BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/VBHN-BTC |
Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2016 |
HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ QUỸ MỞ
Thông tư số 183/2011/TT-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về việc thành lập và quản lý Quỹ mở, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2012, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 15/2016/TT-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 183/2011/TT-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2011 hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở như sau:2
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc huy động vốn để thành lập, quản lý quỹ mở và các hoạt động của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, đại lý phân phối, tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan tới hoạt động quản lý quỹ mở trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chi phí ngầm (soft commission) là các khoản phí được thể hiện là không phải thanh toán trực tiếp bằng tiền, mà đã được tính gộp chung với các chi phí hợp lệ khác.
2. Đại lý ký danh là đại lý phân phối đứng tên chủ sở hữu tài khoản ký danh, thực hiện giao dịch chứng chỉ quỹ thay mặt cho các nhà đầu tư tại sổ phụ.
3. 3 Đại lý phân phối là tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng lưu ký, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức kinh tế khác đã đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ mở.
4. Giá trị tài sản ròng trung bình trong năm của quỹ là tổng giá trị tài sản ròng của quỹ tính tại các ngày định giá chia cho số ngày định giá chứng chỉ quỹ trong năm.
5. Giá trị thanh lý của một cổ phiếu được xác định bằng giá trị vốn chủ sở hữu của tổ chức phát hành chia cho tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
6. Hạng mục đầu tư lớn của quỹ là hạng mục đầu tư vào các loại giấy tờ có giá và chứng khoán phát hành bởi cùng một tổ chức (bao gồm công cụ thị trường tiền tệ, công cụ chuyển nhượng, chứng khoán, theo quy định tại điểm b, d, e khoản 2 Điều 15 Thông tư này), có tổng giá trị chiếm từ năm phần trăm (5%) trở lên trên tổng giá trị tài sản của quỹ.
7. Hợp nhất quỹ là hình thức hai hoặc một số quỹ mở (sau đây gọi là quỹ bị hợp nhất) hợp nhất thành một quỹ mở mới (sau đây gọi là quỹ hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp, nợ và các nghĩa vụ sang quỹ hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các quỹ bị hợp nhất.
8. Hồ sơ cá nhân bao gồm bản cung cấp thông tin theo mẫu quy định tại phụ lục 07 kèm theo Thông tư này, bản sao có chứng thực giấy chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
9. 4 (được bãi bỏ)
10. Ngày định giá là ngày mà công ty quản lý quỹ xác định giá trị tài sản ròng của quỹ theo quy định tại Luật Chứng khoán.
11. Ngày giao dịch chứng chỉ quỹ là ngày định giá mà công ty quản lý quỹ, thay mặt quỹ, phát hành và mua lại chứng chỉ quỹ mở.
12. Ngân hàng giám sát là ngân hàng thương mại có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán được công ty quản lý quỹ lựa chọn để thực hiện các dịch vụ lưu ký và giám sát việc quản lý quỹ.
13. Người được hưởng lợi là tổ chức, cá nhân, không đứng danh chủ sở hữu tài sản, nhưng có đầy đủ các quyền sở hữu đối với tài sản đó.
14. Nhóm các công ty có quan hệ sở hữu là công ty mẹ, công ty con, công ty liên doanh, liên kết.
15. Quản lý danh mục đầu tư của quỹ bao gồm việc nghiên cứu và phân tích đầu tư; xây dựng và thực hiện các chiến lược, chiến thuật đầu tư; quyết định cơ cấu danh mục đầu tư, loại tài sản để đầu tư và thoái vốn đầu tư, quyết định thời điểm thực hiện đầu tư và thoái vốn đầu tư.
16. Quỹ là quỹ mở được định nghĩa tại khoản 30 Điều 6 Luật Chứng khoán năm 2006.
17. 5 Quỹ trái phiếu là quỹ mở đầu tư vào các loại tín phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá và các công cụ có thu nhập cố định khác với tỷ trọng đầu tư vào các tài sản này chiếm từ tám mươi phần trăm (80%) giá trị tài sản ròng trở lên.
18. Sáp nhập quỹ là hình thức một hoặc một số quỹ mở (sau đây gọi là quỹ bị sáp nhập) sáp nhập vào một quỹ mở khác (sau đây gọi là quỹ nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp, nợ và các nghĩa vụ sang quỹ nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các quỹ bị sáp nhập.
19. Sổ đăng ký nhà đầu tư chính (sau đây gọi tắt là sổ chính) là tài liệu dưới dạng văn bản, tập dữ liệu điện tử hoặc cả hai ghi nhận các thông tin về nhà đầu tư sở hữu chứng chỉ quỹ.
20. Sổ đăng ký nhà đầu tư phụ (sau đây gọi tắt là sổ phụ) là sổ đăng ký nhà đầu tư do đại lý phân phối lập và quản lý theo ủy quyền của công ty quản lý quỹ.
21. Số lượng đơn vị quỹ bình quân hàng quý bằng tổng số lượng đơn vị quỹ lưu hành xác định sau mỗi ngày giao dịch chứng chỉ quỹ chia cho số ngày giao dịch chứng chỉ quỹ trong quý.
22. Tài khoản giao dịch chứng chỉ quỹ mở là tài khoản, thông qua đó, nhà đầu tư mua, bán, sở hữu chứng chỉ của một hay nhiều quỹ mở, do công ty quản lý quỹ quản lý. Tài khoản giao dịch chứng chỉ quỹ mở do tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng mở và quản lý. Tài khoản này có hai loại:
a) Tài khoản của nhà đầu tư là tài khoản thuộc sở hữu nhà đầu tư và đứng tên nhà đầu tư;
b) Tài khoản ký danh là tài khoản thuộc sở hữu các nhà đầu tư tại sổ phụ và đứng tên đại lý phân phối. Tài khoản này được chia thành các tiểu khoản tách biệt, độc lập, ứng với mỗi nhà đầu tư tại sổ phụ.
23. Tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng chỉ quỹ là tài khoản tiền mà đại lý ký danh mở tại ngân hàng giám sát và chỉ để thực hiện thanh toán cho các giao dịch chứng chỉ quỹ.
24. Thành viên độc lập của ban đại diện quỹ là thành viên không phải là người có liên quan với công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát.
25. 6 Thời điểm đóng sổ lệnh là thời điểm cuối cùng mà đại lý phân phối nhận lệnh giao dịch từ nhà đầu tư để thực hiện trong ngày giao dịch chứng chỉ quỹ. Thời điểm đóng sổ lệnh được quy định tại điều lệ quỹ, công bố công khai tại bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt và không được muộn quá thời điểm đóng cửa thị trường của Sở giao dịch chứng khoán tại ngày giao dịch gần nhất trước ngày giao dịch chứng chỉ quỹ.
26. Tổ chức cung cấp báo giá là tổ chức kinh doanh chứng khoán, tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối, các hệ thống báo giá trái phiếu được công ty quản lý quỹ lựa chọn để cung cấp báo giá tài sản không phải là chứng khoán niêm yết hoặc chứng khoán đăng ký giao dịch.
27. Tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan là ngân hàng lưu ký, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán được công ty quản lý quỹ ủy quyền cung cấp một hoặc một số các hoạt động như sau:
a) Dịch vụ quản trị quỹ đầu tư:
- Ghi nhận kế toán các giao dịch của quỹ: ghi nhận biến động phản ánh dòng tiền ra, vào quỹ;
- Lập báo cáo tài chính quỹ; phối hợp, hỗ trợ tổ chức kiểm toán của quỹ trong việc thực hiện kiểm toán cho quỹ;
- Xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một đơn vị chứng chỉ quỹ theo quy định của pháp luật và tại điều lệ quỹ;
- Thực hiện các hoạt động khác theo quy định của pháp luật và tại điều lệ quỹ.
b) Dịch vụ đại lý chuyển nhượng:
- Lập và quản lý sổ chính; mở, theo dõi và quản lý hệ thống các tài khoản của nhà đầu tư, tài khoản ký danh; xác nhận quyền sở hữu chứng chỉ quỹ mở;
- Ghi nhận các lệnh mua, lệnh bán, lệnh chuyển đổi của nhà đầu tư; chuyển quyền sở hữu chứng chỉ quỹ; cập nhật sổ chính;
- Hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các quyền liên quan tới việc sở hữu chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư;
- Tổ chức các cuộc họp ban đại diện quỹ, đại hội nhà đầu tư của quỹ; duy trì kênh liên lạc với nhà đầu tư, đại lý phân phối, cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức có thẩm quyền khác;
- Cung cấp cho nhà đầu tư báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động quỹ, bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt, sao kê tài khoản giao dịch, xác nhận giao dịch và các tài liệu khác.
28. Tỷ suất lợi nhuận bình quân năm của quỹ bằng lợi nhuận trước thuế trong năm của quỹ chia cho giá trị tài sản ròng trung bình trong năm của quỹ.
29. Vốn điều lệ của quỹ mở là số vốn huy động được trong đợt phát hành chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng.
30. 7 Quỹ chỉ số là quỹ mở đầu tư vào danh mục chứng khoán cơ sở cấu thành chỉ số thị trường, trong đó chỉ số thị trường do Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam xây dựng, quản lý và đáp ứng quy định pháp luật về quỹ hoán đổi danh mục.
Điều 3. Loại hình và tên của quỹ
1. Tên của quỹ phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:
a) Cụm từ “Quỹ đầu tư”;
b) Loại hình quỹ, phù hợp với mục tiêu và chính sách đầu tư, cơ cấu danh mục và tài sản đầu tư.
2. Tên của quỹ phù hợp với các quy định pháp luật về doanh nghiệp. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ thay đổi tên quỹ cho phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 4. Hồ sơ đăng ký chào bán lần đầu chứng chỉ quỹ mở
1. Hồ sơ đăng ký chào bán lần đầu chứng chỉ quỹ mở bao gồm:
a) Giấy đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng theo mẫu tại phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Điều lệ quỹ;
c) Bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt;
d) Danh sách kèm theo hồ sơ cá nhân của nhân viên điều hành quỹ;
e) Hợp đồng nguyên tắc về việc giám sát; hợp đồng nguyên tắc ký với các tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan (nếu có) với các nội dung theo quy định tại Phụ lục số 32 ban hành kèm theo Thông tư này; hợp đồng nguyên tắc ký với các đại lý ký danh; hợp đồng nguyên tắc về việc phân phối chứng chỉ quỹ. Trường hợp tổ chức dự kiến là đại lý phân phối, đại lý ký danh chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ thì bổ sung hồ sơ đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ mở theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Thông tư này;
f) Tài liệu quảng cáo, thông tin giới thiệu về quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Thông tư này (nếu có);
g) Trường hợp công ty quản lý quỹ dự kiến không tổ chức đại hội nhà đầu tư lần thứ nhất, công ty quản lý quỹ phải bổ sung các tài liệu lấy ý kiến nhà đầu tư bao gồm:
- Danh sách kèm theo hồ sơ cá nhân và các tài liệu hợp lệ khác chứng minh ban đại diện quỹ đáp ứng quy định tại khoản 2, 3 Điều 28 Thông tư này;
- Các tài liệu liên quan tới các nội dung khác cần lấy ý kiến nhà đầu tư.
2. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng được lập thành một (01) bộ gốc kèm theo tệp dữ liệu điện tử. Bộ hồ sơ gốc được gửi trực tiếp tại bộ phận một cửa của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.
3. Các thông tin trong hồ sơ phải chính xác, trung thực, không gây hiểu nhầm và có đầy đủ những nội dung quan trọng ảnh hưởng đến việc quyết định của nhà đầu tư. Công ty quản lý quỹ phải chịu trách nhiệm về các thông tin và tài liệu trong hồ sơ.
4. Trong thời gian hồ sơ đang được xem xét, công ty quản lý quỹ có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc phát sinh thông tin quan trọng liên quan đến hồ sơ đăng ký chào bán hoặc thấy cần thiết phải giải trình về vấn đề có thể gây hiểu nhầm, công ty quản lý quỹ phải công bố thông tin phát sinh theo phương thức quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này, đồng thời thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Văn bản sửa đổi, bổ sung phải có chữ ký của những người đã ký trong hồ sơ đăng ký chào bán hoặc của những người có cùng chức danh với những người đó.
5. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ mở ra công chúng. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ mở của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp cho công ty quản lý quỹ là văn bản xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán lần đầu chứng chỉ quỹ của quỹ mở đã đáp ứng đủ điều kiện, thủ tục theo quy định của pháp luật.
7. Trong thời gian Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ, công ty quản lý quỹ và người có liên quan chỉ được sử dụng một cách trung thực và chính xác các thông tin trong bản cáo bạch đã gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để thăm dò thị trường, trong đó phải nêu rõ mọi thông tin chỉ là dự kiến. Việc cung cấp thông tin nhằm mục đích thăm dò thị trường không được thực hiện thông qua phương tiện thông tin đại chúng.
8. 8 Trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ các quỹ tiếp theo, nếu không phát sinh nội dung và thông tin mới thì công ty quản lý quỹ không cần nộp các tài liệu chứng minh ngân hàng giám sát, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan, người điều hành quỹ đáp ứng điều kiện theo quy định mà công ty đã nộp trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ trước đó. Trường hợp quỹ mới dự kiến chào bán cũng sử dụng chung điều lệ quỹ và bản cáo bạch thì công ty quản lý quỹ cũng không cần nộp các tài liệu này tại hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ mới.
Điều 5. Chào bán chứng chỉ quỹ
1. Việc chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng chỉ được thực hiện:
a) Sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ; và
b) Công ty quản lý quỹ bảo đảm người mua tiếp cận bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ tại các đại lý phân phối ghi trong bản thông báo phát hành.
2. Tối thiểu mười lăm (15) ngày, trước ngày chào bán lần đầu chứng chỉ quỹ mở, công ty quản lý quỹ phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố bản thông báo phát hành với nội dung theo quy định của Bộ Tài chính về hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng thông qua các phương tiện đại chúng quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Việc công bố thông tin thực hiện thông qua một trong các phương tiện thông tin đại chúng dưới đây:
a) Trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối, đại lý ký danh; hoặc
b) Các phương tiện thông tin đại chúng khác phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối, tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có) phải phân phối chứng chỉ quỹ một cách công bằng, công khai, bảo đảm thời hạn đăng ký mua chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư tối thiểu là hai mươi (20) ngày; thời hạn này phải được ghi trong bản thông báo phát hành.
5. Tiền mua chứng chỉ quỹ trong đợt phát hành lần đầu ra công chúng phải được chuyển vào tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng giám sát cho đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm thanh toán lãi suất tối thiểu bằng lãi suất không kỳ hạn trong thời gian phong tỏa vốn huy động của quỹ tại ngân hàng.
6. Công ty quản lý quỹ phải hoàn thành việc phân phối chứng chỉ quỹ trong thời hạn chín mươi (90) ngày, kể từ ngày giấy chứng nhận chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng có hiệu lực. Trường hợp không thể hoàn thành việc phân phối chứng chỉ quỹ trong thời hạn này, công ty quản lý quỹ được đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét gia hạn việc phân phối chứng chỉ quỹ.
Trong thời hạn bảy (07) ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của công ty quản lý quỹ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét gia hạn thời gian phân phối chứng chỉ quỹ, nhưng không quá ba mươi (30) ngày. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
7. Việc đình chỉ, hủy bỏ đợt chào bán thực hiện theo quy định tại Điều 22, 23 Luật Chứng khoán.
Điều 6. Hồ sơ đăng ký thành lập quỹ
1. Trong thời hạn mười (10) ngày sau khi kết thúc đợt chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng, công ty quản lý quỹ phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hồ sơ đăng ký lập quỹ gồm:
a) Giấy đăng ký lập quỹ theo mẫu quy định tại phụ lục số 09 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo kết quả đợt chào bán theo mẫu quy định tại phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo bản xác nhận của ngân hàng giám sát về số tiền thu được trong đợt chào bán;
c) Danh sách đại lý ký danh và tất cả các nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư giao dịch trên tài khoản ký danh, theo mẫu quy định tại phụ lục số 11 ban hành kèm theo Thông tư này với các thông tin:
- Đối với đại lý ký danh: tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch, số giấy phép thành lập và hoạt động/giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đại lý ký danh; số lượng nhà đầu tư đăng ký giao dịch trên tài khoản ký danh, số lượng đơn vị quỹ trên tài khoản ký danh;
- Đối với nhà đầu tư: họ tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực, địa chỉ liên lạc (đối với cá nhân), tên đầy đủ, tên viết tắt, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức, địa chỉ trụ sở chính (đối với tổ chức), số tài khoản giao dịch chứng chỉ quỹ mở, hình thức giao dịch (qua đại lý ký danh hoặc qua đại lý phân phối); số lượng đơn vị quỹ sở hữu, tỷ lệ sở hữu, ngày mua;
d) Biên bản tổng hợp ý kiến nhà đầu tư về các nội dung liên quan tới quy định tại điểm g khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
2. Hồ sơ đăng ký thành lập quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành một (01) bộ gốc kèm theo tệp dữ liệu điện tử. Bộ hồ sơ gốc được gửi trực tiếp tại bộ phận một cửa của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.
3. Trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Ngay sau khi giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ có hiệu lực, công ty quản lý quỹ được giải toả phần vốn phong tỏa tại ngân hàng giám sát để thực hiện đầu tư. Ngân hàng giám sát chi trả lãi suất cho phần vốn phong tỏa theo hợp đồng ký với công ty quản lý quỹ.
5. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, công ty quản lý quỹ phải công bố thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này, báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chịu mọi phí tổn, nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc huy động vốn và hoàn trả cho nhà đầu tư mọi khoản tiền đã đóng góp, bao gồm cả lãi suất (nếu có), khi xảy ra một trong các trường hợp dưới đây:
a) Có ít hơn một trăm (100) nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, mua chứng chỉ quỹ;
b) Tổng giá trị vốn huy động được thấp hơn năm mươi (50) tỷ đồng Việt Nam hoặc thấp hơn giá trị vốn tối thiểu dự kiến huy động theo quy định tại điều lệ quỹ (nếu có);
c) Việc phân phối chứng chỉ quỹ không hoàn tất trong thời hạn theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Thông tư này.
Điều 7. Sổ đăng ký nhà đầu tư, xác nhận quyền sở hữu
1. Trong thời hạn năm (05) ngày, kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ có hiệu lực, công ty quản lý quỹ thực hiện hoặc ủy quyền cho tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng, lập và quản lý sổ đăng ký nhà đầu tư (sổ chính) và xác nhận quyền sở hữu chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư. Công ty quản lý quỹ được ủy quyền cho đại lý ký danh ở nước ngoài lập, quản lý sổ phụ và xác nhận quyền sở hữu chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư ở nước ngoài. Việc ủy quyền cho tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan được thực hiện theo các nguyên tắc và trên cơ sở hợp đồng với các nội dung tối thiểu theo quy định tại phụ lục số 32 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Sổ chính bao gồm tối thiểu các thông tin sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty quản lý quỹ; tên, địa chỉ trụ sở chính của ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký (nếu có); tên đầy đủ của quỹ;
b) Thông tin về nhà đầu tư, bao gồm:
Đối với cá nhân: họ và tên của nhà đầu tư; số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu còn hiệu lực; địa chỉ liên lạc, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email (nếu có);
Đối với tổ chức: tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch, địa chỉ trụ sở chính, số giấy phép thành lập và hoạt động/giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu còn hiệu lực, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email của cá nhân được tổ chức ủy quyền giao dịch chứng chỉ quỹ;
c) Số tài khoản của nhà đầu tư; hoặc số tiểu khoản kèm theo số tài khoản ký danh; mã số đăng ký giao dịch chứng khoán (đối với nhà đầu tư nước ngoài);
d) Số lượng đơn vị quỹ sở hữu; ngày đăng ký sở hữu.
3. Đại lý ký danh được mở, quản lý sổ đăng ký nhà đầu tư phụ (sổ phụ) trên cơ sở hợp đồng ký với công ty quản lý quỹ, hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan. Sổ phụ bao gồm đầy đủ thông tin về nhà đầu tư với nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Chi phí quản lý sổ phụ không được hạch toán vào quỹ.
4. Trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày phát sinh giao dịch hoặc theo yêu cầu của nhà đầu tư theo mẫu tại phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư này, công ty quản lý quỹ, đại lý ký danh, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan có trách nhiệm điều chỉnh thông tin của nhà đầu tư tại sổ chính, sổ phụ, trong các trường hợp sau:
a) Giao dịch chứng chỉ quỹ thực hiện giữa quỹ và nhà đầu tư tại các ngày giao dịch chứng chỉ quỹ;
b) Các giao dịch không phải là thương mại như thay đổi tên chủ sở hữu trong trường hợp biếu, tặng, cho, thừa kế, chuyển quyền sở hữu theo quyết định của tòa án và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật; chuyển chứng chỉ quỹ từ tài khoản ký danh sang tài khoản của nhà đầu tư, hoặc ngược lại;
c) Thay đổi thông tin cá nhân của nhà đầu tư.
5. 9 Công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan phải luôn có đầy đủ thông tin về sở hữu của từng nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư giao dịch trên tài khoản ký danh (trừ nhà đầu tư giao dịch trên tài khoản ký danh nước ngoài). Thông tin về tài sản của nhà đầu tư trên sổ chính, kể cả nhà đầu tư giao dịch trên tài khoản ký danh là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư. Quyền sở hữu của nhà đầu tư được xác lập kể từ thời điểm thông tin về sở hữu của nhà đầu tư được cập nhật tại sổ chính.
Điều 8. Điều lệ quỹ, bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt
1. Điều lệ quỹ ban hành lần đầu do công ty quản lý quỹ xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Nhà đầu tư đăng ký mua chứng chỉ quỹ được coi là đã thông qua điều lệ. Trường hợp sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ đã ban hành, công ty quản lý quỹ phải lấy ý kiến đại hội nhà đầu tư. Trường hợp được đại hội nhà đầu tư ủy quyền hoặc đã được quy định tại điều lệ quỹ, một số nội dung sửa đổi, bổ sung tại điều lệ quỹ dưới đây không phải lấy ý kiến đại hội nhà đầu tư:
a) Việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh do có sự thay đổi quy định pháp lý;
b) Lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả, văn phạm tại điều lệ quỹ.
2. 10 Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ, công ty quản lý quỹ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại Phụ lục số 29 ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời thực hiện công bố điều lệ quỹ trên trang thông tin điện tử của công ty.
3. Bản cáo bạch phải bao hàm đầy đủ các thông tin theo mẫu quy định tại phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Bản cáo bạch phải được cập nhật khi phát sinh các thông tin quan trọng hoặc được cập nhật định kỳ theo tần suất quy định tại điều lệ quỹ. Sau thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nộp bản cáo bạch cập nhật cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nếu không nhận được ý kiến phản đối bằng văn bản, công ty quản lý quỹ được cung cấp bản cáo bạch cho các tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan, đại lý phân phối và nhà đầu tư.
4. Công ty quản lý quỹ phải xây dựng bản cáo bạch tóm tắt bao gồm các nội dung cơ bản theo quy định tại phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt phải được trình bày dễ hiểu, sử dụng ít thuật ngữ chuyên môn, được đăng trên trang thông tin điện tử (website) của công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan, đại lý phân phối, và cung cấp miễn phí cho nhà đầu tư theo yêu cầu.
6. 11 Ngân hàng giám sát, tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan được nêu rõ tại Bản cáo bạch và các tài liệu quảng cáo thông tin về quỹ mở về việc chỉ xác nhận các thông tin có liên quan đến ngân hàng giám sát, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan và chịu trách nhiệm trong phạm vi liên quan đến hoạt động của ngân hàng giám sát, tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan trên cơ sở hợp đồng ký với công ty quản lý quỹ, phù hợp với quy định pháp luật và các thông tin mà ngân hàng giám sát, tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan cung cấp để xây dựng bản cáo bạch và các tài liệu quảng cáo thông tin về quỹ mở.
Mục II: GIAO DỊCH CHỨNG CHỈ QUỸ MỞ
Điều 9. Tài khoản của nhà đầu tư, tài khoản ký danh
1. Đối với nhà đầu tư lần đầu giao dịch chứng chỉ quỹ, công ty quản lý quỹ, 12 hoặc đại lý phân phối phải tổng hợp thông tin nhận biết nhà đầu tư, người được hưởng lợi (nếu có) và mở tài khoản giao dịch chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư trên cơ sở giấy đề nghị đăng ký giao dịch chứng chỉ quỹ theo mẫu quy định tại phụ lục số 20 ban hành kèm theo Thông tư này. Nhà đầu tư có quyền lựa chọn các loại tài khoản giao dịch chứng chỉ quỹ sau:
a) Tài khoản của chính mình, đứng tên chủ sở hữu là nhà đầu tư (gọi tắt là tài khoản của nhà đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 22 Điều 2 Thông tư này);
b) Tiểu khoản giao dịch trên tài khoản đứng tên của đại lý ký theo quy định tại điểm b khoản 22 Điều 2 Thông tư này (gọi tắt là tiểu khoản của nhà đầu tư).
2. Trước khi ký hợp đồng cung cấp dịch vụ và mở tài khoản, tiểu khoản giao dịch cho nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm thực hiện hoặc yêu cầu tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan, đại lý ký danh, đại lý phân phối tổng hợp và thẩm định thông tin nhận biết nhà đầu tư theo các nội dung quy định tại Phụ lục số 33 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp yêu cầu thông tin về nhà đầu tư không được đáp ứng, công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan, đại lý phân phối có quyền từ chối không mở tài khoản, tiểu khoản cho nhà đầu tư.
3. Tài khoản, tiểu khoản của nhà đầu tư bao gồm các nội dung sau đây:
a) Số tài khoản giao dịch/ số tiểu khoản giao dịch;
b) Số lượng đơn vị quỹ;
c) Số lượng đơn vị quỹ tăng/giảm, lý do việc tăng/giảm;
d) Các thông tin cá nhân khác của nhà đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
4. Việc quản lý tài khoản của nhà đầu tư, tài khoản ký danh phải bảo đảm nguyên tắc sau:
a) Công ty quản lý quỹ hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan phải mở, quản lý tài khoản độc lập, tách biệt tới từng đại lý ký danh và từng nhà đầu tư. Đại lý phân phối có trách nhiệm cập nhật thông tin về các hoạt động mở, đóng tài khoản của nhà đầu tư cho công ty quản lý quỹ hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan;
b) 13 Đại lý ký danh phải mở, quản lý tiểu khoản giao dịch độc lập, tách biệt tới từng nhà đầu tư. Tổng số dư trên các tiểu khoản phải khớp với số dư trên tài khoản ký danh, số dư trên từng tiểu khoản phải khớp với số liệu sở hữu chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư đó tại sổ chính;
c) Đại lý ký danh phải cung cấp thông tin về tiểu khoản của từng nhà đầu tư cho công ty quản lý quỹ hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan; thường xuyên đối chiếu, soát xét bảo đảm số dư trên tiểu khoản phù hợp với số liệu, thực trạng sở hữu của nhà đầu tư đó tại sổ chính. Quy định này không áp dụng đối với đại lý ký danh ở nước ngoài.
5. Công ty quản lý quỹ hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan, đại lý ký danh có trách nhiệm cung cấp sao kê tài khoản, tiểu khoản trong thời hạn hai (02) ngày kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản của nhà đầu tư.
6. Trước khi mở tài khoản, tiểu khoản giao dịch chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư nước ngoài, phải đăng ký mã số giao dịch chứng khoán theo quy định về hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành. Quy định tại khoản này không áp dụng đối với nhà đầu tư ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện giao dịch thông qua tài khoản ký danh của đại lý ký danh ở nước ngoài.
7. Trước khi mở tài khoản ký danh, đại lý ký danh ở nước ngoài phải đăng ký mã số giao dịch chứng khoán theo quy định về hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành.
8. Tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng, đại lý ký danh phải cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác mã số giao dịch chứng khoán và trạng thái sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và cung cấp kịp thời và đầy đủ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu bằng văn bản. Quy định này không áp dụng cho đại lý ký danh ở nước ngoài mở tài khoản ký danh theo quy định tại khoản 7 Điều này.
Điều 10. Quy định chung về giao dịch chứng chỉ quỹ
1. Sau thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ có hiệu lực, công ty quản lý quỹ phải tổ chức giao dịch chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư. Hoạt động giao dịch phải được tổ chức định kỳ, theo quy định tại điều lệ quỹ và đã được công bố tại bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt. Tần suất giao dịch không ít hơn hai (02) lần trong một (01) tháng.
2. Lệnh giao dịch phải được gửi tới đại lý phân phối đã công bố tại bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt hoặc đã công bố tại trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ, hoặc được gửi tới công ty quản lý quỹ hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan. Công ty quản lý quỹ, hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan phải thiết lập hệ thống tiếp nhận lệnh giao dịch bảo đảm nhà đầu tư tại Việt Nam có thể đặt lệnh giao dịch tại mọi đại lý phân phối đã được công bố tại bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt hoặc đã công bố tại trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ.
3. 14 Đại lý phân phối chỉ được nhận lệnh giao dịch của nhà đầu tư khi phiếu lệnh đã được điền chính xác và đầy đủ các thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục số 21 ban hành kèm theo Thông tư này. Phiếu lệnh phải được đại lý phân phối lưu trữ theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Đồng thời phải bảo đảm ghi nhận đầy đủ, chính xác, kịp thời và rõ ràng về thời điểm nhận lệnh, người nhận lệnh từ nhà đầu tư. Trường hợp lệnh nhận qua điện thoại, fax, lệnh giao dịch trực tuyến qua internet hoặc các phương tiện điện tử, đường truyền khác thì tuân thủ theo quy định về giao dịch điện tử và lưu trữ phiếu lệnh theo hình thức tệp dữ liệu điện tử.
4. Công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan chỉ thực hiện các lệnh nhận được trước thời điểm đóng sổ lệnh. Tùy theo quy định tại điều lệ quỹ và bản cáo bạch, lệnh nhận sau thời điểm đóng sổ lệnh bị hủy hoặc tiếp tục có giá trị để thực hiện tại ngày giao dịch chứng chỉ quỹ kế tiếp.
5. Trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày giao dịch chứng chỉ quỹ, công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan, đại lý ký danh có trách nhiệm cập nhật đầy đủ thông tin về sở hữu sau giao dịch của nhà đầu tư tại sổ chính và gửi nhà đầu tư bản xác nhận giao dịch theo mẫu quy định tại phụ lục số 22 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Trong thời hạn tối đa hai (02) ngày, sau ngày giao dịch chứng chỉ quỹ, nếu đại lý phân phối phát hiện lỗi giao dịch do nhầm lẫn, sai sót trong quá trình tổng hợp thông tin, nhận lệnh, chuyển, nhập lệnh vào hệ thống, đại lý phân phối phải thông báo cho công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan và yêu cầu sửa lỗi giao dịch. Quá thời hạn nêu trên, đại lý phân phối chịu trách nhiệm trước nhà đầu tư về các lỗi giao dịch.
7. Công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan và đại lý ký danh phải có sổ lệnh lưu trữ đầy đủ thông tin về các lệnh giao dịch chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư theo mẫu quy định tại phụ lục số 23 ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Trường hợp công ty quản lý quỹ có từ hai quỹ mở và có quy định tại điều lệ các quỹ và bản cáo bạch, nhà đầu tư được chuyển đổi quỹ. Lệnh chuyển đổi được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Lệnh bán đối với chứng chỉ quỹ bị bán được thực hiện trước, sau đó mới thực hiện lệnh mua chứng chỉ của quỹ mục tiêu;
b) Các lệnh được thực hiện tại các ngày giao dịch chứng chỉ của các quỹ tương ứng;
c) Nhà đầu tư chỉ phải thanh toán phí chuyển đổi (nếu có) theo quy định tại điều lệ quỹ, không phải thanh toán phí mua, phí bán đối với các lệnh thực hiện theo quy định tại điểm a, b khoản này.
9. Công ty quản lý quỹ, người có liên quan của công ty quản lý quỹ được tham gia góp vốn thành lập, giao dịch chứng chỉ quỹ mở mà công ty đang quản lý với các mức giá giao dịch áp dụng như đối với các nhà đầu tư khác theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
Điều 11. Lệnh mua chứng chỉ quỹ
1. Việc thực hiện lệnh mua của nhà đầu tư, đại lý ký danh phải tuân thủ nguyên tắc sau:
a) Lệnh mua được gửi kèm theo tài liệu hợp lệ xác nhận việc nhà đầu tư đã hoàn tất việc thanh toán vào tài khoản của quỹ hoặc được ngân hàng giám sát xác nhận theo quy định tại điểm c khoản này. Đại lý ký danh thực hiện thanh toán trên cơ sở giá trị chênh lệch giữa lệnh mua và lệnh bán, thời hạn thanh toán thực hiện theo quy định tại hợp đồng giữa tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng và đại lý ký danh;
b) Việc thanh toán thực hiện dưới hình thức chuyển khoản hoặc hình thức khác quy định tại điều lệ quỹ và đã được công bố tại bản cáo bạch. Nhà đầu tư thanh toán giao dịch mua chứng chỉ quỹ trực tiếp vào các tài khoản của quỹ được mở theo quy định tại khoản 2 Điều này, không thanh toán vào tài khoản khác của đại lý phân phối;
c) Ngân hàng giám sát xác nhận với công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan về việc đã nhận đầy đủ tiền mua chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư, đại lý ký danh;
d) Giá trị giao dịch của lệnh mua phải không nhỏ hơn giá trị mua tối thiểu (nếu có) quy định tại điều lệ quỹ và đã được công bố tại bản cáo bạch;
e) Số lượng đơn vị quỹ bán cho nhà đầu tư hoặc đại lý ký danh có thể là số lẻ ở dạng thập phân, làm tròn tới số hạng thứ hai sau dấu phẩy.
2. Công ty quản lý quỹ mở tài khoản tiền của quỹ tại ngân hàng giám sát để nhận tiền thanh toán mua chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư, đại lý ký danh. Đại lý ký danh mở tài khoản tiền gửi thanh toán giao dịch chứng chỉ quỹ mở tại ngân hàng giám sát theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 40 Thông tư này để nhận tiền gửi thanh toán giao dịch của nhà đầu tư giao dịch trên tài khoản ký danh.
3. 15 Tiền mua chứng chỉ quỹ sau khi chuyển vào tài khoản tiền của quỹ đặt tại ngân hàng giám sát thì được giải ngân để đầu tư ngay trong ngày giao dịch chứng chỉ quỹ. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm thanh toán tiền lãi cho quỹ, với lãi suất tối thiểu bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn đang áp dụng, kể từ ngày quỹ nhận được tiền mua chứng chỉ quỹ từ nhà đầu tư.
4. 16 Trường hợp lệnh mua chứng chỉ quỹ và việc thanh toán cho lệnh mua được thực hiện bởi cá nhân, tổ chức khác không phải là nhà đầu tư thì phiếu lệnh và tài liệu xác nhận việc thanh toán phải nêu rõ tên, số tài khoản và giá trị thanh toán của nhà đầu tư được hưởng lợi.
Điều 12. Lệnh bán chứng chỉ quỹ
1. Việc thực hiện lệnh bán của nhà đầu tư hoặc đại lý ký danh phải tuân thủ nguyên tắc sau:
a) Lệnh bán chỉ được thực hiện khi công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối, đại lý ký danh hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan bảo đảm nhà đầu tư có đủ số lượng đơn vị quỹ để bán theo yêu cầu, và số lượng đơn vị quỹ còn lại sau giao dịch của nhà đầu tư không thấp hơn số lượng tối thiểu (nếu có) để duy trì tài khoản, tiểu khoản quy định tại điều lệ quỹ và đã được công bố tại bản cáo bạch;
b) Lệnh bán có thể không thực hiện, hoặc chỉ được thực hiện một phần theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này;
c) Việc thanh toán thực hiện dưới hình thức chuyển khoản hoặc các hình thức khác theo yêu cầu bằng văn bản của nhà đầu tư hoặc đại lý ký danh;
d) Thời hạn thanh toán thực hiện theo quy định tại điều lệ quỹ và đã được công bố tại bản cáo bạch, nhưng không quá bảy (07) ngày, kể từ ngày giao dịch chứng chỉ quỹ. Trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 13 và sau khi được ban đại diện quỹ chấp thuận bằng văn bản, việc thanh toán có thể chậm hơn nhưng không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày giao dịch chứng chỉ quỹ.
2. Trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày nhận được thanh toán theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, đại lý ký danh có trách nhiệm hoàn tất việc thanh toán cho nhà đầu tư.
3. Trường hợp có quy định tại điều lệ quỹ và bản cáo bạch, công ty quản lý quỹ được chuyển giao một phần danh mục đầu tư thay cho việc thanh toán bằng tiền cho nhà đầu tư. Việc chuyển giao danh mục đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Chỉ thực hiện khi công ty quản lý quỹ xét thấy là cần thiết để không ảnh hưởng tiêu cực tới giá trị tài sản ròng của quỹ. Việc thực hiện phải được sự chấp thuận bằng văn bản của ban đại diện và phải báo cáo đại hội nhà đầu tư gần nhất;
b) Được nhà đầu tư (bên nhận chuyển giao) chấp thuận bằng văn bản;
c) Chỉ thực hiện đối với lệnh bán có tổng giá trị thanh toán vượt quá năm mươi (50) tỷ đồng hoặc một giá trị khác lớn hơn theo quy định tại điều lệ quỹ và đã được công bố tại bản cáo bạch;
d) Cơ cấu danh mục chuyển giao cho nhà đầu tư phải hoàn toàn giống cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ, bảo đảm sự phù hợp về loại tài sản, cơ cấu và tỷ trọng tài sản có trong danh mục đầu tư của quỹ.
4. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận đảm bảo việc chuyển giao danh mục đầu tư phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 13. Mua lại một phần, tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ mở
1. Công ty quản lý quỹ có quyền chỉ đáp ứng một phần lệnh bán, lệnh mua, lệnh chuyển đổi của nhà đầu tư một trong các trường hợp sau:
a) Tổng giá trị các lệnh bán (kể cả lệnh bán từ hoạt động chuyển đổi) trừ tổng giá trị các lệnh mua (kể cả lệnh mua từ hoạt động chuyển đổi) tại ngày giao dịch chứng chỉ quỹ lớn hơn mười phần trăm (10%) giá trị tài sản ròng của quỹ; hoặc
b) Việc thực hiện toàn bộ lệnh giao dịch của nhà đầu tư dẫn tới:
- Giá trị tài sản ròng của quỹ xuống dưới năm mươi (50) tỷ đồng; hoặc
- Giá trị phần đơn vị quỹ hoặc số đơn vị quỹ còn lại trên tài khoản của nhà đầu tư thấp hơn giá trị tối thiểu hoặc số lượng đơn vị quỹ tối thiểu để duy trì tài khoản của nhà đầu tư đã được quy định tại điều lệ quỹ và công bố tại bản cáo bạch (nếu có); hoặc
- Giá trị tài sản ròng còn lại hoặc số đơn vị quỹ còn lại của quỹ thấp hơn giá trị tài sản ròng tối thiểu hoặc số đơn vị quỹ lưu hành tối thiểu đã được quy định tại điều lệ quỹ và công bố tại bản cáo bạch (nếu có); hoặc
- Số lượng đơn vị quỹ lưu hành vượt quá khối lượng tối đa (nếu có) đã được quy định tại điều lệ quỹ và công bố tại bản cáo bạch; hoặc
c) Các trường hợp khác theo quy định tại điều lệ quỹ và đã được công bố tại bản cáo bạch.
2. Đối với việc mua lại phần còn lại của lệnh bán, lệnh chuyển đổi đối với các lệnh đã đáp ứng một phần theo quy định tại khoản 1 Điều này, công ty quản lý quỹ được áp dụng một trong hai nguyên tắc đã được quy định tại điều lệ quỹ và công bố tại bản cáo bạch như sau:
a) Theo nguyên tắc ưu tiên về thời gian: lệnh chuyển tới công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan hoặc đại lý phân phối trước thì được thực hiện trước; hoặc
b) Theo nguyên tắc cùng một tỷ lệ: phần lệnh chưa thực hiện được ghép cùng với các lệnh tới sau để thực hiện, bảo đảm tỷ lệ giữa giá trị thực hiện và giá trị đăng ký giao dịch là như nhau.
3. Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, nếu có quy định tại điều lệ quỹ và bản cáo bạch, công ty quản lý quỹ được kéo dài thời hạn thanh toán, nhưng không vượt quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày giao dịch chứng chỉ quỹ.
4. Chứng chỉ quỹ mở có thể bị tạm dừng giao dịch khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
a) Công ty quản lý quỹ không thể thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở theo yêu cầu do nguyên nhân bất khả kháng;
b) Công ty quản lý quỹ không thể xác định giá trị tài sản ròng của quỹ mở vào ngày định giá mua lại chứng chỉ quỹ mở do Sở Giao dịch Chứng khoán quyết định đình chỉ giao dịch chứng khoán trong danh mục đầu tư của quỹ;
c) Các sự kiện khác do điều lệ quỹ quy định hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy là cần thiết.
5. Công ty quản lý quỹ phải báo cáo ban đại diện quỹ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại khoản 4 Điều này và phải tiếp tục thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở ngay sau khi các sự kiện này chấm dứt.
6. Thời hạn tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ thực hiện theo quy định tại điều lệ quỹ, nhưng không được kéo dài quá chín mươi (90) ngày, kể từ ngày giao dịch chứng chỉ quỹ gần nhất.
7. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ theo quy định tại khoản 6 Điều này, công ty quản lý quỹ phải tổ chức họp để lấy ý kiến đại hội nhà đầu tư về việc giải thể quỹ, hoặc tách quỹ, hoặc tiếp tục kéo dài thời hạn tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ.
8. Trong thời hạn triệu tập đại hội nhà đầu tư, nếu các nguyên nhân dẫn tới việc tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ chấm dứt, công ty quản lý quỹ được hủy bỏ việc triệu tập đại hội nhà đầu tư.
Điều 14. Giá phát hành lần đầu, giá bán, giá mua lại đơn vị quỹ mở
1. Giá phát hành lần đầu của một đơn vị quỹ mở do công ty quản lý quỹ quy định tại điều lệ quỹ và đã được công bố tại bản cáo bạch.
2. Giá bán một đơn vị quỹ, tức là mức giá mà nhà đầu tư phải thanh toán cho công ty quản lý quỹ, bằng giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ tính tại ngày giao dịch chứng chỉ quỹ cộng với phí phát hành (nếu có phí phát hành).
3. Giá mua lại một đơn vị quỹ, tức là mức giá mà công ty quản lý quỹ phải thanh toán cho nhà đầu tư, được xác định bằng giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ tính tại ngày giao dịch chứng chỉ quỹ, trừ đi phí mua lại (nếu có).
4. 17 Phí mua lại, phí phát hành, phí chuyển đổi có thể được quy định với các mức khác nhau, căn cứ vào thời hạn nắm giữ chứng chỉ quỹ, mục tiêu đầu tư, hoặc giá trị khoản đầu tư. Các mức phí tối đa phải được quy định tại Điều lệ quỹ và bản cáo bạch. Các mức phí cụ thể được công bố tại bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt, trên trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối hoặc dưới các hình thức khác. Phí phát hành không được vượt quá năm phần trăm (5%) giá trị giao dịch. Phí mua lại, phí chuyển đổi không vượt quá ba phần trăm (3%) giá trị giao dịch.
5. Ngoại trừ các khoản phí do quỹ phải trả theo quy định tại điều lệ quỹ, phí phát hành, phí mua lại (nếu có), phí chuyển đổi (nếu có) đã được quy định tại điều lệ quỹ và công bố tại bản cáo bạch, nhà đầu tư không phải trả bất kỳ các khoản phí nào khác cho quỹ, công ty quản lý quỹ, tổ chức được ủy quyền, đại lý phân phối khi giao dịch chứng chỉ quỹ.
6. 18 Việc tăng các mức phí chỉ được thực hiện khi mức phí sau khi tăng không vượt quá các mức quy định tại khoản 4 Điều này. Thời điểm áp dụng mức phí mới tăng sớm nhất là chín mươi (90) ngày kể từ ngày công ty quản lý quỹ công bố về các mức phí mới trên trang thông tin điện tử của công ty.
Mục III: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA QUỸ MỞ
Điều 15. Hạn mức đầu tư của quỹ mở
1. Danh mục đầu tư của quỹ mở phải phù hợp với mục tiêu và chính sách đầu tư đã được quy định rõ tại điều lệ quỹ và bản cáo bạch.
2. Các loại tài sản mà quỹ được đầu tư bao gồm:
a) Tiền gửi tại các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật về ngân hàng;
b) 19 Ngoại tệ, công cụ thị trường tiền tệ bao gồm giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng theo quy định của pháp luật liên quan;
c) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương;
d) Cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu đăng ký giao dịch, trái phiếu niêm yết của các tổ chức phát hành hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
e) 20 Cổ phiếu, trái phiếu chuẩn bị niêm yết, chuẩn bị đăng ký giao dịch phát hành bởi các tổ chức phát hành hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Trái phiếu doanh nghiệp phát hành bởi tổ chức niêm yết có bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng hoặc cam kết mua lại của tổ chức phát hành;
f) Chứng khoán phái sinh niêm yết, giao dịch tại các Sở Giao dịch Chứng khoán, và chỉ nhằm mục tiêu phòng ngừa rủi ro;
g) 21 Quyền phát sinh gắn liền với chứng khoán mà quỹ đang nắm giữ.
3. Việc đầu tư vào các tài sản quy định tại điểm e khoản 2 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có quy định tại điều lệ quỹ và bản cáo bạch;
b) Đã được ban đại diện quỹ chấp thuận bằng văn bản về loại, mã chứng khoán, số lượng, giá trị giao dịch, thời điểm thực hiện;
c) Có đủ tài liệu chứng minh tổ chức phát hành sẽ hoàn tất hồ sơ đăng ký giao dịch hoặc niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán trong thời hạn mười hai (12) tháng, kể từ ngày thực hiện giao dịch.
4. 22 Cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ mở phải bảo đảm:
a) Trừ tiền gửi trên tài khoản thanh toán của quỹ tại ngân hàng giám sát, quỹ mở không được đầu tư quá bốn mươi chín phần trăm (49%) tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này. Quy định này không áp dụng đối với quỹ trái phiếu;
b) Không được đầu tư quá ba mươi phần trăm (30%) tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản quy định tại điểm a, b, d, e và f khoản 2 Điều này, phát hành bởi một công ty hoặc một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau, trong đó phần đầu tư vào chứng khoán phái sinh tính bằng giá trị cam kết của hợp đồng xác định theo quy định tại phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Không được đầu tư quá hai mươi phần trăm (20%) tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành, kể cả các loại giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng, trái phiếu (trừ trái phiếu Chính phủ), cổ phiếu có quyền biểu quyết, cổ phiếu không có quyền biểu quyết, trái phiếu chuyển đổi;
d) Không được đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành quá mười phần trăm (10%), hoặc quá mười lăm phần trăm (15%) (trong trường hợp quỹ chỉ số, quỹ hoán đổi danh mục) tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó, trừ trái phiếu Chính phủ;
e) Không được đầu tư quá mười phần trăm (10%) tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;
f) Tổng giá trị các hạng mục đầu tư lớn trong danh mục đầu tư của quỹ không được vượt quá bốn mươi phần trăm (40%) tổng giá trị tài sản của quỹ, trừ trường hợp quỹ trái phiếu;
g) Tại mọi thời điểm, tổng giá trị cam kết trong các giao dịch chứng khoán phái sinh, dư nợ vay và các khoản phải trả của quỹ không được vượt quá giá trị tài sản ròng của quỹ;
h) Không được đầu tư vào các quỹ đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của các công ty đầu tư chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam;
i) Không được đầu tư trực tiếp vào bất động sản, đá quý, kim loại quý hiếm;
j) Phải có chứng khoán của ít nhất sáu (06) tổ chức phát hành, trừ trường hợp quỹ trái phiếu.
5. 23 Trừ trường hợp quy định tại điểm g, h, i khoản 4 Điều này, cơ cấu đầu tư của quỹ mở được phép sai lệch chỉ do các nguyên nhân sau:
a) Biến động giá trên thị trường của tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ;
b) Thực hiện các khoản thanh toán hợp pháp của quỹ;
c) Thực hiện lệnh giao dịch của nhà đầu tư;
d) Hoạt động hợp nhất, sáp nhập các tổ chức phát hành;
e) Quỹ mới được cấp phép thành lập hoặc do tách quỹ, hợp nhất quỹ, sáp nhập quỹ mà thời gian hoạt động không quá sáu (06) tháng, tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ;
f) Quỹ đang trong thời gian giải thể.
6. Công ty quản lý quỹ phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư đáp ứng các hạn mức đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này trong thời hạn ba (03) tháng, kể từ ngày sai lệch phát sinh.
7. Trường hợp sai lệch là do công ty quản lý quỹ không tuân thủ các hạn chế đầu tư theo quy định pháp luật hoặc điều lệ quỹ, công ty quản lý quỹ phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày sai lệch phát sinh và chịu mọi chi phí phát sinh liên quan đến các giao dịch này và các tổn thất (nếu có). Nếu phát sinh lợi nhuận, phải hạch toán ngay mọi khoản lợi nhuận có được cho quỹ.
8. 24 Công ty quản lý quỹ chỉ được đầu tư tiền gửi, công cụ tiền tệ quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này phát hành bởi các tổ chức tín dụng trong danh sách đã được ban đại diện quỹ phê duyệt bằng văn bản.
Điều 16. Hoạt động vay, cho vay, giao dịch mua bán lại, giao dịch ký quỹ
1. Công ty quản lý quỹ không được sử dụng vốn và tài sản của quỹ để cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào, trừ trường hợp đầu tư tiền gửi theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Thông tư này.
2. 25 Công ty quản lý quỹ không được phép vay để đầu tư, trừ trường hợp vay ngắn hạn để trang trải các chi phí cần thiết cho quỹ hoặc thực hiện thanh toán các giao dịch chứng chỉ quỹ với nhà đầu tư. Tổng giá trị các khoản vay ngắn hạn của quỹ, không bao gồm các khoản tạm ứng, các khoản phải trả, không được quá năm phần trăm (5%) giá trị tài sản ròng của quỹ tại mọi thời điểm và thời hạn vay tối đa là ba mươi (30) ngày.
3. Công ty quản lý quỹ không được sử dụng tài sản của quỹ để thực hiện các giao dịch ký quỹ (vay mua chứng khoán) cho quỹ hoặc cho bất kỳ cá nhân, tổ chức khác; không được sử dụng tài sản của quỹ thực hiện các giao dịch bán khống, cho vay chứng khoán.
4. Trường hợp có quy định tại điều lệ quỹ, quỹ được thực hiện giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ theo quy định của Bộ Tài chính về quản lý giao dịch trái phiếu Chính phủ.
Điều 17. Hình thức giao dịch tài sản
1. Các giao dịch mua, bán chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán cho quỹ phải được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch tập trung của Sở Giao dịch Chứng khoán.
2. 26 Đối với các giao dịch theo phương thức thỏa thuận (trừ trường hợp giao dịch thực hiện trên hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán), các giao dịch mua, bán chứng khoán chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch, công ty quản lý quỹ phải bảo đảm:
a) Được sự chấp thuận bằng văn bản của ban đại diện quỹ về khoảng giá dự kiến, thời điểm thực hiện, đối tác giao dịch, loại tài sản giao dịch trước khi thực hiện giao dịch;
b) Trường hợp mức giá thực tế mua cao hơn hoặc giá bán thực tế thấp hơn giá tham chiếu của các tổ chức cung cấp báo giá, hoặc vượt quá khoảng giá đã được chấp thuận theo quy định tại điểm a khoản này, công ty quản lý quỹ phải giải thích rõ lý do để ban đại diện quỹ xem xét, quyết định.
Mục IV: GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG CỦA QUỸ
Điều 18. Quy định chung về xác định giá trị tài sản ròng
1. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm xác định giá trị tài sản ròng của quỹ và giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ trên cơ sở giá thị trường, hoặc giá trị hợp lý (trong trường hợp không có giá thị trường) của các tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ.
2. Danh sách của tối thiểu ba (03) tổ chức cung cấp báo giá, không phải là người có liên quan của công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát, phải được ban đại diện quỹ thông qua.
3. Công ty quản lý quỹ phải xây dựng sổ tay định giá bao gồm những nội dung sau:
a) Nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn, thay đổi các tổ chức cung cấp báo giá. Các nguyên tắc này cũng phải được quy định rõ tại điều lệ quỹ;
b) Nguyên tắc, quy trình chi tiết thực hiện các phương pháp định giá phù hợp với quy định của pháp luật, quy định tại điều lệ quỹ và thông lệ quốc tế.
4. Nguyên tắc, quy trình chi tiết thực hiện các phương pháp định giá quy định tại điểm b khoản 3 Điều này phải rõ ràng, hợp lý để áp dụng thống nhất trong các điều kiện thị trường khác nhau, phải được ngân hàng giám sát xác nhận và ban đại diện quỹ, đại hội nhà đầu tư phê chuẩn.
5. Giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ phải được ngân hàng giám sát xác nhận. Việc xác nhận giá trị thực hiện bằng văn bản, hoặc truy xuất thông qua hệ thống thông tin điện tử của ngân hàng giám sát đã được công ty quản lý quỹ chấp thuận. Trường hợp bị định giá sai, ngân hàng giám sát phải thông báo và yêu cầu công ty quản lý quỹ điều chỉnh trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ.
6. Trong thời hạn tối đa ba (03) ngày, kể từ ngày định giá, giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ phải được công bố trên các trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ, 27 đại lý phân phối và các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Nội dung thông tin về giá trị tài sản ròng thực hiện theo quy định tại phụ lục số 24 ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Công ty quản lý quỹ được ủy quyền cho tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát bảo đảm hoạt động xác định giá trị tài sản ròng là phù hợp các quy định của pháp luật, giá trị tài sản ròng được tính chính xác.
8. Trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày giá trị tài sản ròng của quỹ giảm năm mươi phần trăm (50%) so với mức vốn huy động ban đầu, hoặc giảm xuống thấp hơn ba mươi (30) tỷ đồng, công ty quản lý quỹ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và đề xuất phương án khắc phục. Trường hợp giá trị tài sản ròng của quỹ giảm xuống thấp hơn mười (10) tỷ đồng trong sáu (06) tháng liên tục, công ty quản lý quỹ phải thanh lý tài sản để giải thể quỹ theo quy định tại Điều 33 Thông tư này.
Điều 19. Giá trị tài sản ròng của quỹ
1. Giá trị tài sản ròng của quỹ được xác định bằng tổng giá trị thị trường các tài sản có trong danh mục trừ đi tổng nợ phải trả của quỹ, bao gồm các khoản nợ, các nghĩa vụ thanh toán của quỹ tính đến ngày gần nhất trước ngày định giá. Trường hợp không có giá thị trường tại ngày giao dịch gần nhất, hoặc giá thị trường có nhiều biến động theo quy định tại điều lệ quỹ hoặc quy định nội bộ của công ty, công ty quản lý quỹ được sử dụng giá trị hợp lý xác định theo nguyên tắc, phương pháp hoặc mô hình lý thuyết định giá tài sản đã được quy định tại điều lệ quỹ, hoặc sổ tay định giá của quỹ hoặc sau khi đã được ban đại diện quỹ chấp thuận bằng văn bản.
2. Giá trị tài sản ròng của một đơn vị quỹ bằng giá trị tài sản ròng của quỹ chia cho tổng số đơn vị quỹ đang lưu hành tại ngày giao dịch gần nhất trước ngày định giá. Giá trị tài sản ròng được làm tròn theo quy định trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Phần dư phát sinh từ việc làm tròn giá trị tài sản ròng của quỹ được hạch toán vào quỹ.
3. 28 Việc xác định giá thị trường các tài sản của quỹ thực hiện theo phương pháp quy định tại phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó:
a) Đối với trái phiếu niêm yết: Giá thị trường là giá yết cuối ngày (hoặc tên gọi khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán) của giao dịch thông thường tại ngày giao dịch gần nhất trước ngày định giá cộng lãi lũy kế (nếu giá yết chưa bao gồm lãi lũy kế);
b) Đối với cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch: Giá thị trường là giá đóng cửa (hoặc tên gọi khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán) của ngày có giao dịch gần nhất trước ngày định giá;
c) Đối với các công cụ không trả lãi bao gồm tín phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá và các công cụ không trả lãi khác: Giá thị trường là giá yết trên hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán; trường hợp không có giá yết thì mức giá được xác định theo mô hình chiết khấu dòng tiền căn cứ vào lãi suất trúng thầu hoặc một lãi suất khác do ban đại diện quỹ quy định và thời gian nắm giữ công cụ;
d) Đối với các tài sản được phép đầu tư, chưa niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán: Giá thị trường là giá trung bình của các giao dịch thực hiện thành công tại ngày giao dịch gần nhất trước ngày định giá do các tổ chức báo giá cung cấp. Trường hợp không có báo giá thì mức giá được xác định theo mô hình lý thuyết đã được ban đại diện quỹ thông qua.
Điều 20. Đền bù thiệt hại cho nhà đầu tư, quỹ
1. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho quỹ, nhà đầu tư thực hiện giao dịch chứng chỉ quỹ mà chịu thiệt hại trong trường hợp giá trị tài sản ròng của quỹ bị định giá sai với mức độ sai sót được coi là lớn như sau:
a) Đạt từ 0,75% giá trị tài sản ròng trở lên trong trường hợp quỹ trái phiếu;
b) Đạt từ 1,00% giá trị tài sản ròng trở lên trong các trường hợp khác.
2. Trường hợp giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ bị định giá sai với mức độ sai sót đạt tới các mức quy định tại khoản 1 Điều này, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm xây dựng phương án khắc phục, đền bù thiệt hại theo trình tự sau:
a) Xác định lại giá trị tài sản ròng tại các ngày giao dịch chứng chỉ quỹ trong thời gian kể từ khi mức độ sai sót là lớn cho tới khi mức độ sai sót không vượt quá các mức quy định tại khoản 1 Điều này (gọi tắt là thời gian quỹ bị định giá sai);
b) Xác định các khoản đền bù cho quỹ và các khoản đền bù cho nhà đầu tư chịu thiệt hại từ việc định giá sai tài sản của quỹ. Công ty quản lý quỹ, hoặc quỹ có thể không phải đền bù cho những nhà đầu tư chịu thiệt hại ít hơn một trăm ngàn (100.000) đồng hoặc một giá trị khác nhỏ hơn theo quy định tại điều lệ quỹ, nhưng toàn bộ phần thanh toán của công ty quản lý quỹ phải được đưa vào quỹ, trừ trường hợp đại hội nhà đầu tư hoặc ban đại diện quỹ quyết định khác;
c) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày điều chỉnh lại giá trị tài sản ròng, công ty quản lý quỹ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về phương án đền bù thiệt hại cho quỹ, nhà đầu tư trong đó nêu rõ nguyên nhân xảy ra sự việc, thời gian quỹ bị định giá sai, mức độ thiệt hại của quỹ, mức độ thiệt hại của các nhà đầu tư, kèm theo danh sách các nhà đầu tư có quyền lợi bị ảnh hưởng đã được đền bù và mức đền bù của từng nhà đầu tư. Trong thời hạn bảy (07) ngày kể từ ngày báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty quản lý quỹ phải tiến hành các thủ tục đền bù cho quỹ và nhà đầu tư chịu thiệt hại với các mức thanh toán theo quy định tại khoản 4, 5 Điều này.
3. Trong trường hợp quỹ bị định giá thấp, mức đền bù cho quỹ và cho nhà đầu tư được xác định như sau:
a) Đối với nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ trước thời gian quỹ bị định giá sai và đã bán chứng chỉ quỹ trong thời gian quỹ bị định giá sai: mức đền bù được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ nhà đầu tư đã bán;
b) Đối với quỹ: mức đền bù được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ mà quỹ đã phát hành trong thời gian bị định giá sai và hiện vẫn còn đang lưu hành.
4. Trong trường hợp quỹ bị định giá cao, mức đền bù cho quỹ và cho nhà đầu tư được xác định như sau:
a) Đối với nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ trong thời gian quỹ bị định giá sai và tiếp tục sở hữu sau thời gian quỹ bị định giá sai: mức đền bù được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ nhà đầu tư đã mua và còn tiếp tục nắm giữ sau thời gian bị định giá sai;
b) Đối với quỹ: mức đền bù được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ mà quỹ đã phát hành ra trước thời gian quỹ bị định giá sai và quỹ đã mua lại trong thời gian đó.
5. Mọi chi phí đền bù cho nhà đầu tư và cho quỹ phải hạch toán vào chi phí hoạt động của công ty quản lý quỹ. Trường hợp điều lệ quỹ có quy định và đại hội nhà đầu tư chấp thuận, chi phí đền bù cho nhà đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này được hạch toán vào quỹ.
6. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm đền bù các thiệt hại gây ra cho quỹ trong trường hợp:
a) Không tuân thủ chính sách đầu tư, đầu tư vào các tài sản bị hạn chế quy định tại điều lệ quỹ; hoặc
b) Sử dụng vốn vay trái mục đích, không phù hợp với quy định của pháp luật; hoặc vay vượt quá các hạn mức vay đã được quy định tại điều lệ quỹ, quy định của pháp luật; hoặc
c) Đầu tư vượt các hạn chế đầu tư, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 15 Thông tư này.
7. Mức đền bù cho quỹ trong các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này được xác định trên cơ sở thiệt hại phát sinh từ phần đầu tư vượt hạn mức, chi phí vay. Trường hợp các hoạt động đầu tư, kinh doanh nêu trên có phát sinh lợi nhuận phải hạch toán toàn bộ lợi nhuận vào cho quỹ.
8. Việc thanh toán các khoản đền bù cho quỹ, nhà đầu tư theo quy định tại khoản 1, khoản 6 Điều này được thực hiện thông qua ngân hàng giám sát. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm xây dựng cơ chế phối hợp thanh toán với ngân hàng giám sát để kịp thời ra các chỉ thị thanh toán cho nhà đầu tư và quỹ.
9. Việc bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư và quỹ phải được công ty quản lý quỹ báo cáo tại báo cáo hoạt động hàng năm của quỹ theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Thông tư này, trong đó nêu rõ nguyên nhân, lý do, mức độ ảnh hưởng, số lượng nhà đầu tư có quyền lợi bị ảnh hưởng đã được đền bù, mức đền bù cho mỗi nhà đầu tư, mức đền bù cho quỹ, hình thức đền bù, phương thức thanh toán và các hoạt động khắc phục khác (nếu có).
Điều 21. Chính sách phân chia lợi nhuận của quỹ
1. Công ty quản lý quỹ được phân chia lợi nhuận của quỹ cho nhà đầu tư theo quy định tại điều lệ quỹ và chính sách phân chia lợi nhuận đã được công bố tại bản cáo bạch. Lợi nhuận phân chia được trích từ nguồn lợi nhuận để lại của quỹ. Công ty quản lý quỹ chỉ được phân chia lợi nhuận khi quỹ đã hoàn thành hoặc có đủ năng lực tài chính để hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; trích lập đầy đủ các quỹ theo quy định tại điều lệ quỹ; ngay sau khi trả hết số lợi nhuận đã định, quỹ vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Lịch trình và kế hoạch thực hiện phải được công bố công khai tại bản cáo bạch và trên trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ.
2. Hình thức phân chia lợi nhuận bằng tiền hoặc bằng đơn vị quỹ. Việc phân chia lợi nhuận bằng đơn vị quỹ phải được sự chấp thuận của đại hội nhà đầu tư hoặc được sự chấp thuận của ban đại diện quỹ (nếu đại hội nhà đầu tư gần nhất đã ủy quyền cho ban đại diện quỹ quyết định phù hợp với quy định tại điều lệ quỹ) hoặc được quy định cụ thể tại điều lệ quỹ, bản cáo bạch. Khối lượng đơn vị quỹ được phân chia trên cơ sở giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ tại ngày chốt danh sách nhà đầu tư hoặc một giá trị khác theo quy định tại điều lệ quỹ.
3. Công ty quản lý quỹ phải khấu trừ mọi khoản thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật trước khi phân chia lợi nhuận cho nhà đầu tư.
4. Sau khi phân chia lợi nhuận, công ty quản lý quỹ phải gửi cho nhà đầu tư báo cáo tổng kết việc phân chia lợi nhuận quỹ, bao gồm các nội dung sau:
a) Hình thức phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc bằng đơn vị quỹ);
b) Tổng lợi nhuận trong kỳ và lợi nhuận tích lũy, chi tiết từng hạng mục lợi nhuận;
c) Giá trị lợi nhuận được phân chia, số lượng đơn vị quỹ phát hành để phân chia (trong trường hợp chia lợi nhuận bằng đơn vị quỹ);
d) Giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ trước khi phân chia lợi nhuận và sau khi phân chia lợi nhuận;
e) Các ảnh hưởng tác động tới giá trị tài sản ròng của quỹ sau khi phân chia.
5. Trường hợp có quy định tại điều lệ quỹ và bản cáo bạch, công ty quản lý quỹ được phân chia tài sản của quỹ cho nhà đầu tư nhiều hơn lợi nhuận đã thực hiện, nhưng phải bảo đảm giá trị tài sản ròng của quỹ sau khi thực hiện không được thấp hơn năm mươi (50) tỷ đồng. Kế hoạch, lộ trình thực hiện, quy mô tài sản phân chia, nguồn vốn thực hiện phải được đại hội nhà đầu tư chấp thuận.
6. Thông tin về hoạt động phân chia lợi nhuận quỹ, phân chia tài sản của quỹ đã thực hiện phải được cập nhật tại các bản cáo bạch sửa đổi, bổ sung.
7. Trường hợp nhà đầu tư đã chuyển nhượng số đơn vị quỹ của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách nhà đầu tư và thời điểm chi trả thì người chuyển nhượng là người nhận lợi nhuận.
