post and Telematics
2. Vietnam Post must comply with the regulations on postage stamps' sale prices provided for in Clause 3, Article 21 of the Ordinance, except for those stamps with a cancellation mark.
...
...
...
1. Postage stamps may be subject to suspension while being printed or to termination while being issued, in case of serious mistakes. The suspension or termination of postage stamps shall be decided by the Ministry of Post and Telematics.
2. All organizations and individuals must not deal in, store or collect postage stamps that have been suspended from printing or terminated from circulation, and postage stamps with unhealthy contents, inciting or sowing hatred among nationalities, running counter to the fine national traditions and customs.
3. The withdrawal and inventory of postage stamps already suspended from printing, terminated or prohibited from circulation must comply with the regulations of the Ministry of Post and Telematics.
Article 17.- Handling of postage stamps upon expiry of distribution time-limit
1. Upon expiry of an issuance period, the volume of postage stamps still left in the public post network shall be withdrawn, inventoried and cancelled according to regulations of the Ministry of Post and Telematics.
2. Past the distribution time-limit, postage stamps shall still be valid for payment of post service charges and for use for philately purpose.
PARTIES INVOLVING IN THE
PROVISION AND USE OF POST SERVICES, CONDITIONS FOR POST ACTIVITIES
...
...
...
1. Vietnam Post is the only State-run post enterprise that performs the business functions under law provisions and the public-utility tasks under the State's post development strategy, planning and plans, and other public-utility tasks at the extraordinary requests of competent State agencies.
2. Vietnam Post has the international transaction name as VIETNAM POST and is the only enterprise entitled to use the phrase "Vietnam Post".
Article 19.- Establishment of the public post network and provision of services
1. Vietnam Post has the obligation to set up a nationwide public post network under the approved planning in order to provide publicutility post services and other services.
2. Vietnam Post has the responsibility to report to the Ministry of Post and Telematics on the use of the public post network for dealing in financial, savings, money transfer or press distribution services and other services mentioned at Point g, Clause 2, Article 23 of the Ordinance.
3. Vietnam Post has the obligation to create conditions for mail delivery service enterprises to connect themselves with the public post network on the basis of contracts.
Article 20.- Provision of international post services
Vietnam Post is the enterprise participating in the provision of international post services and other services under international agreements of the Universal Post Union and other international agreements in the field of post, which Vietnam has signed or acceded to. Vietnam Post shall have to comply with relevant regulations at the requests of the Universal Post Union and the Ministry of Post and Telematics.
Section 2.
MAIL-DELIVERY SERVICE ENTERPRISES
...
...
...
1. Enterprises of all economic sectors that fully meet the conditions mentioned at Clauses 2 and 3 of this Article may deal in the maildelivery services after they are licensed by competent State agencies. Enterprises may provide mail-delivery services beyond the scope of exclusive post services mentioned at Point a, Clause 2, Article 12 of this Decree.
Mail implies information exchanged in form of document, which is put in package, sealed up, weighs no more than two kilograms (2 kg) per mail, and is inscribed with a recipient address. The general instructions on recipient places may also be considered recipient addresses.
2. Conditions for being granted licenses for providing domestic mail-delivery services:
a/ Being enterprises set up and operating under Vietnamese laws, excluding foreigninvested enterprises;
b/ Having feasible business plans that may achieve economic efficiency and bring about benefits for the society;
c/ Having at least 5-year experiences in the field of post or mail delivery;
d/ Having necessary measures or conditions to ensure information safety and security;
e/ Achieving good business results for cases of experimental service provision at the request of the Ministry of Post and Telematics.
3. Conditions for being granted licenses for providing international mail delivery services:
...
...
...
a/ Being enterprises set up and operating under Vietnamese laws, excluding enterprises with 100% foreign capital. The Prime Minister shall decide on the foreign parties' contributed capital portions in joint-venture enterprises that provide mail delivery services, at the proposals of the Ministry of Post and Telematics and the Ministry of Planning and Investment;
b/ Having agreements with foreign parties for mail delivery overseas and reception of ails from overseas for distribution in Vietnam;
c/ Having at least 5-year experiences in the field of international post and mail delivery.
