Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 593/KH-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 02 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH “CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” VÀ ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRỞ THÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH” NĂM 2022

Năm 2021, Thành phố đối mặt với nhiều khó khăn, ngành thông tin và truyn thông đã rt nlực góp sức với Thành phố thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chng dịch COVID-19, vừa thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội đã đra. Những khó khăn do dịch COVID-19 cũng là bối cảnh khách quan đòi hỏi và đồng thời là nhu cầu tự thân thúc đẩy phải chuyển đi số, xây dựng đô thị thông minh nhanh hơn, hiệu quả trên địa bàn Thành phố. Trong Chương trình chuyn đổi số, xây dựng đô thị thông minh, trên 900 đơn vị của hệ thống chính quyn Thành phố đã liên thông văn bản điện tử thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu. Các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, quy hoạch đô thị, an ninh trật tự cũng triển khai nhiều ứng phục vụ công tác chuyên môn và cung cấp dịch vụ cho người dân. Thành phố là một trong các địa phương có số dân sử dụng điện thoại thông minh cao nhất. Hạ tầng mạng cáp quang, internet băng thông rộng, hạ tầng di động 3G, 4G phủ khắp 100% xã, phường, thị trấn. Trong năm 2021, Thành phố xếp vị trí thứ 5 trong Bảng xếp hạng chỉ schuyển đổi số cấp tỉnh, là điều kiện thuận lợi để tiếp tục chuyển đổi s.

Năm 2022, ngành thông tin và truyền thông được kỳ vọng tiếp tục phát triển nhanh, mạnh để thúc đẩy chuyển đổi số trong kiểm soát dịch COVID-19, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng chính quyền đô thị, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn của người dân và doanh nghiệp cũng như khơi thông và phát huy nguồn lực xã hội để phát triển Thành phố.

Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh” và Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh” năm 2022 như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 2393/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình “Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh”; Quyết định số 572/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát trin chính quyn số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 392/QĐ-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2021 của y ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình triển khai Đề án Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh đến năm 2025; Quyết định s1726/QĐ-BTTTT ngày 12 tháng 10 năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về phê duyệt đề án "Xác định bộ chỉ số đánh giá chuyn đi scủa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các tỉnh, thành phtrực thuộc trung ương và của quốc gia".

- Tuân thủ Kiến trúc Chính quyền điện tử Thành phố theo Quyết định số 2392/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử Thành phố Hồ Chí Minh.

- Xác định nhiệm vụ cụ thể của tùng cá nhân, đơn vị để tổ chức triển khai, kim tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện. Tăng cường sự tương tác với người dân, tổ chức, doanh nghiệp, cùng tham gia thực hiện Chương trình, cũng như tham gia giám sát quá trình thực hiện, tạo sự đồng thuận trong xã hội.

- Thúc đẩy xây dựng chính quyền số; thực hiện chuyển đổi số toàn diện, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số.

B. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU

- 85% người dân có điện thoại thông minh.

- 70% hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng.

- Tăng 10% tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến trên tổng số hồ sơ được giải quyết (tính theo thủ tục hành chính được đưa vào trực tuyến) so với năm 2021.

- 100% thủ tục hành chính trong Danh mục thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên địa bàn thành phố đã được y ban nhân dân thành phố phê duyệt phải được áp dụng.

- 100% sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện ứng dụng thanh toán điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính.

- Kinh tế số đóng góp 15% GRDP Thành phố.

C. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nâng cao nhận thức và năng lực về chuyển đổi số

- Tchức các Hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm về chuyn đổi số nhằm trao đi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.

- Trin khai Cổng thông tin chuyển đổi số của Thành phố, xây dựng các chuyên mục tuyên truyền về kế hoạch và kết quả thực hiện chuyển đổi số của Thành phtrên báo chí và phương tiện truyền thông.

- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

- Triển khai Hệ thống đánh giá Bộ chỉ số Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh

II. Hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số

- Hợp tác về chuyển đi số trong khuôn khổ hp tác chung giữa Ủy ban nhân dân Thành phố và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, tập trung công tác quản trị dữ liệu phục vụ quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

- Phối hp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông trong quá trình triển khai chuyn đổi số Thành phố gắn với Chương trình chuyển đi số quốc gia.

III. Về phát triển nền tảng số, hạ tầng số

1. Phát triển nền tảng số

Tiếp tục mở rộng, hoàn thiện Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Thành phố (LGSP) để chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan tại Thành phố và kết ni liên thông thành công với Nn tảng tích hp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP).

2. Phát triển hạ tầng số

Triển khai các nhiệm vụ thuộc Đán phát triển hạ tầng viễn thông và Kế hoạch phát trin hạ tầng số tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030, trong đó tập trung:

- Xây dựng kiến trúc mạng viễn thông băng rộng dùng riêng cho đô thị thông minh.

- Tăng cường vùng phủ sóng và chất lượng dịch vụ viễn thông băng rộng di động (3G, 4G, hướng đến 5G) và mạng băng rộng cố định (cáp quang) đến cấp xã, khu phố ấp; Tăng cường phát triển, mở rộng hạ tầng viễn thông băng rộng di động và cáp quang tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận công nghệ.

