Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2328/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 06 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2023

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2022

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU NĂM 2022

Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu đề ra tại Kế hoạch số 163/KH-UBND ngày 09/02/2022 về thực hiện chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình năm 2022:

Mc tiêu/Chỉ tiêu

Đề ra

Kết quả thực hiện

Đánh giá

Tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử

96%

100%

Vượt

Tỷ lệ văn bản, hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng:

- Cấp tỉnh

- Cấp huyện

- Cấp xã

91%

74%

52%

95%

88%

65%

Vượt

Vượt

Vượt

Chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thng kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; được tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống dùng chung của tỉnh và liên thông với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia

80%

80%

Đạt

Các CSDL tạo nền tảng phát triển chính quyền số, chuyển đổi số quan trọng của tỉnh được kết nối, chia sẻ

50%

70%

Vượt

Tỷ lệ các hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý

30%

15%

Chưa đạt

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phbiến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia

100%

100%

Đạt

Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC

- Cấp tỉnh đạt trên 85%

- Cấp huyện, cấp xã đạt trên 80%

85%

80%

90%

75%

Đạt

Chưa đạt

Tỷ lệ dịch vụ công được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp

100%

100%

Đạt

Tỷ lệ giao dịch trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh được xác thực điện tử

100%

100%

Đạt

Tỷ lệ cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh, cấp huyện kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Nhà nước

100%

100%

Đạt

Tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin

100%

80%

Chưa đạt

Tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT của các cơ quan được đào tạo, bồi dưỡng về an toàn thông tin

100%

100%

Đạt

II. TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2022

1. Nhận thức số

UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tích cực phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận trong xã hội và toàn hệ thống chính trị về ứng dụng CNTT, chuyển đổi số và tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Các văn bản, chương trình, kế hoạch của tỉnh đều nhấn mạnh và giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị tăng cường phổ biến, quán triệt nhằm tạo sự chuyển biến trước hết về tư duy, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong xây dựng hạ tầng số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành Công văn số 787/STTTT-TTBCXB ngày 30/5/2022 về việc tuyên truyền về công tác chuyển đổi số; tổ chức hướng dẫn và cung cấp nội dung, tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền chuyển đổi số trên trang thông tin điện tử của Sở; triển khai phổ biến ấn phẩm Báo cáo chuyên đề hàng tuần về Chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số và các sở, ban, ngành, địa phương để nghiên cứu, tham khảo; triển khai Công văn số 5392/BTTTT-HTQT ngày 02/11/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc chia sẻ, phổ biến câu chuyện chuyển đổi số trên Chuyên mục T63; phối hợp các các sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện tuyên truyền, phổ biến việc tiếp cận Kênh truyền thông “Chuyển đổi số quốc gia” trên Zalo cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, trong đó có 4.067 thành viên các Tổ công nghệ số cộng đồng đã thực hiện “quan tâm”, theo dõi, chia sẻ các thông tin được cập nhật trên kênh này.

Cổng thông tin điện tử tỉnh có Chuyên mục tin tức chuyển đổi số. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh có Chuyên mục truyền hình về “Câu chuyện chuyển đổi số” với 02 câu chuyện/tháng; khi phát hành mỗi câu chuyện phát sóng 03 lần; tổng cộng tần suất phát sóng trung bình là trên 01 lần/tuần. Báo Quảng Bình tiếp tục tăng cường tin, bài về chuyển đổi số tại Chuyên mục công nghệ số. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức 01 Hội thảo khoa học về “Chuyển đổi số trong Nông nghiệp ở Quảng Bình”.

UBND các huyện, thị xã, thành phố đang tích cực chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, UBND cấp xã tổ chức thông tin về chuyển đổi số trên trang thông tin điện tử và triển khai xây dựng, phát sóng chuyên mục riêng về chuyển đổi số trên hệ thống đài truyền thanh cấp huyện và cơ sở, qua đó tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền về chuyển đổi số; hướng dẫn, phổ cập kiến thức, kỹ năng số cơ bản cho người dân trên địa bàn.

Về triển khai hoạt động Ngày Chuyển đi số: Triển khai Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia, Quyết định số 1092/QĐ-BTTTT ngày 16/6/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Kế hoạch triển khai Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2619/QĐ-UBND ngày 27/9/2022 về Ngày Chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình; Kế hoạch số 1767/KH-UBND ngày 27/9/2022 về truyền thông Ngày Chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2022, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp tổ chức tuyên truyền về chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chuyển đổi số và Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10; qua đó nâng cao nhận thức, hiểu biết cho toàn xã hội về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước.

- Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia một cách thiết thực, hiệu quả, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với Tập đoàn công nghệ Bkav tổ chức Hội thảo “Giới thiệu phương pháp luận về chuyển đổi số” nhằm giúp cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương nhìn nhận toàn diện hơn, rõ nét hơn, tiếp cận sâu hơn về chuyển đổi số; giúp định hình được khối lượng công việc, cách thức triển khai; từ đó xác định lộ trình, kế hoạch ưu tiên trong từng giai đoạn; lựa chọn các giải pháp, nền tảng số phù hợp với mục tiêu, điều kiện của tỉnh; đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh triển khai thành công.

- Báo Quảng Bình đã xây dựng chuyên mục Ngày Chuyển đổi số quốc gia trên báo in và báo điện tử; đăng tải trên 50 tin, bài, ảnh hưởng ứng công tác truyền thông Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10.

- Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình đã tăng cường tuyên truyền, phát sóng các tin, bài, phóng sự, phỏng vấn với các nội dung về chuyển đổi số, hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh trong 4 bản tin thời sự trong ngày và 4 chương trình phát thanh tổng hp; xây dựng chuyên mục “Câu chuyện chuyển đổi số” để tăng cường cập nhật tin bài về công tác chuyển đổi số; thực hiện tuyên truyền trên nền tảng số như trang thông tin điện tử qbtv.vn, fanpage, youtube của Đài.

- Chuyên mục Chuyển đổi số trên Cổng thông tin điện tử tỉnh cập nhật hơn 100 tin, bài tuyên truyền về hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh; tạo banner “Chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10”; tích cực tuyên truyền, cập nhật tin, bài về các hoạt động, sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 trên fangage, kênh Zalo Cổng thông tin điện tử tỉnh nhằm thu hút cộng đồng mạng và người dân quan tâm theo dõi.

- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành kế hoạch, công văn triển khai các hoạt động về Ngày chuyển đổi số quốc gia cụ thể với các hoạt động thiết thực; tổ chức phổ biến, quán triệt, truyền truyền về chủ trương đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, người lao động trong toàn đơn vị thông qua các hội nghị, cuộc họp của cơ quan, đơn vị; tăng cường công tác tuyên truyền về Ngày Chuyển đổi số quốc gia thông qua hình thức tạo Chuyên mục về “Ngày Chuyển đổi số quốc gia”, tạo banner “Chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10”, hiển thị bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia và thường xuyên cập nhật tin tức về chuyển đổi số trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị; treo băng rôn tuyên truyền trực quan tại trụ sở các cơ quan, đơn vị.

2. Thể chế số

Tỉnh ủy Quảng Bình ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 31/3/2022 về Chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện chuyển đổi số, trong đó có một số văn bản quan trọng sau:

- Kế hoạch số 163/KH-UBND ngày 09/02/2022 về thực hiện Chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình năm 2022;

- Kế hoạch số 203/KH-UBND ngày 18/02/2022 về triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;

- Kế hoạch số 434/KH-UBND ngày 21/3/2022 về thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2022 - 2030 tỉnh Quảng Bình”;

- Kế hoạch số 501/KH-UBND ngày 31/3/2022 về hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử, thúc đy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh Quảng Bình năm 2022;

- Kế hoạch số 540/KH-UBND ngày 07/4/2022 về việc triển khai hóa đơn điện tử trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;

- Kế hoạch số 698/KH-UBND ngày 28/4/2022 về chuyển đổi số giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 31/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình;

- Công văn số 822/UBND-KSTTHC ngày 18/5/2022 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia;

- Kế hoạch số 892/KH-UBND ngày 25/5/2022 về hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;

- Kế hoạch số 986/KH-UBND ngày 08/6/2022 về thực hiện chuyển đổi IPv6 trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2022-2025;

- Kế hoạch số 1011/KH-UBND ngày 10/6/2022 triển khai thúc đẩy ứng dụng Nn tảng số quản trị và kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;

- Kế hoạch số 1049/KH-UBND ngày 17/6/2022 triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025” trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;

- Kế hoạch số 1141/KH-UBND ngày 28/6/2022 triển khai thực hiện phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;

- Quyết định số 1901/QĐ-UBND ngày 11/7/2022 phê duyệt Đề án “Nâng cấp nền tảng công nghệ, kỹ thuật của Cổng Dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh”;

- Kế hoạch số 1235/KH-UBND ngày 11/7/2022 về việc triển khai Nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số tại Quảng Bình;

- Kế hoạch số 1414/KH-UBND ngày 09/8/2022 về thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”;

- Kế hoạch số 1509/KH-UBND ngày 19/8/2022 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;

- Kế hoạch số 1975/KH-UBND ngày 25/10/2022 Thực hiện Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” tại tỉnh Quảng Bình.

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện cơ bản đã ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU của Tỉnh ủy và Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2022.

3. Nhân lực số

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4111/QĐ-UBND ngày 14/12/2021 về việc kiện toàn và đổi tên Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử thành Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình. Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh đã ban hành Quyết định số 205/QĐ-BCĐ ngày 28/12/2021 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình và Quyết định số 21/QĐ-BCĐCĐS ngày 20/01/2022 về việc kiện toàn và đổi tên Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử thành Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình.

Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh đã ban hành Chương trình số 41/CTr-BCĐ ngày 28/02/2022 về chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình năm 2022 trong đó đã đề ra và cơ bản hoàn thành 23/23 các hoạt động trọng tâm; tập trung chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành địa phương đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, tổ chức triển khai các nhiệm vụ, dự án theo Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số của tỉnh năm 2022.

100% các sở, ban, ngành cấp tỉnh thực hiện kiện toàn Tổ Chỉ đạo Chuyển đổi số do đồng chí Giám đốc, Thủ trưởng cơ quan làm Tổ trưởng; 100% UBND huyện, thị xã, thành phố kiện toàn Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số do đồng chí Chủ tịch UBND cấp huyện làm Trưởng ban, đồng thời chỉ đạo UBND cấp xã triển khai thành lập, kiện toàn 140/151 Ban Chỉ đạo, Tổ triển khai chuyển đổi số cấp xã; 952/1.137 Tổ công nghệ số cộng đồng cấp thôn với 4.067 thành viên tham gia.

UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 765/QĐ-UBND ngày 24/3/2022 về việc kiện toàn Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) theo hướng dẫn của Bộ Công an. UBND huyện, thị xã, thành phố đã thành lập, kiện toàn 08/08 Tổ công tác triển khai thực hiện Đề án 06 cấp huyện, 151/151 Tổ công tác triển khai thực hiện Đề án 06 cấp xã và 1.137/1.137 Tổ công tác triển khai thực hiện Đề án 06 cấp thôn.