4. The Ministry of Post and Telematics shall decide on cases subject to experimental service provision before licensing the mail delivery service business.
Article 22.- Competence and principles for licensing mail-delivery service business
1. The Ministry of Post and Telematics shall issue, amend, supplement, extend and withdraw assorted post licenses prescribed in Clause 1, Article 28 of the Ordinance.
2. The licensing must comply with the following principles:
a/ It conforms to the post development strategy, planning and plans already approved by competent State agencies;
b/ Applications for the provision of services in deep-lying and remote areas shall be prioritized.
...
...
...
1. A dossier of application for a license shall include:
a/ The enterprise's application for a license;
b/ The notarized copy of the business registration certificate;
c/ The enterprise's organization and operation charter;
d/ The service-provision plan;
e/ The service quality standards; table of service charge rates; model contract on the provision and use of services or vouchers or bills of lading; compensation principles and levels;
f/ The report on the results of experimentation (for cases where the experimentation is required).
2. The Ministry of Post and Telematics shall grant or refuse to grant licenses within 60 days after receiving complete and valid dossiers. In case of refusal, the Ministry of Post and Telematics must give written replies, clearly stating the reasons therefor.
Article 24.- Amendment, supplementation and renewal of licenses
...
...
...
A dossier of application for license amendment and/or supplementation includes:
a/ The application for license amendment and/or supplementation.
b/ The report describing in detail the license's amended and/or supplemented contents;
c/ Other relevant documents.
2. Six months before the expiry of their licenses, if enterprises still wish to continue providing mail delivery services, they must fill in the procedures for renewal of their licenses. A dossier of application for license renewal includes:
a/ The application for renewal of the license;
b/ The report on the business results;
c/ The service-provision plan for the subsequent period;
d/ The other relevant documents.
...
...
...
Article 25.- Withdrawal of licenses
1. Granted licenses shall be withdrawn in the following cases:
a/ At the requests of the licensed enterprises;
b/ One (1) year after getting licenses, enterprises still fail to materialize the licenses' contents or they stop providing services for one (1) year without plausible reasons;
c/ Other cases of withdrawal as prescribed by law.
2. Enterprises that have their licenses withdrawn in the cases prescribed at Points b and c, Clause 1 of this Article must not apply for new licenses within two (2) years after the issuance of withdrawal decisions by the Ministry of Post and Telematics. Past this two-year timelimit, if enterprises still want to provide services, they must fill in the procedures to apply for new licenses.
Section 3.
POST SERVICE AGENTS AND MAIL DELIVERY SERVICE AGENTS
Article 26.- Conditions for acting as post service agents or mail delivery service agents
1. Organizations and individuals of all economic sectors that wish to act as agents for Vietnam Post or for mail delivery service enterprises must sign with the latter agency contracts.
...
...
...
a/ The parties' names and addresses;
b/ The agency form;
c/ The agency services, service quality and charge rates;
d/ The agency commissions;
e/ The rights and obligations of the parties;
f/ The validity duration of the contracts.
1. Vietnam Post and enterprises licensed to deal in international mail delivery services may act as mail delivery agents for foreign delivery organizations within the permitted scope, and must register such with the Ministry of Post and Telematics. The mail delivery agency for foreign delivery organizations must be effected on the basis of contracts. Agency contracts must be made in writing.
2. The Ministry of Post and Telematics shall prescribe the agency for foreign delivery organizations.
...
...
...
Article 28.- Service provision and use contracts
1. The provision and use of services shall be effected on the basis of contracts.
2. Post service provision and use contracts shall be made in writing or through particular acts. Mail delivery service- provision and -use contracts of mail delivery service enterprises must be made in writing.
3. Valid postage stamps, forwarding tickets, vouchers or bills of lading shall be evidences of the conclusion of contracts between enterprises and service users and serve as basis for determination of the obligations and rights of the contractual parties.
