ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7276/KH-UBND |
Lâm Đồng, ngày 26 tháng 11 năm 2015 |
Triển khai Quyết định số 392/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin (sau đây viết tắt là CNTT) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Đến năm 2020:
- Tăng trưởng tối thiểu 15% / năm đối với lĩnh vực phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT; thu hút một số dự án đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực trọng điểm như gia công phần mềm, nội dung số.
- Nâng cao sức cạnh tranh, tham gia cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số.
- Phát triển sản phẩm phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT thương hiệu Việt Nam, đáp ứng tốt nhu cầu và tăng dần tỷ trọng mua sắm các sản phẩm thương hiệu Việt Nam trong tổng kinh phí mua sắm đầu tư hàng năm của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội.
- Phát triển các loại hình cung cấp dịch vụ CNTT chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu của các cơ quan nhà nước; tăng tỷ trọng kinh phí thuê dịch vụ CNTT trên tổng chi phí mua sắm CNTT của tỉnh.
- Xây dựng 02 khu CNTT tập trung.
2. Đến năm 2025:
- Phát triển ngành công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, tham gia vào chuỗi giá trị xuất khẩu của cả nước.
- Phát triển sản xuất các sản phẩm, dịch vụ CNTT đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, tạo nền tảng phát triển kinh tế tri thức, góp phần làm chủ các hệ thống thông tin, bảo đảm an toàn thông tin và chủ quyền số.
1. Hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động và sức cạnh tranh của các tổ chức, doanh nghiệp:
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng, vai trò, tiềm năng phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp CNTT đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch và lộ trình phát triển doanh nghiệp CNTT mới trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường đối với các tổ chức và doanh nghiệp.
2. Phát triển sản phẩm CNTT trọng điểm:
Tổ chức lựa chọn sản phẩm, tổ chức, doanh nghiệp tham gia, hỗ trợ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát triển, sản xuất, thương mại hóa, triển khai thử nghiệm và các nội dung liên quan khác, trong đó chú trọng:
- Tham gia phát triển các sản phẩm phần mềm dùng trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, đặc biệt là các phần mềm cho các hệ thống lớn, phần mềm ứng dụng trên mạng di động, mạng internet; phát triển các sản phẩm, giải pháp dựa trên phần mềm nguồn mở và trên nền công nghệ mở.
- Triển khai các sản phẩm nội dung số thương hiệu Việt; các sản phẩm phục vụ cơ quan nhà nước, giáo dục, nông nghiệp, nông thôn; các sản phẩm trên mạng di động, internet, công cụ, dịch vụ tìm kiếm trên mạng.
- Đầu tư phát triển các sản phẩm CNTT trọng điểm, sản phẩm an toàn thông tin, sản phẩm CNTT phục vụ các hệ thống thông tin quốc gia, an ninh, quốc phòng.
3. Phát triển dịch vụ CNTT:
- Hỗ trợ xây dựng, đánh giá, áp dụng các chuẩn, tiêu chuẩn về quy trình, quản lý, đảm bảo chất lượng và an toàn thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp dịch vụ CNTT, đặc biệt là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT cho cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, chuyển giao, cung cấp một số dịch vụ CNTT được sử dụng nhiều trong các cơ quan nhà nước.
- Phát triển hệ thống đăng ký và thông tin về dịch vụ CNTT; tham gia khảo sát, đánh giá, xếp hạng cho tổ chức, doanh nghiệp cung cấp một số loại dịch vụ CNTT tại Việt Nam.
- Triển khai hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ dữ liệu và phân tích dữ liệu do các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp.