Năm 2022, tỉnh đã tổ chức 01 hội nghị chuyên đề về chuyển đổi số toàn tỉnh; đăng ký, cử 5.980 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia đào tạo trang bị kiến thức, kỹ năng Chuyển đổi số toàn diện theo chương trình của Công ty cổ phần Học viện Trực tuyến Việt Nam; tổ chức 03 lớp tập huấn tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức chuyển đổi số và kỹ năng sử dụng phần mềm dùng chung cho hơn 300 lượt lãnh đạo, CBCCVC các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện theo Quyết định số 491/QĐ-UBND ngày 24/02/2022 của UBND tỉnh về việc giao Kế hoạch và phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2022; tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình, nghiệp vụ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết TTHC/DVCTT trên Cổng Dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử cho hơn 350 lượt CBCC cấp huyện, cấp xã tại thị xã Ba Đồn, các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, Minh Hóa; tổ chức 02 khóa bồi dưỡng về chuyển đổi số cho 260 cán bộ lãnh đạo UBND cấp xã và 1.826 thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng của 08 huyện, thị xã, thành phố theo các Chương trình phối hợp với Cục Chuyển đổi squốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông...

4. Hạ tầng số, nền tảng số và dữ liệu số

Hạ tầng viễn thông, trạm thu phát sóng thông tin di động và cáp quang internet băng rộng trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển và hướng mnh về bảo đảm phủ sóng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. 100% trung tâm xã, phường, thị trấn có kết nối cáp quang internet băng thông rộng. Mạng 3G, 4G phủ sóng trên 80% khu vực dân cư. Tỷ lệ điểm phục vụ của mạng bưu chính công cộng có kết nối internet băng rộng cố định là 62,2%. Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh là 68%; tỷ lệ hộ gia đình có người có điện thoại thông minh là 79%; tỷ lệ hộ gia đình có kết nối internet băng rộng cáp quang là 60%.

Hạ tầng ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước tiếp tục được đầu tư, nâng cấp. Toàn tỉnh có 7.301 máy tính (gồm 5.636 máy tính để bàn và 1.558 máy tính xách tay) và 116 máy chủ. 100% sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã đã thiết lập mạng LAN và kết nối internet. Hiện các các sở, ban, ngành, địa phương đang tiếp tục rà soát, cải thiện chất lượng hệ thống thiết bị công nghệ và kết nối internet bảo đảm cho việc số hóa, ứng dụng các nền tảng, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành, nhất là phục vụ thực hiện Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo Quyết định số 468/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Trung tâm dữ liệu điện tử của tỉnh được triển khai phục vụ Chuyển đổi số theo hướng công nghệ điện toán đám mây, cơ bản đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định, có kết nối với Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ theo mô hình do Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn; được vận hành cơ bản ổn định phục vụ triển khai, quản trị, vận hành, khai thác, ứng dụng 11 nền tảng, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh, đồng thời hỗ trợ các cơ quan, đơn vị cài đặt, vận hành hệ thống, phần mềm chuyên ngành. Đã thực hiện chuyển đổi IPv4 sang IPv6 cho Cổng thông tin điện tử và Cổng dịch vụ công/hệ thống thông tin một cửa điện tử. Hiện đang đang xúc tiến nâng cấp toàn diện Trung tâm dữ liệu điện tử tỉnh theo Dự án chuyển đổi số, chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025, dự kiến hoàn thành trong trước tháng 06/2023.

Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước đã sẵn sàng kết nối đến 151/151 xã, phường, thị trấn. Hệ thống hội nghị truyền hình chuyên dùng của tỉnh đã bảo đảm kết nối thông suốt từ Trung ương đến huyện, dự kiến hoàn thành mở rộng đến cấp xã vào cuối năm 2022.

Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) được xây dựng bước đầu và được duy trì, hoạt động hiệu quả; đã thực hiện kết nối, liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tỉnh trong việc gửi, nhận văn bản điện tử, dịch vụ công trực tuyến, thông tin báo cáo, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành, thủ tục hành chính, công báo điện tử... và đã thực hiện kết nối, liên thông với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP), Trục liên thông văn bản quốc gia, Trục kết nối dữ liệu Cổng Dịch vụ công quốc gia, hệ thống hỗ trợ thanh toán quốc gia PayGov, thanh toán nghĩa vụ tài chính TTHC đất đai, cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư... Hiện đang triển khai tổ chức nâng cấp thành hệ thống nền tảng tích hợp, liên thông cho Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh, gm: Nn tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; Nn tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu; Nền tảng giám sát dữ liệu trực tuyến; Nền tảng phân tích, biểu diễn dữ liệu; Cổng dữ liệu mở, dự kiến sẽ triển khai theo Dự án chuyển đổi số, chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025 (giai đoạn 2: 2023-2025). Tỷ lệ các ứng dụng có dữ liệu dùng chung được kết nối, sử dụng qua LGSP đạt 100% (11/11). Tỷ lệ kết nối, sử dụng dịch vụ dữ liệu có trên NDXP đạt 100% (25/25).

Mô hình Trung tâm điều hành thông minh (IOC) cấp tỉnh, cấp huyện tiếp tục được nghiên cứu, triển khai thử nghiệm và xây dựng. Một số dịch vụ đô thị thông minh cơ bản đã và đang được phát triển, cung cấp, trong đó, từ tháng 11/2022 đã triển khai ứng dụng Hệ thống phần mềm dùng chung Tiếp nhận và xử lý phản ánh hiện trường của tỉnh (App QUANG BINH - S) trên địa bàn thành phố Đồng Hới, dự kiến mở rộng ứng dụng toàn tỉnh từ tháng 4/2023.

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, Công văn số 2224/BTTTT-THH ngày 09/6/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc tập trung thúc đẩy sử dụng các nền tảng số trên địa bàn trong năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 1104/UBND-KSTT ngày 23/6/2022 về việc thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh qua đó chỉ đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện thúc đy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn theo thẩm quyền và theo kế hoạch hàng năm; đồng thời xác định rõ Danh mục 24 nền tảng số quan trọng ưu tiên triển khai, sử dụng trong giai đoạn 2022-2024.

Các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tiếp nhận, kế thừa, phát triển, sử dụng các hệ thống thông tin, CSDL đã được Trung ương đầu tư, xây dựng hoặc hướng dẫn triển khai (CSDL về dân cư, hộ tịch, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, dân số, tài chính, bảo hiểm...); tích cực tham mưu xây dựng, triển khai ứng dụng có hiệu quả các hệ thống thông tin, CSDL dùng chung, chuyên ngành của tỉnh, thường xuyên cập nhật, làm mới, làm giàu dữ liệu phục vụ quản lý, điều hành, giải quyết dịch vụ công và cung cấp dữ liệu mở cho cộng đồng xã hội.

Lực lượng công an đã tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tích cực triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06); tập trung chỉ đạo tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của Đề án 06 để các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp hiểu rõ, ủng hộ, phối hợp thực hiện; triển khai thực hiện nhiều biện pháp để bảo đảm dữ liệu dân cư luôn “đúng, đủ, sạch, sống”; tổ chức thu nhận hồ sơ cấp Căn cước công dân và định danh điện tử cho công dân; tiến hành rà soát, cập nhật thông tin đối với các trường hợp tham gia đóng bảo hiểm xã hội nhưng có thông tin sai lệch với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; làm sạch dữ liệu thông tin tiêm chủng Covid-19 phục vụ kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và ký xác nhận “Hộ chiếu vắc xin”. Sở Tư pháp tiếp tục triển khai Đề án số hóa cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử giai đoạn 2021-2025. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tiếp tục số hóa hồ sơ người có công với cách mạng, đến nay đã hoàn thành 70% số lượng hồ sơ...

5. Chính quyền số

UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Kế hoạch số 2394/KH-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh về ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch số 698/KH-UBND ngày 28/4/2022 của UBND tỉnh về chuyển đổi số giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 31/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, Kế hoạch số 163/KH-UBND của UBND tỉnh ngày 09/02/2022 về thực hiện Chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình năm 2022; đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ số trong hoạt động của cơ quan nhà nước, gắn kết với chương trình cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và chất lượng phục vụ dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. Tiếp tục triển khai, duy trì và cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh (được ban hành tại Quyết định số 1420/QĐ-UBND ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình, đã cập nhật phiên bản 2.0 Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử) theo quy định của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tổ chức nâng cấp, hoàn thiện, quản lý, vận hành và đẩy mạnh triển khai ứng dụng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh:

- Cổng thông tin điện tử tỉnh tiếp tục được mở rộng và hoạt động có hiệu quả. Hiện nay, ngoài Cổng chính của UBND tỉnh, còn có 58 trang thông tin điện tử thành phần của cơ quan cấp tỉnh, 08 UBND cấp huyện, 151 UBND cấp xã.

- Cổng Dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh được ứng dụng cho cán bộ, công chức tại tất cả các sở, ban, ngành cấp tỉnh, 08/08 UBND cấp huyện và 151/151 UBND cấp xã. 848/870 TTHC đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp bằng hình thức DVCTT, đạt tỷ lệ 97,5%; trong đó: 811/818 TTHC đủ điều kiện được cung cấp DVCTT toàn trình, đạt tỷ lệ 99,1%; 37/52 TTHC đủ điều kiện được cung cấp DVCTT một phần, đạt tỷ lệ 71,2%. Tỷ lệ DVCTT do tỉnh xây dựng được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia đạt 100%. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến phát sinh của các DVCTT (toàn trình và một phần) là 22.650/97.334, đạt 23,3%; trong đó: 20.058/77.317 hồ sơ tiếp nhận, giải quyết trực tuyến của DVCTT toàn trình, đạt tỷ lệ 25,9%. Tỷ lệ TTHC được triển khai thanh toán điện tử là 100% (97/97); tỷ lệ TTHC có phát sinh giao dịch thanh toán điện tử là 13,4% (13/97); tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến là 3,6% (94/2.630).

Về kết quả thực hiện 25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06: Tính đến tháng 11/2022, đã cung cấp 23/25 dịch vụ công thiết yếu (còn 02 thủ tục liên thông vẫn đang triển khai thí điểm tại tỉnh Hà Nam và thành phố Hà Nội); tiếp nhận 94.264/145.648 hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, của tỉnh, đạt tỷ lệ 64,7%; trong đó: 11 dịch vụ công thuộc thẩm quyền giải quyết của lực lượng Công an là 78.174/87.271 hồ sơ, đạt tỷ lệ 89,6%; 12 dịch vụ công thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ngành, doanh nghiệp, địa phương là 16.090/58.377 hồ sơ, đạt tỷ lệ 27,6%.

