BẢO HIỂM XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2728/KH-BHXH |
Hà Nội, ngày 31 tháng 08 năm 2023 |
Thực hiện Nghị quyết số 362-NQ/BCSĐ ngày 12/5/2023 của Ban Cán sự đảng BHXH Việt Nam về tăng cường thực hiện "Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu cư dân, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06)" (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 362-NQ/BCSĐ), BHXH Việt Nam xây dựng Kế hoạch truyền thông Đề án 06, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi công chức, viên chức, người lao động (CCVC) ngành BHXH Việt Nam về việc triển khai, thực hiện Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của Ngành, để người dân, doanh nghiệp tích cực tham gia, hưởng ứng, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chuyển đổi số quốc gia.
- Tiếp tục truyền thông sâu rộng về việc triển khai, thực hiện Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam tới cộng đồng xã hội, góp phần nâng cao trách nhiệm và sự phối hợp của cấp ủy, chính quyền các cấp, các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội với cơ quan BHXH trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án 06; Đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công (DVC) trực tuyến, thanh toán trực tuyến trong các giao dịch của cá nhân, tổ chức với cơ quan BHXH.
- Truyền thông kết quả triển khai, thực hiện Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam nhằm củng cố và xây dựng hình ảnh Ngành hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số.
2. Yêu cầu
Công tác truyền thông Đề án 06 phải:
- Bám sát các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 362-NQ/BCSĐ, kết quả triển khai, thực hiện Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam.
- Đảm bảo kịp thời, đa dạng, linh hoạt, thường xuyên đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp truyền thông.
- Đảm bảo sát thực tiễn, phối hợp từng nhóm chủ thể; Phát huy vai trò truyền thông cấp cơ sở đến trực tiếp người dân, đơn vị, doanh nghiệp (được tiến hành chủ động, thường xuyên, liên tục, kịp thời và hiệu quả).
1. Cấp ủy, chính quyền các cấp; Các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội Trung ương và địa phương.
2. Các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.
3. Người dân, người lao động; Người tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
4. CCVC ngành BHXH Việt Nam.
1. Nội dung truyền thông thường xuyên, liên tục
1.1. Các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 362-NQ/BCSĐ.
1.2. Các hoạt động và kết quả đạt được trong triển khai, thực hiện Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam.
1.3. Ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc triển khai, thực hiện Đề án 06 và công tác chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 362-NQ/BCSĐ đối với người tham gia, đơn vị, tổ chức và với ngành BHXH Việt Nam.
1.4. Vai trò trách nhiệm của CCVC ngành BHXH Việt Nam trong triển khai tổ chức, thực hiện Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của Ngành.
1.5. Sự phối hợp vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp; Các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội Trung ương và địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc phối hợp triển khai Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam.
1.6. Nhân rộng các điển hình tiên tiến, mô hình triển khai hiệu quả các nhiệm vụ thuộc Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam.
2. Nội dung truyền thông theo lộ trình, trọng tâm, trọng điểm
Trên cơ sở các nội dung truyền thông tại phần 1, căn cứ vào mục tiêu, tình hình triển khai, kết quả thực hiện Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam trong từng năm và giai đoạn, tập trung truyền thông một số nội dung:
2.1. Năm 2023
- Ngành BHXH Việt Nam kịp thời phổ biến, triển khai Đề án 06 theo đúng tinh thần lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ.
- Kết quả của việc: Chuẩn hóa, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính (TTHC) của ngành BHXH Việt Nam trên cơ sở sử dụng xác thực, chia sẻ dữ liệu của cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư hoặc sử dụng định danh và xác thực điện tử do Bộ Công an cung cấp; Mở rộng giao dịch với tất cả các ngân hàng đủ điều kiện kết nối khi thực hiện các thủ tục thanh toán trực tuyến về BHXH, BHYT trên Cổng DVC quốc gia.