- Xây dựng và triển khai Chương trình htrợ điện thoại thông minh (smartphone) có kết nối internet cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn.

3. Triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030” đ thúc đy đưa trí tuệ nhân tạo trở thành một trong những công nghệ cốt lõi trong xây dựng đô thị sáng tạo, thành phố thông minh, thúc đy phát triển kinh tế số nhanh, bền vững. Trong đó ưu tiên xây dựng các bộ dữ liệu (dữ liệu Camera, dữ liệu từ hệ thống 1022, dữ liệu lĩnh vực y tế, giáo dục...) để phát triển các ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ Đề án Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh và Chương trình chuyển đi số; nghiên cứu xây dựng các khung pháp lý cơ bản đầy đủ, tạo cơ chế và chính sách ưu tiên cho nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo từ môi trường nghiên cứu đến thử nghiệm, ứng dụng thí đim đến ứng dụng rộng rãi trong xã hội.

IV. Về xây dựng chính quyền số

1. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước

- Tp trung triển khai các ứng dụng phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các bệnh dịch khác như:

+ Hệ thống Quản lý người cách ly và người bệnh lây nhiễm tại Thành ph HChí Minh, Hệ thng thông tin (dashboard) phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố.

+ Hệ thống Quản lý thông tin chuỗi lây nhiễm của các bệnh lý lây nhiễm.

+ Hệ thống thông tin An toàn COVID-19 phục vụ thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

+ Triển khai ứng dụng phân tích, giám sát, theo dõi theo thời gian thực: F0, F0 điu trị tại nhà, điu trị tại các cơ sở y tế, năng lực y tế phục vụ phòng chống dịch; xây dựng cơ chế kiểm soát và cảnh báo dịch bệnh dựa trên dliệu; cung cấp thông tin hỗ trợ ra quyết định, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.

- Hoàn thiện, kết nối liên thông các phần mềm quản lý văn bản và điều hành nội bộ đbảo đảm thông suốt trong việc thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử; đy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên dùng và các nội dung khác theo quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước và Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư.

- ng dụng tối đa các giải pháp công nghệ phục vụ chỉ đạo điều hành, thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử trong các cơ quan nhà nước, thực hiện liên thông điện tử - kết ni, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống thông tin trong nội bộ và với các đơn vị khác để nâng cao hiệu quả, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính.

- Triển khai hệ thống thông tin báo cáo của Thành phố theo Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.

- Triển khai hệ thống thông tin (dashboard) trên cơ sở tích hp dữ liệu kinh tế - xã hội về Trung tâm điều hành đô thị thông minh của Thành phố.

2. Phát triển ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Triển khai một ứng dụng di động thống nhất nhằm nâng cao sự tương tác giữa chính quyền và người dân và ngược lại, giữa người dân với chính quyền.

- Xây dựng, triển khai, vận hành Hệ thống Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử gắn với đánh giá hài lòng việc giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan hành chính Thành phố Hồ Chí Minh; Liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Tích hợp, kết nối giữa Cổng Dịch vụ công Thành phố và Cổng Dịch vụ công Quốc gia, các cơ sở dữ liệu Quốc gia.

- Mở rộng, phát triển, bổ sung tính năng cho tổng đài 1022 và hệ thống tổng đài khn cấp liên thông 113 - 114 - 115.

3. Về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin

- Rà soát quy chế đảm bảo an toàn toàn thông tin, thực hiện giám sát, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng, bảo vệ các hệ thống thông tin thuộc quyền quản lý của đơn vị.

- Tổ chức diễn tập bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của thành phố

- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh mạng

- Tổ chức tập huấn, nâng cao nhận thức về công tác đảm bảo an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức thành phố.

V. Hoạt động thúc đẩy phát triển kinh tế số

- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch 3296/KH-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2021 về triển khai “Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phm Công nghệ thông tin - Truyền thông giai đoạn 2020 - 2030” năm 2021-2022.

- Đánh giá đóng góp của kinh tế số vào GRDP của thành phố năm 2021 để làm cơ sở đánh giá và điều chỉnh các chính sách phù hợp nhằm đảm bảo mục tiêu kinh tế số đóng góp khoảng 25% đến năm 2025, 40% đến năm 2030 trong GRDP của Thành phố.

- Tổ chức Diễn đàn kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 với chủ đề “Kinh tế số: Động lực tăng trưởng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai”.

- Nghiên cứu, đề xuất để phát triển thành phố thành trung tâm công nghệ tài chính (Fintech hub)

- Nghiên cứu đề xuất các chính sách thử nghiệm (sandbox); đề xuất cơ chế để các doanh nghiệp sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ phục vụ chuyển đổi số.