- Hệ thống QLVB&ĐH của tỉnh duy trì hoạt động ổn định, liên thông 3 cấp chính quyền địa phương với Bộ, ngành Trung ương, các địa phương khác và được tích hợp hệ thống theo dõi thực hiện nhiệm vụ của UBND tỉnh. Tỷ lệ kết nối, gửi nhận văn bản điện tử 4 cấp chính quyền đạt 100% (21/21 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; 08/08 UBND cấp huyện; 151/151 UBND cấp xã). Trong năm 2022 đã thực hiện gửi, nhận 1.387.277 văn bản điện tử. Tỷ lệ văn bản, hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng tại cơ quan cấp tỉnh là 95%, cấp huyện là 88%, cấp xã là 65% (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). Đăng ký cấp phát chứng thư số chuyên dùng Chính phủ: 1.982 CTS (395 CTS tổ chức, 1.587 CTS cá nhân), trong đó có 231 chứng thư số phục vụ ký số trên thiết bị di động (SIM PKI).

- Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh cơ bản đáp ứng đầy đủ chức năng, yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, đã triển khai ứng dụng đến các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện. Tỷ lệ kết nối chế độ báo cáo, cung cấp thông tin, dữ liệu của tỉnh với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đạt 100% yêu cầu (08/08).

- Hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh có hơn 7.000 tài khoản thường xuyên sử dụng trong hoạt động công vụ; hệ thống quản lý hồ sơ CBCCVC tiếp tục được cập nhật, làm giàu dữ liệu; hệ thống quản lý công tác thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo đã kết nối Cơ sở dữ liệu khiếu nại, tố cáo của Thanh tra Chính phủ và tích hợp phân hệ “Đặt lịch hẹn tiếp dân định kỳ của Bí thư Tỉnh ủy”; hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến xây dựng, kết nối thông suốt từ huyện đến tỉnh và Trung ương; hệ thống CSDL dùng chung trên nền thông tin địa lý (GIS) của tỉnh đã hình thành, tiếp tục cập nhật và công khai thông tin quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất...

Các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử, Nghị định số 107/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC (Đề án 468). Từ tháng 8/2022, đã hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng phân hệ chức năng Kho quản lý dữ liệu điện tử trên Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh, triển khai số hóa hồ sơ và trả kết quả bản điện tử cho tổ chức và công dân.

Nhiều cơ quan, đơn vị của tỉnh tiếp tục xây dựng, nâng cấp hoặc nhận chuyển giao triển khai, duy trì ứng dụng các hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu chuyên ngành như: Các phần mềm quản lý cầu - đường, quản lý đăng kiểm xe ô tô, quản lý tàu sông, quản lý giấy phép lái xe, quản lý phương tiện thông qua thiết bị giám sát hành trình, quản lý tài sản đường bộ, quản lý tài sản đường thủy... (Sở Giao thông vận tải); các phần mềm dữ liệu VNFI SHBASE, giám sát tàu cá, quản lý giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, theo dõi diễn biến rừng tích hợp dữ liệu bản đồ quy hoạch 3 loại rừng và bản đồ vùng trọng điểm cháy... (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); các phần mềm quản lý đối tượng người có công và chế độ chính sách, quản lý trẻ em, quản lý người khuyết tật và nạn nhân bom mìn, quản lý đối tượng tại các cơ sở trợ giúp xã hội, quản lý thương binh, quản lý liệt sĩ, quản lý mộ - nghĩa trang liệt sĩ... (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội); các phần mềm quản lý lữ hành, quản lý hướng dẫn viên (Sở Du lịch); phần mềm quản lý ISO điện tử theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 (Sở Khoa học và Công nghệ); các hệ thống, phần mềm quản lý đầu tư công, quản lý Ngân sách - Kho bạc, quản lý mã quan hệ ngân sách, quản lý nguồn vốn, khai thác báo cáo quyết toán, quản lý tài sản, kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán ngân sách xã... của ngành kế hoạch, tài chính...

6. Kinh tế số, xã hội số

Kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển. Các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ hơn việc sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng CNTT - viễn thông để đổi mới mô hình kinh doanh, tăng năng suất lao động. Người dân đã tăng cường tiếp cận, rèn luyện kỹ năng số để sử dụng các dịch vụ số, từ đó, hình thành các mối quan hệ mới trong môi trường số, hình thành thói quen số và văn hóa số.

Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông triển khai khảo sát nhu cầu gói hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ; hướng dẫn các doanh nghiệp truy cập vào các Cổng thông tin digital.business.gov.vn, smedx.vn để nm thông tin về các Chương trình; tiếp cận kiến thức, tài liệu về chuyển đổi số; thực hiện tự đánh giá mức độ chuyển đổi số và đăng ký tham gia sử dụng các nền tảng số của Chương trình... Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận và tham gia Chương trình SMEdx là 980 doanh nghiệp; số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang sử dụng các nền tảng số trong sản xuất, kinh doanh là 1.760 doanh nghiệp.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tăng cường công tác khuyến nông và xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, nhóm hộ gia đình phát triển sản xuất, tìm kiếm mở rộng thị trường, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên nền tảng công nghệ số. Đến nay, có 9.494 sản phẩm OCOP được đã đăng tải thông tin trên Hệ thống phần mềm phục vụ công tác quản lý, thông tin về sản phẩm OCOP.

Sở Công Thương đẩy mạnh thực hiện Đề án “hỗ trợ truy xuất nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh Quảng Bình”; tiếp tục xúc tiến hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu trên môi trường internet thông qua kênh truyền thông marketing trên nền tảng số; triển khai dự án “Nâng cấp tính năng Sàn Giao dịch thương mại điện tử tỉnh Quảng Bình”. Đến nay, có 129 doanh nghiệp thành viên đăng ký tham gia và được niêm yết trên Sàn Giao dịch thương mại điện tử tỉnh (quangbinhtrade.vn), với số lượng sản phẩm được chào bán trên sàn là 245 sản phẩm.

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục tuyên truyền, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 2078/KH-UBND ngày 24/9/2021 của UBND tỉnh về phát triển doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Hiện tại, số lượng doanh nghiệp CNTT đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 125 doanh nghiệp, chủ yếu thực hiện kinh doanh, phân phối các sản phẩm, dịch vụ CNTT.

Ngành Thuế đã tích cực tham mưu, tổ chức thực hiện Kế hoạch số 540/KH-UBND ngày 07/4/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai hóa đơn điện tử trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đến nay, tổng số doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương thức kê khai sử dụng hóa đơn điện tử 5.971 (Số doanh nghiệp, tổ chức đã triển khai hóa đơn điện tử: 5.307; số hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai đã triển khai hóa đơn điện tử: 664). Tỷ lệ doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện nộp thuế điện tử: 4.896/4.935 đạt 99.2%.

Ngành Y tế tiếp tục triển khai ứng dụng các nền tảng số, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành: Hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử; hệ thống quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; hệ thống quản lý bán thuốc kê đơn; hệ thống thống kê y tế; hệ thống quản lý tiêm chủng... và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại bệnh viện, cơ sở y tế theo Kế hoạch số 892/KH-UBND ngày 25/5/2022 của UBND tỉnh. Các bệnh viện đa khoa trực thuộc Sở tiếp tục triển khai, duy trì bệnh án điện tử và đang trong bước đầu tổ chức hội chn, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai xúc tiến xây dựng Trung tâm điều hành Giáo dục (IOC) tích hợp dữ liệu với Trung tâm điều hành thông minh (IOC) của tỉnh. Tăng cường đẩy mạnh sử dụng các nền tảng s (Zoom, Google Meet, K12 Online, Microsoft Teams, Google Classroom, Zavi...) để phục vụ dạy học, hội nghị, tập huấn trực tuyến, đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Triển khai thủ tục “Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm mầm non” bằng hình thức trực tuyến theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức nâng cấp, hoàn thiện Cổng thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo, các phần mềm quản lý ngân hàng đề thi, quản lý thiết bị, quản lý thư viện, kim định chất lượng giáo dục, quản lý y tế học đường, quản lý tuyển sinh đu cấp. Hình thành các kho học liệu chia sẻ, trực tuyến được chọn lọc phù hợp tới từng cơ sở giáo dục, đáp ứng nhu cầu của người học ở tất cả bậc học và nhu cầu học tập sut đời của người dân. Thúc đẩy thanh toán không dùng tin mặt và sử dụng hóa đơn điện tử trong trường học, cơ sở giáo dục...

Sở Du lịch duy trì, vận hành tốt Cổng thông tin du lịch tỉnh; phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các địa phương, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động giới thiệu, quảng bá về con người, văn hóa, du lịch và các sản phẩm đặc trưng quê hương Quảng Bình trên môi trường mạng.

Ứng dụng công nghệ số trong ngành thuế, hải quan, kho bạc được triển khai mạnh mẽ, toàn diện. Các ngân hàng, tổ chức thương mại đẩy mạnh chuyển đổi số trong cung cấp dịch vụ ngân hàng số theo hướng phát triển đa dạng các kênh phân phối, tự động hóa quy trình và mô hình kinh doanh mới, đưa dịch vụ tài chính - ngân hàng đến vùng sâu, vùng xa chưa có khả năng tiếp cận hoặc chưa được ngân hàng phục vụ dựa vào các công nghệ.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh, số người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch đang còn hoạt động tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác là 498.511 người, đạt tỷ lệ 75,49%. Số lượng dân số ở độ tuổi trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân là 5.145 người, đạt 0,45%. Tổng số tên miền Việt Nam (.vn) là 1.065 tên miền.

7. An toàn thông tin mạng

UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, địa phương phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức nhà nước và người dùng internet trên địa bàn; quán triệt thực hiện Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực phòng chống phần mềm độc hại, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam, Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Việt Nam, các hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Quyết định số 13/2020/QĐ-UBND ngày 14/7/2020 của UBND tỉnh ban hành Quy chế bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước, Quyết định số 2682/QĐ-UBND ngày 20/8/2021 của UBND tỉnh phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với “Trung tâm dữ liệu điện tử tỉnh Quảng Bình” và các quy chế quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành của tỉnh.

Tổ chức quản lý, vận hành và thực hiện công tác bảo đảm an toàn hệ thống thông tin đối với Trung tâm dữ liệu điện tử, Mạng diện rộng WAN, các hệ thống thông tin, CSDL dùng chung của tỉnh theo cấp độ và phương án đã được phê duyệt. Tiếp nhận, duy trì hoạt động của Trung tâm giám sát an toàn thông tin (SOC) tỉnh được Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ thử nghiệm và tiếp tục thực hiện đầy đủ mô hình bảo đảm an toàn thông tin chuyên nghiệp “4 lớp”, có kết nối, chia sẻ dữ liệu với Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. Hiện đang xúc tiến triển khai xây dựng hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng và phòng chống mã độc tập trung của tỉnh giai đoạn 1 (2022-2024) và tham mưu bổ sung hạng mục nâng cấp, phát triển hạ tầng Trung tâm dữ liệu điện tử tỉnh trong Dự án Chuyển đổi số, chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025 để củng cố, nâng cao mức độ bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống.

