BỘ THÔNG TIN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4000/KH-BTTTT |
Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2022 |
Ngày 14 tháng 6 năm 2022, Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Kế hoạch số 156-KH/BTGTW về tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay (sau đây gọi tắt là Kế hoạch số 156-KH/BTGTW).
Thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch số 156-KH/BTGTW, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Kế hoạch triển khai như sau:
1. Mục đích
- Tăng cường công tác chỉ đạo, định hướng, quản lý các cơ quan báo chí nhằm tạo điều kiện các cơ quan báo chí, truyền thông phát triển lành mạnh, đúng định hướng, đồng thời quản lý tốt hệ thống báo chí, truyền thông phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
- Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng chính sách hỗ trợ để báo chí phát triển lành mạnh, đúng hướng; kiên quyết, kịp thời chấn chỉnh, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về báo chí, đặc biệt là tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích, tình trạng “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” trang thông tin điện tử, “báo hóa “mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí.
2. Yêu cầu
- Triển khai kiên quyết, kiên trì, có hiệu quả; định kỳ báo cáo cấp có thẩm quyền và công khai kết quả xử lý vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, đồng bộ các giải pháp; phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể giữa các đơn vị.
1.1. Nghiên cứu, rà soát Luật Báo chí 2016; đánh giá kết quả thực hiện, những vướng mắc, bất cập; kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ, bao quát được các xu thế truyền thông mới và các yêu cầu của công tác quản lý báo chí - truyền thông.
Đơn vị thực hiện: Cục Báo chí.
Đơn vị phối hợp: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Cục Thông tin đối ngoại; Cục Thông tin cơ sở; Thanh tra Bộ; Vụ Pháp chế; Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông.
Thời gian thực hiện: Trong năm 2022.
1.2. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, ban hành các văn bản quy định để quản lý các doanh nghiệp cung cấp thông tin xuyên biên giới, bảo đảm tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam; kiên quyết, kiên trì đấu tranh, xử lý các công ty cung cấp dịch vụ, mạng xã hội xuyên biên giới có các dấu hiệu, hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.
Đơn vị thực hiện: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.
Đơn vị phối hợp: Cục Thông tin đối ngoại; Thanh tra Bộ; Vụ Pháp chế; Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông; Cục Báo chí; Cục An toàn thông tin.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên, đến năm 2025.
1.3. Xây dựng Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đơn vị thực hiện: Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông.
Đơn vị phối hợp: Cục Thông tin đối ngoại; Thanh tra Bộ; Vụ Pháp chế; Cục Báo chí; Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Cục Xuất bản, In và Phát hành; Cục Thông tin cơ sở.
Thời gian thực hiện: Trong năm 2022.
2. Tiếp tục triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025
2.1. Tiếp tục đôn đốc các cơ quan chủ quản báo chí thực hiện quy hoạch theo lộ trình, hướng dẫn, tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện quy hoạch báo chí.
Đơn vị thực hiện: Cục Báo chí; Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử; Thanh tra Bộ.
Đơn vị phối hợp: Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương.
Thời gian thực hiện: Đến năm 2025, bám sát theo lộ trình quy hoạch báo chí.
2.2. Đôn đốc các cơ quan: Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Nhân Dân, Báo Quân đội nhân dân, Báo Công an nhân dân xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ quan truyền thông chủ lực, đa phương tiện.
Đơn vị thực hiện: Cục Báo chí; Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử.
Đơn vị phối hợp: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông; Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương.
Thời gian thực hiện: Năm 2022 và những năm tiếp theo, bám sát lộ trình quy hoạch báo chí.
2.3. Rà soát cấp lại giấy phép hoạt động báo chí theo nội dung Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, đặc biệt đối với các tạp chí trực thuộc các tổ chức hội, để đảm bảo tính chuyên sâu, chuyên ngành.
Đơn vị thực hiện: Cục Báo chí.
Đơn vị phối hợp: Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên, đến năm 2025.