- Hoàn thiện Trung tâm hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số của Thành phố (gọi tắt DXCenter)

VI. Các trụ cột của Đề án Đô thị thông minh

1. Về Kho dữ liệu dùng chung

a) Tiếp tục triển khai cơ sở dữ liệu về người dân, tập trung vào các nội dung như sau:

- Liên thông đồng bộ dữ liệu hộ tịch điện tử của Bộ Tư pháp và CSDL người dân ca Thành ph; Triển khai thí điểm một số dịch vụ hỗ trợ người dân không cần cung cấp cho cơ quan nhà nước các bản sao giấy tờ liên quan đến hộ tịch khi thực hiện các thủ tục hành chính;

- Tạo lập dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử của từng người dân, tạo thành lịch sử về quá trình khám, tình trạng sức khỏe của người dân

- Mở rộng cơ sở dữ liệu người dân, tích hợp CSDL Bảo him xã hội CSDL giáo viên, học sinh, sinh viên về kho dữ liệu của Thành phố

- Khai thác CSDL quốc gia về dân cư phục vụ công tác quản trị Thành phố

b) Tiếp tục triển khai cơ sở dữ liệu ngành y tế, tập trung vào các nội dung như sau:

- Tích hợp về Kho dữ liệu dùng chung các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giám sát, cảnh báo, dự báo trong công tác phòng chống dịch

- Triển khai Kho dữ liệu của ngành y tế - giai đoạn 1, trong đó tập trung triển khai nền tảng liên thông dữ liệu của ngành y tế Thành phố; phát triển kho dữ liệu ngành y tế Thành phố, trong đó ưu tiên hình thành các cơ sở dữ liệu về y tế dự phòng, khám chữa bệnh, hoạt động quản lý điu hành, tích hp bệnh án điện tử từ các cơ sở y tế.

c) Tiếp tục triển khai cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo, tập trung vào các nội dung như sau:

- Triển khai Kho dữ liệu ngành giáo dục đào tạo - giai đoạn 1, tập trung triển khai nền tảng liên thông dliệu của ngành giáo dục, đào tạo Thành phố; xây dựng CSDL ngành giáo dục, đào tạo Thành phố.

- Số hóa và xây dựng CSDL điểm thi tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

d) Tiếp tục triển khai cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, đảm bảo dữ liệu về người nộp thuế và dữ liệu về đăng ký hộ kinh doanh cá thđược tích hp, cập nhật, đồng bộ liên tục, kịp thời về Kho dữ liệu dùng chung của Thành phố.

e) Triển khai cơ sở dữ liệu bản đồ số, tập trung vào thực hiện chỉnh lý biến động bản đồ địa chính, xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và CSDL quản lý đất đai Thành phố Hồ Chí Minh; hoàn thành và khai thác xây dựng CSDL nền thông tin địa lý tỷ lệ 1/2000, 1/5000 cho các khu vực của Thành phố; tích hp, chia sẻ dữ liệu không gian và triển khai bản đồ s dùng chung Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 1123/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Danh mục dữ liệu không gian dùng chung của Thành phố và số hóa kết quả giải quyết hồ sơ hành chính thuộc lĩnh vực đất đai, xây dng.

g) Phát triển kho dữ liệu dùng chung của Thành phố.

- Triển khai các bước tiếp theo và hoàn thành dự án “Triển khai hệ thống quản lý, lưu trữ cơ sở dữ liệu thuộc Kho dữ liệu dùng chung của Thành ph- giai đoạn 1.

- Hình thành Kho dữ liệu thông tin quản lý tổng hợp MIS-TP.HCM và triển khai hệ thống thông tin theo dõi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội Thành phố.

- Hoàn thiện, mở rộng Cổng dữ liệu của thành phố là nơi cung cấp các dịch vụ kết nối, khai thác dữ liệu từ Kho dữ liệu dùng chung của thành phố nhm phục vụ cho nhu cầu kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu của các cơ quan nhà nước thành phố, đồng thời cung cấp các tiện ích khai thác dữ liệu htrợ người dân và doanh nghiệp; nghiên cứu xây dựng quy định về quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu mở.

- Phát triển dữ liệu mở (open data) đngười dân, doanh nghiệp, và chính quyền có thể đẩy mạnh hợp tác cùng xây dựng một hệ sinh thái sản phm tiện ích có giá trị cao, kiến tạo môi trường khuyến khích sáng tạo và khởi nghiệp trên nền tảng công nghệ theo định hướng mở, tập trung vào nhóm dữ liệu mở về: y tế, giáo dục, giao thông, xây dựng, quy hoạch.

2. Về Trung tâm điều hành đô thị thông minh

- Triển khai các bước tiếp theo các dự án “Xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh Thành phố Hồ Chí Minh”; “Xây dựng Trung tâm tiếp nhận và xử lý thông tin khẩn cấp của thành phố Hồ Chí Minh thông qua một đầu số vin thông duy nhất giai đoạn 2019 - 2025”; “Xây dựng hệ thống giám sát hình ảnh camera tập trung của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019 - 2021”.

- Đề xuất địa điểm, mô hình, quy chế tổ chức, vận hành Trung tâm điều hành Đô thị thông minh của Thành ph.

- Tiếp tục triển khai hệ thống lng nghe mạng xã hội (social listening).

3. Về Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội

- Xây dựng các mô hình dự báo, kịch bản phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

- Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu, dashboard trực quan hóa dữ liệu và mô hình phục vụ phân tích, dự báo và mô phỏng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội chủ yếu.

- Phát triển mạng lưới tổ chức và chuyên gia hp tác về phân tích, dự báo và mô phỏng.