Các cấp, các ngành thường xuyên quan tâm rà soát, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực các đơn vị, bộ phận, cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn thông tin và phối hợp duy trì hiệu quả hoạt động của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh; tham gia tích cực vào các hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia; tăng cường cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm xử lý sự cố an toàn mạng.

Trong năm 2022, đã tổ chức 01 lớp tập huấn và 01 cuộc diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho 58 thành viên Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng, cán bộ đầu mối/phụ trách CNTT/ATTTM các sở, ban, ngành, địa phương, cán bộ phòng PA05 - Công an tỉnh và cán bộ quản trị, vận hành Trung tâm dữ liệu điện tử tỉnh; đăng ký và cử 35 cán bộ, công chức, người lao động trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh tham dự khóa đào tạo kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dùng cuối theo Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025”; ban hành 21 văn bản cảnh báo, hướng dẫn rà soát, khắc phục lỗ hng bảo mật trên các hệ thống, thiết bị công nghệ; chỉ đạo, điều phối, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị tự xử lý gần 64.000 sự cố máy tính, sự cố an toàn thông tin mạng mức độ thấp và trung bình; chưa phát sinh các sự cố, vụ việc tấn công mạng quy mô lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành của tỉnh.

8. Kinh phí thực hiện

Tổng hợp kinh phí thực hiện các dự án, hoạt động ứng dụng CNTT, phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số trọng tâm của các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Bình năm 2022 tại Phụ lục 01 kèm theo.

9. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

- Nhận thức, kiến thức về chuyển đổi số của một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là ở cấp phòng sở, huyện và UBND cấp xã vẫn còn hạn chế. Lực lượng cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về CNTT, an toàn thông tin mạng của các ngành, cơ quan, đơn vị còn quá mỏng, năng lực tham mưu, tổ chức triển khai, thực hiện chưa thực sự đáp ứng yêu cầu.

- Hạ tầng mạng kết nối internet băng rộng tại một số địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa được phủ toàn diện hoặc chưa bảo đảm chất lượng. Hạ tầng thiết bị máy tính, kết ni mạng tại nhiều cơ quan, đơn vị vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về cấu hình, chất lượng; nhiều thiết bị được trang cấp cho cán bộ, công chức trước đây nay đã xuống cấp, lạc hậu, hiệu năng sử dụng thấp. Hoàn cảnh kinh tế của một bộ phận người dân, nhất là các hộ nghèo, hộ cận nghèo còn rất khó khăn, chưa có điều kiện sở hữu, sử dụng thiết bị máy tính, điện thoại thông minh và kết nối internet băng rộng để tiếp cận công nghệ, dịch vụ số, nâng cao kiến thức, kỹ năng số.

- Ứng dụng CNTT, công nghệ số tại nhiều cơ quan, đơn vị chưa có chiều sâu, chưa thực sự quan tâm đến số hóa dữ liệu và tận dụng việc ứng dụng công nghệ để cải cách, đi mới quy trình làm việc, cách thức phục vụ. Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành chưa được đầu tư xây dựng kịp thời, cơ bản và thiếu kinh phí để thường xuyên bồi đp, làm giàu, làm mới dữ liệu, gây khó khăn cho việc phát triển cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu mở của tỉnh.

- Hiệu quả công tác hướng dẫn, trợ giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng dịch vụ trực tuyến chưa cao; tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến còn thấp. Tiến độ thực hiện một số dự án đầu tư công về chuyển đổi số, xây dựng, phát triển hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành, cung cấp dịch vụ đô thị thông minh còn chậm. Kết quả hoạt động thúc đy, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nền tảng số, khai thác tài nguyên dữ liệu số còn khiêm tốn.

- Hoạt động phát triển doanh nghiệp công nghệ số tại tỉnh còn hạn chế. Do điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lao động công nghệ chưa đáp ứng nên việc thu hút đầu tư phát triển công nghiệp CNTT, hình thành các khu công nghiệp CNTT tập trung, khu công nghệ cao gặp nhiều khó khăn, đến nay chưa thực hiện được.

Những tồn tại, hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân. Bên cạnh các nguyên nhân khách quan về tính mới của việc tiếp cận, tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0; về khối lượng nhiệm vụ ứng dụng, phát triển CNTT, công nghệ số, chuyển đổi số phát sinh nhiều và yêu cầu phức tạp; về điều kiện ngân sách của địa phương còn hạn hẹp, khó khăn; về cơ chế, chính sách về bố trí, sử dụng cán bộ chuyên trách CNTT, an toàn thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước chưa rõ ràng, phù hợp; về việc xây dựng, triển khai, tích hợp, chia sẻ dữ liệu của các hệ thống thông tin dùng chung, chuyên ngành của địa phương còn phụ thuộc vào tiến độ xây dựng hệ thống và sự hỗ trợ kết nối của các cơ quan Trung ương... thì nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc của một bộ phận cán bộ, công chức về xu hướng, vị trí, vai trò và các nhiệm vụ cần thực hiện để chủ động tiếp cận, tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với quá trình chuyển đổi số quốc gia và chuyển đổi số của ngành, lĩnh vực, địa phương; lãnh đạo, nhất là người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị, địa phương vẫn chưa thực sự quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức triển khai cũng như thực hiện tốt vai trò nêu gương đi đầu trong ứng dụng CNTT, công nghệ số, dữ liệu số và cung cấp dịch v công trc tuyến tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

Phần II

KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2023

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;

- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

- Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia;

- Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

- Kế hoạch số 2394/KH-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh về ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm ATTT mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025;

- Kế hoạch số 698/KH-UBND ngày 28/4/2022 của UBND tỉnh về chuyển đổi số giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 31/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình;

- Kế hoạch số 1141/KH-UBND ngày 28/6/2022 của UBND tỉnh triển khai thực hiện phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Tiếp tục duy trì, phát triển và nâng cao chất lượng các chỉ tiêu đã đạt được trong thời gian qua để từng bước thực hiện, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 31/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

- Xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số tỉnh Quảng Bình tổng thể, toàn diện, có mô hình hoạt động được thiết kế, vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số để đưa hoạt động của các cấp chính quyền lên môi trường số, bảo đảm an toàn thông tin; phát triển kinh tế số, xã hội số để thay đổi mô hình quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, tạo ra các giá trị mới cho xã hội.

2. Mc tiêu c th

a) Chính quyền s

- 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp bằng hình thức DVCTT. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến phát sinh của từng DVCTT (toàn trình và một phần) tối thiểu 30% trở lên.

- Tỷ lệ văn bản, hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng tại cơ quan cấp tỉnh đạt 97%, cấp huyện đạt 92%, cấp xã đạt 80% (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- 100% chỉ tiêu chế độ báo cáo định kỳ về tình hình kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh được thực hiện trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; 100% chỉ tiêu theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ.

- 40% cơ sở dữ liệu chuyên ngành được xây dựng; 100% cơ sở dữ liệu thuộc danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh được kết nối, chia sẻ dữ liệu.

b) Kinh tế svà xã hội số

- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, sử dụng nền tảng số đạt 50%.

- Tỷ lệ doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện nộp thuế điện tử đạt 100%.

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 70%.

- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản định danh điện tử đạt 70%.

- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 78%.

- Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối internet băng rộng cáp quang đạt 65%.

- Tỷ lệ người dân trưởng thành có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 100%.

- Tỷ lệ cơ sở giáo dục triển khai nền tảng hỗ trợ dạy, học từ xa và có thể chia sẻ tài nguyên dạy và học đạt 60%.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhận thức số

- Đẩy mạnh triển khai Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phcập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” tại tỉnh Qung Bình; tăng cường phổ biến, quán triệt nhằm tạo sự chuyển biến trước hết về tư duy, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong xây dựng hạ tầng số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

- Căn cứ hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và điều kiện thực tế của tỉnh để ban hành, tổ chức Kế hoạch triển khai Ngày Chuyển đổi số quốc gia và Ngày Chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình năm 2023 bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tuyệt đối không phô trương, hình thức, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân địa phương. Cụ thể bao gồm: Kế hoạch hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023; Kế hoạch hưởng ứng và phổ biến Tháng 10 - Tháng Tiêu dùng số.

- Chỉ đạo cán bộ các cấp, nhất là thành viên các Tổ triển khai Đề án 06, Tổ công nghệ số cộng đồng tham gia vào kênh truyền thông Zalo chuyển đổi số quốc gia để được cập nhật kịp thời thông tin mới nhất về chuyển đổi số phục vụ công tác, từ đó lan tỏa tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho cộng đồng dân cư.

2. Thể chế số

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt, thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 31/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Nghị quyết số 165/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh thông qua Đề án phát triển chính quyền điện tử và dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, Kế hoạch số 698/KH-UBND ngày 28/4/2022 về Chuyển đổi số giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 31/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, công chức, viên chức, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về sự cần thiết của chuyển đổi số. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu về kết quả, hiệu quả chuyển đổi số trong cơ quan, đơn vị, lĩnh vực, địa bàn phụ trách; lấy việc triển khai thực hiện chuyển đổi số là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu.

- Tiếp tục triển khai, duy trì, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình. Khẩn trương hoàn thành, triển khai Kiến trúc công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) phát triển đô thị thông minh của tỉnh. Xây dựng, hoàn thiện các quy định, quy chế hoạt động các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh: Hệ thống phần mềm Tiếp nhận và xử lý phản ánh hiện trường; hệ thống hội nghị truyền hình chuyên dùng từ tỉnh đến xã...

- Xây dựng các chính sách, giải pháp thu hút đầu tư, trong đó ưu tiên thu hút các doanh nghiệp công nghệ số, công nghệ cao, thương mại điện tử... thúc đẩy phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ số trên địa bàn tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số.

3. Nhân lực số

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm quy mô cấp tỉnh nhằm truyền thông, nâng cao kiến thức, nhận thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, đô thị thông minh.

- Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số gắn với cải cách hành chính, công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, vn chức của tỉnh.

- Tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành của tỉnh cho cán bộ, công chức, viên chức theo nhu cầu của các cấp, các ngành.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên sâu và nâng cao về các công nghệ mới, phương thức xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong chuyển đổi s, bảo đảm an toàn thông tin mạng cho cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước.

- Rà soát, kiện toàn các đơn vị, bộ phận, đội ngũ cán bộ chuyên trách, phụ trách CNTT của các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã. Tổ chức bố trí, sắp xếp lực lượng cán bộ kỹ thuật phục vụ triển khai, cung cấp các dịch vụ đô thị thông minh, bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao bổ sung vào đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT, an toàn thông tin mạng trong các cơ quan nhà nước. Tranh thủ, phát huy, tận dụng tối đa sự đóng góp của các nhà khoa học, chuyên gia lĩnh vực chuyển đổi số trong xây dựng, hoạch định chương trình, kế hoạch, triển khai các đề án, dự án, hoạt động ứng dụng CNTT, công nghệ số, phát triển chính quyền số, đô thị thông minh.