4. Phát triển các khu CNTT tập trung:
a) Xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng khu CNTT tập trung tại xã Đạ Nhim huyện Lạc Dương:
Năm 2016 bắt đầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phấn đấu đến năm 2017 sẽ cơ bản hoàn thành các hạng mục sau:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước;
- Xây dựng các khu văn phòng điều hành;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin: hệ thống, trang thiết bị, đường kết nối viễn thông, truyền thông;
- Tham gia tổ chức hội thảo, xúc tiến kêu gọi nhà đầu tư.
b) Xây dựng Công viên phần mềm Quang Trung - Đà Lạt (Dalat IT Park) tại thành phố Đà Lạt:
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh, Công viên phần mềm Quang Trung và đơn vị tư vấn hoàn thành nghiên cứu khả thi dự án Công viên phần mềm Quang Trung - Đà Lạt
- Đề xuất Ban Chỉ đạo Tây Nguyên phối hợp, hỗ trợ triển khai dự án, xây dựng và đề xuất các chính sách ưu đãi cấp quốc gia trình Chính phủ.
- Khởi công xây dựng tòa nhà và hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho Công viên phần mềm Quang Trung - Đà Lạt.
- Tham gia hội thảo, xúc tiến kêu gọi nhà đầu tư.
5. Phát triển nguồn nhân lực CNTT:
- Hỗ trợ các cơ sở đào tạo nhân lực CNTT đưa sinh viên, người mới tốt nghiệp chuyên ngành CNTT, điện tử viễn thông đi đào tạo thực tế tại các tổ chức, doanh nghiệp CNTT trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức hoặc hỗ trợ tổ chức bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh về kỹ năng sử dụng CNTT; bổ sung nội dung phần mềm nguồn mở vào các chương trình bồi dưỡng và thi tuyển, nâng ngạch cán bộ, công chức, viên chức.
- Tham gia xây dựng và triển khai áp dụng chuẩn kỹ năng nhân lực CNTT; phát triển các trung tâm sát hạch, cấp chứng chỉ kỹ năng nhân lực CNTT; thực hiện việc đánh giá, xếp hạng các cơ sở đào tạo CNTT theo phân cấp quản lý và nhiệm vụ được ủy quyền.
6. Xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường:
- Tăng cường tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại cho công nghiệp CNTT trong chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, chú trọng thu hút đầu tư vào hai khu CNTT tập trung của tỉnh.
1. Giải pháp chính sách:
a) Tham gia xây dựng và phát triển các giải pháp về cơ chế, chính sách ưu đãi thuế, xúc tiến thương mại, đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và đào tạo nguồn nhân lực cho một số ngành dịch vụ CNTT có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao.
b) Ưu tiên các doanh nghiệp CNTT nhỏ và vừa được tham gia các hoạt động hỗ trợ từ Chính phủ theo Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 17/4/2013 về việc thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
c) Có chính sách hỗ trợ tuyển dụng đối tượng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ CNTT và thu hút nguồn nhân lực CNTT từ các tỉnh khác, ưu tiên đối tượng trẻ và giỏi làm việc tại địa phương.
2. Kinh phí triển khai Chương trình:
a) Phân bổ vốn đầu tư phát triển Chương trình theo quy định của Luật Đầu tư công 2014; ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển (ODA, ngân sách Trung ương và địa phương), nguồn vốn sự nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện Chương trình.
b) Ưu tiên nguồn vốn khoa học công nghệ, nguồn vốn từ các Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia để thực hiện các nhiệm vụ, dự án phát triển các sản phẩm, dịch vụ CNTT và các nội dung khác của Chương trình.
Dự toán kinh phí thực hiện: (Đính kèm Bảng chi tiết kinh phí)
Tổng kinh phí thực hiện: 627.601 triệu đồng.
Trong đó: + Vốn đầu tư phát triển: 624.101 triệu đồng.
+ Vốn sự nghiệp: 3.500 triệu đồng.
1. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Chương trình theo kế hoạch này.
- Chủ trì đẩy nhanh tiến độ xây dựng, thực hiện các chương trình xúc tiến và kêu gọi đầu tư vào Khu CNTT tập trung của tỉnh và Công viên phần mềm Quang Trung - Đà Lạt.