4. Về Trung tâm An toàn thông tin Thành phố

Hoàn thiện bộ máy nhân sự, phương tiện kỹ thuật, phương án cung cấp dịch vụ an toàn thông tin và các thủ tục pháp lý của Công ty Cổ phần vận hành Trung tâm an toàn thông tin Thành phố.

VII. Triển khai chuyển đổi số và đô thị thông minh trong các ngành, lĩnh vực

Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận, huyện xây dựng kế hoạch chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh theo từng ngành, lĩnh vực phụ trách.

Nhóm ngành cần tập trung thực hiện chuyển đổi số bao gồm y tế, giáo dục, giao thông vận tải, tài chính, du lịch, nông nghiệp, logistics, môi trường, năng lượng.

D. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch bao gồm nguồn ngân sách nhà nước, ngun xã hội hóa và các ngun kinh phí hợp pháp khác (nếu có).

E. DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Danh mục các nhiệm vụ trọng tâm đính kèm Phụ lục.

G. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số của Thành phố chỉ đạo, điều phối chung việc triển khai thực hiện Kế hoạch.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Xây dựng kế hoạch truyền thông cho Chương trình chuyển đổi số.

b) Triển khai phần mềm tổng hp kết quả đánh giá chuyển đổi số để đánh giá chính xác, khách quan.

c) Kiểm tra việc triển khai chuyển đổi số và đô thị thông minh tại các đơn vị, đảm bảo phù hợp với Chương trình Chuyển đổi số của thành phố, Đề án đô thị thông minh, Kiến trúc chính quyền điện tử của thành phố và các hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông.

d) Tchức tổ công tác hỗ trợ các đơn vị trong quá trình thực hiện thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch.

e) Tổng hp tình hình triển khai của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phThủ Đức và các quận, huyện, doanh nghiệp nhà nước thành phố, báo cáo y ban nhân dân thành ph; chủ động nắm bắt các khó khăn, vướng mắc có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của Kế hoạch và phối hợp với các đơn vị tìm phương án giải quyết, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.

3. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.

- Thành lập Ban chỉ đạo về chuyển đổi số do người đứng đầu làm Trưởng ban để chỉ đạo thống nhất về chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh, đảm bảo an toàn thông tin.

- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch này, đảm bảo mỗi đơn vị phải có sản phm hoàn thành trong năm 2022.

- Để đảm bảo tính liên thông, đồng bộ, kết nối và chia sẻ dữ liệu, các đơn vị phải tuân thủ Kiến trúc chính quyền điện tử của thành phố, các quy định và chỉ đạo Ủy ban nhân dân Thành phố, hướng dẫn chuyên môn của Sở Thông tin và Truyền thông khi triển khai các hệ thống thông tin thuộc Chương trình Chuyển đổi số và Đề án Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh.

- Định kỳ hàng quý báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông) trước ngày 20 tháng cuối quý.

- Đy mạnh hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin theo Nghị định 73/2019/NĐ-CP ngày 05 ngày 9 tháng 2019 của Chính phủ về quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho công tác xây dựng và vận hành các hệ thống thông tin.

4. Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố quyết định, bố trí nguồn kinh phí để các đơn vị thực hiện Kế hoạch này.

5. Các doanh nghiệp nhà nước Thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi số, nhất là chuyển đổi sang cung cấp sản phm, dịch vụ dựa trên công nghệ số.

6. Đề nghị các hiệp hội tăng cường kết nối, hỗ trợ lẫn nhau để các doanh nghiệp cùng phát triển, kết nối các doanh nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số, đề xuất cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số./.

 


Nơi nhận:
- Bộ TTTT;
- TTUB: CT, các PCT;
- Các Hội, hiệp hội;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND TP ThĐức;
- UBND các quận, huyện;
- Các DNNN TP;
- VPUB: CVP, các PCVP;
- Các Phòng NCTH;
- Lưu: VT (KT-P.Loan).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Anh Đức

 

DANH MỤC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

(Đính kèm Kế hoạch số 593/KH-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

TT

Nội dung

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hp

Thời gian hoàn thành

1

Nâng cao năng lực và nhn thức chuyển đổi số

1

Triển khai Cổng thông tin Chuyển đổi số của Thành phố

S Thông tin và Truyền thông

 

Tháng 6/2022

2.

Triển khai Hệ thống đánh giá Bộ chsố Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh

SThông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành; UBND TP Thủ Đức và UBND các Q, H; Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố; Hội tin học Thành phố.

Tháng 7/2022

3.

Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm về chuyển đổi số

Sở Thông tin và Truyền thông

Các s, ban, ngành; UBND TP ThĐức và UBND các Q, H; Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố; Hội tin học Thành ph.

Thực hiện thường xuyên

4.

Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

SNội vụ

Sở Thông tin và Truyền thông; Các sở, ban, ngành; UBND TP Thủ Đc và UBND các Q, H

Thực hiện thường xuyên

5.

Thực hiện truyền thông về chuyển đổi số trên báo chí, phương tiện truyền thông và mạng xã hội

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành; UBND TP Thủ Đức và UBND các Q, H; Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố; Hội tin học Thành phố

Thực hiện thường xuyên

II.