- Ý nghĩa về kết quả số người tham gia BHXH, BHYT, BHTN có số định danh cá nhân, căn cước công dân (CCCD), được thu thập, cập nhật trong CSDL của ngành BHXH Việt Nam quản lý và được xác thực với CSDL quốc gia về dân cư.
- Tình hình triển khai: Sử dụng CCCD gắn chíp để đi khám, chữa bệnh BHYT; Ứng dụng xác thực sinh trắc dựa trên thẻ CCCD gắn chíp, ứng dụng VNeID và CSDL quốc gia về dân cư trong tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC tại Bộ phận "Một cửa" của ngành BHXH Việt Nam.
2.2. Giai đoạn 2024-2025
- Ngành BHXH Việt Nam đủ điều kiện cung cấp DVC trực tuyến toàn trình được tích hợp, cung cấp trên Cổng DVC quốc gia.
- Tình hình và kết quả triển khai xây dựng CSDL quốc gia về Bảo hiểm, cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu người tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, BHTN với các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành khác; Việc nghiên cứu sử dụng công nghệ dữ liệu lớn (BigData), trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác quản lý nghiệp vụ của ngành BHXH Việt Nam.
2.3. Giai đoạn 2025-2030
- Những nỗ lực trong triển khai và kết quả của việc hoàn thiện các quy định, hướng dẫn của ngành BHXH Việt Nam; Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện thể chế, chính sách để tạo điều kiện phát triển, cung cấp ứng dụng, dịch vụ số.
- Tiếp tục duy trì, mở rộng hạ tầng thông tin, các phần mềm, ứng dụng, dữ liệu liên quan đến người tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
- Hoàn thiện việc xây dựng CSDL quốc gia về Bảo hiểm; Kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu người tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, BHTN với các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành khác; Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư, dữ liệu về BHXH trong quản lý, cung cấp DVC cho tổ chức, cá nhân.
- Hoàn thiện, mở rộng các công cụ phân tích dữ liệu đa chiều, trực quan hóa, tổng hợp, thống kê, báo cáo phục vụ chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ ra quyết định hoặc đề xuất thay đổi chính sách liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN.
1 . Truyền thông qua các phương tiện truyền thông của Ngành
- Sản xuất, đăng tải các tin, bài, chuyên mục… (trong đó, chú trọng sản xuất các sản phẩm truyền thông đa phương tiện như: Infographic, motion graphic, video,…) theo các nội dung truyền thông tại phần III để đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử/Fanpage Facebook/Zalo OA của BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố (BHXH các tỉnh); Tạp chí BHXH.
- Truyền thông trên ứng dụng VssID-BHXH số qua các tin, bài, sản phẩm truyền thông về việc triển khai Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam (thông qua các tính năng phù hợp của ứng dụng).
- Truyền thông về các nội dung hỗ trợ, tư vấn, giải đáp vướng mắc của các tổ chức, cá nhân liên quan tới việc triển khai Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam qua: Tổng đài 1900.9068; Cổng Thông tin điện tử/Fanpage Facebook BHXH Việt Nam và các kênh tiếp nhận, hỗ trợ thông tin khác của Ngành.
- Tích cực, chủ động báo cáo với cấp ủy, chính quyền các cấp,… về công tác tổ chức, thực hiện và kết quả triển khai Đề án 06, công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam (trong đó, chú trọng phối hợp với Ban Tuyên giáo các cấp trong việc cung cấp, định hướng thông tin, truyền thông cho đội ngũ báo cáo viên).
- Phối hợp với các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội các cấp và các đơn vị liên quan, tổ chức các hội thảo, hội nghị tập huấn, hội thi, tọa đàm, đối thoại,... kịp thời thông tin, truyền thông về việc triển khai thực hiện, kết quả Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam.
- Kịp thời tổ chức cung cấp thông tin, phổ biến các kiến thức liên quan tới việc triển khai thực hiện Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam tới đội ngũ CCVC làm công tác truyền thông, công tác tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC tại Bộ phận “Một cửa” nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông về lĩnh vực này.
3. Truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
- Thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương/địa phương sản xuất, đăng tải/phát sóng các tin, bài, phóng sự,… truyền thông về việc triển khai Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam (chú trọng các kênh truyền hình thiết yếu, các cơ quan thông tấn, báo chí, các báo điện tử có lượng độc giả lớn).
- Chủ động phối hợp với các cơ quan ban, ngành (có liên quan) tại địa phương sản xuất, đăng tải các tin, bài,… về việc triển khai Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam trên Cổng Thông tin điện tử/Fanpage Facebook/Zalo OA của các đơn vị.
- Tăng cường tần suất thông tin về việc triển khai Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam qua hệ thống truyền thanh cơ sở tại địa phương.
4. Truyền thông qua các sản phẩm truyền thông
Sản xuất các sản phẩm truyền thông về Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với từng chủ thể truyền thông để sử dụng thông tin, truyền thông qua các kênh truyền thông đã nêu tại mục 1, 2 và 3 phần IV Kế hoạch này.
Nhân dịp Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10) hoặc khi cần thiết có thể tổ chức đợt truyền thông cao điểm về việc thực hiện Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và trên các phương tiện truyền thông của Ngành. Theo đó, mỗi đợt truyền thông cao điểm sẽ lựa chọn khoảng 10-20 cơ quan thông tấn, báo chí (chú trọng các kênh truyền hình thiết yếu, các báo in, báo điện tử có lượng độc giả lớn) để phối hợp sản xuất, đăng tải/phát sóng các tin, bài, clip, phóng sự, tọa đàm,…; Đồng thời, lựa chọn các sản phẩm báo chí nổi bật để tổ chức truyền thông trên mạng xã hội và cung cấp cho BHXH các tỉnh tổ chức truyền thông, tạo hiệu ứng lan tỏa.
Nguồn kinh phí:
1. Kinh phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN (kinh phí tuyên truyền) giao Trung tâm Truyền thông/BHXH các tỉnh.
2. Kinh phí từ các nguồn hợp pháp khác (nếu có).
- Là đầu mối chủ trì tổ chức, thực hiện Kế hoạch này tại Trung ương.
- Có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ, đôn đốc BHXH các tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này.
- Chủ trì xây dựng, phát hành các sản phẩm truyền thông theo nội dung tại phần III; đồng thời gửi BHXH các tỉnh để sử dụng trong công tác truyền thông tại địa phương.
- Triển khai hiệu quả công tác truyền thông theo các nội dung tại phần III Kế hoạch này trên Cổng Thông tin điện tử/Fanpage Facebook/Zalo OA của BHXH Việt Nam.
- Định kỳ hằng 6 tháng/năm, báo cáo Ban Chỉ đạo chuyển đổi số ngành BHXH Việt Nam và Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Ngành (qua Trung tâm Công nghệ thông tin (CNTT) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số và Tổ Công tác Đề án 06 của Ngành) về kết quả thực hiện Kế hoạch này để tổng hợp chung vào Báo cáo công tác chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 của Ngành.
2. Trung tâm Công nghệ thông tin
- Chủ động, kịp thời cung cấp các thông tin về việc triển khai Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam và các kết quả đạt được cho Trung tâm Truyền thông và Tạp chí BHXH để kịp thời tổ chức truyền thông.
- Chủ động phối hợp với Trung tâm Truyền thông cập nhật các sản phẩm truyền thông và các tin, bài của Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam thông tin về việc triển khai Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam lên ứng dụng VssID-BHXH số.
- Cung cấp thông tin số liệu tin, bài, các sản phẩm truyền thông về Đề án 06 đã được đưa lên ứng dụng VssID-BHXH số theo từng năm và gửi về Trung tâm Truyền thông trước ngày 25/12 hằng năm để tổng hợp, báo cáo.