Điều 22. Chi phí hoạt động của quỹ
1. Chi phí hoạt động của quỹ là các khoản chi phí sau thuế sau:
a) Chi phí quản lý tài sản trả cho công ty quản lý quỹ;
b) Chi phí lưu ký tài sản quỹ, chi phí giám sát trả cho ngân hàng giám sát;
c) Chi phí dịch vụ quản trị quỹ, chi phí dịch vụ đại lý chuyển nhượng và các chi phí khác mà công ty quản lý quỹ trả cho tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan;
d) Chi phí kiểm toán trả cho tổ chức kiểm toán;
e) Chi phí dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch vụ báo giá và các dịch vụ hợp lý khác, thù lao trả cho ban đại diện quỹ;
f) Chi phí dự thảo, in ấn, gửi bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt, báo cáo tài chính, xác nhận giao dịch, sao kê tài khoản và các tài liệu khác cho nhà đầu tư; chi phí công bố thông tin của quỹ; chi phí tổ chức họp đại hội nhà đầu tư, ban đại diện quỹ;
g) Chi phí liên quan đến thực hiện các giao dịch tài sản của quỹ.
2. Trong thời hạn bốn mươi lăm (45) ngày, kể từ ngày kết thúc quý II và quý IV hàng năm, công ty quản lý quỹ phải công bố thông tin về tỷ lệ chi phí hoạt động quỹ và tốc độ vòng quay danh mục của quỹ trên các trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối sau khi các giá trị này đã được ngân hàng giám sát xác nhận, bảo đảm tính chính xác.
a) Tỷ lệ chi phí hoạt động của quỹ xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ chi phí hoạt động (%)= |
Tổng chi phí hoạt động của quỹ ×100% |
Giá trị tài sản ròng trung bình trong năm |
Trường hợp quỹ thành lập và hoạt động dưới một năm, tỷ lệ chi phí hoạt động được xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ chi phí hoạt động (%) = |
Tổng chi phí hoạt động × 365 × 100% |
Giá trị tài sản ròng trung bình trong kỳ báo cáo × Thời gian quỹ đã hoạt động (tính theo ngày từ thời điểm cấp phép) |
b) Tốc độ vòng quay danh mục của quỹ xác định theo công thức sau:
Tốc độ vòng quay danh mục (%) = |
(Tổng giá trị mua vào trong kỳ + Tổng giá trị bán ra trong kỳ) ×100% |
2 × Giá trị tài sản ròng trung bình trong năm |
Trường hợp quỹ thành lập và hoạt động dưới một năm, tốc độ vòng quay danh mục được xác định theo công thức sau :
Tốc độ vòng quay danh mục (%) = |
(Tổng giá trị mua vào trong kỳ + Tổng giá trị bán ra trong kỳ) × 365 x 100% |
2 × Giá trị tài sản ròng trung bình trong kỳ báo cáo× Thời gian quỹ đã hoạt động (tính theo ngày từ thời điểm cấp phép) |
3. Phí môi giới, phí chuyển nhượng các giao dịch tài sản của quỹ phải trả cho công ty chứng khoán không bao gồm bất kỳ một loại phí nào khác, kể cả đó là phí trả cho dịch vụ khác hoặc phí trả cho bên thứ ba (chi phí ngầm).
4. Công ty quản lý quỹ và đại lý phân phối chịu trách nhiệm thanh toán chi phí in ấn, phát hành các ấn phẩm quảng cáo, thông tin về sản phẩm quỹ.
ĐẠI HỘI NHÀ ĐẦU TƯ, BAN ĐẠI DIỆN QUỸ
Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tham gia vào quỹ mở
Nhà đầu tư có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Nhà đầu tư có trách nhiệm thanh toán đầy đủ tiền mua chứng chỉ quỹ trong thời hạn quy định tại điều lệ quỹ, bản cáo bạch và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của quỹ trong phạm vi số tiền đã thanh toán khi mua chứng chỉ quỹ.
1. Đại hội nhà đầu tư do công ty quản lý quỹ triệu tập và quyết định những nội dung sau:
a) 29 Sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ, hợp đồng giám sát; phương án phân phối lợi nhuận;
b) 30 Các thay đổi cơ bản trong chính sách đầu tư, mục tiêu đầu tư của quỹ; tăng mức phí trả cho công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; thay đổi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát;
c) Sáp nhập quỹ, hợp nhất quỹ;
d) Tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ; tách quỹ;
e) Giải thể quỹ;
f) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch và thành viên ban đại diện quỹ; quyết định mức thù lao và chi phí hoạt động của ban đại diện quỹ; thông qua việc lựa chọn tổ chức kiểm toán được chấp thuận để kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm của quỹ; thông qua các báo cáo về tình hình tài chính, tài sản và hoạt động hàng năm của quỹ;
g) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền theo quy định tại Điều 85 Luật Chứng khoán, quy định pháp luật về doanh nghiệp và tại điều lệ quỹ.
2. Chương trình và nội dung họp đại hội nhà đầu tư được công ty quản lý quỹ xây dựng theo quy định pháp luật doanh nghiệp. Tối thiểu mười lăm (15) ngày trước khi tiến hành đại hội nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước toàn bộ chương trình, nội dung họp và các tài liệu có liên quan.
3. Đại hội nhà đầu tư hàng năm được tổ chức trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày có báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Việc họp đại hội nhà đầu tư thường niên không được tổ chức dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản, trừ trường hợp điều lệ quỹ có quy định khác.
4. Công ty quản lý quỹ triệu tập họp bất thường đại hội nhà đầu tư trong các trường hợp sau:
a) Công ty quản lý quỹ, hoặc ngân hàng giám sát, hoặc ban đại diện quỹ xét thấy là cần thiết vì quyền lợi của quỹ;
b) Theo yêu cầu của nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư đại diện cho ít nhất mười phần trăm (10%) tổng số đơn vị quỹ đang lưu hành trong vòng ít nhất sáu (06) tháng liên tục tính tới thời điểm triệu tập đại hội, hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn theo quy định tại điều lệ quỹ;
c) Các trường hợp khác theo quy định tại điều lệ quỹ.
5. Việc tổ chức họp bất thường đại hội nhà đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều này phải được thực hiện trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày công ty quản lý quỹ nhận được yêu cầu triệu tập họp bất thường đại hội nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do và mục tiêu của việc triệu tập họp bất thường đại hội nhà đầu tư.
6. Trừ trường hợp buộc phải tổ chức họp để lấy ý kiến đại hội nhà đầu tư về các vấn đề quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này, trong các trường hợp khác nếu có quy định tại điều lệ quỹ và đã công bố tại bản cáo bạch, công ty quản lý quỹ được lấy ý kiến nhà đầu tư bằng văn bản, thay vì tổ chức họp. Nguyên tắc, nội dung, trình tự, thủ tục lấy ý kiến nhà đầu tư bằng văn bản phải được quy định rõ tại điều lệ quỹ. Trong trường hợp này, công ty quản lý quỹ phải tuân thủ thời hạn gửi phiếu và tài liệu họp cho nhà đầu tư như trường hợp mời họp đại hội nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và chứng khoán.
Điều 25. Điều kiện, thể thức tiến hành họp đại hội nhà đầu tư
1. Cuộc họp đại hội nhà đầu tư được tiến hành khi có số nhà đầu tư tham dự đại diện cho ít nhất năm mươi mốt phần trăm (51%) tổng số đơn vị quỹ đang lưu hành. Hình thức tham dự đại hội có thể là trực tiếp, thông qua ủy quyền hoặc các hình thức khác được quy định cụ thể trong điều lệ quỹ.
2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này, cuộc họp lần thứ hai được triệu tập trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày cuộc họp lần thứ nhất dự định khai mạc. Trong trường hợp này, đại hội nhà đầu tư được tiến hành không phụ thuộc vào số nhà đầu tư tham dự.
3. Thể thức, hình thức họp của đại hội nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại điều lệ quỹ, phù hợp với các quy định của pháp luật về doanh nghiệp và chứng khoán.
Điều 26. Thông qua quyết định của đại hội nhà đầu tư
1. 31 Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, quyết định tại cuộc họp của đại hội nhà đầu tư được thông qua khi được số nhà đầu tư đại diện ít nhất năm mươi mốt phần trăm (51%) tổng số đơn vị quỹ của các nhà đầu tư dự họp tán thành; tỷ lệ cụ thể do điều lệ quỹ quy định.
2. 32 Đối với các nội dung quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 24 Thông tư này, quyết định tại cuộc họp được thông qua khi số nhà đầu tư đại diện ít nhất sáu mươi lăm phần trăm (65%) tổng số đơn vị quỹ của các nhà đầu tư dự họp tán thành; tỷ lệ cụ thể do điều lệ quỹ quy định.
3. 33 (được bãi bỏ)
4. 34 Trường hợp lấy ý kiến đại hội nhà đầu tư dưới hình thức bằng văn bản, quyết định được thông qua nếu được số nhà đầu tư đại diện cho ít nhất năm mươi mốt phần trăm (51%) tổng số đơn vị quỹ của các nhà đầu tư biểu quyết tán thành; tỷ lệ cụ thể do điều lệ quỹ quy định.
5. Công ty quản lý quỹ và ban đại diện quỹ có trách nhiệm xem xét, bảo đảm các quyết định của đại hội nhà đầu tư là phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ quỹ. Trường hợp quyết định không phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ quỹ, thì phải tổ chức họp lại đại hội nhà đầu tư để lấy lại ý kiến hoặc lấy ý kiến nhà đầu tư bằng văn bản.
6. Trong thời hạn bảy (07) ngày, sau khi kết thúc đại hội nhà đầu tư, hoặc sau ngày kết thúc việc lấy ý kiến nhà đầu tư bằng văn bản theo quy định tại khoản 4 Điều này, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm lập biên bản và nghị quyết đại hội nhà đầu tư gửi cho ngân hàng giám sát, cung cấp cho nhà đầu tư hoặc công bố thông tin theo quy định của pháp luật trên các trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ.
Điều 27. Phản đối quyết định của đại hội nhà đầu tư
1. Nhà đầu tư phản đối quyết định đã được thông qua bởi đại hội nhà đầu tư về một số các nội dung quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 24 có quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ mua lại chứng chỉ quỹ của mình hoặc chuyển đổi sang quỹ mở khác của công ty quản lý quỹ. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của nhà đầu tư, số lượng đơn vị quỹ, lý do yêu cầu mua lại hoặc đề nghị chuyển đổi sang quỹ khác do công ty quản lý. Yêu cầu phải được nhà đầu tư gửi tới trụ sở chính của công ty quản lý quỹ, đại lý ký danh trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày đại hội nhà đầu tư thông qua quyết định về các vấn đề nêu trên.
2. Trong thời hạn bốn mươi lăm (45) ngày, kể từ ngày công bố kết quả họp đại hội nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ phải hoàn tất việc mua lại hoặc chuyển đổi chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư phản đối quyết định của đại hội nhà đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trong trường hợp này, mức giá mua lại được xác định trên cơ sở giá trị tài sản ròng xác định tại ngày họp đại hội nhà đầu tư và nhà đầu tư không phải thanh toán phí mua lại, phí chuyển đổi.
1. Ban đại diện quỹ đại diện cho nhà đầu tư, được bầu tại các cuộc họp đại hội nhà đầu tư hoặc được nhà đầu tư bầu theo hình thức cho ý kiến bằng văn bản. Nhiệm kỳ, tiêu chuẩn, số lượng thành viên, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và bãi nhiệm, bổ sung thành viên ban đại diện quỹ, chủ tịch ban đại diện quỹ, điều kiện, thể thức họp và thông qua quyết định của ban đại diện quỹ được quy định tại điều lệ quỹ và các quy định pháp luật khác.
2. Ban đại diện quỹ có từ ba (03) đến mười một (11) thành viên, trong đó có ít nhất hai phần ba (2/3) là các thành viên độc lập.
3. Trong ban đại diện quỹ phải có:
a) Tối thiểu một thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.
b) Tối thiểu một thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc trong hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán hoặc quản lý tài sản;
c) Tối thiểu một thành viên có trình độ chuyên môn về pháp luật và các quy định trong lĩnh vực chứng khoán.
4. Trường hợp cơ cấu ban đại diện quỹ hoặc có thành viên không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, hoặc thành viên buộc phải từ nhiệm, trong thời hạn mười lăm (15) ngày sau khi phát hiện sự việc, ban đại diện quỹ và công ty quản lý quỹ có trách nhiệm lựa chọn thành viên đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều này để tạm thời thay thế. Thành viên tạm thời thay thế thực hiện quyền và nghĩa vụ của thành viên ban đại diện quỹ cho tới khi đại hội nhà đầu tư chính thức bổ nhiệm thành viên thay thế.
5. Quyền và nghĩa vụ của ban đại diện quỹ được quy định tại điều lệ quỹ và tối thiểu phải bao gồm các nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Đại diện cho quyền lợi của nhà đầu tư; thực hiện các hoạt động phù hợp với quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của quỹ và nhà đầu tư;
b) Phê duyệt danh sách các tổ chức cung cấp báo giá, nguyên tắc và phương pháp xác định giá trị tài sản ròng; phê duyệt danh sách các ngân hàng nhận tiền gửi của quỹ, công cụ tiền tệ và các tài sản mà quỹ được phép đầu tư theo quy định tại điểm a, b, e khoản 2 Điều 15 Thông tư này; chấp thuận các giao dịch tài sản của quỹ quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư này. Các quyết định này phải được đưa ra trên cơ sở thận trọng nhất để bảo đảm an toàn tài sản của quỹ;
c) Quyết định mức lợi nhuận phân phối; thời hạn và thủ tục phân phối lợi nhuận, hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh; quyết định các vấn đề chưa có sự thống nhất giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát trên cơ sở quy định của pháp luật;
d) Trường hợp điều lệ quỹ đã có quy định và đại hội nhà đầu tư gần nhất đã ủy quyền, ban đại diện quỹ được quyết định các vấn đề quy định tại điểm b, c, d, e, f và g khoản 1 Điều 24 Thông tư này;
e) Có quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát kịp thời cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin về hoạt động quản lý tài sản và hoạt động giám sát;
f) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại điều lệ quỹ.
6. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày ban đại diện quỹ quyết định các vấn đề quy định tại điểm b, c, d, e khoản 1 Điều 24 Thông tư này thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều này, ban đại diện quỹ, thông qua công ty quản lý quỹ, phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngân hàng giám sát biên bản họp và nghị quyết của ban đại diện quỹ, đồng thời cung cấp thông tin về nội dung quyết định cho nhà đầu tư theo phương thức quy định tại điều lệ quỹ. Trong trường hợp này:
a) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền yêu cầu ban đại diện quỹ thay đổi quyết định, nếu quyết định là trái với quy định của pháp luật hoặc nếu xét thấy là cần thiết để bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư. Trong thời hạn bảy (07) ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp, quyết định của ban đại diện quỹ và các tài liệu khác liên quan, nếu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không có ý kiến bằng văn bản, công ty quản lý quỹ và các tổ chức liên quan được tổ chức thực hiện quyết định của ban đại diện quỹ theo quy định của pháp luật;
b) Nhà đầu tư phản đối quyết định của ban đại diện quỹ liên quan tới các nội dung quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 24 Thông tư này, có quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ mua lại hoặc chuyển đổi chứng chỉ quỹ trong các trường hợp và theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 27 Thông tư này.
7. Quyết định của ban đại diện quỹ được thông qua biểu quyết tại các cuộc họp trực tiếp, họp thông qua điện thoại, internet và các phương tiện truyền tin nghe, nhìn, hoặc dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản và các hình thức khác theo quy định tại điều lệ quỹ. Mỗi thành viên ban đại diện quỹ có một phiếu biểu quyết. Cuộc họp ban đại diện quỹ được tiến hành khi có tối thiểu hai phần ba (2/3) số thành viên dự họp, trong đó số thành viên độc lập dự họp phải chiếm từ năm mươi mốt phần trăm (51%) trở lên. Thành viên không trực tiếp dự họp có quyền biểu quyết thông qua bỏ phiếu bằng văn bản. Quyết định của ban đại diện quỹ được thông qua nếu được từ năm mươi mốt phần trăm (51%) trở lên số thành viên dự họp và từ năm mươi mốt phần trăm (51%) trở lên số thành viên độc lập thông qua.
8. Khi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, ban đại diện quỹ phải tuân thủ các quy định của pháp luật, điều lệ quỹ và quyết định của đại hội nhà đầu tư. Trong trường hợp quyết định do ban đại diện quỹ thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc điều lệ quỹ gây thiệt hại cho quỹ thì các thành viên chấp thuận thông qua quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đó; thành viên phản đối thông qua quyết định nói trên được miễn trừ trách nhiệm.
9. Trong trường hợp điều lệ quỹ không có quy định, thù lao và lợi ích khác của thành viên ban đại diện quỹ được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Thành viên ban đại diện quỹ được trả thù lao theo công việc và được hưởng các lợi ích khác theo quy định tại điều lệ quỹ, hoặc theo quyết định của đại hội nhà đầu tư. Đại hội nhà đầu tư quyết định tổng mức thù lao và ngân sách hoạt động hàng năm của ban đại diện quỹ căn cứ vào số ngày dự tính, số lượng và tính chất của công việc và mức thù lao bình quân hàng ngày của thành viên. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập không thường xuyên của thành viên ban đại diện quỹ theo quy định của pháp luật liên quan;
b) Thành viên ban đại diện quỹ được thanh toán các chi phí ăn, ở, đi lại với mức hợp lý và các chi phí khác theo quy định tại điều lệ quỹ. Tổng mức thù lao và chi phí này không vượt quá tổng ngân sách hoạt động hàng năm của ban đại diện quỹ đã được đại hội nhà đầu tư thông qua theo quy định tại điều lệ quỹ;
c) Thù lao và chi phí hoạt động của ban đại diện quỹ được tính vào chi phí hoạt động quản lý của quỹ và phải được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hàng năm của quỹ.
10. Quy định tại khoản 9 Điều này có thể không áp dụng trong trường hợp thành viên ban đại diện quỹ đồng thời là nhân sự của công ty quản lý quỹ.
Điều 29. Quy định chung về việc hợp nhất, sáp nhập quỹ
1. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm thiết lập kênh thông tin liên tục, cập nhật cho nhà đầu tư một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời các thông tin về quá trình hợp nhất, sáp nhập quỹ.
2. Công ty quản lý quỹ phải tổ chức họp đại hội nhà đầu tư lấy ý kiến về các nội dung liên quan tới việc hợp nhất, sáp nhập theo mẫu tại phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này. Tối thiểu ba mươi (30) ngày trước ngày họp đại hội nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ phải cung cấp cho nhà đầu tư các tài liệu liên quan tới việc hợp nhất, sáp nhập bao gồm:
a) Phương án hợp nhất, sáp nhập kèm theo báo cáo phân tích việc hợp nhất, sáp nhập với các nội dung quy định tại phụ lục số 16 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Dự thảo hợp đồng hợp nhất, sáp nhập với nội dung quy định tại phụ lục số 17 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, các báo cáo tài chính quý của tất cả các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập đã được kiểm toán tới quý gần nhất;
d) Dự thảo điều lệ quỹ, bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt của quỹ hợp nhất; điều lệ quỹ nhận sáp nhập, bản cáo bạch và bản cáo bạch tóm tắt của quỹ nhận sáp nhập;
3. Công ty quản lý quỹ được tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ trong thời hạn ba mươi (30) ngày để hoàn tất việc hợp nhất, sáp nhập, trừ trường hợp mua lại hoặc chuyển đổi chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư phản đối việc hợp nhất, sáp nhập.
4. Ngày hợp nhất, ngày sáp nhập là ngày giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ điều chỉnh có hiệu lực. Quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập chấm dứt tồn tại kể từ ngày hợp nhất, ngày sáp nhập. Đồng thời, kể từ ngày hợp nhất, ngày sáp nhập, quỹ hợp nhất, quỹ nhận sáp nhập kế thừa toàn bộ tài sản, nợ, quyền, lợi ích hợp pháp và các nghĩa vụ khác của các quỹ bị hợp nhất, quỹ bị sáp nhập theo nguyên tắc sau:
a) Mọi tài sản của quỹ bị hợp nhất, quỹ bị sáp nhập phải được đăng ký sở hữu thuộc quỹ hợp nhất, quỹ nhận sáp nhập và được lưu ký tại ngân hàng giám sát của quỹ hợp nhất, quỹ nhận sáp nhập;
b) Mọi nghĩa vụ nợ của quỹ bị hợp nhất, quỹ bị sáp nhập được chuyển giao cho quỹ hợp nhất, quỹ nhận sáp nhập kế thừa và tiếp tục thực hiện nghĩa vụ chi trả. Quy định này không áp dụng trong trường hợp quỹ bị hợp nhất, quỹ bị sáp nhập đã thanh toán hết các nghĩa vụ nợ trước khi hợp nhất, sáp nhập theo phương án hợp nhất, sáp nhập;
c) Nhà đầu tư của các quỹ bị hợp nhất, quỹ bị sáp nhập có tên trong sổ chính tại ngày hợp nhất, ngày sáp nhập trở thành nhà đầu tư của quỹ hợp nhất, quỹ nhận sáp nhập và được nhận tài sản dưới dạng đơn vị của quỹ hợp nhất, quỹ nhận sáp nhập theo tỷ lệ chuyển đổi xác định tại ngày hợp nhất, ngày sáp nhập;
d) Tùy thuộc vào điều khoản hợp đồng hợp nhất, sáp nhập theo phương án hợp nhất, sáp nhập, ngoài số lượng đơn vị quỹ nhận được theo quy định tại điểm c khoản này, nhà đầu tư các quỹ bị hợp nhất, quỹ bị sáp nhập, có thể được nhận thêm một khoản thanh toán bằng tiền. Giá trị khoản thanh toán bằng tiền cho một đơn vị quỹ không vượt quá mười phần trăm (10%) giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ tính tại ngày hợp nhất, ngày sáp nhập;
5. Chi phí dịch vụ tư vấn pháp lý, chi phí hành chính và các dịch vụ tư vấn nghiệp vụ khác liên quan tới việc hợp nhất, sáp nhập quỹ không được hạch toán vào quỹ hoặc đặt dưới các hình thức khác mà nhà đầu tư phải gánh chịu, trừ trường hợp đại hội nhà đầu tư có quyết định khác.
Điều 30. Trình tự, thủ tục thực hiện hợp nhất, sáp nhập quỹ
1. Trong thời hạn sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày đại hội nhà đầu tư của quỹ cuối cùng tham gia hợp nhất, sáp nhập thông qua quyết định hợp nhất, sáp nhập, công ty quản lý quỹ có liên quan phải nộp bộ hồ sơ đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ cho quỹ hợp nhất hoặc điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ cho quỹ nhận sáp nhập. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
a) Giấy đề nghị cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ theo mẫu tại phụ lục số 14 ban hành kèm theo Thông tư này; kèm theo bản gốc của các giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ của các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập;
b) Phương án hợp nhất, sáp nhập kèm theo Báo cáo phân tích hợp nhất, sáp nhập; Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập đã được các đại hội nhà đầu tư thông qua. Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập phải được chủ tịch ban đại diện các quỹ ký cùng với đại diện theo pháp luật của công ty quản lý quỹ có liên quan;
c) Báo cáo đánh giá của các ngân hàng giám sát về các nội dung tại phương án hợp nhất, sáp nhập và hợp đồng hợp nhất, sáp nhập, có liên quan tới phương án xác định công nợ, tài sản và giá trị tài sản ròng tại ngày hợp nhất, sáp nhập; phương án chuyển đổi và xác định tỷ lệ chuyển đổi; phương án và nguyên tắc chuyển giao tài sản giữa các quỹ;
d) Biên bản họp và nghị quyết của đại hội nhà đầu tư về việc hợp nhất, sáp nhập;
e) Các tài liệu đối với quỹ nhận hợp nhất, quỹ sáp nhập (nếu có sự thay đổi) theo quy định tại điểm b, c, d, e, f khoản 1 Điều 4 Thông tư này và các tài liệu khác nếu có liên quan.
2. Hồ sơ đề nghị cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ được lập thành một (01) bộ gốc kèm theo tệp dữ liệu điện tử. Bộ hồ sơ gốc được gửi trực tiếp tại bộ phận một cửa của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.
3. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ. Trong thời hạn bảy (07) ngày, kể từ ngày hợp nhất, ngày sáp nhập, công ty quản lý quỹ công bố thông tin về việc hợp nhất, sáp nhập theo quy định của pháp luật. Nội dung thông báo bao gồm:
a) Ngày hợp nhất, ngày sáp nhập;
b) Nguyên tắc xác định giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ bị hợp nhất, quỹ bị sáp nhập tại ngày hợp nhất, ngày sáp nhập; tỷ lệ chuyển đổi đơn vị quỹ; tỷ lệ tiền thanh toán cho nhà đầu tư quỹ bị hợp nhất, quỹ bị sáp nhập (nếu có).
4. Ngay sau ngày hợp nhất, ngày sáp nhập, công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và các tổ chức có liên quan phải phối hợp đăng ký sở hữu các tài sản tiếp nhận từ các quỹ bị hợp nhất, quỹ bị sáp nhập theo quy định của pháp luật, đồng thời cập nhật thông tin về sở hữu của nhà đầu tư tại sổ chính, sổ phụ.
5. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày hợp nhất, ngày sáp nhập, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện các lệnh bán, lệnh mua, lệnh chuyển đổi của quỹ hợp nhất, quỹ nhận sáp nhập.
6. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày hợp nhất, ngày sáp nhập, ngân hàng giám sát thẩm định tính chính xác và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết quả hợp nhất, sáp nhập theo mẫu tại phụ lục số 15 ban hành kèm theo Thông tư này với các nội dung sau:
a) Chi tiết về danh mục đầu tư, tổng giá trị tài sản, tổng giá trị công nợ và giá trị tài sản ròng tại ngày hợp nhất, ngày sáp nhập; tỷ lệ chuyển đổi đơn vị quỹ thực tế tại ngày hợp nhất, ngày sáp nhập; tỷ lệ chi trả bằng tiền trên một đơn vị quỹ (nếu có);
b) Số lượng và giá trị đơn vị quỹ mua lại của nhà đầu tư phản đối việc hợp nhất, sáp nhập; giá trị khoản vay hoàn trả theo yêu cầu chủ nợ theo mẫu quy định tại Phụ lục số 18 ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Trong thời hạn sáu (06) tháng, kể từ ngày hợp nhất, sáp nhập, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm lưu trữ và cung cấp cho nhà đầu tư theo yêu cầu các tài liệu liên quan tới việc hợp nhất, sáp nhập quỹ tại trụ sở công ty quản lý quỹ và các địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ, trên các trang thông tin điện tử (website) của công ty quản lý quỹ. Các tài liệu liên quan bao gồm:
a) Phương án và hợp đồng hợp nhất, sáp nhập;
b) Các nội dung liên quan tới việc phân chia lợi nhuận, phát hành chứng chỉ quỹ hợp nhất, nhận sáp nhập cho các nhà đầu tư của các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập;
c) Báo cáo thẩm định của ngân hàng giám sát quy định tại khoản 6 Điều này.
Điều 31. Quy định chung về việc tách quỹ
1. Trường hợp danh mục đầu tư của quỹ bị mất thanh khoản theo quy định tại điểm b, c khoản 4 Điều 13 Thông tư này, công ty quản lý quỹ được tách quỹ theo phương án đã được đại hội nhà đầu tư thông qua.
2. Tối thiểu ba mươi (30) ngày trước ngày họp đại hội nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ phải cung cấp cho nhà đầu tư các tài liệu liên quan tới việc tách quỹ bao gồm:
a) Phương án tách quỹ với nội dung theo quy định tại phụ lục số 16 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Dự thảo điều lệ các quỹ hình thành sau khi tách.
3. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm thay mặt quỹ hoàn trả đầy đủ tất cả các khoản nợ, thực hiện các nghĩa vụ tài chính của quỹ trước khi tách quỹ.
4. Các quỹ dự kiến hình thành sau khi tách phải có giá trị tài sản ròng tại ngày định giá gần nhất trước ngày đại hội nhà đầu tư thông qua quyết định tách quỹ đạt tối thiểu năm mươi (50) tỷ đồng.
Điều 32. Trình tự, thủ tục tách Quỹ
1. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày đại hội nhà đầu tư của quỹ thông qua quyết định tách, công ty quản lý quỹ phải hoàn tất thủ tục, hồ sơ đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ cho các quỹ hình thành sau khi tách. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
a) Giấy đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ mới theo mẫu tại phụ lục số 14 ban hành kèm theo Thông tư này; kèm theo bản gốc của giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ của quỹ bị tách;
b) Phương án tách quỹ đã được đại hội nhà đầu tư thông qua;
c) Báo cáo đánh giá của ngân hàng giám sát về phương án tách danh mục đầu tư; phương án chuyển quyền sở hữu và bàn giao tài sản;
d) Các hợp đồng giám sát giữa công ty quản lý quỹ ký với các ngân hàng giám sát;
e) Biên bản họp và nghị quyết của đại hội nhà đầu tư về việc tách quỹ;
f) Điều lệ quỹ, bản cáo bạch và bản cáo bạch tóm tắt của các quỹ hình thành sau khi tách (nếu có sự thay đổi và trong trường hợp của quỹ mới).
2. Hồ sơ tách quỹ được lập thành một (01) bộ gốc kèm theo tệp dữ liệu điện tử. Bộ hồ sơ gốc được gửi trực tiếp tại bộ phận một cửa của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.
3. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ bộ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ cho các quỹ bị tách. Ngày tách là ngày giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ có hiệu lực.
4. Trong thời hạn bảy (07) ngày, kể từ ngày tách, công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan, đại lý ký danh có trách nhiệm:
a) Hoàn tất việc lập sổ chính, sổ phụ của các quỹ mới hình thành sau khi tách;
b) Thông báo ngày tách quỹ, xác nhận các nội dung đã hoàn tất theo phương án tách quỹ, giá trị tài sản ròng trên một đơn vị của các quỹ mới hình thành sau khi tách, xác nhận quyền sở hữu tài sản cho từng nhà đầu tư.
c) Công bố thông tin về việc tách quỹ theo quy định của pháp luật.
5. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày tách, ngân hàng giám sát và các tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan có trách nhiệm tách danh mục đầu tư của quỹ bị tách và thực hiện các thủ tục đăng ký sở hữu các tài sản cho các quỹ mới hình thành sau khi tách theo quy định của pháp luật.
6. Trong thời hạn sáu (06) tháng, kể từ ngày tách, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm lưu trữ, cung cấp theo yêu cầu của nhà đầu tư, các tài liệu liên quan tới việc tách quỹ tại trụ sở công ty quản lý quỹ và các địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ, trên các trang thông tin điện tử (website) của công ty quản lý quỹ. Các tài liệu liên quan bao gồm:
a) Phương án tách quỹ và lộ trình đã thực hiện;
b) Cơ cấu danh mục của quỹ bị tách tại ngày tách và của các quỹ hình thành sau khi tách;
c) Các nội dung liên quan tới việc phân chia lợi nhuận, phát hành chứng chỉ các quỹ hình thành sau khi tách.
Điều 33. Quy định chung về giải thể Quỹ
1. Việc thanh lý, giải thể quỹ được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
a) Công ty quản lý quỹ bị giải thể, phá sản, hoặc bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động mà ban đại diện quỹ không xác lập được công ty quản lý quỹ thay thế trong thời hạn hai (02) tháng, kể từ ngày phát sinh sự kiện;
b) Ngân hàng giám sát bị giải thể, phá sản, đơn phương chấm dứt hợp đồng giám sát hoặc bị công ty quản lý quỹ chấm dứt hợp đồng giám sát; hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán bị thu hồi mà công ty quản lý quỹ không xác lập được ngân hàng giám sát thay thế trong thời hạn hai (02) tháng, kể từ ngày phát sinh sự kiện;
c) Quỹ kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ quỹ và trong giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ mà không được gia hạn (đối với quỹ có thời hạn hoạt động);
d) Giải thể quỹ theo quyết định của đại hội nhà đầu tư;
e) Giá trị tài sản ròng của quỹ xuống dưới mười (10) tỷ đồng liên tục trong sáu (6) tháng;
f) Các trường hợp khác theo quy định của điều lệ quỹ.
2. Trong thời hạn tối đa ba mươi (30) ngày, kể từ ngày quỹ buộc phải giải thể theo quy định tại khoản 1 Điều này, ban đại diện quỹ phải triệu tập đại hội nhà đầu tư để thông qua phương án giải thể quỹ.
3. Đại hội nhà đầu tư có quyền chỉ định một tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện việc kiểm tra, đánh giá, giám sát toàn bộ hoạt động thanh lý, thẩm định lại việc phân chia tài sản của quỹ cho nhà đầu tư, bảo đảm việc thanh lý, giải thể quỹ được thực hiện công bằng, công khai, minh bạch.
4. Công ty quản lý quỹ chịu trách nhiệm thanh lý tài sản và phân chia tài sản quỹ cho nhà đầu tư theo phương án thanh lý, giải thể quỹ đã được đại hội nhà đầu tư thông qua, phù hợp với quy định của pháp luật và tại điều lệ quỹ. Trường hợp không thể thanh lý hết tài sản trong thời hạn quy định tại phương án thanh lý, giải thể, công ty quản lý quỹ chịu trách nhiệm phải phân chia số tài sản còn lại và chuyển giao cho nhà đầu tư theo nguyên tắc quy định tại điểm c khoản 10 Điều này.
5. Công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan không được tổ chức các chương trình quảng cáo, thông tin về quỹ để tiếp nhận, thực hiện các lệnh mua, lệnh bán, lệnh chuyển đổi chứng chỉ quỹ, kể từ ngày quỹ buộc phải giải thể.
6. Kể từ ngày quỹ buộc phải giải thể, công ty quản lý quỹ không được:
a) Thực hiện các hoạt động đầu tư, giao dịch mua chứng khoán và các tài sản khác cho quỹ;
b) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của quỹ;
c) Tặng, cho tài sản của quỹ cho tổ chức, cá nhân khác;
d) Thanh toán hợp đồng trong đó giá trị phần nghĩa vụ của quỹ lớn hơn giá trị phần nghĩa vụ của bên kia; hoặc thanh toán nợ cho các chủ nợ đồng thời là bên nợ của quỹ mà không thực hiện bù trừ;
e) Thực hiện các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của quỹ.
7. Tài sản của quỹ đang giải thể bao gồm :
a) Tài sản và quyền về tài sản mà quỹ có tại thời điểm quỹ buộc phải giải thể;
b) Các khoản lợi nhuận, các tài sản và các quyền về tài sản mà quỹ sẽ có do việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước thời điểm quỹ buộc phải giải thể;
c) Tài sản là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của quỹ. Trường hợp thanh toán tài sản là vật bảo đảm được trả cho các chủ nợ có bảo đảm, nếu giá trị của vật bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm phải thanh toán thì phần vượt quá đó là tài sản của quỹ.
8. Khi bán thanh lý tài sản là chứng khoán của quỹ, phải áp dụng phương thức công khai như đấu thầu, hoặc giao dịch qua hệ thống khớp lệnh tập trung của Sở Giao dịch Chứng khoán. Đối với các trường hợp khác, phải có sự chấp thuận bằng văn bản của ban đại diện quỹ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư này.
9. Kết quả thanh lý tài sản của quỹ bị giải thể sau khi đã được ngân hàng giám sát xác nhận phải được thẩm định và thông qua bởi ban đại diện quỹ hoặc tổ chức kiểm toán được đại hội nhà đầu tư chỉ định theo quy định tại khoản 3 Điều này, trước khi tiến hành thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ và nhà đầu tư theo quy định.
10. Tiền thu được từ thanh lý tài sản quỹ và các tài sản còn lại được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước;
b) Các khoản phải trả cho công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, các khoản phải trả khác và chi phí giải thể quỹ. Trong trường hợp quỹ buộc phải giải thể theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này, quỹ không phải thanh toán cho công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát các khoản phí theo hợp đồng kể từ ngày phát sinh sự kiện;
c) Phần còn lại được dùng để thanh toán cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư trong quỹ.
Điều 34. Trình tự, thủ tục giải thể quỹ
1. Trong thời hạn bảy (07) ngày, kể từ ngày quỹ buộc phải giải thể theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Thông tư này, hoặc kể từ ngày đại hội nhà đầu tư thông qua quyết định giải thể, công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát (trong trường hợp không có công ty quản lý quỹ) phải thông báo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước việc giải thể quỹ.
2. Hồ sơ thông báo việc giải thể quỹ bao gồm các tài liệu sau:
a) Thông báo về việc giải thể quỹ, trong đó nêu rõ lý do, ảnh hưởng, ngày giải thể dự kiến;
b) Biên bản và nghị quyết của đại hội nhà đầu tư về việc giải thể quỹ, kèm theo phương án thanh lý tài sản, giải thể quỹ đã được đại hội nhà đầu tư thông qua;
c) Cam kết bằng văn bản của công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát về việc chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục thanh lý tài sản để giải thể quỹ.
3. Hồ sơ báo cáo việc giải thể quỹ được lập thành một (01) bộ gốc kèm theo tệp dữ liệu điện tử. Bộ hồ sơ gốc được gửi trực tiếp tại bộ phận một cửa của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.
4. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có công văn xác nhận việc công ty quản lý quỹ báo cáo việc giải thể quỹ. Trong thời hạn ba (30) ngày, kể từ ngày nhận được công văn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty quản lý quỹ thực hiện công bố thông tin về việc thanh lý tài sản, giải thể quỹ theo quy định về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành. Nội dung thông báo phải bao gồm cả thông tin về thời hạn thanh lý tài sản.
5. Trong thời hạn năm ngày (05), kể từ ngày hoàn tất việc giải thể quỹ, công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết quả giải thể quỹ. Hồ sơ báo cáo kết quả giải thể quỹ bao gồm các tài liệu sau:
a) Báo cáo về việc thanh lý các tài sản của quỹ, việc trả nợ và thực hiện các nghĩa vụ tài sản khác đối với các chủ nợ, những người có quyền lợi và nghĩa vụ khác, kể cả các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Báo cáo phải đính kèm danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, kể cả các khoản nợ về thuế;
b) Báo cáo của công ty quản lý quỹ có xác nhận bởi ngân hàng giám sát và ban đại diện quỹ về hoạt động thanh lý tài sản, phương thức thanh lý và tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý; tổng nợ phải thanh toán và phần tài sản còn lại để phân phối cho các cổ đông;
c) Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ;
d) Báo cáo tài chính kiểm toán cho giai đoạn kể từ ngày kết thúc năm tài chính đã được kiểm toán gần nhất, tính tới ngày quỹ hết thời hạn hoạt động hoặc quỹ được chấp thuận giải thể;
e) báo cáo thẩm định kết quả thanh lý tài sản của tổ chức kiểm toán (nếu có) được đại hội nhà đầu tư chỉ định theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Thông tư này.
6. Hồ sơ báo cáo kết quả giải thể quỹ được lập thành một (01) bộ gốc kèm theo tệp dữ liệu điện tử. Bộ hồ sơ gốc được gửi trực tiếp tại bộ phận một cửa của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.
7. Trường hợp kết quả thanh lý tài sản, giải thể quỹ là không chính xác, giả mạo, công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, những cá nhân có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn ba (03) năm, kể từ ngày nộp hồ sơ báo cáo kết quả giải thể đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC LIÊN QUAN TRONG QUẢN LÝ QUỸ MỞ
Điều 35. Các quy định chung về Ngân hàng giám sát
1. Ngân hàng giám sát do công ty quản lý quỹ lựa chọn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 98 Luật Chứng khoán.
2. Thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban điều hành và nhân viên nghiệp vụ không được là đối tác mua, bán trong giao dịch mua, bán tài sản của quỹ. Ngân hàng giám sát chỉ được là đối tác mua, bán trong giao dịch ngoại hối, hoặc các giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán.
3. Để giám sát hoạt động cho một quỹ mở, ngân hàng giám sát phải có tối thiểu 02 nhân viên nghiệp vụ có các chứng chỉ sau:
a) 35 Chứng chỉ cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán; hoặc chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán CFA từ bậc 1 (Chartered Financial Analyst level I) trở lên, CIIA từ bậc 1 (Certified International Investment Analyst level I) trở lên; hoặc chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán cấp tại các quốc gia là thành viên của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD);
b) Chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
c) Chứng chỉ kế toán, hoặc kiểm toán; hoặc chứng chỉ kế toán trưởng hoặc chứng chỉ phân tích kế toán; hoặc các chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực kế toán ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountants).
4. Ngân hàng giám sát phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật về thành lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
Điều 36. Hoạt động lưu ký tài sản quỹ của ngân hàng giám sát
1. Ngân hàng giám sát được lựa chọn tổ chức tài chính trong và ngoài nước có chức năng lưu ký tài sản làm tổ chức lưu ký phụ để lưu ký các tài sản trong nước và ở nước ngoài của quỹ. Hoạt động ủy quyền lưu ký phải tuân thủ các quy định sau:
a) Tổ chức lưu ký phụ phải là thành viên lưu ký theo quy định của pháp luật trong hoặc ngoài nước;
b) Hoạt động ủy quyền lưu ký phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa ngân hàng giám sát và tổ chức lưu ký phụ. Hợp đồng phải quy định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm giữa ngân hàng giám sát và tổ chức lưu ký phụ. Tổ chức lưu ký phụ chỉ thực hiện theo lệnh hoặc chỉ thị hợp pháp của ngân hàng giám sát;
c) Ngân hàng giám sát có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức lưu ký phụ cũng như chịu mọi chi phí phát sinh liên quan tới việc ủy quyền thực hiện các hoạt động giám sát, lưu ký tài sản của quỹ;
d) Tổ chức lưu ký phụ ở nước ngoài có quyền tái lưu ký tài sản tại tổ chức lưu ký chứng khoán mà họ là thành viên theo quy định của nước sở tại. Tài sản của quỹ phải được tổ chức lưu ký phụ đăng ký quyền sở hữu thuộc về quỹ theo quy định của pháp luật liên quan;
e) Ngân hàng giám sát phải có đầy đủ thông tin về tất cả mọi tài sản thuộc sở hữu của quỹ bao gồm loại, khối lượng, nơi lưu ký, tổ chức lưu ký. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm bảo đảm tài sản của quỹ phải được đăng ký, lưu ký và ghi nhận dưới hình thức để luôn nhận diện được đó là tài sản thuộc sở hữu của quỹ.
2. Hoạt động lưu ký tài sản quỹ phải đảm bảo:
a) 36 Công ty quản lý quỹ thực hiện việc đăng ký tài sản của quỹ dưới tên của quỹ theo các điều khoản hợp đồng kinh tế giữa quỹ (thông qua công ty quản lý quỹ) và đối tác theo các quy định của pháp luật liên quan; bảo đảm toàn bộ tài sản của quỹ phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam phải được đăng ký sở hữu thuộc quỹ và lưu ký đầy đủ tại ngân hàng giám sát theo nguyên tắc sau:
- Trường hợp tài sản có đăng ký sở hữu thì phải được đăng ký, ghi nhận dưới tên của quỹ, trừ trường hợp tài sản phải đăng ký, ghi nhận dưới tên của ngân hàng giám sát hoặc tổ chức lưu ký phụ hoặc công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật có liên quan. Bản gốc các tài liệu pháp lý xác nhận quyền sở hữu tài sản của quỹ phải được lưu ký đầy đủ tại ngân hàng giám sát, trừ trường hợp là chứng khoán đã đăng ký, lưu ký tập trung. Trường hợp là chứng khoán phát hành dưới hình thức ghi sổ, hoặc việc chuyển quyền sở hữu cho quỹ chưa hoàn tất, hợp đồng mua bán gốc và giao dịch thanh toán mua phải được lưu ký tại ngân hàng giám sát.
Trường hợp tài sản không được đăng ký sở hữu, hoặc chưa được kịp thời chuyển quyền sở hữu cho quỹ trong thời hạn quy định tại các thỏa thuận phát hành, hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng đầu tư hoặc các hợp đồng kinh tế tương đương, ngân hàng giám sát có trách nhiệm xác nhận rõ về tình trạng lưu ký và đăng ký tài sản này tại các báo cáo định kỳ của công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát, đồng thời gửi thông báo bằng văn bản cho ban đại diện quỹ.
- Trường hợp là loại tài sản không có đăng ký sở hữu, ngân hàng giám sát có trách nhiệm định kỳ hàng tháng đối soát với tổ chức tiếp nhận vốn đầu tư, tổ chức phát hành, tổ chức quản lý sổ đăng ký cổ đông hoặc các tổ chức tương đương khác về khối lượng, giá trị tài sản của quỹ, bảo đảm việc lưu ký tài sản tuân thủ quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
- Trường hợp là tiền gửi ngân hàng, ngân hàng giám sát có quyền và trách nhiệm yêu cầu công ty quản lý quỹ cung cấp đầy đủ thông tin về các hợp đồng tiền gửi, các tài khoản tiền gửi của quỹ. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm định kỳ hàng tháng đối soát số dư tài khoản tiền gửi, giá trị các hợp đồng tiền gửi với các ngân hàng nhận tiền gửi của quỹ.
b) Việc thanh toán các giao dịch chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch phải tuân thủ các nguyên tắc giao chứng khoán đồng thời với thanh toán tiền và các nguyên tắc bù trừ, thanh toán theo quy định của pháp luật. Việc thanh toán các giao dịch tài sản khác phải thực hiện theo lệnh, chỉ thị hợp pháp của công ty quản lý quỹ và các quy định pháp luật khác nếu có liên quan. Việc thanh toán các giao dịch chứng khoán, tài sản phải phù hợp với số lượng tài sản, chứng khoán và đúng với số tiền ghi trong các chứng từ thanh toán;
c) Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền sở hữu tài sản của quỹ, thực hiện các thủ tục thanh, quyết toán thuế đối với quỹ;
d) Tuân thủ các nguyên tắc về hoạt động lưu ký tài sản của quỹ theo các quy định về thành lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
3. Tài sản của quỹ, dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất, đăng ký sở hữu dưới tên của quỹ hoặc không dưới tên quỹ, lưu ký tại ngân hàng giám sát và tổ chức lưu ký phụ (nếu có) là tài sản thuộc sở hữu của quỹ, không phải của ngân hàng giám sát hoặc công ty quản lý quỹ. Ngân hàng giám sát không được sử dụng tài sản của quỹ để thanh toán, bảo lãnh thanh toán cho các khoản nợ của mình hoặc cho bên thứ ba.
Điều 37. Hoạt động giám sát của ngân hàng giám sát
1. Phạm vi giám sát chỉ hạn chế trong các hoạt động của công ty quản lý quỹ có liên quan tới quỹ mà ngân hàng thực hiện chức năng giám sát. Trong hoạt động giám sát, ngân hàng giám sát phải:
a) Phối hợp với công ty quản lý quỹ định kỳ rà soát quy trình nội bộ về nguyên tắc, phương pháp xác định giá trị tài sản ròng của quỹ; kiểm tra, giám sát việc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ; bảo đảm giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ là tính đúng, chính xác và phù hợp quy định của pháp luật, quy định tại điều lệ quỹ.
b) Kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư và các giao dịch tài sản của quỹ, bảo gồm cả các tài sản không phải là chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán; kiểm tra, giám sát các giao dịch tài sản giữa quỹ với công ty quản lý quỹ và người có liên quan. Trong trường hợp phát hiện vi phạm các quy định của pháp luật, ngân hàng giám sát phải báo cáo ngay cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và thông báo cho công ty quản lý quỹ trong thời hạn hai mươi tư (24) giờ, kể từ khi phát hiện sự việc đồng thời yêu cầu thực hiện sửa lỗi hoặc thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả của các hành vi vi phạm này trong thời hạn quy định;
c) Giám sát việc tổ chức thực hiện và thẩm định kết quả hợp nhất, sáp nhập, giải thể, thanh lý tài sản quỹ;
d) Giám sát, bảo đảm tính hợp pháp và chỉ thanh toán từ tài sản của quỹ các khoản chi phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ quỹ;
e) Kiểm tra, giám sát các hoạt động khác của công ty quản lý quỹ trong việc quản lý tài sản của quỹ theo đúng quy định tại Điều 98 Luật Chứng khoán và điều lệ quỹ.
2. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm lập và lưu trữ trong thời gian mười (10) năm các hồ sơ, chứng từ dưới dạng văn bản và tệp dữ liệu điện tử nhằm xác nhận việc tuân thủ trong hoạt động của ngân hàng giám sát đối với công ty quản lý quỹ theo các quy định của pháp luật theo quy định tại phụ lục số 19 ban hành kèm theo Thông tư này. Các tài liệu này phải được cung cấp theo yêu cầu bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác những thông tin cần thiết cho công ty quản lý quỹ, tổ chức kiểm toán được chấp thuận để các tổ chức này thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ đối với quỹ theo quy định của pháp luật, điều lệ quỹ.
4. Ngân hàng giám sát có quyền kiểm tra công ty quản lý quỹ, rà soát, thẩm định năng lực hệ thống máy tính, phần mềm máy tính, yêu cầu công ty quản lý quỹ kịp thời cung cấp các quy trình quản lý tài sản, kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, sổ tay định giá, quy trình nhận và thực hiện lệnh của nhà đầu tư và các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động quản lý tài sản của quỹ, để Ngân hàng giám sát có thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với quỹ theo quy định của pháp luật.
5. Ngân hàng giám sát được sử dụng các dịch vụ cung cấp bởi công ty kiểm toán và các tổ chức khác để thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này. Ngân hàng giám sát, các tổ chức, cá nhân thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty quản lý quỹ theo yêu cầu của ngân hàng giám sát, có trách nhiệm bảo mật theo quy định của pháp luật đối với mọi thông tin của công ty quản lý quỹ, quỹ và nhà đầu tư. Biên bản kiểm tra có xác nhận bởi các bên liên quan và các tài liệu đính kèm phải được cung cấp cho ban đại diện quỹ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo yêu cầu bằng văn bản.
6. Ngân hàng giám sát được cung cấp dịch vụ quản trị quỹ cho công ty quản lý quỹ. Bộ phận cung cấp dịch vụ quản trị quỹ tại ngân hàng giám sát phải tách biệt về tổ chức nhân sự, hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử nhà đầu tư với các bộ phận thực hiện chức năng giám sát và các bộ phận kinh doanh khác của ngân hàng giám sát. Trường hợp ngân hàng giám sát cung cấp dịch vụ quản trị quỹ theo quy định tại điểm a khoản 27 Điều 2 Thông tư này, bộ phận cung cấp dịch vụ phải có nhân viên có chứng chỉ kế toán trưởng hoặc chứng chỉ kiểm toán hoặc kế toán hoặc các chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực kế toán ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountants).
7. Trường hợp công ty quản lý quỹ không thực hiện các hoạt động nhằm khôi phục vị thế quỹ trong thời gian quy định tại Thông tư hướng dẫn việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ do Bộ Tài chính ban hành, ngân hàng giám sát có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn bảy (07) ngày, kể từ ngày ngân hàng giám sát gửi thông báo cho công ty quản lý quỹ. Trong trường hợp này, ngân hàng giám sát có quyền chỉ thực hiện các lệnh, chỉ thị giao dịch hợp pháp của công ty quản lý quỹ mà không dẫn tới cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ vi phạm các quy định của pháp luật và các quy định khác tại điều lệ quỹ.
8. Trường hợp công ty quản lý quỹ phải bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư, Ngân hàng giám sát phải phối hợp với công ty quản lý quỹ thực hiện thủ tục thanh toán một cách kịp thời và đầy đủ cho nhà đầu tư theo chỉ thị hợp pháp của công ty quản lý quỹ. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm liên đới và phải đền bù thiệt hại cho nhà đầu tư và quỹ trong trường hợp các thiệt hại phát sinh do ngân hàng giám sát không thực hiện đầy đủ và kịp thời trách nhiệm giám sát hoạt động đầu tư của quỹ, xác định giá trị tài sản ròng của quỹ và các hoạt động giám sát khác đối với quỹ theo các quy định của pháp luật. Mức độ bồi thường thiệt hại thực hiện theo thỏa thuận dân sự giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát.
9. Việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giám sát đối với quỹ thực hiện theo quy định về thành lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
10. 37 Cơ chế phối hợp giữa Ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ trong việc rà soát hoạt động của đại lý chuyển nhượng thực hiện theo thỏa thuận giữa hai bên, trong đó bảo đảm trách nhiệm của công ty quản lý quỹ tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Điều 38. Chế độ báo cáo của ngân hàng giám sát
1. 38 Ngân hàng giám sát phải gửi báo cáo giám sát định kỳ hàng tháng, quý, bán niên, năm về hoạt động giám sát đối với quỹ theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Báo cáo phải đánh giá việc tuân thủ của công ty quản lý quỹ trong hoạt động đầu tư, giao dịch, xác định giá trị tài sản ròng theo các quy định tại điều lệ quỹ, các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Các báo cáo phải được gửi kèm theo tập dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn sau:
a) Trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày kết thúc tháng;
b) Trong thời hạn hai mươi (20) ngày kể từ ngày kết thúc quý;
c) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày có báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán.
3. Ngân hàng giám sát có nghĩa vụ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn hai mươi tư (24) giờ kể từ khi vi phạm được phát hiện trong các trường hợp sau:
a) Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối vi phạm điều lệ quỹ và các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
b) Thiệt hại từ hoạt động quản lý tài sản do công ty quản lý quỹ gây ra là quá lớn và chi phí giải quyết hậu quả là quá cao.
4. Ngoài các trường hợp báo cáo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này, trong trường hợp cần thiết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền yêu cầu ngân hàng giám sát báo cáo bất thường về các hoạt động có liên quan khác trong phạm vi hoạt động của mình đối với quỹ.
5. Ngân hàng giám sát phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn bốn mươi tám (48) giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu báo cáo quy định tại khoản 4 Điều này.
6. 39 Chế độ báo cáo của ngân hàng giám sát đối với công ty quản lý quỹ theo quy định tại Điều này chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động của quỹ mở và thông tin liên quan mà ngân hàng có được trong quá trình thực hiện chức năng giám sát theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Thông tư này.
Mục III: ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI CHỨNG CHỈ QUỸ
Điều 39. Đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ mở
1. Điều kiện đăng ký hoạt động đại lý phân phối chứng chỉ quỹ mở:
a) 40 Là công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại và tổ chức kinh tế khác. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại, tổ chức kinh tế khác thì phải làm thủ tục đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Tại thời điểm đăng ký hoạt động, có ít nhất một địa điểm kinh doanh được lựa chọn là địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Có quy trình nghiệp vụ phân phối chứng chỉ quỹ, bao gồm cả quy trình, thủ tục nhận biết, cập nhật thông tin, biện pháp xác minh thông tin về nhà đầu tư và người được hưởng lợi (với nội dung tối thiểu quy định tại phụ lục 33 kèm theo Thông tư này), quy tắc đạo đức nghề nghiệp áp dụng đối với nhân viên phân phối chứng chỉ quỹ, quy định nội bộ nhằm ngăn ngừa hành vi giao dịch muộn sau thời điểm nhận lệnh (late trading), ngăn ngừa hành vi đầu cơ lợi dụng chênh lệch thời gian, lợi dụng việc định giá sai đơn vị quỹ (market timing) theo thông lệ quốc tế.
2. Địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ mở phải bảo đảm:
a) Là địa điểm kinh doanh hợp pháp của đại lý phân phối theo quy định pháp luật doanh nghiệp, bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện;
b) Có ít nhất hai (02) nhân viên có chứng chỉ môi giới chứng khoán; hoặc đã thi đạt trong kỳ thi sát hạch chứng chỉ môi giới chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức; hoặc là người đã hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài và đã có Chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán của Việt Nam;
c) Có đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết phục vụ cho việc phân phối chứng chỉ quỹ mở như sau:
- Có thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính hỗ trợ hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ và quản lý dữ liệu thông tin về nhà đầu tư. Cơ sở dữ liệu thông tin về nhà đầu tư phải được lưu trữ, quản lý độc lập, không chia sẻ với các bộ phận khác;
- Có hệ thống kho két nhằm bảo quản, lưu giữ tài liệu, chứng từ, lệnh giao dịch, chỉ thị thanh toán của nhà đầu tư;
- Có hệ thống dự phòng nhằm bảo đảm việc tiếp nhận và chuyển lệnh được duy trì thông suốt khi có sự cố xảy ra.
3. Hồ sơ đăng ký làm đại lý phân phối đối với doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại bao gồm:
a) Giấy đề nghị làm đại lý phân phối chứng chỉ quỹ mở theo mẫu quy định tại phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy ủy quyền của tổ chức đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ mở cho chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện cung cấp dịch vụ phân phối chứng chỉ quỹ mở theo mẫu quy định tại phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao có chứng thực giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ; bản sao có chứng thực giấy phép thành lập và hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện hoặc các tài liệu tương đương của các địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ mở;
d) Bản thuyết minh cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức nhân sự tại các địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ theo mẫu quy định tại phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư này; kèm theo danh sách và bản cung câp thông tin nhân sự có chứng chỉ môi giới chứng khoán theo mẫu quy định tại phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này, bản sao có chứng thực chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân này;
e) Quy trình nghiệp vụ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
f) Văn bản chấp thuận hoặc ý kiến của cơ quan quản lý chuyên ngành cho phép cung cấp dịch vụ đại lý phân phối chứng chỉ quỹ mở (nếu có).
4. Hồ sơ đăng ký làm đại lý phân phối được lập thành một (01) bộ gốc kèm theo tệp dữ liệu điện tử. Bộ hồ sơ gốc được gửi trực tiếp tại bộ phận một cửa của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.
5. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải có văn bản và nêu rõ lý do.
6. Trường hợp bổ sung các địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ, đại lý phân phối phải thông báo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, kèm theo các tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d khoản 3 Điều này tối thiểu bảy (07) ngày, trước khi cung cấp dịch vụ phân phối chứng chỉ quỹ.
7. Đại lý phân phối chứng chỉ quỹ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ trong các trường hợp sau:
a) Tự nguyện chấm dứt hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ;
b) Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;
c) Trong quá trình hoạt động, không duy trì được các điều kiện đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều này; không tuân thủ đầy đủ các quy định tại Điều 40; hoặc vi phạm các quy định về đại lý phân phối tại Điều 41 Thông tư này.
8. Địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ chấm dứt hoạt động phân phối trong trường hợp sau:
a) Theo quyết định của đại lý phân phối;
b) Đại lý phân phối chấm dứt hoạt động tại chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện;
c) Địa điểm phân phối không duy trì được được các điều kiện đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ theo quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Hợp đồng phân phối hết hiệu lực.
9. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm thẩm định cơ sở vật chất trước khi lựa chọn đại lý và địa điểm phân phối để cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư. Báo cáo thẩm định cơ sở vật chất của đại lý, địa điểm phân phối được lưu tại trụ sở công ty quản lý quỹ và cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu. Công ty quản lý quỹ phải thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm hoạt động của đại lý phân phối là phù hợp với quy định của pháp luật và các điều khoản tại hợp đồng phân phối.
10. Trường hợp đại lý phân phối chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 7 Điều này, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm thông báo trước cho nhà đầu tư về các đại lý phân phối thay thế. Trường hợp địa điểm phân phối chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 8 Điều này, đại lý phân phối có trách nhiệm thông báo trước cho công ty quản lý quỹ và nhà đầu tư, đồng thời chỉ định địa điểm phân phối thay thế.
11. Công ty quản lý quỹ được phân phối chứng chỉ quỹ mở do mình quản lý. Trong trường hợp này, công ty phải bảo đảm:
a) Việc chào bán, phát hành được thực hiện tại trụ sở chính của công ty và các địa điểm kinh doanh hợp pháp khác của công ty. Việc thực hiện thông qua internet, điện thoại, fax, email tuân thủ theo các quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực chứng khoán;
b) Các nhân viên phân phối chứng chỉ quỹ không được kiêm nhiệm, làm việc tại các bộ phận quản lý tài sản, phân tích đầu tư, kiểm soát nội bộ.
Điều 40. Hoạt động của đại lý phân phối
1. Hoạt động của đại lý phân phối bao gồm:
a) Tổng hợp đầy đủ thông tin về nhà đầu tư và người được hưởng lợi theo quy định của pháp luật chứng khoán và các quy định về phòng chống rửa tiền và đấu tranh chống tài trợ khủng bố;
b) Nhận và chuyển lệnh giao dịch của từng nhà đầu tư tới công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. Đại lý phân phối không được tổng hợp, bù trừ lệnh giao dịch, không được trực tiếp nhận tiền và thanh toán giao dịch chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư;
c) Hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các thủ tục thay đổi thông tin tại sổ chính, xác nhận quyền sở hữu đơn vị quỹ của nhà đầu tư, chuyển quyền sở hữu theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;
d) Duy trì kênh liên lạc liên tục và thông suốt với nhà đầu tư, đảm bảo cập nhật cho nhà đầu tư một cách chính xác, đầy đủ, và kịp thời mọi thông tin và giải đáp các thắc mắc của nhà đầu tư về sản phẩm quỹ đã chào bán; thống kê, tổng hợp sao kê tài khoản, xác nhận giao dịch theo yêu cầu của nhà đầu tư; cung cấp cho nhà đầu tư bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt, báo cáo tài chính của quỹ, tài liệu về các cuộc họp đại hội nhà đầu tư, các thông tin khác; thực hiện chế độ báo cáo, công bố thông tin theo ủy quyền của công ty quản lý quỹ;
e) Hỗ trợ công ty quản lý quỹ hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan tổ chức họp đại hội nhà đầu tư; nhận ủy quyền tham dự và thực hiện quyền biểu quyết theo chỉ thị bằng văn bản của nhà đầu tư;
f) Tổng hợp, lưu trữ thông tin chi tiết về nhà đầu tư và các giao dịch của nhà đầu tư. Cung cấp các thông tin này cho công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo yêu cầu của các tổ chức này.
2. Hoạt động của đại lý ký danh:
a) Thực hiện chức năng đại lý phân phối quy định tại khoản 1 Điều này đối với nhà đầu tư đăng ký giao dịch trên tài khoản của nhà đầu tư ;
b) Lập và quản lý sổ phụ đối với nhà đầu tư đăng ký giao dịch trên tài khoản ký danh; lập và quản lý hệ thống tiểu khoản; cập nhật và cung cấp đầy đủ thông tin về nhà đầu tư, bao gồm cả thông tin về sở hữu, thông tin về giao dịch cho công ty quản lý quỹ hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan;
c) Thực hiện lệnh giao dịch cho tài khoản ký danh trên cơ sở tổng hợp các lệnh giao dịch từ nhà đầu tư, bảo đảm lệnh mua được thực hiện đầy đủ, lệnh bán được phân bổ một cách công bằng và việc thanh toán được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Thực hiện mọi chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động của đại lý phân phối quy định tại Thông tư này.
3. Chức năng của đại lý ký danh phải được nêu đầy đủ tại bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt. Đại lý ký danh phải tuân thủ quy định sau:
a) Tài sản trên tài khoản ký danh không thuộc sở hữu của đại lý ký danh, mà thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư tại sổ phụ. Các nhà đầu tư này được thừa hưởng mọi quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tương ứng với số đơn vị quỹ đang nắm giữ có trên tài khoản ký danh. Nhà đầu tư có quyền yêu cầu đại lý ký danh thực hiện việc chuyển quyền sở hữu số đơn vị quỹ có trên tài khoản ký danh sang tài khoản của nhà đầu tư (nếu có);
b) Đại lý ký danh phải quản lý tách biệt tiền, tài sản của từng nhà đầu tư; quản lý tách biệt tiền và tài sản của nhà đầu tư với tiền, tài sản của chính mình. Đại lý ký danh muốn giao dịch chứng chỉ quỹ cho chính mình thì phải mở tài khoản giao dịch chứng chỉ quỹ độc lập với tài khoản ký danh, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư này;
c) Đại lý ký danh không được sử dụng tiền, tài sản của nhà đầu tư dưới mọi hình thức; không được gửi, rút, chuyển khoản, thực hiện các giao dịch liên quan tới tài sản của nhà đầu tư trên tài khoản ký danh; không được nhận ủy quyền của nhà đầu tư thực hiện chuyển tiền, tài sản giữa các tiểu khoản của các nhà đầu tư. Các giao dịch liên quan tới tài sản của nhà đầu tư chỉ được phép thực hiện nếu phù hợp với quy định của pháp luật và theo lệnh, chỉ thị hợp pháp và bằng văn bản của nhà đầu tư;
d) Đại lý ký danh phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán giao dịch chứng chỉ quỹ theo quy định tại khoản 23 Điều 2 Thông tư này tại ngân hàng giám sát để nhận và thanh toán tiền cho các giao dịch chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư. Đại lý ký danh chỉ được sử dụng tài khoản này để thanh toán cho các giao dịch chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư hoặc trả lại tiền cho đúng nhà đầu tư đã chuyển tiền nếu có yêu cầu. Ngân hàng giám sát, tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan, công ty quản lý quỹ, đại lý ký danh cùng xây dựng hệ thống hoặc có cơ chế phối kết hợp để thường xuyên kiểm tra, đối soát các hoạt động của tài khoản này, bảo đảm:
- Theo dõi được chính xác tại mọi thời điểm số dư tiền (nếu có) của từng nhà đầu tư trên tài khoản này và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác về số dư tiền (nếu có) theo yêu cầu bằng văn bản của nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Tiền (nếu có) của nhà đầu tư không bị lạm dụng hoặc bị sử dụng mà chưa được ủy quyền của nhà đầu tư bằng văn bản. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định này, ngân hàng giám sát, công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và thông báo cho nhà đầu tư trong vòng 24 giờ;
e) Trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày nhận được các khoản thanh toán từ quỹ hoặc từ nhà đầu tư tham gia vào quỹ, đại lý ký danh phải hoàn tất việc thanh toán cho nhà đầu tư theo lệnh, chỉ thị hợp pháp của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, hoặc thanh toán cho quỹ theo chỉ thị của nhà đầu tư.