Hp tác thúc đẩy chuyển đổi số

1

Triển khai các nội dung hợp tác giữa Ủy ban nhân dân Thành phố và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Sở Thông tin và Truyền

SNgoại vụ, Viện NCPT và các đơn vị có liên quan

Thực hiện theo Kế hoạch hợp tác giữa UBND TP và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

2.

Trin khai các nội dung hợp tác với Bộ Thông tin và Truyền thông về chuyển đối số

SThông tin và Truyền thông

Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan.

Thực hiện thường xuyên

III.

Phát triển Nền tảng số, hạ tầng số

1.

Phát triển Nền tảng số

1.1.

Hoàn thiện Nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu của thành phố (LGSP) chia sẻ, liên thông với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dliệu quốc gia (NGSP)

SThông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành; UBND TP Thủ Đức và UBND các Q, H

Tháng 9/2022

2.

Đ án phát trin hạ tầng viễn thông và Kế hoạch phát trin hạ tầng stại Thành phHồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030

2.1.

Phát triển hệ thống Trung tâm dliệu Thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông

Các đơn vị có liên quan

Trình Ủy ban nhân dân Thành phố kế hoạch trong quý 2/2022

2.2.

Xây dựng kiến trúc mạng vin thông băng rộng dùng riêng cho đô thị thông minh

SThông tin và Truyền thông

Các doanh nghiệp vin thông và đơn vị có liên quan.

Năm 2022

2.3.

Chương trình htrợ điện thoại thông minh (smartphone) có kết nối internet cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có thu nhập thấp, hoàn cnh khó khăn.

SThông tin và Truyền thông

S Lao động thương binh và Xã hội và đơn vị có liên quan.

Năm 2022

2.4.

Tăng cường vùng phsóng và chất lượng dịch vụ viễn thông băng rộng di động (3G, 4G, hướng đến 5G) và mạng băng rộng cố định (cáp quang) đến cấp xã, khu phố ấp; Tăng cường phát triển, mrộng hạ tầng viễn thông băng rộng di động và cáp quang

SThông tin và Truyền thông

UBND TP ThĐức và UBND các Q, H; Các doanh nghiệp viễn thông

Năm 2022

3.

Chương trình “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030”

3.1.

Xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình năm 2022

SThông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành

Tháng 2/2022

3.2.

Xây dựng các bộ dliệu (dliệu Camera, dliệu từ hệ thống 1022, dữ liệu lĩnh vực y tế, giáo dục...) đphát triển các ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Đại học Quốc gia TP. H Chí Minh

Sở Thông tin và Truyền thông, SKhoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan.

Cả năm 2022

3.3.

Xây dựng các khung pháp lý cơ bản đầy đ, tạo cơ chế và chính sách ưu tiên cho nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo từ môi trường nghiên cứu đến thử nghiệm, ứng dụng thí điểm đến ứng dụng rộng rãi trong xã hội

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Thông tin và Truyền thông, Viện NCPT, Đại học Quốc gia TP và các đơn vị liên quan

Tháng 7/2022

IV.

Phát triển Chính quyền số

1.

Phát trin các ứng dng, dịch vụ CNTT phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước

1.1.

Hệ thống Quản lý người cách ly và người bệnh lây nhiễm tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sở Y tế

Các sở, ban, ngành; UBND TP Thủ Đức và UBND các Q, H.

Quý 3/2022

1.2.

Hệ thống Quản lý thông tin chuỗi lây nhiễm của các bệnh lý lây nhiễm

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP

Các s, ban, ngành; UBND TP Thủ Đức và UBND các Q, H.

Quý 3/2022

1.3.

Triển khai Hệ thống thông tin An toàn COVID-19 phục vụ thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác trên địa bàn Thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Y tế, Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông

Tháng 6/2022

1.4.

Hoàn thiện, kết nối liên thông các phần mềm quản lý văn bản và điều hành nội bộ theo Quyết định s28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 ca Chính phủ.

Các s, ban, ngành;

UBND TP Thủ Đức và UBND các Q,H

Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố.

Tháng 12/2022

1.5.

Triển khai hệ thống thông tin báo cáo ca Thành phố theo Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 ca Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.

Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

SThông tin và Truyền thông, các s, ban, ngành, UBND TP ThĐức và UBND các Q, H

Tháng 8/2022

1.6.

Triển khai hệ thống thông tin (dashboard) trên cơ sở tích hợp dữ liệu kinh tế - xã hội về Trung tâm IOC của Thành phố.

SThông tin và Truyền thông

SKế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê và đơn vị có liên quan.

Quý 2/2022

2.

Phát triển ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

2.1.

Triển khai một ứng dụng di động thống nhất nhm nâng cao sự tương tác giữa chính quyền và người dân

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành; UBND TP Thủ Đức và UBND các Q, H.

Tháng 6/2022

2.2.

Hệ thống Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử gắn với đánh giá hài lòng việc giải quyết thtục hành chính của cơ quan hành chính Thành phố Hồ Chí Minh, liên thông kết nối với Cổng Dịch vụ công Quốc gia

Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố H Chí Minh

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ và các sở, ban, ngành, UBND TP Thủ Đức và UBND các Q, H.

Tháng 6/2022

2.3.

