THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/CT-TTg |
Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2022 |
VỀ ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG CỨU SỰ CỐ AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG VIỆT NAM
An toàn thông tin mạng là trụ cột quan trọng, xuyên suốt để tạo lập niềm tin số và bảo vệ sự phát triển thịnh vượng của đất nước trong kỷ nguyên số nhằm thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia, một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đột phá chiến lược được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII. Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng là hoạt động then chốt, có tính cấp thiết giúp các cơ quan, tổ chức giảm thiểu thiệt hại, ngay cả khi xảy ra sự cố nghiêm trọng. Tuy nhiên, hiện nay công tác ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu ứng phó chủ động từ sớm, xử lý kịp thời, hiệu quả các cuộc tấn công mạng có quy mô ngày càng lớn, phức tạp, có thể gây hậu quả khó lường đối với sự phát triển và ổn định kinh tế - xã hội.
Để khắc phục các hạn chế, tồn tại và tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch, Tổng giám đốc tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp là thành viên (hoặc có đơn vị trực thuộc là thành viên) của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia quán triệt tới tất cả các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nguyên tắc “Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng là hoạt động quan trọng nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý và khắc phục kịp thời sự cố an toàn thông tin mạng”; chỉ đạo triển khai nghiêm túc các nội dung của Chỉ thị này và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu lơ là trong công tác ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng, để xảy ra hậu quả, thiệt hại nghiêm trọng tại cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
b) Hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng phải chuyển từ bị động sang chủ động, bao gồm: chủ động thực hiện săn lùng mối nguy hại và rà quét lỗ hổng trên các hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý tối thiểu 01 lần/6 tháng; ban hành phương án, kịch bản ứng cứu sự cố cho hệ thống thông tin trước ngày 31 tháng 12 năm 2022 và cập nhật kịp thời khi có thay đổi; tổ chức diễn tập thực chiến tối thiểu 01 lần/năm đối với hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên nhằm đánh giá khả năng phòng ngừa xâm nhập và khả năng phát hiện kịp thời các điểm yếu về quy trình, công nghệ, con người. Trường hợp phát hiện điểm yếu, lỗ hổng bảo mật cho phép xâm nhập và kiểm soát hệ thống thì thực hiện đồng thời khắc phục điểm yếu, lỗ hổng và săn lùng mối nguy hại.
c) Tổ chức, kiện toàn lại các Đội ứng cứu sự cố trước ngày 31 tháng 12 năm 2022 theo hướng chuyên nghiệp, cơ động, có tối thiểu 05 chuyên gia an toàn thông tin mạng (bao gồm cả chuyên gia thuê ngoài) đáp ứng chuẩn kỹ năng về an toàn thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
d) Cơ quan chủ trì 11 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng (theo Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ) chú trọng hoạt động chia sẻ thông tin về các nguy cơ, sự cố mất an toàn thông tin mạng cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý, vận hành hệ thống thông tin thuộc lĩnh vực và phục vụ kịp thời, hiệu quả cho Đội ứng cứu sự cố của lĩnh vực (CERT lĩnh vực).
đ) Giao Đội ứng cứu sự cố thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên sau: làm đầu mối tiếp nhận, quản lý sự cố; ứng cứu, xử lý sự cố và săn lùng mối nguy hại; nghiên cứu, theo dõi các nguy cơ tấn công mạng, thông tin về lỗ hổng, điểm yếu; luyện tập các kỹ năng bảo vệ hệ thống thông tin và tham gia các chương trình huấn luyện, diễn tập do Cơ quan điều phối quốc gia chủ trì.
e) Bố trí đủ kinh phí bảo đảm hoạt động của Đội ứng cứu sự cố; thu hút nhân lực chất lượng cao vào làm công tác ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng.
g) Nghiêm túc thực hiện rà soát, phát hiện và khắc phục các lỗ hổng, điểm yếu theo cảnh báo của cơ quan chức năng; chủ động theo dõi, phát hiện sớm các nguy cơ mất an toàn thông tin mạng để kịp thời xử lý, khắc phục.