4. 41 Đại lý phân phối không phải là tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại không được:
a) Làm đại lý ký danh;
b) Đồng thời làm đại lý phân phối cho công ty quản lý quỹ khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của công ty quản lý quỹ mà mình đang làm đại lý phân phối.
Điều 41. Quy định chung về nghiệp vụ phân phối chứng chỉ quỹ
1. Đại lý phân phối, nhân viên phân phối phải tự nguyện, công bằng, trung thực đối với nhà đầu tư, cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi thông tin chính xác để nhà đầu tư tự đưa ra quyết định đầu tư. Các thông tin, dữ liệu, dự báo kinh tế cung cấp cho nhà đầu tư phải dựa trên những sự kiện có thực và kèm theo các tài liệu dẫn chiếu do các tổ chức kinh tế tài chính chuyên nghiệp phát hành và đã được công bố công khai. Nhân viên phân phối chứng chỉ quỹ không được cung cấp các thông tin chưa được kiểm chứng, tin đồn, thông tin sai lệch cho nhà đầu tư.
2. Nhân viên phân phối chỉ chào bán chứng chỉ quỹ sau khi nhà đầu tư đã được cung cấp đầy đủ điều lệ quỹ, bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt, hợp đồng dẫn chiếu trong bản cáo bạch, các báo cáo mới nhất về hoạt động của quỹ. Nhân viên phân phối phải giải thích cho nhà đầu tư hiểu được các nội dung tại điều lệ quỹ và bản cáo bạch đặc biệt là mục tiêu và chính sách đầu tư của quỹ, chiến lược đầu tư của quỹ để đạt được mục tiêu đầu tư, đặc tính về lợi nhuận và rủi ro, chính sách phân phối lợi nhuận, thuế, phí, lệ phí và các chi phí khác; cơ chế giao dịch chứng chỉ quỹ.
3. Nhân viên phân phối phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời cho nhà đầu tư mọi thông tin về kết quả hoạt động của quỹ với hàm ý các kết quả hoạt động trước đó chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi tùy vào tình hình thị trường.
4. Nhân viên phân phối không được cung cấp thông tin sai sự thật, khuyếch đại sự thật, dễ gây hiểu nhầm, cung cấp không đầy đủ thông tin, đưa ra các dự báo để dụ dỗ hay mời chào nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ, không gây hiểu nhầm về các đặc tính lợi nhuận và rủi ro của chứng chỉ quỹ đó. Khi so sánh với các sản phẩm quỹ mở khác, phải chỉ rõ những khác biệt giữa các quỹ để nhà đầu tư lựa chọn. Không được trực tiếp, gián tiếp thực hiện các hành vi nhằm lôi kéo, xúi giục nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ có mức độ rủi ro cao trong trường hợp nhà đầu tư chưa hiểu hết về các rủi ro tiềm ẩn khi đầu tư vào quỹ, hoặc các quỹ đó không phù hợp với mục tiêu đầu tư và năng lực tài chính của nhà đầu tư.
5. Đại lý phân phối, nhân viên phân phối có trách nhiệm bảo mật các thông tin về nhà đầu tư, thông tin về giao dịch của nhà đầu tư, không được sử dụng các thông tin đó với bất kỳ mục đích gì, trừ trường hợp được nhà đầu tư đồng ý hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
6. Đại lý phân phối không được chiết khấu, giảm giá giao dịch chứng chỉ quỹ dưới bất kỳ hình thức nào; không được tặng quà, sử dụng lợi ích vật chất hay tài chính dưới mọi hình thức để mời chào, dụ dỗ nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ; không được yêu cầu, đòi hỏi hoặc tiếp nhận dưới danh nghĩa cá nhân hoặc danh nghĩa tổ chức, từ công ty quản lý quỹ bất kỳ khoản thù lao, lợi nhuận, lợi ích nào để mời chào nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ, ngoài các mức phí đã được công bố tại các bản cáo bạch và tại các hợp đồng phân phối ký với công ty quản lý quỹ.
7. Đại lý phân phối không được phân phối chứng chỉ quỹ tại các địa điểm kinh doanh chưa đăng ký hoạt động hoặc được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc chưa thông báo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Đại lý phân phối phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hoạt động của các địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ, nhân viên phân phối chứng chỉ quỹ khi phân phối chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư.
8. Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối hàng năm phải tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao trình độ, kiến thức cho đội ngũ nhân viên phân phối chứng chỉ quỹ. Thông tin về hoạt động đào tạo trong năm của công ty quản lý quỹ và đại lý phân phối phải được gửi kèm trong báo cáo hoạt động hàng năm của công ty quản lý quỹ.
Mục I: THÔNG TIN, QUẢNG CÁO, GIỚI THIỆU QUỸ MỞ
Điều 42. Quy định về thông tin, quảng cáo, giới thiệu quỹ
1. Công ty quản lý quỹ được quảng cáo, cung cấp thông tin và giới thiệu về quỹ qua các phương tiện thông tin đại chúng; phương tiện truyền tin; các loại xuất bản, ấn phẩm; các loại bảng, biển, pa-nô, áp phích, vật thể cố định, các phương tiện giao thông hoặc các vật thể di động và các phương tiện thương mại khác.
2. 42 Công ty quản lý quỹ, tổ chức, cá nhân có liên quan không được quảng cáo, thông tin, giới thiệu các quỹ chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ mở, hoặc quỹ đã chấm dứt hoạt động, trừ trường hợp đó là các hội thảo giới thiệu quỹ cho cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
3. Tiếng nói và chữ viết dùng trong thông tin, quảng cáo và giới thiệu quỹ trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là tiếng Việt, trừ trường hợp từ ngữ đã được quốc tế hoá hoặc thương hiệu, từ ngữ không thay thế được bằng tiếng Việt. Ngôn ngữ trình bày dễ hiểu, không đa nghĩa, không gây hiểu nhầm. Các khái niệm, thuật ngữ chuyên môn phải được giải thích và phải được sử dụng ở mức độ hạn chế tối đa. Cỡ chữ bé nhất phải đủ lớn để có thể nhìn thấy trong điều kiện bình thường nhưng không được bé hơn cỡ chữ mười hai (12).
4. Tài liệu quảng cáo, giới thiệu quỹ có nội dung rõ ràng, không gây hiểu nhầm chứng chỉ quỹ là chứng chỉ tiền gửi, công cụ chuyển nhượng hoặc giấy tờ có giá theo quy định trong lĩnh vực ngân hàng, hoặc các công cụ tài chính mà có thu nhập cố định hoặc lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư được bảo đảm. Tài liệu quảng cáo, giới thiệu quỹ không được bao hàm các nhận định khiến nhà đầu tư hiểu nhầm là giá trị khoản đầu tư luôn luôn gia tăng, cam kết hoặc dự báo về kết quả đầu tư trong tương lai của quỹ. Quy định tại khoản này không áp dụng trong trường hợp quỹ mở đầu tư hoàn toàn vào trái phiếu, các chứng khoán có thu nhập cố định, quỹ bảo toàn vốn.
5. Trường hợp công ty quản lý quỹ áp dụng các kỹ thuật giao dịch, chiến thuật quản lý tài sản đặc biệt khiến cho giá trị tài sản ròng của quỹ có thể biến động mạnh, bất thường thì tài liệu thông tin quảng cáo, bao gồm cả bản cáo bạch, phải nêu rõ nguyên nhân và giải thích rõ về các kỹ thuật, chiến thuật đó.
6. Công ty quản lý quỹ, tổ chức và cá nhân có liên quan không được so sánh với ý đồ quảng cáo, bảo đảm chắc chắn kết quả đầu tư của quỹ là tốt hơn quỹ khác, danh mục tham chiếu công bố tại bản cáo bạch hay các chỉ số kinh tế khác. Việc so sánh phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
a) Nội dung so sánh phải bao hàm cả sự không chắc chắn của kết quả đầu tư, hàm ý kết quả so sánh có thể thay đổi tùy vào tình hình thị trường;
b) Phải được thực hiện một cách trung thực, hợp lý và chính xác dựa trên các kết quả hoạt động thực tế trong cùng một giai đoạn. Kết quả so sánh phải được đánh giá khách quan bởi một bên thứ ba theo quy định tại khoản 7 Điều này.
7. Khi sử dụng các ý kiến đánh giá, nhận xét của bên thứ ba hoặc kết quả bình chọn, xếp hạng kết quả hoạt động để quảng cáo, giới thiệu quỹ thì phải bảo đảm:
e) Ý kiến đánh giá, nhận xét hoặc kết quả bình chọn, xếp hạng phải đáng tin cậy, khách quan, dựa trên sự so sánh kết quả hoạt động, dữ liệu và sự kiện có thật;
f) Ý kiến đánh giá, nhận xét, hoặc kết quả bình chọn, xếp hạng phải được công bố công khai hoặc thực hiện công khai bởi tổ chức cung cấp dịch vụ thông tin tài chính và thống kê đã được công nhận;
g) Tài liệu quảng cáo, giới thiệu quỹ khi trích dẫn nội dung ý kiến đánh giá, nhận xét phải nêu rõ nguồn tham chiếu bao gồm tên tài liệu, tên tổ chức xuất bản, thời gian xuất bản để nhà đầu tư có thể kiểm chứng được;
h) Kết quả bình chọn, xếp hạng chỉ được sử dụng để quảng cáo, giới thiệu về quỹ trong thời gian không quá một (01) năm kể từ ngày quỹ được bình chọn, xếp hạng hoặc nhận giải thưởng;
i) Kết quả bình chọn, xếp hạng phải được thực hiện trên cơ sở so sánh kết quả hoạt động của tối thiểu năm (05) quỹ có cùng mục tiêu đầu tư hoặc trong cùng nhóm các quỹ có cơ cấu danh mục tương đối giống nhau, trong khoảng thời gian so sánh không ngắn hơn một (01) năm.
8. Thông tin, quảng cáo, giới thiệu quỹ nếu có nội dung đề cập tới các cơ quan quản lý nhà nước thì phải thể hiện rõ các cơ quan này chỉ xác nhận tính hợp pháp trong quá trình thành lập và hoạt động của quỹ, không hàm ý bảo đảm về nội dung thông tin, quảng cáo, cũng như mục tiêu, chiến lược đầu tư của quỹ, không bảo đảm về tài sản của quỹ, giá trị đơn vị quỹ, khả năng sinh lời và mức rủi ro của quỹ. Tài liệu quảng cáo, giới thiệu quỹ không được sử dụng danh nghĩa, biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín của các cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước, thư cảm ơn của nhà đầu tư để quảng cáo, giới thiệu quỹ, chào mời mua chứng chỉ quỹ.
9. Nội dung thông tin, quảng cáo, giới thiệu quỹ phải trung thực, khách quan, chính xác, rõ ràng, không gây hiểu nhầm. Các thông tin phải được cập nhật tới thời điểm gần nhất. Công ty quản lý quỹ và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính pháp lý những thông tin đã cung cấp trong các hoạt động thông tin, quảng cáo, giới thiệu chứng chỉ quỹ của mình.
10. Tối thiểu mười lăm (15) ngày trước khi quảng cáo, giới thiệu quỹ ra công chúng, công ty quản lý quỹ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về thời điểm bắt đầu quảng cáo kèm theo:
a) Một bộ tài liệu quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Trường hợp là chương trình trên phát thanh, truyền hình thì phải gửi kịch bản, băng hình, băng tiếng. Kịch bản phải mô tả rõ phần hình ảnh, phần lời, phần nhạc;
b) Trường hợp trong tài liệu có các nội dung so sánh kết quả hoạt động với các chỉ số, với các quỹ khác, ý kiến đánh giá, nhận xét, hoặc các giải thưởng, xếp hạng bình chọn thì phải gửi kèm theo các tài liệu phát hành bởi các tổ chức cung cấp dịch vụ đánh giá chuyên nghiệp được chấp nhận.
1. Tài liệu thông tin, quảng cáo, giới thiệu quỹ phải có các khuyến cáo như sau:
a) Nhà đầu tư cần đọc kỹ bản cáo bạch trước khi mua chứng chỉ quỹ và nên chú ý tới các khoản phí, lệ phí khi giao dịch chứng chỉ quỹ;
b) Giá giao dịch chứng chỉ quỹ có thể thay đổi tùy vào tình hình thị trường và nhà đầu tư có thể chịu thiệt hại về số vốn đầu tư vào quỹ;
c) Các thông tin về kết quả hoạt động của quỹ trước đây (nếu có) chỉ mang tính tham khảo và không có nghĩa là việc đầu tư sẽ sinh lời cho nhà đầu tư.
2. Tài liệu thông tin, quảng cáo, giới thiệu quỹ phải khuyến cáo nhà đầu tư về các loại hình rủi ro khi đầu tư vào quỹ.
3. Nội dung các khuyến cáo cần phải được in đậm nét, rõ ràng với kích cỡ chữ không nhỏ hơn các nội dung khác tại ấn phẩm thông tin, quảng cáo.
Điều 44. Cung cấp tài liệu, thông tin cho nhà đầu tư
1. Công ty quản lý quỹ định kỳ hàng tháng, quý, năm phải gửi nhà đầu tư thống kê giao dịch, số dư trên tài khoản, tiểu khoản và báo cáo về thay đổi giá trị tài sản ròng của quỹ theo mẫu tại phụ lục số 25, 26 ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với nhà đầu tư giao dịch trên tài khoản ký danh, công ty quản lý quỹ gửi thống kê giao dịch, số dư trên tiểu khoản theo yêu cầu bằng văn bản của nhà đầu tư. Thời hạn cung cấp thông tin không quá năm (05) ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của nhà đầu tư.
2. Công ty quản lý quỹ phải công bố hoặc cung cấp cho nhà đầu tư:
a) Bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt; báo cáo tài chính bán niên, báo cáo tài chính năm đã kiểm toán;
b) Báo cáo hoạt động của quỹ bán niên, hàng năm bao gồm các nội dung cơ bản quy định tại phụ lục số 28 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Báo cáo thống kê về phí giao dịch trong hoạt động đầu tư của quỹ, bán niên và hàng năm, theo mẫu quy định tại Phụ lục số 27 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Báo cáo về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của quỹ bán niên, hàng năm theo mẫu quy định tại Phụ lục số 34 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này phải được cung cấp miễn phí cho nhà đầu tư trên trang thông tin điện tử (website) của công ty quản lý quỹ, hoặc gửi trực tiếp qua thư điện tử cho nhà đầu tư hoặc các hình thức khác quy định tại điều lệ quỹ, bản cáo bạch. Thời hạn công bố không muộn quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày kết thúc nửa năm tài chính; và không muộn quá chín mươi (90) ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Nhà đầu tư có thể từ chối tiếp nhận các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu, công ty quản lý quỹ phải cung cấp quy trình quản trị rủi ro, nêu rõ các hạn chế đầu tư, phương pháp phòng ngừa và quản lý rủi ro sử dụng để quản lý tài sản của quỹ.
5. 43 Định kỳ hàng tuần, công ty quản lý quỹ công bố trên trang thông tin điện tử của công ty mức sai lệch giá trị tài sản ròng của quỹ chỉ số so với chỉ số tham chiếu (tracking error – TE), trong đó mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu được xác định theo quy định pháp luật chứng khoán về quỹ hoán đổi danh mục. Trường hợp mức sai lệch nêu trên vượt quá hạn mức tối đa đã được quy định tại điều lệ quỹ, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm công bố lý do, tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ hoặc điều chỉnh lại danh mục đầu tư để khắc phục tình trạng đó theo quy định tại điều lệ quỹ.
Điều 45. Chế độ báo cáo, lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin
1. Công ty quản lý quỹ phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước:
a) Báo cáo định kỳ hàng tháng, báo cáo bán niên, báo cáo năm về hoạt động đầu tư của quỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục số 34 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo hoạt động của quỹ bao gồm các nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục số 28 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Báo cáo tháng, quý, năm về các giao dịch tài sản của quỹ tại Điều 16 Thông tư này theo mẫu quy định tại Phụ lục số 31 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Báo cáo thống kê về phí giao dịch trong hoạt động đầu tư của quỹ, bán niên và hàng năm, theo mẫu quy định tại Phụ lục số 27 ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Báo cáo phải được gửi kèm theo tệp dữ liệu điện tử trong vòng năm (05) ngày kể từ ngày kết thúc tháng, trong vòng mười lăm (15) ngày, kể từ ngày kết thúc quý; trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày kết thúc nửa năm tài chính; và trong vòng chín mươi (90) ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính của quỹ.
3. Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát phải lưu trữ toàn bộ tài liệu chứng từ về hoạt động đầu tư của quỹ theo quy định về tổ chức và hoạt động công ty quản lý quỹ.
4. Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, đại lý phân phối, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan, tổ chức kiểm toán, ban đại diện quỹ và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm bảo mật thông tin về hoạt động của quỹ, thông tin về nhà đầu tư, không tiết lộ cho bất kỳ bên thứ ba, ngoại trừ theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 46. Chuyển đổi quỹ đóng thành quỹ mở
1. Quỹ đóng thành lập trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, được chuyển đổi thành quỹ mở khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có giá trị tài sản ròng tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị chuyển đổi quỹ đạt tối thiểu năm mươi (50) tỷ đồng;
b) Danh mục đầu tư chỉ bao gồm cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch tại các Sở Giao dịch Chứng khoán, tiền và các khoản tương đương tiền với tỷ lệ hạn chế đầu tư đáp ứng quy định liên quan tại Điều 15, Điều 16 Thông tư này;
c) Có phương án chuyển đổi quỹ đã được đại hội nhà đầu tư thông qua. Nghị quyết của đại hội nhà đầu tư phải được số nhà đầu tư đại diện cho ít nhất bảy mươi lăm phần trăm (75%) tổng số đơn vị quỹ đang lưu hành thông qua.
2. Công ty quản lý quỹ phải tổ chức lấy ý kiến đại hội nhà đầu tư về việc chuyển đổi quỹ. Tối thiểu mười lăm (15) ngày trước ngày họp đại hội nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ phải cung cấp cho nhà đầu tư các tài liệu liên quan tới việc chuyển đổi quỹ, bao gồm:
a) Phương án chuyển đổi, trong đó nêu rõ chi phí cho việc chuyển đổi;
b) Các báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán và báo cáo tài chính đã được kiểm toán tới quý gần nhất.
3. Trong thời hạn bảy (07) ngày, kể từ ngày chứng chỉ quỹ hủy niêm yết hoặc tạm ngừng giao dịch để thực hiện chuyển đổi, công ty quản lý quỹ phải hoàn tất thủ tục, hồ sơ đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ cho quỹ mới. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
a) Giấy đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ theo mẫu tại phụ lục số 14 ban hành kèm theo Thông tư này; kèm theo bản gốc của giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ của quỹ thực hiện chuyển đổi;
b) Biên bản họp và nghị quyết của đại hội nhà đầu tư về chuyển đổi quỹ kèm theo phương án chuyển đổi đã được đại hội nhà đầu tư thông qua;
c) Xác nhận của ngân hàng giám sát và tổ chức kiểm toán về danh mục đầu tư; giá trị tài sản ròng của quỹ tại ngày giao dịch cuối cùng; giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ tại ngày giao dịch cuối cùng theo mẫu báo cáo về tài sản và danh mục đầu tư của quỹ tại phụ lục số 34 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Công văn chấp thuận hủy niêm yết hoặc tạm ngừng giao dịch chứng chỉ quỹ của Sở Giao dịch Chứng khoán;
e) Các tài liệu khác theo quy định tại điểm b, c, d, e, f khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
4. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ. Ngày chuyển đổi quỹ là ngày giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ điều chỉnh có hiệu lực.
5. Trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày chuyển đổi, công ty quản lý quỹ hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan thông báo tới nhà đầu tư với các nội dung sau:
a) Ngày chuyển đổi;
b) Giá trị tài sản ròng tại ngày chuyển đổi;
c) Danh sách đại lý phân phối, tổ chức cung cấp các dịch vụ liên quan (nếu có), ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký (nếu có);
d) Thời gian bắt đầu giao dịch chứng chỉ quỹ mở;
e) Xác nhận số lượng đơn vị quỹ của nhà đầu tư; số tài khoản giao dịch chứng chỉ quỹ hoặc tiểu khoản giao dịch chứng chỉ quỹ;
f) Quy trình thực hiện giao dịch chứng chỉ quỹ.
6. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày chuyển đổi, công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan (nếu có), Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, đại lý phân phối và các tổ chức khác nếu có liên quan phối hợp hoàn tất việc lập sổ chính, sổ phụ, và điều chỉnh thông tin đăng ký sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật.
7. Quỹ chuyển đổi kế thừa toàn bộ các quyền, lợi ích hợp pháp của quỹ thực hiện chuyển đổi. Nhà đầu tư không phải trả phí khi thực hiện chuyển đổi.
Điều 47. Khoản khoản thi hành 44
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2012.
2. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, đại lý phân phối, tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý quỹ có trách nhiệm tổ chức thực hiện.
3. Việc sửa đổi, bổ sung Thông tư này do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định./.
Nơi nhận: |
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT.
BỘ TRƯỞNG |
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CHỨNG CHỈ QUỸ MỞ
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ
mở)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
........., ngày... tháng... năm ...
GIẤY ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CHỨNG CHỈ QUỸ MỞ LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Chúng tôi là: Công ty quản lý quỹ …..
Giấy phép thành lập và hoạt động số ..... do Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp ngày ..... tháng ..... năm
Địa chỉ trụ sở chính:
Đề nghị UBCKNN cho đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ mở lần đầu ra công chúng với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên Quỹ: ............. (tên quỹ dự kiến thành lập):
2. Loại hình quỹ:
3. Tên tiếng Anh (nếu có):
4. Tên viết tắt:
5. Thời hạn hoạt động:
6. Tổng số đơn vị quỹ dự kiến chào bán:
7. Mệnh giá chứng chỉ quỹ:
8. Tổng số vốn dự kiến huy động:
9. Tổng số đơn vị quỹ tối đa lưu hành (nếu có):
10. Ngân hàng giám sát:
11. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán số ..... do UBCKNN cấp ngày ..... tháng ..... năm ....
12. Địa chỉ trụ sở chính:……….;
13. Tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng (nếu có):
14. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán số ..... do UBCKNN cấp ngày ..... tháng ..... năm .... /Giấy phép thành lập và hoạt động số... do ............cấp ngày.....tháng........năm.........
15. Địa chỉ trụ sở chính:……….;
16. Tổ chức cung cấp dịch vụ quản trị quỹ (nếu có):
17. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán số ..... do UBCKNN cấp ngày ..... tháng ..... năm ....
18. Địa chỉ trụ sở chính:……….;
19. Các tổ chức khác (nêu rõ hoạt động được ủy quyền)
20. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán số ..... do UBCKNN cấp ngày ..... tháng ..... năm .... /Giấy phép thành lập và hoạt động số... do ............cấp ngày.....tháng........năm...
21. Địa chỉ trụ sở chính:.........
Chúng tôi xin cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng.
Hồ sơ gửi kèm (Liệt kê đầy đủ) |
(Tổng) Giám đốc Công ty quản lý quỹ ….. (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
MẪU ĐIỀU LỆ QUỸ MỞ
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ
mở)
ĐIỀU LỆ QUỸ MỞ
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. Luật Chứng khoán
2. Nghị định ...
3. Thông tư
4. Quyết định ....
II. CÁC ĐỊNH NGHĨA
“Quỹ” |
Là Quỹ đầu tư ………….., thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng, được thành lập theo quy định của pháp luật về chứng khoán và điều lệ quỹ. |
“Công ty quản lý quỹ” |
Nghĩa là Công ty quản lý quỹ…. được thành lập theo giấy phép thành lập và hoạt động số ......do Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp ngày …/…/…..Công ty quản lý quỹ……. được uỷ thác quản lý quỹ……(tên của quỹ), có quyền và nghĩa vụ theo quy đinh tại ....Điều lệ này. |
“Ngân hàng giám sát” |
(sau đây gọi tắt là ngân hàng....) Nghĩa là Ngân hàng ……..được thành lập theo giấy phép số .... nơi cấp…..ngày cấp…../…/…..và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán số .... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cung cấp các dịch vụ: (i) bảo quản, lưu ký chứng khoán, tài liệu xác nhận quyền sở hữu tài sản hợp pháp của quỹ; các hợp đồng kinh tế, các chứng từ có liên quan đến tài sản của Quỹ đồng thời giám sát hoạt động của Quỹ; (ii) thực hiện chức năng giám sát toàn bộ hoạt động quản lý tài sản của quỹ do Công ty quản lý quỹ thực hiện. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng giám sát được quy định tại...của Điều lệ này. |
“Công ty kiểm toán.” |
là công ty kiểm toán cho quỹ được Đại hội nhà đầu tư chỉ định, là công ty kiểm toán…….,, , là công ty kiểm toán độc lập, được chấp thuận ..., thực hiện việc kiểm toán hàng năm tài sản của Quỹ đầu tư ... . |
“Điều lệ quỹ...” |
Bao gồm văn bản này, các Phụ lục đính kèm và các sửa đổi bổ sung hợp pháp (nếu có). |
“Bản cáo bạch” |
Là tài liệu hoặc dữ liệu điện tử công khai những thông tin chính xác, trung thực, khách quan liên quan đến việc chào bán và lưu hành chứng chỉ quỹ của Quỹ. |
“Hợp đồng giám sát” |
Là hợp đồng được ký kết giữa Công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát được thông qua bởi Đại hội Người đầu tư của Quỹ.. |
“Nhà đầu tư” |
Là cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài nắm giữ chứng chỉ Quỹ |
“Đại hội nhà đầu tư” |
Là đại hội của nhà đầu tư có quyền biểu quyết được tổ chức thường kỳ hoặc bất thường để thông qua các vấn đề quan trọng có liên quan đến Quỹ. Đại hội nhà đầu tư là cơ quan quyền lực cao nhất của Quỹ. |
“Ban đại diện Quỹ” |
Là những người đại diện cho nhà đầu tư được Đại hội nhà đầu tư bầu ra để thay mặt nhà đầu tư thực hiện việc giám sát các hoạt động của Quỹ, Công ty quản lý quỹ và Ngân hàng giám sát. |
“Vốn điều lệ” |
Là tổng số vốn bằng tiền do tất cả Nhà đầu tư thực góp tại đợt phát hành chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng và được ghi trong Điều lệ này. |
“Đơn vị Quỹ” |
Là vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau. Mệnh giá đơn vị quỹ của đợt phát hành lần đầu là 10.000 đồng/ đơn vị. Mỗi đơn vị quỹ đại diện cho phần lợi nhuận và vốn như nhau của Quỹ. |
“Chứng chỉ Quỹ đầu tư ....” |
(Sau đây gọi là Chứng chỉ) là chứng khoán do Công ty quản lý quỹ đại diện cho Quỹ phát hành, dưới dạng bút toán hoặc ghi sổ, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư đối với tài sản hoặc vốn của Quỹ theo tỷ lệ tương ứng với số đơn vị Quỹ của nhà đầu tư đó đang sở hữu. |
“Giá bán/Giá phát hành” |
Là mức giá nhà đầu tư phải thanh toán để mua một đơn vị quỹ. Giá bán/Giá phát hành bằng mệnh giá (trong đợt chào bán lần đầu ra công chúng); hoặc bằng giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ cộng thêm phí phát hành đã quy định tại Điều lệ Quỹ. |
“Giá mua lại” |
Là mức giá mà công ty quản lý quỹ phải thanh toán để mua lại từ nhà đầu tư một đơn vị quỹ. /Giá mua lại bằng giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ trừ đi phí mua lại chứng chỉ quỹ đã quy định tại Điều lệ Quỹ. |
“Phí quản lý quỹ” |
Là phí phải trả cho Công ty quản lý quỹ cung cấp dịch vụ quản lý quỹ đã được quy định tại Điều lệ Quỹ. |
“Phí phát hành/phí mua lại” |
Là phí mà nhà đầu tư phải trả khi mua/bán một đơn vị chứng chỉ quỹ cho quỹ. Phí phát hành/phí mua lại tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị tài sản ròng trên một đơn vị chứng chỉ Quỹ quy định tại Điều……của Điều lệ này. |
“Cổ tức Quỹ” |
Là số lợi nhuận còn lại của Quỹ sau khi trừ đi các chi phí hợp lệ và được Đại hội nhà đầu tư quyết định chia theo tỷ lệ sở hữu của Nhà đầu tư. |
“Năm tài chính” |
Là mười hai tháng tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch hàng năm. Năm tài chính đầu tiên của Quỹ sẽ được tính từ ngày Quỹ được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ cho đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó. |
“Giá trị tài sản ròng của Quỹ” |
Là tổng giá trị các tài sản và các khoản đầu tư do Quỹ sở hữu trừ đi các nghĩa vụ nợ của Quỹ tại ngày định giá. |
“Ngày định giá” |
Là ngày mà Công ty quản lý quỹ xác định giá trị tài sản ròng của Quỹ theo quy định tại Luật chứng khoán và Điều lệ Quỹ. |
“Ngày giao dịch chứng chỉ quỹ” |
Là ngày định giá mà Công ty quản lý quỹ, thay mặt quỹ, phát hành và mua lại chứng chỉ Quỹ. |
“Thời điểm đóng sổ lệnh” |
Là thời điểm cuối cùng mà đại lý phân phối nhận lệnh giao dịch từ nhà đầu tư để thực hiện giao dịch. |
“Các định nghĩa khác” |
Các định nghĩa khác (nếu có) sẽ được hiểu như quy định trong Luật Chứng khoán và các văn bản khác có liên quan. |
Chương I
CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 1. Tên và địa chỉ liên hệ
Tên tiếng Việt:
Tên tiếng Anh (nếu có):
Tên viết tắt:
Địa chỉ liên hệ:
Điều 2. Thời hạn hoạt động của Quỹ (nếu có)
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức của Quỹ
Điều 4. Tổng vốn huy động và số lượng chứng chỉ quỹ chào bán
1. Vốn Điều lệ huy động trong đợt phát hành lần đầu ra công chúng của Quỹ là:……… Số vốn này được chia thành ….. đơn vị quỹ. Mệnh giá của mỗi đơn vị quỹ là 10.000 đồng.
2. Nhà đầu tư góp vốn bằng tiền Đồng dưới hình thức chuyển khoản hoặc chuyển tiền vào tài khoản của Quỹ mở tại ngân hàng giám sát.
3. Số lượng đơn vị quỹ được phép lưu hành tối đa (nếu có):
4. Việc thay đổi giá trị tài sản huy động tối đa hoặc số lượng đơn vị quỹ huy động tối đa phải do Đại hội nhà đầu tư quyết định và phải thông báo cho UBCKNN.
Điều 5. Chỉ định đại diện huy động vốn và chào bán chứng chỉ Quỹ
Đaị diện theo pháp luật của công ty quản lý quỹ được chỉ định là đại diện huy động vốn và chào bán chứng chỉ Quỹ….. ra công ty.
Điều 6. Công ty quản lý quỹ
- Công ty quản lý quỹ…….
- Giấy phép thành lập và hoạt động số:
- Trụ sở chính:
- Điện thoại: Fax:
Điều 7. Ngân hàng giám sát
- Ngân hàng…….
- Giấy phép thành lập do NHNN cấp số:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký số:
- Trụ sở chính:
- Điện thoại: Fax:
Điều 8. Các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan (Quy định này không bắt buộc có trong Điều lệ quỹ)
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng (nếu có):
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán số ..... do UBCKNN cấp ngày ..... tháng ..... năm .... /Giấy phép thành lập và hoạt động số... do ............cấp ngày.....tháng........năm.........
- Địa chỉ trụ sở chính:……….;
2. Tổ chức cung cấp dịch vụ quản trị quỹ (nếu có):
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán số ..... do UBCKNN cấp ngày ..... tháng ..... năm .... ;
- Địa chỉ trụ sở chính:……….;
3. Các tổ chức khác (nêu rõ hoạt động được ủy quyền):
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán số ..... do UBCKNN cấp ngày ..... tháng ..... năm .... /Giấy phép thành lập và hoạt động số... do ............cấp ngày.....tháng........năm...
- Địa chỉ trụ sở chính:.........
Chương II
CÁC QUY ĐỊNH VỀ MỤC TIÊU, CHÍNH SÁCH VÀ HẠN CHẾ ĐẦU TƯ
Điều 9. Mục tiêu đầu tư
Điều 10. Chiến lược đầu tư
1. Chiến lược đầu tư
2. Lĩnh vực, ngành nghề đầu tư
3. Các loại tài sản Quỹ được phép đầu tư
a) Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
b) Công cụ thị trường tiền tệ, ngoại tệ, giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng theo quy định trong lĩnh vực ngân hàng;
c) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương;
d) Cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch, trái phiếu niêm yết của các tổ chức phát hành hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
e) Cổ phiếu, trái phiếu chuẩn bị niêm yết, đăng ký giao dịch phát hành bởi các tổ chức phát hành hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
f) Chứng khoán phái sinh niêm yết và giao dịch tại các Sở Giao dịch Chứng khoán, nhằm mục tiêu phòng ngừa rủi ro;
4. Trường hợp quỹ đầu tư vào tài sản theo quy định tại điểm e khoản 3 phải được Ban đại diện quỹ chấp thuận bằng văn bản về loại (mã) chứng khoán, số lượng, giá trị giao dịch, thời điểm thực hiện. Đồng thời phải có cam kết của tổ chức phát hành hoặc tài liệu chứng minh tổ chức phát hành sẽ hoàn tất hồ sơ đăng ký giao dịch hoặc niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn mười hai (12) tháng, kể từ ngày thực hiện giao dịch.
Điều 11. Hạn chế đầu tư
1. Vốn và tài sản của Quỹ khi được đầu tư phải tuân thủ các quy định sau:
a) Không được nắm giữ quá 49% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản theo quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 10 Điều lệ này;
b) Không được đầu tư quá ba mươi phần trăm (30%) tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản quy định tại điểm a, b, d, e và f khoản 3 Điều 10 Điều lệ này, phát hành bởi một công ty hoặc một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau, trong đó giá trị chứng khoán phái sinh quy định tại điểm f khoản 3 Điều 10 Điều lệ này là giá trị cam kết của hợp đồng;
c) Không được đầu tư vào quá hai mươi phần trăm (20%) tổng giá trị tài sản quỹ vào chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành. Chứng khoán quy định tại điểm này bao gồm cả các loại giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng, trái phiếu, cổ phiếu có quyền biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi không có quyền biểu quyết;
d) Không được đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành quá mười phần trăm (10%) tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó;
e) Không được đầu tư quá mười phần trăm (10%) tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản quy định tại điểm e hoặc điểm g khoản 3 Điều 10 Điều lệ này;
f) Tổng giá trị các hạng mục đầu tư lớn trong danh mục đầu tư của quỹ không được vượt quá bốn mươi phần trăm (40%) tổng giá trị tài sản của quỹ;
g) Tại mọi thời điểm, tổng giá trị cam kết trong các giao dịch chứng khoán phái sinh, dư nợ vay và các khoản phải trả của quỹ, không vượt quá giá trị tài sản ròng của Quỹ;
h) Không được đầu tư vào các quỹ đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của các công ty đầu tư chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam;
i) Không được đầu tư trực tiếp vào bất động sản, đá quý, kim loại quý hiếm.
2. Trừ trường hợp quy định tại điểm g, h, i khoản 1 Điều này, cơ cấu đầu tư của quỹ mở được phép sai lệch so với các hạn chế đầu tư do các nguyên nhân sau:
a) Do biến động giá trên thị trường của tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ;
b) Do phải thực hiện các khoản thanh toán hợp pháp của quỹ;
c) Do thực hiện lệnh giao dịch của nhà đầu tư.
d) Do hoạt động hợp nhất, sáp nhập, thâu tóm các tổ chức phát hành;
e) Do quỹ mới được cấp phép thành lập hoặc do tách quỹ, hợp nhất quỹ, sáp nhập quỹ mà thời gian hoạt động không quá sáu (06) tháng, tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ;
f) Quỹ đang trong thời gian giải thể.
3. Công ty quản lý quỹ phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư đáp ứng các hạn mức đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn ba (03) tháng, kể từ ngày sai lệch phát sinh.
4. Trường hợp công ty quản lý quỹ không tuân thủ các hạn chế đầu tư theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ quỹ, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm điều chỉnh lại danh mục đầu tư trong thời hạn mời lăm (15) ngày, kể từ ngày sai lệch phát sinh. Trong trường hợp này, Công ty quản lý quỹ phải chịu mọi chi phí phát sinh liên quan đến các giao dịch này và các tổn thất (nếu phát sinh). Nếu phát sinh lợi nhuận, thì phải hạch toán ngay mọi khoản lợi nhuận có được cho quỹ.
Điều 12. Hoạt động vay, cho vay, giao dịch ký quỹ
1. Công ty quản lý quỹ không được sử dụng vốn và tài sản của quỹ để cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào, trừ trường hợp đầu tư tiền gửi theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 Điều lệ này.
2. Công ty quản lý quỹ không được phép vay để tài trợ cho hoạt động của quỹ, trừ trường hợp vay ngắn hạn để trang trải các chi phí cần thiết cho quỹ. Tổng giá trị các khoản vay ngắn hạn của quỹ không được quá năm phần trăm (5%) giá trị tài sản ròng của quỹ tại mọi thời điểm và thời hạn vay tối đa là ba mươi (30) ngày.
3. Công ty quản lý quỹ không được sử dụng tài sản của quỹ để thực hiện các giao dịch ký quỹ (vay mua chứng khoán) cho quỹ hoặc cho bất kỳ cá nhân, tổ chức khác; không được sử dụng tài sản của quỹ thực hiện các giao dịch bán khống, cho vay chứng khoán.
Điều 13. Phương pháp lựa chọn đầu tư
1. Phương pháp lựa chọn đầu tư đối với các công cụ thị trường tiền tệ.
2. Phương pháp lựa chọn đầu tư đối với công cụ nợ.
3. Phương pháp lựa chọn đầu tư đối với cổ phiếu.
4. Phương pháp lựa chọn đầu tư đối với trái phiếu.
5. Phương pháp lựa chọn đầu tư đối với các công cụ khác.
Chương III
NHÀ ĐẦU TƯ, SỔ ĐĂNG KÝ NHÀ ĐẦU TƯ VÀ GIAO DỊCH CHỨNG CHỈ QUỸ
Điều 14. Nhà đầu tư
1. Nhà đầu tư của Quỹ có thể là pháp nhân, cá nhân trong và ngoài nước. Nhà đầu tư không chịu trách nhiệm pháp lý hoặc nghĩa vụ khác với Quỹ ngoài trách nhiệm trong phạm vi số chứng chỉ Quỹ mà họ sở hữu.
2. Nhà đầu tư pháp nhân bao gồm các tổ chức kinh tế, xã hội được pháp luật Việt Nam công nhận. Nhà đầu tư pháp nhân cử người đại diện hợp pháp đại diện cho số chứng chỉ Quỹ mà mình sở hữu. Việc đề cử, hủy bỏ hay thay thế người đại diện này phải được thông báo bằng văn bản, do người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư pháp nhân ký.
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của Nhà đầu tư
1. Nhà đầu tư có quyền:
a) Hưởng lợi từ hoạt động đầu tư của quỹ tương ứng với số lượng đơn vị quỹ nắm giữ;
b) Hưởng các lợi ích và tài sản được chia hợp pháp từ việc thanh lý tài sản quỹ;
c) Yêu cầu công ty quản lý quỹ thay mặt quỹ mua lại chứng chỉ quỹ hoặc chuyển đổi chứng chỉ quỹ
d) Thực hiện quyền của mình thông qua Đại hội nhà đầu tư;
e) Các quyền khác theo quy định pháp luật và tại Điều lệ.
2. Nhà đầu tư có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quyết định của Đại hội nhà đầu tư;
b) Thanh toán đủ tiền mua chứng chỉ quỹ và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của quỹ trong phạm vi số tiền đã thanh toán khi mua chứng chỉ quỹ;
c) Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật và tại Điều lệ.
Điều 16. Sổ đăng ký nhà đầu tư
1. Công ty quản lý quỹ thực hiện hoặc ủy quyền cho tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan lập sổ đăng ký nhà đầu tư chính (sổ chính) hoặc đại lý ký danh lập, quản lý sổ phụ và xác nhận quyền sở hữu chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư.
2. Sổ chính, sổ phụ phải có các thông tin sau:
a) Đối với cá nhân: Họ và tên của nhà đầu tư; số ghứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu còn hiệu lực; Địa chỉ liên lạc, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email (nếu có);
Đối với tổ chức: tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch, địa chỉ trụ sở chính, số giấy giấy phép thành lập và hoạt động/giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; họ và tên, số Chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu còn hiệu lực, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email của cá nhân được tổ chức ủy quyền giao dịch chứng chỉ quỹ;
b) Số tài khoản; hoặc Số tiểu khoản kèm theo Số tài khoản ký danh; Mã số đăng ký giao dịch chứng khoán (đối với nhà đầu tư nước ngoài);
c) Số lượng đơn vị quỹ sở hữu; ngày đăng ký sở hữu (vào Sổ chính).
3. Công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan phải luôn có đầy đủ thông tin về sở hữu của từng nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư giao dịch trên tài khoản ký danh. Thông tin về tài sản của nhà đầu tư trên Sổ chính là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư. Quyền sở hữu của nhà đầu tư được xác lập kể từ thời điểm thông tin về sở hữu của nhà đầu tư được cập nhật tại Sổ chính.
Điều 17. Giao dịch chứng chỉ Quỹ
1. Công ty quản lý quỹ phải tổ chức giao dịch chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư. Hoạt động giao dịch phải được tổ chức định kỳ.
2. Tần suất giao dịch của quỹ………. (không ít hơn hai lần trong một tháng)
3. Lệnh mua
4. Lệnh bán
5. Lệnh chuyển đổi (nếu có)
6. Thời điểm đóng sổ lệnh
7. Phương thức thanh toán
Điều 18. Mua lại một phần, tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ
1. Công ty quản lý quỹ có quyền chỉ đáp ứng một phần lệnh bán, lệnh mua, lệnh chuyển đổi của nhà đầu tư một trong các trường hợp sau:
a) Tổng giá trị các lệnh bán (kể cả lệnh bán từ hoạt động chuyển đổi) trừ tổng giá trị các lệnh mua (kể cả lệnh mua từ hoạt động chuyển đổi) tại ngày giao dịch chứng chỉ quỹ lớn hơn mười phần trăm (10%) giá trị tài sản ròng của quỹ; hoặc
b) Việc thực hiện toàn bộ lệnh giao dịch của nhà đầu tư dẫn tới:
- Giá trị tài sản ròng của quỹ xuống dưới năm mươi (50) tỷ đồng; hoặc
- Giá trị phần đơn vị quỹ hoặc số đơn vị quỹ còn lại trên tài khoản của nhà đầu tư thấp hơn một số đơn vị quỹ hoặc giá trị tối thiểu để duy trì tài khoản của nhà đầu tư đã được quy định tại Điều lệ Quỹ (nếu có); hoặc
- Giá trị tài sản ròng còn lại hoặc số đơn vị quỹ còn lại của quỹ thấp hơn giá trị tài sản ròng tối thiểu hoặc số đơn vị quỹ lưu hành tối thiểu đã được quy định tại Điều lệ Quỹ và đã được công bố tại Bản Cáo bạch (nếu có); hoặc
- Số lượng đơn vị quỹ đang lưu hành vượt quá khối lượng tối đa (nếu có) đã được quy định tại Điều lệ Quỹ và công bố tại bản cáo bạch ; hoặc) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ Quỹ và đã được công bố tại bản cáo bạch.
2. Đối với việc mua lại phần còn lại của lệnh bán, lệnh chuyển đổi đối với các lệnh đã đáp ứng một phần theo quy định tại khoản 1 Điều này, công ty quản lý quỹ được áp dụng một trong hai nguyên tắc như sau:
a) Theo nguyên tắc ưu tiên về thời gian: lệnh chuyển tới công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan hoặc đại lý phân phối trước thì được thực hiện trước; hoặc
b) Theo nguyên tắc cùng một tỷ lệ: Phần lệnh chưa thực hiện được ghép cùng với các lệnh tới sau để thực hiện, bảo đảm tỷ lệ giữa giá trị thực hiện và giá trị đăng ký giao dịch là như nhau.
3. Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Công ty quản lý quỹ được kéo dài thời hạn thanh toán, nhưng không vượt quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày giao dịch chứng chỉ quỹ.
4. Chứng chỉ quỹ mở có thể bị tạm dừng giao dịch khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
a) Công ty quản lý quỹ không thể thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở theo yêu cầu do nguyên nhân bất khả kháng;
b) Công ty quản lý quỹ không thể xác định giá trị tài sản ròng của quỹ mở vào ngày định giá mua lại chứng chỉ quỹ mở do Sở Giao dịch Chứng khoán quyết định đình chỉ giao dịch chứng khoán trong danh mục đầu tư của quỹ;
c) Các sự kiện khác do Điều lệ Quỹ quy định hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy là cần thiết.
5. Thời hạn tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ....... (không được kéo dài quá chín mươi (90) ngày, kể từ ngày giao dịch chứng chỉ quỹ gần nhất)
6. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ theo quy định tại khoản 5 điều này, Công ty quản lý quỹ phải tổ chức họp để lấy ý kiến Đại hội nhà đầu tư về việc giải thể quỹ, hoặc tách quỹ, hoặc tiếp tục kéo dài thời hạn tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ.
7. Trong thời hạn triệu tập Đại hội nhà đầu tư, nếu các nguyên nhân dẫn tới việc tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ chấm dứt, công ty quản lý quỹ được hủy bỏ việc triệu tập Đại hội nhà đầu tư.
Điều 19. Giá bán, giá mua lại
1. Giá phát hành lần đầu
2. Giá bán một đơn vị quỹ được xác định bằng giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ tính tại ngày giao dịch chứng chỉ quỹ, trừ đi phí mua lại (nếu có).
3. Giá mua một đơn vị quỹ được xác định bằng giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ tính tại ngày giao dịch chứng chỉ quỹ cộng với phí phát hành (nếu có phí phát hành).
4. Phí mua lại
5. Phí phát hành
6. Phí chuyển đổi
Điều 20. Thừa kế chứng chỉ Quỹ
1. Việc thừa kế chứng chỉ quỹ phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế. Quỹ chỉ chấp nhận người thừa kế hợp pháp và không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc thừa kế hoặc người thừa kế.
2. Công ty quản lý quỹ sẽ đăng ký người thừa kế hợp pháp trong sổ đăng ký nhà đầu tư sau khi người thừa kế đó đã cung cấp đầy đủ bằng chứng hợp pháp về việc thừa kế.
Chương IV
ĐẠI HỘI NHÀ ĐẦU TƯ
Điều 21. Đại hội nhà đầu tư
1. Đại hội nhà đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Quỹ đầu tư và tất cả các nhà đầu tư có tên trong danh sách đăng ký nhà đầu tư trước khi triệu tập cuộc họp đều có quyền tham dự.
2. Đại hội nhà đầu tư hàng năm được tổ chức trong vòng ....... ngày, kể từ ngày có báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Việc họp đại hội nhà đầu tư thường niên không được tổ chức dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản, trừ trường hợp điều lệ quỹ có quy định khác.
3. Đại hội nhà đầu tư bất thường được triệu tập trong các trường hợp sau:
a) Công ty quản lý quỹ, hoặc Ngân hàng giám sát, hoặc ban đại diện quỹ xét thấy là cần thiết vì quyền lợi của quỹ;
b) Theo yêu cầu của nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư đại diện cho ít nhất ......... tổng số đơn vị quỹ đang lưu hành trong vòng ít nhất sáu (06) tháng liên tục tính tới thời điểm triệu tập đại hội;
c) Các trường hợp khác......
4. Việc tổ chức họp bất thường đại hội nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này phải được thực hiện trong vòng ......... ngày kể từ ngày Công ty quản lý quỹ nhận được yêu cầu triệu tập họp bất thường đại hội nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do và mục tiêu của việc triệu tập họp bất thường đại hội nhà đầu tư.
Điều 22. Quyền và nhiệm vụ của đại hội nhà đầu tư
1. Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ, Hợp đồng giám sát;
2. Quyết định các thay đổi cơ bản trong chính sách đầu tư, mục tiêu đầu tư của Quỹ; phương án phân phối lợi nhuận; Tăng mức phí trả cho Công ty quản lý quỹ, Ngân hàng giám sát; Thay đổi Công ty quản lý quỹ, Ngân hàng giám sát;
3. Sáp nhập Quỹ, hợp nhất Quỹ ;
4. Tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ; tách quỹ;
5. Giải thể quỹ;
6. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch và thành viên Ban Đại diện quỹ; quyết định mức thù lao và chi phí hoạt động của Ban đại diện quỹ; thông qua việc lựa chọn tổ chức kiểm toán được chấp thuận để kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm của quỹ; thông qua các báo cáo về tình hình tài chính, tài sản và hoạt động hàng năm của quỹ.
7. Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền theo quy định tại Điều 85 Luật Chứng khoán, quy định pháp luật về doanh nghiệp và tại Điều lệ Quỹ.
Điều 23. Điều kiện, thể thức tiến hành họp Đại hội nhà đầu tư
1. Thời gian, chương trình và nội dung dự kiến của đại hội nhà đầu tư phải được thông báo công khai cho nhà đầu tư và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tối thiểu ít nhất …… ngày trước khi tiến hành đại hội.
2. Nhà đầu tư có thể trực tiếp tham dự đại hội nhà đầu tư hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc các hình thực khác.
3. Cuộc họp đại hội nhà đầu tư được tiến hành khi có số nhà đầu tư tham dự đại diện cho ít nhất ……… tổng số đơn vị quỹ đang lưu hành.
4. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 3 Điều này, cuộc họp lần thứ hai được triệu tập trong thời hạn…… ngày, kể từ ngày cuộc họp lần thứ nhất dự định khai mạc. Cuộc họp đại hội nhà đầu tư được tiến hành khi có số nhà đầu tư tham dự đại diện cho ít nhất ……… tổng số đơn vị quỹ đang lưu hành.
5. Thể thức, hình thức họp Đại hội nhà đầu tư.
Điều 24. Quyết định của Đại hội nhà đầu tư
1. Mỗi đơn vị quỹ sẽ có một quyền biểu quyết. Ngân hàng giám sát, công ty quản lý quỹ, tổ chức kiểm toán, công ty luật cung cấp dịch vụ cho quỹ được quyền tham gia Đại hội nhà đầu tư nhưng không được biểu quyết.
2. Đại hội nhà đầu tư thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết, lấy ý kiến bằng văn bản và các hình thức biểu quyết khác do Điều lệ Quỹ quy định.
3. Nguyên tắc, nội dung, trình tự, thủ tục lấy ý kiến nhà đầu tư bằng văn bản.
4. Quyết định của Đại hội nhà đầu tư được thông qua khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
a) Được số nhà đầu tư đại diện cho ít nhất....... tổng số đơn vị quỹ đang lưu hành tham gia biểu quyết; và
b) Tổng số phiếu biểu quyết thông qua theo quy định tại điểm a khoản này không ít hơn .......... tổng số đơn vị quỹ đang lưu hành tại thời điểm biểu quyết.
5. Đối với các nội dung quy định tại khoản 2 và 3 Điều 21 điều lệ này, Quyết định của Đại hội nhà đầu tư được thông qua đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
a) Được số nhà đầu tư đại diện cho ít nhất .......... tổng số đơn vị quỹ đang lưu hành tham gia biểu quyết; và
b) Tổng số phiếu biểu quyết thông qua theo quy định tại điểm a khoản này không ít hơn ........... tổng số đơn vị quỹ đang lưu hành tại thời điểm biểu quyết.
6. Trường hợp cuộc họp Đại hội nhà đầu tư tổ chức theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Điều lệ này, đồng thời, số nhà đầu tư tham dự Đại hội đại diện cho dưới ........... tổng số đơn vị quỹ đang lưu hành, quyết định của Đại hội nhà đầu tư được thông qua khi đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 4 Điều này. Đối với các nội dung quy định tại khoản 2 và 3 Điều 22 điều lệ này, Quyết định của Đại hội nhà đầu tư được thông qua tại cuộc họp khi đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
7. Trường hợp lấy ý kiến dưới hình thức bằng văn bản, quyết định của Đại hội nhà đầu tư được thông qua nếu được số nhà đầu tư đại diện cho ít nhất …… tổng số phiếu biểu quyết của các nhà đầu tư tham gia biểu quyết chấp thuận.
8. Công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát có trách nhiệm xem xét đảm bảo rằng mọi quyết định của Đại hội nhà đầu tư là phù hợp với quy định pháp luật và Điều lệ Quỹ.
9. Trong vòng bảy (07) ngày sau khi kết thúc Đại hội nhà đầu tư, Công ty quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ có trách nhiệm lập Biên bản và Nghị quyết Đại hội và gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Điều 25. Phản đối quyết định của đại hội nhà đầu tư
1. Nhà đầu tư phản đối quyết định đã được thông qua bởi Đại hội nhà đầu tư về một số các nội dung quy định tại khoản 2 và 3 Điều 22 có quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ mua lại chứng chỉ quỹ của mình hoặc chuyển đổi sang quỹ khác của công ty quản lý quỹ mà có cùng chính sách đầu tư. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của nhà đầu tư, số lượng đơn vị quỹ, lý do yêu cầu mua lại hoặc đề nghị chuyển đổi sang quỹ có cùng chính sách đầu tư do công ty quản lý. Yêu cầu phải được nhà đầu tư gửi cho công ty quản lý quỹ trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày Đại hội nhà đầu tư thông qua quyết định về các vấn đề nêu trên.
2. Trong thời hạn bốn mươi lăm (45) ngày, kể từ ngày công bố kết quả họp đại hội nhà đầu tư, Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm hoàn tất việc mua lại hoặc chuyển đổi chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư phản đối quyết định của Đại hội nhà đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với các yêu cầu của nhà đầu tư được gửi tới trụ sở của công ty quản lý quỹ, đại lý ký danh. Trong trường hợp này, nhà đầu tư không phải thanh toán phí mua lại, phí chuyển đổi.
Chương V
BAN ĐẠI DIỆN QUỸ
Điều 26. Ban đại diện Quỹ
1. Ban đại diện quỹ có …… thành viên, trong đó có ít nhất hai phần ba số thành viên Ban đại diên quỹ là thành viên độc lập.
2. Trong Ban đại diện Quỹ phải có:
a) Tối thiểu ……. thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.
b) Tối thiểu …… thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc trong hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán hoặc quản lý tài sản;
c) Tối thiểu …… thành viên có trình độ chuyên môn về pháp luật và các quy định trong lĩnh vực chứng khoán.
Điều 27. Tiêu chuẩn lựa chọn thành viên Ban đại diện Quỹ
Điều 28. Quyền và nghĩa vụ của Ban đại diện Quỹ
1. Đại diện cho quyền lợi của nhà đầu tư; thực hiện các hoạt động phù hợp với quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của quỹ và nhà đầu tư.
2. Phê duyệt danh sách các tổ chức cung cấp báo giá, nguyên tắc và phương pháp xác định giá trị tài sản ròng; phê duyệt danh sách các ngân hàng nhận tiền gửi của quỹ, công cụ tiền tệ và các tài sản mà quỹ được phép đầu tư theo quy định tại điểm a, b, e khoản 3 Điều 10 Thông tư này; chấp thuận các giao dịch tài sản của quỹ theo thẩm quyền đối với các giao dịch theo phương thức thỏa thuận, các giao dịch mua, bán chứng khoán chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch.
3. Quyết định mức lợi nhuận phân phối; thời hạn và thủ tục phân phối lợi nhuận, hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh; quyết định các vấn đề chưa có sự thống nhất giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát trên cơ sở quy định của pháp luật.
4. Trường hợp điều lệ quỹ có quy định và đại hội nhà đầu tư gần nhất đã ủy quyền, ban đại diện quỹ được quyết định các vấn đề quy định tại điểm 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 22 Điều lệ này.
5. Có quyền yêu cầu Công ty quản lý quỹ, Ngân hàng giám sát kịp thời cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin về hoạt động quản lý tài sản và hoạt động giám sát.
6. Các quyền và nhiệm vụ khác …..
7. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày ban đại diện quỹ quyết định các vấn đề quy định tại khoản 4 Điều này, ban đại diện quỹ, thông qua công ty quản lý quỹ, phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngân hàng giám sát biên bản họp và nghị quyết của ban đại diện quỹ, đồng thời cung cấp thông tin về nội dung quyết định cho nhà đầu tư theo phương thức quy định tại điều lệ quỹ
8. Khi thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình, Ban đại diện quỹ tuân thủ đúng quy định của pháp luật, Điều lệ Quỹ và quyết định của Đại hội nhà đầu tư. Trong trường hợp quyết định do Ban đại diện quỹ thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ quỹ gây thiệt hại cho quỹ thì các thành viên chấp thuận thông qua quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đó và phải đền bù thiệt hại cho quỹ; thành viên phản đối thông qua quyết định nói trên được miễn trừ trách nhiệm.
Điều 29. Chủ tịch Ban đại diện Quỹ
1. Đại hội nhà đầu tư bầu Chủ tịch Ban đại diện quỹ trong số thành viên Ban đại diện. Chủ tịch Ban đại diện quỹ phải là thành viên độc lập.
2. Chủ tịch Ban đại diện quỹ có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban đại diện quỹ;
b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Ban đại diện quỹ;
c) Theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Ban đại diện quỹ;
d) Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ quỹ.
Điều 30. Thủ tục điều hành của Ban đại diện Quỹ
Trường hợp Chủ tịch Ban đại diện quỹ vắng mặt hoặc mất khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao thì thành viên Ban đại diện quỹ được Chủ tịch Ban đại diện quỹ ủy quyền sẽ thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Ban đại diện quỹ. Trường hợp không có người được ủy quyền, các thành viên Ban đại diện quỹ còn lại chọn một trong số các thành viên độc lập tạm thời giữ chức Chủ tịch Ban đại diện quỹ theo nguyên tắc nhất trí. Việc bầu lại Chủ tịch Ban đại diện quỹ sẽ được thực hiện tại Đại hội nhà đầu tư thường niên gần nhất.
Điều 31. Đình chỉ và bãi miễn thành viên Ban đại diện Quỹ
(Do Điều lệ quỹ quy định)
Điều 32. Cuộc họp Ban đại diện Quỹ
1. Chủ tịch ban đại diện quỹ có quyền triệu tập họp ban đại diện quỹ. Ban đại diện quỹ phải họp ít nhất mỗi quý một lần, trong trường hợp cần thiết có thể họp bất thường.
2. Cuộc họp ban đại diện quỹ được tiến hành khi có từ hai phần ba tổng số thành viên trở lên dự họp trong đó số thành viên độc lập dự họp phải chiếm từ năm mươi mốt phần trăm (51%) trở lên
3. Quyết định của ban đại diện quỹ được thông qua bằng biểu quyết tại các cuộc họp trực tiếp, họp thông qua điện thoại, internet và các phương tiện truyền tin, nghe, nhìn hoặc dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản và bằng hình thức khác theo quy định tại Điều lệ quỹ. Mỗi thành viên Ban đại diện quỹ có một phiếu biểu quyết. Thành viên không trực tiếp dự họp có quyền biểu quyết thông qua bỏ phiếu bằng văn bản
4. Quyết định của ban đại diện quỹ được thông qua nếu được từ …… trở lên số thành viên dự họp và từ….. trở lên số thành viên độc lập thông qua.
5. Cuộc họp Ban đại diện quỹ phải được ghi đầy đủ vào biên bản. Chủ tọa và thư ký phải liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của biên bản họp Ban đại diện quỹ.
Chương VI
CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
Điều 33. Tiêu chuẩn lựa chọn Công ty quản lý quỹ
Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của Công ty quản lý quỹ
1. Nghĩa vụ công ty quản lý quỹ
2. Quyền công ty quản lý quỹ
Điều 35. Chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với Quỹ của Công ty quản lý quỹ
1. Công ty quản lý quỹ chấm dứt quyền và nghĩa vụ của mình đối với quỹ trong các trường hợp sau:
a) Theo đề nghị Ban đại diện quỹ sau khi đã được Đại hội nhà đầu tư chấp thuận;
b) Bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động;
c) Hợp nhất, sáp nhập với một Công ty quản lý quỹ khác;
d) Quỹ hết thời gian hoạt động.
2. Trước thời điểm dự kiến chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với quỹ tối thiểu sáu (06) tháng, Công ty quản lý quỹ phải tổ chức họp Đại hội nhà đầu tư lấy ý kiến về việc chấm dứt quyền, nghĩa vụ đối với quỹ.
Điều 36. Hạn chế hoạt động của Công ty quản lý quỹ
Chương VII
NGÂN HÀNG GIÁM SÁT
Điều 37. Tiêu chuẩn lựa chọn ngân hàng giám sát
Ngân hàng giám sát do Công ty quản lý quỹ lựa chọn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 98 Luật Chứng khoán và không phải là người có liên quan tới Công ty quản lý quỹ.
Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng giám sát
1. Nghĩa vụ của ngân hàng giám sát
a) Luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất của các nhà đầu tư quỹ;
b) Chịu trách nhiệm đối với những tổn thất gây ra cho Quỹ do những sai sót của ngân hàng ;
c) Đảm bảo thực hiện giám sát hoạt động của công ty quản lý quỹ trong việc quản lý tài sản quỹ theo quy định tại Luật chứng khoán, các quy định có liên quan và Điều lệ quỹ
d) Cung cấp các dịch vụ giám sát, lưu ký tài sản của Quỹ theo đúng quỹ định của pháp luật liên quan, Hợp đồng giám sát và Điều lệ quỹ;
e) Tách bạch tài sản của quỹ với tài sản của công ty quản lý quỹ, tài sản của các quỹ khác , tài sản của những khách hàng khác của ngân hàng giám sát và tài sản của chính ngân hàng giám sát;
f) Đảm bảo và hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với tài sản của Quỹ khi ủy thác cho tổ chức lưu ký phụ;
g) Giám sát hoặc tính toán giá trị tài sản ròng của Quỹ [tần suất] phù hợp với các qui định pháp luật và Điều lệ Quỹ, đảm bảo việc tính toán giá trị tài sản ròng của Quỹ là chính xác
h) Xử lý các giao dịch về chứng khoán phù hợp với chỉ thị hợp pháp của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát có thể từ chối những chỉ thị đó nếu ngân hàng giám sát có cơ sở để tin rằng những chỉ thị này là không hợp pháp hoặc không phù hợp với Điều lệ quỹ. Việc từ chối phải được gửi bằng văn bản đến công ty quản lý quỹ và nếu rõ lý do, bản sao gửi đến UBCKNN;
i) Thực hiện đối chiếu thường xuyên tài sản của Quỹ với công ty quản lý quỹ;
k) Thanh toán những khoảnchi phí hợp lý, hợp lệ của Quỹ theo chỉ thị hợp pháp của công ty quản lý quỹ, đảm bảo những khoản chi phí đó phù hợp với các quy định pháp luật và các điều khoản của Điều lệ quỹ;
l) Thanh toán tiền cho nhà đầu tư của Quỹ khi công ty quản lý quỹ thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư, hoặc khi quỹ phân phối thu nhập hoặc khi Quỹ thanh lý, giải thể thanh toán cho nhà đầu tư và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ Quỹ theo đúng chỉ thị hợp pháp của công ty quản lý quỹ,đảm bảo rằng những khoản thanh toán được thực hiện phù hợp với các điều khoản của điều Lệ;
m) Giữ sổ theo dõi riêng về những thay đổi trong tổng số chứng chỉ phát hành, số chứng chỉ quỹ sở hữu bởi từng người nắm giữ chứng chỉ, tên, địa chỉ, quốc tịch, địa chỉ và các yếu tố nhận dạng khác của người đó và ngay lập tức cập nhật tất cả những thay đổi nếu có;
2. Quyền của Ngân hàng giám sát
Điều 39. Hoạt động giám sát của ngân hàng giám sát
1. Phạm vi giám sát chỉ hạn chế trong các hoạt động của Công ty quản lý quỹ có liên quan tới Quỹ mà Ngân hàng thực hiện chức năng giám sát. Trong hoạt động giám sát, Ngân hàng giám sát phải:
a) Phối hợp với Công ty quản lý quỹ định kỳ rà soát quy trình nội bộ về nguyên tắc, phương pháp xác định giá trị tài sản ròng của quỹ; kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện công tác xác định giá tài sản ròng của Quỹ, giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ là tính đúng, chính xác và phù hợp quy định của pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ.
b) Kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư và các giao dịch tài sản của quỹ, bao gồm cả các tài sản không phải là chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán; kiểm tra, giám sát các giao dịch tài sản giữa quỹ với công ty quản lý quỹ và người có liên quan. Trong trường hợp phát hiện vi phạm các quy định của pháp luật, Ngân hàng giám sát phải báo cáo ngay cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và thông báo cho Công ty quản lý quỹ trong vòng hai mươi tư (24) giờ, kể từ khi phát hiện sự việc đồng thời yêu cầu thực hiện sửa lỗi hoặc thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả của các hành vi vi phạm này trong thời hạn quy định;
c) Giám sát việc tổ chức thực hiện và thẩm định kết quả hợp nhất, sáp nhập, giải thể, thanh lý tài sản quỹ;
d) Giám sát, bảo đảm tính hợp pháp và chỉ thanh toán từ tài sản của quỹ các khoản chi phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ;
e) Kiểm tra, giám sát các hoạt động khác của Công ty quản lý quỹ trong việc quản lý tài sản của quỹ theo đúng quy định tại Điều 98 Luật Chứng khoán và Điều lệ Quỹ.
2. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm lập và lưu trữ trong thời gian mười (10) năm các hồ sơ, chứng từ dưới dạng văn bản và tệp dữ liệu điện tử nhằm xác nhận việc tuân thủ trong hoạt động của Ngân hàng giám sát đối với Công ty quản lý quỹ theo các quy định của pháp luật. Các tài liệu này phải được cung cấp theo yêu cầu bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác những thông tin cần thiết cho Công ty quản lý quỹ, tổ chức kiểm toán được chấp thuận để các tổ chức này thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ đối với quỹ theo quy định của pháp luật, Điều lệ quỹ.
4. Ngân hàng giám sát có quyền kiểm tra Công ty quản lý quỹ, rà soát, thẩm định năng lực hệ thống máy tính, phần mềm máy tính, yêu cầu Công ty quản lý quỹ kịp thời cung cấp các quy trình quản lý tài sản, kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, sổ tay định giá, quy trình nhận và thực hiện lệnh của nhà đầu tư và các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động quản lý tài sản của Quỹ, để Ngân hàng giám sát có thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với Quỹ theo quy định của pháp luật.
5. Ngân hàng giám sát được sử dụng các dịch vụ cung cấp bởi công ty kiểm toán và các tổ chức khác để thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này. Ngân hàng giám sát, các tổ chức, cá nhân thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty quản lý quỹ theo yêu cầu của Ngân hàng giám sát, có trách nhiệm bảo mật theo quy định của pháp luật đối với mọi thông tin của Công ty quản lý quỹ, quỹ và nhà đầu tư. Biên bản kiểm tra có xác nhận bởi các bên liên quan và các tài liệu đính kèm phải được cung cấp cho Ban đại diện quỹ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong trường hợp có yêu cầu bằng văn bản.
6. Trường hợp Công ty quản lý quỹ phải bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư, Ngân hàng giám sát phải phối hợp với Công ty quản lý quỹ thực hiện thủ tục thanh toán một cách kịp thời và đầy đủ cho nhà đầu tư theo chỉ thị hợp pháp của Công ty quản lý quỹ. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm liên đới và phải đền bù thiệt hại cho nhà đầu tư và quỹ trong trường hợp các thiệt hại phát sinh do ngân hàng giám sát không thực hiện đầy đủ và kịp thời trách nhiệm giám sát hoạt động đầu tư của quỹ, xác định giá trị tài sản ròng của quỹ và các hoạt động giám sát khác đối với quỹ theo các quy định của pháp luật. Mức độ bồi thường thiệt hại thực hiện theo thỏa thuận dân sự giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát.
Điều 40. Chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với Quỹ của ngân hàng giám sát
Chương VIII
CÁC TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ LIÊN QUAN
Điều 41. Các hoạt động được ủy quyền (các dịch vụ được thuê ngoài)
Điều 42. Tiêu chí lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan
1. Tiêu chí về đủ năng lực, hệ thống, nhân sự, kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp.
2. Tiêu chí về cơ cấu tổ chức của bộ phận cung cấp dịch vụ liên qua của bên nhận ủy quyền, hệ thống quy trình nghiệp vụ, hệ thống báo cáo và phê duyệt báo cáo;
Điều 43. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan
1. Nguyên tắc của hoạt động ủy quyền;
2. Phạm vi hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của các bên nhận ủy quyền.
3. Yêu cầu về chứng từ, sổ sách, cơ sở dữ liệu;
4. Bên nhận ủy quyền phải thực hiện các hoạt động nhận ủy quyền một cách hiệu quả, cẩn trọng, có trách nhiệm bảo mật mọi thông tin liên quan tới nhà đầu tư và đối tác của công ty quản lý quỹ;
5. Bên nhận ủy quyền có trách nhiệm cung cấp cho công ty quản lý quỹ các báo cáo kiểm toán độc lập đối với các nội dung có liên quan tới hoạt động ủy quyền, phục vụ cho hoạt động kiểm tra, giám sát của công ty quản lý quỹ.
Điều 44. Trách nhiệm của công ty quản lý quỹ đối với hoạt động đã ủy quyền
1. Việc ủy quyền không làm giảm trách nhiệm hoặc thay đổi trách nhiệm của công ty quản lý quỹ đối với quỹ
2. Trước khi ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ của bên nhận ủy quyền, công ty quản lý quỹ phải thẩm định năng lực, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của bên nhận ủy quyền bảo đảm bên nhận ủy quyền có quy trình nghiệp vụ, đủ năng lực về nhân sự và hệ thống để thực hiện các hoạt động được ủy quyền, bao gồm hệ thống kiểm soát nội bộ, trang thiết bị cơ sở vật chất, giải pháp kỹ thuật, hệ thống dự phòng thảm họa, hệ thống dự phòng nóng, nhân sự có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn...;
3. Định kỳ kiểm tra, giám sát thường xuyên bảo đảm hoạt động đã uỷ quyền được thực hiện thận trọng, an toàn, phù hợp với quy định của pháp luật, quy định tại điều lệ này, bảo đảm chất lượng dịch vụ cung cấp của bên nhận ủy quyền, phù hợp với tiêu chí và yêu cầu của quỹ.
4. Công ty quản lý quỹ được sử dụng tư vấn độc lập, dịch vụ cung cấp bởi các tổ chức chuyên nghiệp, hoạt động hợp pháp khác để thực hiện trách nhiệm quy định này;
5. Duy trì nhân sự có kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết để có đủ khả năng giám sát, nhận diện và quản lý hiệu quả các rủi ro phát sinh từ hoạt động đã ủy quyền;
6. Xây dựng có quy trình, hệ thống bảo đảm tại mọi thời điểm công ty quản lý quỹ, tổ chức kiểm toán độc lập, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể tiếp cận các thông tin cần thiết để kiểm tra, giám sát các hoạt động ủy quyền, đánh giá và quản lý các rủi ro phát sinh từ hoạt động ủy quyền;
7. Công ty quản lý quỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm phát sinh từ việc ủy quyền. Công ty quản lý quỹ phải bảo đảm tính liên tục đối với các hoạt động đã ủy quyền, không gián đoạn và gây ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của nhà đầu tư;
8. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin liên quan cho bên nhận ủy quyền có thể thực thi đầy đủ, kịp thời mọi quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trong hoạt động ủy quyền;
9. Lưu trữ đầy đủ, kịp thời, chính xác các chỉ thị, yêu cầu, văn bản gửi cho bên nhận ủy quyền để thực hiện các hoạt động ủy quyền.
10. Tối thiểu một năm một lần, công ty quản lý quỹ phải lập báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động ủy quyền với các nội dung sau:
a) Chi phí phải trả cho bên nhận ủy quyền so với lợi nhuận, thu nhập, tổng chi phí hoạt động của quỹ;
b) Các ảnh hưởng (nếu có) của hoạt động ủy quyền tới lợi nhuận, mức độ rủi ro của quỹ;
c) Tổng chi phí các hoạt động ủy quyền phải trả cho bên nhận ủy quyền (trường hợp bên nhận ủy quyền cung cấp nhiều dịch vụ cho công ty quản lý quỹ);
d) Đánh giá khả năng duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, tính bảo mật, hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống dự phòng nóng, hệ thống dư phòng thảm họa... của bên nhận ủy quyền, bảo đảm hoạt động ủy quyền được thực hiện thông suốt, không gây ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của nhà đầu tư.
Điều 45. Chấm dứt hoạt động ủy quyền
Chương VIII
ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI, ĐẠI LÝ KÝ DANH
Chương IX
KIỂM TOÁN, KẾ TOÁN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 46. Tiêu chuẩn lựa chọn và thay đổi Công ty Kiểm toán
Điều 47. Năm tài chính
Năm tài chính là mười hai tháng tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch hàng năm. Năm tài chính đầu tiên của Quỹ sẽ được tính từ ngày Quỹ được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận lập quỹ/giấy phép thành lập và hoạt động cho đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó.
Điều 48. Chế độ kế toán
Quỹ sẽ áp dụng chế độ kế toán Việt Nam và tuân thủ các quy định khác liên quan tới công tác kế toán cho Quỹ do các cơ quan có thẩm quyền quy định.
Điều 49. Báo cáo tài chính
Điều 50. Báo cáo khác
Chương X
GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG CỦA QUỸ
Điều 51. Xác định giá trị tài sản ròng
1. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm xác định giá trị tài sản ròng của quỹ và giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ trên cơ sở giá thị trường hoặc giá hợp lý (trong trường hợp không có giá thị trường) của các tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ.
2. Giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ phải được Ngân hàng giám sát xác nhận. Việc xác nhận giá trị thực hiện bằng văn bản, hoặc truy xuất thông qua hệ thống thông tin điện tử của Ngân hàng giám sát đã được Công ty quản lý quỹ chấp thuận. Trường hợp bị định giá sai, Ngân hàng giám sát có trách nhiệm thông báo và yêu cầu Công ty quản lý quỹ điều chỉnh kịp thời trong vòng hai mươi bốn (24) giờ.
3. Trong thời hạn hai (02) ngày, kể từ ngày định giá, giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ phải được công bố trên các trang thông tin điện tử của Công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan, đại lý phân phối và các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
4. Công ty quản lý quỹ được ủy quyền cho tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan xác định giá trị tài sản ròng của Quỹ, giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ trên cơ sở giá cung cấp bởi các tổ chức cung cấp báo giá. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát bảo đảm hoạt động xác định giá trị tài sản ròng là phù hợp các quy định của pháp luật, giá trị tài sản ròng được tính chính xác.
5. Giá trị tài sản ròng của Quỹ phải được xác định định kỳ … và phải được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng cho nhà đầu tư sau khi có xác nhận của ngân hàng giám sát xác nhận và có giá trị cho đến khi có thông báo mới.
6. Các quy định khác theo quy định của Điều lệ.
Điều 52. Phương pháp xác định giá trị tài sản ròng của Quỹ
Điều 53. Quy trình định giá tài sản quỹ
Giá trị tài sản ròng phải được tính toán bằng các nguyên tắc định giá hợp lý và phù hợp với qui định của UBCKNN [nêu rõ phương pháp đánh giá theo qui định]
Điều 54. Đền bù thiệt hại cho nhà đầu tư, quỹ
1. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho quỹ, nhà đầu tư thực hiện giao dịch chứng chỉ quỹ mà chịu thiệt hại trong trường hợp giá trị tài sản ròng của quỹ bị định giá sai với mức độ sai sót được coi là lớn như sau:
a) Đạt từ 0,75% giá trị tài sản ròng trở lên trong trường hợp quỹ trái phiếu;
b) Đạt từ 1,00% giá trị tài sản ròng trở lên trong các trường hợp khác.
2. Trong trường hợp quỹ bị định giá thấp, mức đền bù cho quỹ và cho nhà đầu tư được xác định như sau:
a) Đối với nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ trước thời gian quỹ bị định giá sai và bán chứng chỉ trong thời gian quỹ bị định giá sai: Mức đền bù được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ nhà đầu tư đã bán;
b) Đối với quỹ: Mức đền bù được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ mà quỹ đã phát hành trong thời gian bị định giá sai và hiện còn đang lưu hành;
3. Trong trường hợp quỹ bị định giá cao, mức đền bù cho quỹ và cho nhà đầu tư được xác định như sau:
a) Đối với nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ trong thời gian quỹ bị định giá sai và tiếp tục sở hữu sau thời gian quỹ bị định giá sai: Mức đền bù được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ nhà đầu tư đã mua và còn tiếp tục nắm giữ sau thời gian bị định giá sai;
b) Đối với quỹ: Mức đền bù được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ mà quỹ đã phát hành ra trước thời gian quỹ bị định giá sai và quỹ đã mua lại trong thời gian đó.
Điều 55. Nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn, thay đổi tổ chức cung cấp báo giá
Chương XI
LỢI NHUẬN VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ
Điều 56. Lợi nhuận của quỹ
1. Công ty quản lý quỹ được phân chia lợi nhuận của quỹ cho nhà đầu tư theo quy định tại điều lệ quỹ và chính sách phân chia lợi nhuận đã được công bố tại bản cáo bạch. Lợi nhuận phân chia được trích từ nguồn lợi nhuận để lại hoặc từ thu nhập của quỹ. Công ty quản lý quỹ chỉ được phân chia lợi nhuận khi quỹ đã hoàn thành hoặc có đủ năng lực tài chính để hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; trích lập đầy đủ các quỹ theo quy định tại điều lệ quỹ; ngay sau khi trả hết số lợi nhuận đã định, quỹ vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Lịch trình và kế hoạch thực hiện phải được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ.
2. Hình thức phân chia lợi nhuận bằng tiền hoặc bằng đơn vị quỹ. Việc phân chia lợi nhuận bằng đơn vị quỹ phải được sự chấp thuận trước của Đại hội nhà đầu tư hoặc được sự chấp thuận của ban đại diện quỹ (nếu đại hội nhà đầu tư gần nhất đã ủy quyền cho ban đại diện quỹ quyết định phù hợp với quy định tại điều lệ quỹ) hoặc được quy định cụ thể tại điều lệ quỹ, bản cáo bạch.
3. Công ty quản lý quỹ phải khấu trừ mọi khoản thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật trước khi phân chia lợi nhuận cho nhà đầu tư.
4. Sau khi phân chia lợi nhuận, Công ty quản lý quỹ phải gửi cho nhà đầu tư báo cáo tổng kết việc phân chia lợi nhuận quỹ, bao gồm các nội dung sau:
a) Phương pháp phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc bằng đơn vị quỹ);
b) Tổng lợi nhuận trong kỳ và lợi nhuận tích lũy, chi tiết từng hạng mục lợi nhuận;
c) Giá trị lợi nhuận được phân chia, số lượng đơn vị quỹ phát hành để phân chia (trong trường hợp chia lợi nhuận bằng đơn vị quỹ);
d) Giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ trước khi phân chia lợi nhuận và sau khi phân chia lợi nhuận;
e) Các ảnh hưởng tác động tới giá trị tài sản ròng của quỹ
5. Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ.
Điều 57. Chi phí hoạt động của quỹ
1. Chi phí quản lý tài sản trả cho Công ty quản lý quỹ.
2. Chi phí lưu ký tài sản quỹ, chi phí giám sát trả cho Ngân hàng giám sát.
3. Chi phí dịch vụ quản trị quỹ, chi phí dịch vụ đại lý chuyển nhượng và các chi phí khác mà Công ty quản lý quỹ trả cho tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan.
4. Chi phí kiểm toán trả cho tổ chức kiểm toán.
5. Chi phí dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch vụ báo giá và các dịch vụ hợp lý khác, thù lao trả cho Ban Đại diện quỹ.
6. Chi phí dự thảo, in ấn, gửi Bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt, báo cáo tài chính, xác nhận giao dịch, sao kê tài khoản và các tài liệu khác cho nhà đầu tư; chi phí công bố thông tin của quỹ; chi phí tổ chức họp Đại hội nhà đầu tư, Ban đại diện quỹ.
7. Chi phí liên quan đến thực hiện các giao dịch tài sản của quỹ.
Chương XII
TÁI CƠ CẤU QUỸ
Điều 58. Các điều kiện hợp nhất, sáp nhập
1. Việc hợp nhất, sáp nhập quỹ chỉ được tiến hành trong các trường hợp pháp luật quy định và được đại hội nhà đầu tư chấp thuận.
2. Việc hợp nhất, sáp nhập quỹ phải được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Điều 59. Các điều kiện tách quỹ
1. Việc tách quỹ phải được đại hội nhà đầu tư chấp thuận và trong các trường hợp sau:
a) Công ty Công ty quản lý quỹ không thể xác định giá trị tài sản ròng của quỹ mở vào ngày định giá mua lại chứng chỉ quỹ mở do Sở Giao dịch Chứng khoán quyết định đình chỉ giao dịch chứng khoán trong danh mục đầu tư của quỹ;
b) Các sự kiện khác do Điều lệ Quỹ quy định hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy là cần thiết.
2. Việc tách quỹ phải được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Điều 60. Các điều kiện giải thể quỹ
1. Việc thanh lý, giải thể Quỹ được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
a) Công ty quản lý quỹ bị giải thể, phá sản, hoặc bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động mà Ban đại diện quỹ không xác lập được Công ty quản lý quỹ thay thế trong vòng hai (02) tháng, kể từ ngày phát sinh sự kiện;
b) Ngân hàng giám sát bị giải thể, phá sản, đơn phương chấm dứt hợp đồng giám sát hoặc bị công ty quản lý quỹ chấm dứt hợp đồng giám sát; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán bị thu hồi mà công ty quản lý quỹ không xác lập được Ngân hàng giám sát thay thế trong vòng hai (02) tháng, kể từ ngày phát sinh sự kiện;
c) Quỹ kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ quỹ và trong Giấy Chứng nhận đăng ký lập quỹ mà không được gia hạn (đối với Quỹ có thời hạn hoạt động);
d) Giải thể quỹ theo quyết định của Đại hội nhà đầu tư;
e) giá trị tài sản ròng của quỹ xuống dưới ba mươi (10) tỷ liên tục trong sáu (6) tháng;
f) Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ Quỹ.
2. Việc thanh lý giải thể quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chương XV
GIẢI QUYẾT CÁC XUNG ĐỘT VỀ LỢI ÍCH
Điều 61. Kiểm soát xung đột lợi ích giữa Quỹ và các Quỹ khác, các khách hàng đầu tư uỷ thác của Công ty quản lý quỹ và giữa Quỹ và công ty quản lý quỹ.
1. Công ty Quản lý Quỹ phải:
- Tách biệt chiến lược đầu tư, mục tiêu đầu tư của mỗi Quỹ do Công ty Quản lý Quỹ quản lý;
- Tách biệt tài sản của Công ty Quản lý Quỹ với tài sản của các Quỹ do Công ty Quản lý Quỹ quản lý, tài sản của nhà đầu tư uỷ thác; tách biệt tài sản của các Quỹ do Công ty quản lý Quỹ quản lý.
2. Tất cả các giao dịch chứng khoán của thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty quản lý quỹ, thành viên Ban giám đốc, thành viên Ban kiểm soát, Kiểm soát viên, người hành nghề quản lý quỹ và nhân viên của Công ty quản lý Quỹ phải được báo cáo và kiểm soát phù hợp với quy định của điều lệ Quỹ và pháp luật hiện hành;
3. Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, giám sát việc xung đột lợi ích trong Công ty quản lý quỹ.
Chương XVI
CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU LỆ
Điều 62. Công bố thông tin, cung cấp thông tin cho nhà đầu tư
Điều 63. Sửa đổi, bổ sung điều lệ
Điều 64. Đăng ký điều lệ
Điều 65. Điều khoản thi hành
Đính kèm cùng Điều lệ các phụ lục sau:
Phụ lục số 1.1: CAM KẾT CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
Phụ lục số 1.2: CAM KẾT CỦA NGÂN HÀNG GIÁM SÁT
Phụ lục số 1.3: CAM KẾT CHUNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ VÀ NGÂN HÀNG GIÁM SÁT
Phụ lục số 1.1
CAM KẾT CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
Công ty quản lý quỹ:....
Số Giấy phép thành lập và hoạt động:.......do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày.,... Công ty quản lý quỹ cam kết thực hiện các điều sau đây đối với Quỹ …:
1. Tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật và của Điều lệ quỹ trong hoạt động quản lý quỹ.
2. Thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ một cách hiệu quả, trung thực, tận tuỵ và phù hợp với mục tiêu đầu tư của Quỹ ưu tiên quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà đầu tư.
3. Đảm bảo Quỹ luôn có một ngân hàng giám sát vào mọi thời điểm.
4. Trả cho ngân hàng giám sát các khoản phí và cho các tổ chức cung ứng dịch vụ khác theo quy định tại Điều lệ quỹ.
5. Định kỳ cung cấp cho ngân hàng giám sát các thông tin sau:
a. Các báo cáo tình hình hoạt động và báo cáo tài chính của quỹ, sổ đăng ký nhà đầu tư và số lượng chứng chỉ quỹ mà nhà đầu tư nắm giữ;
b. Các báo cáo liên quan đến Quỹ hoặc liên quan đến tài sản, danh mục đầu tư của Quỹ;
c. Bản đánh giá giá trị tài sản ròng của Quỹ, giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ;
d. Các thông tin có liên quan tới hoạt động quản lý quỹ và nghĩa vụ khác .
6. Cung cấp miễn phí hoặc được thu một mức phí hợp lý khi cung cấp bản sao Điều lệ quỹ (và các phụ lục kèm theo), Bản cáo bạch (và các phụ lục kèm theo) cho các nhà đầu tư theo yêu cầu.
7. Không được đầu tư vào các chứng khoán, hoặc các tài sản mà chính công ty quản lý quỹ hoặc những người có liên quan đến công ty quản lý quỹ có lợi ích trong đó hoặc có liên quan đến các lợi ích đó, ngoại trừ các trường hợp pháp luật cho phép.
8. Không sử dụng vị thế của công ty quản lý quỹ trong hoạt động quản lý quỹ để thu lợi trực tiếp hoặc gián tiếp cho chính công ty hoặc những người có liên quan hoặc làm tổn hại đến lợi ích của các nhà đầu tư.
9. Thực hiện việc định giá và công tác kế toán cho Quỹ một cách trung thực, chínhxácvà kịp thời.
10. Cung cấp miễn phí hoặc được thu một mức phí hợp lý khi cung cấp bản sao báo cáo hàng năm và các báo cáo khác của Quỹ cho các nhà đầu tư theo yêu cầu.
11. Cung cấp miễn phí hoặc được thu một mức phí hợp lý khi cung cấp bản sao báo cáo hàng năm của ngân hàng giám sát đánh giá về hoạt động quản lý quỹ của công ty quản lý quỹ cho các nhà đầu tư theo yêu cầu.
12. Đảm bảo rằng mọi thông tin đã được công ty quản lý quỹ hoặc người đại diện công ty quản lý quỹ công bố là đầy đủ, trung thực, chính xác, không bỏ sót những sự kiện có ảnh hưởng đến quyền lợi nhà đầu tư, những sự kiện ảnh hưởng đến nội dung của thông tin được công bố, không bỏ sót những thông tin phải công bố theo yêu cầu của pháp luật và không gây hiểu nhầm cho nhà đầu tư.
13. Cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để tổ chức kiểm toán độc lập của quỹ có thể thực hiện nhiệm vụ kiểm toán hiệu quả và kịp thời.
14. Báo cáo kịp thời cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong trường hợp đối chiếu tài sản có/nợ của quỹ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát không thống nhất.
15. Thực hiện nghĩa vụ triệu tập họp Đại hội người đầu tư quỹ theo quy định của pháp luật.
|
(Tổng) Giám đốc Công ty quản lý quỹ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Phụ lục số 1.2
CAM KẾT CỦA NGÂN HÀNG GIÁM SÁT
Ngân hàng giám sát:......
Số Giấy phép hoạt động:.......do.......cấp ngày.....
Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán :……do UBCKNN cấp ngày…..
Ngân hàng giám sát cam kết:
1. Tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật và của Điều lệ quỹ trong hoạt động giám sát.
2. Đảm bảo cho Quỹ luôn luôn có một công ty quản lý quỹ tại mọi thời điểm.
3. Thực hiện một cách tận tuỵ, trung thực và thận trọng các chức năng ngân hàng giám sát đối với Quỹ.
4. Thực hiện lưu ký, thanh toán, bảo quản và giám sát tất cả các tài sản, chứng khoán của Quỹ thay cho các nhà đầu tư; thực hiện việc đối chiếu tài sản có/nợ của quỹ với công ty quản lý quỹ theo định kỳ ít nhất một tháng một lần và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nếu như tình trạng tài sản có/nợ là không thống nhất giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát.
5. Tách biệt tài sản của quỹ khỏi tài sản của ngân hàng giám sát, tài sản của công ty quản lý quỹ và tài sản của các quỹ khác, tài sản của các khách hàng khác của ngân hàng giám sát.
6. Giám sát danh mục đầu tư của Quỹ, việc định giá tài sản quỹ, việc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, xác định giá trị tài sản ròng trên một đơn vị chứng chỉ quỹ theo các quy định của pháp luật hiện hành và theo quy định tại Điều lệ quỹ.
7. Đảm bảo nghĩa vụ giám sát để công ty quản lý quỹ không lợi dụng vị thế quản lý quỹ của mình thực hiện các hoạt động thu lợi trực tiếp hoặc gián tiếp cho công ty quản lý quỹ hoặc những người có liên quan làm tổn hại đến lợi ích của các nhà đầu tư.
8. Đảm bảo Quỹ được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập hàng năm.
|
(Tổng) Giám đốc Ngân hàng giám sát (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Phụ lục số 1.3
CAM KẾT CHUNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ VÀ NGÂN HÀNG GIÁM SÁT
Công ty quản lý quỹ:....
Số Giấy phép thành lập và hoạt động:.......do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày.....
Ngân hàng giám sát:......
Số Giấy phép hoạt động:.......do.......cấp ngày.....
Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán :……do UBCKNN cấp ngày…..
1. Cùng cam kết thực hiện nghĩa vụ bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư.
2. Cùng cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ trong suốt thời gian hoạt động của Quỹ.
3. Cùng cam kết thực hiện quyền bỏ phiếu phát sinh liên quan đến việc sở hữu các cổ phiếu/vốn góp mà Quỹ đã đầu tư theo tinh thần và vì lợi ích của người đầu tư tại Đại hội đồng cổ đông của các tổ chức phát hành hoặc tại Hội đồng thành viên của doanh nghiệp Quỹ góp vốn.
4. Cùng cam kết không nhận bất kỳ một bất kỳ khoản thù lao, lợi nhuận hay lợi ích nào từ việc thực hiện các giao dịch tài sản Quỹ hoặc giao dịch các tài sản khác không được quy định rõ trong Điều lệ Quỹ hoặc Bản cáo bạch.
(Tổng) Giám đốc của Công ty quản lý quỹ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Đại diện có thẩm quyền của Ngân hàng giám sát (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở)
(trang bìa)
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng chỉ có nghĩa là việc xin phép lập Quỹ và phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư đã thực hiện theo các quy định của pháp luật liên quan, không hàm ý bảo đảm về nội dung của Bản cáo bạch cũng như mục tiêu, chiến lược đầu tư của Quỹ |
BẢN CÁO BẠCH QUỸ MỞ
1. Tên của Quỹ, số giấy phép;
2. Loại hình Quỹ:
3. Ngày đăng ký Bản cáo bạch với UBCKNN
4. Thời hạn hiệu lực của Bản Cáo bạch
5. Tiêu đề của Bản cáo bạch
6. Thông cáo nội dung sau:
“Quỹ đầu tư chứng khoán được mô tả trong Bản cáo bạch này là Quỹ được thành lập theo Luật Chứng khoán số 70/2006/QH 11 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bản cáo bạch này đã được đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ngày … tháng … năm …
7. Họ tên, chức danh và địa chỉ của người phụ trách công bố thông tin.
8. Nơi cung cấp Bản cáo bạch, báo cáo hoạt động định kỳ, báo cáo tài chính, hình thức cung cấp các tài liệu này (trụ sở chính, chi nhánh Công ty, Website...);
(trang bìa)
MỤC LỤC
|
Trang |
Những người chịu trách nhiệm chính đối với nội dung Bản cáo bạch |
|
Các thuật ngữ/định nghĩa |
|
Cơ hội đầu tư |
|
Thông tin về công ty quản lý quỹ |
|
Thông tin về ngân hàng giám sát dự kiến |
|
Thông tin về tổ chức khác có liên quan |
|
Các thông tin về quỹ đầu tư |
|
Thông tin chung về quỹ |
|
Điều lệ quỹ tóm tắt |
|
Mục tiêu, chiến lược và hạn chế đầu tư |
|
Giao dịch chứng chỉ quỹ |
|
Phí, lệ phí |
|
Phân chia lợi nhuận và chính sách thuế |
|
Đại hội nhà đầu tư |
|
Ban đại diện quỹ |
|
Công ty quản lý quỹ |
|
Ngân hàng giám sát |
|
Các rủi ro của Quỹ |
|
Phát hành lần đầu và giao dịch các lần tiếp theo |
|
Tình hình hoạt động của quỹ |
|
Báo cáo tài chính |
|
Phí, lệ phí và thưởng hoạt động |
|
Các chỉ tiêu hoạt động |
|
Dự báo kết quả hoạt động của quỹ |
|
Xung đột lợi ích |
|
Chế độ báo cáo |
|
Địa chỉ liên lạc giải đáp thắc mắc cho các nhà đầu tư |
|
Cam kết |
|
Phụ lục đính kèm |
|
NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH
I. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH
1. Công ty quản lý quỹ
Ông/Bà: . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị
Ông/Bà: . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ: Giám đốc (Tổng giám đốc)
Ông/Bà: . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ: Kế toán trưởng
Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin và số liệu trong Bản cáo bạch này là phù hợp với thực tế mà chúng tôi được biết, hoặc đã điều tra, thu thập một cách hợp lý.
2. Ngân hàng giám sát
Đại diện theo pháp luật: Ông/Bà: . . . . . . . . . . . . . . . .
Chức vụ:
Bản cáo bạch này là một phần của hồ sơ đăng ký chào bán do (tên Công ty quản lý quỹ) lập sau khi có xác nhận của (tên Ngân hàng giám sát). Chúng tôi đảm bảo rằng việc phân tích, đánh giá và lựa chọn ngôn từ trên Bản cáo bạch này đã được thực hiện một cách hợp lý và cẩn trọng dựa trên cơ sở các thông tin và số liệu do (tên các tổ chức liên quan) cung cấp.
II. CÁC THUẬT NGỮ/ĐỊNH NGHĨA
Phần này dành để giải thích các thuật ngữ/ định nghĩa dùng trong Bản cáo bạch.
III. CƠ HỘI ĐẦU TƯ
1. Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam
2. Thị trường tài chính Việt Nam và cơ hội đầu tư
IV. THÔNG TIN VỀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
1. Các thông tin chung về Công ty quản lý quỹ
Tên công ty:
Giấy phép thành lập và hoạt động số:
Trụ sở chính:
Điện thoại: Fax:
Địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có):
Thời hạn hoạt động (nếu có):
Vốn điều lệ:
Cổ đông/thành viên công ty quản lý quỹ:
- Giới thiệu về cổ đông/thành viên sáng lập;
- Giới thiệu vể cổ đông/thành viên từ 5% vốn điều lệ;
Giới thiệu về hội đồng quản trị/hội đồng thành viên (cơ cấu, thông tin tóm tắt các thành viên);
Giới thiệu về Ban lãnh đạo công ty quản lý quỹ (cơ cấu, thông tin tóm tắt các thành viên)
Giới thiệu về Hội đồng đầu tư (thông tin tóm tắt các thành viên)
2. Các thông tin về tình hình hoạt động của Công ty quản lý quỹ.
- Tổng hợp tình hình hoạt động của Công ty quản lý quỹ (kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính... ) năm (05) năm gần nhất so với ngày đưa thông tin vào Bản cáo bạch;
- Các quỹ mà Công ty đang quản lý (nêu chi tiết danh sách, tên quỹ, loại hình quỹ...);
- Yêu cầu: nêu rõ nguồn gốc, thời gian cung cấp các thông tin trên; nêu rõ các thông tin về hoạt động trong quá khứ của Công ty quản lý quỹ, không hàm ý đảm bảo cho khả năng hoạt động của công ty quản lý quỹ trong tương lai;
- Trong bản cáo bạch không được cung cấp vì mục đích riêng, theo xu hướng thổi phồng các thành công và che đậy thất bại đối với các thông tin về tình hình hoạt động, kinh nghiệm quản lý quá khứ cũng như hiện tại của Công ty quản lý quỹ, tình hình hoạt động quá khứ cũng như hiện tại của các quỹ khác do Công ty quản lý quỹ đang quản lý.
V. NGÂN HÀNG GIÁM SÁT
Tên ngân hàng:
Giấy phép thành lập số: (đính kèm bản sao)
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký số:
Trụ sở chính:
Điện thoai: Fax:
Thời hạn hoạt động (nếu có)
Lĩnh vực hoạt động chính
(Đính kèm hợp đồng giám sát giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát).
VI. CÔNG TY KIỂM TOÁN
Tên công ty:
Giấy phép thành lập số: (đính kèm bản sao)
Nơi thành lập:
Trụ sở chính:
Điện thoai: Fax:
Thời hạn hoạt đông (nếu có)
(đính kèm hợp đồng kiểm toán giữa Công ty QLQ và Công ty kiểm toán).
VII. ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI CHỨNG CHỈ QUỸ
Danh sách các đại lý phân phối chứng chỉ quỹ được lựa chọn bao gồm
Tên:
Địa chỉ:
Số Giấy chứng nhận làm đại lý phân phối:
Các địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ:
VIII. TỔ CHỨC ĐƯỢC ỦY QUYỀN
(dịch vụ ủy quyền bao gồm: dịch vụ quản trị quỹ đầu tư, dịch vụ đại lý chuyển nhượng và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật)
Tổ chức được ủy quyền:
- Tên và địa chỉ trụ sở chính;
- Số giấy phép thành lập và hoạt động:
- Thời gian hoạt động:
- Lĩnh vực hoạt động chính
- Phạm vi dịch vụ được ủy quyền (liệt kê những điều khoản trong hợp đồng)
- Chi phí phải thanh toán.........................hình thức thanh toán
(đính kèm hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa công ty quản lý quỹ và tổ chức được ủy quyền).
IX. CÁC THÔNG TIN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ
1. Thông tin chung về Quỹ
1.1. Tên và điạ chỉ liên hệ của Quỹ.
1.2. Giấy đăng ký phát hành.
1.3. Giấy phép thành lập và hoạt động quỹ.
1.4. Tính chất và thời gian hoạt động của Quỹ (nếu có).
2. Điều lệ Quỹ trong đợt phát hành lần đầu và Điều lệ Quỹ cập nhật trong các lần công bố Bản cáo bạch tiếp theo (nếu thay đổi).
Tóm tắt Điều lệ Quỹ với các thông tin chính sau đây:
2.1. Các điều khoản chung
2.2. Các quy định về mục tiêu, chính sách và hạn chế
- Mục tiêu đầu tư
- Chiến lược đầu tư
- Tài sản được phép đầu tư
- Cơ cấu đầu tư
- Các hạn chế đầu tư
- Hoạt động vay, cho vay, giao dịch mua bán lại, giao dịch ký quỹ
- Phương pháp lựa chọn đầu tư /;
- Nguyên tắc, phương thức xác định giá trị tài sản ròng
2.3. Đặc trưng của chứng chỉ quỹ đầu tư
- Nhà đầu tư
- Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư
- Sổ đăng ký sở hữu chứng chỉ quỹ
- Quyền biểu quyết của nhà đầu tư
- Các trường hợp hợp nhất, sáp nhập, thanh lý, giải thể quỹ và quyền của nhà đầu tư trong trường hợp thanh lý, giải thể quỹ
2.4. Cơ chế giao dịch chứng chỉ quỹ:
- Quy trình nhận lệnh bán, điều kiện thực hiện lệnh bán
- Quy trình nhận lệnh mua, điều kiện thực hiện lệnh mua
- Quy trình nhận lệnh chuyển đổi, điều kiện thực hiện lệnh chuyển đổi
- Các trường hợp tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ, thực hiện một phần lệnh giao dịch
2.5. Nguyên tắc xác định giá giao dịch đơn vị quỹ
- Tần suất định giá và phương pháp xác định giá giao dịch trên một đơn vị quỹ
- Hình thức công bố thông tin về các giá giao dịch, nơi công bố thông tin, tần suất công bố thông tin
- Thông tin về các mức phí: phí phát hành, phí mua lại, phí chuyển đổi
2.6. Thông tin về các mức phí mà quỹ phải trả
- Phí quản lý
- Phí giám sát
- Các chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật
- Các loại phí, chi phí hạch toán vào quỹ; các loại phí, chi phí mà nhà đầu tư phải thanh toán
2.7. Phân chia lợi nhuận và chính sách thuế
- Phương thức xác định và phân phối lợi nhuận của quỹ;
- Chính sách thuế: thuế áp dụng đối với quỹ, thuế thu nhập đối với nhà đầu tư (hình thức thanh toán: khấu trừ tại nguồn hoặc nhà đầu tư tự thanh toán)
2.8. Đại hội nhà đầu tư
- Đại hội người đầu tư thường niên, bất thường
- Quyền hạn và nhiệm vụ đại hội nhà đầu tư;
- Thể thức tiến hành Đại hội nhà đầu tư;
- Quyết định của đại hội nhà đầu tư.
2.9. Ban đại diện Quỹ
- Tổ chức Ban đại diện Quỹ (danh sách ban đại điện quỹ);
- Tiêu chuẩn lựa chọn thành viên Ban đại diện quỹ;
- Quyền hạn và nhiệm vụ của Ban đại diện quỹ;
- Chủ tịch Ban đại diện quỹ;
- Thủ tục điều hành của Ban đại diện quỹ;
- Đình chỉ và bãi miễn thành viên Ban đại diện Quỹ;
- Người đại diện cho thành viên Ban đại diện Quỹ;
- Biên bản họp Ban đại diện Quỹ.
2.10. Tiêu chí lựa chọn, quyền hạn và trách nhiệm của Công ty quản lý quỹ
- Tiêu chuẩn lựa chọn Công ty quản lý quỹ;
- Trách nhiệm và quyền hạn của Công ty quản lý quỹ;
- Chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với Công ty quản lý quỹ;
- Hạn chế hoạt động của Công ty Quản lý quỹ.
2.11. Tiêu chí lựa chọn, quyền hạn và trách nhiệm của Ngân hàng giám sát
- Tiêu chuẩn lựa chọn ngân hàng giám sát;
- Trách nhiệm, quyền hạn của ngân hàng giám sát;
- Chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với ngân hàng giám sát.
2.12. Kiểm toán, kế toán và chế độ báo cáo
3. Các rủi ro khi đầu tư vào Quỹ
3.1. Rủi ro thị trường
3.2. Rủi ro lãi suất
3.3. Rủi ro lạm phát
3.4. Rủi ro thiếu tính thanh khoản
3.5. Rủi ro pháp lý
3.6. Rủi ro tín nhiệm
3.7. Rủi ro xung đột lợi ích
3.8. Rủi ro đối với sản phẩm đầu tư cụ thể (tùy theo loại tài sản mà quỹ dự kiến đầu tư).
3.9. Rủi ro cá biệt
3.10. Rủi ro khác.
4. Các thông tin đầu tư khác
X. PHÁT HÀNH LẦN ĐẦU VÀ GIAO DỊCH CHỨNG CHỈ QUỸ CÁC LẦN TIẾP THEO
1. Căn cứ pháp lý
2. Phương án phát hành lần đầu.
- Tên quỹ:
- Loại hình:
- Thời hạn của Quỹ:
- Mục tiêu/chiến lược đầu tư:
- Lĩnh vực ngành nghề dự kiến đầu tư:
- Các sản phẩm dự kiến đầu tư:
- Quy trình kiểm soát rủi ro đầu tư:
- Cơ cấu đầu tư:
- Số lượng đơn vị quỹ dự kiến chào bán (hoặc số lượng đơn vị quỹ tối đa và tối thiểu dự kiến chào bán):
- Thời hạn phát hành trong lần phát hành lần đầu, Gia hạn thời hạn phát hành Chứng chỉ Quỹ:
- Mệnh giá:
- Giá phát hành:
- Đơn vị tiền tệ:
- Số lượng đăng ký tối thiểu:
- Phương thức phân bổ chứng chỉ quỹ lần đầu: (Tổng số tiền đầu tư ban đầu – Phí phát hành lần đầu (x%)):
- Mệnh giá:
- Thời hạn xác nhận giao dịch của nhà đầu tư;
- Phương thức và hình thức thanh toán;
- Ngày giao dịch gần nhất dự kiến sau khi kết thúc phát hành lần đầu;
- Địa điểm phát hành và các đại lý phân phối;
- Các đối tác có liên quan đến đợt phát hành.
3. Giao dịch chứng chỉ quỹ các lần tiếp theo.
- Thời gian giao dịch chứng chỉ quỹ sau đợt phát hành lần đầu:
- Ngày giao dịch:
- Giá mua:
- Giá bán:
- Số lượng đăng ký giao dịch mua/bán tối thiểu:
- Thời gian chốt giao dịch:
- Thời hạn xác nhận giao dịch:
- Thời hạn thanh toán cho nhà đầu tư
- Tần suất giao dịch của quỹ:
- Phương thức giao dịch:
- Hủy lệnh giao dịch:
- Giao dịch chuyển đổi quỹ:
- Tạm dừng giao dịch:
- Địa điểm và đại lý phân phối:
3. Công bố giá trị tài sản ròng và tình hình giao dịch
Phương pháp và thời điểm xác định giá trị tài sản ròng.
Phương tiện và địa chỉ công bố giá trị tài sản ròng, kết quả giao dịch chứng chỉ quỹ gần nhất và số lượng chứng chỉ quỹ lưu hành hiện tại.
XI. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ
1. Báo cáo tài chính (cập nhật hàng năm)
2. Phí, lệ phí và thưởng hoạt động
a) Phí phát hành lần đầu.
b) Phí mua lại.
c) Phí phát hành.
d) Phí quản lý.
e) Phí chuyển đổi.
f) Phí giám sát, phí lưu ký.
g) Các loại phí và lệ phí khác (phí kiểm toán, tư vấn thuế, định giá....)
h) Các thông tin khác.
3. Các chỉ tiêu hoạt động
3.1. Tỷ lệ chi phí hoạt động của quỹ
3.2. Tốc độ vòng quay danh mục của quỹ
4. Phương pháp tính thu nhập và kế hoạch phân chia lợi nhuận của Quỹ
Nêu rõ phương thức tính các khoản thu nhập của Quỹ; kế hoạch và phương thức phân chia lợi nhuận của Quỹ cho các nhà đầu tư.
5. Dự báo kết quả hoạt động của Quỹ
Trong bản cáo bạch có thể đưa ra các dự báo, ước đoán về tình hình chung của nền kinh tế, của thị trường chứng khoán, các xu hướng phát triển kinh tế,.v.v... nhưng phải nêu rõ các dự báo, ước đoán trên không hàm ý đảm bảo về kết quả hoạt động trong tương lai của Quỹ. Bản cáo bạch phải nêu rõ các căn cứ để đưa ra các dự báo trên.
6. Thời gian và địa điểm cung cấp báo cáo hoạt động của Quỹ
XII. XUNG ĐỘT LỢI ÍCH (Nêu ra nguyên tắc trong việcgiải quyết các xung đột lợi ích có thểxảy ra)
XIII. CUNG CẤP THÔNG TIN CHO NĐT CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Nêu rõ nghĩa vụ của Công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát trong việc cung cấpbản cáo bạch, báo cáo tài chính và báo cáo hoạt động tháng quý năm cho người đầu tư của Quỹ.
XIV. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHO CÁC NĐT
Ghi rõ thông tin về địa chỉ, số điện thoại liên lạc để các nhà đầu tư có thể tiếp xúc với Công ty quản lý Quỹ nhằm giải đáp các thắc mắc liên quan đến Quỹ.
XV. CAM KẾT
Công ty quản lý quỹ cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung thông tin và các tài liệu đính kèm trong Bản cáo bạch này.
XVI. PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM
1. Phụ lục quy trình và các hướng dẫn đăng ký giao dịch chứng chỉ quỹ
2. Phiếu đăng ký mua/bán chứng chỉ quỹ
3. Địa chỉ các nơi Bản cáo bạch được cung cấp
4. Dự thảo Điều lệ quỹ đầu tư
5.Các phụ lục khác
|
(Tổng) Giám đốc Công ty quản lý quỹ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu Bản cáo bạch tóm tắt quỹ mở
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở)
(trang bìa)
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng chỉ có nghĩa là việc xin phép lập Quỹ và phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư đã thực hiện theo các quy định của pháp luật liên quan, không hàm ý bảo đảm về nội dung của Bản cáo bạch cũng như mục tiêu, chiến lược đầu tư của Quỹ |
BẢN CÁO BẠCH TÓM TẮT CỦA QUỸ...
1. Tên, loại hình quỹ; tóm tắt mục tiêu, chiến lược đầu tư, thời hạn hoạt động (nếu có) của quỹ, loại hình nhà đầu tư là đối tượng chào bán của quỹ.
2. Thông tin về công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, tổ chức kiểm toán, danh sách đại lý phân phối, các tổ chức được ủy quyền (nếu có) và danh sách thành viên Ban đại diện quỹ.
3. Kết quả hoạt động đầu tư của quỹ trước đó (nếu có), kèm theo khuyến cáo về việc kết quả hoạt động đầu tư trước đó chỉ mang tính tham khảo, và việc đầu tư vào Quỹ không hàm ý bảo đảm khả năng sinh lời hoặc bảo đảm khả năng thu hồi vốn.
4. Thông tin cơ bản hướng dẫn tham gia đầu tư vào quỹ bao gồm các vấn đề liên quan tới quy trình phát hành thêm, mua lại, chuyển đổi chứng chỉ quỹ; mua lại một phần chứng chỉ quỹ và tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ; phí phát hành (nếu có); phí mua lại chứng chỉ quỹ (nếu có); phí chuyển đổi quỹ (nếu có).
5. Các khoản thuế, phí, lệ phí mà quỹ phải thanh toán; các khoản thuế, phí, lệ phí mà nhà đầu tư phải thanh toán.
6. Thông tin cơ bản về hình thức, phương thức, lộ trình, thời điểm phân phối lợi nhuận quỹ.
7. Thông tin cơ bản về các rủi ro tiềm ẩn khi đầu tư vào quỹ.
8. Chế độ công bố thông tin, hình thức cung cấp thông tin, tài liệu về quỹ cho nhà đầu tư; địa chỉ, thời gian và hình thức liên lạc để tìm hiểu thêm thông tin về quỹ.
Giấy đề nghị đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
......., ngày .... tháng .... năm ....
GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI CHỨNG CHỈ QUỸ MỞ
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Căn cứ Luật Chứng khoán;
Căn cứ Thông tư số 183/TT-BTC ngày 16/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc thành lập và quản lý quỹ mở;
Đề nghị UBCKNN cấp chứng nhận hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ mở cho:
1. Tên đầy đủ và chính thức của ngân hàng/công ty
2. Tên giao dịch của ngân hàng/công ty
3. Địa chỉ chính thức trụ sở chính của ngân hàng/công ty
4. Địa chỉ giao dịch, số điện thoại, fax
5. Phạm vi và nội dung hoạt động của ngân hàng/công ty nêu trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ mở
6. Tên, năm sinh, quốc tịch của Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
Tổng Giám đốc/ Giám đốc Ngân hàng/ Doanh nghiệp Bảo hiểm
(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Giấy ủy quyền cho hội sở, chi nhánh, phòng giao dịch làm địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ mở
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
GIẤY ỦY QUYỀN CHO HỘI SỞ, CHI NHÁNH, PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG/CHI NHÁNH DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI CHỨNG CHỈ QUỸ
Ngân hàng/Doanh nghiệp bảo hiểm……………….
Địa chỉ: ………………….
ỦY QUYỀN CHO
Hội sở/ Chi nhánh /Phòng giao dịch………………
Địa chỉ:……………….
được tham gia vào hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ mở.
Hội sở/ chi nhánh /phòng giao dịch …………. có nghĩa vụ sau:
- Phải tuân thủ theo các qui định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
- Thực hiện các công việc theo ủy quyền và báo cáo cho Ngân hàng/Doanh nghiệp bảo hiểm …… về các công việc có liên quan đến hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ mở;
- Chịu trách nhiệm trước Ngân hàng/Doanh nghiệp bảo hiểm…………….. về toàn bộ hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ mở trong phạm vi được uỷ quyền của mình.
|
…., Ngày…. tháng…năm Tổng Giám đốc / Giám đốc (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Mẫu bản cung cấp thông tin cá nhân
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
BẢN CUNG CẤP THÔNG TIN
1. Họ và tên: Nam/ Nữ
Bí danh (nếu có):
2. Ngày tháng năm sinh:
3. Nơi sinh:
4. Số chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu, các tài liệu chứng thực khác):
5. Quốc tịch:
6. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
7. Chỗ ở hiện tại:
8. Địa chỉ liên lạc (thường xuyên):
9. Điện thoại, fax, email:
10. Trình độ văn hóa:
11. Trình độ chuyên môn:
12. :
Công chức Nhà nước Viên chức Nhà nước Khác
13. Thái độ chính trị:
Đảng viên Chưa Đảng viên
14. Quá trình học tập, đào tạo chuyên môn
Thời gian |
Nơi đào tạo |
Chuyên ngành đào tạo |
Khen thưởng |
Kỷ luật |
|
|
|
|
|
15. Quá trình công tác (chi tiết về các nghề nghiệp, chức vụ, vị trí công tác đã qua, kết quả công tác tại từng vị trí):
Thời gian |
Nơi làm việc |
Chức vụ/Vị trí công tác/Trách nhiệm |
Kết quả công tác |
Khen thưởng |
Kỷ luật |
|
|
|
|
|
|
16. Chức vụ dự kiến tại bộ phận phân phối chứng chỉ quỹ/Ban Đại diện quỹ:
17. Nơi làm việc và chức vụ hiện nay tại các tổ chức khác (nêu chi tiết, kể cả trường hợp có hợp đồng lao động bán thời gian):
18. Nhân thân người khai (Quan hệ vợ, chồng, bố, bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh chị em ruột...)
Họ và tên |
Năm sinh |
Số chứng minh nhân dân |
Địa chỉ thường trú |
Nghề nghiệp |
Chức vụ |
Vợ/chồng: |
|
|
|
|
|
Bố: |
|
|
|
|
|
Mẹ |
|
|
|
|
|
Con |
|
|
|
|
|
Anh/chị/em ruột: |
|
|
|
|
|
Tôi xin cam đoan về tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trên.
|
Người khai (Ký, ghi rõ họ tên) |
Thuyết minh cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức nhân sự phục vụ hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ mở
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
THUYẾT MINH CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT, TỔ CHỨC NHÂN SỰ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI CHỨNG CHỈ QUỸ
Tên đại lý phân phối:
Địa chỉ trụ sở chính của Đại lý phân phối:
1. Danh sách các địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ
STT |
Địa điểm phân phối |
Địa chỉ trụ sở |
Số giấy phép thành lập và hoạt động .... /Quyết định thành lập phòng giao dịch |
|
|
|
|
2. Hệ thống máy vi tính, thiết bị phục vụ cho hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ:
STT |
Địa điểm phân phối (nêu rõ địa chỉ) |
Số lượng máy vi tính |
Số lượng máy điện thoại |
Số máy lượng fax |
|
|
|
|
|
- Dự kiến phương pháp lưu giữ và xử lý thông tin về nhà đầu tư;
- Phương pháp cung cấp thông tin cho nhà đầu tư, trụ sở chính của đại lý phân phối, công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và các tổ chức liên quan khác (thông qua hệ thống máy tính, điện thoại, telex, fax ...);
- Nêu rõ tính năng, tác dụng, tình trạng, cấp độ công nghệ của trang thiết bị sử dụng và việc bố trí hệ thống máy tính này tại trụ sở làm việc.
3. Đội ngũ cán bộ
STT |
Họ và tên |
Số CMND |
Loại/Số CCHN chứng khoán |
Số hợp đồng lao động ký với tổ chức là đại lý phân phối/ngày ký/thời hạn hợp đồng |
Địa điểm phân phối (nêu rõ địa chỉ, số điện thoại, số fax, telex....) |
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi cam kết:
1) Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực về những nội dung trên;
2) Bảo đảm hệ thống cơ sở vật chất, tổ chức nhân sự là đáp ứng quy định pháp luật, đủ điều kiện cung cấp dịch vụ phân phối chứng chỉ quỹ mở.
|
Tổng Giám đốc/Giám đốc Ngân hàng/ Doanh nghiệp bảo hiểm (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý Quỹ mở)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
...,ngày... tháng... năm ...
GIẤY ĐĂNG KÝ LẬP QUỸ
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Chúng tôi là:
- Công ty quản lý quỹ (tên đầy đủ và chính thức của công ty ghi bằng chữ in hoa)
- Giấy phép thành lập và hoạt động số: ... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày ... tháng ... năm ...
- Người đại diện theo pháp luật:
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Điện thoại: .... Fax:...
Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp đăng ký lập quỹ với các nội dung sau:
1. Tên Quỹ:
2. Tên tiếng Anh (nếu có):
3. Tên viết tắt:
4. Ngân hàng Giám sát:
5. Các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan (nêu rõ tên từng tổ chức và hoạt động được ủy quyền):
6. Giấy chứng nhận chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng số........ ngày....... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp.
7. Thời hạn hoạt động của quỹ (nếu có):
8. Vốn điều lệ của Quỹ:
9. Số lượng đơn vị quỹ:
10. Giá trị tài sản ròng hoặc số lượng đơn vị quỹ tối đa được lưu hành (nếu có):
11. Giá trị tài sản ròng hoặc số lượng đơn vị quỹ tối thiểu được lưu hành (nếu có):
Chúng tôi xin cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung giấy đề nghị và hồ sơ xin đăng ký lập Quỹ mở kèm theo.
Hồ sơ kèm theo (liệt kê đầy đủ) |
(Tổng) Giám đốc Công ty quản lý quỹ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Báo cáo kết quả chào bán quỹ mở ra công chúng
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý Quỹ mở)
(Giấy chứng nhận đăng ký chào bán số /GCNĐKCB do Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp ngày....)
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Chúng tôi là:
- Công ty quản lý quỹ (tên đầy đủ và chính thức của công ty ghi bằng chữ in hoa)
- Giấy phép thành lập và hoạt động số: ... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày ... tháng ... năm ...
- Người đại diện theo pháp luật:
- Địa chỉ trụ sở chính: Điện thoại: .... Fax:...
- Ngân hàng giám sát (tên đầy đủ và chính thức của ngân hàng ghi bằng chữ in hoa)
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán số: ... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày ... tháng ... năm ...
- Người đại diện theo pháp luật:
- Địa chỉ trụ sở chính:
Điện thoại: .... Fax:...
I. Chứng chỉ quỹ chào bán:
1. Tên quỹ
2. Tên chứng chỉ quỹ chào bán
3. Loại quỹ
4. Mệnh giá
5. Giá phát hành
6. Số lượng chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán
7. Tổng khối lượng vốn huy động dự kiến
8. Ngày bắt đầu chào bán
9. Ngày kết thúc chào bán
10. Thời hạn đăng ký mua: từ ngày....đến ngày....
II. Tên tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có)
1. Tên tổ chức bảo lãnh phát hành chính
2. Tên các tổ chức bảo lãnh phát hành khác và số lượng chứng chỉ cam kêt bảo lãnh
3. Phí bảo lãnh phát hành
III. Đại lý phân phối
1. Danh sách các đại lý phân phối và địa chỉ
2. Danh sách các đại lý ký danh và địa chỉ
IV. Kết quả chào bán
1. Tổng số đơn vị chứng chỉ quỹ đã phân phối:...., chiếm ....% tổng số đơn vị chứng chỉ quỹ được phép chào bán (nếu có) hoặc chiếm .....% tổng số đơn vị quỹ dự kiến chào bán lần đầu:
2. Tổng số vốn thu được từ việc bán chứng chỉ quỹ:
3. Tổng chi phí:
- Phí bảo lãnh phát hành
- Phí trả cho đại lý phân phối
4. Về cơ cấu nhà đầu tư:
STT |
Hình thức giao dịch |
Số lượng nhà đầu tư |
Số lượng chứng chỉ quỹ |
Tỷ trọng sở hữu |
||||||
Trong nước |
Ngoài nước |
Tổng |
Trong nước |
Ngoài nước |
Tổng |
Trong nước |
Ngoài nước |
Tổng |
||
1 |
Giao dịch trực tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Giao dịch qua đại lý ký danh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đại diện có thẩm quyền của Ngân hàng giám sát ….. (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
...., ngày....tháng...năm..... (Tổng) Giám đốc Công ty quản lý quỹ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Danh sách đại lý ký danh và nhà đầu tư
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở)
I. Đối với đại lý ký danh |
||||||||||||||
STT |
Tên đầy đủ của đại lý |
Tên viết tắt |
Số phép thành lập và hoạt động |
Số lượng nhà đầu tư |
Số lượng chứng chỉ quỹ |
|||||||||
|
|
|
|
Trong nước |
Nước ngoài |
Tổng |
Trong nước |
Nước ngoài |
Tổng |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
II. Đối với nhà đầu tư |
||||||||||||||
STT |
Họ và tên hoặc Tên tổ chức |
CMT/ĐK KD |
Địa chỉ |
Số TK |
Hình thức giao dịch |
Số lượng |
Tỷ lệ sở hữu |
Ngày mua |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
Đại diện có thẩm quyền của Ngân hàng giám sát/Tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan ….. (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
...., ngày....tháng...năm..... (Tổng) Giám đốc Công ty quản lý quỹ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu công văn thông báo về một số thay đổi của nhà đầu tư
(Ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
.........., ngày........ tháng..... năm........
THÔNG BÁO VỀ VIỆC THAY ĐỔI……………….
Kính gửi: Công ty quản lý quỹ.............
Tôi là:
Họ và tên nhà đầu tư/tên của nhà đầu tư tổ chức (ghi bằng chữ in hoa tên nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức ghi trên Giấy CMND/Hộ chiếu hoặc Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):……………………………
Giấy đăng ký NSH1 số: ………………………………………………………
Do…………………………cấp ngày………tháng…….năm……….tại………
Địa chỉ trụ sở chính (địa chỉ trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh) hoặc Địa chỉ thường trú (địa chỉ thường trú ghi trên Hộ chiếu):…………………
Điện thoại:……………………Fax………………………………………………
Email:………………………….Website: ……………………………………
Quốc tịch:………………………………………………………………………
Là khách hàng của đại lý phân phối (tên đầy đủ đại lý phân phối).......................
Tên giao dịch của đại lý phân phối: .......................................................................
Trụ sở chính:............................................................................................................
Điện thoại:...............................................................................................................
Địa điểm phân phối (tên đầy đủ địa điểm phân phối)
Trụ sở chính:............................................................................................................
Điện thoại:...............................................................................................................
Số Tài khoản giao dịch chứng chỉ quỹ; hoặc
Số Tiểu khoản giao dịch chứng chỉ quỹ, Số tài khoản ký danh
Thông báo về thay đổi như sau:
STT |
Nội dung thay đổi |
Trước khi thay đổi |
Sau khi thay đổi |
||||||
I |
Giao dịch không mang tính thương mại |
Chủ sở hữu trước đây/Số Tài khoản/ Tiểu khoản (Tài khoản ký danh) |
Số lượng |
Chủ sở hữu mới/Số Tài khoản/Tiểu khoản |
Số lượng |
||||
1. |
Cho, tặng, thừa kế |
|
|
|
|
||||
2. |
Các hình thức khác (nêu chi tiết) |
|
|
|
|
||||
II |
Thay đổi thông tin cá nhân |
||||||||
1 |
Ngân hàng nơi mở tài khoản |
Tên Ngân hàng |
Số tài khoản |
Tên Ngân hàng |
Số tài khoản |
||||
2 |
Địa điểm đặt trụ sở chính/Địa chỉ liên lạc |
|
|
||||||
3 |
Các thay đổi khác (Số giấy CMND/Giấy đăng ký NSH) |
|
|
||||||
Chúng tôi xin cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực, đầy đủ và chính xác của nội dung Giấy thông báo này và tài liệu kèm theo.
Xác nhận của đại lý phân phối/đại lý ký danh (trong trường hợp nhà đầu tư giao dịch trên tài khoản ký danh) |
Nhà đầu tư (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu là tổ chức) |
Phương pháp xác định giá trị tài sản
(Ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở)
A – Giá trị tài sản
STT |
Loại tài sản |
Nguyên tắc định giá giao dịch trên thị trường |
Tiền và các khoản tương đương tiền, công cụ thị trường tiền tệ |
||
1. |
Tiền (VND) |
Số dư tiền mặt tại ngày trước ngày định giá |
2. |
Ngoại tệ |
Giá trị quy đổi ra VND theo tỷ giá hiện hành tại các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối tại ngày trước ngày định giá |
3. |
Tiền gửi kỳ hạn |
Giá trị tiền gửi cộng lãi chưa được thanh toán tính tới ngày trước ngày định giá |
4. |
Tín phiếu kho bạc, hối phiếu ngân hàng, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng, trái phiếu và các công cụ thị trường tiền tệ chiết khấu |
Giá mua cộng với lãi lũy kế tính tới ngày trước ngày định giá |
Trái phiếu |
|
|
5. |
Trái phiếu niêm yết |
- Giá yết bình quân trên hệ thống giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán tại ngày có giao dịch gần nhất trước ngày định giá cộng lãi lũy kế; - Trường hợp không có giao dịch nhiều hơn hai (02) tuần tính đến ngày định giá, là một trong các mức giá sau: + Giá mua cộng lãi lũy kế; hoặc + Mệnh giá cộng lãi lũy kế; hoặc + Giá xác định theo phương pháp đã được ban đại diện quỹ chấp thuận. |
6. |
Trái phiếu không niêm yết |
- Giá yết (nếu có) trên các hệ thống báo giá cộng lãi suất cuống phiếu tính tới ngày trước ngày định giá; hoặc + Giá mua cộng lãi lũy kế; hoặc + Mệnh giá cộng lãi lũy kế; hoặc + Giá xác định theo phương pháp đã được ban đại diện quỹ chấp thuận |
Cổ phiếu |
|
|
7. |
Cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh |
- Giá đóng cửa tại ngày có giao dịch gần nhất trước ngày định giá; - Trường hợp không có giao dịch nhiều hơn hai (02) tuần tính đến ngày định giá, là một trong các mức giá sau: + Giá trị sổ sách; hoặc + Giá mua; hoặc + Giá xác định theo phương pháp đã được ban đại diện quỹ chấp thuận. |
8. |
Cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội |
- Giá giao dịch bình quân của ngày có giao dịch gần nhất trước ngày định giá; - Trường hợp không có giao dịch nhiều hơn hai (02) tuần tính đến ngày định giá, là một trong các mức giá sau: + Giá trị sổ sách; hoặc + Giá mua; hoặc + Giá xác định theo phương pháp đã được ban đại diện quỹ chấp thuận. |
9. |
Cổ phiếu của Công ty đại chúng đăng ký giao dịch trên hệ thống UpCom |
- Giá giao dịch bình quân của ngày có giao dịch gần nhất trước ngày định giá; - Trường hợp không có giao dịch nhiều hơn hai (02) tuần tính đến ngày định giá, là một trong các mức giá sau: + Giá trị sổ sách; hoặc + Giá mua; hoặc + Giá xác định theo phương pháp đã được ban đại diện quỹ chấp thuận. |
10. |
Cổ phiếu đã đăng ký, lưu ký nhưng chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch |
- Giá trị trung bình dựa trên báo giá (giá trung bình của các giao dịch trong kỳ) của tối thiểu 03 tổ chức báo giá không phải là người có liên quan tại ngày giao dịch gần nhất trước ngày định giá. - Trường hợp không có đủ báo giá của tối thiểu 03 tổ chức báo giá, là một trong các mức sau: + Giá trung bình từ các báo giá; hoặc + Giá của kỳ báo cáo gần nhất nhưng không quá ba (03) tháng tính đến ngày định giá; + Giá trị sổ sách; hoặc + Giá mua; hoặc + Giá xác định theo phương pháp đã được ban đại diện quỹ chấp thuận. |
11. |
Cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch, hoặc hủy niêm yết hoặc hủy đăng ký giao dịch |
Là một trong các mức giá sau: + Giá trị sổ sách; hoặc + Mệnh giá; hoặc + Giá xác định theo phương pháp đã được ban đại diện quỹ chấp thuận. |
12. |
Cổ phiếu của tổ chức trong tình trạng giải thể, phá sản |
Là một trong các mức giá sau: - 80% giá trị thanh lý của cổ phiếu đó tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhất trước ngày định giá; hoặc - Giá xác định theo phương pháp đã được ban đại diện quỹ chấp thuận. |
13. |
Cổ phần, phần vốn góp khác |
Là một trong các mức giá sau: + Giá trị sổ sách; hoặc + Giá mua/giá trị vốn góp; hoặc + Giá xác định theo phương pháp đã được ban đại diện quỹ chấp thuận. |
Chứng khoán phái sinh |
||
14. |
Chứng khoán phái sinh niêm yết |
Giá đóng cửa tại ngày giao dịch trước gần nhất trước ngày định giá |
15. |
Chứng khoán phái sinh niêm yết không có giao dịch trong vòng 2 tuần trở lên |
Giá xác định theo phương pháp đã được ban đại diện quỹ chấp thuận. |
Các tài sản khác |
||
16. |
Các tài sản được phép đầu tư khác |
Giá xác định theo phương pháp đã được ban đại diện quỹ chấp thuận. |
Ghi chú:
- Lãi lũy kế là: khoản lãi tính từ thời điểm trả lãi gần nhất tới thời điểm trước ngày định giá;
- Giá trị sổ sách (book value) của một cổ phiếu được xác định trên cơ sở báo cáo tài chính gần nhất đã được kiểm toán hoặc soát xét.
- Tổ chức định giá được lựa chọn hệ thống báo giá trái phiếu (Reuteurs/Bloomberg/VNBF…) để tham khảo;
- Tại phần này của Phụ lục, ngày được hiểu là ngày theo lịch.
B – Giá trị cam kết từ các hợp đồng phái sinh
1) Giá trị cam kết (global exposure) là giá trị quy đổi ra tiền mà quỹ là bên có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng. Giá trị cam kết được xác định trên cơ sở giá trị thị trường của tài sản cơ sở, rủi ro thanh toán, biến động thị trường và thời gian cần thiết để thanh lý vị thế.