Mở rộng, phát triển, bổ sung tính năng cho tổng đài 1022 và hệ thống tổng đài khẩn cấp liên thông 113 - 114 - 115

Sở Thông tin và Truyền thông

SNội vụ, SY tế, S GTVT, S GDĐT, SY tế, S LĐTB&XH, STNMT, Công an Thành phố, UBND TP Thủ Đức và UBND các Q, H.

Tháng 12/2022

3.

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin

3.1.

Tổ chức diễn tập bảo đm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của Thành ph

Sở Thông tin và Truyền thông

Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin Thành phố, Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thành phố, các s, ban, ngành, UBND TP ThĐức và UBND các Q, H, Công ty Cổ phn vận hành Trung tâm An toàn toàn thông tin Thành ph, Hiệp hội An toàn thông tin - Chi nhánh phía Nam.

Tháng 11/2022

3.2.

Tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện các quy định của pháp luật về bo đm an toàn, an ninh mạng

Sở Thông tin và Truyền thông

Công an Thành phố, các s, ban, ngành, UBND TP ThĐức và UBND các Q, H.

Tháng 10/2022.

3.3.

Tổ chức tập huấn, nâng cao nhận thức về công tác đảm bảo an toàn thông tin cho cán bộ. công chức, viên chức thành phố.

Sở Thông tin và Truyền thông

các sở, ban, ngành, UBND TP ThĐức và UBND các Q, H.

Tháng 10/2022

3.4.

Rà soát quy chế đảm bảo an toàn toàn thông tin, thực hiện giám sát, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng

Các s, ban, ngành, UBND TP Thủ Đức và UBND các Q, H.

Sở Thông tin và Truyền thông, Công an Thành ph.

Thực hiện thường xuyên

V.

Phát triển Kinh tế số

1.

Đánh giá đóng góp ca kinh tế số vào GRDP của thành phố năm 2021

Viện Nghiên cứu phát triển

Sở Thông tin và Truyền thông, Cục Thống kê, Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tháng 3/2022

2.

Tổ chức Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2022 vi chủ đề phát triển Kinh tế số.

Hiệp hội doanh nghiệp Thành ph

Sở Ngoại vụ, STTTT, Viện Nghiên cứu phát triển, Hội Tin học Thành phố, các sở, ngành liên quan

Tháng 4/2022

3.

Nghiên cứu, đề xuất để phát triển thành phố thành trung tâm công nghệ tài chính (Fintech hub)

Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố (HFIC)

Các sở, ngành liên quan

Trình Ủy ban nhân dân thành phố trước tháng 5/2022.

4.

Chuyển đổi số trong từng doanh nghiệp nhà nước thành phố

Các DNNN Thành phố

 

Các DN xây dựng Kế hoạch thực hiện trong tháng 02/2022

5.

Nghiên cu đề xuất các chính sách thnghiệm (sandbox)

Sở Khoa học và Công nghệ

 

Trình Ủy ban nhân dân thành phố tớc tháng 3/2022.

6.

Đề xuất cơ chế để các doanh nghiệp sử dụng Quphát triển khoa học và công nghệ phục vụ chuyển đổi số

S Khoa học và Công nghệ

Sở Thông tin và Truyền thông, STài chính, Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố, Hội tin học Thành phố

Trình Ủy ban nhân dân thành phố tớc tháng 3/2022.

7.

Hoàn thiện Trung tâm htrợ và tư vấn chuyển đổi số của thành phố (gọi tắt DXCenter) - giai đoạn 1

Công ty phát triển Công viên phần mm Quang Trung

Sở Khoa học và Công nghệ, SThông tin và Truyền thông, các sở ngành liên quan

Tháng 6/2022.

VI.

Triển khai các trụ cột của Đề án đô thị thông minh

1.

Về Kho dữ liệu dùng chung

1.1.

Triển khai dự án “Triển khai hệ thống qun lý, lưu trữ cơ sdữ liệu thuộc Kho dliệu dùng chung của thành phố - giai đoạn 1

Sở Thông tin và Truyền thông

 

Tháng 12/2022

1.2.

Liên thông, đồng bộ dữ liệu từ CSDL hộ tịch điện tử của Bộ Tư pháp và CSDL người dân của Thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Tư pháp

Tháng 02/2022

1.3.

Triển khai thí đim một số dịch vụ hỗ trợ người dân không cần cung cp cho cơ quan nhà nước các bản sao giấy tờ liên quan đến hộ tịch khi thực hiện các thủ tục hành chính

Sở Tư pháp

Sở TTTT, các s, ngành, UBND TP Thủ Đức và UBND các Q, H.

Trình UBND TP p/a thí điểm và áp dụng trước tháng 3/2022.

1.4.

Tạo lập dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử của từng người dân

Sở Y tế

Sở Thông tin và Truyền thông, UBND TP Thủ Đức và UBND các Q, H.

Quý 4/2022

1.5.

Tích hợp CSDL Bảo hiểm xã hội về Kho dữ liệu dùng chung của thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông.

Bảo hiểm xã hội Thành phố, Sở Y tế, Cục Tin học hóa - Bộ TTTT

Tháng 8/2022

1.6.