2.4. Tổ chức sơ kết, tổng kết việc triển khai quy hoạch báo chí và đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, mục tiêu quy hoạch báo chí.
Đơn vị thực hiện: Cục Báo chí.
Đơn vị phối hợp: Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử; Thanh tra Bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông; Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương.
Thời gian thực hiện: Năm 2023.
3.1. Nghiên cứu, xây dựng Tiêu chí nhận diện "báo hóa" tạp chí, "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội và biểu hiện "tư nhân hóa" báo chí giúp cơ quan chỉ đạo báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở Trung ương và địa phương, cơ quan chủ quản, các cơ quan báo chí và các tổ chức, cá nhân nhận diện, giám sát, khắc phục, chấn chỉnh, xử lý những dấu hiệu chệch hướng nhằm tạo ra môi trường lành mạnh, tạo ra cơ chế, chính sách hỗ trợ báo chí, truyền thông theo kịp sự phát triển của truyền thông hiện đại.
Đơn vị chủ trì: Cục Báo chí.
Đơn vị phối hợp: Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử; Vụ Pháp chế; Thanh tra Bộ; Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương; Ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam.
Thời gian thực hiện: Tháng 7 năm 2022.
3.2. Rà soát, đánh giá, lập danh sách các tạp chí điện tử có dấu hiệu “báo hóa”; các cơ quan báo chí có biểu hiện xa rời, không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; các cơ quan báo chí có dấu hiệu buông lỏng quản lý về nội dung và liên kết, có biểu hiện "tư nhân hóa" để nhắc nhở, chấn chỉnh và xử lý.
Kiên quyết cho dừng hoạt động liên kết của cơ quan báo chí in, báo chí điện tử nếu phát hiện thực hiện liên doanh, liên kết theo hướng người đứng đầu cơ quan báo chí buông lỏng quản lý, ủy quyền, chuyển giao quyền quản lý, điều hành, quyết định một phần hoặc toàn bộ nội dung chuyên trang, chuyên mục liên kết trên thực tế cho đối tác để đổi lấy lợi ích.
Đơn vị chủ trì: Cục Báo chí.
Đơn vị phối hợp: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Thanh tra Bộ; Vụ Báo chí - Xuất bản; Ban Tuyên giáo Trung ương; Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an và các cơ quan liên quan.
Thời gian thực hiện: Tăng cường trong năm 2022 và thực hiện thường xuyên đến năm 2025.
3.3. Rà soát, đánh giá, lập danh sách các trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội có dấu hiệu “báo hóa”; các cơ quan báo nói, báo hình có biểu hiện buông lỏng quản lý nội dung trong hoạt động liên kết, có biểu hiện "tư nhân hóa" để nhắc nhở, chấn chỉnh và xử lý.
Kiên quyết cho dừng hoạt động liên kết của cơ quan báo nói, báo hình nếu phát hiện thực hiện liên doanh, liên kết theo hướng người đứng đầu cơ quan báo chí buông lỏng quản lý, ủy quyền, chuyển giao quyền quản lý, điều hành, quyết định một phần hoặc toàn bộ nội dung chương trình, kênh chương trình liên kết trên thực tế cho đối tác để đổi lấy lợi ích.
Đơn vị chủ trì: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.
Đơn vị phối hợp: Cục Báo chí; Thanh tra Bộ; Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương; Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an và các cơ quan liên quan.
Thời gian thực hiện: Tăng cường trong năm 2022 và thực hiện thường xuyên đến năm 2025.
3.4. Rà soát, đánh giá, lập danh sách các trang thông tin điện tử tổng hợp (đã cấp phép theo thẩm quyền) có dấu hiệu “báo hóa”, hoạt động không đúng quy định pháp luật; kiên quyết cho tạm dừng tên miền, đình chỉ, tước quyền sử dụng giấy phép theo quy định pháp luật.
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đơn vị phối hợp: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Cục Báo chí; Thanh tra Bộ và các cơ quan liên quan.