2) Khi tính giá trị cam kết, công ty quản lý quỹ được áp dụng:
- Nguyên tắc bù trừ ròng vị thế phái sinh (trái chiều) đối với cùng một chứng khoán cơ sở, ví dụ vị thế mua quyền chọn mua chứng khoán XYZ làm giảm bớt (bù trừ) giá trị cam kết từ vị thế bán quyền chọn mua chứng khoán XYZ;
- Nguyên tắc bù trừ ròng vị thế phái sinh và vị thế giao ngay của cùng một chứng khoán, ví dụ vị thế mua (nắm giữ) chứng khoán XYZ bù trừ (làm giảm bớt) giá trị cam kết phát sinh từ vị thế bán quyền chọn mua chứng khoán XYZ;
- Các nguyên tắc khác theo thông lệ quốc tế, bảo đảm quản trị được rủi ro.
STT |
Loại tài sản |
Giá trị cam kết |
1 |
Quyền chọn cổ phiếu (mua quyền chọn bán, bán quyền chọn bán, bán quyền chọn mua) |
Giá trị thị trường của vị thế quyền chọn2 điều chỉnh bởi hệ số delta của quyền chọn = Số hợp đồng × Khối lượng cổ phiếu trên mỗi hợp đồng × giá thị trường hiện tại của cổ phiếu × hệ số delta3 |
2 |
Quyền chọn trái phiếu (mua quyền chọn bán, bán quyền chọn bán, bán quyền chọn mua) |
Giá trị thị trường của vị thế quyền chọn4 điều chỉnh bởi hệ số delta của quyền chọn = Số hợp đồng × mệnh giá × giá thị trường hiện tại của trái phiếu × hệ số delta |
3 |
Hợp đồng tương lai chỉ số |
Giá trị thị trường của vị thế tương lai = Số hợp đồng × giá trị tính trên một điểm chỉ số × mức chỉ số hiện tại |
4 |
Hợp đồng tương lai trái phiếu |
Giá trị thị trường của vị thế tương lai = Số hợp đồng × giá trị của hợp đồng tính theo mệnh giá (notional) × giá trị thị trường của trái phiếu rẻ nhất có thể chuyển giao |
5 |
Các hợp đồng khác |
Theo mô hình do Công ty quản lý quỹ lựa chọn, thống nhất cùng ngân hàng giám sát, và được Ban đại diện quỹ chấp thuận |
Mẫu Giấy đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ do hợp nhất, sáp nhập, chia tách quỹ
(Ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ LẬP QUỸ DO HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH
Chúng tôi là: tên Công ty quản lý quỹ
Giấy phép thành lập và hoạt động số ....... do UBCKNN cấp ngày ........ tháng ........ năm .....
Đề nghị UBCKNN điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ Số..........do UBCKNN cấp ngày........tháng.........năm..........
I. Lý do
Sáp nhập □ Hợp nhất □ Chia tách □
II. Nguyên nhân
III. Các quỹ bị sáp nhập/hợp nhất/chia tách (liệt kê chi tiết)
1. Tên quỹ chứng khoán: …………
2. Vốn điều lệ: …………………
3. Số lượng đơn vị quỹ đang lưu hành (tính tại thời điểm Đại hội nhà đầu tư của quỹ cuối cùng ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách):…….
4. Số lượng đơn vị quỹ tối đa/tối thiểu (nếu có)
5. Giá trị tài sản ròng (tính tại thời điểm ra Đại hội nhà đầu tư của quỹ cuối cùng quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách): …………………
6. Giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ (tính tại thời điểm Đại hội nhà đầu tư của quỹ cuối cùng ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách):….
7. Công ty quản lý quỹ: …………………………. …..
8. Ngân hàng Giám sát: ……………………………….
9. Các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan (nêu rõ tên từng tổ chức và hoạt động được ủy quyền):……………………….
10. Vai trò của Quỹ: (Nhận sáp nhập/Bị sáp nhập/Hợp nhất/Bị chia tách)
11. Tỷ lệ chuyển đổi (tính tại thời điểm Đại hội nhà đầu tư của quỹ cuối cùng ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách)
IV. Quỹ hình thành từ việc sáp nhập/hợp nhất/chia tách
1. Tên quỹ chứng khoán:……………………………………
2. Vốn điều lệ: …………………
3. Giá trị tài sản ròng (tính tại thời điểm Đại hội nhà đầu tư của quỹ cuối cùng ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách): …………………
4. Số lượng đơn vị quỹ đang lưu hành (tính tại thời điểm Đại hội nhà đầu tư của quỹ cuối cùng ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách):…….
5. Số lượng đơn vị quỹ tối đa/tối thiểu (nếu có)
6. Giá trị tài sản ròng (tính tại thời điểm Đại hội nhà đầu tư của quỹ cuối cùng ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách): …………………
7. Giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ (tính tại thời điểm Đại hội nhà đầu tư của quỹ cuối cùng ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách):….
8. Công ty quản lý quỹ: …………………………. …..
9. Ngân hàng Giám sát:……………………………….
10. Các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan (nêu rõ tên từng tổ chức và hoạt động được ủy quyền):……………………….
Đề nghị UBCKNN điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ với nội dung nêu trên.
|
…….ngày……….tháng……năm……. Tổng giám đốc/Giám đốc Công ty quản lý quỹ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Mẫu báo cáo tài sản của Quỹ trước và sau khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách
(Ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở)
BÁO CÁO TÀI SẢN CỦA QUỸ TRƯỚC VÀ SAU KHI HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH
1. Tên Công ty quản lý quỹ :
2. Tên Ngân hàng giám sát:
3. Tên các Quỹ bị hợp nhất, sáp nhập, chia tách
4. Ngày lập báo cáo:
I – Trường hợp hợp nhất, sáp nhập
Đơn vị tính:....VND
TT |
Chỉ tiêu |
Trước khi hợp nhất, sáp nhập |
Sau khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách |
Chênh lệch |
||
|
|
Quỹ ... |
Quỹ.. |
Quỹ.. |
Quỹ ... |
|
|
|
(1) |
(2) |
(3) |
(n) |
(n+1) = (n)-(1)- (2)-(3)-... |
TÀI SẢN |
||||||
I.1 |
Tiền và các khoản tương đương tiền |
|
|
|
|
|
|
Tiền |
|
|
|
|
|
|
Tiền gửi ngân hàng |
|
|
|
|
|
|
Các khoản tương đương tiền |
|
|
|
|
|
I.2 |
Các khoản đầu tư (kê chi tiết) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I.3 |
Cổ tức được nhận |
|
|
|
|
|
I.4 |
Lãi được nhận |
|
|
|
|
|
I.5 |
Tiền bán chứng khoán chờ thu (kê chi tiết) |
|
|
|
|
|
I.6 |
Các khoản phải thu khác |
|
|
|
|
|
I.7 |
Các tài sản khác |
|
|
|
|
|
I.8 |
Tổng tài sản |
|
|
|
|
|
NỢ |
||||||
II.1 |
Tiền phải thanh toán mua chứng khoán (kê chi tiết) |
|
|
|
|
|
II.2 |
Các khoản phải trả khác |
|
|
|
|
|
II.3 |
Tổng nợ |
|
|
|
|
|
Tài sản ròng của Quỹ (I.8-II.3) |
||||||
10 |
Tổng số đơn vị quỹ |
|
|
|
|
|
11 |
Giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ |
|
|
|
|
|
II – Trường hợp chia, tách
TT |
Chỉ tiêu |
Sau khi chia tách |
Trước khi chia, tách |
Chênh lệch (nếu xác định được) |
||
|
|
Quỹ ... |
Quỹ.. |
Quỹ.. |
Quỹ ... |
|
|
|
(1) |
(2) |
(3) |
(n) |
(n+1) = (1) + (2) + (3) +..-(n) |
TÀI SẢN |
||||||
I.1 |
Tiền và các khoản tương đương tiền |
|
|
|
|
|
|
Tiền |
|
|
|
|
|
|
Tiền gửi ngân hàng |
|
|
|
|
|
|
Các khoản tương đương tiền |
|
|
|
|
|
I.2 |
Các khoản đầu tư (kê chi tiết) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I.3 |
Cổ tức được nhận |
|
|
|
|
|
I.4 |
Lãi được nhận |
|
|
|
|
|
I.5 |
Tiền bán chứng khoán chờ thu (kê chi tiết) |
|
|
|
|
|
I.6 |
Các khoản phải thu khác |
|
|
|
|
|
I.7 |
Các tài sản khác |
|
|
|
|
|
I.8 |
Tổng tài sản |
|
|
|
|
|
NỢ |
|
|
|
|
|
|
II.1 |
Tiền phải thanh toán qua chứng khoán (kê chi tiết) |
|
|
|
|
|
II.2 |
Các khoản phải trả khác |
|
|
|
|
|
II.3 |
Tổng nợ |
|
|
|
|
|
Tài sản ròng của Quỹ (I.8-II.3) |
||||||
10 |
Tổng số đơn vị quỹ |
|
|
|
|
|
11 |
Giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ |
|
|
|
|
|
Đại diện có thẩm quyền của Ngân hàng giám sát (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
(Tổng) Giám đốc Công ty quản lý quỹ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Phương án hợp nhất, sáp nhập, tách quỹ, giải thể quỹ
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở)
A - Phương án hợp nhất, sáp nhập phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
I. Thông tin về các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập và quỹ hình thành sau khi hợp nhất, sáp nhập:
1) Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch tiếng Việt, tiếng Anh của các quỹ;
2) Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch tiếng Việt, tiếng Anh của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; người đại diện theo pháp luật; địa chỉ trụ sở chính; website của các tổ chức này;
3) Danh sách và sơ yếu lý lịch trích ngang của thành viên Ban Đại diện quỹ; người điều hành quỹ;
4) Tóm tắt tình hình hoạt động của các quỹ; cơ cấu danh mục đầu tư; nguồn vốn và tài sản trước khi hợp nhất, sáp nhập; vốn điều lệ; số lượng đơn vị quỹ của từng quỹ đang lưu hành;
II. Thông tin về việc hợp nhất, sáp nhập:
1) Mục đích, lý do việc hợp nhất, sáp nhập;
2) Thời gian dự kiến tổ chức họp Đại hội nhà đầu tư các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập;
3) Ngày hợp nhất, sáp nhập dự kiến;
4) Chi phí hợp nhất, sáp nhập;
5) Phương pháp kế toán hợp nhất, sáp nhập; thời điểm mà các hoạt động đầu tư bắt đầu được hạch toán tại sổ kế toán của quỹ hình thành sau khi hợp nhất, sáp nhập;
6) Phương pháp xác định giá trị tài sản ròng của từng quỹ, phương thức xác định giá trị các khoản phải thu, phải trả của quỹ và sự khác biệt (nếu có); phương pháp xác định tỷ lệ chuyển đổi;
B – Báo cáo phân tích việc hợp nhất, sáp nhập
(Báo cáo phải được viết ngắn gọn, xúc tích, thể hiện bằng ngôn ngữ dễ hiễu, ít sử dụng các thuật ngữ chuyên môn. Nội dung của báo cáo thay đổi tùy thuộc vào đối tượng là nhà đầu tư của quỹ bị hợp nhất, quỹ bị sáp nhập hoặc quỹ nhận sáp nhập)
1. Mục đích, lý do việc hợp nhất, sáp nhập;
2. Các ảnh hưởng dự kiến có thể xảy ra do hợp nhất, sáp nhập.
a) Thay đổi về mục tiêu đầu tư, chính sách đầu tư, mức độ pha loãng hiệu quả hoạt động đầu tư và rủi ro tiềm ẩn;
b) Chi phí phát sinh, tổ chức chịu trách nhiệm thanh toán (công ty quản lý quỹ);
c) Thay đổi liên quan tới chính sách về thuế, lệ phí, các loại phí như phát hành, phí mua lại, phí chuyển đổi; so sánh các mức thuế, phí, lệ phí trước và sau khi hợp nhất, sáp nhập, kèm theo giải trình
d) Các thay đổi làm ảnh hưởng tới quyền lợi khác của nhà đầu tư; so sánh quyền của nhà đầu tư trước và sau khi hơp nhất, sáp nhập;
3. Quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư (của quỹ bị hợp nhất, quỹ bị sáp nhập) liên quan tới việc hợp nhất, sáp nhập:
a) Quyền được tiếp cận mọi thông tin liên quan tới việc hợp nhất, sáp nhập;
b) Quyền được nhận các tài liệu của các quỹ bị hợp nhất, quỹ bị sáp nhập, quỹ nhận sáp nhập bao gồm các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động quỹ, bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt;
c) Quyền được nhận báo cáo thẩm định kết quả hợp nhất, sáp nhập do Ngân hang giám sát xây dựng;
d) Quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ mua lại hoặc chuyển đổi chứng chỉ quỹ; nguyên tắc xác định giá mua lại hoặc tỷ lệ chuyển đổi; thời hạn nhận mua lại hoặc nhận chuyển đổi;
e) Thông tin về các khoản lợi nhuận tích lũy của quỹ và việc sử dụng các khoản này;
f) Trường hợp việc hợp nhất, sáp nhập kèm theo việc thanh toán tiền cho nhà đầu tư, báo cáo phải bổ sung các thông tin về tỷ lệ tiền thanh toán hoặc mức tiền dự kiến chi trả trên một đơn vị quỹ; đối tượng nhận thanh toán; hình thức và thời hạn thanh toán; nguồn vốn thanh toán;
4. Lộ trình chi tiết của tiến trình hợp nhất, sáp nhập:
a) Thời điểm tổ chức họp Đại hội nhà đầu tư hoặc thời hạn lấy ý kiến bằng văn bản từ nhà đầu tư về việc hợp nhất, sáp nhập; hình thức cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về kết quả biểu quyết;
b) Thời hạn mà các quỹ tiếp tục thực hiện các lệnh giao dịch chứng chỉ quỹ;
c) Thời hạn các quỹ tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ để hoàn tất việc hợp nhất, sáp nhập;
d) Ngày hợp nhất, sáp nhập dự kiến;
C – Nghị quyết của Đại hội nhà đầu tư về việc hợp nhất, sáp nhập, tách quỹ phải bao gồm các nội dung sau:
1) Thông qua việc hợp nhất, sáp nhập, tách quỹ; tên các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập, bị tách; loại hình quỹ; ngày hợp nhất, ngày sáp nhập, ngày tách dự kiến; nguyên tắc và hình thức hợp nhất, sáp nhập (thanh toán hết các nghĩa vụ nợ trước khi hợp nhất, sáp nhập; hoặc chuyển giao các nghĩa vụ nợ cho các quỹ hợp nhận, quỹ nhận sáp nhập), nguyên tắc phân tách danh mục quỹ; nguyên tắc xác định giá trị tài sản ròng tại ngày hợp nhất, ngày sáp nhập; tỷ lệ chuyển đổi;
2) Thông qua danh sách Ban đại diện quỹ các quỹ hình thành sau khi hợp nhất, sáp nhập, tách quỹ;
3) Thông qua dự thảo Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập quỹ.
Trường hợp hợp nhất quỹ hoặc tách quỹ, Biên bản họp và Nghị quyết của Đại hội nhà đầu tư phải bổ sung các nội dung khác như sau:
4) Thông qua Điều lệ quỹ mới hình thành sau hợp nhất, tách; mục tiêu và chính sách, chiến lược đầu tư; nguyên tắc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hình thành sau hợp nhất, tách; nguyên tắc phân chia lợi nhuận và các nội dung quan trọng khác liên quan
5) Thông qua Công ty quản lý quỹ (tên Công ty quản lý quỹ, số Giấy phép thành lập và hoạt động do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp, địa chỉ trụ sở chính);
6) Thông qua hợp đồng giám sát ký với Ngân hàng giám sát kèm theo thông tin về Ngân hàng giám sát (tên Ngân hàng giám sát, số Giấy phép thành lập và hoạt động, số Giấy chứng nhận hoạt động lưu ký chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp, địa chỉ trụ sở chính).
D – Phương án tách quỹ tối thiểu phải bao gồm các nội dung sau:
I. Thông tin về quỹ bị tách:
1) Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch tiếng Việt, tiếng Anh của quỹ;
2) Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch tiếng Việt, tiếng Anh của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; người đại diện theo pháp luật; địa chỉ trụ sở chính; website của các tổ chức này;
3) Danh sách và sơ yếu lý lịch trích ngang của thành viên Ban Đại diện quỹ; người điều hành quỹ;
4) Tóm tắt tình hình hoạt động của các quỹ; cơ cấu danh mục đầu tư; nguồn vốn và tài sản trước khi hợp nhất, sáp nhập; vốn điều lệ; số lượng đơn vị quỹ của từng quỹ đang lưu hành;
II. Thông tin về việc tách quỹ
1) Nguyên nhân, lý do phải tách quỹ;
2) Danh mục đầu tư của quỹ bị tách tại ngày định giá gần nhất; phương án tách danh mục đầu tư của quỹ; phương thức xác định giá trị các khoản phải thu, phải trả của quỹ và sự khác biệt (nếu có), giá trị các khoản nợ, khoản phải trả của quỹ bị tách; phương án thanh toán các khoản nợ của quỹ bị tách; nguồn vốn để thanh toán các khoản nợ và phương án thanh lý tài sản để đáp ứng các nghĩa vụ nợ (nếu cần thiết); danh mục đầu tư của từng quỹ dự kiến hình thành sau khi bị tách;
3) Bảng liệt kê chi tiết những nội dung dự kiến thay đổi (nếu có) tại dự thảo Điều lệ các quỹ hình thành sau khi tách;
4) Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và các tổ chức ủy quyền, danh sách các đại lý phân phối của các quỹ hình thành sau khi tách; phí quản lý, phí giám sát và các phí khác của các quỹ hình thành sau khi tách;
5) Thời điểm dự kiến tách;
6) Lộ trình chi tiết của việc tách quỹ; thời hạn thanh toán hết các nghĩa vụ nợ; thời hạn, thủ tục, điều kiện, quy trình tổ chức thực hiện chuyển đổi đơn vị quỹ và phát hành đơn vị quỹ của quỹ mới hình thành sau khi tách cho nhà đầu tư;
7) Phương án và thời điểm dự kiến thực hiện việc định giá, phát hành, mua lại chứng chỉ của các quỹ hình thành sau khi bị tách.
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở)
I. Thông tin về các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập và quỹ hình thành sau khi hợp nhất, sáp nhập:
1) Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch tiếng Việt, tiếng Anh của các quỹ;
2) Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch tiếng Việt, tiếng Anh của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; người đại diện theo pháp luật; địa chỉ trụ sở chính; website của các tổ chức này;
II. Thông tin về việc hợp nhất, sáp nhập:
1) Mục đích, lý do việc hợp nhất, sáp nhập;
2) Các ảnh hưởng do hợp nhất, sáp nhập quỹ dự kiến có thể xảy ra đối với nhà đầu tư của quỹ bị hợp nhất, quỹ bị sáp nhập và quỹ nhận sáp nhập;
3) Phương pháp và nguyên tắc xác định giá trị tài sản ròng để thực hiện chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi và tiền thanh toán cho nhà đầu tư theo quy định tại khoản 8 Điều 31 Thông tư này;
4) Ngày hợp nhất, sáp nhập dự kiến;
5) Thời hạn, thủ tục, điều kiện, quy trình tổ chức thực hiện việc chuyển đổi đơn vị quỹ, chuyển giao tài sản từ các quỹ bị hợp nhất, quỵ bị sáp nhập cho quỹ hợp nhất, quỹ nhận sáp nhập;
6) Trường hơp hợp nhất, Hợp đồng hợp nhất bao gồm các điều khoản về việc thành lập quỹ hợp nhất.
Mẫu danh sách nhà đầu tư phản đối quyết định hợp nhất, sáp nhập
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở )
STT |
Họ và tên nhà đầu tư, chủ nợ (đối với cá nhân)/ Tên Công ty (đối với tổ chức) |
Số CMND/Số Giấy ĐKKD, ngày cấp, nơi cấp |
Số lượng đơn vị quỹ yêu cầu Quỹ mua lại/Giá trị khoản nợ |
Mức giá thực hiện mua lại |
Tổng giá trị hợp đồng |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) = (4)× (5) |
Quỹ:.....(tên của quỹ bị hợp nhất/bị sáp nhập) |
|||||
Nhà đầu tư yêu cầu quỹ mua lại chứng chỉ quỹ |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A |
Tổng |
|
|||
Chủ nợ yêu cầu thanh toán |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B1 |
Tổng |
|
|||
Chủ nợ yêu cầu bảo lãnh thanh toán |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B2 |
Tổng |
|
|||
C |
Tổng lượng tiền mặt cần thanh toán (C) = (A) + (B1) |
|
|||
D |
Lượng tiền mặt trong danh mục tài sản của quỹ |
|
|||
Quỹ:.....(tên của quỹ bị hợp nhất/bị sáp nhập) |
|||||
Nhà đầu tư yêu cầu quỹ mua lại chứng chỉ quỹ |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A |
Tổng |
|
|||
Chủ nợ yêu cầu thanh toán |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B1 |
Tổng |
|
|||
Chủ nợ yêu cầu bảo lãnh thanh toán |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B2 |
Tổng |
|
|||
C |
Tổng lượng tiền mặt cần thanh toán (C) = (A) + (B1) |
|
|||
D |
Lượng tiền mặt trong danh mục tài sản của quỹ |
|
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực về những nội dung trên.
Đại diện có thẩm quyền của Ngân hàng giám sát (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
(Tổng) Giám đốc Công ty quản lý quỹ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Các nội dung chính trong hồ sơ lưu tại Ngân hàng giám sát và Công ty quản lý quỹ
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý Quỹ mở)
Ngân hàng giám sát, công ty quản lý quỹ phải lưu trữ các tài liệu chứng từ liên quan tới hoạt động giám sát, quản lý quỹ cụ thể như sau:
Quỹ mở |
Công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát 1) Tài liệu, chứng từ về tất cả các đợt phát hành chứng chỉ quỹ, với các nội dung sau: a) Ngày đặt mua; b) Thông tin chi tiết của nhà đầu tư (Họ và tên, địa chỉ liên lạc, Số CMTND/Tên đầy đủ, tên viết tắt, địa chỉ trụ sở chính, Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); c) Số lượng đơn vị quỹ; d) Giá phát hành và giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ; e) Phí phát hành; f) Tên của đại lý phân phối, địa điểm phân phối/Tên của đại lý ký danh; g) Hoa hồng (nếu có); h) Các vấn đề khác có liên quan; i) Ngày ký hợp đồng; 2) Chứng từ thanh toán của mỗi hợp đồng a) Ngày thực hiện giao dịch b) Ngày nhận thanh toán, người thực hiện thanh toán c) Ngày chuyển tiền vào tài khoản của quỹ (ngân hàng giám sát) d) Ngày thanh toán (ngân hàng giám sát) e) Người nhận thanh toán (ngân hàng giám sát) f) Ngày khấu trừ khỏi tài khoản của quỹ (ngân hàng giám sát) |
Giao dịch tài sản cho danh mục của quỹ (hạch toán riêng từng quỹ) |
Ngân hàng giám sát Hoạt động lưu chuyển tiền tệ của quỹ kèm theo hợp đồng và các hồ sơ, chứng từ thanh toán có liên quan tới: a) Các khoản thu từ các đợt phát hành thêm chứng chỉ quỹ b) Các khoản thanh toán cho việc mua lại chứng chỉ quỹ c) Các khoản thanh toán cho tổ chức môi giới chứng khoán cho các giao dịch mua chứng khoán cho quỹ; d) Các khoản thu từ các tổ chức môi giới chứng khoán cho các giao dịch bán chứng khoán cho quỹ; e) Thông tin chi tiết về mọi lệnh giao dịch mua, bán cho tài sản quỹ phải được lưu trữ trong sổ lệnh. Sổ lệnh phải bao gồm các nội dung sau: 1. Tên quỹ 2. Khối lượng chứng khoán/tài sản đặt giao dịch; 3. Thời gian đặt lệnh giao dịch. Khi lệnh đã được khớp, sổ lệnh cần phải cập nhật thêm các thông tin sau: 1. Tên quỹ; 2. Khối lượng giao dịch đã thực hiện; 3. Thời gian thực hiện giao dịch; 4. Thời điểm nhận giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc thời điểm giấy chứng nhận này được ngân hàng lưu ký phát hành; 5. Những điều chỉnh/thay đổi liên quan tới giao dịch hoặc các lỗi giao dịch |
Các khoản đầu tư – Tài khoản vốn |
Công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát Thông tin về các khoản đầu tư phải được lưu trữ bao gồm: a) Khối lượng và giá của từng loại tài sản đã giao dịch thành công; b) Tổng chi phí giao dịch bao gồm hoa hồng và phí giao dịch c) Các giao dịch tiếp theo liên quan tới tài sản này; d) Giá tại các giao dịch tiếp theo liên quan tới tài sản này; e) Thực hiện quyền của người sở hữu chứng khoán Thông tin về các hoạt động của tổ chức phát hành làm thay đổi bản chất, số lượng hoặc giá trị của tài sản (phát hành các quyền mua, chia tách cổ phiếu, điều chỉnh giảm vốn, thay đổi giá trị danh nghĩa, thay đổi tên, thâu tóm hoặc sáp nhập, phá sản hoặc thanh lý) đều phải được lưu trữ, bao gồm: 1. Loại hoạt động 2. Ngày có hiệu lực 3. Kết quả thay đổi (theo giá trị hoặc khối lượng) |
Các khoản thu nhập đầu tư – tài khoản thu nhập |
Ngân hàng giám sát Thông tin về thu nhập và lợi nhuận phải bao gồm các nội dung: Loại hình thu nhập Người trả Nguồn thu nhập; Ngày nhận Tỷ lệ (trái khoán, trái tức, cổ tức) Giá trị Khấu trừ thuế, và tỷ lệ khấu trừ |
Các khoản vay |
Công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát Tiền vay a) Giá trị khoản vay b) Mục đích vay c) Tài sản thế chấp (nếu có – nêu chi tiết cụ thể) d) Tổ chức cho vay e) Ngày hoàn trả f) Tỷ lệ lãi suất g) Các điều kiện cho vay đặc biệt |
Xác định giá trị tài sản ròng (NAV) |
Công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát Thông tin về quy trình và phương pháp tính giá trị tài sản ròng cần phải được lưu trữ bao gồm: a) Số lượng chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) hoặc các loại hình tài sản khác. b) Giá thị trường của mỗi tài sản. Trường hợp không có giá thị trường, thì sử dụng giá trị hợp lý phù hợp quy định; c) Phương pháp tính NAV - Hồ sơ định giá do công ty quản lý quỹ thành lập - Báo giá của các tổ chức báo giá; - Các sai sót trong quá trình tính toán NAV do Ngân hàng giám sát (hoặc Công ty quản lý quỹ trong trường hợp ủy quyền việc định giá cho ngân hàng giám sát thực hiện) kiểm tra phát hiện; mức độ sai sót so với giá trị tài sản ròng NAV |
Giá phát hành, giá mua lại một đơn vị chứng chỉ quỹ |
Công ty quản lý quỹ a) Giá trị tài sản ròng của quỹ và thời điểm xác định giá trị này (ngày, tháng, giờ) b) Số lượng đơn vị quỹ trong đợt phát hành sử dụng để định giá; c) Phí – phát hành hoặc mua lại – phí này được cộng vào giá hoặc trừ đi từ giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ d) Quy trình xác định giá trị tài sản ròng (quy định tại Điều lệ Quỹ trong Hồ sơ thành lập quỹ và đã được công bố tại các Bản Cáo bạch) e) Chứng từ, sổ sách f) Chi tiết về các sai sót trong việc xác định giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ và cách xử lý các sai sót đó g) Xác nhận của Ngân hàng giám sát về sự chính xác của giá trị tài sản ròng, giá phát hành, giá mua lại h) Tài liệu chứng minh việc thẩm định và xác nhận của Ngân hàng giám sát, và bản sao của những thông báo gửi đến công ty quản lý quỹ về lỗi sai sót trong việc định giá (nếu có) |
Sổ đăng ký nhà đầu tư |
Công ty quản lý quỹ Sổ đăng ký nhà đầu tư của quỹ cần phải luôn được cập nhật. Sổ đăng ký phải được lập theo mẫu, dưới dạng văn bản và dưới dạng thông tin điện tử, gồm các nội dung sau: a) Tên và địa chỉ hiện tại (nếu có) của nhà đầu tư, mã số nhà đầu tư, Số CMTND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực; b) Số lượng đơn vị nắm giữ c) Thời điểm mua chứng chỉ d) Tên đại lý phân phối chứng chỉ, địa điểm phân phối e) Các yêu cầu đặc biệt của nhà đầu tư đối với số đơn vị quỹ trên tài khoản của nhà đầu tư (liên quan tới việc cầm cố, thế chấp, ký quỹ chứng chỉ quỹ, các quy định đối với thủ tục phá sản, hoạt động điều tra hình sự, di chúc…); f) Thông tin về các giao dịch cá nhân với các nội dung: Loại hình giao dịch (mua, bán, hoặc các hình thức chuyển nhượng khác) Tên của đối tác giao dịch Ngày thực hiện giao dịch Khối lượng giao dịch Tên đại lý phân phối, địa điểm phân phối |
Thông tin chi tiết về tài sản trong danh mục của quỹ được lưu ký tại ngân hàng giám sát |
Ngân hàng giám sát Thông tin về các tài sản được lưu ký bao gồm: a) Ký danh (tên) của tài khoản lưu ký; b) Danh mục đầu tư của quỹ; c) Thông tin chi tiết của các Hợp đồng lưu ký phụ cho từng tài sản (nếu có). d) Khối lượng tài sản e) Ngày thực hiện giao dịch. f) Giá giao dịch g) Hình thức sở hữu và nơi lưu ký tài sản (ghi danh, chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ) h) Các yêu cầu đặc biệt của quỹ phù hợp với quy định của pháp luật (liên quan tới việc cầm cố, thế chấp, ký quỹ tài sản, các quy định đối với thủ tục phá sản, hoạt động điều tra hình sự, di chúc…) (nếu có) Các thông tin này phải được xây dựng theo hình thức để có thể phân tích: a) Theo loại hình tài sản lưu ký; b) Theo loại hình quỹ ; Thông tin về các giao dịch đã được thực hiện bao gồm: a) Loại, tên tài sản b) Giá trị c) Loại giao dịch d) Ngày thực hiện giao dịch e) Thông báo xác nhận kết quả giao dịch (hóa đơn, chứng từ, xác nhận của ngân hàng…) f) Hoạt động điều chỉnh trên tài khoản danh mục, nhà đầu tư ủy thác. g) Giá trị tài sản ròng và phương pháp tính giá h) Các chứng từ kiểm tra và xác minh, các bản sao của các thông báo xác nhận kết quả giao dịch, thông báo báo lỗi.... |
Lưu trữ và bảo quản |
Ngân hàng giám sát a) Địa điểm nơi các tài sản phải được lưu trữ, bảo quản. b) Thẩm quyền di chuyển hoặc chuyển nhượng tài sản. c) Các biên bản kiểm tra định kỳ về tình hình tài sản do ngân hàng lưu ký hoặc tổ chức kiểm toán hợp pháp thực hiện. |
Mẫu Giấy đề nghị đăng ký giao dịch chứng chỉ quỹ mở
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở)
GIẤY ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH CHỨNG CHỈ QUỸ MỞ
Kính gửi: Công ty quản lý quỹ..........
1 |
Thông tin về nhà đầu tư |
|||||||
Họ và tên nhà đầu tư: |
Số tài khoản: |
|||||||
Số CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực |
Nơi, ngày cấp: |
|||||||
Ngày tháng năm sinh |
||||||||
Loại tài khoản: |
Nhà đầu tư |
Đại lý phân phối |
||||||
Địa chỉ liên hệ của nhà đầu tư (bằng thư) |
||||||||
Điện thoại nhà riêng: Điện thoại nơi làm việc: Điện thoại di động: Thư điện tử: |
||||||||
Tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Số tài khoản ngân hàng Người quản lý tài khoản |
||||||||
Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức, bổ sung thông tin về người được ủy quyền đặt lệnh: |
||||||||
Họ và tên người được ủy quyền đặt lệnh: |
Số CMND: |
|||||||
Chức vụ: Điện thoại nhà riêng: Điện thoại nơi làm việc: Điện thoại di động: Thư điện tử: |
||||||||
Tên các Quỹ đăng ký tham gia: |
||||||||
Cam kết của nhà đầu tư: Tôi cam kết rằng đã tìm hiểu rõ Bản cáo bạch về Quỹ (tên của quỹ).....Điều lệ Quỹ.... |
||||||||
Các thông tin khác theo quy định của Công ty quản lý quỹ |
||||||||
2 |
Thông tin về người được hưởng lợi |
|||||||
Người được hưởng lợi Họ tên: |
||||||||
Số CMND: |
Nơi, ngày cấp: |
|||||||
Địa chỉ liên hệ của nhà đầu tư (bằng thư) |
||||||||
Điện thoại: Thư điện tử: |
||||||||
Giấy tờ kèm theo |
|
|||||||
CMND (bản photocopy) |
Hộ chiếu hoặc Visa (bản photocopy) |
|||||||
Các thông tin khác theo quy định của Công ty quản lý quỹ |
||||||||
3 |
Thông tin về đại lý phân phối |
|||||||
Tên của tổ chức làm đại lý phân phối: |
||||||||
Số Giấy phép thành lập và hoạt động |
Ngày cấp: |
|||||||
Địa chỉ trụ sở chính |
||||||||
Điện thoại: |
Trang thông tin điện tử |
|||||||
Địa chỉ địa điểm phân phối: |
||||||||
Điện thoại |
Fax |
|||||||
Họ và tên nhân viên phân phối chứng chỉ quỹ |
Số Giấy Chứng chỉ hành nghề/ngày cấp |
|||||||
Điện thoại liên lạc của nhân viên phân phối chứng chỉ quỹ: |
|
|||||||
Các thông tin khác theo quy định của Công ty quản lý quỹ |
||||||||
Nhà đầu tư (ký, ghi rõ họ, tên, và đóng dấu (nếu là tổ chức) |
Đại diện có thẩm quyền của Đại lý phân phối (ký, ghi rõ họ, tên, và đóng dấu) |
|||||||
|
Tổng Giám đốc của Công ty quản lý quỹ (ký, ghi rõ họ, tên, và đóng dấu) |
|||||||
Ngày .... tháng....... năm |
Ngày .... tháng....... năm |
|||||||
Các tài liệu khác nếu có liên quan (văn bản ủy quyền) |
||||||||
Mẫu Giấy đề nghị giao dịch chứng chỉ quỹ mở
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở)
GIẤY ĐỀ NGHỊ GIAO DỊCH CHỨNG CHỈ QUỸ MỞ
Kính gửi: Công ty quản lý quỹ
1 |
Phần dành cho nhà đầu tư |
||||||||||||||||||||||||||
Họ và tên nhà đầu tư: |
Số tài khoản: |
||||||||||||||||||||||||||
Số CMND: |
Nơi, ngày cấp: |
||||||||||||||||||||||||||
Loại tài khoản: |
Nhà đầu tư |
Đại lý phân phối |
|||||||||||||||||||||||||
Loại lệnh: MUA |
|||||||||||||||||||||||||||
SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ ĐĂNG KÝ MUA
|
|||||||||||||||||||||||||||
Loại lệnh: BÁN |
|||||||||||||||||||||||||||
SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ ĐĂNG KÝ BÁN
|
|||||||||||||||||||||||||||
Loại lệnh: CHUYỂN ĐỔI QUỸ |
|||||||||||||||||||||||||||
Từ quỹ (tên của quỹ) |
sang quỹ (tên của quỹ mục tiêu) |
||||||||||||||||||||||||||
SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ ĐĂNG KÝ CHUYỂN ĐỔI:
|
|||||||||||||||||||||||||||
Loại lệnh/yêu cầu: |
HỦY LỆNH/YÊU CẦU |
MUA |
BÁN |
||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||
Loại lệnh/yêu cầu: ĐẦU TƯ ĐỊNH KỲ SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ ĐĂNG KÝ MUA HÀNG THÁNG
Hình thức thanh toán Tiền mặt Chuyển khoản
|
|||||||||||||||||||||||||||
Địa chỉ liên hệ của nhà đầu tư (bằng thư) |
|||||||||||||||||||||||||||
Điện thoại nhà riêng: Điện thoại nơi làm việc: Điện thoại di động: Thư điện tử: |
|||||||||||||||||||||||||||
Tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Số tài khoản ngân hàng Người quản lý tài khoản
|
|||||||||||||||||||||||||||
Nhà đầu tư (ký, ghi rõ họ, tên) |
Nhân viên của Đại lý phân phối (ký, ghi rõ họ, tên) |
||||||||||||||||||||||||||
Ngày .... tháng....... năm |
Ngày .... tháng....... năm |
||||||||||||||||||||||||||
Các thông tin khác theo quy định của Công ty quản lý quỹ |
|||||||||||||||||||||||||||
Các văn bản thỏa thuận và các uỷ quyền đi kèm |
|||||||||||||||||||||||||||
2 |
Phần dành cho đại lý phân phối |
||||||||||||||||||||||||||
Thời điểm nhận lệnh |
Nhân viên nhận lệnh |
Nhân viên kiểm soát |
|||||||||||||||||||||||||
Mẫu thông báo xác nhận giao dịch chứng chỉ Quỹ
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở)
XÁC NHẬN GIAO DỊCH CHỨNG CHỈ QUỸ
(báo cáo gửi nhà đầu tư sau khi hoàn tất giao dịch)
Tên nhà đầu tư:
Địa chỉ:
Loại giao dịch: (mua/bán/chuyển đổi)
Ngày xác nhận giao dịch:
Tên quỹ: (nêu đầy đủ tên của quỹ)
Hình thức thanh toán: (tiền mặt/chuyển khoản)
Số tài khoản:
Số giao dịch:
Ngày giao dịch:
Số lượng đơn vị quỹ:
Giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ:
Phí giao dịch (phí phát hành/phí mua lại):
Giá thực hiện:
Tổng giá trị thanh toán:
Đại lý phân phối: (tên của đại lý phân phối)
Ghi chú:
Sổ lệnh giao dịch chứng chỉ quỹ
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở)
Thông tin về lệnh giao dịch lưu trữ tại
Sổ lệnh
a) Tên quỹ;
b) Họ và tên người đặt lệnh hoặc chuyển lệnh;
c) Họ và tên người nhận lệnh;
d) Thời điểm (ngày, tháng, năm, giờ, phút) nhận lệnh;
e) Điều khoản và hình thức thanh toán;
f) Loại lệnh;
g) Thời điểm (ngày, tháng, năm, giờ, phút) thực hiện lệnh;
h) Số lượng đơn vị quỹ đã giao dịch thành công (số lượng đơn vị quỹ đã mua, số lượng đơn vị quỹ đã bán);
i) Giá phát hành, giá mua lại trên một đơn vị quỹ;
k) Giá trị chứng chỉ quỹ đã mua, Giá trị chứng chỉ quỹ đã bán;
l) Tổng giá trị thanh toán (giá trị chứng chỉ quỹ đã mua cộng phí phát hành, giá trị chứng chỉ quỹ đã bán trừ đi phí mua lại).
Mẫu thông báo về giá trị tài sản ròng của Quỹ
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở)
GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG CỦA QUỸ
(báo cáo định kỳ theo quy định tại Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch)
Tên Công ty quản lý quỹ:
Tên Ngân hàng giám sát:
Tên Quỹ:
Ngày định giá/Ngày giao dịch: ngày...tháng... năm....
Tên Quỹ mở |
Phí phát hành (% giá trị giao dịch) |
Phí mua lại (% giá trị giao dịch) |
Giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ tại ngày định giá (NAV) |
Giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ tại ngày định giá kỳ trước |
Tăng/Giảm giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ so với kỳ trước (%) |
Biến động giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ trong năm |
Tỷ lệ sở hữu của NĐTNN |
|||
Mức cao nhất (VND) |
Mức thấp nhất (VND) |
Số lượng đơn vị quỹ |
Tổng giá trị tại ngày giao dịch |
Tỷ lệ sở hữu |
||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đại diện có thẩm quyền của ngân hàng giám sát (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
(Tổng) Giám đốc Công ty quản lý quỹ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu Bản thống kê giao dịch của nhà đầu tư
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở)
THỐNG KÊ GIAO DỊCH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
(định kỳ hàng tháng, quý, năm)
Tên của nhà đầu tư:
Địa chỉ:
Tài khoản số:
Kỳ báo cáo: từ ngày.....tháng.....năm .... tới ngày.....tháng....năm.....
Ngày |
Giao dịch |
Số lượng đơn vị quỹ |
Giá trị tài sản ròng (NAV) trên một đơn vị quỹ |
Giá giao dịch trên một đơn vị quỹ |
Tổng giá trị giao dịch |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6)=(3)×(5) |
|
Số dư đầu kỳ |
|
|
|
|
|
Mua |
|
|
|
|
|
Bán |
|
|
|
|
|
Số dư cuối kỳ |
|
|
|
|
* Tính theo giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ tại ngày định giá gần nhất
Đại diện có thẩm quyền của Ngân hàng giám sát (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
(Tổng) Giám đốc Công ty quản lý quỹ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu báo cáo về thay đổi giá trị tài sản ròng, giao dịch chứng chỉ quỹ
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở)
BÁO CÁO THAY ĐỔI GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG, GIAO DỊCH CHỨNG CHÌ QUỸ
(định kỳ hàng tháng, quý, năm)
Tên của Công ty quản lý quỹ:
Tên của Ngân hàng giám sát:
Kỳ báo cáo: từ ngày.....tháng.....năm tới ngày.....tháng....năm
STT |
Nội dung |
Kỳ báo cáo |
Kỳ trước |
|
Tên Quỹ |
||||
I |
Giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV) đầu kỳ |
|
|
|
II |
Thay đổi NAV so với kỳ trước (= II.1 + II.2), trong đó |
|
|
|
|
II.1 |
Thay đổi NAV do biến động thị trường và hoạt động giao dịch của quỹ trong kỳ |
|
|
II.2 |
Thay đổi NAV do phân chia lợi nhuận cho nhà đầu tư trong kỳ |
|
|
|
III |
Thay đổi NAV do mua lại, phát hành thêm chứng chỉ quỹ (= III.1 – III.2) |
|
|
|
|
III.1 |
Khoản thu từ việc phát hành bổ sung chứng chỉ quỹ |
|
|
III.2 |
Khoản thanh toán từ việc mua lại chứng chỉ quỹ |
|
|
|
IV |
Giá trị tài sản ròng của quỹ cuối kỳ ( = I + II + III) |
|
|
Đại diện có thẩm quyền của Ngân hàng giám sát (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
(Tổng) Giám đốc Công ty quản lý quỹ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu Bản thống kê phí giao dịch trong hoạt động đầu tư của quỹ
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở)
THỐNG KÊ PHÍ GIAO DỊCH CỦA CÁC QUỸ
(định kỳ 6 tháng, hàng năm)
Tên của Công ty quản lý quỹ:
Địa chỉ:
Kỳ báo cáo: từ ngày.....tháng.....năm tới ngày.....tháng....năm
Số thứ tự |
Tên (mã) các Công ty chứng khoán (có giá trị giao dịch vượt quá 5% tổng giá trị giao dịch trong năm |
Quan hệ với Công ty quản lý quỹ |
Tỷ lệ giao dịch của quỹ qua từng công ty chứng khoán |
Phí giao dịch bình quân |
Phí giao dịch bình quân trên thị trường |
||
Giá trị giao dịch trong kỳ báo cáo của quỹ |
Tổng giá trị giao dịch trong kỳ báo cáo của quỹ |
Tỷ lệ giao dịch của quỹ qua công ty chứng khoán trong kỳ báo cáo |
|||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6)=(4)/(5)(%) |
(7) |
(8) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
(Tổng) Giám đốc Công ty quản lý quỹ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Nội dung Báo cáo hoạt động quản lý quỹ mở của Công ty quản lý quỹ
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở)
BÁO CÁO VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ
1. Thông tin về quỹ
a) Tên của quỹ, loại hình quỹ;
b) Mục tiêu đầu tư của quỹ;
c) Thời hạn hoạt động của quỹ (nếu có);
d) Danh mục tham chiếu (benchmark portfolio) (nếu có);
e) Chính sách phân chia lợi nhuận;
f) Số lượng đơn vị quỹ đang lưu hành;
g) Nội dung thay đổi tại Điều lệ Quỹ trong kỳ báo cáo (nếu có);
h) Nội dung Nghị quyết Đại hội nhà đầu tư trong kỳ báo cáo (nếu có);
i) Ý kiến nhận xét của Ngân hàng giám sát về các nội dung quy định tại Điều 45 Thông tư hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở;
2. Báo cáo về kết quả hoạt động của quỹ
a) Thông tin về danh mục đầu tư và giá trị tài sản ròng của quỹ tại thời điểm 31/12 của 3 năm gần nhất (nếu có), cụ thể:
- Danh mục đầu tư của quỹ phân bố theo ngành, lĩnh vực và loại sản phẩm (cổ phiếu, trái phiếu…) (không nêu chi tiết cả danh mục theo mã chứng khoán);
- Giá trị tài sản ròng của quỹ;
- Giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ, số lượng chứng chỉ quỹ đang lưu hành;
- Giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ cao nhất/thấp nhất trong năm
- Tổng lợi nhuận của quỹ, nêu chi tiết phần lợi nhuận thu được từ sự tăng trưởng giá chứng khoán (giá trị lãi vốn) và phần lợi nhuận thu được từ lợi tức chứng khoán (cổ tức, trái tức, lãi suất tiền gửi…) (giá trị thu nhập);
- Lợi nhuận đã phân phối trên một đơn vị quỹ (giá trị thuần và giá trị gộp) trong kỳ báo cáo, kể cả trong trường hợp chi trả bằng tiền mặt hoặc chi trả bằng đơn vị quỹ; Thời điểm phân chia lợi nhuận; Giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ trước và sau thời điểm phân chia lợi nhuận;
- Tỷ lệ chi phí hoạt động của quỹ và thuyết minh về việc chênh lệch chi phí hoạt động của quỹ (chỉ tính tại thời điểm cuối quý II và cuối quý IV của năm tài chính);
- Tốc độ vòng quay danh mục và thuyết minh về việc chênh lệch tốc độ vòng quay của danh mục (chỉ tính tại thời điểm cuối quý II và cuối quý IV của năm tài chính);
b) Chỉ tiêu về lợi nhuận của quỹ:
Tổng lợi nhuận bình quân năm của quỹ phát sinh trong kỳ báo cáo xác định: (i) trong thời hạn 12 tháng (1 năm), tính tới ngày lập báo cáo (hoặc tính từ thời điểm lập quỹ tới ngày báo cáo nếu quỹ hoạt động dưới 1 năm); (ii) trong thời hạn 36 tháng (3 năm), tính tới ngày lập báo cáo (hoặc tính từ thời điểm lập quỹ tới ngày báo cáo nếu quỹ hoạt động dưới 3 năm); (iii) trong thời hạn 60 tháng (5 năm), tính tới ngày lập báo cáo (hoặc tính từ thời điểm lập quỹ tới ngày báo cáo nếu quỹ hoạt động dưới 5 năm);
c) Các chỉ tiêu so sánh khác, bảo đảm tuân thủ nguyên tắc:
- Phương thức, nguyên tắc xác định giá trị tài sản, giá trị lợi nhuận là thống nhất, đã được công bố và được thẩm định bởi một tổ chức độc lập khác;
- Dữ liệu được cung cấp bởi một tổ chức độc lập.
d) Báo cáo phải nêu rõ khuyến cáo rằng các thông tin về kết quả hoạt động của quỹ trước đây chỉ mang tính tham khảo và không có nghĩa là việc đầu tư sẽ bảo đảm khả năng sinh lời cho nhà đầu tư.
3. Báo cáo về hoạt động quản lý tài sản của Công ty quản lý quỹ
Báo cáo về hoạt động quản lý tài sản của Công ty quản lý quỹ phải bao gồm các nội dung sau:
a) Thuyết minh về việc thay đổi Công ty quản lý quỹ (nếu có);
b) Thuyết minh về việc quỹ có đạt được mục tiêu đầu tư (thuyết minh này chỉ cần thiết tại báo cáo hàng năm của quỹ);
c) So sánh kết quả lợi nhuận của quỹ với kết quả lợi nhuận của danh mục tham chiếu, chỉ số cơ sở công bố tại Bản cáo bạch trong cùng kỳ báo cáo (bằng đồ thị);
d) So sánh kết quả lợi nhuận của quỹ với kết quả lợi nhuận của danh mục tham chiếu, chỉ số cơ sở công bố tại Bản cáo bạch trong khoảng thời gian năm (05) năm gần nhất, tính tới ngày báo cáo (bằng đồ thị);
e) Mô tả chiến lược, chiến thuật đầu tư mà quỹ đã sử dụng trong kỳ báo cáo. Trường hợp có sự khác biệt giữa chiến lược, chiến thuật đầu tư thực hiện trong kỳ so với chiến lược, chiến thuật đầu tư đã công bố tại Bản cáo bạch, thì phải bổ sung thuyết minh và đánh giá ưu, nhược điểm của chiến lược, chiến thuật đầu tư đã thực hiện trong kỳ;
f) Mô tả sự khác biệt về cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ tại thời điểm báo cáo, so với danh mục đầu tư của quỹ năm liền kề năm báo cáo;
g) Phân tích kết quả hoạt động của quỹ dựa trên việc so sánh giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ (sau khi đã điều chỉnh phần lợi nhuận đã phân phối, nếu có) tại kỳ báo cáo này tại kỳ báo cáo gần nhất;
h) Đánh giá biến động của các thị trường trong kỳ báo cáo, kể cả thị trường nước ngoài, mà quỹ đầu tư vào, thông tin về lợi nhuận đầu tư đối với từng loại tài sản: cổ phiếu, cổ phiếu blue-chip, cổ phiếu các công ty có mức vốn hóa thấp (small- cap)…;
i) Thông tin về việc chia, tách đơn vị quỹ trong kỳ (nếu có); ảnh hưởng của việc chia tách đơn vị quỹ và giá trị tài sản ròng trên từng đơn vị quỹ (trước và sau khi chia, tách);
k) Các trường hợp có ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ;
l) Thông tin về các giao dịch với người có quyền lợi liên quan (nếu có);
m) Các thông tin khác (nếu có).
4. Báo cáo về hoạt động giám sát của Ngân hàng giám sát
Ngân hàng giám sát phải đưa ra ý kiến về sự tuân thủ quy định pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch của Công ty quản lý quỹ trong quá trình vận hành và quản lý quỹ mở đối với các nội dung sau:
a) Thuyết minh về việc thay đổi Ngân hàng giám sát (nếu có);
b) Việc đầu tư tuân thủ các hạn chế về đầu tư, hạn chế về vay theo quy định pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch;
c) Việc xác định giá trị tài sản ròng theo quy định pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch;
d) Việc phát hành bổ sung chứng chỉ quỹ, mua lại chứng chỉ quỹ theo quy định pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch;
e) Việc phân chia lợi nhuận của quỹ là phù hợp với mục tiều đầu tư của quỹ.
Trường hợp Ngân hàng giám sát có ý kiến cho rằng Công ty quản lý quỹ không tuân thủ các quy định pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch về các nội dung nêu trên, thì phải cung cấp thông tin đầy đủ về các sự kiến đó, trong đó nêu rõ các ảnh hưởng có thể xảy ra đối với nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ, kể cả nhà đầu tư đã từng nắm giữ chứng chỉ quỹ trước đây và nhà đầu tư tiềm năng tại thời điểm phát sinh sự kiện. Ngân hàng giám sát cần đề xuất, kiến nghị các giải pháp khắc phục, giải pháp nhằm hạn chế các tình huống tương tự có thể xảy ra trong tương lai.
5. Báo cáo về hoạt động ủy quyền
Công ty quản lý quỹ phải lập báo cáo đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp bởi các tổ chức khác (bên nhận ủy quyền), như dịch vụ đại lý chuyển nhượng, dịch vụ quản trị quỹ, dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng...với các nội dung sau:
a) Chi phí phải trả cho bên nhận ủy quyền so với lợi nhuận, thu nhập, tổng chi phí hoạt động của quỹ;
b) Các ảnh hưởng (nếu có) của hoạt động ủy quyền tới lợi nhuận, mức độ rủi ro của quỹ;
c) Tổng chi phí các hoạt động ủy quyền phải trả cho bên nhận ủy quyền (trường hợp bên nhận ủy quyền cung cấp nhiều dịch vụ cho công ty quản lý quỹ);
d) Đánh giá khả năng duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, tính bảo mật, hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống dự phòng nóng, hệ thống dư phòng thảm họa... của bên nhận ủy quyền, bảo đảm hoạt động ủy quyền được thực hiện thông suốt, không gây ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của nhà đầu tư.
|
(Tổng) Giám đốc Công ty quản lý quỹ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu công văn báo cáo về việc sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở)
Tên
Công ty quản lý quỹ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.......(số công văn) |
.........., ngày........tháng...........năm 20... |
THÔNG BÁO VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU LỆ QUỸ
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Chúng tôi báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của Quỹ…..(tên quỹ) như sau:
STT |
Khoản mục, điều của Điều lệ mới |
Khoản mục, điều của Điều lệ cũ |
Lý do sửa đổi, bổ sung |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Ngày bắt đầu có hiệu lực:
Công ty cam kết sẽ hoàn tất các thủ tục liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của công văn này và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ kèm theo: (Liệt kê đầy đủ) - Biên bản họp và Nghị quyết Đại hội nhà đầu tư (trong trường hợp phải thông qua Đại hội nhà đầu tư); - Điều lệ sửa đổi bổ sung |
(Tổng) Giám đốc Công ty quản lý quỹ (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Phụ lục số 3045 (được bãi bỏ)
Mẫu Báo cáo của Ngân hàng giám sát
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý Quỹ mở)
(Báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm)
Mẫu Báo cáo hoạt động vay, giao dịch mua bán lại của quỹ
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý Quỹ mở)
(Báo cáo định kỳ tháng, quý, năm)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
....,ngày... tháng... năm ...
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG VAY, GIAO DỊCH MUA BÁN LẠI CỦA QUỸ
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Công ty quản lý quỹ:...............................................
Địa chỉ:
Ngân hàng giám sát:...............................................
Địa chỉ:
STT |
Nội dung hoạt động (nêu chi tiết theo mục tiêu và đối tác) |
Đối tác |
Mục tiêu/Tài sản đảm bảo |
Kỳ hạn |
Giá trị khoản vay hoặc khoản cho vay |
Thời điểm giao dịch |
Thời điểm báo cáo |
||||
Ngày tháng năm |
Tỷ lệ giá trị hợp đồng/giá trị tài sản ròng của quỹ |
Ngày tháng năm |
Tỷ lệ giá trị hợp đồng/giá trị tài sản ròng của quỹ |
||||||||
1.1 |
Vay tiền (nêu chi tiết từng hợp đồng) |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
I |
Tỷ lệ tiền vay từ các hợp đồng/giá trị tài sản ròng |
|
|
|
|
|
|||||
1.2 |
Hợp đồng Repo5 (nêu chi tiết từng hợp đồng) |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
..... |
|
|
|
|
|
|||||
II |
Tổng giá trị các hợp đồng Repo/giá trị tài sản ròng của quỹ |
|
|
|
|
|
|||||
A |
Tổng giá trị các khoản vay/giá trị tài sản ròng của quỹ (=I+II) |
|
|
|
|
|
|||||
2.1 |
Cho vay chứng khoán (nêu chi tiết từng hợp đồng) |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
I |
Tổng giá trị các hợp đồng/giá trị tài sản ròng của quỹ |
|
|
|
|
|
|||||
2.2 |
Hợp đồng Reverse Repo6 (nêu chi tiết từng hợp đồng) |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
II |
Tổng giá trị hợp đồng/giá trị tài sản ròng của quỹ |
|
|
|
|
|
|||||
B |
Tổng giá trị các khoản cho vay/giá trị tài sản ròng của quỹ (=I+II) |
|
|
|
|
|
|||||
Đại diện có thẩm quyền của Ngân hàng giám sát (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
(Tổng) Giám đốc Công ty quản lý quỹ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Một số nội dung liên quan tới hoạt động ủy quyền
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý Quỹ mở)
I. Hợp đồng ủy quyền
1) Chi tiết về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng; hoạt động mà bên nhận ủy quyền được phép tái ủy quyền cho bên thứ ba;
2) Các loại hình rủi ro tiềm ẩn từ hoạt động ủy quyền được nhận diện từ quá trình thẩm định năng lực (due dilligence) của bên nhận ủy quyền, phương án quản lý rủi ro;
3) Cơ chế kiểm tra, giám sát bảo đảm Ban đại diện quỹ, Công ty quản lý quỹ có đủ khả năng kiểm soát, can thiệp vào hoạt động của bên nhận ủy quyền, bảo đảm hoạt động ủy quyền là phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định của Hợp đồng. Việc kiểm tra, giám sát của Công ty quản lý quỹ bao hàm cả các nội dung hoạt động được bên nhận ủy quyền tái ủy quyền cho bên thứ ba. Cơ chế kiểm tra, giám sát phải có các quy định, bảo đảm:
a) Ban đại diện quỹ có thể tiếp cận tại mọi thời điểm cơ sở dữ liệu, thông tin về các hoạt động ủy quyền bao gồm tên, địa chỉ của bên nhận ủy quyền; giá trị hợp đồng; thời hạn hợp đồng; báo cáo đánh giá hiệu quả của hoạt động ủy quyền;
b) Danh sách các nhân viên của Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động ủy quyền; quy trình thẩm định năng lực, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của bên nhận ủy quyền; các chương trình kiểm tra định kỳ, giám sát thường xuyên;
4) Các quy định về xử lý tranh chấp phát sinh, thanh lý hợp đồng;
5) Các quy định về bảo mật thông tin, bảo đảm:
a) Công ty quản lý quỹ chỉ cung cấp lượng thông tin vừa đủ theo yêu cầu của hoạt động ủy quyền;
b) Các thông tin về nhà đầu tư chỉ được sử dụng cho hoạt động ủy quyền;
c) Bên nhận ủy quyền có trách nhiệm lưu trữ các thông tin từ hoạt động ủy quyền, có các giải pháp kỹ thuật, nhân sự và cơ cấu tổ chức phù hợp bảo đảm tính bảo mật của thông tin từ hoạt động ủy quyền.
6) Các quy định yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật, giải pháp tin học, hệ thống dự phòng bảo đảm hoạt động ủy quyền được thực hiện thông suốt:
a) Bên nhận ủy quyền có đủ năng lực về hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống dự phòng thảm họa, dự phòng nóng;
b) Bên nhận ủy quyền có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, thử nghiệm hệ thống dự phòng và có trách nhiệm thông báo cho Công ty quản lý quỹ về những thay đổi nếu có của hệ thống kỹ thuật của bên nhận ủy quyền;
c) Bên nhận ủy quyền lưu trữ cơ sở dữ liệu thông tin liên quan tới quỹ, nhà đầu tư của quỹ, bảo đảm có thể di chuyển ra khỏi hệ thống của bên nhận ủy quyền, xóa, hoặc phục hồi toàn bộ các dữ liệu này.
II. Nguyên tắc trong hoạt động ủy quyền
1. Bên nhận ủy quyền phải bảo đảm:
a) Việc ủy quyền và nguyên tắc của hoạt động ủy quyền phải được quy định tại điều lệ quỹ; các thông tin cơ bản về bên nhận ủy quyền, phạm vi hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bên nhận ủy quyền phải được công bố tại bản cáo bạch. Việc ủy quyền không làm giảm trách nhiệm hoặc thay đổi trách nhiệm của công ty quản lý quỹ đối với quỹ;
b) Bên nhận ủy quyền phải có đủ năng lực, hệ thống, nhân sự, kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ cho hoạt động nhận ủy quyền;
c) Bộ phận cung cấp dịch vụ của bên nhận ủy quyền phải tách biệt với các bộ phận còn lại của bên nhận ủy quyền về tổ chức nhân sự, hệ thống quy trình nghiệp vụ, hệ thống báo cáo và phê duyệt báo cáo; toàn bộ chứng từ, sổ sách, cơ sở dữ liệu phải được quản lý độc lập với các bộ phận khác của bên nhận ủy quyền;
d) Bên nhận ủy quyền phải thực hiện các hoạt động nhận ủy quyền một cách hiệu quả, cẩn trọng, có trách nhiệm bảo mật mọi thông tin liên quan tới nhà đầu tư và đối tác của công ty quản lý quỹ;
e) Bên nhận ủy quyền có trách nhiệm cung cấp cho công ty quản lý quỹ các báo cáo kiểm toán nội bộ đối với các nội dung có liên quan tới hoạt động ủy quyền, phục vụ cho hoạt động kiểm tra, giám sát của công ty quản lý quỹ.
2. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm:
a) Trước khi ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ của bên nhận ủy quyền, công ty quản lý quỹ phải thẩm định năng lực, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của bên nhận ủy quyền bảo đảm bên nhận ủy quyền có quy trình nghiệp vụ, đủ năng lực về nhân sự và hệ thống để thực hiện các hoạt động được ủy quyền, bao gồm hệ thống kiểm soát nội bộ, trang thiết bị cơ sở vật chất, giải pháp kỹ thuật, hệ thống dự phòng thảm họa, hệ thống dự phòng nóng, nhân sự có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn...;
b) Kiểm tra, giám sát bảo đảm hoạt động đã uỷ quyền được thực hiện thận trọng, an toàn, phù hợp với quy định của pháp luật, quy định tại điều lệ quỹ, bảo đảm chất lượng dịch vụ cung cấp của bên nhận ủy quyền, phù hợp với tiêu chí và yêu cầu của mình. Công ty quản lý quỹ được sử dụng tư vấn độc lập, dịch vụ cung cấp bởi các tổ chức chuyên nghiệp, hoạt động hợp pháp khác để thực hiện trách nhiệm quy định này;
c) Duy trì nhân sự có kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết để có đủ khả năng giám sát, nhận diện và quản lý hiệu quả các rủi ro phát sinh từ hoạt động đã ủy quyền;
d) Xây dựng có quy trình, hệ thống bảo đảm tại mọi thời điểm công ty quản lý quỹ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể tiếp cận các thông tin cần thiết để kiểm tra, giám sát các hoạt động ủy quyền, đánh giá và quản lý các rủi ro phát sinh từ hoạt động ủy quyền;
e) Công ty quản lý quỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm phát sinh từ việc ủy quyền. Công ty quản lý quỹ phải bảo đảm tính liên tục đối với các hoạt động đã ủy quyền, không gián đoạn và gây ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của nhà đầu tư;
g) Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin liên quan cho bên nhận ủy quyền có thể thực thi đầy đủ, kịp thời mọi quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trong hoạt động ủy quyền;
h) Lưu trữ đầy đủ, kịp thời, chính xác các chỉ thị, yêu cầu, văn bản gửi cho bên nhận ủy quyền để thực hiện các hoạt động ủy quyền.
Thông tin nhận biết nhà đầu tư
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở)
A - Nội dung thông tin nhận biết nhà đầu tư:
Đại lý phân phối tự thiết kế mẫu nhận biết nhà đầu tư, hoặc theo mẫu thiết kế bởi Công ty quản lý quỹ, Ngân hàng Giám sát, nhưng phải đảm bảo các thông tin tối thiểu sau đây:
a) Thông tin về nhà đầu tư:
- Đối với nhà đầu tư là cá nhân người Việt Nam: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; số chứng minh thư hoặc số hộ chiếu; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; chỗ ở hiện tại; nghề nghiệp, chức vụ; điện thoại ; đơn vị công tác, địa chỉ đơn vị công tác;
- Đối với nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài ( người có quốc tịch nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà vẫn còn quốc tịch Việt Nam): họ, tên; quốc tịch; ngày tháng năm sinh; số hộ chiếu; thị thực nhập cảnh, lý do nhập cảnh; địa chỉ tạm trú ở Việt Nam; nơi ở tại nước ngoài trong vòng 6 tháng trước khi vào Việt Nam và địa chỉ thường trú ở nước ngoài; nghề nghiệp, chức vụ; nơi công tác, địa chỉ nơi công tác; điện thoại liên lạc; mã số giao dịch chứng khoán;
Trường hợp tài khoản do nhiều nhà đầu tư đứng tên chủ sở hữu thì phải cung cấp đầy đủ những thông tin nêu trên đối với từng nhà đầu tư.
- Đối với nhà đầu tư là tổ chức: tên đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính; số điện thoại, số fax; số, ngày cấp giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; cơ quan thành lập; thông tin về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, lĩnh vực đầu tư; thông tin tóm tắt về cơ cấu tổ chức và bộ máy lãnh đạo; thông tin về người đại diện pháp luật cho tổ chức (bao gồm các thông tin như đối với nhà đầu tư cá nhân nêu trên).
- Đối với nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài: tên đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính; số điện thoại, số fax; số, ngày cấp giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; cơ quan thành lập; thông tin về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, lĩnh vực đầu tư; thông tin tóm tắt về cơ cấu tổ chức và sở hữu; thông tin về người đại diện pháp luật cho tổ chức (bao gồm các thông tin như đối với nhà đầu tư cá nhân nêu trên).
b) Thông tin về người được hưởng lợi:
- Đối với người được hưởng lợi là cá nhân người Việt Nam: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; số chứng minh thư hoặc số hộ chiếu; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; chỗ ở hiện tại; nghề nghiệp, chức vụ; điện thoại ; đơn vị công tác, địa chỉ đơn vị công tác;
- Đối với người được hưởng lợi là cá nhân nước ngoài (người có quốc tịch nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà vẫn còn quốc tịch Việt Nam): họ, tên; quốc tịch; ngày tháng năm sinh; số hộ chiếu; thị thực nhập cảnh, lý do nhập cảnh; địa chỉ tạm trú ở Việt Nam; nơi ở tại nước ngoài trong vòng 6 tháng trước khi vào Việt Nam và địa chỉ thường trú ở nước ngoài; nghề nghiệp, chức vụ; đơn vị công tác, địa chỉ đơn vị công tác; điện thoại;
- Đối với người được hưởng lợi là tổ chức: tên đơn vị giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính; số điện thoại, số fax; số, ngày cấp giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; cơ quan thành lập; thông tin về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, lĩnh vực đầu tư; thông tin tóm tắt về cơ cấu tổ chức và bộ máy lãnh đạo; thông tin về người đại diện pháp luật cho tổ chức (bao gồm các thông tin như đối với người được hưởng lợi cá nhân nêu trên).
c) Tên và chữ ký của nhân viên chịu trách nhiệm duyệt mở tài khoản.