h) Có biện pháp kiểm soát nguy cơ mất an toàn thông tin mạng gây ra bởi bên thứ ba và các chuỗi cung ứng công nghệ thông tin và truyền thông.
i) Nghiêm túc thực hiện các quy định về báo cáo sự cố an toàn thông tin mạng; đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về việc báo cáo, cung cấp thông tin về sự cố.
k) Khuyến khích triển khai các chiến dịch nâng cao ý thức cảnh giác của người dùng cuối đối với các cuộc tấn công mạng.
l) Công bố thông tin đầu mối (số điện thoại, thư điện tử hoặc các kênh liên lạc khác) tiếp nhận thông báo sự cố trên cổng thông tin điện tử của cơ quan trước ngày 31 tháng 10 năm 2022.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn phát triển Đội ứng cứu sự cố cho 11 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng theo Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Hướng dẫn triển khai các hoạt động thường xuyên của Đội ứng cứu sự cố và xây dựng khung năng lực Đội ứng cứu sự cố trước ngày 30 tháng 11 năm 2022.
c) Thúc đẩy hoạt động diễn tập thực chiến an toàn thông tin mạng tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; sử dụng kết quả diễn tập làm tiêu chí để đánh giá mức độ trưởng thành, chuyên nghiệp các Đội ứng cứu sự cố hàng năm.
d) Chủ trì tổ chức triển khai, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện Chỉ thị này; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
3. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:
a) Triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
b) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông trong hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia.
5. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet:
a) Công bố thông tin đầu mối (số điện thoại, thư điện tử hoặc các kênh liên lạc khác) tiếp nhận thông báo sự cố trên cổng thông tin (website) trước ngày 31 tháng 10 năm 2022; tuyên truyền cho khách hàng về cách thức phản ánh sự cố mất an toàn thông tin mạng.
b) Nghiêm túc tuân thủ các yêu cầu điều phối của Cơ quan điều phối quốc gia trong các hoạt động ứng cứu, xử lý sự cố.
c) Cảnh báo cho khách hàng các nguy cơ, sự cố an toàn thông tin mạng trên diện rộng hoặc khi phát hiện nguy cơ, sự cố an toàn thông tin mạng liên quan tới khách hàng; hỗ trợ khách hàng ứng cứu, xử lý sự cố an toàn thông tin mạng liên quan tới dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.
6. Các doanh nghiệp an toàn thông tin mạng:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin về sự cố mất an toàn thông tin mạng về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
b) Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều phối quốc gia trong các hoạt động ứng cứu, xử lý sự cố.
c) Chú trọng việc tham gia các tổ chức quốc tế về ứng cứu sự cố để đẩy mạnh hoạt động chia sẻ thông tin.
|
KT. THỦ TƯỚNG |
PRIME MINISTER
OF VIETNAM |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 18/CT-TTg |
Hanoi, October 13, 2022 |
DIRECTIVE
stepping up response to cybersecurity EMERGENCIES in Vietnam
Cybersecurity plays an important part throughout in creating digital trust and protecting the country's prosperous development in the digital era in order to successfully carry out national digital transformation, one of the most important tasks and breakthrough strategies set out at the 13th National Congress of the Communist Party of Vietnam. Response to cybersecurity emergencies is a key and urgent activity to assist agencies and organizations in minimizing damages, even in serious emergencies. However, the response to cybersecurity emergencies of agencies, organizations, and enterprises in Vietnam has currently not met the requirement for early proactive response, prompt and effective settlement of increasingly large- and complex-scale cyberattacks that may lead to unpredictable consequences for socio-economic development and stability.
In order to overcome shortcomings and strengthen effectiveness and efficiency of the response to national cybersecurity emergencies, the Prime Minister issues directives:
1. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, the People's Committees of provinces and central-affiliated cities, corporations, state corporations and organizations and enterprises which are members (or have an affiliated unit as a member) of the National Cyber Emergency Response Network urgently implement the following tasks:
a) Ministries, Heads of ministerial agencies, Governmental agencies, Presidents of the People's Committees of provinces and central-affiliated cities, Chairpersons/General Directors of corporations, state corporations and organizations and enterprises which are members (or have an affiliated unit as a member) of the National Cyber Emergency Response Network strictly control entities under their management according to the principle “Response to cybersecurity emergencies is an important task in promptly detecting, preventing, handling and overcoming cybersecurity emergencies"; direct entities to strictly implement tasks mentioned in this Directive and be responsible before the Prime Minister for their neglect of response to cybersecurity emergencies thereby leading to serious consequences and damage in agencies and units under their management.