- Xây dựng, đăng tải tuyến tin, bài chuyên sâu và các sản phẩm báo chí hiện đại theo các nội dung tại phần III.
- Tổ chức tuyến tin, bài truyền thông cao điểm nhân dịp Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10) hoặc khi cần thiết.
- Định kỳ hằng 6 tháng/năm báo cáo Ban Chỉ đạo chuyển đổi số ngành BHXH Việt Nam và Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Ngành (qua Trung tâm CNTT - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số và Tổ Công tác Đề án 06 của Ngành) về kết quả thực hiện Kế hoạch này để tổng hợp chung vào Báo cáo công tác chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 của Ngành.
4. Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng
- Tiếp nhận, hỗ trợ, tư vấn, giải đáp vướng mắc của tổ chức, cá nhân liên quan tới việc triển khai Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam qua: Tổng đài 1900.9068, Cổng Thông tin/Fanpage Facebook BHXH Việt Nam và các kênh tiếp nhận, hỗ trợ thông tin khác của Ngành.
- Chủ động, kịp thời tổng hợp, phân tích các vướng mắc trong quá trình triển khai Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam do các tổ chức, cá nhân phản ánh; Trên cơ sở đó, báo cáo, tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Ngành các giải pháp xử lý.
- Định kỳ hằng 6 tháng/năm báo cáo Ban Chỉ đạo chuyển đổi số ngành BHXH Việt Nam và Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Ngành (qua Trung tâm CNTT - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số và Tổ Công tác Đề án 06 của Ngành) về kết quả thực hiện Kế hoạch này để tổng hợp chung vào Báo cáo công tác chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 của Ngành.
5. Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao:
- Chủ động cung cấp các thông tin liên quan tới việc triển khai, thực hiện Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam (cần truyền thông nếu có).
- Phối hợp với Trung tâm Truyền thông triển khai thực hiện kịp thời các hoạt động liên quan.
- Chủ động báo cáo với cấp ủy, chính quyền địa phương kết quả triển khai, thực hiện Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam nhằm tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác truyền thông về lĩnh vực này của Ngành trên địa bàn.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành đoàn thể, các cơ quan thông tấn, báo chí, các đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động truyền thông về Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam theo các nội dung và hình thức quy định tại phần III, IV của Kế hoạch này đảm bảo phù hợp với đặc thù tại địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 362-NQ/BCSĐ.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc BHXH các quận, huyện, thị xã triển khai hiệu quả các hoạt động truyền thông theo Kế hoạch này.
- Hằng năm căn cứ tình hình thực hiện Đề án 06 của tỉnh để xây dựng Kế hoạch truyền thông Đề án 06 riêng hoặc lồng ghép nội dung trong các kế hoạch, kịch bản truyền thông của tỉnh.
- Chế độ báo cáo theo hình thức lồng ghép, cụ thể như sau:
+ Hằng tháng báo cáo kết quả truyền thông Kế hoạch này theo hướng lồng ghép vào báo cáo tháng theo yêu cầu tại Công văn số 990/BHXH-CNTT ngày 10/4/2023 của BHXH Việt Nam.
+ Định kỳ hằng 6 tháng/năm báo cáo kết quả truyền thông Kế hoạch này theo hướng lồng ghép vào Báo cáo kết quả công tác thông tin, truyền thông của tỉnh (có Phụ lục hướng dẫn bổ sung báo cáo gửi kèm).
Trên đây là Kế hoạch truyền thông Đề án 06 của BHXH Việt Nam, yêu cầu các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về BHXH Việt Nam (qua Trung tâm Truyền thông, số điện thoại 0243.6285231) để được hướng dẫn./.
|
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC |
Kế hoạch 2728/KH-BHXH năm 2023 về truyền thông Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu cư dân, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 2728/KH-BHXH |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
Người ký: | Đào Việt Ánh |
Ngày ban hành: | 31/08/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 2728/KH-BHXH năm 2023 về truyền thông Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu cư dân, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Chưa có Video