B. Biện pháp nhận biết nhà đầu tư
a) Sử dụng các tài liệu, dữ liệu gốc đáng tin cậy để nhận dạng và xác minh nhận dạng nhà đầu tư như:
- Đối với nhà đầu tư là cá nhân: giấy chứng minh thư nhân dân, thị thực xuất - nhập cảnh gần nhất, hộ chiếu còn thời hạn sử dụng hoặc các giấy tờ tuỳ thân hợp lệ khác có ảnh của nhà đầu tư và có đóng dấu giáp lai lên ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Đối với nhà đầu tư là tổ chức: giấy phép hoặc quyết định thành lập, quyết định đổi tên gọi, chia tách, sáp nhập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, báo cáo tài chính đã được kiểm toán; quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng.
b) Đại lý phân phối có thể sử dụng bên thứ ba để xác minh nhận dạng nhà đầu tư như sau:
- Thông qua các cá nhân, tổ chức (bao gồm cả các đại lý phân phối khác, ngân hàng lưu ký) đã hoặc đang có quan hệ với nhà đầu tư và đối chiếu thông tin có được với thông tin do nhà đầu tư cung cấp.
- Tổ chức báo cáo có thể thuê, hợp tác với các tổ chức khác để xác minh nhận dạng nhà đầu tư.
c) Trường hợp có nhiều nhà đầu tư có liên quan thì Đại lý phân phối phải áp dụng biện pháp xác minh nhận dạng đối với từng nhà đầu tư;
d) Đại lý phân phối tự bổ sung các biện pháp nhận biết nhà đầu tư khác căn cứ vào tính chất hoạt động, kinh doanh của mình và căn cứ vào mức độ rủi ro rửa tiền gắn với từng loại nhà đầu tư.
Mẫu báo cáo định kỳ về hoạt động đầu tư của quỹ
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về thành lập và quản lý quỹ mở)
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA QUỸ
(Tháng, quý, năm)
1. Tên Công ty quản lý quỹ:
2. Tên Ngân hàng giám sát:
3. Tên Quỹ:
4. Ngày lập báo cáo:
Đơn vị tính:....VND
I. BÁO CÁO VỀ TÀI SẢN CỦA QUỸ
TT |
Tài sản |
Kỳ báo cáo |
Kỳ trước |
%/cùng kỳ năm trước |
I.1 |
Tiền và các khoản tương đương tiền |
|
|
|
|
Tiền |
|
|
|
|
Tiền gửi ngân hàng |
|
|
|
|
Các khoản tương đương tiền |
|
|
|
I.2 |
Các khoản đầu tư (kê chi tiết) |
|
|
|
I.3 |
Cổ tức, trái tức được nhận |
|
|
|
I.4 |
Lãi được nhận |
|
|
|
I.5 |
Tiền bán chứng khoán chờ thu (kê chi tiết) |
|
|
|
I.6 |
Các khoản phải thu khác |
|
|
|
I.7 |
Các tài sản khác |
|
|
|
I.8 |
Tổng tài sản |
|
|
|
TT |
Nợ |
Kỳ báo cáo |
Kỳ trước |
% cùng kỳ năm trước |
II.1 |
Tiền phải thanh toán mua chứng khoán (kê chi tiết) |
|
|
|
II.2 |
Các khoản phải trả khác |
|
|
|
II.3 |
Tổng nợ |
|
|
|
|
Tài sản ròng của Quỹ (I.8-II.3) |
|
|
|
|
Tổng số đơn vị quỹ |
|
|
|
|
Giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ |
|
|
|
II. BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
TT |
Chỉ tiêu |
Kỳ báo cáo |
Kỳ trước |
Lũy kế từ đầu năm |
I |
Thu nhập từ hoạt động đầu tư |
|
|
|
1 |
Cổ tức, trái tức được nhận |
|
|
|
2 |
Lãi được nhận |
|
|
|
3 |
Các khoản thu nhập khác |
|
|
|
II |
Chi phí |
|
|
|
1 |
Phí quản lý trả cho công ty quản lý quỹ |
|
|
|
2 |
Phí lưu ký, giám sát trả cho NHGS |
|
|
|
3 |
Chi phí dịch vụ quản trị quỹ, chi phí dịch vụ đại lý chuyển nhượng và các chi phí khác mà công ty quản lý quỹ trả cho tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan; |
|
|
|
4 |
Chi phí kiểm toán trả cho tổ chức kiểm toán; |
|
|
|
5 |
Chi phí dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch vụ báo giá và các dịch vụ hợp lý khác, thù lao trả cho ban đại diện quỹ; |
|
|
|
6 |
Chi phí dự thảo, in ấn, gửi bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt, báo cáo tài chính, xác nhận giao dịch, sao kê tài khoản và các tài liệu khác cho nhà đầu tư; chi phí công bố thông tin của quỹ; chi phí tổ chức họp đại hội nhà đầu tư, ban đại diện quỹ; |
|
|
|
7 |
Chi phí liên quan đến thực hiện các giao dịch tài sản của quỹ. |
|
|
|
8 |
Các loại phí khác (nêu chi tiết) |
|
|
|
III |
Thu nhập ròng từ hoạt động đầu tư (I-II) |
|
|
|
IV |
Lãi (lỗ) từ hoạt động đầu tư |
|
|
|
1 |
Lãi (lỗ) thực tế phát sinh từ hoạt động đầu tư |
|
|
|
2 |
Thay đổi về giá trị của các khoản đầu tư trong kỳ |
|
|
|
V |
Thay đổi của giá trị tài sản ròng của Quỹ do các hoạt động đầu tư trong kỳ (III + IV) |
|
|
|
VI |
Giá trị tài sản ròng đầu kỳ |
|
|
|
VII |
Thay đổi giá trị tài sản ròng của Quỹ trong kỳ: |
|
|
|
|
Trong đó |
|
|
|
1 |
Thay đổi giá trị tài sản ròng của Quỹ do các hoạt động liên quan đến đầu tư của Quỹ trong kỳ |
|
|
|
2 |
Thay đổi giá trị tài sản ròng của Quỹ do việc phân phối thu nhập của Quỹ cho các nhà đầu tư trong kỳ |
|
|
|
VIII |
Giá trị tài sản ròng cuối kỳ |
|
|
|
IX |
Lợi nhuận bình quân năm (chỉ áp dụng đối với báo cáo năm) |
|
|
|
|
Tỷ suất lợi nhuận bình quân năm (chỉ áp dụng đối với báo cáo năm) |
|
|
|
III. BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH DANH MỤC ĐẦU TƯ CỦA QUỸ
TT |
Loại tài sản (nêu chi tiết) |
Số lượng |
Giá thị trường hoặc giá trị hợp lý tại ngày báo cáo |
Tổng giá trị |
Tỷ lệ %/Tổng giá trị tài sản của quỹ |
I |
Cổ phiếu niêm yết |
||||
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
II |
Cổ phiếu không niêm yết |
||||
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
Tổng các loại cổ phiếu |
||||
III |
Trái phiếu |
||||
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
IV |
Các loại chứng khoán khác |
||||
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
Tổng các loại chứng khoán |
||||
V |
Các tài sản khác |
||||
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
VI |
Tiền |
||||
1 |
Tiền mặt |
|
|
|
|
2 |
Chứng chỉ tiền gửi |
|
|
|
|
3 |
Công cụ chuyển nhượng... |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
VII |
Tổng giá trị danh mục |
|
|
|
|
IV. MỘT SỐ CHỈ TIÊU KHÁC
TT |
Chỉ tiêu |
Kỳ báo cáo |
Kỳ trước |
I |
Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động |
|
|
1 |
Tỷ lệ phí quản lý trả cho công ty quản lý quỹ/Giá trị tài sản ròng trung bình trong kỳ (%) |
|
|
2 |
Tỷ lệ phí lưu ký, giám sát trả cho NHGS/Giá trị tài sản ròng trung bình trong kỳ (%) |
|
|
3 |
Tỷ lệ chi phí dịch vụ quản trị quỹ, chi phí dịch vụ đại lý chuyển nhượng và các chi phí khác mà công ty quản lý quỹ trả cho tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan/Giá trị tài sản ròng của quỹ trung bình trong kỳ (%) |
|
|
4 |
Chi phí kiểm toán trả cho tổ chức kiểm toán (nếu phát sinh)/Giá trị tài sản ròng trung bình trong kỳ (%) |
|
|
5 |
Chi phí dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch vụ báo giá và các dịch vụ hợp lý khác, thù lao trả cho ban đại diện quỹ/Giá trị tài sản ròng trung bình trong kỳ (%) |
|
|
6 |
Tỷ lệ chi phí hoạt động/Giá trị tài sản ròng trung bình trong kỳ (%) |
|
|
7 |
Tốc độ vòng quay danh mục trong kỳ (%) = (Tổng giá trị danh mục mua vào + tổng giá trị danh mục bán ra)/Giá trị tài sản ròng trung bình trong kỳ |
|
|
II |
Các chỉ tiêu khác |
|
|
1 |
Quy mô quỹ đầu kỳ |
|
|
|
Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đang lưu hành đầu kỳ |
|
|
Tổng số lượng đơn vị quỹ đang lưu hành đầu kỳ |
|
|
|
2 |
Thay đổi quy mô quỹ trong kỳ |
|
|
|
Số lượng đơn vị quỹ phát hành thêm trong kỳ |
|
|
Giá trị vốn thực huy động thêm trong kỳ |
|
|
|
Số lượng đơn vị quỹ mua lại trong kỳ |
|
|
|
Giá trị vốn thực phải thanh toán trong kỳ khi đáp ứng lệnh của nhà đầu tư |
|
|
|
3 |
Quy mô quỹ cuối kỳ |
|
|
|
Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đang lưu hành cuối kỳ |
|
|
Tổng số lượng đơn vị quỹ đang lưu hành cuối kỳ |
|
|
|
4 |
Tỷ lệ nắm giữ chứng chỉ quỹ của công ty quản lý quỹ và người có liên quan cuối kỳ |
|
|
5 |
Tỷ lệ nắm giữ chứng chỉ quỹ của 10 nhà đầu tư lớn nhất cuối kỳ |
|
|
6 |
Tỷ lệ nắm giữ chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư nước ngoài cuối kỳ |
|
|
7 |
Số nhà đầu tư tham gia vào quỹ, kể cả giao dịch ký danh |
|
|
8 |
Giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ cuối tháng |
|
|
Đại diện có thẩm quyền của Ngân hàng Giám sát (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
(Tổng) Giám đốc Công ty quản lý quỹ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
1 Văn bản này được hợp nhất từ 2 Thông tư sau:
- Thông tư số 183/2011/TT-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về việc thành lập và quản lý Quỹ mở, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2012;
- Thông tư số 15/2016/TT-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 183/2011/TT-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2011 hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
Nội dung tại Văn bản hợp nhất này không làm thay đổi nội dung và hiệu lực của 2 Thông tư nêu trên.
2 Thông tư số 15/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 183/2011/TT- BTC ngày 16 tháng 12 năm 2011 hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 183/2011/TT-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2011 hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở.”
3 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
4 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 25 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
5 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
6 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
7 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
8 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
9 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
10 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
11 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT- BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
12 Cụm từ “tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 24 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
13 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
14 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
15 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
16 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT- BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
17 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
18 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
19 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
20 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
21 Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
22 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
23 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT- BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
24 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT- BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
25 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT- BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
26 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT- BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
27 Cụm từ “tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 24 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
28 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
29 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
30 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
31 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
32 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
33 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 25 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
34 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
35 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
36 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
37 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 18 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
38 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT- BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
39 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT- BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
40 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
41 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 21 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT- BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
42 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 22 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT- BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
43 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 23 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT- BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016
44 Điều 2 Thông tư số 15/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016 quy định như sau:
“1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
2. Việc sửa đổi, bổ sung Thông tư này do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định./.”
1 Đối với cá nhân: số Phiếu an sinh xã hội/Hộ chiếu còn hiệu lực; Đối với tổ chức: số Giấy phép thành lập pháp nhân nước nơi tổ chức đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh; Giấy phép thành lập tổ chức hoặc chi nhánh tại Việt Nam
2 Nếu quỹ nắm vị thế mua (long position), giá trị thị trường có thể được điều chỉnh tăng thêm chi phí mua quyền chọn (premium).
3 Hệ số delta là đạo hàm bậc nhất của giá quyền chọn đối với giá chứng khoán cơ sở. Trong trường hợp đơn giản, hệ số delta có thể coi bằng 1. Trong các trường hợp quyền chọn phức tạp, hệ số delta do công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát xác định sau khi đã được Ban đại diện quỹ chấp thuận
4 Nếu quỹ nắm vị thế mua (long position), giá trị thị trường có thể được điều chỉnh tăng thêm chi phí mua quyền chọn (premium).
45 Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 25 Điều 1 của Thông tư số 15/2016/TT- BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
5 Hợp đồng bán chứng khoán có cam kết mua lại, trong đó quỹ là bên bán chứng khoán (bên đi vay tiền)
6 Hợp đồng mua chứng khoán có cam kết bán lại, trong đó quỹ là bên mua chứng khoán (bên cho vay chứng khoán)
MINISTRY
OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 06/VBHN-BTC |
Hanoi, March 21, 2016 |
GUIDANCE ON ESTABLISHMENT AND MANAGEMENT OF THE OPEN-ENDED FUND
The Circular No. 183/2011/TT-BTC dated December 16, 2011 of the Minister of Finance on providing guidance on establishment and management of the open-ended fund, taking effect as of March 01, 2012, has been amended and supplemented by:
The Circular No. 15/2016/TT-BTC dated January 20, 2016 of the Minister of Finance amending and supplementing several articles of the Circular No. 183/2011/TT-BTC dated December 16, 2011 on providing guidance on establishment and management of the open-ended fund, taking effect as of March 15, 2016.
Pursuant to the Law on Securities dated June 29, 2006;
Pursuant to the Law on Enterprises dated November 29, 2005;
Pursuant to the Law dated November 24, 2010 on amending and supplementing a number of articles of the Law on Securities;
Pursuant to the Government’s Decree No. 118/2008/ND-CP dated November 27, 2008 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of Ministry of Finance;
...
...
...
Article 1. Scope and regulated entities
This Circular guides the mobilization of capital for the establishment and management of open-ended funds, and the operation of the fund management companies, supervisory banks, distributors and providers of services related to the management of open-ended funds within the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 2. Interpretation of terms
In this Circular, these terms are construed as follows:
1. Soft commission refers to the expenses which are not directly paid in cash and are included in other valid expenses.
2. Nominee agents are the distributors which open nominee accounts in their names and trade fund certificates on behalf of investors in the secondary ledger.
3. Distributors are securities trading organizations, depository banks, commercial banks, insurers and other economic organizations that have registered the distribution of open-ended fund certificates.
...
...
...
5. Liquidation value of a share is determined by the value of owner’s equity of the issuer divided by the total number of outstanding stocks.
6. Major investment portfolio of the fund are the investments in valuable papers and securities issued by the same issuer (including money market instruments, negotiable instruments, and securities as prescribed in Point b, d, and e Clause 2 Article 15 of this Circular) of which the total value makes up at least five percents (5%) of the total value of assets of the fund.
7. Fund consolidation is the consolidation of two open-ended funds or more (hereinafter referred to as consolidating funds) into a new open-ended fund (hereinafter referred to as consolidated fund) by transferring all assets, rights and legal interests, debts and obligations of the consolidated fund, and at the same time terminating the existence of the consolidating funds.
8. Personal profile includes a document providing information on the standard form prescribed in Annex 07 together with a certified copy of the ID card, passport or other identity papers.
9. (abrogated)
10. Valuation date means the date on which the fund management company determines the NAV of the fund as prescribed by the Law on securities.
11. Fund certificate trading day means the valuation date on which the fund management company, on behalf of the fund, issues and redeems open-ended fund certificates.
12. Supervisory bank is a commercial bank having Certificate of registration for securities depository, appointed by a fund management company to provide depository services and supervise the fund management.
13. Beneficiaries refer to organizations and individuals whose names are not registered as owners of assets, but such assets are totally under their ownership.
...
...
...
15. Investment portfolio management of a fund comprises the investment research and analysis; formulation and implementation of investment strategies and tactics; decisions on the structure of the investment portfolio and types of assets for capital investment and divestment, and decisions on the time of making the investments and divestments.
16. Fund means an open-ended fund as defined in Clause 30 Article 6 of the Law on securities in 2006.
17. Bond funds are the open-ended funds that invest in various kinds of treasury bills, bonds, and other fixed-income valuable papers and instruments with the proportion of investment in such assets that makes up at least eighty percents (80%) of the NAV.
18. Fund merger means the form whereby one or several open-ended funds (hereinafter referred to as merged funds) merge into another open-ended fund (hereinafter referred to as merging fund) by transferring all assets, rights and legal interests, debts and obligations to the merged fund, and at the same time terminating the existence of the merged funds.
19. Primary ledger of investors (hereinafter referred to as primary ledger) means data in the form of a document or electronic data file or both, recording information about investors who own fund certificates.
20. Secondary ledger of investors (hereinafter referred to as the secondary ledger) is the ledger of investors made and managed by distributors under the authorization from the fund management company.
21. Quarterly average number of the fund units is the total number of outstanding fund units determined after each fund certificate trading day divided by the number of such trading days in the quarter.
22. Open-ended fund certificate trading account means the account via which an investor buys, sells and owns certificates of one or more open-ended funds, which are managed by a fund management company. The open-ended fund certificate trading accounts shall be opened and managed by providers of transfer agent services. There are two types of these accounts:
a) Investor’s account is the account owned by an investor and opened in such investor's name;
...
...
...
24. Independent member of the board of representatives of the fund refers to a member unrelated to the fund management company or supervisory bank.
25. The time of closing the order book is the deadline for distributors to receive trading orders from investors that shall be executed on the trading day. The time of closing the order book shall be specified in the fund’s charter and publicly announced in the prospectus or summary prospectus which is not allowed to exceed the time of closing the securities market of the Stock Exchange on the latest day before the fund certificate trading day.
26. Quotation service provider refers to a securities trading organization or a credit institution which is authorized to conduct foreign exchange services, and/or a bond quotation system selected by the fund management company to provide the quotation of price of assets other than listed securities or registered securities.
27. Related service provider refers to the depository bank or the Vietnam Securities Depository authorized by the fund management company to provide one or more of the following activities:
a) Investment fund management services:
- Making accounting entries for the fund’s transactions: recording changes of cash inflows and outflows of the fund;
- Preparing financial statements of the fund, and coordinating with and assisting the fund's auditing firm during the fund auditing;
- Determining the NAV of the fund and the NAV of one fund certificate unit in accordance with law and provisions in the fund’s charter;
- Performing other activities in accordance with the law and provisions in the fund’s charter.
...
...
...
- Preparing and managing the primary ledger; opening, monitoring and managing investor’s accounts and nominee accounts; certifying ownership of open-ended fund certificates;
- Recording buy orders, sell orders, switching orders made by investors; transferring the ownership of the fund certificates; updating the primary ledger;
- Supporting investors in exercising their rights related to their ownership of fund certificates;
- Organizing meetings of the board of representatives of the fund, general meetings of investors of the fund; maintaining the contact channel with investors, distributors, regulatory authorities and other competent agencies;
- Providing investors with financial statements and operational reports of the fund, prospectus, summary prospectus, trading account statements, transaction certifications, and other documents.
28. Average annual profit rate of the fund is the pre-tax profit of such fund during a year divided by its average annual NAV.
29. Charter capital of the open-ended fund means the amount of capital raised during the initial public offering of fund certificates.
30. Index funds are open-ended funds investing in stock portfolios as the basis for constituting the market index in which the market index is constructed and managed by Stock Exchanges in Vietnam in accordance with laws on the exchange-traded funds (ETFs).
...
...
...
Section I: THE OPEN-ENDED FUND ESTABLISHMENT
Article 3. Type and name of the fund
1. The name of a fund must be in Vietnamese and may include numbers and symbols; it must be pronounceable and contain at least the two following elements:
a) The phrase “Investment Fund”;
b) The type of the fund, suitable for the investment objectives and policies, and the structure of the investment portfolio and assets.
2. The name of the fund must comply with the laws on enterprises. The State Securities Commission of Vietnam (SSC) is entitled to require fund management companies to change the fund names in accordance with related laws.
Article 4. Application for registration of initial public offering of open-ended fund certificates
1. Application for registration of initial public offering of open-ended fund certificates includes:
a) Application form for the public offering of fund certificates according to the form stated in the Annex 01 enclosed with this Circular;
...
...
...
c) The fund’s prospectus and summary prospectus;
d) The list of the fund managers, enclosed with their personal profiles;
e) The principle contract on the supervision; the principle contracts signed with related service providers (if any), including contents prescribed in Annex 32 enclosed with this Circular; the principle contracts signed with nominee agents; the principle contracts on the distribution of fund certificates. In case an organization proposed to act as a distributor or nominee agent who has been not issued with certificate of registration of the fund certificate distribution, such organization must supplement the application for registration of the fund certificate distribution as prescribed in Clause 3 Article 39 of this Circular;
f) The fund’s advertising and introduction documents as prescribed in Clause 1 Article 42 of this Circular (if any);
g) In case the fund management company does not propose to hold the first general meeting of investors, it must provide additional documents for consulting the investors, including:
- The list of representatives of the fund, enclosed with their personal profiles and other valid documents proving that the board of representatives of the fund has satisfied all requirements in Clauses 2 and 3 Article 28 of this Circular;
- Documents related to other issues that need to be consulted by the investors.
2. Application for registration of initial public offering of open-ended fund certificates shall be made into one (01) original attached with electronic files. The original set of the application shall be sent by post or directly to the SSC’s administrative department.
3. The information in the application must be correct, accurate, unequivocal, and contain sufficient important information which may affect investors' decisions. The fund management company is liable for the information and documents in the application.
...
...
...
6. The certificate of registration of the public offering of open-ended fund certificates issued by the SSC to the fund management company is also the document certifying that the application for such initial public offering has satisfied all conditions and procedures stipulated by law.
7. While the SSC is considering the application for registration for the offering of open-ended fund certificates, the fund management company and related persons are only permitted to use, in an honest and accurate manner, the information in the prospectus already submitted to the SSC for market survey purposes, and they must clearly state that the information is unofficial. The information for market survey purposes must not be provided via the mass media.
8. In the absence of any additional contents or information in the application for registration of the follow-on offering of fund certificates, the fund management company shall not be obliged to provide written evidence that supervisory banks, related service providers or fund managers have met stipulated conditions which has already been submitted in the application for registration of the previous offerings of fund certificates. Where new funds that are planning offerings share the same fund’s charter and prospectus, the fund management company shall not be required to submit these documents in the application for registration of the offering of new fund certificates.
Article 5. Offering of fund certificates
1. The initial public offering of fund certificates is only permitted to be implemented:
a) After the SSC has issued a certificate of registration of the offering of fund certificates; and
b) The fund management company ensures that buyers are able to access the prospectus and summary prospectus in the application for the offering of fund certificates at distributors mentioned in the notice of issuance.
2. The fund management company must, at least fifteen (15) days prior to the initial public offering of fund certificates, send to the SSC and publicly announce the notice of issuance with contents regulated by the Ministry of Finance on the application for registration of the public offering of securities via the mass media as prescribed in Clause 3 of this Article.
3. The announcement of information shall be carried out through the following means of mass media:
...
...
...
b) Other means of mass media in accordance with law;
4. The fund management company, distributors and the underwriter (if any) must distribute fund certificates fairly and publicly, ensuring that investors have a minimum period of twenty (20) days in which to register to purchase fund certificates, and this time-limit must be recorded in the notice of issuance.
5. The proceeds from the initial public offering of fund certificates must be transferred into the escrow account opened at the supervisory bank and kept there until the SSC issues a certificate of fund establishment registration. The supervisory bank must pay interest at least equal to the demand deposit interest rate during the period the capital raised for the fund is held in the escrow opened at such bank.
6. The fund management company must finish the distribution of fund certificates within ninety (90) days from the effective date of the certificate of registration of the public offering of fund certificates. If the fund management company is unable to complete the distribution within this time-limit, it must submit the application to the SSC for an extension of distribution period of fund certificates.
Within seven (07) days as of the receipt of the application submitted by the fund management company, the SSC shall consider to grant an extension of the time-limit for distributing fund certificates but such extension must not exceed thirty (30) days. In case of refusal to grant an extension of this time-limit, the SSC shall specify its reasons in writing.
7. The suspension or cancellation of the offering must comply with Article 22 and 23 of the Law on securities.
Article 6. Application for fund establishment registration
1. The fund management company must send the SSC an application for the fund establishment registration within ten (10) days as of the end of the initial public offering of fund certificates. The application shall include:
a) The application for the fund establishment registration according to the form prescribed in the Annex 09 enclosed with this Circular;
...
...
...
c) List of nominee agents and investors, including investors conducting transactions via nominee accounts, according to the form prescribed in Annex 11 of this Circular and enclosing the following information:
- For nominee agents: full names, abbreviated names and trading names, number of the licenses for the establishment and operation/ certificates of business registration of nominee agents; the number of investors registering for trading via nominee accounts and the number of fund units in nominee accounts;
- For investors: full name, ID number or unexpired passport number, address (if the investor is an individual) or full name, abbreviated name, number of the certificate of business registration, head office’s address (if the investor is an organization), number of the trading account of open-ended fund certificates and trading method (via nominee agents or distributors); the number of fund units owned, ownership ratio, and date of purchase;
d) Record of investors’ opinions on relevant contents as regulated in Point g Clause 1 Article 4 of this Circular.
2. The application for the fund establishment registration prescribed in Clause 1 of this Article shall be made into one (01) original attached with electronic files. The original set of the application shall be sent by post or directly to the SSC’s administrative department.
3. The SSC shall, within ten (10) days as from the receipt of complete and valid application, issue a certificate of the fund establishment registration. In case of refusal, the SSC shall specify its reasons in writing.4. The fund management company is permitted, immediately after the certificate of the fund establishment registration takes effect, to obtain release of the capital held in the escrow account at the supervisory bank in order to make investments. The supervisory bank must pay interest on the capital amount held in the escrow account in accordance with the contract signed by the supervisory bank and the fund management company.
5. The fund management company must, within fifteen (15) days as from the end of the offering, disclose information in accordance with Clause 3 Article 5 of the Circular, report to the SSC, pay fees and discharge financial obligations arising from the capital mobilization and refund in full to investors their cash contributions and the interest (if any) upon the occurrence of one of the following events:
a) Less than one hundred (100) investors, excluding institutional securities investors, purchased fund certificates;
b) Total value of capital mobilized was less than fifty (50) billion Vietnamese dongs or less than the estimated minimum capital value according to the fund’s charter (if any);
...
...
...
Article 7. Ledger of investors and the ownership certification
1. Within five (05) days as from the effective date of the certificate of registration of the fund establishment, the fund management company shall itself or grant powers to a related transfer agent service provider to establish and manage a ledger of investors (primary ledger) and confirm with investors their ownership of fund certificates. The fund management company may authorize a nominee agent in a foreign country to establish and manage the secondary ledger and to confirm with investors in such foreign country their ownership of fund certificates. The authorization to related service providers must be made on principles and on the basis of a contract containing contents prescribed in Annex 32 enclosed with this Circular.
2. The primary ledger includes the following information:
a) The name and head office’s address of the fund management company, of the supervisory bank, and of the depository bank (if any); the full name of the fund;
b) Investors’ information, including:
In the case of individuals: full name, ID number or unexpired passport number, contact address, contact telephone number, and email address (if any);
In the case of organizations: full name, abbreviated name, trading name, head office’s address, number of license for the establishment and operation/ certificate of business registration; full name, ID number or unexpired passport number, contact telephone number and email address of the individual who is authorized by such organization to trade fund certificates;
c) Account numbers of investors; or sub-account numbers, attached with the numbers of nominee accounts; securities trading codes (applicable to foreign investors);
d) The quantity of fund units owned; and dates of registration of ownership.
...
...
...
4. Within three (03) days from the day on which the transaction is made or at the request of an investor according to the form in Annex 12 enclosed with this Circular, the fund management company, nominee agents, and related service provider shall adjust the information about the investor in the primary ledger and secondary ledger in one of the following cases:
a) There is a fund certificate transaction implemented between the fund and the investor on a fund certificate trading day;
b) There is a non-commercial transaction such as a change of name of owner in a case of donation, inheritance or transfer of ownership pursuant to a court decision or in another case as stipulated by law; or there is a transfer of fund certificates from a nominee account to an investor’s account or vice versa;
c) There is a change of information about an investor.
5. The fund management company and related service providers must always have sufficient information about the ownership of each investor, including those conducting transactions via nominee accounts (except for the investors performing transactions via overseas nominee accounts). The information about assets of investors in the primary ledger, including the investors trading via nominee accounts, is the proof of the investors' ownership of the fund certificates. The Investor's ownership shall be established when the information about investor's ownership is updated in the primary ledger.
Article 8. Fund’s charter, prospectus and summary prospectus
1. The fund’s charter is initially issued by the fund management company according to the form in Annex 02 enclosed with this Circular. Investors that register for purchasing fund certificates are considered having approved the fund’s charter. The fund management company must obtain opinions from the general meeting of investors prior to amending or supplementing the issued fund’s charter. If the general meeting of investors authorizes, or if it is set forth in the fund's charter, the following contents may be amended or supplemented without obtaining opinions from the general meeting of investors:
a) Any amendment or addition or adjustment due to a change in legal provisions;
b) Grammatical or spelling errors in the fund's charter.
...
...
...
3. The prospectus must contain all information in the form provided in Annex 03 enclosed with this Circular. The prospectus shall be updated when significant information arises, or periodically updated according to the frequency specified in the fund’s charter. If the SSC does not provide any written objection within fifteen (15) days from the date on which the prospectus is lodged with the SSC, the fund management company is permitted to provide the prospectus to related service provider, distributors and investors.
4. The fund management company shall make a summary prospectus that contain fundamental contents as prescribed in Annex 04 enclosed with this Circular.
5. The prospectus and the summary prospectus must be easily understandable, must not use too many technical expressions, and must be published on the websites of the fund management company, related service provider and distributors, and be provided free of charge to investors on request.
6. Supervisory banks and related service provider shall be allowed to clearly state that, in their prospectus and advertisements for open-ended funds, only information regarding these banks or providers is accredited, and shall be held liable within their scope of operations agreed upon in contracts signed with fund management companies and in consistence with laws and regulations as well as information that they have provided in order to create prospectuses and advertisements for open-ended funds.
Section II: OPEN-ENDED FUND CERTIFICATE TRANSACTIONS
Article 9. Investor’s accounts and nominee accounts
1. In the case of any investor trading fund certificates for the first time, the fund management company or distributor must collate identification information about the investor and beneficiary (if any) and must open a fund certificate trading account for the investor on the basis of the investor's request for registration of the fund certificate trading according to the form in Annex 20 enclosed with this Circular. Investors have the right to select the following fund certificate trading accounts:
a) Personal account, in the name of the investor (referred as the investor’s account as prescribed in Point a Clause 22 Article 2 of this Circular);
b) A sub-account to trade within the account in the name of the nominee agent as prescribed in Point b Clause 22 Article 2 of this Circular (referred as the investor’s sub-account).
...
...
...
3. An investor’s account or sub-account must contain the following particulars:
a) The number of the trading account or sub-account;
b) The quantity of fund units;
c) The quantity of increased or reduced fund units and the reasons for such increase or reduction;
d) Other personal information about the investor as regulated in Clause 2 Article 7 of this Circular.
4. Management of investor’s accounts and nominee accounts must satisfy the following principles:
a) The fund management company or related service provider must open and manage a separate and independent account for each nominee agent and for each investor. The distributor shall provide updated information on the opening and closure of investor’s accounts to the fund management company or related service provider;
b) Nominee agent must open and manage sub-accounts independently and separately of each investor. The total balance of sub-accounts of investors must match the balance of the nominee account, and the balance of each sub-account must match the data about the investor's ownership of the fund certificates in the primary ledger;
c) A nominee agent must provide information about sub-accounts of each investor to the fund management company or related service provider, and must regularly check to ensure that the balance in any sub-account is consistent with the data and status of ownership of such investor in the primary ledger. This provision does not apply to foreign nominee agents.
...
...
...
6. A foreign investor, before opening a fund certificate trading account or sub-account, must register a securities trading code in accordance with the Ministry of Finance’s regulations on activities of foreign investors in the securities market. This provision does not apply to an investor outside the territory of the Socialist Republic of Vietnam that makes transactions via the nominee account of a foreign nominee agent.
7. A foreign nominee agent must, before opening a nominee account, apply for a securities trading code in accordance with the Ministry of Finance’s regulations on activities of foreign investors in the securities market.
8. A transfer agent service provider and nominee agent must promptly and accurately update complete information about securities trading codes of foreign investors and their ownership status, and promptly provide complete information to state competent authorities upon written requests. This provision shall not apply to foreign nominee agents that open the nominee accounts as prescribed in Clause 7 this Article.
Article 10. General provisions on fund certificate trading
1. Within thirty (30) days from the effective date of the Certificate of registration of the fund establishment, the fund management company shall arrange the fund certificate trading for investors. Trading activities must be arranged on a periodical basis in accordance with the provisions in the fund’s charter and as announced in the prospectus and summary prospectus. The trading frequency must be no less than twice per month.
2. Trading orders must be sent to a distributor announced in the prospectus and summary prospectus or announced on the website of the fund management company, or must be sent to the fund management company or related service provider. The fund management company or related service provider must establish a system for receipt of trading orders from investors in Vietnam, enabling them to place orders with any distributor announced in the prospectus and summary prospectus or announced on the website of the relevant fund management company.
3. Distributors may only receive trading orders from investors when order forms are filled with complete and accurate information according to the form provided in Annex 21 enclosed with this Circular. Order forms shall be kept by distributors in accordance with the laws on securities, and ensure inclusion of the time of receipt of orders and receivers of trading orders obtained from investors in a sufficient, accurate, timely and evident manner. Delivery of investor’s trading orders via telephone, fax, internet connection or electronic devices and other transmission lines must be consistent with regulations on electronic transactions and order forms must be stored in the form of electronic data folder.
4. Fund management companies and related service providers are only permitted to implement orders received prior to the time of closing the order book. Depending on the provisions in the fund’s charter and prospectus, orders received after the time of closing the order book shall either be cancelled or may continue to be valid for implementation on the next fund certificate trading day.
5. The fund management company, related service provider or nominee agent shall, within three (03) days from a fund certificate trading day, update information about post-trade ownership of investors in the primary ledger and also send investors trading confirmation according to the form defined in Annex 22 enclosed with this Circular.
...
...
...
7. The fund management company, related service provider and nominee agents must keep an order book containing the information according to the form defined in Annex 23 enclosed with this Circular, in which they record complete information about fund certificate trading orders from investors.
8. Investors are permitted to switch between funds if the fund management company has two or more funds and there is a relevant provision in the charters of the funds and in the prospectuses. The switching order shall be executed as follows:
a) The sell order of sold fund certificates shall be executed first, then the order to purchase target fund certificates shall be executed;
b) Orders shall be executed on fund certificate trading days of corresponding funds;
c) Investors are only required to make settlement of switching fees (if any) in accordance with provisions in charters of relevant funds, and are not required to pay fees for buying and selling on orders implemented in accordance with Points a and b of this Article.
9. A fund management company and its related individuals are permitted to contribute capital to establish the fund and trade open-ended fund certificates which is currently managed by such company at the trading prices applicable to other investors as regulated in Article 14 of this Circular.
Article 11. Fund certificate buy orders
1. Implementation of a buy order of an investor or nominee agent must comply with the following principles:
a) A buy order must be sent together with valid documents certifying that the investor has made full settlement into the fund’s account or there must be confirmed by the supervisory bank as prescribed in Point c this Clause. Nominee agents shall make settlement on the basis of the difference between the buy order and the sell order, and the time-limit for settlement shall accord with the contract between the transfer agent service provider and the nominee agent;
...
...
...
c) The supervisory bank must confirm with the fund management company, distributor or related service provider that complete purchase monies for the fund certificates have been received from the investor or from nominee agents;
d) The transaction value of a buy order must not be less than the minimum buying value (if any) stipulated in the fund's charter and announced in the prospectus;
e) The quantity of fund units sold to investors or nominee agents may be an odd number in the form of figures containing a decimal fraction which shall be rounded up to the second figure after the decimal point.
2. A fund management company must open a cash account at the supervisory bank in order to receive settlement from investors and nominee agents for the purchase of fund certificates. A nominee agent must open an account for making settlement of fund certificate transactions at the supervisory bank as prescribed in Point e Clause 3 Article 40 of this Circular in order to receive settlement from investors trading via nominee accounts.
3. Sums earned by purchasing fund certificates after being transferred to the cash account of the fund at a supervisory bank shall be promptly used for investment on the trading day of such fund certificates. The supervisory bank are responsible for paying interest to the fund at the currently applicable rate of interest on demand deposit from the date on which the fund receives such sums from the investors.
4. Where buy orders of fund certificates and settlement for such orders are performed by individuals or organizations other than investors, order forms and written confirmation of such settlement must clearly include name, account number and settlement value of the interested investor.
Article 12. Fund certificate sell orders
1. Implementation of a sell order of an investor or nominee agent must comply with the following principles:
a) A sell order is only permitted to be implemented when the fund management company, distributor, nominee agent or related service provider ensures that the investor has a sufficient quantity of fund units to sell as requested, and that the remaining quantity of fund units owned by the investor will not be less than the minimum quantity (if any) prescribed in the fund’s charter and announced in the prospectus for maintaining an account or sub-account;
...
...
...
c) Settlement shall be made by remittance or by some other forms upon written request of the investor or nominee agent;
d) The time-limit for making settlement shall be implemented as stipulated in the fund’s charter and as announced in the prospectus but may not be later than seven (07) days from the fund certificate trading day. In the cases in Clause 3 of Article 13, and after the board of representatives of the fund issues the written approval, the settlement may be delayed but not later than thirty (30) days as from the fund certificate trading day.
2. The nominee agent is responsible to complete settlement to the investor within three (03) days from the date of settlement made as prescribed in Point d Clause 1 of this Article.
3. If fund's charter or the prospectus allows, the fund management company may transfer a part of the investment portfolio instead of paying cash to investors. The transfer of investment portfolio must satisfy the following conditions:
a) It may only be conducted when the fund management company considers it necessary in order to avoid a negative impact on the NAV of the fund. The transfer must be approved in writing by the board of representatives, and reports must be provided at the next general meeting of investors;
b) The investor (the transferee) issues a written approval;
c) It may only be conducted in respect of a sell order with a total settlement value in excess of fifty (50) billion dongs or some other high value as stipulated in the fund’s charter and announced in the prospectus;
d) The structure of the part of the investment portfolio transferred to the investor must be completely the same as the structure of the investment portfolio of the fund, ensuring the consistency between asset types, structure and asset ratio in the investment portfolio of the fund.
4. The supervisory bank is responsible for checking and certifying that the transfer is conformable with Clause 3 of this Article.
...
...
...
1. The fund management company has the right to cover only a part of a buy order, sell order or switching order from an investor in any one of the following cases:
a) The total value of sell orders (including sell orders from switching activities) less the total value of buy orders (including buy orders from switching activities) on a fund certificate trading day is more than ten percents (10%) of the NAV of the fund; or
b) The complete execution of the investor’s orders might lead to the fact that:
- The NAV of the fund goes down below fifty (50) billion dongs; or
- The value of remaining fund units or the total number of remaining fund units in the investor’s account is lower than the minimum value or the minimum number of fund units required to maintain the account of such investor as prescribed in the fund's charter and announced in the prospectus (if any); or
- The remaining NAV or the number of remaining fund units is lower than the minimum NAV or the minimum number of outstanding fund units prescribed in the fund's charter and announced in the prospectus (if any); or
- The number of outstanding fund units exceeds the maximum amount (if any) prescribed in the fund’s charter and announced in prospectus; or
c) Other cases prescribed in the fund's charter and announced in the prospectus.
2. Regarding the redemption of the remaining part of sell orders or switching orders with respect to the orders have been satisfied partially as prescribed in Clause 1 of this Article, the fund management company must apply either of two principles defined in the fund's charter and announced in the prospectus as follows:
...
...
...
b) The principle of ratio parity: the unexecuted part of order will be coupled with later arriving orders for implementation, ensuring the ratio between the value of orders implemented and the value registered for trading are the same.
3. In the cases in Point a Clause 1 of this Article, if there is a relevant provision in the fund’s charter and prospectus, the fund management company is permitted to extend the time-limit for settlement but not beyond thirty (30) days after the fund certificate trading day.
4. The open-ended fund certificate trading may be suspended in one of the following cases:
a) The fund management company is unable to redeem open-ended fund certificates as requested due to an event of force majeure;
b) The fund management company is unable to determine the NAV of the open-ended fund on the date of determining the price for redeeming open-ended fund certificates because the Stock Exchange decides to suspense securities transactions in the fund’s investment portfolio.
c) Other cases as stipulated in the fund’s charter or as considered necessary by the SSC.
5. The fund management company must report to the board of representatives of the fund and the SSC within twenty four (24) hours of the occurrence of any event specified in Clause 4 of this Article, and must continue to redeem open-ended fund certificates immediately after such event terminates.
6. The duration of any suspension of fund certificate trading shall be as prescribed in the fund’s charter but must not be longer than ninety (90) days from the last trading day of fund certificates.
7. The fund management company must, within thirty (30) days as of the end of the suspension of fund certificate trading as prescribed in Clause 6 of this Article, arrange a meeting to obtain opinions from the general meeting of investors on dissolution or division of the fund, or on continuing to extend the duration of suspension of fund certificate trading.
...
...
...
Article 14. Initial public offering price, sell price and redemption price of open-ended fund units
1. The initial public offering price of an open-ended fund unit shall be prescribed by the fund management company in the fund’s charter and announced in the prospectus.
2. The sell price of a fund unit, meaning the price which the investor must pay to the fund management company, shall equal the NAV of a fund unit calculated on the fund certificate trading day, plus the issuance fee (if any).
3. The price of redeeming a fund unit, meaning the price which the fund management company must pay to an investor, shall equal the NAV of a fund unit calculated on the fund certificate trading day minus the redemption fee (if any).
4. The redemption, issuance and switching fees can be set at various rates, based on the period of holding fund certificates, investment objectives, or investment values. Maximum fee rates must be provided for in the fund’s charter and prospectus. Specific fee rates must be announced in the prospectuses, summary prospectuses, or on websites of fund management company, distributors or in other forms. The issuance fee is not allowed to exceed five percents (5%) of the transaction value. The redemption and/or switching fee is not allowed to exceed three percents (3%) of the transaction value.
5. When trading fund certificates, investors must not be required to pay any other fees to the fund management company, authorized organization or distributor apart from the fees which the fund must pay as prescribed in the fund’s charter and the issuance fee, redemption fee (if any) or switching fee (if any) as prescribed in the fund’s charter and announced in the prospectus.
6. These fee rates shall be increased to the extent that the increased rates do not exceed the maximum rates prescribed in paragraph 4 of this Article. The soonest day to apply the increased fee rates is the 90th day from the date on which the fund management company announces new fee rates on its website.
Section III: INVESTMENT OF OPEN-ENDED FUNDS
Article 15. Investment limits of an open-ended fund
...
...
...
2. The fund may invest in the following assets:
a) Deposits at commercial banks as prescribed by the laws on banking;
b) Foreign currency, money market instruments including valuable papers and negotiable instruments in accordance with relevant laws;
c) Government bonds, Government-guaranteed bonds, and local authority bonds;
d) Listed stocks, stocks registered for trading, and listed bonds of issuers operating in accordance with the law of Vietnam;
e) Stocks, bonds to be listed or registered by the issuers that operate as per Vietnam’s law; corporate bonds issued by listed organizations for which settlement guarantee is provided by credit institutions or which issuers undertake to repurchase;
f) Derivative securities listed and traded on the Stock Exchange, but with the sole objective of avoiding risks;
g) Rights that may arise in connection with securities that the fund is holding.
3. The investment in the assets prescribed in Point e Clause 2 of this Article must satisfy the following conditions:
...
...
...
b) The board of representatives of the fund has provided written consent to the type and code of the securities, to the quantity and the transaction value, and to the time for implementing same;
c) There is adequate proof that the issuer will complete its application for trading registration or listing such securities on the Stock Exchange within twelve (12) months from the trading date.
4. The structure of the investment portfolio of open-ended fund must adhere to the following rules:
a) Except for deposits in the
demand account of the fund opened at a supervisory bank, it is not allowed to
invest more than forty-nine percents (49%) of the fund’s total asset value in
the assets referred to in Point a and b Clause 2 of this Article. This
provision shall not be applied to bond funds;
b) Do not invest more than thirty percents (30%) of the fund’s total asset
value in the assets prescribed in Point a, b, d, e and f Clause 2 of this
Article, which are issued by the same company or by a group of companies having
mutual ownership relations, including the investment in derivatives which is
the value agreed upon in the contract defined in Annex 13 to this Circular;
c) Do not invest more than twenty percents (20%) of total asset value of the fund in outstanding securities of an issuer, including valuable papers, negotiable instruments, bonds (except government bonds), voting stocks, non-voting stocks, and convertible bonds;
d) Do not invest in securities of an issuer more than ten percents (10%), or fifteen percents (15%) (in respect of an index fund or exchange-traded fund) of the total value of outstanding securities of that issuer, except for government bonds;
e) Do not invest more than ten percents (10%) of the total asset value of the fund in the assets provided for in Point e Clause 2 of this Article;
f) The total value of major investment portfolio in the fund’s investment portfolio must not exceed forty percents (40%) of the fund’s total asset value, except in the case of the bond fund;
g) At any time, the total value agreed upon in derivatives trades, outstanding loans and other payables of the fund must not exceed the net asset value of the fund;
...
...
...
i) Do not directly invest in real property, precious stones and metals;
j) Hold securities issued by at least six (06) issuers, except in the case of the bond fund.
5. Except for the cases referred to Point g, h, i Clause 4 of this Article, the investment structure of the open-ended fund may vary due to the objective causes:
a) The fluctuation of the market prices of assets in the fund’s investment portfolio;
b) Making legitimate settlement of the fund;
c) Executing trading orders of investors;
d) Consolidating and merging issuers;
e) The fact that the new fund has just been licensed, or has operated for a maximum period of six (06) months from the date on which the certificate of the fund establishment registration is issued due to the division, consolidation, or merger of the funds;
f) The fact that the fund is in the process of dissolution.
...
...
...
7. In case variation is caused by the inconformity with the investment limits prescribed by law or the fund’s charter, the fund management company is responsible for adjusting the investment portfolio within fifteen (15) days from the date on which the variation occurs and shall incur the expenses of these transactions and losses (if any). If the variation resulted in a profit, such profit must be immediately be accounted for as profit of the fund.
8. Fund management companies may only invest in deposit and money market instruments as prescribed in Point a, b Clause 2 of this Article, issued by credit institutions approved in writing by the board of representatives of the fund.
Article 16. Lending and borrowing, repurchase, and margin trading
1. The fund management company is not permitted to use capital and assets of the fund to provide loans or to provide guarantees for any loan, except for investment in deposits as prescribed in Point a Clause 2 Article 15 of this Circular.
2. The fund management company may not take out loans for investment activities, except for short–term loans to defray necessary costs of the fund or make settlement for fund certificate transactions with investors. The total value of short–term loans, exclusive of advances and payables, must not exceed five percents (5%) of the NAV of the fund at any time and the longest loan term is thirty (30) days.
3. The fund management company is not permitted to use assets of the fund to conduct margin trading (i.e. lending for the purchase of securities) for such fund or any other organization or individual; and is not permitted to use assets of the fund to conduct the short selling of securities or to lend securities.
4. If there is a relevant provision in the fund’s charter, the fund is permitted to conduct sale and purchase of government bonds in accordance with regulations of the Ministry of Finance on management of government bond transactions.
Article 17. Asset trading methods
1. The purchase and sale of securities which are listed or registered for trading on the Stock Exchange for the fund must be conducted via the centralized trading system on the Stock Exchange.
...
...
...
a) The estimated price range, time of execution, trading partners, type of traded assets are approved in writing by the board of representatives of the fund before the transaction is made;
b) If the actual buy price is higher or the actual sell price is lower than the reference price of quotation service provider, or is in excess of the approved price range as stipulated in Point a of this Clause, the fund management company must explain the reasons so that the board of representatives of the fund may consider and decide.
Section IV: NET ASSET VALUE (NAV) OF OPEN-ENDED FUND
Article 18. General provisions on determination of the NAV
1. The fund management company is responsible for determining the NAV of the fund and the NAV of a given fund unit on the basis of the market price, or the fair value (if there is no market price) of the assets in the investment portfolio of the fund.
2. The board of representatives of the fund must pass a list of at least three (03) quotation service providers, excluding party related to the fund management company or supervisory bank.
3. The fund management company must prepare a valuation handbook containing the following contents:
a) The principles and criteria for selecting and replacing quotation service providers, and these principles must be clearly specified in the fund’s charter;
b) Principles and detailed procedures for conducting valuation methods in consistent with the law, and as prescribed in the fund’s charter and in accordance with international practice.
...
...
...
5. The supervisory bank shall confirm the NAV of the fund and the NAV of one fund unit. The confirmation must be provided in writing or by computer read-out via the electronic information system of the supervisory bank approved by the fund management company. If the valuation was not conducted correctly, the supervisory bank must notify and request the fund management company to amend such valuation within twenty-four (24) hours.
6. Within a maximum three (03) days as of the valuation date, the NAV of the fund and the NAV of one fund unit must be announced on the websites of the fund management company and distributors, and on other means of mass media in accordance with the regulations on disclosure of information on the securities market. The information about the NAV must be provided as prescribed in Annex 24 of this Circular.
7. The fund management company is permitted to authorize a related service provider to determine the NAV of the fund and the NAV of one fund unit. And the fund management company must check and supervise such valuation, ensuring it is in consistent with law and that the NAV is determined accurately.
8. The fund management company must, within three (03) days from any day on which the NAV of the fund reduces by fifty percents (50%) compared to the initially mobilized capital, or reduces to below thirty (30) billion dongs, report to the SSC and propose a plan for remedial measures. If the NAV of the fund reduces to below ten (10) billion dongs within a period of six (06) consecutive months, the fund management company must liquidate assets in order to dissolve the fund in accordance with Article 33 of this Circular.
Article 19. Fund's net asset value (NAV)
1. The NAV of a fund shall be determined as equal to the total market value of assets in the portfolio less total debts payable by the fund, including the fund’s debts and settlement obligations up to the trading day closest to the valuation date. If there were no market prices on the most recent trading day, or if market prices have fluctuated as stipulated in the fund’s charter or internal rules of the company, the fund management company shall use the fair value determined in accordance with principles, methods or theoretical models for determinate the values of assets prescribed in the fund’s charter or in the valuation handbook of the fund or after the board of representatives of the fund has provided the written approval.
2. The NAV of one fund unit shall equal the NAV of the fund divided by the total number of outstanding fund units on the latest trading day before the valuation date. The NAV shall be rounded up in accordance with provisions of law in the accounting and auditing sector. Any balance arising from rounding up the NAV of the fund shall be accounted for as assets of the fund.
3. The determination of the market value of the fund’s assets must comply with the method prescribed in Annex 13 of this Circular. In which:
a) With regard to listed bonds: The market price is the end-of-day quoted price (or otherwise called according to the regulations adopted by the Stock Exchange), plus accrued interest (to the extent that the quoted price has yet to include the accrued interest, of an ordinary transaction made on the latest trading date before the valuation date;
...
...
...
c) With regard to non-interest instruments including treasury bills, bonds, valuable papers and any instruments of the like kind: The market price is the quoted price posted on the trading system of the Stock Exchange; in the absence of the quote price, the price level is determined according to the discounted cash flows model in reliance on the bid-awarding interest rate or another designated by the board for representatives of the fund and the period of holding such instruments;
d) With regard to assets which are permitted for investment, are not listed or registered for trading on the Stock Exchange: The market price is the mean price of successful transactions performed on the nearest trading date before the valuation date which is provided by quotation service providers. In the absence of a quotation, the price level is determined according to the theoretical model approved by the board for representatives of the fund.
Article 20. Indemnifying investors and the fund for losses
1. The fund management company is liable to indemnify the fund and investors for losses sustained from the fund certificate trading when the NAV of the fund is determined incorrectly in a significant level of variation, which is deemed to occur as follows:
a) There is a variation of 0.75% or more in the NAV in the case of a bond fund;
b) There is a variation of 1.00% or more in the NAV in other cases.
2. If the NAV of one fund unit is determined incorrectly and the variation is deemed to be significant as stipulated in Clause 1 of this Article, the fund management company shall plan the remedial measures and pay compensation in the following orders:
a) Re-determine the NAV on fund certificate trading days during the period when the variation is significant until it falls below the levels prescribed in Clause 1 of this Article (hereinafter referred to as the incorrect valuation period);
b) Determine compensations given to the fund and investors who suffer damage for the incorrect valuation of the fund’s assets. The fund management company or the fund does not have to pay compensation to the investors that suffer a loss smaller than one hundred thousand (100,000) dongs or another smaller value as prescribed in the fund's charter, but the settlement of the fund management company must be included in the fund, unless otherwise decided by the general meeting of investors or the board of representatives of the fund;
...
...
...
3. If the fund was undervalued, the amount of compensation payable to the fund and investors shall be determined as follows:
a) If the investor purchased fund certificates before the incorrect valuation period and sold them within such period, the amount of compensation shall be based on the level of variation and the number of fund units sold by such investor;
b) For the fund, the amount of compensation shall be based on the level of variation and the number of fund units which have been issued in the incorrect valuation period by the fund and are still in circulation.
4. If the fund was overvalued, the level of compensation payable to the fund and investors shall be determined as follows:
a) If the investor purchased fund certificates within the incorrect valuation period and maintains his ownership of such fund certificates after the incorrect valuation period, the level of compensation shall be based on the level of variation and the number of fund units which have been purchased and are under the ownership of such investor after the incorrect valuation period;
b) For the fund, the amount of compensation shall be based on the level of variation and the number of fund units which have been issued before the incorrect valuation period but redeemed within such period by the fund.
5. All expenses for compensation to investors and to the fund must be accounted for as operational expenses of the fund management company. If the fund’s charter contains a relevant provision and if it is passed by the general meeting of investors, expenses for compensation to investors as prescribed in Point a Clause 3 and Point a Clause 4 of this Article shall be accounted for as expenses of the fund.
6. The fund management company is liable to pay compensation for loss to the fund in the following cases:
a) Failure to comply with the investment policy, or investing assets which are restricted by the fund’s charter; or
...
...
...
c) Making investments that exceed the investment limits, except for the cases in Clause 6 Article 15 of this Circular.
9. Settlement of compensation for loss to investors and the fund must be reported by the fund management company in the annual operational report of the fund in accordance with Clause 2 Article 44 of this Circular, including an explanation of the causes or reasons for the loss, the levels of loss, the numbers of investors whose rights were adversely affected and who have been compensated, the amount of compensation paid to each investor, the amount of compensation paid to the fund, the form which such compensation took, the settlement method and other remedial actions (if any).
Article 21. Policy on distribution of profit of the fund
1. The fund management company shall distribute profit of the fund to investors in accordance with provisions in the fund’s charter and the policy on profit distribution announced in the prospectus. The profit distributed shall be extracted from the remaining profit of the fund. The fund management company is only permitted to distribute profit of the fund after it has completed or has adequate financial capacity to complete tax obligations and other financial obligations as required by law; has established sufficient funds in accordance with the fund’s charter; and even after the proposed amount of profit is distributed, the fund will still be able to ensure the settlement of debts and other financial obligations when they fall due. The schedule and plan on profit distribution must be publicly announced in the prospectus and on the website of the fund management company.
2. Profit may be distributed in cash or by fund units. The profit distribution made in the form of fund units must be agreed by the general meeting of investors or the board of representatives of the fund (if the latest general meeting of investors authorized the board of representatives of the fund to decide in accordance with the fund's charter) or allowed by the fund’s charter and the prospectus. Fund units are divided based on the NAV of a fund unit on the date on which the investor list is closed, or another value prescribed in the fund’s charter.
3. The fund management company must deduct all taxes, fees and charges in accordance with laws before distributing profits to investors.
4. After distributing profits, the fund management company shall send reports to each investor on the fund profit distribution, including the following contents:
a) The form of profit distribution (in cash or in fund units);
b) Total profit during the period and accumulated profit, details of each profitable item;
...
...
...
d) The NAV of a fund unit before and after the profit distribution;
e) Impacts on the NAV of the fund after the distribution.
5. If there is a relevant provision in the fund’s charter and prospectus, the fund management company is permitted to distribute assets of the fund to investors more than the actual realized profit, but must ensure that after doing so the NAV of the fund will not be less than 50 billion dongs. The plan, schedule and assets to be distributed, source of the funds must be approved by the general meeting of investors.
6. Information on the profit and asset distribution that were carried out must be updated in amended prospectuses.
7. If the investor has transferred his fund units during the period between completion of the list of investors and the time of settlement, the transferor shall receive the profit.
Article 22. The fund’s operating expenses
1. The fund’s operating expenses shall include the following after-tax expenses:
a) Asset management fee, paid to the fund management company;
b) Depository and supervision fees, paid to the supervisory bank;
...
...
...
d) Auditing expenses, paid to auditing firms;
e) Expenses of legal consultancy service, quotation service and other reasonable services, and remuneration paid to the board of representatives of the fund;
f) Expenses of drafting, printing and sending the prospectus, summary prospectus and financial statements, transaction confirmations, account statements and other documents to investors; expenses of disclosing information by the fund and expenses of holding general meetings of investors and meetings of the board of representatives of the fund;
g) Expenses related to conducting the fund’s asset transactions.
2. Within forty-five (45) days from the end of the second and fourth quarters in each year, the fund management company must disclose information about the fund’s operating expense ratio and portfolio turnover rate on the websites of the fund management company and distributors after these figures have been certified as accurate by the supervisory bank.
a) Operating expense ratio of the fund is determined by the following formula:
Operating expense ratio (%)=
Total operating cost x 100%
Annual average NAV
...
...
...
Operating expense ratio (%)=
Total operating cost × 365 x 100%
Average NAV of the fund in the reporting period × number of operating days of the fund (from the licensing date)
b) The fund’s portfolio turnover rate is determined as follows:
Portfolio turnover rate (%) =
(Total purchase during the period + total sales during the period) x100%
2 x Annual average NAV
In case the fund has been operated under one year, the fund’s portfolio turnover rate shall be determined as follows:
Portfolio turnover rate (%) =
...
...
...
2 x Average NAV during the reporting period × number of operating days of the fund (from the licensed date)
3. Brokerage and transfer fees on asset transactions of the fund must be paid to the securities company, excluding other types of fee such as fee for another service or fee paid to third parties (soft commission).
4. The fund management company and distributors are liable to make settlement of expenses of printing publications and issuing advertisements and information about fund products.
THE GENERAL MEETING OF INVESTORS, AND THE BOARD OF REPRESENTATIVES OF THE FUND
Section 1: THE GENERAL MEETING OF INVESTORS
Article 23. Rights and obligations of investors participating in the open-ended fund
Investors have the rights and obligations as prescribed in the Law on securities and relevant guidelines. Investors are liable to make full settlement for fund certificates purchased within the time-limit prescribed in the fund’s charter and prospectus, and are only liable for debts and other asset obligations of the fund up to the amount paid when purchasing the fund’s certificates.
Article 24: General meeting of investors
...
...
...
a) The amendment and supplementation of the fund's charter and supervision contracts; profit distribution plans;
b) The fundamental changes in the fund’s investment policies and objectives; the increases in the level of fees paid to the fund management company and the supervisory bank; the changes of the fund management company and the supervisory bank;
c) The consolidation and merger of the funds;
d) The fund certificate trading suspension; the fund division;
e) The fund dissolution;
f) Appointment, dismissal or removal of the chairman and members of the board of representatives of the fund; decisions on the amount of remuneration and operating costs of the board of representatives of the fund; selection of an approved auditing firm to audit the annual financial statements of the fund; passing reports on financial and asset status and annual operation of the fund;
g) Other matters within its authority as prescribed in Article 85 of the Law on securities, the law on enterprises and the fund’s charter.
2. The fund management company shall prepare the agenda and contents of the general meeting of investors in accordance with the law on enterprises. At least fifteen (15) days prior to holding the general meeting of investors, the fund management company must send the agenda, contents of the general meeting and relevant documents to the SSC.
3. The annual general meeting of investors shall be held within thirty (30) days from the date on which the annual financial statements are audited by an approved auditing firm. The annual general meeting of investors is not permitted to be held in the form of obtaining written opinions, unless the fund’s charter contains some other provisions.
...
...
...
a) The fund management company, or the supervisory bank, or the board of representatives of the fund considers it necessary in the interests of the fund;
b) At the request of investors or a group of investors representing at least ten percents (10%) of total outstanding fund units for six (06) consecutive months prior to the time of convening the general meeting of investors, or a smaller ratio if so prescribed in the fund’s charter;
c) Other cases prescribed in the fund's charter.
5. The extraordinary general meeting of investors as prescribed in Clause 4 of this Article must be held within thirty (30) days from the date on which the fund management company receives a request to convene such meeting, in which reasons and objectives of convening such extraordinary general meeting of investors must be specified.
6. Except in a case where it is compulsory to hold a meeting in order to obtain the opinion of the general meeting of investors on the matters prescribed in Point b, c Clause 1 of this Article, in other cases, if there is a relevant provision in the fund’s charter and if it has been announced in the prospectus, the fund management company is permitted to obtain written opinion from investors instead of holding a meeting. Principles, contents and procedures for obtaining written opinions from investors must be specified in the fund’s charter. In such a case, the fund management company must comply with the time-limits on sending voting slips and meeting documents to investors which is the same as in a case of inviting investors to attend a general meeting of investors as prescribed in the law on enterprises and the law on securities.
Article 25. Requirements and procedures for holding a general meeting of investors
1. The general meeting of investors shall be held when the number of investors that attend the meeting represents at least fifty-one percents (51%) of the total outstanding fund units. Investors may attend the meeting directly or appoint their authorized representatives to attend the meeting or in other forms prescribed in the fund's charter.
2. If the first meeting does not take place because the conditions prescribed in Clause 1 of this Article were not satisfied, the second meeting shall be convened within thirty (30) days from the date on which the first meeting was intended to be opened. In this case, the general meeting of investors shall be conducted irrespective of the number of attending investors.3. The procedures and form of holding the general meeting of investors must comply with the fund's charter, the law on enterprise and the law on securities.
Article 26. Approving decisions of general meeting of investors
...
...
...
2. For the contents in Point b and c Clause 1 Article 24 of this Circular, the decision made in the general meeting of investors shall be ratified if the number of participating investors that represent at least sixty five percents (65%) of the total amount of such investors’ fund units votes for it; the specific ratio is specified in the fund’s charter.
3. (abrogated)
4. When seeking written opinions in the general meeting of investors, decisions are approved when they are approved by the number of investors that represent at least fifty-one percents (51%) of the total amount of such investors’ fund units; the specific ratio is specified in the fund’s charter.
5. The fund management company and the board of representatives of the fund shall consider and ensure that all decisions made in the general meeting of investors are conformable with laws and the fund's charter. In case the decision is not conformable with laws and the fund's charter, another general meeting of investors shall be held to obtain opinions of investors or obtain writing opinions from investors.
6. Within seven (07) days as of the end of the general meeting of investors, or the deadline for obtaining investors’ written opinions as mentioned in Clause 4 of this Article, the fund management company shall make the minute of meeting and the resolution of the general meeting of investors, and send them to the supervisory bank and the investors, or post them on the company’s website as prescribed by laws.
Article 27. Objection to decisions made in the general meeting of investors
1. The investor who objects to the decision approved by the general meeting of investors on certain issues prescribed in Point b and Point c Clause 1 of Article 24 has the right to require the fund management company to redeem or switch fund certificates owned by such investor to another open-ended fund of such fund management company. The investor’s request must be made in writing, specifying the name and address of the investor, the number of fund units, and the reason for such request for redemption or switching to another fund managed by such fund management company. The investor’s request must be sent to the head office of the fund management company or the nominee agent within fifteen (15) days from the date on which the decision on the above-mentioned issues is approved by the general meeting of investors.
2. The fund management company must, within forty-five (45) days from the announcement of results of the general meeting of investors, complete the redemption or switching of fund certificates of the investor objecting to the decision of the general meeting of investors as prescribed in clause 1 of this Article. In this case, the redemption price shall be determined on the basis of the NAV determined on the date of the general meeting of investors and the investor shall not pay redemption or switching fees.
Section II: THE BOARD OF REPRESENTATIVES OF THE FUND
...
...
...
1. The board of representatives of the fund represents the investors and is selected in the general meeting of investors, or voted in writing by investors. The tenure, criteria, number of members, appointment, dismissal, removal and addition of the board members, appointment of the chairman of the board of representatives of the fund, the conditions and procedures for holding meetings and passing resolutions of the board of representatives of the fund are prescribed in the fund's charter and other provisions of law.
2. The board of representatives of the fund consists from three (03) to eleven (11) members, at least two-thirds (2/3) among which are independent members.
3. The board of representatives of the fund must include:
a) At least one independent member with qualifications and experience in accounting and auditing;
b) At least one independent member with qualifications and experience in securities investment analysis or asset management;
c) At least one member with qualifications and experience in laws on securities.
4. In case the board’s structure or any member of the board of representatives of the fund no longer satisfies the conditions specified in Clauses 2 and 3 of this Article, or a member is forced to resign, the board of representatives of the fund and the fund management company shall select a member that satisfy the conditions in Clause 3 of this Article for temporary substitution within fifteen (15) days from the discovery of such event. The new member shall provisionally exercise the rights and obligations of the official member of the board of representatives of the fund until the general meeting of investors officially appoints the new official member.