b) The response to cybersecurity emergencies must be proactively performed, including: proactively performing threat hunting and vulnerability scanning on information systems under their management for at least 01 time/6 months; issuing emergency response plans and scenarios for the information systems before December 31, 2022 and promptly updating in case of changes; organizing actual-combat drills at least once a year for level-3 information systems or higher in order to assess the ability to prevent intrusions and promptly detect weaknesses in processes, technologies and people. Any security vulnerability that could be exploited to gain access and control of the systems must be overcome and threats must be detected at the same time.
c) Cybersecurity Emergency Response Teams (CERTs) must be reorganized and put together before December 31, 2022 in a professional and mobile manner, with at least 05 cybersecurity experts (including outsourced experts) to meet standards of cybersecurity skills prescribed by the Ministry of Information and Communications.
...
...
...
dd) The CERTs shall perform the following regular tasks: acting as the focal point to receive and manage emergencies; making response, handling emergencies and detecting threats; researching and monitoring risks of cyberattacks, information on vulnerabilities; practicing skills to protect the information systems and participating in trainings and drills chaired by the National Coordinating Agency.
e) They must sufficiently allocate assurance funds to the CERTs; attract high-quality human resources to participate in response to cybersecurity emergencies.
g) They must seriously review, detect and overcome vulnerabilities according to warnings of competent authorities; proactively monitor and detect risks of cyber insecurity for prompt consideration and settlement.
h) They must have measures for control of risks of cyber insecurity caused by third parties and information and communications technology (ICT) supply chains.
i) They must strictly comply with regulations on cybersecurity emergency reports; improve dissemination of reporting and providing information on emergencies.
k) They must encourage implementation of campaigns to raise end-user vigilance against cyberattacks.
l) They must publish contact information (phone number, email or other communication channels) to receive notices on emergencies on their web portals before October 31, 2022.
2. The Ministry of Information and Communications shall:
a) Provide instructions on development of the CERTs for 11 important fields whose cybersecurity assurance needs to be prioritized according to Decision No. 632/QD-TTg dated May 10, 2017 of the Prime Minister.
...
...
...
c) Promote actual-combat drills of cybersecurity at agencies, organizations and enterprises; use results of the drills as a criterion to evaluate the maturity and professionalism of the CERTs every year.
d) Preside over implementation, instructions, monitoring, urge, inspection and evaluation of the implementation of this Directive; consolidate results of the implementation and report them to the Prime Minister.
3. The Ministry of Public Security and Ministry of National Defense shall:
a) Make response to cybersecurity emergencies according to their assigned functions and tasks.
b) Strictly cooperate with the Ministry of Information and Communications in response to national cybersecurity emergencies.
4. The Ministry of Finance shall be responsible for guidance on allocation of budgets and take priority over the response to cybersecurity emergencies.
5. Telecommunications and Internet service providers:
a) publish contact information (phone number, email or other communication channels) to receive notices on emergencies on their websites before October 31, 2022; disseminate methods for reporting cybersecurity emergencies to their customers.
b) strictly comply with coordination requirements of the National Coordinating Agency in emergency response to and settlement of cybersecurity emergencies.
...
...
...
6. Cybersecurity enterprises:
a) provide and share information on cyber insecurity to the Ministry of Information and Communications (via Authority of Information Security).
b) strictly cooperate with the National Coordinating Agency in emergency response to and settlement of cybersecurity emergencies.
c) pay attention to participate in international emergency response organizations to improve information sharing.
7. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People's Committees of provinces and central-affiliated cities, Heads of relevant agencies, units, organizations and individuals are responsible for compliance with this Directive./.
PP. PRIME
MISNISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Vu Duc Dam
;
Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2022 về đẩy mạnh triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 18/CT-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 13/10/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2022 về đẩy mạnh triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video