- Tổng hợp, báo cáo, đề xuất điều chỉnh các nội dung của kế hoạch này cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh, Công viên phần mềm Quang Trung và đơn vị tư vấn hoàn thành nghiên cứu khả thi dự án Công viên phần mềm Quang Trung - Đà Lạt.
- Tham mưu UBND tỉnh đề xuất Ban Chỉ đạo Tây Nguyên hỗ trợ triển khai dự án, xây dựng và đề xuất các chính sách ưu đãi cấp quốc gia trình Chính phủ.
2. Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí để thực hiện Chương trình; trong đó, ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp cho hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghiệp CNTT, hỗ trợ đào tạo nhân lực công nghiệp CNTT.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan huy động các nguồn vốn để đảm bảo kinh phí thực hiện Chương trình, đặc biệt là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và vốn vay ODA.
- Cân đối, tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch hàng năm cho các dự án, chương trình và kế hoạch phát triển công nghiệp CNTT.
- Tổ chức triển khai các biện pháp nhằm tập trung các nguồn lực thu hút mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư, phát triển công nghiệp CNTT trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện chức năng được phân cấp về quản lý dự án đầu tư.
4. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Ưu tiên bố trí kinh phí từ các chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học công nghệ để hỗ trợ thực hiện các nội dung của Chương trình về đầu tư nghiên cứu, phát triển và sản xuất, thương mại hóa các sản phẩm CNTT.
- Tăng cường công tác bảo vệ sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp CNTT.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Tăng cường ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và giảng dạy; chú trọng đẩy mạnh việc giảng dạy CNTT cho học sinh bậc học phổ thông; khuyến khích các trường học trang bị các phòng học, phòng thực hành về CNTT hiện đại.
6. Sở Nội vụ:
Tổ chức bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh về kỹ năng sử dụng CNTT; bổ sung nội dung phần mềm nguồn mở vào các chương trình bồi dưỡng và thi tuyển, nâng ngạch cán bộ, công chức, viên chức của địa phương.
7. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch:
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư vào hai khu CNTT tập trung của tỉnh; quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT tham gia hội chợ, triển lãm ngành CNTT và điện tử.
8. UBND thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương:
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng và thực hiện phương án đền bù, tái định cư và giải phóng mặt bằng cho Khu CNTT tập trung tại xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương và Công viên phần mềm Quang Trung - Đà Lạt tại thành phố Đà Lạt./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
CNTT TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
(Đính kèm Kế hoạch số 7276/KH-UBND ngày 26/11/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
TT |
Tên dự án, nhiệm vụ |
Tóm tắt mục tiêu, nội dung |
Thời gian thực hiện |
Tổng kinh phí và phân kỳ vốn |
|||||
Giai đoạn 2016-2020 |
|||||||||
Tổng giai đoạn 2016-2020 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
||||
|
TỔNG (I+II) |
|
627.601 |
92.220 |
159.300 |
147.065 |
135.200 |
93.816 |
|
I |
Nguồn vốn đầu tư phát triển (1+2) |
|
624.101 |
91.520 |
158.600 |
146.365 |
134.500 |
93.116 |
|
1 |
Xây dựng khu CNTT tập trung |