Tích hợp CSDL giáo viên, học sinh, sinh viên về Kho dữ liệu dùng chung ca Thành phố

SThông tin và Truyền thông.

Sở GDĐT, UBND TP Thủ Đức và UBND các Q, H.

Tháng 8/2022.

1.7.

Khai thác CSDL quốc gia về dân cư phục vụ công tác qun trị Thành phố

Công an Thành phố.

STTTT, Sở Tư pháp, SY tế, Sở LĐTB&XH, Sở GDĐT, UBND TP Thủ Đức và UBND các Q, H.

Trình UBND TP phương án khai thác trong CSDL quốc gia về dân cư tháng 3/2022.

1.8.

Tích hợp về Kho dữ liệu dùng chung các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giám sát, cảnh báo, dự báo trong công tác phòng chng dịch: dữ liệu người dân; dữ liệu người thuộc nhóm nguy cơ; khai báo y tế; tiêm vắc-xin phòng COVID-19; xét nghiệm; ca nhiễm, cấp độ dịch; quản lý F0; tình hình điu trị; năng lực y tế, lực lượng phòng chống dịch; an sinh

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Y tế, Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Tháng 6/2022

1.9.

Triển khai Kho dữ liệu của ngành y tế - giai đoạn 1, tập trung triển khai nền tảng liên thông dữ liệu ca ngành y tế Thành phố; phát triển kho dữ liệu ngành y tế Thành phố

SY tế

Sở Thông tin và Truyền thông, UBND TP Thủ Đức và UBND các Q, H.

Tháng 12/2022

1.10.

Triển khai Kho dữ liệu ngành giáo dục đào tạo - giai đoạn 1, tập trung triển khai nền tng liên thông dữ liệu của ngành giáo dục, đào tạo thành phố; xây dựng CSDL ngành giáo dục, đào tạo thành ph

Sở Giáo dục và Đào tạo.

SThông tin và Truyền thông, S Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND TP Thủ Đức và UBND các Q, H.

Tháng 12/2022

1.11.

Số hóa và xây dựng CSDL đim thi tại SGiáo dục và Đào tạo

SGiáo dục và Đào tạo.

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động thương binh và xã hội, UBND TP ThĐức và UBND các Q, H

Tháng 12/2022

1.12.

Cung cấp thông tin dữ liệu về người nộp thuế tích hp về Kho dữ liệu dùng chung ca thành ph(thực hiện theo danh mục dữ liệu doanh nghiệp dùng chung do y ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số 5187/QĐ-UBND ngày 09/12/2019)

Cục Thuế thành phố

SThông tin và Truyền thông, UBND TP ThĐức và UBND các Q, H.

Tháng 6/2022

1.13.

Cung cấp thông tin dữ liệu về đăng ký hộ kinh doanh cá thể tích hợp về Kho dữ liệu dùng chung ca thành phố, đm bo dữ liệu được duy trì, cập nhật liên tục, kịp thời.

Sở Kế hoạch và Đầu tư.

SThông tin và Truyền thông, Cục Thuế, UBND TP ThĐức và UBND các Q, H

Tháng 6/2022

1.14.

Thực hiện chnh lý biến động bản đồ địa chính, xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và CSDL quản lý đất đai Thành phố Hồ Chí Minh

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở TTTT, S Tài chính, UBND TP ThĐức và UBND các Q, H.

Trình UBND TP kế hoạch thực hiện trong tháng 06/2022 và tổ chức thực hiện theo Kế hoạch

1.15.

Hoàn thành và khai thác xây dựng CSDL nền thông tin địa lý tỷ lệ 1/2000, 1/5000 cho các khu vực của Thành phố Hồ Chí Minh.

S Tài nguyên và Môi trường

SThông tin và Truyền thông, UBND TP Thủ Đức và UBND các Q, H.

Tháng 6/2022.

1.16.

Chia sẻ dữ liệu và liên thông giải quyết hồ sơ nhà đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Thông tin và truyền thông, S Tư pháp, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước

Trình Ủy ban nhân dân thành phHồ Chí Minh kế hoạch thực hiện trong tháng 3/2022 và tổ chức thực hiện theo Kế hoạch được ban hành

1.17.

Tích hợp, chia sẻ dliệu không gian theo Quyết định số 1123/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành danh mục dữ liệu không gian dùng chung của thành phố và triển khai bản đồ số dùng chung Thành phố Hồ Chí Minh.

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở TNMT, S GTVT, SXây dựng, SQHKT, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn, Tổng Công ty điện lực Thành phố, UBND TP Thủ Đức và UBND các Q, H.

Tháng 9/2022.

1.18.

Hoàn thiện cơ s dliệu về cán bộ công chức của Thành phố.

Sở Nội vụ

Các s, ban, ngành, UBND TP ThĐức và UBND các Q, H và các đơn vị có liên quan

Cả năm 2022

1.19.

Hình thành Kho dliệu thông tin quản lý tổng hợp MIS- TP.HCM và triển khai hệ thống thông tin theo dõi các chỉ tiêu KT-XH (thu - chi ngân sách; tình hình thực hiện vốn đầu tư công; thành lập doanh nghiệp và đầu tư trực tiếp của nước ngoài; phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp; quản lý đô thị; VH-XH; trật tự, an toàn XH.