5. The rights and obligations of the board of representatives of the fund shall be specified in the fund's charter, including compulsory duties as follows:
a) Representing investors’ interests; take actions in accordance with the law to protect the fund’s and investors’ interests;
...
...
...
c) Deciding the amount of distributed profit, the schedule and procedures of profit distribution, or the settlement of losses during the operation; making decisions on the issues in disagreement between the fund management company and supervisory bank;
d) The board of representatives of the fund is entitled to make decisions on the issues prescribed in Point b, c, d, e, f and g Clause 1 Article 24 of this Circular upon the provision in the fund’s charter and the authorization of the latest general meeting of investors;
e) Requesting the fund management company and the supervisory bank to adequately provide documents and information about the asset management and supervision;
f) Perform other duties as prescribed in the fund's charter.
6. Within fifteen (15) days from
the date on which the board of representatives of the fund makes decisions on
the issues prescribed in Point b, c, d, e Clause 1 Article 24 of this Circular
in accordance with Point d Clause 5 of this Article, the board of
representatives of the fund must, through the fund management company, send the
meeting minutes and the resolution of the board of representatives of the fund
to the SSC and the supervisory bank, and provide information about its decisions
to investors in the form specified in the fund's charter.
In this case:
a) The SSC is entitled to request the board of representatives of the fund to change their decision if such decision is contrary to law or the change is considered necessary to ensure the investors' interests. Within seven (07) days from the reception of the meeting minutes, the decisions of the board of representatives of the fund and relevant documents, if the SSC does not give any written opinion, the fund management company and relevant organizations may implement decisions made by the board of representatives of the fund in accordance with law;
b) Investors who object decisions on the issues prescribed in Points b and c Clause 1 Article 24 of this Circular made by the board of representatives of the fund are entitled to request the fund management company to redeem or switch their fund certificates in the cases and in accordance with procedures regulated in Article 27 of this Circular.
7. Decisions of the board of representatives of the fund are approved by voting at the meetings, via conference by phone, internet or other audio/video devices, or via written opinions and other methods as prescribed in the fund's charter. Each member of the board of representatives of the fund has one vote. The meeting of the board of representatives of the fund shall be held if at least two-thirds (2/3) of the board’s members attend the meeting, and the number of independent members among which must make up at least fifty-one percents (51%). The members who do not directly attend the meeting may vote by sending written opinions. The decision of the board of representatives of the fund shall be passed if it is supported by at least fifty-one percents (51%) of participants and at least fifty-one percents (51%) of independent members.
8. During the performance of its functions and duties, the board of representatives of the fund must comply with the law, the fund’s charter and the decision of the general meeting of investors. In case the decision passed by the board of representatives of the fund is contrary to the law or the fund’s charter and cause damage to the fund, the members who passed such decision jointly bear personal liability for such decision, and the member who objected to the passing of such decision is exempt from liability.
...
...
...
a) Members of the board of
representatives of the fund are entitled to enjoy the remuneration in
accordance with their work and other benefits as prescribed in the fund’s
charter or a decision of the general meeting of investors. The general meeting
of investors shall decide annual amount of remuneration and operating budget of
the board of representatives of the fund based on the number of proposed
working days, the workload and the nature of work and daily average
remuneration of each member. The fund management company is responsible for
withhold tax on non-regular income of members of the board of representatives
of the fund in accordance with current law;
b) The members of the board of representatives of the fund shall have their reasonable
expenditures on meals, accommodation, travel, and other expenditures covered as
prescribed in the fund's charter. The total amount of such remuneration and
expenses must not exceed the total annual operating budget allocated to the
board of representatives of the fund that is passed by the general meeting of
investors as prescribed in the fund's charter;
c) The remuneration and operating costs of the board of representatives of the fund shall be included in the management cost of the fund and they shall be separately listed in the fund’s annual financial statements.
10. Clause 9 of this Article is not applicable if the members of the board of representatives of the fund are concurrently employees of the fund management company.
Section I: CONSOLIDATION AND MERGER OF THE FUND
Article 29. General provisions on the consolidation and merger of the fund
1. The fund management company shall establish a continuous information channel, updating information on the consolidation or merger of the fund in an accurate, complete and prompt form for investors.
2. The fund management company shall hold the general meeting of investors to consult the investors about the fund consolidation and merger according to the form in Annex 16 enclosed with this Circular. At least thirty (30) days before the general meeting of investors, the fund management company shall provide their investors with the documents about the fund consolidation and merger, including:
...
...
...
b) The draft of consolidation or merger contract in accordance with Annex 17 of this Circular;
c) The audited annual financial statement, audited quarterly financial statements of all consolidated or merged funds until the latest quarter;
d) The drafts of the charter, prospectus, summary prospectus of the consolidated fund; or drafts of charter, prospectus, summary prospectus of the merged fund;
3. The fund management company may suspend fund certificate transactions within thirty (30) days in order to complete the consolidation or merger, except for the redemption or switching of the fund certificates as requested by the investors who object to the consolidation or merger.
4. Consolidation or merger day means the effective date of the amended certificate of fund establishment registration. The consolidating or merged funds shall terminate their existence as from the consolidation or merger day. And as from such date, the consolidated or merging fund shall inherit the entire assets, liabilities, lawful rights and interests and other obligations of the consolidating or merged funds in accordance with the following principles:
a) Ownership of all assets of the consolidating or merged funds must be registered for transferring into the consolidated or merging fund and must be deposited at the supervisory bank of such consolidated or merging fund;
b) All debt obligations of the consolidating or merged funds shall be transferred to the consolidated or merging fund that shall inherit and continue the execution of settlement obligations. This provision does not apply if the consolidating or merged funds have already completed all debt obligations prior to the consolidation or merger in accordance with the consolidation or merger plan;
c) Investors of the consolidating or merged funds who are named in the primary ledger as on the consolidation or merger day shall become investors of the consolidated or merging fund and shall receive assets in the form of units of the consolidated or merging fund at the conversion ratio determined on consolidation or merger day;
d) Depending on the terms and conditions of the consolidation or merger contract in accordance with the consolidation or merger plan, in addition to the number of fund units received as prescribed in point d of this Clause, investors of the consolidating or merged funds may also receive an additional settlement in cash. The value of which for one fund unit shall not exceed 10 percents (10%) of the NAV of one fund unit calculated at the consolidation or merger day;
...
...
...
Article 30. Order and procedures for conducting the fund consolidation or merger
1. Within sixty (60) days from the date on which the final general meeting of investors of the fund involved in the consolidation or merger approves the consolidation or merger, the relevant fund management companies shall submit the application to the SSC for the certificate of the fund establishment registration (in case of fund consolidation), or adjust the certificate of the fund establishment registration (in case of the fund merger). The application shall include:
a) The application for the issue or adjustment of the certificate of the fund establishment registration according to the Form in Annex 14 enclosed with this Circular; attached with the original certificate of the fund establishment registration of consolidating funds or merged funds;
b) The plan for the consolidation or merger enclosed with the report on the consolidation or merger and the consolidation or merger contracts approved by general meeting of investors. The consolidation or merger contracts shall be signed by the chairman of the board of representatives of the funds together with the legal representatives of the relevant fund management companies;
c) The assessment reports made by the supervisory banks of contents stated in the consolidation or merger plan and the consolidation or merger contract related to the plan for determining debts, assets and the NAV on the date of consolidation or merger; the plan for conversion and determination of the conversion ratio; the plans and principles for asset transfer among funds;
d) Minutes and resolutions of the general meeting of investors about the fund consolidation or merger;
e) Documents applicable to the consolidated or merged fund (if there are changes) as prescribed in Points b, c, d, e, and f Clause 1 Article 4 of this Circular and other relevant documents.
2. The application for issuance or adjustment of certificate of fund establishment registration shall be made into one (01) original attached with electronic files. The original set of the application shall be sent by post or directly to the SSC’s administrative department.
3. The SSC shall, within ten (30) days as from the receipt of a complete and valid application, adjust the certificate of the fund establishment registration. The fund management company shall, within seven (07) days from the consolidation or merger day, disclose information on the consolidation or merger in accordance with law. Contents of such disclosure shall include:
...
...
...
b) The principles for determining the NAV of one unit of the consolidating or merged funds as at the consolidation or merger day; the conversion ratio of fund units; and the ratio of settlement made to investors of the consolidating or merged funds (if any).
4. Immediately after the consolidation or merger day, the fund management company, supervisory bank and other related organizations must coordinate to register the ownership of assets received from the consolidating or merged funds in accordance with law, and update information about investors' ownership in the primary and the secondary ledgers.
5. The fund management company shall, within fifteen (15) days as of the consolidation or merger day, receive and implement sell orders, buy orders and switching orders of the consolidated or merged fund.
6. The supervisory bank must, within fifteen (15) days as from the consolidation or merger day, verify the accuracy and submit reports to the SSC on the results of the consolidation or merger according to the form at Annex 15 enclosed with this Circular with the following contents:
a) Details of the investment portfolio, total asset value, total value of debts and the NAV at the consolidation or merger day; actual conversion ratio of fund units at the consolidation or merger day; and ratio of settlement in cash on one fund units (if any);
b) The quantity and value of fund units redeemed from investors who objected to the fund consolidation or merger; and value of loans repaid at the request of creditors according to the form at Annex 18 enclosed with this Circular.
7. Within six (06) months as of the consolidation or merger day, fund management companies shall retain documents relating to the fund consolidation or merger at the head offices of the fund management companies and locations for distribution of fund certificates, and on the websites of fund management companies. Such documents shall also be supplied to investors at their request. Documents relating to the fund consolidation or merger include:
a) Consolidation or merger plan and contract;
b) Contents relating to the profit distribution and issuance of certificates of the consolidated or merged fund to investors of consolidating or merged funds;
...
...
...
Article 31. General provisions on the fund division
1. In case the fund’s investment portfolio is illiquid as prescribed in Points b and c Clause 4 Article 13 of this Circular, the fund management company may divide the fund according to the plan approved in the general meeting of investors.
2. At least thirty (30) days before the general meeting of investors, the fund management company must provide investors with documents related to the fund division, including:
a) The plan for the fund division according to the provisions prescribed in Annex 16 enclosed with this Circular;
b) The drafts of charters of the funds established after division.
3. The fund management company shall act on behalf of the fund to repay all debts and perform all financial obligations of the fund before its division.
4. The funds expected to be established after the fund division shall have the NAV of at least fifty (50) billion dongs on the latest valuation date before date on which the general meeting of investors approves the decision on the fund division.
Article 32. Order and procedures for conducting the fund division
...
...
...
a) The application for the issuance of the certificate of the fund establishment registration according to the Form in Annex 14 enclosed with this Circular; attached with the original certificate of the fund establishment registration of the divided fund;
b) The plan for the fund division passed by the general meeting of investors;
c) The report of supervisory bank on the plan for the division of the investment portfolio; the plan for transferring ownership and assets;
d) The supervision contracts signed by and between the fund management company and supervisory banks;
e) Minutes and resolutions of the general meeting of investors about the fund division;
f) The charters, the prospectuses and summary prospectuses of new funds established after the fund division (if they are changed and new funds are established).
2. The application for the fund division shall be made into one (01) original attached with electronic files. The original set of the application shall be sent by post or directly to the SSC’s administrative department.
3. Within fifteen (15) days as from the receipt of a complete and valid application, the SSC shall issue the certificate of the fund establishment registration to funds established after the fund division. The date of division is the effective date of the certificate of the fund establishment registration.
4. Within seven (07) days from the date of the fund division, the fund management company, related service providers and nominee agents shall bear responsibility for:
...
...
...
b) Announcing the date of the fund division, confirming the completed contents under the plan for the fund division, the NAV of a fund unit of the funds established after the fund division, confirming the asset ownership of each investor.
c) Announcing the information about the fund division as required by the law.
5. Within fifteen (15) days from the date of the fund division, the supervisory bank and related service providers shall divide the investment portfolio of the divided fund, and carry out the procedures for registering the ownership of assets for the funds established after the fund division as prescribed by law.
6. Within six (06) months as from the date of the fund division, the fund management company shall retain documents relating to the fund division at the head office of the fund management company and locations for distribution of fund certificates, and on the websites of fund management company. Such documents shall also be supplied to investors at their request. Documents relating to the fund division include:
a) The fund division plan and progress;
b) The portfolio structure of the divided fund on the date of the fund division and of the funds established after the fund division;
c) Contents related to the profit distribution, the issuance of the fund certificates of the funds established after the fund division.
Article 33. General provisions on the fund dissolution
...
...
...
a) The fund management company is dissolved, declared bankrupt or its license for the establishment and operation is revoked and the board of representatives of the fund fails to establish a replacement fund management company within two (02) months from the date on which one of such events happens;
b) Supervisory bank is dissolved or declared bankrupt; or unilaterally terminates its supervision contract or the same is terminated by the fund management company; or the certificate of registration of the securities depository operation of the supervisory bank is revoked and the fund management company fails to establish a replacement supervisory bank within two (02) months from the date on which one of such events happens;
c) The operating period of the fund as prescribed in the fund's charter and in the certificate of the fund establishment registration expires without extension (if the fund’s operating period is determined);
d) The fund is dissolved according to the decision made in the general meeting of investors;
e) The NAV of the fund falls below ten (10) billion dongs in six (06) consecutive months;
f) Other cases as prescribed in the fund's charter.
2. Within thirty (30) days from the date of the compulsory dissolution of the fund as prescribed in Clause 1 of this Article, the board of representatives of the fund shall convene the general meeting of investors for approving the fund dissolution plan.
3. The general meeting of investors is entitled to appoint an independent auditing firm to inspect, assess, and supervise the liquidation process, and verify the distribution of the fund’s assets to investors, ensure the fair and transparent liquidation and dissolution of the fund.
4. The fund management company shall liquidate and distribute the fund’s assets to investors as prescribed in the liquidation and dissolution plan which has been approved in the general meeting of investors, and in accordance with the fund's charter and the law. In case it is impossible to liquidate all assets in the period specified in the dissolution and liquidation plan, the fund management company shall distribute and transfer remaining assets to investors in accordance with Point c Clause 10 of this Article.
...
...
...
6. From the date of the compulsory dissolution, the fund management company shall not:
a) Make investments, and purchase securities and other assets for the fund;
b) Convert unsecured debts into debts secured by the fund’s assets;
c) Give or donate fund’s assets to other organizations and individuals;
d) Finalize contracts in which the value of the fund’s obligations is greater than that of the other party; or pay debts to the creditors who are also the fund’s debtors without offsetting performance;
e) Perform other transactions for the purpose of illegally liquidating the fund’s assets.
7. The assets of the fund being dissolved include:
a) The assets and rights relating to the assets of the fund at the time of compulsory dissolution;
b) The profits, assets and rights relating to the assets that the fund will have by making transactions before the fund is compulsorily dissolved;
...
...
...
9. After being confirmed by the supervisory bank, the result of the liquidation of assets of the dissolved fund shall be verified and approved by the board of representatives of the fund or an auditing firm appointed by the general meeting of investors as prescribed in Clause 3 of this Article, before making paying the debts to creditors and investors as required.
10. The proceeds from the liquidation of the fund’s assets and remaining assets shall be paid in the following order:
a) Financial obligations to the State;
b) The payables to the fund management company and the supervisory bank, other payables and fund dissolution costs. In case the fund is compulsorily dissolved as prescribed in points a, b under Clause 1 of this Article, the fund is exempted from making settlement to the fund management company and the supervisory bank of contractual fees from the date on which relevant event happens;
c) The rest shall be used to pay investors corresponding to the ratio of their capital contribution to the fund.
Article 34. Order and procedures of the fund dissolution
1. Within seven (07) days from the date of the compulsory dissolution as prescribed in Clause 1 Article 33 of this Circular, or from the date on which the dissolution decision is passed in the general meeting of investors, the fund management company or the supervisory bank (in the absence of the fund management company) shall send reports to the SSC on the fund dissolution.
2. The reports on the fund dissolution shall include:
a) The notice of the fund dissolution, specifying the reasons for the fund dissolution, its impact, and the proposed dissolution day;
...
...
...
c) Written commitment of the fund management company and the supervisory bank on the completion of the procedures for the asset liquidation to dissolve the fund.
3. The reports on the fund dissolution shall be made into one (01) original attached with electronic files. The original set of reports shall be sent by post or directly to the SSC’s administrative department.
4. Within fifteen (15) days as from the receipt of a complete and valid set of reports, the SSC shall issue an official dispatch certifying the reports submitted by the fund management company on the fund dissolution. Within thirty (30) days from the receipt of the SSC’s official dispatch, the fund management company shall disclose the information about the liquidation of assets and the fund dissolution in accordance with the Ministry of Finance’s regulations on disclosure of information on the securities market. The announced contents must include the information about the duration of the liquidation of assets.
5. Within five (05) days from the date on which the fund dissolution is finished, the fund management company and the supervisory bank must send reports to the SSC on the results of the fund dissolution. Such report includes:
a) Report on the fund’s asset liquidation, on settlement of debts and fulfillment of other financial obligations to creditors and other individuals having related rights and obligations, including financial obligations to the State. The report must be enclosed with the list of creditors and amount of debts paid, including tax liabilities;
b) Report made by the fund management company, certified by the supervisory bank and the board of representatives of the fund, on the asset liquidation, the liquidation methods and total receipts after the liquidation; the total debt payable and the remaining assets distributed to shareholders;
c) The original of the certificate of the fund establishment registration;
d) The audited financial statement for the period from the end of the latest audited financial year to the date of expiration of the fund’s operating period or the date on which the fund dissolution is approved;
e) The report on the verification of the asset liquidation results made by the auditing firm (if any) that is appointed by the general meeting of investors as prescribed in Clause 3 Article 33 of this Circular.
...
...
...
7. In case the results of assets liquidation and fund dissolution are incorrect or forged, the fund management company, the supervisory bank and relevant individuals shall be jointly responsible for settling unpaid debts and bear liability before the law for the consequences arising within three (03) years from the date on which the reports on the dissolution results are submitted to the SSC.
ACTIVITIES OF RELATED ORGANIZATIONS IN THE OPEN-ENDED FUND MANAGEMENT
Article 35. General provisions on the supervisory bank
2. Members of the board of directors, members of the executive board, and supervisors must not be buyers or sellers of the fund’s assets. The supervisory bank may be a buyer or seller in the foreign exchange transactions or securities transactions which are made via the trading system of the stock exchange.3. For supervising the operation of an open-ended fund, the supervisory bank must have at least 02 supervisors who hold the following certificates:
a) Fundamental certificates in securities and the securities market; or international qualifications in securities such as CFA (Chartered Financial Analyst) level I or higher, CIIA (Certified International Investment Analyst) level I or higher; or practice certificates in securities issued in the member States of the Organization for Economic Cooperation and Development (OECD);
b) Certificates in the Laws on securities and securities market;
c) Certificates in accounting or auditing, or Chief Accountant Certificates or Certificates in accounting analysis, or ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountants) international qualifications in accounting.
...
...
...
Article 36. Activities of depository of the fund’s assets by the supervisory bank
1. The supervisory bank may appoint domestic and foreign financial institutions with the function of asset depository to act as secondary depository institutions, conducting the depository of the fund’s assets in Vietnam and foreign countries. The authorization for depository of assets must comply with the following regulations:
a) The secondary depository institution must be a depository member in accordance with Vietnamese law or foreign law;
b) The authorization for depository of assets must be carried out on the basis of the contract signed by and between the supervisory bank and the secondary depository institution. The contract must specify rights, obligations and responsibilities between the supervisory bank and the secondary depository institution. The secondary depository institution shall only follow legitimate orders or instructions from the supervisory bank;
c) The supervisory bank shall inspect and supervise the operation of the secondary depository institution and incur the cost of the authorization for performing the supervision and depository of the fund’s assets;
d) The secondary depository institution in foreign country may re-deposit assets at securities depository organization of which the former is a member in accordance with the law of the home country. The fund’s ownership of the assets must be registered by the secondary depository institution in accordance with relevant laws;
e) The supervisory bank must adequately obtain information about all assets under the fund’s ownership, including types and quantity of such assets, the place where such assets are deposited and depository organization. The supervisory bank must ensure that the fund's assets are registered, deposited and recorded in the form that they are always recognized as under the fund’s ownership.
2. The depository of the fund’s assets shall ensure that:
a) The fund management company acts on behalf of the fund to register the fund’s assets under the terms and conditions of the economic contract between the fund (through the fund management company) and partners in accordance with relevant laws; assure that all of the fund’s assets arising within the territory of Vietnam are registered as the fund’s property and duly deposited at the supervisory bank according to the following rules:
...
...
...
To the extent that registration for ownership of assets is not allowed, or the ownership of such assets has not been completed by the deadline stipulated in issuance agreements, the assignment contract, investment contract or economic contracts of the equivalent value, the supervisory bank shall be responsible for expressly certifying the asset depository and registration status in periodic reports of the fund management company and supervisory bank, and concurrently send a written notification to the board of representatives of the fund.
- In respect of assets of which registration of ownership is not required, the supervisory bank shall be responsible for checking with investment receivers, issuers and shareholder register management organizations, or others of the same sort, volume and value of the fund’s assets on a monthly basis, and ensuring the compliance of asset depository with Point e Clause 1 of this Article.
- In respect of bank deposits, the supervisory bank shall have rights and responsibilities for requesting the fund management company to provide adequate information about the fund’s deposit agreements and deposit accounts. The supervisory bank shall be responsible for checking deposit account balances, value of deposit agreements with banks receiving the fund’s deposits on a monthly basis.
b) The settlement for listed or registered securities transactions must comply with the principle of handover of the securities at the same time as the settlement of money, as well as the rules of offsetting and settlement as prescribed by laws. The settlement for other asset transactions shall be made in accordance with the legitimate orders and instructions of the fund management company and other relevant laws. The settlement for securities transactions and asset transactions must be consistent with the quantity of assets and securities and match the amount specified in the settlement receipts;
c) Completely exercise the rights and fulfill the duties related to fund's ownership of assets, complete the procedures for settling taxes of the fund;
d) Comply with rules of depository of assets in accordance with the regulations on the establishment and management of securities investment fund.
3. Tangible or intangible assets of the fund, whether or not registered under the name of the fund, deposited at the supervisory bank and secondary depository institutions (if any), are under the ownership of that fund, not the supervisory bank or the fund management company. The supervisory bank may not use such assets to make settlement or guarantee the settlement of debts of the bank itself or of a third party.
Article 37. The operation of the supervisory bank
1. The supervision is limited to the fund management company's activities relating to the fund over which the bank exercises its supervisory function. During the supervision, the supervisory bank shall:
...
...
...
b) Supervise investment activities and asset transactions of the fund, including assets that are not securities centrally registered at the Vietnam Securities Depository; supervise the asset transactions made between the fund and the fund management company, and relevant individuals. When violations of law are discovered, the supervisory bank shall immediately report them to the SSC and notify the fund management company within twenty-four (24) hours from the discovery of the violations, and concurrently request the correction or take action to remedy the consequences caused by such violations within a limited period of time;
c) Supervise the process and verify results of the merger, consolidation, dissolution of the fund and liquidation of the fund's assets;
d) Supervise and ensure the legitimacy, and only use the fund’s assets to make settlement for costs in accordance with the law and provisions of the fund’s charter;
e) Supervise other activities of the fund management company during its management of the fund’s assets in accordance with Article 98 of the Law on securities and the fund’s charter.
2. The supervisory bank must prepare and archive documents in both hard copies and electronic files for a period of ten (10) years for certifying that the compliance of the supervisory bank during its supervision over the fund management company with law as prescribed in Annex 19 enclosed with this Circular. These documents must be provided at the written request of the SSC.
3. The supervisory bank must adequately, promptly, and accurately provide necessary information to the fund management company and approved auditing firm so that they can sufficiently exercise their rights and fulfill their obligations to the fund in accordance with law and the fund's charter.
4. The supervisory bank shall reserve the right to inspect the fund management company, examine and appraise the capacity of the computer system and computer software, request the fund management company to promptly provide their procedures for asset management, internal control, risk management, valuation handbook, procedures of receiving and executing orders from investors and necessary information related to the management of the fund’s assets in order that the supervisory bank may fulfill their rights and obligations to the fund as prescribed by the law.
5. The supervisory bank may use the services provided by the auditing firm and other organizations to implement provisions in Clause 4 of this Article. The supervisory bank, organizations and individuals in charge of supervising the operation of the fund management company as requested by the supervisory bank shall be responsible for keeping secret of all information of the fund management company, the fund and investors in accordance with the law. The report on the inspection certified by relevant parties and documents enclosed therewith must be provided to the board of representatives of the fund and the SSC at their written requests.
6. The supervisory bank is entitled to provide fund management services to the fund management company. The personnel and the electronic database system of the department in charge of providing fund management service at the supervisory bank must be separated from those of the supervisory department and those of other business departments of the supervisory bank. In case the supervisory bank provides fund management services as prescribed in Point a Clause 27 Article 2 of this Circular, the department in charge of providing such fund management services must contract individuals who possess chief accountant certificates or auditing or accounting certificates, or ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountants) certificates.
...
...
...
8. If the fund management company must pay compensation for losses to investors, the supervisory bank must coordinate with the fund management company to promptly and completely carry out settlement procedures in accordance with lawful instructions from the fund management company. The supervisory bank shall jointly bear liability and make compensation to investors and the fund for losses arising from its failure to fully and promptly supervise the fund’s investment activities and the determination of the fund’s NAV and other supervisory activities as regulated by the law. The rate of compensation depends on the civil agreements between the fund management company and the supervisory bank.
9. The supervisory rights and obligations to the fund shall be terminated in accordance with the regulations on the establishment and management of securities investment funds.
10. The mechanism for cooperation between the supervisory bank and the fund management company in assessing activities of transfer agents shall be consistent with agreements entered into by both parties whereby liabilities of the fund management company comply with laws and regulations.
Article 38. Report policy of the supervisory bank
1. The supervisory bank must periodically send the report on its supervisory performance on a monthly, quarterly, semi-annual and annual basis under the instructions of the SSC. The report must assess the compliance of the fund management company in terms of its investments, transactions and determination of the NAV in accordance with the fund's charter, the laws on securities and the securities market.
2. Reports must be attached with electronic files and sent to the SSC within the following time-limits:
a) Within five (05) days from the end of the month;
b) Within twenty (20) days from the end of the quarter;
c) Within thirty (30) days from the date on which the annual financial statements are audited.
...
...
...
a) The fund management company or distributors violate the fund's charter and the laws on securities and the securities market.
b) If loss as a result of the asset management by the fund management company is very high and the expenses of remedying consequences would also be very high.
4. Except for the cases specified in Clause 1 and Clause 3 of this Article, if necessary, the SSC is entitled to request the supervisory bank to provide extraordinary reports on other relevant activities within its operating scope related to the fund.
5. The supervisory bank must submit report to the SSC within forty-eight (48) hours from the receipt of the request for reports prescribed in Clause 4 of this Article.
6. The policies on the supervisory bank's report to the fund management company in accordance with this Article shall be limited to only the open-ended fund's scope of operations and relevant information that the bank obtains during its performance of supervisory functions as defined in Clause 1 Article 37 of this Circular.
Section III: FUND CERTIFICATE DISTRIBUTORS
Article 39. Registration for the distribution of open-ended fund certificates
1. Requirements on the registration for acting as a distributor of open-ended fund certificates:
a) The applicant for the distribution of open-ended fund certificates is a securities company licensed to broker securities, a fund management company, a depository bank, an insurer, a commercial bank or another economic organization. A commercial bank, an insurer or another economic organization is required to submit the application for the distribution of fund certificates to the SSC as prescribed in Clause 3 of this Article;
...
...
...
c) There is a process of fund certificate distribution, including the process and procedures identifying, updating information and verifying information about investors and beneficiaries (with contents regulated in Annex 33 enclosed with this Circular), the rules of professional ethics applied to the staff in charge of performing the fund certificate distribution, internal rules for prevention of late transaction and speculation by taking advantage of time spreads, market timing in accordance with the international practice.
2. The location for the distribution of open-ended fund certificates must satisfy the following requirements:
a) It is the legal business location of the distributor as prescribed by the Law on Enterprises, and may be the head office, branch, transaction office or representative office;
b) It must have at least two (02) employees who possess securities brokerage certificates, or have passed the test on securities brokerage held by the SSC, or are legitimate securities practitioners in foreign countries and possess certificates in the laws on securities and securities markets of Vietnam;
c) It must have the necessary material and technical facilities serving the distribution of fund certificates as follows:
- Office equipment and the computer system to support the distribution of fund certificates and the management of investors’ information. The information about investors must be separately stored and maintained without being shared with other departments. - The safe system to preserve and store documents, materials, trading orders, and settlement orders of investors;
- The backup system ensuring the ability to receive and transfer orders during the existence of any breakdowns.
3. The application for registration as a distributor, applicable to insurers and commercial banks, includes:
a) The application for registration as a distributor of open-ended fund certificates according to the form in Annex 05 enclosed with this Circular;
...
...
...
c) The authenticated copy of the establishment and operation license of organization that registers the open-ended fund certificate distribution; the authenticated copies of establishment and operation licenses of branches, transaction offices, registration certificates of representative offices; or equivalent documents of the locations where open-ended fund certificates are distributed;
d) The description of technical facilities and personnel at the locations where fund certificates are distributed according to the form in Annex 08 enclosed with this Circular, enclosing with the list and information of the employees who possess Certificates in securities brokerage according to the form in Annex 07 of this Circular, and authenticated copies of their ID cards or unexpired passports;
e) The technical process prescribed in Point c Clause 1 of this Article;
f) The written approval or opinion made by a specialized authority for the distribution of open-ended fund certificates (if any).
4. The application for the registration as a distributor shall be made in one (01) original set attached with electronic files. The original set of the application shall be sent by post or directly to the SSC’s administrative department.
5. The SSC shall, within fifteen (15) days as from the receipt of a complete and valid application, issue the certificate of registration of fund certificate distribution. In a case of refusal to grant such certificate, the SSC shall specify its reasons in writing.
6. When adding locations for fund certificate distribution, the distributor shall notify the SSC, and send the documents specified in Points a, b, c and d Clause 3 of this Article within seven (07) days before providing services of fund certificate distribution.
7. The distributor’s certificate of registration of fund certificate distribution shall be revoked in the following cases:
a) Voluntary termination of the fund certificate distribution;
...
...
...
c) If during the operation, the distributor fails to maintain satisfaction of conditions for the operation as prescribed in Clause 1 of this Article; or fails to satisfy the conditions prescribed in Article 40; or violates any of regulations on the distributor as prescribed in Article 41 of this Circular.
8. The distributor’s location for fund certificate distribution shall have its operation terminated in the following cases:
a) Comply with the distributor’s decision;
b) The distributor shuts down branches, transaction offices, or representative offices;
c) The distribution location fails to maintain necessary conditions for the fund certificate distribution as prescribed in Clause 2 of this Article;
d) The distribution contract expires.
9. The fund management company must evaluate the facilities before selecting distributors and distribution locations to provide relevant services to investors. The reports on such evaluation of facilities shall be stored at the head office of the fund management company and provided to the state competent authorities at their request. The fund management company must regularly inspect and ensure that the operations of its distributors shall comply with the law and the terms and conditions in distribution contracts.
10. If any distributor terminates its operations as prescribed in Clause 7 of this Article, the fund management company must give a prior notice to investors of replacement distributor. If a distribution location terminates its operations as prescribed in Clause 8 of this Article, the distributor shall give a prior notice to the fund management company and investors, and appoint a replacement distribution location.
11. The fund management company may distribute open-ended fund certificates under its management. In this case, the company shall ensure that:
...
...
...
b) The employees in charge of conducting the fund certificate distribution shall not concurrently work at the asset management department, investment analysis department and internal control department.
Article 40. Distributors' activities
1. Activities of a distributor shall include:
a) Collect complete information about investors and beneficiaries in accordance with the law on securities and regulations on anti-money laundering and counter-terrorism financing;
b) Receive and send trading orders from each investor to the fund management company and related service providers in a sufficient, timely and accurate manner. The distributor is not permitted to collate and settle trading orders, receive money directly and make settlement for the fund certificate transactions to investors;
c) Support investors in completing the procedures for adjusting information in the primary ledger, certifying the investor’s ownership of fund units and transferring the ownership as prescribed in Article 7 of this Circular;
d) Maintain a continuous and smooth contact channel with investor, accurately, sufficiently and promptly update the information for investors, and answer questions of investors about the offered fund products; make statistics and provide account statements and trading certifications to investors; provide investors with the prospectus, summary prospectus, the fund’s financial statements, documents about the general meeting of investors and other information; disclose information and make reports under the authorization of the fund management company;
e) Support the fund management company or related service providers in organizing the general meeting of investors; receive authorization to participate and vote at general meetings of investors according to written instructions from investors;
f) Summarize and store detailed information about investors and their transactions. Provide such information to the fund management company, related service providers and the SSC at their requests.
...
...
...
a) Perform functions of a distributor as prescribed in Clause 1 of this Article with regard to investors who register for conducting transactions on their accounts;
b) Make and manage the secondary ledger of investors who register for trading via nominee accounts; establish and manage the system of sub-accounts; update and provide sufficient information about investors, including the information about the transactions and ownership of the fund management company or related service provider;
c) Execute trading orders for the nominee account on the basis of the collation of trading orders from investors, ensuring that buy orders are completely executed, sell orders are fairly distributed and the settlement are made in accordance with law;
d) Perform other functions, duties and activities of distributors as prescribed in this Circular.
3. Functions of nominee agents must be clearly specified in the prospectus and summary prospectus. Nominee agents must comply with the following regulations:
a) Assets on the nominee account are not under the ownership of the nominee agent but under the ownership of investors in the secondary ledger of investors. These investors are entitled to lawful rights and benefits of the owners in proportion to the fund units being held in the nominee accounts. The investor may ask the nominee agent to transfer the fund units under such investor’s ownership on the nominee account to such investor’s account (if any);
b) Nominee agents must separate the money and assets of each investor; separate the money and assets of investors from their own ones. A nominee agent that wish to trade fund certificates on its own behalf must open an account for trading fund certificates which is independent from the nominee account as prescribed in Point a Clause 1 Article 9 of this Circular;
c) A nominee agent is not permitted to use the money or assets of investors in any form; is not permitted to deposit, withdraw, transfer or conduct transactions relating to assets of investors on the nominee account; is not permitted to receive authorization from investors to transfer money or assets between sub-accounts of investors. Any transaction relating to assets of an investor is conducted if it conforms to the law and follows lawful orders and instructions in writing from the investor;
d) A nominee agent must open a deposit account for paying fund certificate transactions as prescribed in Clause 23 Article 2 of this Circular at the supervisory bank in order to receive and make settlement for the fund certificate transactions made by investors. The nominee agent shall only use this account to make settlement for fund certificate transactions made by investors or refund money to the investor who transferred such amount money if requested. The supervisory bank, related service providers, the fund management company and the nominee agents must formulate a system or co-coordinating regime for frequently inspecting and monitoring activities of this account, ensuring:
...
...
...
- Money (if any) of investors is not used or appropriated without their written authorization. In case of discovery of any indication of a breach of this provision, the supervisory bank, the fund management company and relevant service provider must report to the SSC and notify investors concerned within 24 hours;
e) Within three (03) days from the receipt of the settlement from the fund or investors, the nominee agent has to complete the settlement to investors according to lawful orders and instructions from the fund management company, the supervisory bank, or complete the settlement to the fund according to the instructions of concerned investor.
4. The distributor that is not securities trading organization, insurer or commercial bank shall not be eligible for:
a) Acting as a nominee agent;
b) Acting as a distributor of another fund management company if this is not approved in writing by fund management company of which it is acting as a distributor.
Article 41. General provisions on the fund certificate distribution
1. The distributor and its staff must act voluntarily, fairly and honestly with investors, and provide information to investors in a sufficient and timely manner in order that such investors can make their own investment decisions. Information, data and economic forecasts provided to investors must be based on actual events and must be accompanied by reference materials which have been issued and publicly disclosed by professional finance and economic organizations. Distribution staff shall not supply unverified information, incorrect information or rumours to investors.
2. Distribution staff shall only offer fund certificates for sell after investors have already been provided with the fund’s charter, the prospectus, summary prospectus, contracts referred in the prospectus and the latest reports on the fund's operation. Distribution staff must explain the contents defined in the fund's charter and prospectus, especially the fund’s investment objectives and policies, the fund’s investment strategies to achieve such objectives, characteristics of risks and profit, policies of profit distribution, taxes, fees, charges and other expenses, and the mechanism for trading fund certificates, to investors.
3. Distribution staff must provide adequate and accurate information to investors regarding the fund’s operating results, implying that previous information about operating results is only for reference purposes and may be changed depending on the market situation.
...
...
...
5. Distributors and their distribution staff must keep the information about investors and their transactions confidential; do not use such information for any purpose, except for the cases agreed by the investors or requested by the state competent authorities.
6. Distributors are not allowed to discount or reduce trading prices of fund certificates in any form. They are not allowed to make donations or use material or financial benefits in any form to offer fund certificates to investors or induce investors to purchase fund certificates. They are not allowed to ask for, demand or receive remuneration, profit or benefit in their own name or the organization’s name from the fund management company for the purpose of persuading investors to buy fund certificates, except for the fees announced in the prospectus and the distribution contract signed with the fund management company.
7. Distributors may not distribute fund certificates at business locations which have not yet been registered or licensed as prescribed by law, or not yet notified to the SSC. Distributors are entirely responsible for activities of their locations for distributing fund certificates and their distribution staff during the process of distribution of fund certificates to investors.
8. The fund management company and its distributors must annually provide training to enhance knowledge and capability of their distribution staff. The information about annual training of the fund management company and distributors must be attached to the annual reports of such fund management company.
INFORMATION PROVIDED TO INVESTORS
Section I: INFORMATION, ADVERTISING AND INTRODUCTION OF OPEN-ENDED FUNDS
Article 42. Provisions on information, advertising and introduction of the fund
1. The fund management company may advertise, provide information and introduce the fund via the mass media; via means of communicating information and all kinds of publications; via all kinds of boards, signs, panels, posters, fixed objects, means of transportation or other mobile objects and commercial means.
...
...
...
3. The written and spoken language used in any information, advertisement and introduction of any fund in the territory of the Socialist Republic of Vietnam shall be Vietnamese, except for the case of words which have become internationally known, commercial names, or words which are unable to be translated into Vietnamese. The language presented must be easily understandable, must not contain words with double meanings, and must not be misleading. Technical concepts and terms must be interpreted and must be minimized. The smallest font size must be readable in normal conditions but must not be smaller than size 12.
4. The fund’s advertising or introduction documents must be clear and must not cause misunderstanding that fund certificates are deposit certificates, negotiable instruments or valuable papers as stipulated in the banking sector or financial instruments with fixed income or profit achieved on secured investments. The fund’s advertising or introduction documents must not include any statement causing investors to misunderstand that the value of investments increase perpetually, nor guarantee or forecast the future investment results of the fund. The provisions in this clause shall not apply if the open-ended fund invests entirely in bonds or securities with fixed income and capital preservation funds.
5. Where a fund management company applies special trading techniques or property management tactics which may cause the NAV of the fund to change drastically or abnormally, the advertising documents or information, including the prospectus, must specify the reasons thereof and clearly explain such techniques or tactics.
The comparison must comply with the following principles:
a) The comparison must include uncertainty about the investment results, implying that investment results may change depending on the market situation;
b) The comparison must be reasonable and accurate on the basis of actual operating results in the same period. The comparison results shall be objectively assessed by the third party as prescribed in Clause 7 of this Article.
7. Upon use of any evaluation or comment of a third party or the results of selection or ranking operating results to advertise or introduce a fund, the following must be ensured:
a) Such evaluation, comment or result of selection or ranking must be reliable and objective on the basis of the comparison between operating results, data and actual events;
b) Such evaluation, comment or result of selection or ranking must be publicly announced or must be publicized by a recognized provider of financial information and statistical services;
...
...
...
d) Such result of selection or ranking is only used to advertise or introduce the fund within one (01) year from the date on which the fund is selected, ranked or received an award;
e) Such result of selection or ranking must be based on the comparison of operating results of at least five (05) funds with the same investment objectives or within the same group of funds with relatively identical portfolio structure during a comparative period of no less than one (01) year.
8. If contents of any information, advertisement or introduction of the fund refer to state regulatory authorities, they must clearly specify that such authorities only certify the legality during the establishment and operation of the fund, not implying that the contents of the information or advertisement, investment objectives or strategies of the fund, the assets of the fund, the value of one fund unit, profitability and risk levels of the fund are guaranteed. The fund’s advertising or introduction documents must not use the name, logo, image, position, reputation or letter of the state regulatory authorities and their officials and employees, or thank-you letters of investors to advertise or introduce the fund or offer fund certificates for sale.
9. Contents of the information, advertisement or introduction of the fund must be honest, objective, accurate and clear without causing misunderstanding. The information must be up-to-date. The fund management company, related organizations and individuals are responsible for the contents and legitimacy of the information provided during the advertisement and introduction of its fund certificates.
10. At least fifteen (15) days before the advertisement or introduction of the fund to the public, the fund management company must send report to the SSC on the time of commencement of advertising accompanied by the following documents:
a) A set of documents on the fund’s product advertisement or introduction. Where it is a program to be broadcasted on radio or television, the fund management company must send a script, video or audio tape. The script must clearly describe the images, wordings and music;
b) In case the document contains the comparison between operating results and other indices or funds, evaluations, comments or awards, ranking or selection, the fund management company must enclose documents issued by approved professional evaluation providers.
Article 43. Reminders of caution
1. Documents providing the information, advertisement or introduction of the fund must contain the following reminders of caution:
...
...
...
b) Trading prices of fund certificates may vary depending on the market situation, and investors may suffer losses on their capital invested in the fund;
c) Previous information about operating results of the fund (if any) is for reference only and does not mean that the investment will make profit for investors.
2. Documents providing the information, advertisement or introduction of the fund must provide investors with reminders of caution of types of risks when they make investment in the fund.
3. Contents of reminders of caution must be printed in bold, must be clear with the font size not smaller than that of other contents of information or advertising publications.
Section II: INFORMATION PROVISION
Article 44. Provision of documents and information to investors
1. On a monthly, quarterly and annual basis, fund management company must send investors the statistics on their transactions, balances of trading accounts and sub-accounts, and reports on the change of the NAV of the fund according to the form in Annex 25 and 26 of this Circular.
If investors conduct trading via nominee accounts, the fund management company shall send the statistics on their transactions, balances of sub-accounts to investors at their written requests. The period for providing the information shall not exceed five (05) days from the receipt of the investor’s written request.
2. The fund management company has to announce or provide investors with the following documents:
...
...
...
b) Reports on the fund’s activities on a semi-annual and annual basis, comprising the basic contents stipulated in Annex 28 of this Circular;
c) Statistical reports on transaction fees in investment activities of the fund on a semi-annual and annual basis, using the form stated in the Annex 27 of this Circular;
d) Reports on criteria for assessing operating results of the fund on a semi-annual and annual basis, using the form stated in the Annex 34 of this Circular;
3. Documents stipulated in Clause 2 of this Article must be provided free of charge to investors on the website of the fund management company or sent directly by email to investors or in other forms as prescribed in the fund's charter and the prospectus. The announcement must be made within thirty (30) days from the end of the first half of the fiscal year; and within ninety (90) days from the end of the fiscal year. Investors may refuse to receive documents in Clause 2 of this Article.
4. When being requested by investors, the fund management company shall provide investors with the process of risk management, specifying investment limits, measures for preventing and controlling risks for managing the fund’s assets.
5. On a weekly basis, the fund management company must post levels of the NAV deviation of the index fund as against the tracking error (TE) on the company’s website in which such deviation is determined in accordance with the law on securities providing for exchange-traded funds. Where the aforesaid deviation exceeds the maximum limit stipulated in the fund’s charter, the fund management company shall be responsible for giving explanations for this, temporarily ceasing fund certificate transactions or adapting their investment portfolios as remedial actions in accordance with the fund’s charter.
Article 45. Regulations on reporting, document retention and information management
1. The fund management company must send the SSC the following documents:
a) Reports on investment activities of the fund on a monthly, semi-annual and annual basis, using the form stated in the Annex 34 of this Circular;
...
...
...
c) Reports on the fund’s asset transactions as stipulated in Article 16 of this Circular on a monthly, quarterly and annual basis, using the form stated in the Annex 31 of this Circular;
d) Statistical reports on transaction fees in investment activities of the fund on a semi-annual and annual basis, using the form stated in the Annex 27 of this Circular;
2. Reports must be attached electronic files within five (05) days from the end of the month, within fifteen (15) days from the end of the quarter, within thirty (30) days from the end of the first half of the fiscal year, and within ninety (90) days from the end of the fiscal year of the fund.
3. The fund management company and the supervisory bank shall retain all documents related to the fund’s investment activities in accordance with regulations on the organization and operation of the fund management company.
4. The fund management company, the supervisory bank, distributors, related service providers, auditing firm, the board of representatives of the fund, related organizations and individuals are responsible for keeping the information about the fund’s activities and investors confidential; not revealing such information to any third party unless requested by the state competent authorities.
Article 46. Conversion of the close-ended fund into the open-ended fund
1. A close-ended fund established before the effective date of this Circular may be converted into an open-ended fund when the following conditions are satisfied:
...
...
...
b) The investment portfolio only comprises stocks listed or registered for trading on the Stock Exchanges, cash and cash equivalents with the investment restriction ratio satisfying the requirements in Article 15 and Article 16 of this Circular;
c) The fund conversion plan has been approved by the general meeting of investors. The resolution of the general meeting of investors must be approved by the number of investors representing at least seventy-five percents (75%) of the total number of outstanding fund units.
The fund management company must obtain opinions from the general meeting of investors on the fund conversion. At least fifteen (15) days before the date of the general meeting of investors, the fund management company must provide investors with documents relating to the fund conversion, including:
a) The conversion plan, specifying the conversion cost;
b) Audited annual financial statements and the latest audited quarterly financial statements.
3. Within seven (07) days from the date on which fund certificates are delisted or suspended from trading in order to implement the conversion, the fund management company must complete procedures and application submitted to the SSC for amending the certificate of fund establishment registration for the new fund. The application shall include:
a) The application for amending the certificate of the fund establishment registration according to the form in Annex 14 enclosed with this Circular; attached with the original certificate of the fund establishment registration of the converted fund;
b) Minutes and the resolution of the general meeting of investors passing the fund conversion, enclosing the fund conversion plan which has been passed in the general meeting of investors;
c) The confirmation made by the supervisory bank and auditing firm of investment portfolio; the NAV of the fund on the last trading day; the NAV of one fund unit on the last trading day according to the form of reports on the asset and investment portfolio of the fund in Annex 34 enclosed with this Circular;
...
...
...
e) Other documents as prescribed in Points b, c, d, e, and f Clause 1 Article 4 of this Circular.
4. The SSC shall, within fifteen (15) days from the receipt of the complete and valid application as regulated in Clause 3 of this Article, amend the certificate of fund establishment registration. The date of the fund conversion shall be the effective date of the amended certificate of fund establishment registration.
5. Within three (03) days from the date of the fund conversion, the fund management company or related service providers shall notify its investors of the following contents:
a) The date of the fund conversion;
b) The NAV on the conversion date;
c) The list of distributors, related service providers (if any), supervisory banks, depository banks (if any);
d) The time of commencement of trading open fund certificates;
e) Certification of the number of fund units of investors; numbers of accounts or sub-accounts for trading fund certificates;
f) The procedure for trading fund certificates.
...
...
...
7. The converted fund shall inherit all legitimate rights and interests of the converting fund. Investors shall not incur any conversion cost.
1. This Circular shall take effect as of March 01, 2012.
2. The SSC, fund management companies, supervisory banks, distributors, related service providers, other organizations and individuals related to the operation of open-ended funds shall implement this Circular.
3. The amendment and supplementation of this Circular shall be decided by the Minister of Finance./.
CERTIFICATION
OF CONSOLIDATED DOCUMENT
FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER
Tran Xuan Ha
...
...
...
FORM OF THE APPLICATION FOR THE PUBLIC OFFERING
OF FUND CERTIFICATES
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the
establishment and management of open-ended funds)
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
-----------------------
.........………[place], …………..[date]
APPLICATION FOR INITIAL PUBLIC OFFERING OF OPEN-ENDED FUND CERTIFICATES
To: The State Securities Commission of Vietnam
We are: The fund management company…….
License for establishment and operation No. …. Issued by the State Securities Commission of Vietnam (SSC) on...............................[date]
Head office’s address:
We do submit this application to the SSC for registering the initial public offering of open-ended fund certificates with the following contents:
...
...
...
2. Type of the fund:
3. Name in English (if any):
4. Abbreviated name:
5. Operating duration:
6. Total fund units which will be offered for sale:
7. Face value of fund certificate:
8. Total amount of capital planned to be mobilized:
9. Maximum amount of fund certificates issued (if any):
10. Supervisory bank:
...
...
...
12. Head office’s address: …………….
13. Transfer agent service provider (if any):
14. Certificate of registration of securities depository operation No. …. issued by the State Securities Commission of Vietnam (SSC) on...............................[date]/License for the establishment and operation No…………………issued by……………….on………………….[date]15. Head office’s address: …………….
16. Fund management services provider (if any):
17. Certificate of registration of securities depository operation No. …. issued by the State Securities Commission of Vietnam (SSC) on...............................[date]
18. Head office’s address: …………….
19. Other organization (specify authorized activities)
20. Certificate of registration of securities depository operation No. …. issued by the State Securities Commission of Vietnam (SSC) on...............................[date]/ License for the establishment and operation No…………………issued by……………….on………………….[date]21. Head office’s address: …………….
We undertake to be liable for the integrity and accuracy of contents of this application for the public offering of fund certificates.
...
...
...
Enclosed documents
(Specify all documents)
(General) Director of the fund management company…….
(Signature, specify full name and seal)
FORM OF THE CHARTER OF THE OPEN-EDNED FUND
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the
establishment and management of open-ended funds)
OPEN-ENDED FUND’S CHARTER
I. LEGAL GROUNDS
...
...
...
2. Decree……………
3. Circular
4. Decision …………….
II. DEFINITIONS
“Fund”
Means the Investment Fund………, performing the public offering of fund certificates and being established under the law on securities and the fund's charter.
“Fund management company”
Means the Fund management company…….which is established under the License for the establishment and operation No........ issued by the State Securities Commission of Vietnam (SSC) on………. [date]. The fund management company is appointed to manage the fund ……………… (name of the fund) and shall have rights and obligations as regulated in ……. of this Charter.
“Supervisory bank”
...
...
...
“Auditing firm”
Refers to the auditing firm in charge of performing auditing works for the fund which is appointed by the general meeting of investors, that is the auditing firm…………………., an independent auditing firm, approved..........., performing annual auditing of assets of the investment fund......... .
“Charter of the fund….”
Includes this document, attached annexes and legal amendment documents (if any).
“Prospectus”
Refers to document or electronic file that publicly announces the information about the offering and issue of fund certificates of the fund in an accurate, honest and objective manner.
“Supervision contract”
Refers to the contract that is signed between the fund management company and the supervisory bank and passed by the general meeting of investors of the fund.
“Investors”
...
...
...
“General meeting of investors”
Refers to the general meeting of investors who have the rights to vote, organized on the periodical or extraordinary basis to vote important issues relating to the fund. The general meeting of investors is the highest decision-making body of the fund.
“The board of representatives of the fund”
Includes representatives of investors who are appointed by the general meeting of investors to act on behalf of investors in supervising the operation of the fund, the fund management company and the supervisory bank.
“Charter capital”
Refers to total amount of capital in cash which has been actually contributed by all investors during the initial public offering of fund certificates and recorded in this charter.
“Fund unit”
Means the charter capital divided into equal portions. Face value per a fund unit of the initial public offering is VND 10,000/ unit. Each fund unit presents the same amount of profit and capital of the fund.
“Certificate of the investment fund…..”
...
...
...
“Sell price/Offering price”
Refers to the amount that the investor must pay to buy a fund unit. The sell price/offering price shall be equal to the face value (determined in the initial public offering); or equal to the net asset value (NAV) of a fund unit added to the issuance fee regulated in the fund's charter.
“Redemption price”
Refers to the amount that the fund management company must pay to the investor for redeeming a fund unit. /The redemption price is equal to the NAV of a fund unit minus the fee for redeeming a fund unit regulated in the fund’s charter.
“Fund management fee”
Is the payment made to the fund management company that provides fund management services regulated in the fund’s charter.
“Issuance fee/redemption fee”
Refers to the amount that the investor must pay to the fund for buying/selling a fund certificate unit. Issuance fee/redemption fee shall be calculated according to the percentage of the NAV per one fund certificate unit as regulated in Article ..... of this charter.
“Fund dividends”
...
...
...
“Fiscal year”
Is the period of twelve months, starting on the 01st of January and ending on the 31st of December of a calendar year. The first fiscal year of the fund shall starts from the date on which the certificate of fund establishment registration is issued by the SSC and ends in December 31st of that year.
“The fund's net asset value (NAV)”
Is the total value of assets and investments owned by the fund minus all debt obligations of the fund on the valuation date.
“Valuation date”
Means the date on which the fund management company determines the net asset value of the fund as prescribed by the Law on securities and the fund’s charter.
“Fund certificate trading date”
Refers to the valuation date on which the fund management company, on behalf of the fund, issues and redeems fund certificates.
“Time of closing the order book”
...
...
...
“Other definitions”
Other definitions (if any) shall be construed in accordance with the law on securities and other relevant documents.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Name and address
Name inn Vietnamese:
Name in English (if any):
Abbreviated name:
Address:
...
...
...
Article 3. The fund’s organization principles
Article 4. Total capital mobilized and the quantity of fund certificates offered
1. The charter capital mobilized in the initial public offering of the fund is:……………. This amount is divided into ….. fund units. Face value of each fund unit is VND 10,000.
2. Investors contribute capital in VND by transfer to the fund or the fund’s account opened at the supervisory bank.
3. Maximum quantity of fund units circulated (if any):
4. The change of the maximum value of assets mobilized or the maximum quantity of fund units mobilized must be decided by the general meeting of investors and reported to the State Securities Commission of Vietnam.
Article 5. Appointment of the representative in charge of performing the capital mobilization and offering of fund certificates
The legal representative of the fund management company shall be appointed act as the representative in charge of performing the capital mobilization and offering of certificates of the fund...... for sale.
Article 6. Fund management company
...
...
...
- License for establishment and operation No.:
- Head office:
- Telephone: Fax:
Article 7. Supervisory bank
- Bank……….
- Number of the establishment license issued by the State Bank of Vietnam:
- Certificate of registration of depository operation No.:
- Head office:
- Telephone: Fax:
...
...
...
1. Transfer agent service provider (if any):
- Certificate of registration of securities depository operation No. …. issued by the State Securities Commission of Vietnam (SSC) on...............................[date]/ License for the establishment and operation No…………………issued by……………….on………………….[date]- Head office’s address: …………….
2. Fund management services provider (if any):
- Certificate of registration of securities depository operation No. …. issued by the State Securities Commission of Vietnam (SSC) on...............................[date]
- Head office’s address: …………….
3. Other organization (specify authorized activities):
- Certificate of registration of securities depository operation No. …. issued by the State Securities Commission of Vietnam (SSC) on...............................[date]/ License for the establishment and operation No…………………issued by……………….on………………….[date]
- Head office’s address: …………….
Chapter II
...
...
...
Article 9. Investment objectives
Article 10. Investment strategies
1. Investment strategies
2. Fields and sectors of investment
3. Types of assets in which the fund is permitted to invest
a) Deposits at credit institutions as prescribed by the laws;
b) Money market instrument, foreign currency, valuable papers and negotiable instruments in accordance with the law on banking sector;
c) Government bonds, Government-guaranteed bonds and local authority bonds;
d) Listed stocks, stocks registered for trading, and listed bonds of issuers that operate in accordance with the law of Vietnam;
...
...
...
f) Derivatives listed and traded on the Stock Exchanges but with the sole objective of avoiding risks;
4. In case the fund invests in assets as regulated in Point e clause 3, the board of representatives of the fund must provide written consent to the types (codes) of securities, the quantity and the time for performing such investments. In addition, it also requires the issuer’s commitment or documents proving that the issuer will complete its application for trading registration or listing such securities on the Stock Exchange within twelve (12) months from the trading date.
Article 11. Investment limits
1. Invested capital and assets of the fund must comply with the following provisions:
a) Do not invest more than 49% of the total asset value of the fund in the assets regulated in Point a and Point b Clause 3 Article 10 of this charter;
b) Do not invest more than thirty percents (30%) of the fund’s total asset value in the assets prescribed in Point a, b, d, e and f Clause 3 Article 10 of this charter, which are issued by the same company or a group of companies having mutual ownership relations, in which the value of derivatives regulated in Point f Clause 3 Article 10 of this charter is the value agreed in the contract;
c) Do not invest more than twenty percents (20%) of total asset value of the fund in outstanding securities of an issuer. Securities regulated in this point include valuable papers, negotiable instruments, bonds, voting stocks, non-voting preference stocks;
d) Do not invest in securities of an issuer more than ten percents (10%) of the total value of outstanding securities of that issuer;
e) Do not invest more than ten percents (10%) of the total asset value of the fund in the assets prescribed in Point e or Point g Clause e Article 10 of this Charter;
...
...
...
g) At any time, the total value agreed in derivatives transactions, outstanding loans and other payables of the fund must not exceed the NAV of the fund;
h) Do not invest in securities investment funds or stocks of securities investment companies that are established and operated in Vietnam;
i) Do not directly invest in real property, precious stones or metals.
2. Except for the cases regulated in Point g, h, i Clause 1 of this Article, the investment structure of the open-ended fund may vary from investment limits depending on the following causes:
a) The fluctuation of the market prices of assets in the fund’s investment portfolio;
b) Making legitimate payments of the fund;
c) Executing trading orders of investors;
d) Consolidating and merging issuers;
e) The fact that the new fund has just been licensed, or has operated for a maximum period of six (06) months from the date on which the certificate of the fund establishment registration is issued due to the division, consolidation, or merger of the funds;
...
...
...
3. Within a period of three (03) months from the date the variation arises, the fund management company must adjust the investment portfolio to ensure the compliance with the investment limits as prescribed in Clause 1 of this Article.
4. In case the fund management
company fails to comply with the investment limits prescribed by law or the
fund’s charter, the fund management company is responsible for adjusting the
investment portfolio within fifteen (15) days from the date on which the
variation occurs. In this case, the fund management company shall incur the
costs of these transactions and losses (if any). If the variation resulted in a
profit, such profit must be immediately be accounted for as the profit of the
fund.
Article 12. Lending and borrowing and margin trading
1. The fund management company is not permitted to use the capital and assets of the fund to provide loans or guarantees for any loan, except for the investment in deposits as prescribed in Point a Clause 3 Article 10 of this Charter.
2. The fund management company may not take out loans for investment activities, except for short–term loans to defray necessary costs of the fund. Total value of short-term loans of the fund shall not exceed five percents (5%) of the fund’s NAV at any time and the duration of a loan shall not exceed thirty (30) days.
3. The fund management company is not permitted to use assets of the fund to conduct margin trading (i.e. lending for the purchase of securities) for such fund or any other organization or individual; and is not permitted to use assets of the fund to conduct the short selling of securities or lending of securities.
Article 13. Investment selection methods
1. Methods for selecting investments in money market instruments.
2. Methods for selecting investments in debt instruments.
3. Methods for selecting investments in stocks.
...
...
...
5. Methods for selecting investments in other instruments.
Chapter III
INVESTORS, LEDGERS OF INVESTORS AND FUND CERTIFICATE TRANSACTIONS
Article 14. Investors
1. Investors of the fund include domestic and overseas judicial persons and individuals. Investors shall not bear legal liability or other obligations to the fund other than liabilities for the number of fund certificates which they own.
2. Investors that are judicial persons include economic and social organizations that are recognized by the law of Vietnam. The investor that is a judicial person shall appoint a representative to represent the number of fund certificates under its ownership. The appointment, dismissal or replacement of the authorized representative must be approved in writing with the signature of the legal representative of such investor that is a judicial person.
Article 15. Rights and obligations of investors
1. The investors shall have the following rights:
a) Receive profit from the fund’s investment activities in proportion to the number of fund units under the ownership of each investor;
...
...
...
c) Request the fund management company, on behalf of the fund, to redeem or switch fund certificates.
d) Perform their own rights through the general meeting of investors;
e) Other rights as regulated by the law and the fund’s charter.
2. Investors shall discharge the following obligations:
a) Comply with decisions made by the general meeting of investors;
b) Fully make settlement for buying fund certificates and bear liability for debts and other obligations relating to assets of the fund within the scope of the amount paid for buying such fund certificates;
c) Other obligations as regulated by the law and the fund’s charter.
Article 16. Ledgers of investors
1. The fund management company shall itself or grant powers to a related service provider to establish the primary ledger of investors (primary ledger), or nominee agents shall prepare and manage secondary ledgers, and confirm the ownership of fund certificates of investors.
...
...
...
a) If the investor is an individual, full name, ID number or unexpired passport number, contact address, contact telephone number, and email address (if any) are specified;
If the investor is an organization, the following information is required: full name, abbreviated name, trading name, head office’s address, the number of license for the establishment and operation/ certificate of business registration; full name, ID number or unexpired passport number, contact telephone number and email address of the individual who is authorized by such organization to trade fund certificates;
b) Account numbers of investors; or sub-account numbers, attached with the numbers of nominee accounts; securities trading codes (applicable to foreign investors);
c) The quantity of fund units owned; and dates of registration of ownership (entered into the primary ledger).
3. The fund management company and related service providers must always have sufficient information about the ownership of each investor, including those trading via nominee accounts. The information about assets of investors in the primary ledger is the proof of the investors' ownership of fund certificates. The investor's ownership shall be established when the information about investor's ownership is updated in the primary ledger.
Article 17. Fund certificate transactions
1. The fund management company must arrange fund certificate transactions for investors. Trading activities must be arranged on a periodical basis.
The trading frequency of the
fund………… (not less than twice per month)
3. Buy order
4. Sell order
...
...
...
6. Time of closing order book
7. Method of settlement
Article 18. Partial redemption or open-ended fund certificate trading suspension
1. The fund management company has the right to cover only a part of a buy order, sell order or switching order from an investor in any one of the following cases:
a) The total value of sell orders (including sell orders from switching activities) minus the total value of buy orders (including buy orders from switching activities) on a fund certificate trading day is more than ten percents (10%) of the NAV of the fund; or
b) The complete execution of the investor’s orders might lead to the fact that:
- The NAV of the fund goes down below fifty (50) billion dongs; or
- The value of remaining fund units or the total number of remaining fund units in the investor’s account is lower than the minimum value or the minimum number of fund units required to maintain the account of such investor as prescribed in the fund's charter (if any); or
- The remaining NAV or the number of remaining fund units is lower than the minimum NAV or the minimum number of outstanding fund units prescribed in the fund's charter and announced in the prospectus (if any); or
...
...
...
2. Regarding the redemption of the remaining number of sell orders or switching orders with respect to the orders which have been satisfied partially as prescribed in Clause 1 of this Article, the fund management company must apply either of two principles as follows:
a) The principle of time-based priority: The order which is transferred first to the fund management company, related service provider or distributor will be implemented first; or
b) The principle of ratio parity: the unexecuted part of the order will be coupled with later arriving orders for implementation, ensuring the ratio between the value of orders implemented and the value registered for trading are the same.
3. In the cases in Point a Clause 1 of this Article, the fund management company is permitted to extend the time-limit for making settlement provided that such time-limit shall not exceed thirty (30) days as of the fund certificate trading day.
4. Trading open-ended fund certificates may be suspended in one of the following cases:
a) The fund management company is unable to redeem open-ended fund certificates as requested due to an event of force majeure;
b) The fund management company is unable to determine the NAV of the open-ended fund on the date of determining the price for redeeming open-ended fund certificates because the Stock Exchange decides to suspense securities transactions in the fund’s investment portfolio.
c) Other cases as stipulated in the fund’s charter or as considered necessary by the SSC.
5. Duration of the fund certificate trading suspension …………… (not longer than ninety (90) days from the last trading day of fund certificates)
...
...
...
7. If the event causing the trading suspension terminates while convening a general meeting of investors, the fund management company is permitted to rescind the organization of the general meeting of investors.
Article 19. Sell price and redemption price
1. Initial public offering price
2. The sell price of a fund unit shall be determined by the NAV of a fund unit calculated on the fund certificate trading day minus the redemption fee (if any).
3. The buy price of a fund unit shall be determined by the NAV of a fund unit calculated on the fund certificate trading day plus the issuance fee (if any).
4. Redemption fee
5. Issuance fee
6. Switching fee
Article 20. Inheritance of fund certificates
...
...
...
2. The fund management company shall enter the names of lawful heirs into the ledger of investors after such heirs have provided sufficient documents proving their lawful inheritance.
Chapter IV
GENERAL MEETING OF INVESTORS
Article 21: General meeting of investors
1. The general meeting of investors is the highest decision-making body of the investment fund and all investors whose names have been registered in the list of investors before convening the general meeting are entitled to participate in the general meeting of investors.
2. The annual general meeting of investors shall be held within ………days from the date on which the annual financial statements are audited by the approved auditing firm. The annual general meeting of investors is not permitted to be held in the form of obtaining written opinions, unless the fund’s charter contains some other provisions.
3. Extraordinary general meetings of investors shall be held in the following circumstances:
a) The fund management company, or the supervisory bank, or the board of representatives of the fund considers it necessary in the interests of the fund;
b) At the request of investors or a group of investors representing at least ………..of total outstanding fund units for six (06) consecutive months prior to the time of convening the general meeting;
...
...
...
4. The extraordinary general meeting of investors as prescribed in Clause 3 of this Article must be held within ……… days from the date on which the fund management company receives the request to convene such meeting, in which reasons and objectives of convening such extraordinary general meeting of investors must be specified.