Giá trị xây dựng sau thuế kể cả chi phí lán trại |
2016-2020 |
264.662 |
37.000 |
50.000 |
50.000 |
70.000 |
57.662 |
Thiết bị sau thuế |
2016-2020 |
40.420 |
|
5.000 |
10.000 |
15.000 |
10.420 |
||
Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng |
2016 |
1.500 |
1.500 |
|
|
|
|
||
Chi phí quản lý dự án |
2016-2020 |
4.207 |
1.000 |
1.000 |
1.000 |
1.000 |
207 |
||
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng |
2016-2020 |
14.005 |
3.000 |
3.000 |
3.000 |
3.000 |
2.005 |
||
Chi phí khác |
2016-2020 |
4.961 |
2.000 |
1.000 |
1.000 |
500 |
461 |
||
Chi phí dự phòng |
2016-2020 |
44.346 |
3.020 |
6.000 |
8.000 |
15.000 |
12.326 |
||
Cộng 1 |
|
374.101 |
47.520 |
66.000 |
73.000 |
104.500 |
83.081 |
||
2 |
Xây dựng Công viên phần mềm Quang Trung - Đà lạt |
Tòa nhà 07 tầng, diện tích sàn 15.000m2, 01 tầng hầm |
2016-2018 |
154.000 |
41.700 |
70.000 |
42.300 |
|
|
Phần hạ tầng kỹ thuật của khu |
2016-2018 |
9.220 |
2.000 |
3.000 |
4.220 |
|
|
||
Trạm xử lý nước thải 400m3/ngày đêm |
2016-2018 |
2.000 |
|
1.000 |
1.000 |
|
|
||
Trạm biến thế 2000 KVA |
2016-2018 |
1.800 |
|
800 |
1.000 |
|
|
||
Đài nước 250m3 |
2016-2018 |
1.200 |
|
200 |
1.000 |
|
|
||
Trạm đặt server tòa nhà có máy phát dự phòng |
2016-2018 |
5.000 |
|
2.000 |
3.000 |
|
|
||
Hệ thống cáp quang |
2016-2018 |
800 |
|
100 |
700 |
|
|
||
Hệ thống giao thông nội bộ (đường bê tông nhựa) |
2016-2018 |
945 |
300 |
500 |
145 |
|
|
||
Trung tâm dữ liệu (Data Center) |
2016-2020 |
75.035 |
|
15.000 |
20.000 |
30.000 |
10.035 |
||
Cộng 2 |
|
250.000 |
44.000 |
92.600 |
73.365 |
30.000 |
10.035 |
||
II |
Nguồn vốn sự nghiệp |
|
3.500 |
700 |
700 |
700 |
700 |
700 |
|
1 |
Xây dựng Khu công nghệ thông tin tập trung |
|
|
1.500 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
|
Tổ chức hội thảo, xúc tiến kêu gọi nhà đầu tư vào các khu công nghệ thông tin |
Nhằm tiếp xúc với nhà đầu tư, giới thiệu quảng bá về khu công nghệ thông tin tập trung để kêu gọi nhà đầu tư. |
2016-2020 |
1.500 |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
2 |
Phát triển nguồn nhân lực CNTT |
|
|
1.000 |
200 |
200 |
200 |
200 |
200 |
|
Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn nâng cao kỹ năng quản lý, kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm cho nhân lực CNTT phù hợp yêu cầu thực tế |
Tổ chức 10 khóa đào tạo ngắn hạn nâng cao kỹ năng quản lý, kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm cho nhân lực CNTT phù hợp yêu cầu thực tế |
2016-2020 |
1.000 |
200 |
200 |
200 |
200 |
200 |
3 |
Xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường |
|
|
1.000 |
200 |
200 |
200 |
200 |
200 |
|
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia triển lãm, hội nghị, hội thảo về phát triển công nghiệp, dịch vụ và nhân lực CNTT |
Thành lập đoàn và mời các doanh nghiệp CNTT tham dự hội nghị, hội thảo, triển lãm chuyên ngành CNTT. (Dự kiến 10 lượt doanh nghiệp/năm) |
2016-2020 |
1.000 |
200 |
200 |
200 |
200 |
200 |
Kế hoạch 7276/KH-UBND năm 2015 về thực hiện chương trình mục tiêu phát triển công nghiệp công nghệ thông tin tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
Số hiệu: | 7276/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký: | Phan Văn Đa |
Ngày ban hành: | 26/11/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 7276/KH-UBND năm 2015 về thực hiện chương trình mục tiêu phát triển công nghiệp công nghệ thông tin tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
Chưa có Video