SKế hoạch và Đầu tư

Sở Thông tin và Truyền thông, STài chính, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Cục Thống kê, Viện Nghiên cứu phát triển

Tháng 9/2022

1.20.

Phát triển dữ liệu m(open data), tập trung vào nhóm dữ liệu mở về: y tế, giáo dục, giao thông, xây dựng, quy hoạch.

SThông tin và Truyền thông

SY tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, S Giao thông vận tải, SXây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc.

Cả năm 2022

1.21.

Tích hợp, chia sdữ liệu không gian và triển khai bn đồ sdùng chung Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 1123/QĐ-UBND ngày 31/3/2020 của Ủy ban nhân dân thành ph và shóa kết quả giải quyết hồ sơ hành chính thuộc lĩnh vực đất đai, xây dựng.

S Tài nguyên và Môi trường, SGiao thông vận tải, SXây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc, Tổng Công ty Điện lực Thành ph, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn.

SThông tin và Truyền thông và các sở ngành liên quan.

Tháng 12/2022

1.22.

Hoàn thiện, mở rộng Cổng dữ liệu của Thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành, UBND TP ThĐức va UBND các Q, H và các đơn vị có liên quan

Thực hiện thường xuyên

2.

Về Trung tâm điều hành đô th thông minh

2.1.

Triển khai các bước tiếp theo các dự án “Xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh Thành phố Hồ Chí Minh”; “Xây dựng Trung tâm tiếp nhận và xử lý thông tin khẩn cấp ca thành phố Hồ Chí Minh thông qua một đầu số viễn thông duy nhất giai đoạn 2019 - 2025”;“Xây dựng hệ thống giám sát hình ảnh camera tập trung ca Thành phHồ Chí Minh giai đoạn 2019 - 2021”

SThông tin và Truyền thông

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các đơn vị có liên quan

Cả năm 2022

2.2.

Đề xuất địa điểm, mô hình, quy chế tổ chức, vận hành Trung tâm điều hành đô thị thông minh của Thành phố.

S Thông tin và Truyền thông

Thường trực BCĐ 167, Văn phòng UBND TP, SNội vụ.

Quý 2/2022

2.3.

Triển khai hệ thống lng nghe mạng xã hội (social listening).

Sở Thông tin và Truyền thông

Các s, ban, ngành, UBND TP ThĐức và UBND các Q, H, phường, xã, thị trấn

Cả năm 2022

3.

Về Trung tâm mô phng và dự báo kinh tế - xã hội

3.1.

Xây dựng các mô hình dự báo, kịch bản phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Viện Nghiên cứu phát triển

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê, các sở, ngành liên quan.

Báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trong tháng 2/2022

3.2.

Phát triển hệ thống cơ s dliệu, dashboard trực quan hóa dliệu và mô hình phục vụ phân tích, dự báo và mô phng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội chủ yếu

Viện Nghiên cứu phát triển

Các đơn vị có liên quan

Thực hiện thường xuyên

3.3.

Phát triển mạng lưới tổ chức và chuyên gia hợp tác về phân tích, dự báo và mô phỏng.

Viện Nghiên cứu phát triển

Các đơn vị có liên quan

Thực hiện thường xuyên

4.

Về Trung tâm An toàn thông tin

4.1.

Hoàn thiện bộ máy nhân sự, phương tiện kỹ thuật, phương án cung cấp dịch vụ an toàn thông tin và các thtục pháp lý ca Công ty Cổ phần vận hành Trung tâm an toàn thông tin thành phố

Công ty Cổ phần vận hành Trung tâm an toàn thông tin Thành phố.

Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn, SThông tin và Truyền thông, S Tài chính, SKế hoch và Đầu tư

Tháng 4/2022

VII.

Chuyển đổi số và phát triển đô ththông minh trong các ngành, lĩnh vực

1.

Chuyển đi svà phát triển đô thị thông minh trong lĩnh vực y tế

Sở Y tế

Các s, ngành có liên quan

Các đơn vị xây dựng Kế hoạch, báo cáo y ban nhân dân thành phố trong tháng 02/2022

2.

Chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

S Giáo dục và đào to

Các s, ngành có liên quan

3.

Chuyển đổi số và phát trin đô thị thông minh trong lĩnh vực giao thông vận tải

SGiao thông vận tải

Các s, ngành có liên quan

4.

Chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh trong lĩnh vực du lịch

SDu lịch

Các s, ngành có liên quan

5.

Chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh trong lĩnh vực nông nghiệp

S Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Các s, ngành có liên quan

6.

Chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh trong lĩnh vực logistics

Sở Công thương

Các s, ngành có liên quan

7.

Chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh trong lĩnh vực môi trường

S Tài nguyên và Môi trường

Các s, ngành có liên quan

8.

Chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh trong lĩnh vực năng lượng

S Công thương, Tổng Công ty Điện lực Thành phố

Các s, ngành có liên quan

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 593/KH-UBND triển khai Chương trình “Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh” và Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh” năm 2022

Số hiệu: 593/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký: Dương Anh Đức
Ngày ban hành: 28/02/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [10]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 593/KH-UBND triển khai Chương trình “Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh” và Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh” năm 2022

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…