ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 681/KH-UBND |
Hải Dương, ngày 01 tháng 4 năm 2016 |
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36A/NQ-CP NGÀY 14/10/2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã quan tâm và xem việc ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm, là công cụ cốt lõi để xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Hải Dương. Việc thực hiện đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đã đạt được một số kết quả bước đầu. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý cho việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin. Hạ tầng công nghệ thông tin được đầu tư với mạng truyền dẫn đã đảm bảo quang hóa đến 100% xã, phường, thị trấn; mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước đã hoàn thành đảm bảo kết nối tới Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố với 55 điểm kết nối; mạng diện rộng Tỉnh ủy kết nối các Ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy, các Đảng ủy trực thuộc và 12 huyện, thị, thành ủy; hệ thống hội nghị trực tuyến của tỉnh được đầu tư triển khai tới 28 điểm cầu tại Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND 12 huyện, thị xã, thành phố. Với mục tiêu công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, hướng tới Chính quyền điện tử, phục vụ tốt nhất nhu cầu của tổ chức, công dân, tỉnh đã đầu tư xây dựng hệ thống “một cửa điện tử” cho tất cả các huyện, thị xã, thành phố và đang triển khai liên thông hệ thống một cửa điện tử xuống cấp xã, tất cả các cơ quan nhà nước được xây dựng cổng/trang thông tin điện tử; Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị đã liên kết/tích hợp các ứng dụng như Thư điện tử công vụ của tỉnh, phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, hệ thống một cửa điện tử và các phần mềm dịch vụ công trực tuyến và phần mềm chuyên ngành, về nhân lực công nghệ thông tin, hầu hết các cơ quan đã bố trí cán bộ theo dõi, phụ trách lĩnh vực công nghệ thông tin của cơ quan, đơn vị mình. Tuy nhiên, xếp hạng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh vẫn ở mức trung bình trong cả nước (năm 2015 Hải Dương xếp thứ 31/63 tỉnh, thành), các ứng dụng công nghệ thông tin được đầu tư còn nhỏ lẻ, manh mún do vậy khả năng tương thích không có, khó khăn cho việc tích hợp, liên thông dữ liệu và chia sẻ thông tin; chưa xây dựng được Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Hải Dương, việc xây dựng các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao còn hạn chế, việc đầu tư kết cấu hạ tầng chưa được tập trung, vẫn còn dàn trải, thiếu đồng bộ; việc kết nối, trao đổi thông tin giữa các hệ thống chưa được thường xuyên, thông suốt và chưa tận dụng được hết khả năng sẵn có; một số đơn vị, đặc biệt là cấp xã thiết bị còn lạc hậu, chưa đồng bộ; nhân lực công nghệ thông tin còn thiếu và chưa được phân bố đồng đều, nhiều đơn vị chưa có cán bộ công nghệ thông tin.
Trong thời gian tới, nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Hải Dương và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành kế hoạch hành động như sau:
Đẩy mạnh phát triển Chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí xếp hạng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
a) Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính.
- Phấn đấu đến hết năm 2017, 30% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 (cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ; các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng; việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ), 5% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 4 (cung cấp ở mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến; việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng) trên Cổng dịch vụ công của tỉnh phục vụ người dân và doanh nghiệp; 100% sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có Cổng thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin và được kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin với Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Đến hết năm 2020, 60% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3, 10% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 4.
- Phấn đấu đến hết năm 2020, 100% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được trao đổi dưới dạng điện tử, trên môi trường mạng, trong đó 100% sử dụng chữ ký số; 100% Ủy ban nhân dân cấp huyện, sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và thực hiện thành công một cửa hiện đại theo quy định và có thể quản lý, theo dõi, giám sát tập trung thống nhất ở cấp tỉnh.
b) Nâng cao các chỉ số ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh, phấn đấu đến hết năm 2017, Hải Dương xếp trong nhóm 20 tỉnh, thành phố đứng đầu về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
c) Đảm bảo đến năm 2020, 100% sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có ít nhất 01 cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên chuyên ngành về công nghệ thông tin phục vụ vận hành hệ thống thông tin tại đơn vị.
1. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin
a) Phát triển và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước trong các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện, cung cấp đường truyền cáp quang đến 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh để đảm bảo việc khai thác, sử dụng các ứng dụng và các dịch vụ dùng chung được cài đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh được hiệu quả.
b) Nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đảm bảo tiêu chuẩn, hiện đại, dung lượng lớn, là nơi tập trung, tích hợp an toàn các kho dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước trong tỉnh.
c) Xây dựng hệ thống tích hợp kết nối liên thông các hệ thống thông tin tỉnh Hải Dương.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước
a) Nâng cấp hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh, đảm bảo 100% cán bộ, công chức sử dụng hộp thư điện tử công vụ trong trao đổi công việc. Duy trì, nâng cấp hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh, mở rộng triển khai hệ thống tới Ủy ban nhân dân cấp xã và đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo gửi nhận liên thông giữa các đơn vị. Tích hợp chữ ký số bảo đảm an toàn, an ninh, tính pháp lý của văn bản trao đổi trên môi trường mạng.
b) Xây dựng, phát triển các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn của các cơ quan, đơn vị, đảm bảo có thể chia sẻ, tích hợp, trích xuất lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, chia sẻ với các hệ thống cơ sở dữ liệu theo ngành dọc và cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp
a) Nâng cấp Cổng thông tin điện tử của tỉnh, xây dựng và nâng cấp Cổng thông tin điện tử của các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đảm bảo thống nhất giữa 3 cấp.
b) Nâng cấp hệ thống một cửa hiện đại tại Ủy ban nhân dân cấp huyện; xây dựng hệ thống một cửa hiện đại tại Ủy ban nhân dân cấp xã, liên thông với cấp huyện; xây dựng hệ thống một cửa hiện đại tại các sở, ban, ngành tỉnh.
c) Xây dựng Cổng dịch vụ công tỉnh Hải Dương tại một địa chỉ duy nhất trên mạng Internet (Một cửa điện tử tỉnh Hải Dương) trên cơ sở hình thành từ các hệ thống thông tin về thủ tục hành chính, dân cư, đất đai-xây dựng, doanh nghiệp... của các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp phục vụ người dân, doanh nghiệp và phục vụ công tác quản lý, điều hành, theo dõi, giám sát của lãnh đạo tỉnh được tập trung, kịp thời, thông suốt và hiệu quả; tăng cường xây dựng và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4 trên Cổng dịch vụ công tỉnh Hải Dương; tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của tỉnh lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Cổng dịch vụ công Quốc gia.
d) Ứng dụng công nghệ thông tin gắn kết chặt chẽ với công cuộc cải cách hành chính và các nhiệm vụ, giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh; triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với Hệ thống quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử).
4. Đào tạo nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin
a) Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công nghệ thông tin các cơ quan, đơn vị.
b) Tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị.
5. Tuyên truyền, phổ biến việc ứng dụng công nghệ thông tin
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành, chuyên môn nghiệp vụ trong các cơ quan, đơn vị.
6. Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin
a) Tổ chức, tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn, an ninh thông tin. Tăng cường năng lực cán bộ làm công tác an toàn, an ninh thông tin.
b) Triển khai đầu tư đồng bộ hệ thống phần cứng (hệ thống tường lửa, sao lưu, phục hồi dữ liệu...), hệ thống phần mềm (tường lửa mềm, hệ thống phần mềm phát hiện truy cập trái phép, phần mềm diệt vi rút...) nhằm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh và mạng máy tính của các cơ quan, đơn vị.
c) Tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin bằng các giải pháp mã hóa thông tin, giải pháp chống vi rút và chống thư rác cho hệ thống thư điện tử công vụ, hệ thống quản lý văn bản và điều hành và các hệ thống thông tin chuyên ngành khác.
a) Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp và người dân sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến; chính sách thu hút và đãi ngộ, chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, công chức, viên chức làm công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.
b) Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chi đầu tư cho sự nghiệp công nghệ thông tin của tỉnh.
a) Tăng cường đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin. Đầu tư phải đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ. Đối với các ứng dụng chuyên ngành, ưu tiên sử dụng sản phẩm do bộ, ngành Trung ương đầu tư triển khai theo ngành dọc, tỉnh không đầu tư phát triển mới, tránh đầu tư chồng chéo, gây lãng phí.
b) Kết hợp sử dụng các nguồn vốn chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi cho khoa học công nghệ; tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích.
a) Gắn kết chặt chẽ ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, tăng cường vai trò của người đứng đầu cơ quan, gắn trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan với kết quả ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính của cơ quan mình.
b) Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tạo sự đồng thuận. Các cơ quan cần xác định ứng dụng công nghệ thông tin là nhiệm vụ quan trọng, bắt buộc góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của cơ quan và của tỉnh.
c) Đẩy mạnh triển khai hình thức thuê doanh nghiệp công nghệ thông tin thực hiện dịch vụ cho thuê từng phần hoặc thuê trọn gói, bao gồm: Phần cứng, phần mềm, đường truyền, giải pháp... phục vụ cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
d) Phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông đồng bộ, hiện đại, chất lượng dịch vụ, giá cước phù hợp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp và người dân tham gia khai thác, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.