4. Hạ tầng số, nền tảng số và dữ liệu số

- Tiếp tục phát triển hạ tầng kết nối băng rộng chất lượng cao đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, đô thị thông minh, chú trọng bảo đảm tại các khu công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, cơ quan nhà nước, trường học, cơ sở y tế, nơi tập trung dân cư mật độ cao. Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi toàn bộ mạng sang ứng dụng địa chỉ giao thức internet thế hệ mới (IPv6). Phát triển hạ tầng kết nối IoT, tích hợp cảm biến vào ứng dụng công nghệ số trong hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ đô thị thông minh về giao thông, môi trường, năng lượng, điện, nước...

- Phát triển hạ tầng phục vụ ứng dụng CNTT, công nghệ số trong cơ quan nhà nước hiện đại, đồng bộ. Nâng cấp tổng thể hạ tầng Trung tâm dữ liệu điện tử, Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh đủ mạnh, đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu, năng lực phục vụ trong giai đoạn trung hạn. Mở rộng xây dựng mạng diện rộng trên cơ sở mạng truyền số liệu chuyên dùng bảo đảm kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với tốc độ cao giữa các cơ quan nhà nước. Rà soát, từng bước đầu tư trang thiết bị CNTT phục vụ thực hiện chuyển đổi toàn bộ địa chỉ giao thức internet thế hệ cũ (Ipv4) sang sử dụng địa chỉ giao thức internet thế hệ mới (Ipv6) đối với hệ thống ứng dụng dùng chung của tỉnh.

- Xây dựng, hoàn thiện các nền tảng số có khả năng triển khai dùng chung rộng khắp, nhất là lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số được xác định tại Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 31/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Thực hiện kết nối và tổ chức khai thác hiệu quả các nền tảng dùng chung quy mô quốc gia về định danh và xác thực điện tử, thanh toán điện tử, thông tin báo cáo, điều hành an toàn thông tin mạng, cơ sở dữ liệu dân cư, hộ tịch, đăng ký kinh doanh... Xây dựng, triển khai nền tảng bản đồ số của tỉnh phục vụ phát triển, ứng dụng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, dùng chung và dịch vụ đô thị thông minh trên nền thông tin địa lý (GIS).

- Nâng cấp, phát triển nền tảng tích hợp, liên thông cho Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh để hình thành hệ thống các nền tảng quản lý, phân tích, tổng hợp, tích hợp, chia sẻ, biểu diễn dữ liệu dùng chung, tập trung của tỉnh theo định hướng chuyển đổi số, lấy dữ liệu làm trung tâm (Data-Centric). Thúc đẩy mạnh mẽ việc số hóa, phát triển, làm giàu dữ liệu số, bảo đảm cung cấp dữ liệu cho công tác quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ trực tuyến. Cung cấp các bộ dữ liệu mở có chất lượng và giá trị khai thác cao, mở dữ liệu theo quy định của pháp luật để phục vụ chuyển đổi số toàn diện. Tổ chức kết nối, chia sẻ, liên thông giữa các cơ sở dữ liệu, nền tảng số của tỉnh với các bộ, ban, ngành Trung ương để quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí và chồng chéo.

5. Chính quyền số

- Thực hiện tiếp nhận, kế thừa, phát triển, khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin, CSDL đã được Trung ương đầu tư, xây dựng (các CSDL về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, dân số, tài chính, bảo him...). Lựa chọn, xây dựng, phát triển, triển khai các ứng dụng, dịch vụ chuyển đổi số quản lý nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực theo hướng trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện bố trí nguồn lực thực hiện và bảo đảm kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, lĩnh vực của Trung ương.

- Nâng cấp, chuyển đổi nền tảng kỹ thuật, công nghệ và tổ chức ứng dụng hiệu quả Cổng Dịch vụ công/Hệ thống thông thông tin một cửa điện tử (Hệ thống thông tin giải quyết TTHC). Tiếp tục thực hiện Đề án 468; nâng cao chất lượng cung cấp và hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, trợ giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Triển khai biên lai điện tử cho việc thu phí, lệ phí giải quyết TTHC.

- Triển khai nâng cấp Hệ thống thư điện tử công vụ bảo đảm chất lượng phục vụ và mở rộng ứng dụng tới các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổ chức nâng cấp và triển khai ứng dụng sâu rộng phân hệ quản lý hồ sơ công việc trên Hệ thống QLVB&ĐH; hệ thống quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức; phn mềm quản lý công tác thi đua, khen thưởng...

- Rà soát, chuẩn hóa, triển khai Khung đánh giá và chế độ báo cáo định kỳ về tình hình kinh tế - xã hội định kỳ phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh trên Hệ thống thông tin báo cáo theo Quyết định 3045/QĐ-UBND ngày 08/11/2022 của UBND tỉnh.

- Tổ chức khai thác, mở rộng ứng dụng Hệ thống phần mềm dùng chung Tiếp nhận và xử lý phản ánh hiện trường của tỉnh hướng đến nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công, góp phần cải thiện môi trường sống và làm việc tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và khách du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục xây dựng, triển khai Trung tâm điều hành đô thị thông minh cấp huyện gắn với cung cấp các dịch vụ thông minh phù hợp tại các địa phương, có kết nối, kế thừa, chia sẻ tài nguyên, dữ liệu với các nền tảng dùng chung của tỉnh; tập trung triển khai thử nghiệm, thí điểm tại đô thị và nhanh chóng đánh giá, rút kinh nghiệm để tổ chức mở rộng ra các địa bàn khác trên toàn tỉnh.

6. Kinh tế số, xã hội số

- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về chuyển đổi nền kinh tế dựa trên công nghệ số và nền tảng số, về kinh tế số ICT, kinh tế số internet và kinh tế số ngành. Tổ chức các chương trình, diễn đàn phổ biến kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm của những doanh nghiệp trong từng lĩnh vực đang thành công nhờ các mô hình kinh doanh sáng tạo với công nghệ số. Phối hợp cung cấp các nội dung số, dịch vụ số về khoa học và công nghệ phục vụ người dân và doanh nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

- Triển khai các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ngành nghề truyền thống, doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi sang sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ trên các nền tảng số. Tổ chức các hội thảo, tập huấn, đào tạo chuyên đề cho các doanh nghiệp để giúp họ tự đánh giá lại phương pháp sản xuất kinh doanh, đánh giá lại chuỗi giá trị, mô hình kết nối với khách hàng để tự chuyển đổi phương pháp sản xuất kinh doanh của mình theo phương thức mới.

- Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, nhóm hộ gia đình tham gia các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy quảng bá và tiêu thụ hàng nông sản, sản phẩm đặc trưng và tiềm năng của tỉnh.

- Xây dựng, triển khai ứng dụng Công dân số tập trung tỉnh Quảng Bình, là ứng dụng duy nhất tích hợp các dịch vụ được cung cấp cho người dân trong mọi lĩnh vực của chuyển đổi số; bảo đảm phù hợp với định hướng, yêu cầu định danh, xác thực thống nhất từ Trung ương xuống địa phương.

- Phối hợp xây dựng và khai thác nền tảng cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp để nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số cho người dân. Tuyên truyền, phổ biến, áp dụng Bộ quy tắc ứng xử trên môi trường số, xây dựng văn hóa số trong cộng đồng.

- Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 203/KH-UBND ngày 18/02/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân làm Căn cước công dân gắn chip và đăng ký tài khoản định danh điện tử.

- Tiếp tục thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt theo Kế hoạch số 1509/KH-UBND ngày 19/8/2022 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

7. An toàn thông tin mạng

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực phòng chống phần mềm độc hại, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam, Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Việt Nam.

- Tiếp tục rà soát, hoàn thành phân loại, xác định, đề xuất, phê duyệt cấp độ và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho các hệ thống hạ tầng ứng dụng CNTT, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, phần mềm dùng chung, chuyên ngành, nội bộ.

- Tiếp tục xây dựng, phát triển Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC). Triển khai các hoạt động giám sát, đánh giá, bảo vệ, ứng cứu các hệ thống thông tin của tỉnh theo mô hình 4 lớp, bảo đảm khả năng thích ứng một cách chủ động, linh hoạt và giảm thiểu các nguy cơ, đe dọa mất an toàn thông tin trên không gian mạng, sẵn sàng các giải pháp phòng ngừa và ứng phó khi có sự cố xảy ra.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức đào tạo hoặc cử nhân sự chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin/CNTT tham gia các khóa đào tạo về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân.

- Xây dựng và triển khai các quy định, kế hoạch về ứng phó sự cố; các hoạt động của đội ứng cứu sự cố, việc tham gia hoạt động của mạng lưới ứng cu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia. Tổ chức tối thiểu 01 cuộc diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng trong năm 2023.

8. Danh mục các nhiệm vụ, dự án trọng tâm chuyển đổi số năm 2023

- Phụ lục 02 kèm theo.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Ngân sách cấp tỉnh cân đối, cấp kinh phí cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh.

2. UBND cấp huyện, cấp xã chủ động bố trí tối thiểu 2% tổng chi ngân sách của cấp huyện, cấp xã cho hoạt động chuyển đổi số tại địa phương mình phù hợp với chủ trương, định hướng chung của toàn tỉnh.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra và phối hợp với các cấp, các ngành triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hp kết quả báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các chương trình, dự án trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

- Đẩy mạnh chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động truyền thông về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số như: Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, tọa đàm, hội thảo, các chương trình truyền hình, các giải pháp truyền thông hiện đại để tuyên truyền rộng rãi về các kế hoạch, nội dung, hoạt động chuyển đổi scủa tỉnh; nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đng thuận của người dân, doanh nghiệp về thực hiện chuyển đổi số...

- Làm tốt công tác kiểm soát đầu tư mua sắm theo chỉ đạo, công tác thẩm định và nghiệm thu đưa vào sử dụng các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách, bảo đảm đầu tư đồng bộ, tiết kiệm, hiệu quả, tránh chồng chéo, lãng phí.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Trên cơ sở nguồn vốn ngân sách tỉnh Quảng Bình năm 2023, cân đối, đề xuất bố trí đủ kinh phí để thực hiện Kế hoạch này, ưu tiên cho hạng mục phát triển hạ tầng, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu số dùng chung của tỉnh và trên chuyên ngành, lĩnh vực quan trọng để bảo đảm phát triển đi trước, làm nền móng vững chc thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện ở các cấp địa phương; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí cụ thể chi cho ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

3. Văn phòng UBND tỉnh

Tổ chức hướng dẫn các sở, ban, ngành, địa phương rà soát, đề xuất, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt danh mục, quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần triển khai trong năm 2023.

4. Sở Ni v

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức đẩy mạnh ứng dụng CNTT, công nghệ số gắn kết với cải cách hành chính; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT, an toàn thông tin mạng trong cơ quan nhà nước theo quy định, hướng dẫn của Trung ương, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của tỉnh.