4. Forwarding tickets, vouchers, bills of lading and model contracts must be made in Vietnamese.
Article 29.- Rights and obligations of service providing enterprises
1. Service-providing enterprises shall have the following rights:
a/ To request senders to let them check the contents of postal matters or parcels if such postal matters or parcels contain objects and/or goods;
b/ To refuse to provide services when service users violate law provisions on post.
...
...
...
a/ To fully supply information on services provided to service users;
b/ To ensure safety for mails, postal matters and parcels from the time of acceptance for delivery till the time of valid distribution;
c/ To fill, on behalf of service users, in the procedures for import/export of international mails, postal matters and parcels according to the provisions of Article 4, this Decree;
d/ To forward postal matters or parcels to receivers when the latter have changed their addresses, except otherwise requested by senders;
e/ To return postal matters or parcels to senders when failing to deliver them to receivers, except otherwise requested by senders;
f/ To receive and settle complaints of service users about services;
g/ To pay damages to service users under law provisions.
Article 30.- Rights and obligations of service users
1. Service users include senders and receivers.
...
...
...
Receivers mean organizations and individuals that are named in the receiver addresses on mails, postal matters or parcels.
2. Service users shall have the following rights:
a/ To request the full supply of information on services;
b/ To have their private information kept secret and to be assured of safety of their mails, postal matters or parcels;
c/ To correct the family names and/or given names and addresses of senders and/or receivers or ask for return of postal matters or parcels that have not yet been validly distributed to receivers;
d/ To request the settlement of complaints about, and disputes over, the used services;
e/ To enjoy damage compensations under law provisions.
3. Service users shall have the following obligations:
a/ To take responsibility before law for the contents of mails, postal matters or parcels;
...
...
...
c/ To abide by the regulations on delivery prohibition, conditional delivery and other conditions on acceptance for delivery of mails, postal matters and parcels;
d/ To pay damages to the parties that suffer from damage incurred due to senders' faults.
Section 5.
SERVICE STANDARDS AND QUALITY
Article 31.- Standards and quality of post services and mail-delivery services
1. The Ministry of Post and Telematics shall promulgate the quality standards for universal post services, including compulsory standards applicable according to criteria on service-using capability, total delivery duration, safety degree, responsibility and time-limit for complaint settlement, compensation and other appropriate requirements.
Vietnam Post shall have to apply exclusive post service standards prescribed by the Ministry of Post and Telematics.
2. Service-providing enterprises shall have to publicize quality standards of post services and mail delivery services according to law provisions, except for universal post services mentioned in Clause 1 of this Article. These quality standards are subject to the minimum criteria on safety degree, total delivery duration, complaint-settlement and compensationpayment responsibility as well as time-limit.
Section 6.
SERVICE CHARGE RATES
Article 32.- Post service and mail delivery service charge rates
...
...
...
2. The Ministry of Post and Telematics shall decide on public-utility service charge rates after acquiring written opinions of the Finance Ministry, the exclusive post service charge rates and charge rate bracket for the mail delivery services.
3. Vietnam Post and mail-delivery service enterprises shall decide on charge rates for post services and mail-delivery services, except for services mentioned in Clauses 1 and 2 of this Article.
4. The Ministry of Post and Telematics shall specify cases not subject to the payment of post and mail-delivery service charges.
Article 33.- Reporting by service-providing enterprises
Service-providing enterprises shall have to regularly and irregularly report to the Ministry of Post and Telematics on their business and cooperation activities according to regulations of the Ministry of Post and Telematics.
SETTLEMENT OF COMPLAINTS
AND DISPUTES, AND COMPENSATION FOR DAMAGE IN SERVICE PROVISION AND USE
Section 1.
SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DISPUTES
...
...
...
1. Service users shall have the right to complain about errors made by enterprises in the provision of post services and/or maildelivery services.
2. The complainants may complain directly with service-providing enterprises or send written complaints to the latter. In cases where enterprises receive written complaints, they must notify the complainants of the reception of complaints within two (2) working days as from the date of receiving such complaints.