đ) Xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử trước, hình thành nền tảng kỹ thuật công nghệ, đảm bảo cho sự phát triển, mở rộng các ứng dụng công nghệ thông tin, trên cơ sở đó xây dựng, phát triển các ứng dụng, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu bám sát, tuân thủ nền tảng công nghệ, Kiến trúc Chính quyền điện tử, đảm bảo tính thống nhất, kế thừa, dùng chung dữ liệu, hiệu quả.
e) Triển khai đồng bộ từ hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin, kết hợp với công tác đào tạo, tuyên truyền sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hệ thống công nghệ thông tin.
f) Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ và có các hình thức khen thưởng kịp thời các cơ quan làm tốt, đồng thời đưa tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin vào bình xét thi đua cuối năm giữa các cơ quan; tổ chức đánh giá, xếp hạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước; có các biện pháp, chế tài đối với các cơ quan chưa hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Duy trì, đảm bảo việc kết nối, liên thông hệ thống quản lý văn bản và điều hành với Văn phòng Chính phủ theo kế hoạch và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai nhân rộng hệ thống quản lý văn bản và điều hành tới Ủy ban nhân dân cấp xã và đơn vị sự nghiệp công lập, đảm bảo gửi nhận liên thông giữa các đơn vị.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin trong xã hội; tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, chỉ thị, kế hoạch của tỉnh về ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử.
c) Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông đảm bảo đường truyền, chất lượng dịch vụ phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, hướng dẫn, duy trì và cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hải Dương.
đ) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
e) Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách hàng năm cho hoạt động ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin để triển khai Kế hoạch này.
f) Nâng cấp Cổng thông tin điện tử, Trung tâm tích hợp dữ liệu và hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng hệ thống tích hợp kết nối liên thông các hệ thống thông tin tỉnh Hải Dương, xây dựng, nâng cấp phần mềm một cửa điện tử, xây dựng Cổng dịch vụ công tỉnh Hải Dương để tích hợp tất cả các dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan, đơn vị và công khai tiến độ giải quyết hồ sơ trên Cổng dịch vụ công tỉnh Hải Dương và Cổng thông tin điện tử của tỉnh.
g) Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức.
h) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai ứng dụng chữ ký số trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính, Kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh, gắn kết chặt chẽ với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố bố trí kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch này.
b) Huy động, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước cho các nhiệm vụ xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử tỉnh Hải Dương.
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố bố trí kinh phí chi thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch này.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế chi ngân sách đầu tư cho sự nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với Hệ thống quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử) trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan bố trí nguồn ngân sách nhà nước chi cho khoa học công nghệ để thực hiện các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin và các nhiệm vụ trong Kế hoạch này.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Rà soát, đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, tạo mọi thuận lợi và giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, người dân; cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
8. Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Căn cứ vào Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử và Kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành, địa phương mình và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai xây dựng các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cung cấp dịch vụ công qua mạng điện tử theo hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương, Kế hoạch của tỉnh và tích hợp lên Cổng dịch vụ công tỉnh Hải Dương, Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Cổng dịch vụ công Quốc gia.
c) Chỉ đạo đưa mục tiêu, nhiệm vụ ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin là nội dung quan trọng, bắt buộc trong các chương trình, kế hoạch công tác dài hạn và hàng năm của cơ quan, đơn vị.