5. Các sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào nội dung tại Kế hoạch này và yêu cầu, điều kiện thực để ban hành, điều chỉnh Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2023 của cơ quan, đơn vị, địa phương; sắp xếp, bố trí hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền bố trí, hỗ trợ nguồn vốn, kinh phí để triển khai thực hiện; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

- Chủ động nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tổ chức, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số để xây dựng thành công “cơ quan số”, “ngành số”, “địa phương s” tại cấp mình; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Xây dựng các chuyên mục tuyên truyền về kế hoạch và kết quả thực hiện chuyển đổi số của cơ quan, ngành, địa phương trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, trang thông tin điện tử thành phần của cơ quan, đơn vị mình.

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng quy định.

- Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.

6. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông

- Bưu điện tỉnh, Bưu chính Viettel tiếp tục tham gia, phối hợp hoạt động hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp, sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử Postmark Voso; nghiên cứu, thực hiện cung cấp dịch vụ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến của DVCTT và đề xuất triển khai cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đảm nhận một số công việc phù hợp trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC theo Đề án 468 của Chính phủ.

- Các doanh nghiệp viễn thông, internet trên địa bàn tiếp tục phát triển, bảo đảm hạ tầng kết nối internet băng rộng, mạng truyền số liệu chuyên dùng đáp ứng nhu cầu của tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong ứng dụng công nghệ số, sử dụng DVCTT, dịch vụ đô thị thông minh; tích cực tham gia các hoạt động phối hợp ứng cứu, khắc phục hậu quả sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh.

Yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương nghiêm túc triển khai, thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông) để xem xét, điều chỉnh phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số;
- Bộ Thông tin và Truyền thông (báo cáo);
- TT Tỉnh
ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp t
nh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Đài PTTH, Báo Quảng Bình;
- VNPT, Viettel Quảng Bình;
- VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KSTTHC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Thắng

 

PHỤ LỤC 01

TỔNG HỢP KINH PHÍ MỘT SỐ DỰ ÁN, HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ, CHUYỂN ĐỔI SỐ TRỌNG TÂM TRIỂN KHAI TRONG NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 2328/KH-UBND ngày 06/12/2022 của UBND tỉnh Quảng Bình)

STT

Tên dự án, hoạt động

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Kinh phí thực hiện trong năm 2022 (Nghìn đồng)

Ghi chú

Tổng số

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

I

Kinh phí đầu tư công

 

 

83.331.000

33.600.000

49.731.000

 

1

Nâng cấp, phát triển mạng diện rộng (WAN) của tỉnh; xây dựng hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng và phòng chống mã độc tập trung

Sở TT&TT

2022-2024

2.100.000

 

2.100.000

 

2

Dự án Chuyển đổi số, chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025 (pha 1: Trung tâm dữ liệu điện tử, Hệ thống hội nghị truyền hình về cấp xã, Hệ thống thông tin báo cáo, Cng điều hành và không gian làm việc số...)

Sở TT&TT

2022-2025

33.600.000

33.600.000

 

Pha 1 khởi công năm 2022, dự kiến giải ngân trong năm 2023

3

Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Sở Tư pháp

2022-2024

1.350.000

 

1.350.000

 

4

Nâng cấp, triển khai nhân rộng phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Quảng Bình

Sở Nội vụ

2022-2024

3.000.000

 

3.000.000

 

5

Xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở dữ liệu quản lý không gian (SDI) quản lý quy hoạch xây dựng

Sở Xây dựng

2022-2024

1.350.000

 

1.350.000

 

6

Nâng cấp hệ thống dữ liệu công tác dân tộc

Ban Dân tộc

2022-2024

2.000.000

 

2.000.000

 

7

Ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan Đảng tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025

Văn phòng Tỉnh ủy

2022-2024

6.000.000

 

6.000.000

 

8

Đu tư mua sắm thiết bị kỹ thuật chuẩn HD cho hệ thống mạng sản xuất chương trình và nâng cao năng lực quản lý của Đài PT&TH Quảng Bình

Đài PT&TH tỉnh

2022-2024

7.500.000

 

7.500.000

 

9

Triển khai hạ tầng công nghệ thông tin và dịch vụ đô thị thông minh thành phố Đồng Hới năm 2022

Văn phòng HĐND-UBND thành phố Đồng Hới

2022

24.431.000

 

24.431.000

 

10

Triển khai Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh thị xã Ba Đồn giai đoạn 1

Văn phòng HĐND-UBND thị xã Ba Đồn

2022-2023

2.000.000

 

2.000.000

 

II

Kinh phí chi thường xuyên

 

 

25.701.000

0

25.701.000

 

1

Xây dựng phân hệ chức năng Kho quản lý dữ liệu điện tử trên Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP và Quyết định số 468/QĐ-TTg

Sở TT&TT

2022

1.600.000

 

1.600.000

 

2

Trang bị phần mềm Theo dõi dự toán, thu chi và quyết toán NSNN từ Tabmis cho các đơn vị HCSN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Sở Tài chính

2022

5.300.000

 

5.300.000

 

3

Xây dựng Phòng họp trực tuyến ngành Tài chính

Sở Tài chính

2022

795.000

 

795.000

 

4

Gia hạn phần mềm kế toán cho các đơn vị UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2022

Sở Tài chính

2022

461.000

 

461.000

 

5

Duy trì, nâng cấp phần mềm kế toán HCSN Das 10.6 cho các đơn vị HCSN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2022

Sở Tài chính

2022

998.000

 

998.000

 

6

Phần mềm tự động hóa công tác xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp để cấp phiếu lý lịch tư pháp

Sở Tư pháp

2022

3.000.000

 

3.000.000

 

7

Phần mềm chi trả chế độ cho người có công

SLĐ-TH&XH

2022

2.500.000

 

2.500.000

 

8

Xây dựng hệ thống thông tin thu thập cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động, sàn giao dịch việc làm

Sở LĐ-TH&XH

2022

1.998.000

 

1.998.000

 

9

Phần mềm hỗ trợ truy xuất nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh Quảng Bình

Sở Công thương

2022

500.000

 

500.000

 

10

Nâng cấp tính năng Sàn Giao dịch thương mại điện tử tỉnh Quảng Bình

Sở Công thương

2022

400.000

 

400.000

 

11

Nâng cấp hệ thống quản lý và vận hành hệ sinh thái du lịch thông minh

Sở Du lịch

2022

498.000

 

498.000

 

12

Xây dựng phần mềm phục vụ thi tuyển sinh lớp 10 THPT, tuyển sinh trực tuyến đầu cấp

Sở GD&ĐT

2022

4.500.000

 

4.500.000

 

13

Nâng cấp phần mềm Kim định chất lượng giáo dục

Sở GD&ĐT

2022

2.000.000

 

2.000.000

 

14

Xây dựng phần mềm quản lý hoạt động đào tạo của Trường Cao đẳng Nghề Quảng Bình

Trường Cao đẳng Nghề Quảng Bình

2022

342.000

 

342.000

 

15

Xây dựng phần mềm quản lý đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Quảng Bình

Trường Cao đẳng Y tế Quảng Bình

2022

369.000

 

369.000

 

16

Xây dựng phần mềm quản lý hoạt động đào tạo của Trường Trung cấp Du lịch - Công nghệ số 9

Trường Trung cấp Du lịch - Công nghệ số 9

2022

440.000

 

440.000

 

Tổng cộng

 

 

109.032.000

33.600.000

75.432.000

 

 

PHỤ LỤC 02

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN TRỌNG TÂM CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 2328/KH-UBND ngày 06/12/2022 của UBND tỉnh Quảng Bình)

STT

Nhiệm vụ, dự án

Nội dung, quy mô, chỉ tiêu

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

I

THCHẾ S

1.1

Duy trì, cập nhật Kiến trúc Chính quyền đin tử tỉnh Quảng Bình

Tiếp tục triển khai, duy trì, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình theo hướng dẫn của Trung ương, phù hợp với yêu cầu phát triển tại tỉnh

Sở TT&TT

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

1.2

Xây dựng Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Quảng Bình

Xây dựng, triển khai Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Quảng Bình

Sở TT&TT

Sở Xây dựng; các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

1.3

Xây dựng Bộ chỉ số chuyển đổi số (DTI) các cấp

Xây dựng, triển khai Bộ chỉ số DTI cấp sở, huyện, xã

Sở TT&TT

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

1.4

Quy chế quản lý, vận hành, ứng dụng hệ thống phần mềm dùng chung tiếp nhận và xử lý phản ánh hiện trường tỉnh Quảng Bình

Xây dựng, triển khai Quy chế chính thức quản lý, vận hành, ứng dụng hệ thống phần mềm dùng chung tiếp nhận và xử lý phản ánh hiện trường tỉnh Quảng Bình

Sở TT&TT

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

1.5

Quy chế quản lý vận hành và sử dụng hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến từ cấp tỉnh đến cấp xã

Xây dựng ban hành Quy chế quản lý vận hành và sử dụng hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến từ cấp tỉnh đến cấp xã

Sở TT&TT

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

II

NHẬN THỨC S VÀ NHÂN LC SỐ

2.1

Hội nghị, hội thảo, tọa đàm quy mô cấp tỉnh về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, đô thị thông minh

Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm quy mô cấp tỉnh nhằm truyền thông, nâng cao kiến thức, nhận thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, ĐTTM

Sở TT&TT

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

2.2

Hội thảo khoa học về chuyển đổi số trong các lĩnh vực liên quan; về quản lý và triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về chuyển đổi số

Tổ chức các hội thảo khoa học về chuyển đổi số trong các lĩnh vực liên quan; về quản lý và triển khai nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở TT&TT; các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

2.3

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số gắn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh

Tổ chức hoặc lồng ghép nội dung về chuyển đổi số, kỹ năng số trong các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Sở Nội vụ

Sở TT&TT; các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

2.4

Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành

Tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng, khai thác các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành của tỉnh cho cán bộ, công chức, viên chức theo nhu cầu của các cấp, các ngành

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

Sở TT&TT

2.5

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về việc ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức vùng DTTS, cán bộ làm công tác dân tộc

Tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về việc ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức vùng DTTS, cán bộ làm công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở và đồng bào DTTS

Ban Dân tộc

Sở TT&TT; các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

2.6

Rà soát, kiện toàn các đơn vị, bộ phận, đội ngũ cán bộ chuyên trách, phụ trách CNTT

Rà soát, kiện toàn các đơn vị, bộ phận, đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT của các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

Sở TT&TT

III

PHÁT TRIỂN HẠ TNG S, NN TẢNG SỐ VÀ DLIỆU S

3.1

Nâng cấp, hoàn thiện hạ tng, trang thiết bị công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong các cấp, các ngành

Nâng cấp, hoàn thiện trang thiết bị hệ thống họp trực tuyến, hệ thống mạng LAN, máy tính, máy in, máy quét, thiết bị số hóa... đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong các cấp, các ngành