3. Complainants must supply relevant papers and evidences and be answerable for the contents of their complaints.
4. The statute of limitations for complaint about international' and domestic mails, postal matters and parcels shall be six (06) months as from the date following the date of delivering.
5. Time-limit for settlement of complaints between service users and service-providing enterprises:
a/ For domestic mails, postal matters and parcels, it shall be two (2) months as from the date of receiving complaints;
b/ For international mails, postal matters and parcels, it shall be three (3) months as from the date of receiving complaints.
6. Upon the expiry of the complaint-settlement time-limits mentioned at Points a and b, Clause 5 of this Article, service-providing enterprises must pay compensations to service users according to the provisions on compensation in Section 2, Chapter VI of this Decree.
Article 35.- Settlement of disputes
...
...
...
Article 36:- Compensation-payment liability of enterprises
1. In case of any damage caused to mails, postal matters or parcels, service-providing enterprises shall have to pay damages to service users, except for cases of compensationpayment liability exemption defined in Clause 2 of this Article.
2. Service-providing enterprises shall not have to pay compensation for damage caused to mails, postal matters or parcels in the following cases:
a/ They have been distributed strictly according to regulations or agreements in contracts;
b/ They are damaged or lost at the senders' fault or due to their natural properties;
c/ They are confiscated or destroyed by competent State agencies since their contents violate the regulations on delivery prohibition;
d/ They are confiscated according to laws of the receiving countries and already notified by these countries in writing;
e/ Their packings or wrappings are not strong enough for their protection in the course of transportation;
...
...
...
g/ The senders have no receipts certifying the acceptance for delivery of mails, postal matters and parcels.
Article 37.-Senders' compensation-payment liability
1. Senders shall have to pay compensation for damage caused by themselves to other party(ies) when sending prohibited objects in mails, postal matters or parcels.
2. Senders' compensation-payment liability in the cases mentioned in Clause 1 of this Article shall not exceed the limit of compensation liability of service-providing enterprises in similar cases.
Article 38.- Compensation principles
1. The payment of compensation by serviceproviding enterprises shall be based on the actual damage, the damage extent calculated according to the market prices of objects and/or goods of the same kind at the places where and at the time when the postal matters or parcels are accepted, but shall not exceed the limit of compensation-payment liability prescribed for each type of service, except otherwise agreed upon by the involved parties.
2. Vietnam Post and mail delivery service enterprises may themselves determine the limits of compensation-payment liability, which, however, must not exceed that defined by the Ministry of Post and Telematics.
3. Compensation money shall be paid in Vietnamese currency.
4. Compensation money shall be paid to senders. In cases where mails, postal matters or parcels are damaged or lost partly and receivers agree to receive them, the compensation money shall be paid to receivers.
...
...
...
6. The payment of compensation for damage caused to international postal matters or parcels shall comply with the provisions of international agreements which Vietnam has acceded to.
Article 39.- Implementation effect of the Decree
This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. All previous regulations contrary to this Decree are hereby annulled.
Article 40.- Transitional clause
Within one (1) year as from the effective date of this Decree:
1. Enterprises that are providing post services under the Government's Decree No.109/1997/ ND-CP of November 12, 1997 on Post and Telecommunications shall have to complete procedures proposing the Ministry of Post and Telematics to grant licenses for providing mail delivery services according to the provisions of the Ordinance and this Decree.
2. Enterprises set up and operating under Vietnamese law provisions and providing voucher, document or written information forwarding services, that may be considered mails as prescribed in Clause 1, Article 21 of this Decree shall have to complete procedures, proposing the Ministry of Post and Telematics to grant licenses for mail delivery service business or proposing the Ministry of Planning and Investment to amend and/or supplement their investment licenses under law provisions.
...
...
...
Article 41.- Responsibility for implementation of the Decree
The ministers, the heads of the ministeriallevel agencies, the heads of the Governmentattached agencies and the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
ON
BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Nghị định 157/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về bưu chính
Số hiệu: | 157/2004/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 18/08/2004 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 157/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về bưu chính
Chưa có Video