d) Xây dựng dự toán chi thực hiện Kế hoạch, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Trên đây là Kế hoạch hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử. Yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận: |
CHỦ
TỊCH |
DANH MỤC MỘT SỐ NHIỆM VỤ, DỰ ÁN CỤ THỂ
(Ban hành kèm theo Kế hoạch hành động số 681/KH-UBND
ngày 01 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải
Dương)
STT |
Tên nhiệm vụ, dự án |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện/hoàn thành |
1 |
Kết nối, liên thông hệ thống quản lý văn bản và điều hành với Văn phòng Chính phủ; triển khai nhân rộng hệ thống quản lý văn bản và điều hành tới Ủy ban nhân dân cấp xã và đơn vị sự nghiệp công lập |
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh |
Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện |
2016-2017 |
2 |
Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin trong xã hội; tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết 36a/NQ-CP, các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, chỉ thị, kế hoạch của tỉnh về ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Báo Hải Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các tạp chí, đặc san, Cổng thông tin điện tử |
Hàng năm |
3 |
Xây dựng, hướng dẫn, duy trì và cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hải Dương |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các cơ quan liên quan |
Năm 2016 và các năm tiếp theo |
4 |
Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định về: chi nhuận bút, thù lao đối với tin, bài được đăng trên các Cổng thông tin điện tử; đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư, mua sắm và thuê dịch vụ, sản phẩm công nghệ thông tin; sử dụng chữ ký điện tử, trao đổi thông tin, văn bản trên môi trường mạng; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; đánh giá, xếp hạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các cơ quan liên quan |
2016-2020 |
5 |
Nâng cấp Cổng thông tin điện tử, Trung tâm tích hợp dữ liệu và hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện |
2016-2017 |
6 |
Xây dựng hệ thống tích hợp kết nối liên thông các hệ thống thông tin tỉnh Hải Dương |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện |
2016-2020 |
7 |
Nâng cấp phần mềm một cửa điện tử tại Ủy ban nhân dân cấp huyện; xây dựng phần mềm một cửa điện tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã, liên thông với cấp huyện |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã |
2016-2020 |
8 |
Xây dựng và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4 |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các sở, ban, ngành tỉnh |
2016-2020 |
9 |
Xây dựng Cổng dịch vụ công tỉnh Hải Dương |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện |
2016-2020 |
10 |
Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện |
2016-2020 |
11 |
Triển khai ứng dụng chữ ký số trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan |
2016-2020 |
12 |
Mở rộng cung cấp đường truyền cáp quang đến tất cả các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh |
Các doanh nghiệp viễn thông |
Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan |
2016-2017 |
13 |
Triển khai, đưa vào sử dụng hệ thống thông tin quản lý cán bộ, công chức |
Sở Nội vụ |
Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện |
2016-2017 |
14 |
Xây dựng cơ chế chi ngân sách đầu tư cho sự nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh |
Sở Tài chính |
Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan |
2016-2020 |
15 |
Triển khai các dịch vụ công điện tử phục vụ kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua mạng |
Kho bạc Nhà nước tỉnh Hải Dương |
Sở Tài chính, các cơ quan liên quan |
2017-2018 |
16 |
Triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với Hệ thống quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử) trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh; xây dựng phần mềm quản lý và lưu trữ cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan |
2016-2020 |
17 |
Triển khai các hệ thống thông tin: cấp lý lịch tư pháp; đăng ký, quản lý hộ tịch; văn bản quy phạm pháp luật. Rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính |
Sở Tư pháp |
Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan |
2016-2020 |
18 |
Triển khai hệ thống thông tin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Các cơ quan liên quan |
2016-2017 |
19 |
Triển khai hệ thống thông tin: cấp, đổi giấy phép lái xe; cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải; cấp, đổi biển hiệu, phù hiệu xe ô tô và chấp thuận khai thác tuyến cố định |
Sở Giao thông vận tải |
Các cơ quan liên quan |
2016-2017 |
20 |
Tiếp nhận, triển khai hệ thống thông tin quản lý đất đai - xây dựng do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng phối hợp triển khai dùng chung cho các địa phương |
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng |
Các cơ quan liên quan |
2016-2020 |
21 |
Triển khai hệ thống thông tin đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và phối hợp, cung cấp thông tin phục vụ thực hiện các nghĩa vụ thuế |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các cơ quan liên quan |
2016-2020 |
22 |
Triển khai hệ thống thông tin cấp giấy phép xây dựng (cấp giấy phép xây dựng mới; sửa chữa, cải tạo; di dời công trình; nhà ở riêng lẻ; công trình không theo tuyến; công trình theo tuyến trong đô thị; công trình tôn giáo; công trình tượng đài, tranh hoành tráng; công trình quảng cáo) |
Sở Xây dựng |
Các cơ quan liên quan |
2016-2020 |
23 |
Triển khai hệ thống thông tin cấp phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; cấp giấy phép phổ biến phim |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Các cơ quan liên quan |
2016-2017 |
24 |
Triển khai các hệ thống thông tin: cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; quản lý tiêm chủng; quản lý bệnh viện; quản lý y tế xã; quản lý dân số; quản lý các bệnh cộng đồng; thanh toán bảo hiểm y tế |
Sở Y tế |
Các cơ quan liên quan |
2016-2018 |
25 |
Triển khai hệ thống thông tin kiểm định động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật, quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các cơ quan liên quan |
2016-2017 |
26 |
Nâng cấp cổng thông tin điện tử của các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện |
Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện |
Sở Thông tin và Truyền thông |
2016-2020 |
27 |
Xây dựng cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp xã |
Ủy ban nhân dân cấp xã |
Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp huyện |
2016-2017 |
Kế hoạch 681/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử do tỉnh Hải Dương ban hành
Số hiệu: | 681/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hải Dương |
Người ký: | Nguyễn Dương Thái |
Ngày ban hành: | 01/04/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 681/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử do tỉnh Hải Dương ban hành
Chưa có Video