Thời gian thực hiện: Tăng cường trong năm 2022 và thực hiện thường xuyên đến năm 2025.
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đơn vị phối hợp: Cục Báo chí; Thanh tra Bộ; Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan.
Thời gian thực hiện: Tăng cường trong năm 2022 và thực hiện thường xuyên đến năm 2025.
Đơn vị chủ trì: Thanh tra Bộ.
Đơn vị phối hợp: Cục Báo chí; Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương; Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an và các cơ quan liên quan.
Thời gian thực hiện: Trong năm 2022 thực hiện đối với tối thiểu 05 cơ quan chủ quản báo chí để đánh giá, rút kinh nghiệm; các năm sau thực hiện thường xuyên phù hợp thực tế.
Rà soát trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí, đặc biệt là của các tạp chí có thực hiện loại hình điện tử để đánh giá sự cần thiết; nghiên cứu việc cho dừng hoạt động, thu hồi giấy phép các trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí này.
Đơn vị chủ trì: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.
Đơn vị phối hợp: Cục Báo chí; Thanh tra Bộ; Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương; Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an; Sở thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan.
Thời gian thực hiện: Trong năm 2022.
Kiên quyết cho dừng hoạt động, tước quyền sử dụng giấy phép theo quy định pháp luật đối với các cơ quan báo, tạp chí, chuyên trang của cơ quan báo chí hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, có nhiều sai phạm (thường xuyên).
Đơn vị chủ trì: Thanh tra Bộ.
Đơn vị phối hợp: Cục An toàn thông tin; Cục Viễn thông; Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Cục Báo chí; Thanh tra Bộ; Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương; Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an và các cơ quan liên quan.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên, đến năm 2025.
Đơn vị chủ trì: Cục Báo chí.
Đơn vị phối hợp: Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
Đơn vị chủ trì: Cục Chuyển đổi số quốc gia.
Đơn vị phối hợp: Cục Báo chí; Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông; Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an.
Thời gian thực hiện: Tăng cường trong năm 2023 và thực hiện thường xuyên đến năm 2025.
Đơn vị chủ trì: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.
Đơn vị phối hợp: Cục Báo chí; Thanh tra Bộ; Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an; Ban Kiểm tra, Hội Nhà báo Việt Nam.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
Đơn vị chủ trì: Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông; Vụ Kế hoạch - Tài chính.
Đơn vị phối hợp: Cục Báo chí; Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
Đơn vị chủ trì: Cục Báo chí; Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.
Đơn vị phối hợp: Trung tâm Thông tin; Báo VietNamNet; Tạp chí Thông tin và Truyền thông và các cơ quan báo chí.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1. Trách nhiệm thực hiện
1.1. Các đơn vị thuộc Bộ được phân công chủ trì thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này có trách nhiệm triển khai bảo đảm chất lượng, hiệu quả; kịp thời báo cáo lãnh đạo Bộ các khó khăn, vướng mắc (nếu có) để có giải pháp tháo gỡ, xử lý.
Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp các đơn vị thực hiện các quy định liên quan tài chính nhằm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ tại Kế hoạch này.
1.2. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo cấp có thẩm quyền để xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện các nội dung nêu trong Kế hoạch này.
1.3. Định kỳ báo cáo 03 tháng/lần có báo cáo kết quả thực hiện hiện gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí triển khai thực hiện được đảm bảo bằng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác theo quy định pháp luật./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Kế hoạch 4000/KH-BTTTT năm 2022 triển khai nhiệm vụ tại Kế hoạch 156-KH/BTGTW về tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay do Bộ Thông tin và truyền thông ban hành
Số hiệu: | 4000/KH-BTTTT |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông |
Người ký: | Phạm Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 31/07/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 4000/KH-BTTTT năm 2022 triển khai nhiệm vụ tại Kế hoạch 156-KH/BTGTW về tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay do Bộ Thông tin và truyền thông ban hành
Chưa có Video