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở TT&TT

3.2

Nâng cấp Trung tâm dữ liệu điện tử tỉnh

Nâng cấp Trung tâm dữ liệu điện tử tỉnh hiện đại, hình thành nền tảng hạ tầng điện toán đám mây, bảo đảm hiệu năng phục vụ và từng bước chuyển đổi Ipv6 cho các hệ thống thống thông tin dùng dung, chuyên ngành được thiết lập, cài đặt tập trung tại Trung tâm

Sở TT&TT

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

3.2

Nâng cấp, phát triển nền tảng tích hợp, liên thông cho Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh

Nâng cấp, phát triển nền tảng tích hợp, liên thông cho Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh để hình thành hệ thống các nền tảng quản lý, phân tích, tổng hợp, tích hợp, chia sẻ, biểu diễn dữ liệu dùng chung, tập trung của tỉnh (bao hàm cả lõi nền tảng IOC của tỉnh) theo định hướng chuyển đổi số, lấy dữ liệu làm trung tâm (Data-Centric)

Sở TT&TT

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

3.3

Xây dựng Cổng điều hành và không gian làm việc số cho công chức

Xây dựng Cổng điều hành và không gian làm việc số cho công chức; tích hợp, hội tụ các ng dụng dùng chung để hình thành Nền tảng quản trị tổng thể dùng chung của tỉnh

Sở TT&TT

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

3.4

Nâng cấp hệ thống CSDL dùng chung trên nền thông tin địa lý (GIS) tỉnh

Nâng cấp hệ thống CSDL dùng chung trên nền thông tin địa lý (GIS) tỉnh; triển khai nền tảng chia sẻ dịch vụ bản đồ và dịch vụ dữ liệu không gian (nền tảng bản đồ số) trên địa bàn tỉnh

Sở TT&TT, Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

3.5

Nâng cấp nền tảng kỹ thuật, công nghệ Cổng Dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử

Nâng cấp nền tảng kỹ thuật, công nghệ Cổng Dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử (hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính) đáp ứng yêu cầu thực hiện Đề án 06 và Đề án 468

Sở TT&TT, Văn phòng UBND tỉnh

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

3.6

Nâng cấp hệ thống thư điện tử công vụ

Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thư điện tử công vụ; chuẩn hóa hệ thống tài khoản làm tài khoản gốc khai báo cho các hệ thống thống thông tin dùng chung khác; mở rộng ứng dụng tới các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh

Sở TT&TT

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

3.7

Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị tại thành phố Đồng Hới và thị xã Ba Đồn

Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án về phần mềm, cơ sở dữ liệu quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; số hóa, cập nhật dữ liệu hạ tầng kỹ thuật đô thị tại thành phố Đồng Hới và thị xã Ba Đồn

Sở Xây dựng

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

3.8

Xây dựng, phát triển, triển khai ứng dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản

Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án về hệ thống thông tin, CSDL về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh; cập nhật thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản, chỉ số giá giao dịch một số loại bất động sản và chỉ số lượng giao dịch bất động sản định kỳ; liên kết, tích hợp công khai trên hệ thống thông tin của Bộ Xây dựng

Sở Xây dựng

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

3.9

Xây dựng, phát triển Trung tâm quản lý giám sát và điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thông minh của tỉnh

Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án về Trung tâm quản lý giám sát và điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thông minh cho tỉnh Quảng Bình; cung cấp và chia sthông tin xe buýt cho người đi xe buýt qua Website và Mobi App...

Sở Giao thông Vận tải

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

3.10

Xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý số hóa cơ sở hạ tầng cầu đường giao thông cho ngành giao thông tỉnh

Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án về ứng dụng công nghệ 4.0 để số hóa, quản lý hạ tng cầu đường giao thông trên địa bàn Thành phố Đồng Hới và thị xã Ba Đồn; xây dựng hệ thống phần mềm, CSDL quản lý tầng cầu đường giao thông...

Sở Giao thông Vận tải

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

3.11

Nâng cấp, phát triển hạ tầng và dữ liệu hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai

Tiếp tục xây dựng, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án nâng cấp, phát triển cơ sở dữ liệu đất đai (CSDL quốc gia thành phần) tại tỉnh và hệ thống sao lưu dữ liệu dự phòng cho CSDL đất đai tỉnh

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

3.12

Xây dựng hệ thống CSDL và phần mềm quản lý thông tin tài nguyên địa chất, khoáng sản

Tiếp tục xây dựng, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án về hệ thống CSDL và phần mềm quản lý thông tin tài nguyên địa chất, khoáng sản của tỉnh

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

3.13

Nâng cấp hệ thống bảo đảm an toàn thông tin, phòng, chống mã độc cho phòng máy chủ và hạ tầng ứng dụng CNTT của Sở Tài nguyên và Môi trường

Tiếp tục xây dựng, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án về đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, phần mềm đthực hiện phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ cho phòng máy chủ và hạ tầng ứng dụng CNTT của Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định pháp luật và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở TT&TT

3.14

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống bản đồ số ngành Công Thương

Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án về hệ thống bản đồ số ngành Công Thương

Sở Công Thương

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

3.15

Xây dựng, phát triển hệ thống thông tin thị trường nông sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2022- 2025

Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án để phát triển hệ thống thông tin thị trường nông sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2022- 2025; tập trung hệ thống hóa, phát triển cơ sở dữ liệu thông tin về sản xuất và thị trường nông sản, cung cấp kịp thời có hệ thống về thông tin ngành nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý và nhu cầu của thị trường.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

3.16

Xây dựng, phát triển hệ thống quan trc, giám sát, cảnh báo và dự báo sớm thiên tai, lũ lụt trên toàn địa bàn tỉnh

Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án để tiếp tục phát triển hệ thống quan trc, giám sát và dự báo sớm phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, ứng phó các sự cố thiên tai tại một số vị trí xung yếu của tỉnh, đồng thời đưa ra các cảnh báo sớm người dân, cộng đồng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

3.17

Xây dựng, phát triển nền tảng IoT cho nông nghiệp kết nối, thông minh trên địa bàn tỉnh

Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án về hạ tng IoT và các nền tảng, cơ sở dữ liệu phát triển nông nghiệp kết nối, thông minh; tập trung 03 lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, đặc biệt ưu tiên phục vụ dự báo tình hình sâu bệnh hại...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

3.18

Xây dựng CSDL quản lý nhà nước về cơ sở chăn nuôi

Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án về hệ thống thông tin, CSDL quản lý nhà nước về cơ sở chăn nuôi, hướng tới thay đổi phương thức quản lý về chăn nuôi, hệ thống báo cáo, quản lý tổng đàn..., thúc đẩy hình thành, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp số trên lĩnh vực chăn nuôi

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

3.19

Xây dựng, phát triển hệ thống phần mềm, CSDL về di sản văn hóa, thể thao tỉnh

Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án về hệ thống phần mềm, CSDL lưu trữ, quản lý và khai thác dữ liệu số về di sản văn hóa, thể thao; số hóa, phát triển dữ liệu về di sản văn hóa, thể thao; phát triển, tích hợp, triển khai bản đồ số 3D di sản văn hóa; triển khai Cổng thông tin điện tử và Apps mobile giới thiệu, phục vụ tra cứu về di sản văn hóa, thể thao tỉnh; xây dựng hệ thống phần mềm, CSDL nghiệp vụ QLNN chuyên ngành Thể thao thành tích cao...

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở TT&TT, Sở Du lịch; các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

3.20

Xây dựng, phát triển hệ thống phần mềm, CSDL về bảo tàng tỉnh

Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án về phần mềm quản lý hiện vật bảo tàng; hệ thống bảo tàng số 3D và thuyết minh tự động...

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở TT&TT; các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

3.21

Nâng cấp, phát triển hệ thống thư viện số tại Thư viện tỉnh

Nâng cấp, phát triển hệ thống thư viện số tại Thư viện tỉnh; kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các nền tảng, hệ thống thông tin, CSDL của ngành Văn hóa và Thể thao

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở TT&TT; các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

3.22

Nâng cấp Cổng thông tin du lịch và hệ sinh thái du lịch thông minh tỉnh

Nâng cấp Cổng thông tin du lịch và hệ sinh thái du lịch tỉnh Quảng Bình cơ bản hiện đại, thông minh, đồng thời phát triển, tích hợp một số công cụ phục vụ quản lý nhà nước về: doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh; đơn vị lữ hành; hướng dẫn viên; cơ sở lưu trú; khu, điểm du lịch; điểm mua sm, khu vui chơi giải trí... Triển khai số hóa thông tin các điểm đến du lịch phục vụ giới thiệu, quảng bá du lịch

Sở Du lịch

Sở TT&TT, Sở Văn hóa và Thể thao; UBND cấp huyện; Hiệp hội Du lịch tnh

3.23

Nâng cấp, phát triển các hệ thống, phần mềm quản lý lưu trữ, khai thác tài liệu lưu trữ lịch sử điện tử

Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án về các hệ thống, phần mềm quản lý lưu trữ, khai thác tài liệu lưu trữ lịch sử điện tử; hoạt động số hóa tài liệu lưu trữ lịch sử của tỉnh

Sở Nội vụ

Sở TT&TT; các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

3.24

Nâng cấp, phát triển phần mềm chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính cấp sở, cấp huyện, cấp xã; Phần mềm Thi tìm hiểu cải cách hành chính

Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án về phát triển phần mềm chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính cấp sở, cấp huyện, cấp xã; phần mềm Thi tìm hiểu cải cách hành chính để nhân rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả ứng dụng trên toàn tỉnh

Sở Nội vụ

Sở TT&TT; các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

3.25

Tiếp tục thực hiện Đề án số hóa dữ liệu hộ tịch

Tiếp tục, đẩy nhanh thực hiện Đề án số hóa cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử giai đoạn 2 (theo Quyết định số 4824/QĐ-UBND ngày 12/12/2019 của UBND tỉnh)

Sở Tư pháp

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

3.26

Tiếp tục thực hiện số hóa hồ sơ người có công với cách mạng

Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án tiếp tục số hóa hồ sơ người có công với cách mạng gắn với ứng dụng phần mềm quản lý, chi trả chế độ cho người có công

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

 

3.27

Xây dựng, phát triển phần mềm quản lý và tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi; hệ thống thư viện số cho các trường phổ thông; phần mềm mô phỏng cho các cơ sở giáo dục...

Xây dựng, thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án triển khai hệ thống quản lý và tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi; tích hợp phần mềm thi chọn học sinh giỏi vào phân hệ thi tập trung của phần mềm phục vụ thi tuyển sinh lớp 10 THPT, tuyển sinh trực tuyến đầu cấp; xây dựng thư viện điện tử dùng chung cho các trường phổ thông; trang bị phần mềm mô phỏng cho các cơ sở giáo dục phổ thông (hình thành hệ thống phòng học tương tác thông minh, phòng thí nghim/thực hành, phòng LAP mô phỏng, ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) vào dạy học và thực hành)...

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở TT&TT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; UBND cấp huyện

3.28

Xây dựng, phát triển Cổng kết nối cơ sở dữ liệu khoa học và công nghQuốc gia tại tỉnh

Xây dựng, thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án triển khai Cổng kết nối cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ Quốc gia tại tỉnh theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

3.29

Số hóa tài liệu một số lĩnh vực quan trọng ngành Giáo dục và Đào tạo

Xây dựng, thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án triển khai số hóa hồ sơ tốt nghiệp THPT từ năm 1989 trở về trước và các năm: 2019, 2020, 2021, 2022; hồ sơ cán bộ từ 2015 đến 2021 tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

3.30

Xây dựng, triển khai phần mềm quản lý trang thiết bị và công trình y tế

Xây dựng, triển khai đề án, dự án về phần mềm quản lý trang thiết bị và công trình y tế cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn

Sở Y tế

Sở TT&TT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; UBND cấp huyện

3.31

Xây dựng, triển khai Bệnh án điện tử

Xây dựng, triển khai đề án, dự án về phần mềm Bệnh án điện tử cho các bệnh viện thuộc Sở Y tế

Sở Y tế

Sở TT&TT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; UBND cấp huyện

3.32

Xây dựng, triển khai hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe toàn tỉnh

Xây dựng, triển khai đề án, dự án về hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe toàn tỉnh

Sở Y tế

Sở TT&TT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; UBND cấp huyện

3.33

Nâng cấp Hệ thống quản lý công tác thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Nâng cấp, hoàn thiện, triển khai mở rộng ứng dụng Hệ thống quản lý công tác thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; số hóa và chuyển đổi dữ liệu từ các hệ thống cũ

Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, S TT&TT

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

IV

PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ

4.1

Tiếp tục thực hiện Đề án 468; nâng cao chất lượng cung cấp và hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, trợ giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng dịch vụ trực tuyến

- 100% TTHC đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp bằng hình thức DVCTT.

- Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến phát sinh của từng DVCTT (toàn trình và một phần) tối thiểu 30% trở lên.

- Tỷ lệ hồ sơ phát sinh thanh toán trực tuyến không dưới 20%.

- 100% kết quả giải quyết TTHC được trả bản điện tử vào Kho dữ liệu của tổ chức, cá nhân.

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

Sở TT&TT, Văn phòng UBND tỉnh

4.2

Triển khai biên lai điện tử cho việc thu phí, lệ phí... giải quyết thủ tục hành chính

100% cơ quan, đơn vị ứng dụng biên lai điện tử trong thu phí, lệ phí giải quyết TTHC trên Cng dịch vụ công/hệ thống thông tin một cửa điện tử

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

Sở TT&TT, Văn phòng UBND tỉnh, Cục Thuế

4.3

Tiếp tục ứng dụng có hiệu quả hệ thống quản lý văn bản và điều hành để gửi nhận văn bản điện tử và lập, nộp, lưu trữ hồ sơ công việc theo quy định

- 100% cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước triển khai phân hệ quản lý hồ sơ công việc.

- Tỷ lệ văn bản, hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng tại cơ quan cấp tỉnh đạt 97%, cấp huyện đạt 92%, cấp xã đạt 80% (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

Sở TT&TT, Văn phòng UBND tỉnh

4.4

Triển khai, duy trì nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

- Triển khai Khung đánh giá và chế độ báo cáo định kỳ về tình hình kinh tế-xã hội định kỳ phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh theo Quyết định số 3045/QĐ-UBND ngày 08/11/2022.

- 100% chỉ tiêu chế độ báo cáo định kỳ về tình hình kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh được thực hiện trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh.

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở TT&TT, Văn phòng UBND tỉnh, Cục Thống kê

4.5

Triển khai ứng dụng hiệu quả hệ thống Hội nghị truyền hình chuyên dùng của tỉnh

Triển khai ứng dụng hiệu quả hệ thống Hội nghị chuyên dùng dùng chung của tỉnh để tăng cường hội họp, giải quyết công việc qua môi trường mạng, nhất là các cuộc họp 4 cấp, 3 cấp từ Trung ương đến địa phương; các cuộc họp 2 cấp huyện - xã

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

Sở TT&TT, Văn phòng UBND tỉnh

4.6

Triển khai ứng dụng hiệu quả Hệ thống quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức; phn mềm quản lý công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh

Tổ chức ứng dụng hiệu quả Hệ thống quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh, có kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDL về CBCC của Bộ Nội vụ; triển khai phần mềm quản lý công tác thi đua, khen thưởng cho các cơ quan, đơn vị ở 3 cấp địa phương

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

Sở Nội vụ, Sở TT&TT, Văn phòng UBND tỉnh

4.7

Triển khai ứng dụng các nền tảng, hệ thống công nghệ chuyên ngành, lĩnh vực

- Tiếp nhận, kế thừa, phát triển, sử dụng các hệ thống thông tin, CSDL đã được Trung ương đầu tư, xây dựng (dân cư, đất đai, doanh nghiệp, dân s, tài chính, bảo hiểm...).

- Phát triển, triển khai các ứng dụng, dịch vụ chuyển đổi số quản lý nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực của tỉnh theo hướng trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện bố trí nguồn lực thực hiện.

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

Sở TT&TT, Văn phòng UBND tỉnh

4.8

Tổ chức khai thác, ứng dụng Hệ thống phần mềm dùng chung Tiếp nhận và xử lý phản ánh hiện trường của tỉnh

Tổ chức khai thác, ứng dụng Hệ thống phần mềm dùng chung Tiếp nhận và xử lý phản ánh hiện trường của tỉnh hướng đến nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công, góp phần cải thiện môi trường sống và làm việc tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và khách du lịch trên địa bàn

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

Sở TT&TT, Văn phòng UBND tỉnh

4.9

Xây dựng, triển khai Trung tâm điều hành đô thị/địa phương thông minh cấp huyện

Xây dựng, triển khai Trung tâm điều hành đô thị/địa phương thông minh gắn với cung cấp, phát triển các dịch vụ thông minh phù hợp tại các địa phương; có kết nối, kế thừa, chia sẻ tài nguyên, dữ liệu với các nền tảng, hệ thống dùng chung của tỉnh

UBND huyện, thị xã, thành phố

Sở TT&TT; các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp xã

V

PHÁT TRIN KINH TẾ S, XÃ HỘI SỐ

5.1

Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử

Triển khai Kế hoạch phát triển thương mại điện tử, Kế hoạch thực hiện Đề án đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh; đào tạo, bồi dưỡng cho các tổ chức, doanh nghiệp về thương mại điện tử; thúc đẩy ứng dụng nền tảng địa chỉ số gắn với bản đồ số trong hoạt động thương mại điện tử

Sở Công Thương, Sở TT&TT

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Hội doanh nghiệp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

5.2

Triển khai các Chương trình, hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh

- Triển khai Chương trình Hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp (tập trung vào doanh nghiệp vừa và nhỏ), hợp tác xã, hộ kinh doanh giai đoạn 2021-2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Tỷ ldoanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, sử dụng nền tảng số đạt 50%.

Sở KH&ĐT, Sở TT&TT

Hội doanh nghiệp tỉnh; Liên minh Hợp tác xã tỉnh; các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã

5.3

Thúc đẩy đưa hộ sản xuất nông nghiệp, sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Hướng dẫn, hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp, sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghip, nông thôn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở TT&TT

Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

5.4

Triển khai Đán xác định chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp

Triển khai Đề án xác định chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp trên trên địa bàn tỉnh

Sở TT&TT, Sở KH&ĐT, Hội Doanh nghiệp tỉnh

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

5.5

Thúc đẩy ứng dụng nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch

Trin khai hướng dẫn, hỗ trợ ứng dụng nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh (theo chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số)

Sở Du lịch

Sở TT&TT; Hiệp hội Du lịch tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

5.6

Xây dựng, triển khai Ứng dụng Công dân số tập trung tỉnh Quảng Bình

Xây dựng, triển khai Ứng dụng Công dân số tập trung tỉnh Quảng Bình, là ứng dụng duy nhất tích hợp các dịch vụ được cung cấp cho người dân trong mọi lĩnh vực của chuyển đổi số; bảo đảm phù hợp với định hướng, yêu cầu định danh, xác thực thống nhất từ Trung ương xuống địa phương

Sở TT&TT

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

5.7

Nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số cho người dân

- Phối hợp khai thác nền tảng cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp để nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số, từng bước hình thành công dân số.

- Tập huấn, bồi dưỡng cho 100% thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, cấp thôn để phổ biến hướng dẫn, trợ giúp người dân sử dụng công nghệ số và các nền tảng số “Make in Việt Nam .

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

Sở TT&TT, Sở Khoa học và Công nghệ

5.8

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân làm CCCD gắn chip và đăng ký tài khoản định danh điện tử

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có cài đặt ứng dụng VneID và có tài khoản định danh điện tử đạt 70%

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

Công an tỉnh, STT&TT

5.9

Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 78%.

- 60% trường học, cơ sở giáo dục và 60% bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán học phí, viện phí và các giao dịch khác.

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế

Sở TT&TT; các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

VI

BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN

 

 

6.1

Tiếp tục thực hiện Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực phòng chống phần mềm độc hại

- Phổ biến, quán triệt, nâng cao nhận thức về các mối nguy hại của mã độc và trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống mã độc.

- Hoàn thành việc phân loại, xác định cấp độ và thực hiện phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho hệ thống hạ tầng ứng dụng CNTT, hệ thống thông tin, CSDL, phần mềm nội bộ, chuyên ngành...

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

Sở TT&TT

6.2

Xây dựng, phát triển, khai thác Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) tỉnh Quảng Bình

Phát triển Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng (SOC) và hệ thống phòng chống mã độc tập trung; thực hiện đy đủ, có chất lượng mô hình bảo đảm an toàn thông tin chuyên nghiệp “4 lớp”

Sở TT&TT

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

6.3

Nâng cao năng lực của lực lượng chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh

Tổ chức tối thiểu 01 lớp tập huấn và 01 cuộc diễn tập thực chiến cho các thành viên Đội ứng cứu sự cố ATTTM của tỉnh, cán bộ đầu mối/phụ trách CNTT/ATTTM các sở, ban, ngành, địa phương

Sở TT&TT

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã

6.4

Phcập kỹ năng số và an toàn, an ninh chương trình giảng dạy ở các trường học

Nghiên cứu, phối hợp triển khai đưa một số nội dung phổ cập kỹ năng số và an toàn, an ninh mạng dựa trên các nền tảng mở, phần mềm nguồn mở vào chương trình giảng dạy từ cấp tiu học để hình thành sớm các kỹ năng ATTT cần thiết cho công dân số

Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở TT&TT

UBND cấp huyện, cấp xã

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 2328/KH-UBND năm 2022 thực hiện chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình năm 2023

Số hiệu: 2328/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
Người ký: Trần Thắng
Ngày ban hành: 06/12/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [34]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 2328/KH-UBND năm 2022 thực hiện chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình năm 2023

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…