Article 22. Powers and duties of the general meeting of investors
1. Make decision on the amendment and supplementation of the fund's charter and supervision contracts;
2. Decide fundamental changes in the fund’s investment policies and objectives; profit distribution plans; the increase in the level of fees paid to the fund management company and the supervisory bank; the changes of the fund management company and the supervisory bank;
3. Make decision on the consolidation and merger of funds;
4. Make decision on the fund certificate trading suspension; the fund division;
5. Make decision on the fund dissolution;
6. Appoint, dismiss or remove the chairman and members of the board of representatives of the fund; decide the amount of remuneration and operating costs of the board of representatives of the fund; pass the selection of the approved auditing firm to audit the annual financial statements of the fund; pass reports on financial and asset status and annual operation of the fund;
7. Decide other matters within its authority as prescribed in Article 85 of the Law on securities, the law on enterprises and the fund’s charter.
...
...
...
1. The planned time, program and contents of the general meeting of investors must be notified to investors and reported to the SSC within …… days before the date planned to hold such general meeting.
2. Investors may directly attend in the general meeting of investors or appoint their authorized representatives to attend in the general meeting or attend in other forms.
3. The general meeting of investors shall be held when the number of participating investors represents at least ………….. of the total outstanding fund units.
4. If the first meeting does not take place because the conditions prescribed in Clause 3 of this Article were not satisfied, the second meeting shall be convened within ………… days from the date on which the first meeting was intended to be opened. The general meeting of investors shall be held when the number of participating investors represents at least ………….. of the total outstanding fund units.
5. The procedures and form of the general meeting of investors.
Article 24. Decisions of the general meeting of investors
1. Each fund unit shall have one voting right. The supervisory bank, the fund management company, the auditing firm and law firms providing services to the fund are entitled to attend the general meeting of investors but they do not have voting rights.
2. The general meeting of investors shall approve decisions under its competence by voting, taking written opinions or other voting forms as regulated in the fund’s charter.
3. Principles, contents and procedures for obtaining written opinions from investors.
...
...
...
a) The voting is conducted with the participation of investors who represent at least ………….. of total circulating fund units;
b) Total votes for passing such decision as regulated in point a of this clause shall not fewer than ……….. of total circulating fund units at the voting time.
5. Decisions of the general meeting of investors on the matters prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 21 of this charter shall be approved if the following requirements are satisfied:
a) The voting is conducted with the participation of investors who represent at least ………….. of total circulating fund units; and
b) Total votes for passing a given decision as regulated in point a of this clause shall not fewer than ……….. of total circulating fund units at the voting time.
6. If the general meeting of investors is organized as regulated in Clause 3 Article 21 of this Charter and the number of investors participating in such general meeting represent under ………. of total circulating fund units, the decision of the general meeting of investor shall be approved if all requirements stated in point a clause 4 of this article have been satisfied. Decisions of the general meeting of investors on the matters prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 22 of this charter shall be approved if all requirements stated in point a clause 4 of this article have been satisfied.
7. When seeking written opinions in the general meeting of investors, decisions of the general meeting of investors are approved when they are approved by the number of investors that represent at least …….. of the total votes.
8. The fund management company and the supervisory bank shall consider and ensure that all decisions of the general meeting of investors are conformable with the laws and the fund's charter.
9. Within seven (07) days as of the end of the general meeting of investors, the fund management company and the board of representatives of the fund shall make the minute and the resolution of the general meeting of investors, and send them to the SSC.
...
...
...
1. The investor who objects to the decision approved by the general meeting of investors on certain issues prescribed in Clause 2 and Clause 3 of Article 22 has the right to require the fund management company to redeem or switch fund certificates owned by such investor to another open-ended fund of such fund management company that has the same investment policies. The investor’s request must be made in writing, specifying the name and address of the investor, the number of fund units, and the reason for such request for redemption or switching to another fund which has the same investment policies and is managed by such fund management company. The investor’s request must be sent to the fund management company within fifteen (15) days from the date on which the decision on the above-mentioned issues is approved by the general meeting of investors.
Chapter V
THE BOARD OF REPRESENTATIVES OF THE FUND
Article 26. The Board of representative of the fund
1. The Board of representative of the fund includes……….members, in which at least two thirds among which are independent members.
2. The Board of representative of the fund must include:
a) At least ………. independent member(s) with qualifications and experience in accounting and auditing.
b) At least ………. independent member(s) with qualifications and experience in securities investment analysis or asset management;
c) At least ………. member(s) with qualifications in the law and regulations on securities.
...
...
...
Article 28. Rights and obligations of the board of representatives of the fund
1. Represent the interests of investors; perform activities in conformable with the law to protect interests of the fund and investors.
2. Approve the list of quotation service providers, the principles and methods for determining the NAV; approve the list of the banks receiving fund’s deposits, money instruments and assets that the fund is allowed to invest in as prescribed in Points a, b, e Clause 3 Article 10 of this Circular; approve fund's asset transactions within its competence with respect to transactions through the agreement method, sale and purchase of securities that have been not yet listed or registered for trading.
3. Decide the amount of distributed profit; the schedule and procedures of profit distribution, or the settlement of losses during the business process; make decisions on the issues in disagreement between the fund management company and supervisory bank on the basis of regulations of the law.
4. The board of representatives of the fund is entitled to make decisions on the issues prescribed in Points 2, 3, 4, 5, 6 and 7 Article 22 of this charter upon the provision in the fund’s charter and the authorization of the latest general meeting of investors.
5. Request the fund management company and the supervisory bank to adequately provide documents and information about the asset management and supervision.
6. Other rights and duties………….
7. Within fifteen (15) days from the date on which the board of representatives of the fund makes decisions on the issues prescribed in Clause 4 of this Article, the board of representatives of the fund must, through the fund management company, send the meeting minutes and the resolution of the board of representatives of the fund to the SSC and the supervisory bank, and provide information about its decisions to investors in the form specified in the fund's charter.
8. During the performance of its rights and duties, the board of representatives of the fund must comply with the law, the charter’s fund and decision of the general meeting of investors. In case the decision passed by the board of representatives of the fund is contrary to the law or the fund’s charter and cause damage to the fund, the members who passed such decision jointly bear personal liability for such decision, and make compensation to the fund; the member who objected to the passing of such decision is exempt from liability.
...
...
...
1. The general meeting of investors shall appoint one of members of the board of representatives of the fund to the position of chairman of the board. Chairman of the board of representatives of the fund must be an independent member.
2. Chairman of the board of representatives of the fund shall have the following rights and duties:
a) Establish program and action plans of the board of representatives of the fund;
b) Prepare program, contents and documents used in the board’s meeting; convene and chair the meeting of the board of representatives of the fund;
c) Follow the implementation of decisions of the board of representatives of the fund;
d) Perform other rights and duties as regulated in the fund's charter.
Article 30. Procedures for management of the board of representatives of the fund
If the chairman of the board of representatives of the fund is absent or incompetent to perform assigned duties, the member of the board of representatives of the fund who is authorized by the chairman of the board of representatives of the fund shall perform rights and duties of the chairman of the board of representatives of the fund. In case of the absence of the authorized member, other members of the board of representatives of the fund shall appoint one of independent members to temporarily act as the chairman of the board of representatives of the fund on the principle of unanimity. The appointment of a new chairman of the board of representatives of the fund shall be conducted in the upcoming annual general meeting of investors.
Article 31. Suspension and deposition of members of the board of representatives of the fund
...
...
...
Article 32. The meeting of the board of representatives of the fund
1. Chairman of the board of representatives of the fund is entitled to convene the meeting of the board of representatives of the fund. The meeting of the board of representatives of the fund is required to be held quarterly. Extraordinary meetings may be held in case of need.
2. The meeting of the board of representatives of the fund shall be held if at least two-thirds (2/3) of the board’s members attend the meeting.
3. Decisions of the board of representatives of the fund are approved by direct voting at the meetings, via conference by phone, internet or other audio/video devices, or via written opinions and other methods as prescribed in the fund's charter. Each member of the board of representatives of the fund has one vote. The members who do not directly attend the meeting may vote by sending written opinions.
4. The decision of the board of representatives of the fund shall be passed if it is passed by at least …….of total participants in the meeting and at least …………. of independent members.
5. Contents of the meeting of the board of representatives of the fund must be sufficiently recorded in the minutes. The chairman and the secretary of the meeting shall jointly bear liability for the accuracy and integrity of the minutes of the meeting of the board of representatives of the fund.
Chapter VI
FUND MANAGEMENT COMPANY
Article 33. Criteria for selecting the fund management company
...
...
...
1. Obligations of the fund management company
2. Rights of the fund management company
Article 35. Termination of the fund management company’s rights and obligations to the fund
1. The fund management company shall terminate its rights and obligations to the fund in the following cases:
a) At the request of the board of representatives of the fund which has been approved by the general meeting of investors;
b) The fund management company’s license for the establishment and operation is revoked;
c) Amalgamating or merging with another fund management company;
d) Operating duration of the fund ends.
2. The fund management company must hold a general meeting of investors to take ideas about the termination of its rights and obligations to the fund at least six (06) months before the time planned to terminate such rights and obligations.
...
...
...
Chapter VII
SUPERVISORY BANK
Article 37. Criteria for selecting the supervisory bank
The supervisory bank selected by the fund management company must satisfy all requirements as provided in Clause 1 Article 98 of the Law on securities and have no involvement in the fund management company.
Article 38. Rights and obligations of the supervisory bank
1. Obligations of the supervisory bank
a) Always act for the best interests of the fund’s investors;
b) Bear liability for damage caused to the fund from the bank’s mistake;
c) Supervise the management of the fund’s assets by the fund management company in accordance with the law on securities, relevant regulations and the fund's charter.
...
...
...
e) Separate assets of the fund from those of the fund management company, those of other funds, those of other customers of the supervisory bank and those of the supervisory bank;
f) Ensure and bear liability for assets of the fund in case of the appointment of secondary depository institutions;
g) Supervise or calculate the NAV of the fund [frequency] in conformable with the law and the fund’s charter, ensuring that the fund's NAV is accurately calculated.
h) Settle securities transactions in conformity with lawful instructions from the fund management company. The supervisory bank is entitled to refuse such instruction if it has reasonable grounds for determining that such instructions are unlawful or contrary to the fund’s charter. In case of refusal, a written notice must be sent to the fund management company, specify reasons of such refusal, and a copy of which shall be sent to the SSC;
i) Perform the comparison between assets of the fund and those of the fund management company in a regular basis;
k) Make settlement for legitimate costs of the fund according to lawful instruction of the fund management company, ensuring such costs are in accordance with the law and provisions of the fund’s charter;
l) Make settlement to the fund’s investors when the fund management company redeems fund certificates from investors, or when the fund distributes profits to investors, or the fund liquidates its assets in case of dissolution, or in other cases as regulated by the law and the fund’s charter. Such settlement shall be made according to legitimate instructions of the fund management company provided that it must be in conformity with provisions of the fund’s charter;
m) Keep a separate record book on changes of total issued certificates, the number of fund certificates owned by each investor, name, address, nationality, and other address and identification information of such fund certificate holder, and update any changes (if any) in a timely manner;
2. Rights of the supervisory bank
...
...
...
1. The supervision is limited to the fund management company's activities relating to the fund over which the bank exercises its supervisory function. During the supervision, the supervisory bank shall:
a) Cooperate with the fund management company to periodically check internal process on principles and methods for determining the NAV of the fund; inspect and supervise the determination of the fund’s NAV; and ensure that the NAV of one fund unit is calculated correctly and accurately in compliance with the law and the fund’s charter.
b) Supervise investment activities and asset transactions of the fund, including assets that are not securities centrally registered at the Vietnam Securities Depository; supervise the asset transactions made between the fund and the fund management company, and relevant individuals. When violations of law are discovered, the supervisory bank shall immediately report them to the SSC and notify the fund management company within twenty-four (24) hours from the discovery of the violations, and request the correction or take action to remedy the consequences caused by such violations within a limited period of time;
c) Supervise the process and verify results of the merger, consolidation, dissolution of the fund and liquidation of the fund's assets;
d) Supervise and ensure the legitimacy, and only use the fund’s assets to make settlement for costs in accordance with the law and provisions of the fund’s charter;
e) Supervise other activities of the fund management company during its management of the fund’s assets in accordance with Article 98 of the Law on securities and the fund’s charter.
2. The supervisory bank must prepare and archive documents in both hard copies and electronic files for a period of ten (10) years for certifying that the compliance of the supervisory bank during its supervision over the fund management company with law as prescribed in Annex 19 enclosed with this Circular. These documents must be provided at the written request of the SSC.
3. The supervisory bank must adequately, promptly, and accurately provide necessary information to the fund management company and approved auditing firm so that they can sufficiently exercise their rights and fulfill their obligations to the fund in accordance with law and the fund's charter.
4. The supervisory bank shall reserve the right to inspect the fund management company, examine and appraise the capacity of the computer system and computer software, request the fund management company to promptly provide their procedures for asset management, internal control, risk management, valuation handbook, procedures of receiving and executing orders from investors and necessary information related to the management of the fund’s assets in order that the supervisory bank may fulfill their rights and obligations to the fund as prescribed by the law.
...
...
...
6. If the fund management company must pay compensation for losses to investors, the supervisory bank must coordinate with the fund management company to promptly and completely carry out settlement procedures in accordance with lawful instructions from the fund management company. The supervisory bank shall jointly bear liability and make compensation to investors and the fund for losses arising from its failure to fully and promptly supervise the fund’s investment activities and the determination of the fund’s NAV and other supervisory activities as regulated by the law. The rate of compensation depends on the civil agreements between the fund management company and the supervisory bank.
Article 40. Termination of the supervisory bank’s rights and obligations to the fund
Chapter VIII
RELATED SERVICE PROVIDERS
Article 41. Authorized activities (outsourcing services)
Article 42. Criteria for selecting related service providers
1. Criteria on competence, system, personnel, experience and professionalism.
2. Criteria on organizational structure of the unit in charge of providing related services of the authorized provider, operational procedures, and the system for reporting and approving reports;
Article 43. Responsibilities of related service providers
...
...
...
2. Scope of operation, functions and duties of authorized parties.
3. Requirements on documents, records and database;
4. The authorized party must perform authorized works in an effective and careful manner, and keep information relating to investors and other partners of the fund management company confidential;
5. The authorized party shall provide the fund management company with independent auditors’ reports on authorized contents to serve the inspection by the fund management company.
Article 44. Responsibilities of the fund management company for authorized activities
1. The authorization shall not reduce or change responsibilities of the fund management company towards the fund.
2. Before entering into service contracts with any authorized party, the fund management company must carry out the due diligence, examine facilities and information technology system of such authorized party, ensuring that it has operational process, personnel and systems capable for performing authorized works, including the internal control system, facilities, technical solutions, disaster recovery system, hot stand-by system, experienced and skilled staff, etc.;
3. Carry out the inspection in a regular basis to ensure that the authorized contents have been prudently and safely performed in conformity with the law and this charter, and the quality of services provided by the authorized party is in conformity with criteria and requirements of the fund.
4. The fund management company is entitled to employ independent consultants or services provided by other professional organizations that are operating under the law to fulfill this regulated duty.
...
...
...
6. Establish process and system to ensure that the fund management company, independent auditing firms and the state competent authorities are able to access necessary information for supervising the authorized activities, appraising and managing risks arisen from such activities at any times.
7. The fund management company shall be liable for its authorization. The fund management company must ensure the continuity of authorized activities, avoiding the interruption and influence on investment activities of investors;
8. Provide relevant information to the authorized party in a sufficient, timely and accurate manner in order that the authorized party can fully and timely fulfill its rights and duties in the scope of authorization;
9. Store instructions, requests and documents sent to the authorized party for performing authorized activities in a sufficient, prompt and accurate manner.
10. On the annual basis, the fund management company must prepare reports on the evaluation of results of authorized activities with the following contents:
a) Costs paid to the authorized parties in comparison with profit, income and total operating costs of the fund;
b) Effects (if any) of authorized activities on profit and level of risks of the fund;
c) Total costs for performing authorized activities paid to the authorized party (if there are many services provided to the fund management company);
d) Evaluate the maintenance of the internal control system, risk management system, information security, facilities, hot stand-by system, disaster recovery system, etc. of the authorized party, ensuring that the authorized activities shall be thoroughly performed, not causing the influence on investment activities of investors.
...
...
...
Chapter VIII
DISTRIBUTORS AND NOMINEE AGENTS
Chapter IX
AUDITING, ACCOUNTING AND REPORTING
Article 46. Criteria for selecting and changing auditing firm
Article 47. Fiscal year
The fiscal year is the period of twelve months, starting on the 01st of January and ending on the 31st of December of a calendar year. The first fiscal year of the fund shall starts from the date on which the certificate of fund establishment registration is issued by the SSC and ends in December 31st of that year.
Article 48. Accounting policy
The fund shall apply the accounting policy of Vietnam and comply with other regulations promulgated by the competent authorities on the accounting affair of the fund.
...
...
...
Article 50. Other reports
Chapter X
THE NET ASSET VALUE (NAV) OF THE FUND
Article 51. Determination of the NAV
1. The fund management company is responsible for determining the NAV of the fund and the NAV of a given fund unit on the basis of the market price, or the reasonable price (if there is no market price) of the assets in the investment portfolio of the fund.
2. The supervisory bank shall confirm the NAV of the fund and the NAV of one fund unit. The confirmation must be provided in writing or by computer read-out via the electronic information system of the supervisory bank approved by the fund management company. If the valuation was not conducted correctly, the supervisory bank must notify and request the fund management company to amend such valuation within twenty-four (24) hours.
3. Within two (02) days as of the valuation date, the NAV of the fund and the NAV of one fund unit must be announced on the websites of the fund management company and distributors, related service providers and distributors, and on other means of mass media in accordance with the regulations on disclosure of information on the securities market.
4. The fund management company is permitted to authorize a related service provider to determine the NAV of the fund and the NAV of one fund unit on the basis of prices provided by quotation service providers. The fund management company must supervise and ensure the valuation made by the related service provider is in consistent with law and that the NAV is determined accurately.
5. The determination of the NAV of the fund must be made on the periodical basis of…….. and the NAV must be announced on means of mass media for investors’ reference after the supervisory bank has granted the confirmation of such determination of the NAV and valid until a new notice is granted.
...
...
...
Article 52. Methods for determining the NAV of the fund
Article 53. Procedures for determining the value of assets of the fund
The NAV must be determined by a rational valuation principles in conformity with provisions of the SSC [specify the method for valuation as regulated]
Article 54. Indemnifying investors and the fun for losses
1. The fund management company is liable to indemnify the fund and investors for losses sustained from fund certificate transactions when the NAV of the fund is determined incorrectly in a significant level of variation, which is deemed to occur as follows:
a) There is a variation of 0.75% or more in the NAV in the case of a bond fund;
b) There is a variation of 1.00% or more in the NAV in other cases.
2. If the fund was undervalued, the amount of compensation payable to the fund and investors shall be determined as follows:
a) If the investor purchased fund certificates before the incorrect valuation period and sold them within such period, the amount of compensation shall be based on the level of variation and the number of fund units sold by such investor;
...
...
...
3. If the fund was overvalued, the level of compensation payable to the fund and investors shall be determined as follows:
a) If the investor purchased fund certificates within the incorrect valuation period and maintains his ownership of such fund certificates after the incorrect valuation period, the level of compensation shall be based on the level of variation and the number of fund units which have been purchased and are still under the ownership of such investor after the incorrect valuation period;
b) For the fund, the amount of compensation shall be based on the level of variation and the number of fund units which have been issued before the incorrect valuation period but redeemed within such period by the fund.
Article 55. Principle and criteria for selecting or changing quotation service providers
Chapter XI
PROFIT AND MANAGEMENT COSTS
Article 56. The fund’s profit
1. The fund management company shall distribute profit of the fund to investors in accordance with provisions in the fund’s charter and the policy on profit distribution announced in the prospectus. The profit distributed shall be extracted from the remaining profit of the fund. The fund management company is only permitted to distribute profit of the fund after it has completed or has adequate financial capacity to complete tax obligations and other financial obligations as required by law; has established sufficient funds in accordance with the fund’s charter; and even after the proposed amount of profit is distributed, the fund will still be able to ensure the settlement of debts and other financial obligations when they fall due. The schedule and plan on profit distribution must be publicly announced in the prospectus and on the website of the fund management company.
2. Profit may be distributed in cash or by fund units. The profit distribution made in the form of fund units must be agreed by the general meeting of investors or the board of representatives of the fund (if the latest general meeting of investors authorized the board of representatives of the fund to decide in accordance with the fund's charter) or allowed by the fund’s charter and the prospectus.
...
...
...
4. After distributing profits, the fund management company shall send reports to each investor on the fund’s profit distribution, including the following contents:
a) The method of profit distribution (in cash or by fund units);
b) Total profit during the period and accumulated profit, details of each profitable item;
c) The value of profit distributed, the number of fund units issued for the purpose of profit distribution (if profit distribution is made in form of fund units);
d) The NAV of a fund unit before and after the profit distribution;
e) Impacts on the NAV of the fund.
5. Other cases as prescribed in the fund's charter.
Article 57. The fund’s operating expenses
1. Asset management fee, paid to the fund management company.
...
...
...
3. Fund management service expense, transfer agent service expense and other expenses which the fund management company must pay to related service providers.
4. Auditing expenses, paid to auditing firms.
5. Expenses of legal consultancy service, quotation service and other reasonable services, and remuneration paid to the board of representatives of the fund.
6. Expenses of drafting, printing and sending the prospectus, summary prospectus and financial statements, transaction confirmations, account statements and other documents to investors; expenses of disclosing information by the fund and expenses of holding general meetings of investors and meetings of the board of representatives of the fund;
7. Expenses related to conducting the fund’s asset transactions.
Chapter XII
FUND RESTRUCTURING
Article 58. Requirements on the fund consolidation and merger
1. The fund consolidation and merger shall be performed in the cases regulated by the law and approved by the general meeting of investors.
...
...
...
Article 59. Requirements on the fund division
1. The fund division must be approved by the general meeting of investors and performed in the following cases:
a) The fund management company is unable to determine the NAV of the open-ended fund on the date of determining the price for redeeming open-ended fund certificates because the Stock Exchange decides to suspense securities transactions in the fund’s investment portfolio;
b) Other cases as stipulated in the fund’s charter or as considered necessary by the SSC.
2. The fund division must be approved by the SSC.
Article 60. Requirements on the fund dissolution
1. A fund shall be liquidated and dissolved in the following cases:
a) The fund management company is dissolved, declared bankrupt or its establishment and operation license is revoked and the board of representatives of the fund fails to establish a replacement fund management company within two (02) months from the date on which one of such events happens;
b) The supervisory bank is dissolved or declared bankrupt; or unilaterally terminates its supervision contract or the same is terminated by the fund management company; or the certificate of registration of the securities depository operation of the supervisory bank is revoked and the fund management company fails to establish a replacement supervisory bank within two (02) months from the date on which one of such events happens;
...
...
...
d) The fund is dissolved according to the decision of the general meeting of investors;
e) The NAV of the fund falls below ten (10) billion dongs in six (06) consecutive months;
f) Other cases as prescribed in the fund's charter.
2. The fund liquidation and dissolution shall be performed as regulated by law.
Chapter XV
SETTLEMENT OF CONFLICT OF INTEREST
Article 61. Managing the conflict of interest between this fund and other funds, entrustment investors of the fund management company, and between the fund and the fund management company.
1. The fund management company must:
- Separate investment strategies and objectives of each fund managed by the fund management company;
...
...
...
2. All securities transactions made by members of the board of directors, members of the executive board, president of the fund management company, members of the board of directors, members of the board of controllers, controllers, fund managers and employees of the fund management company must be reported and controlled in accordance with the fund’s charter and current laws;
3. Establish internal control system, risk management system and system for supervising the conflict of interest in the fund management company.
Chapter XVI
INFORMATION ANNOUCEMENT AND AMENDMENT, SUPPLEMENTATION OF THE FUND’S CHARTER
Article 62. Information announcement and provision of information to investors
Article 63. Amendment, supplementation of the fund’s charter
Article 64. Registration of the fund’s charter
Article 65. Implementation
The fund’s charter is enclosed with the following annexes:
...
...
...
Annex No. 1.2. COMMITMENT OF THE SUPERVISORY BANK
Annex No. 1.3. GENERAL COMMITMENT OF THE FUND MANAGEMENT COMPANY AND THE SUPERVISORY BANK
Annex No. 1.1
COMMITMENT OF THE FUND MANAGEMENT COMPANY
The fund management company …..
License for establishment and operation No. …. Issued by the State Securities Commission of Vietnam (SSC) on...............................[date] The fund management company undertakes to fulfill the following commitments to the fund………….:
1. Strictly comply with the law and the fund’s charter regarding fund management activities.
...
...
...
3. Ensure that a supervisory bank is employed at all times to work for the fund’s interests.
4. Pay fees to the supervisory bank and other related service providers as prescribed in the fund's charter.
5. Provide the following information to the supervisory bank on a periodical basis:
a. Reports on operating situation and financial statements of the fund, ledgers of investors and the quantity of fund certificates owned by investors;
b. Reports relating to the fund or assets and investment portfolio of the fund;
c. Evaluation of the NAV of the fund and the NAV of one fund unit;
d. Information relating to the fund’s operation and other obligations.
6. Provide free of charge or with reasonable fees copies of the fund’s charter (and enclosed annexes and the prospectus (and enclosed annexes) to investors at their request.
7. Not to make investment in securities or assets from which the fund management company or individuals related to the fund management company shall directly gain or involve in interests, except for the cases as permitted by the law.
...
...
...
9. Fulfill the valuation and accounting works of the fund in a honest, accurate and timely manner.
10. Provide free of charge or with reasonable fees copies of annual reports and other reports of the fund to investors at their request.
11. Provide free of charge or with reasonable fees copies of annual reports of the supervisory bank on the evaluation of the fund management by the fund management company to investors at their request.
12. Ensure that the information announced by the fund management company or its representative is sufficient, genuine and accurate, not missing out events affecting investors’ rights and benefits and those affecting contents of announced information, not missing out the information required to be announced as regulated by law and not causing misunderstanding to investors.
13. Sufficiently provide necessary information to the independent auditing firm for fulfilling auditing works in an effective and timely manner.
14. Promptly report to the SSC if there is a difference between the result of the fund management company and that of the supervisory bank in the comparison of credits/debits of the fund.
15. Convene the general meeting of investors in accordance with the law.
...
...
...
(Signature, specify full name and seal)
Annex No. 1.2
COMMITMENT OF THE SUPERVISORY BANK
Supervisory bank:…….
Number of the operation license:………………….. Issuing authority:………………. Issued date:………….
Certificate of registration of securities depository operation No. …. issued by the State Securities Commission of Vietnam (SSC) on...............................[date]
The supervisory bank undertakes:
1. To strictly comply with the law and the fund’s charter regarding its supervision activities.
...
...
...
3. Perform duties of the supervisory bank to the fund in a wholehearted, honest and cautious manner.
4. Deposit, make settlement, maintain and supervise assets and securities of the fund on behalf of investors; compare the supervisory bank's record of credits/debits with that of the fund management company on monthly basis and report to the SSC if there is a difference between records of credits/debits.
5. Separate assets of the fund from those of the supervisory bank, those of the fund management company and those of other funds, and those of other customers of the supervisory bank;
6. Supervise the investment portfolio of the fund, the valuation of assets of the fund, determination of the NAV of the fund and that of a fund certificate unit in accordance with the applicable law and provisions in the fund’s charter.
7. Ensure the fulfillment of supervision duties so that the fund management company cannot misuse its position to perform activities that generate direct or indirect interests to the fund management company or relevant individuals or cause damage to legitimate interests of investors.
8. Ensure that the fund is annually audited by an independent auditing firm.
(General) Director of the supervisory bank
...
...
...
Annex No. 1.3
GENERAL COMMITMENT OF THE FUND MANAGEMENT COMPANY AND THE SUPERVISORY BANK
The fund management company …..
License for establishment and operation No. …. Issued by the State Securities Commission of Vietnam (SSC) on...............................[date]
Supervisory bank:…….
Number of the operation license:………………….. Issuing authority:………………. Issued date:………….
Certificate of registration of securities depository operation No. …. issued by the State Securities Commission of Vietnam (SSC) on...............................[date]
1. Jointly commit to fulfill all obligations to protect legitimate interests of investors.
...
...
...
3. Jointly commit to exercise voting rights for issues relating to the ownership of stocks/capital contributed by the fund for the benefits of investors in general meetings of shareholders of issuers or boards of members of companies to which the fund contributed capital.
4. Jointly undertake not to receive any remuneration, profit or interest from the performance of transactions related to the fund’s assets or other assets, which are not regulated in the fund's charter or prospectus.
(General) Director of the fund management company
(Signature, specify full name and seal)
Authorized representative of the supervisory bank
(Signature, specify full name and seal)
...
...
...
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
(cover page)
The fact the State Securities Commission of Vietnam (SSC) grants the license for issuance of fund certificates means the application for the fund establishment and issuance of investment fund certificates has been carried out in accordance with regulations of relevant law, and does not imply that contents of the prospectus, and investment objectives and strategies of the fund are guaranteed.
THE PROSPECTUS OF THE OPEN-ENDED FUND
1. Name of the fund, number of the establishment license;
2. Type of the fund:
...
...
...
4. Effective period of the prospectus
5. Heading of the prospectus
6. The prospectus announces the following contents:
“The securities investment fund described in this prospectus is established under the law on securities No. 70/2006/QH 11 approved by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam on June 29, 2006, and guidance documents. This prospectus is registered at the SSC on………………. [ date]
7. Full name, position and address of the individual in charge of announcing information.
8. Places where the prospectus, periodical reports on operating results and financial statements are provided, and form of providing these documents (head office, company’s branches, website, etc);
(cover page)
...
...
...
Page
Individuals who bear primary responsibility for the contents of the prospectus
Terms/definitions
Investment opportunities
Information about the fund management company
...
...
...
Information about the supervisory bank planned
Information about related organizations
Information about the investment fund
General information about the fund
Summarized fund’s charter
...
...
...
Investment objectives, policies and limits
Fund certificate transactions
Fees, charges
Profit distribution and tax policies
General meeting of investors
...
...
...
The board of representatives of the fund
The fund management company
The supervisory bank
Management of risks of the fund
Initial public offering and follow-on offering
...
...
...
The fund’s operating situation
Financial statements
Fees, charges and bonuses due to satisfactory operating results
Operational targets
Forecast of business results of the fund
...
...
...
Conflict of interest
Report regulations
Contact address for replying to queries of investors
Commitment
Enclosed annexes
...
...
...
CONTENTS OF THE PROSPECTUS
I. INDIVIDUALS WHO BEAR PRIMARY RESPONSIBILITY FOR THE CONTENTS OF THE PROSPECTUS
1. The fund management company
Mr./Mrs.: ……………………….. Position:
Chairman/Chairwoman of the board of directors
Mr./Mrs.: ……………………….. Position: (General) Director
Mr./Mrs.: ……………………….. Position: Chief accountant
We undertake that the information and figures in this prospectus are conformable with reality which we have known, or investigated and collected in a proper way.
2. Supervisory bank
Legal representative: Mr./Mrs.:……………………….Position:
...
...
...
II. TERMS/DEFINITIONS
Terms/definitions used in the prospectus shall be explained in this part.
III. INVESTMENT OPPORTUNITIES
1. Overview of the economy of Vietnam
2. Financial markets in Vietnam and investment opportunities
IV. INFORMATION ABOUT THE FUND MANAGEMENT COMPANY
1. General information about the fund management company
Name of the company:
Establishment and operation license No.:
...
...
...
Telephone: Fax:
Address of branch or representative office (if any):
Operating duration (if any):
Charter capital:
Shareholders/members of the fund management company:
- Description of founding shareholders/members;
- Description of shareholders/members who hold 5% or more of charter capital;
Description of the board of directors/the board of members (organizational structure, brief description of its members);
Description of the executive board of the fund management company (organizational structure, brief description of its members)
...
...
...
2. Information about the operating situation of the fund management company.
- Summarize the operating situation of the fund management company (business results, financial situation, etc.) in five (05) latest years up to the date on which the information is recorded in the prospectus;- Funds managed by the company (specify the list of funds, name and type of each fund, etc.);
- Requirements: specify origin, time of providing the aforesaid information; specify information about the operating situation of the fund management company in the past, and such information does not imply that the operating capacity of the fund management company in the future is guaranteed;
- The information, both in the past and present, about the operating situation and managerial experience of the fund management company and the operating situation of other funds managed by such fund management company shall be not provided in the prospectus to serve for any separate purpose, or with the tendency to exaggerate achievements and conceal failure.
V. SUPERVISORY BANK
Name of the bank:
Establishment license No.: (enclosed with the copy thereof)
Certificate of registration of depository operation No.:
Head office:
...
...
...
Operating duration (if any):
Main sectors of operation
(Enclosed with the supervision contract signed by and between the fund management company and the supervisory bank)
VI. AUDITING FIRM
Name of the auditing firm:
Establishment license No.: (enclosed with the copy thereof)
Place of establishment:
Head office:
Telephone: Fax:
...
...
...
(enclosed with auditing contract signed by and between the fund management company and the auditing firm).
VII. FUND CERTIFICATE DISTRIBUTORS
The list of fund certificate distributors includes:
Name:
Address:
Number of certificate of authorized distributor:
Locations for the distribution of fund certificates:
VIII. AUTHORIZED ORGANIZATION
(authorized services include: investment fund management service, transfer agent service and other services as regulated by the law)
...
...
...
- Name and address of the head office;
- Establishment and operation license No.:
- Operating duration:
- Main sectors of operation
- Scope of authorized service (specify provisions of relevant contract)
- Expenses payable…………………………. Method of payment
(enclosed with the service contract signed by and between the fund management company and the authorized organization).
IX. INFORMATION ABOUT THE INVESTMENT FUND
1. General information about the fund
...
...
...
1.2. Registration form of issue.
1.3. The fund’s establishment and operation license.
1.4. Nature and operating duration of the fund (if any).
2. The fund's charter in the initial public offering and the fund’s charter updated in the following announcement of prospectus (in case of change).
Summary of the fund’s charter with the following main contents:
2.1. General provisions
2.2. Provisions on investment objectives, policies and limits
- Investment objectives
- Investment strategies
...
...
...
- Investment structure
- Investment limits
- Lending and borrowing, resale and repurchase, and margin trading
- Investment selection methods
- Principles and methods for determining the NAV of the fund
2.3. Specific characteristic of investment fund certificates
- Investors
- Rights and obligations of investors
- Ledgers of fund certificate ownership
...
...
...
- Consolidation, merger, liquidation and dissolution of the fund, and rights of investors in cases of the fund liquidation and dissolution
2.4. Regulations on fund certificate trading:
- Procedure for receiving sell orders, and requirements on the execution of sell orders
- Procedure for receiving buy orders, and requirements on the execution of buy orders
- Procedure for receiving switching orders, and requirements on the execution of switching orders
- The fund certificate trading suspension and the execution of a part of trading orders
2.5. Principle for determining trading price of fund unit
- Frequency for valuation and methods for determining trading price of a fund unit
- Types of the announcement of the information about trading prices, Place and frequency of the information announcement
...
...
...
2.6. Information about fees paid by the fund
- Management fees
- Supervision fees
- Other fees in conformity with the law
- Fees and costs recorded as fund-related items; fees and costs paid by investors
2.7. Profit distribution and tax policies- Methods for determining and distributing profits of the fund;- Tax policies: tax rate applied to the fund, personal income tax of investors (method of payment: deducted at source or paid by relevant investor).
2.8: General meeting of investors
- Annual general meeting of investors and extraordinary general meetings of investors
- Rights and duties of the general meeting of investors;
...
...
...
- Decisions made by the general meeting of investors.
2.9. The board of representatives of the fund
- Organizational structure of the board of representatives of the fund (list of members of the board of representatives of the fund);
- Criteria for appointing members to the board of representatives of the fund;
- Rights and duties of the board of representatives of the fund;
- Chairman of the Board of representatives of the fund;
- Procedures for management of the board of representatives of the fund;
- Suspension and deposition of members of the board of representatives of the fund;
- Representatives of members to the board of representatives of the fund;
...
...
...
2.10. Criteria for selecting the fund management company, rights and responsibilities of the fund management company
- Criteria for selecting the fund management company;
- Rights and responsibilities of the fund management company;
- Termination of rights and obligations of the fund management company;
- Limitations on the operation of the fund management company.
2.11. Criteria for selecting the supervisory bank, rights and responsibilities of the supervisory bank
- Criteria for selecting the supervisory bank;
- Rights and responsibilities of the supervisory bank;
- Termination of rights and responsibilities of the supervisory bank.
...
...
...
3. Risks of investing in the fund
3.1. Market risk
3.2. Interest rate risk
3.3. Inflation risk
3.4. Liquidity shortage risk
3.5. Legal risk
3.6. Credit risk
3.7. Risk of conflict of interest
3.8. Risks related to specific investment products (depending on types of assets in which the fund planned to invest).
...
...
...
3.10. Other risks
4. Other investment information
X. INITIAL PUBLIC OFFERING AND FOLLOW-ON OFFERING OF FUND CERTIFICATES
1. Legal grounds
2. Initial public offering plan
- Name of the fund:
- Type of the fund:
- Operating duration of the fund:
- Investment objectives/strategies:
...
...
...
- Investment products planned:
- Process of controlling investment risks:
- Investment structure:
- The number of fund units planned to offer (or the maximum and minimum number of fund units planned to offer):
- Period of the initial public offering, extension of the period for offering fund certificates:
- Face value:
- Offering price:
- Currency unit:
- Minimum registration quantity:
...
...
...
- Face value:
- Period for confirming transactions of investors;
- Method and form of settlement;
- The date of the follow-on offering planned upon the end of the initial public offering;
- Offering location and distributors;
- Partners related to the offering.
3. Follow-on offering of fund certificates
- Time of the follow-on offering of fund certificates after the initial public offering:
- Trading date:
...
...
...
- Sell price:
- Minimum quantity registered for buy/sell:
- Time of closing transactions:
- Period for confirming transactions:
- Period for making settlement to investors
- The fund’s trading frequency:
- Trading method:
- Cancellation of trading order:
- Fund certificate switching transactions:
...
...
...
- Locations and distributors:
3. Announcement of the net asset value and trading situation
Methods and time for determining the NAV of the fund.
Means and address for announcing the NAV, results of latest fund certificate trading and the number of outstanding fund certificates.
XI. THE FUND’S OPERATING SITUATION
1. Financial statements (updated annually)
2. Fees, charges and bonuses due to satisfactory operating results
a) Initial public offering fee.
b) Redemption fee.
...
...
...
d) Management fee.
e) Switching fee.
f) Supervision and depository fees.
g) Other fees and charges (auditing, tax consultancy, valuation fees, etc.)
h) Other information.
3. Operational targets
3.1. Operating expense ratio of the fund
3.2. The fund’s portfolio turnover rate
4. Method for calculating earnings and plan for profit distribution of the fund
...
...
...
5. Forecast of business results of the fund
Forecast and estimation of general situation of the economy, securities market, economic development trends, etc. may be specified in the prospectus provided that such forecast and estimation do not imply that the fund's business result in the future is guaranteed. Grounds for making such forecast shall be also included in the prospectus.
6. Time and location of providing reports on operating results of the fund
XII. CONFLICTS OF INTEREST (Specify principles for settling conflicts of interest that may occur)
XIII. PROVISION OF INFORMATION TO INVESTORS AND REPORTING REGULATIONS
Specify obligations of the fund management company and the supervisory bank in providing the prospectus, financial statements and reports on operating results on the quarterly and annual basis to investors of the fund.
XIV. CONTACT ADDRESS FOR REPLYING TO QUERIES OF INVESTORS
Specify address and telephone number in order that investors may contact the fund management company to put queries relating to the fund.
XV. COMMITMENT
...
...
...
XVI. ENCLOSED ANNEXES
1. Annex on the procedure and guidance on the registration for trading fund certificates
2. Registration form for buying/selling fund certificates
3. Places where the prospectus is provided
4. Draft of the charter of the investment fund
5. Other annexes
(General) Director of the fund management company
...
...
...
FORM OF THE SUMMARY PROSPECTUS OF THE OPEN-ENDED FUND
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
(cover page)
The fact the State Securities Commission of Vietnam grants the license for issuance of fund certificates means the application for the fund establishment and issuance of investment fund certificates has been carried out in accordance with regulations of relevant law, and does not imply that contents of the prospectus, and investment objectives and strategies of the fund are guaranteed.
...
...
...
1. Name and type of the fund; summary of investment objectives and strategies, operating duration (if any) of the fund, types of investors that are objects of the fund’s offering.
2. Information about the fund management company, the supervisory bank, the auditing firm, the list of distributors, authorized organizations (if any) and the list of members of the board of representatives of the fund.
3. Previous investment results of the fund (if any), enclosing with reminders of caution that the information about previous investment results is used for reference only, and the profitability or capital recovery of investments in the fund is not guaranteed.
4. General guidance on making investment in the fund, including contents related to procedures for offering of additional fund certificates, redemption and switching of fund certificates; redemption of a part of the fund certificate and fund certificate trading suspension; issuance fee (if any); redemption fee (if any); and switching fee (if any).
5. Types of taxes, fees and charges paid by the fund; Types of taxes, fees and charges paid by investors.
6. Basic information about procedures, methods, schedule and time of distributing the fund's profits.
7. Basic information about potential risks when making investment in the fund.
8. Regulations on the announcement of information, forms of providing information and documents related to the fund to investors; address, time and form of contact for learning about the fund.
...
...
...
Application for the distribution of fund certificates
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
-----------------------
......., …………………..[date]
APPLICATION FOR THE DISTRIBUTION OF OPEN-ENDED FUND CERTIFICATES
To: The State Securities Commission of Vietnam
Pursuant to the law on securities;
Pursuant to the Circular No. 183/TT-BTC dated December 16, 2012 of the Minister of Finance providing the guidance on the establishment and management of the open-ended fund;
...
...
...
1. Official name in full of the bank/company
2. Trading name of the bank/company
3. Official address of the head office of the bank/company
4. Trading address, telephone number, fax number
5. Scope and contents of operation of the bank/company stated in the application for the distribution of open-ended fund certificates
6. Name, date of birth and nationality of the Chairman of the Board of Directors and General Director
General Director/ Director of the bank/insurer
(signature, seal and full name)
...
...
...
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
-----------------------
POWER OF ATTORNEY GRANTED TO THE HEAD OFFICE, BRANCH OR TRANSACTION OFFICE OF THE BANK/ BRANCH OF THE INSURER TO DISTRIBUTE FUND CERTIFICATES
Bank/Insurer……………………….
Address:…………..
...
...
...
Head office/ Branch/ Transaction office ………………
Address:…………..
To perform the distribution of open-ended fund certificates.
Head office/ Branch/ Transaction office ………………shall fulfill the following obligations:
- Comply with the laws on securities and securities market;
- Perform authorized works and send reports to the Bank/Insurer……. on works related o the distribution of open-ended fund certificates;
- Bear responsibility before the Bank/Insurer……. for the distribution of open-ended fund certificates within the scope of authorization.
...
...
...
General Director/ Director
(Signature, specify full name and seal)
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
-----------------------
INFORMATION FORM
...
...
...
Alias (if any):
2. Date of birth:
3. Place of birth:
4. Number of ID Card (or passport, or other personal identity paper):
5. Nationality:
6. Place of permanent residence:
7. Place of current residence:
8. Contact address (regular):
9. Telephone, fax, email:
...
...
...
11. Professional level:
12. State official Public employee Other
13. Political attitude:
Party member Being not yet a party member
14. Process of education and professional training
Period
Training facility
Training major
Award and commendation
...
...
...
15. Working process (detailing jobs and working positions, performance at each working position):
Period
Place of work
Position/Duties
...
...
...
Award and commendation
Discipline
16. Expected position in the section in charge of distributing fund certificates/the board of representatives of the fund:
...
...
...
18. Relatives of the informant (spouse, father, adoptive father, mother, adoptive mother, children, adopted children, siblings, etc.)
Full name
Date of birth
ID number
Permanent residence
Occupation
Position
Spouse:
...
...
...
Father:
...
...
...
Children
...
...
...
Siblings:
I guarantee the integrity and accuracy of contents of this form and I shall be liable for the same.
...
...
...
Informant
(Signature and full name)
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
-----------------------
DESCRIPTION OF MATERIAL AND TECHNICAL FACILITIES, AND THE PERSONNEL SERVING THE DISTRIBUTION OF OPEN-ENDED FUND CERTIFICATES
...
...
...
Address of the head office of the distributor:
1. List of locations for distributing fund certificates
No.
Distribution location
Head office’s address
Number of the establishment and operation license...... /Decision on the establishment of transaction office
...
...
...
2. Computer system and equipment to support the distribution of fund certificates:
No.
Distribution location (specify address)
Quantity of computers
Quantity of telephones
Quantity of fax machines
...
...
...
- Planned methods for storing and processing the information about investors;
- Methods for providing information to investors, head offices of the distributor, the fund management company, the supervisory bank and other related organizations (via the computer system, telephone, telex, fax, etc.);
- Specify features, uses, status and technological levels of employed equipment and the distribution of this computer system at the working place.
3. Personnel
No.
Full name
ID Number
Type/Number of securities practice license
...
...
...
Distribution location (specify address, telephone, fax, telex, etc.)
We undertake:
1) To be liable for the integrity and accuracy of the aforesaid contents;
...
...
...
General Director/ Director of the Bank/Insurer
(signature, seal and full name)
Form of the certificate of the fund establishment registration
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------
...
...
...
CERTIFICATE OF FUND ESTABLISHMENT REGISTRATION
To: The State Securities Commission of Vietnam
We are:
- The fund management company (specify official name of the company in full in printed capital letters)
- Number of the establishment and operation license:. …. Issued by the State Securities Commission of Vietnam (SSC) on...............................[date]
- Legal representative:
- Head office’s address:
- Telephone:……….. Fax:……
We do request the SSC to grant a certificate of the fund establishment registration with the following contents:
...
...
...
2. Name in English (if any):
3. Abbreviated name:
4. Supervisory bank:
5. Related service organizations (specify each organization and authorized activities):
6. Number of Certificate of the public offering of fund certificates: Issued by the State Securities Commission of Vietnam (SSC) on...............................[date].
7. The fund’s operating duration (if any):
8. The fund’s charter capital:
9. The quantity of fund units:
10. The net asset value or maximum quantity of outstanding fund units (if any):
...
...
...
We undertake to bear legal liability for the integrity and accuracy of the contents of the application for the fund establishment registration and documents enclosed herewith.
Enclosed documents
(Specify all documents)
(General) Director of the fund management company
(Signature, specify full name and seal)
Report on results of the public offering of open-ended fund certificates
...
...
...
(Certificate of the public offering No……/GCNDKCB issued by the State Securities Commission of Vietnam (SSC) on...............................[date])
To: The State Securities Commission of Vietnam
We are:
- The fund management company (specify official name of the company in full in printed capital letters)
- Number of the establishment and operation license:. …. Issued by the State Securities Commission of Vietnam (SSC) on...............................[date]
- Legal representative:
- Head office’s address: ……………. Telephone:………… Fax:……
- The supervisory bank (specify official name of the bank in full in printed capital letters)
- Certificate of registration of securities depository operation No. …. issued by the State Securities Commission of Vietnam (SSC) on...............................[date]
...
...
...
- Head office’s address:
Telephone:……….. Fax:……
I. Fund certificate offered for sell:
1. Name of the fund:
2. Name of the fund certificate offered for sell
3. Type of the fund
4. Face value
5. Offering price
6. The number of fund certificates registered for offering
...
...
...
8. Date of starting the offering
9. Date of ending the offering
10. Period for registering the buying of fund certificates: from……..[date] to…………. [date]
II. Name of underwriter (if any)
1. Name of the financial underwriter
2. Name of other underwriters and the quantity of underwritten fund certificates
3. Underwriting fees
III. Distributors
1. List of distributors and their address
...
...
...
IV. Offering results
1. Total fund certificate units distributed:……, accounting for ….% of total fund certificate units permitted to be offered (if any) or accounting for ….% of total fund units planned to be offered in the initial public offering:
2. Total proceeds from the sale of fund certificates:
3. Total expenses:
- Underwriting fees
- Fees paid to distributors
4. Structure of investors:
No.
Trading method
...
...
...
Quantity of fund certificates
Holding
Domestic investors
Foreign investors
Total
Held by domestic investors
Held by foreign investors
Total
Held by domestic investors
...
...
...
Total
1
Direct trading
...
...
...
2
Trading via nominee agent
...
...
...
Authorized representative of the supervisory bank………….
(Signature, specify full name and seal)
...., …….[place], on………[date]
(General) Director of the fund management company
(Signature, specify full name and seal)
...
...
...
List of nominee agents and investors
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
I. Nominee agents
No.
Full name of nominee agent
Abbreviated name
Number of the establishment and operation license
Quantity of investors
...
...
...
Domestic investors
Foreign investors
Total
Held by domestic investors
Held by foreign investors
...
...
...
...
...
...
II. Investors
No.
Full name or name of organization
ID number/ Number of business registration certificate
Address
Account No.
Trading method
Quantity
Ownership ratio
...
...
...
...
...
...
...
...
...
(Signature, specify full name and seal)
...., …….[place], on………[date]
(General) Director of the fund management company
(Signature, specify full name and seal)
Notice of the investor’s changes
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
-----------------------
...
...
...
NOTICE OF CHANGE OF ……………
To: The fund management company…….
I am:
Full name of the investor/name of the institutional investor (specify name of the individual or institutional investor which is recorded in ID Card/Passport or the establishment license/business registration certificate in printed capital letters):..................................
Number of owner’s certificate of registration: ………………………………………
Issuing authority:………………………………….. Issued date:………………………………
Head office’s address (which is used in the establishment license/business registration certificate) or permanent residence (which is used in passport):…………………
Telephone:………………….. Fax………………………………………………
Email:…………………………. Website: ……………………………………
...
...
...
I am a customer of the following distributor (full name of the distributor)……………………
Distributor’s trading name:……………………………………..
Head office: ……………………………………………………………………..
Telephone:…………………………………………………………………….
Distribution location (specify full name)……………………
Head office: ……………………………………………………………………..
Telephone:…………………………………………………………………….
Fund certificate trading account number; or
Fund certificate trading sub-account number, nominee account number
...
...
...
No.
Content of change
Initial entry
Updated entry
I
Non-commercial transactions
Previous owner/ Number of account/sub-account (nominee account)
Quantity
New owner/ Number of account/sub-account
...
...
...
1.
Donation or inheritance
2.
Other types (detailing)
...
...
...
II.
Change of the investor’s personal information
1
The bank where the investor’s account is opened
Name of the bank
Account number
Name of the bank
...
...
...
2
Head office/ contact address
3
Other changes (Number of ID card/owner’s certificate of registration)
We undertake to be liable for the integrity, sufficiency and accuracy of the contents of this notice of change and documents enclosed herewith.
...
...
...
Confirmation of the distributor/nominee agent
(if the investor conducts trading via nominee account)
Investor
(Signature, specify full name and seal, applicable to the institutional investor)
Methods for determining values of assets
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
A – Values of assets
...
...
...
Type of asset
Principle for determining trading price in the market
Cash and cash equivalents, money market instruments
1.
Cash (VND)
Cash balance on the date preceding the valuation date
2.
Foreign currencies
Value exchanged to VND according to current exchange rate announced at credit institutions that are permitted to trade in foreign currencies on the date preceding the valuation date
...
...
...
Term deposits
Value of deposits, plus unpaid interests, up to the date preceding the valuation date
4.
Treasury bills, bank drafts, commercial papers, certificates of deposit, negotiable certificates of deposit, bonds and money market instruments
The purchase price, plus accrued interests, up to the date preceding the valuation date
Bonds
5.
Listed bonds
...
...
...
- In case there is no transaction over a period longer than two (02) weeks prior to the valuation date, one of the following prices shall apply:
+ The purchase price, plus accrued interest; or
+ The face value, plus accrued interest; or
+ The price determined by employing the method approved by the board of representatives of the fund.
6.
Unlisted bonds
- The quoted price (if any) announced on quotation systems, plus coupon interest rate, up to the date preceding the valuation date; or
+ The purchase price, plus accrued interest; or
+ The face value, plus accrued interest; or
...
...
...
Stocks
7.
Stocks listed on the Ho Chi Minh City Stock Exchange
- The closing price on the latest trading date prior to the valuation date;
- In case there is no transaction over a period longer than two (02) weeks prior to the valuation date, one of the following prices shall apply:
+ Book value; or
+ Purchase price; or
+ The price determined by employing the method approved by the board of representatives of the fund.
...
...
...
Stocks listed on the Hanoi Stock Exchange
- The average trading price of the latest trading day prior to the valuation date;
- In case there is no transaction made within a period of more than two (02) weeks up to the valuation date, one of the following prices shall apply:
+ Book value; or
+ Purchase price; or
+ The price determined by employing the method approved by the board of representatives of the fund.
9.
Stocks of public companies that have been registered for trading on the UpCom
- The average trading price of the latest trading day before the valuation date;
...
...
...
+ Book value; or
+ Purchase price; or
+ The price determined by employing the method approved by the board of representatives of the fund.
10.
Stocks which have been registered or deposited but not listed or registered for trading
- The average value determined on the basis of quoted prices (the average trading price during the period) of at least 03 quotation service providers that are not related to the fund on the latest trading day prior to the valuation date.
- In case it is unable to obtain quoted prices from at least 03 quotation service providers, one of the following prices shall apply:
+ The average price determined on the basis of quoted prices; or
+ The price announced on the latest reporting period provided that it must be made within three (03) months prior to the valuation date;
...
...
...
+ Purchase price; or
+ The price determined by employing the method approved by the board of representatives of the fund.
11.
Stocks which are suspended from trading or delisted, or the registration for trading of which is cancelled.
One of the following prices shall apply:
+ Book value; or
+ Face value; or
+ The price determined by employing the method approved by the board of representatives of the fund.
12.
...
...
...
One of the following prices shall apply:
- 80% of the liquidation value of such stocks determined at the date of preparing the latest balance sheet prior to the valuation date; or
- The price determined by employing the method approved by the board of representatives of the fund.
13.
Other shares or stakes
One of the following prices shall apply:
+ Book value; or
+ Purchase price/ value of contributed capital; or
+ The price determined by employing the method approved by the board of representatives of the fund.
...
...
...
14.
Listed derivatives
The closing price on the latest trading date prior to the valuation date
15.
Listed derivatives which are not traded over a period of longer than 2 weeks
The price determined by employing the method approved by the board of representatives of the fund.
Other assets
16.
Other types of assets in which the fund is permitted to invest
...
...
...
Notes:
- Accrued interest refers to the amount of interest that has accumulated from the last interest payment up to, but not including, the valuation date;
- Book value of a share is determined on the basis of the latest audited or reviewed financial statements.
- The organization in charge of conducting the valuation can refer prices on bond quotation systems (Reuteurs/Bloomberg/VNBF, etc.);
- The date stated in this part of the annex is construed as the calendar date.
B- Global exposure from derivative contracts
1) Global exposure refers to the value exchanged to cash in which the fund is liable for performing the contract. The global exposure is determined on the basis of the market value of underlying asset, settlement risk, market fluctuations and period for liquidating positions.
2) When calculating the global exposure, the fund management company can apply:
- Principle of offsetting against net derivative position (opposite) of the same underlying security, for example, the long position of call option on security XYZ shall reduce (offset against) the global exposure of the short position of call option on security XYZ;
...
...
...
- Other principles in accordance with the international practice, ensuring the risk management.
No.
Type of asset
Global exposure
1
Stock option (buying put option, selling put option, selling call option)
2
The market value of option position is adjusted by the option’s delta = Quantity of contracts x Face value x Current market value of bonds x Delta ratio
3
...
...
...
The market value of futures position = Quantity of contracts x Value per index point x Current index rate
4
Bond futures contracts
The market value of futures position = Quantity of contracts x Notional value x Market value of cheapest to deliver bond
5
Other contracts
Employing the model which is jointly selected and agreed by the fund management company and the supervisory bank, and approved by the board of representatives of the fund
...
...
...
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------
Application for amending Certificate of fund establishment registration due to fund consolidation, merger or division
We are: name of the fund management company
Number of the establishment and operation license+…. …. Issued by the State Securities Commission of Vietnam (SSC) on...............................[date]
Kindly request the SSC to amend the Certificate of fund establishment registration No………………….. Issued by the State Securities Commission of Vietnam (SSC) on...............................[date]
I. Reason
...
...
...
II. Causes
III. Merged/consolidating/divided funds (detailing)
1. Name of securities investment fund: ……………
2. Charter capital: ……………….
3. The quantity of outstanding fund units (determined at the date on which the last general meeting of investors of the fund makes decision on the fund consolidation, merger or division):…………
4. Maximum/minimum quantity of fund units (if any)
5. The net asset value (determined at the date on which the last general meeting of investors of the fund makes decision on the fund consolidation, merger or division):………
6. The net asset value per a fund unit (determined at the date on which the last general meeting of investors of the fund makes decision on the fund consolidation, merger or division):………
7. The fund management company ….. …..
...
...
...
9. Related service providers (specify name of each service provider and authorized activities):…….
10. Role of the fund: (Merging fund/ merged fund/ consolidating fund/ divided fund)
11. Conversion ratio (determined at the date on which the last general meeting of investors of the fund makes decision on the fund consolidation, merger or division)
IV. The fund established from the merger/consolidation/division
1. Name of securities investment fund: ……………
2. Charter capital: ……………….
3. The net asset value (determined at the date on which the last general meeting of investors of the fund makes decision on the fund consolidation, merger or division):………
4. The number of outstanding fund units (determined at the date on which the general meeting of investors of the fund makes decision on the fund consolidation, merger or division):…………
5. Maximum/minimum quantity of fund units (if any)
...
...
...
7. The net asset value per a fund unit (determined at the date on which the last general meeting of investors of the fund makes decision on the fund consolidation, merger or division):………
8. The fund management company ….. …..
9. Supervisory bank:…….
10. Related service providers (specify name of each service provider and authorized activities):…….
We hereby kindly request the SSC to amend the Certificate of fund establishment registration with the aforesaid contents.
…….[place], on………[date]
General Director/Director of the fund management company
...
...
...
Report on the fund’s assets before and after the fund consolidation, merger or division
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
REPORT ON THE FUND’S ASSETS BEFORE AND AFTER THE FUND CONSOLIDATION, MERGER OR DIVISION
1. Name of the fund management company:
2. Name of the supervisory bank:
...
...
...
4. Reporting date:
I – Consolidation or merger
Unit: ……..VND
No.
Items
Before the fund consolidation/merger
After the fund consolidation/ merger/ division
Different amount
...
...
...
Fund…
Fund…
Fund…
Fund…
(1)
(2)
...
...
...
(n)
(n+1) = (n)-(1)-
(2)-(3)-...
ASSETS
I.1
Cash and cash equivalents
...
...
...
Cash
...
...
...
Cash equivalents
...
...
...
I.2
Investments (detailing)
...
...
...
I.3
Dividend receivables
...
...
...
I.4
Interests received
...
...
...
I.5
Unsettled sales of securities (detailing)
I.6
Other receivables
...
...
...
I.7
Other assets
...
...
...
I.8
Total value of assets
LIABILITIES
...
...
...
Unsettled purchase of securities (detailing)
II.2
Other payables
...
...
...
II.3
Total liabilities
...
...
...
The net asset value of the fund (I.8-II.3)
10
Total quantity of fund units
11
...
...
...
II – Fund division
No.
Items
After the fund division
...
...
...
Difference (if being determined)
Fund…
Fund…
Fund…
Fund…
...
...
...
(1)
(2)
(3)
(n)
(n+1) = (1) + (2) + (3) +..-(n)
ASSETS
I.1
Cash and cash equivalents
...
...
...
Cash
...
...
...
Bank deposits
Cash equivalents
...
...
...
I.2
Investments (detailing)
...
...
...
I.3
...
...
...
I.4
Interests received
...
...
...
I.5
Unsettled sales of securities (detailing)
...
...
...
Other receivables
I.7
Other assets
...
...
...
I.8
Total value of assets
...
...
...
LIABILITIES
II.1
Payable by securities (detailing)
...
...
...
II.2
Other payables
...
...
...
II.3
Total liabilities
The net value asset of the fund (I.8-II.3)
...
...
...
Total quantity of fund units
11
The net asset value per fund unit
...
...
...
Authorized representative of the supervisory bank
(Signature, specify full name and seal)
(General) Director of the fund management company
(Signature, specify full name and seal)
...
...
...
Fund consolidation, merger, division, division plans
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
A – The fund consolidation or merger plan must include the following fundamental contents:
I. Information about the consolidating or merged fund and consolidated or merging fund:
a) Name in full, abbreviated name, trading name in both Vietnamese and English of funds;
2) Name in full, abbreviated name, trading name in both Vietnamese and English of the fund management company and the supervisory bank; legal representatives; head office’s address; websites of these organizations;
3) List of members of the board of representatives of the fund and fund managers, and their resumes;
4) Summary of operating situation of funds; investment portfolio structure; source of capital and assets before the events of consolidation or merger; charter capital; quantity of outstanding fund units of each fund;
II. Information about the fund consolidation or merger:
...
...
...
2) Period planned for holding general meetings of investors of consolidating or merged funds;
3) Expected date of the consolidation or merger;
4) Consolidation or merger expenses;
5) Accounting methods used in the consolidation or merger; time that investment activities shall be recorded in the accounting book of the consolidated or merging fund;
6) Methods for determining the net asset value of each fund; methods for determining receivables and payables of each fund, and different amount (if any); methods for determining conversion ratio;
B – Report on the fund consolidation or merger analysis
(Report must be briefly and concisely presented by using easily understandable words, and must not use too many technical terms. The report's contents may vary depending on investors of consolidating fund, merged fund or merging fund) 1. Purposes and reason of the fund consolidation or merger;
2. Effects that may occur due to the consolidation or merger.
a) Change of investment objectives or policies, level of dilution of investment efficiency and potential risks;
...
...
...
c) Changes relating to policies on taxes, charges and fees such as issuance fees, redemption fees, switching fees; comparison of tax rates, fees and charges before the consolidation or merger and those after the consolidation or merger, enclosed with explanation thereof.
d) Changes affecting other rights and benefits of investors; comparison of rights of investors before the consolidation or merger and those after the consolidation or merger;
3. Rights and lawful benefits of investors (of consolidating or merged funds) relating to the consolidation or merger:
a) Rights to access information relating to the consolidation or merger;
b) Rights to receive documents of consolidating fund, merged fund, and merging fund, including financial statements, reports on the fund’s operating results, prospectus and summary prospectus;
c) Rights to receive reports on assessment of consolidation or merger results, made by the supervisory bank;
d) Rights to request the fund management company to redeem or switch fund certificates; principle of determining redemption price or conversion ratio; duration for redemption or switching receipt;
e) Information about accumulated profits and distribution of such profits;
f) If making settlement to investors in case of consolidation or merger, the information about the settlement percentage or the amount paid per a fund unit; investors receiving such settlement; settlement method and duration; and source of capital for making settlement shall be specified in the report;
...
...
...
a) Period for holding general meeting of investors or period for taking written opinions from investors about the fund consolidation or merger; form of providing information about voting results to investors;
b) Duration for funds to continue the execution of fund certificate trading orders;
c) Duration for suspending fund certificate transactions for completing the consolidation or merger;
d) Expected date of the consolidation or merger;
C – Resolution of the general meeting of investors on the fund consolidation, merger or division must comprise of the following contents:
1) Approve the fund consolidation, merger or division; name of consolidating, merged, divided funds; types of funds; planned date of consolidation, merger or division; principles and methods of consolidation, merger (fulfill debt obligations before the consolidation or merger; or transfer such debt obligations to consolidated or merging fund), principle for dividing the fund's portfolio; principles for determining the net asset value at the consolidation or merger date; conversion ratio;
2) Approve the list of the members of the board of representatives of the funds that are established from the fund consolidation, merger or division;
3) Approve the draft of consolidation or merger contract.
In case of the fund consolidation or merger, the minutes and resolution of the general meeting of investors must also include the following contents:
...
...
...
5) Approve the fund management company (name of the fund management company, number of the establishment and operation license issued by the State Securities Commission of Vietnam, head office’s address);
6) Approve the supervision contract signed with the supervisory bank, enclosed with the information about the supervisory bank (name of the supervisory bank, number of the establishment and operation license, number of securities depository registration issued by the State Securities Commission of Vietnam, head office’s address).
D – The fund division plan must include the following fundamental contents:
I. Information about the divided fund:
1) Name in full, abbreviated name, trading name in both Vietnamese and English of the divided fund;
2) Name in full, abbreviated name, trading name in both Vietnamese and English of the fund management company and the supervisory bank; legal representatives; head office’s address; websites of these organizations;
3) List of members of the board of representatives of the fund and fund managers, and their resumes;
4) Summary of operating situation of funds; investment portfolio structure; source of capital and assets before the events of consolidation or merger; charter capital; quantity of outstanding fund units of each fund;
II. Information about the fund division
...
...
...
2) The investment portfolio of the divided fund at the latest valuation date; methods for dividing the fund’s investment portfolio; methods for determining the value of receivables, payables and different amount (if any), the value of debts, payables of the divided fund; methods for paying debts of the divided fund; source of capital for paying such debts and methods for liquidating assets for settling debt obligations (where necessary); the investment portfolio of each fund that shall be established from the fund division;
3) List of amendments (if any) to the draft charters of funds established from the fund division;
4) The fund management companies, supervisory banks and authorized organizations, lists of distributors of funds established from the fund division; management fees, supervision fees and other fees of funds established from the fund division;
5) Expected date of the fund division;
6) Detailed schedule of the fund division; period for fulfilling debt obligations; period, procedure and requirements on conversion of fund units and issuance of fund units of funds that are established from the fund division to investors;
7) Plans and period planned for performing the valuation, issuance and redemption of fund certificates of funds established from the fund division.
Consolidation contract and merger contract
...
...
...
I. Information about the consolidating or merged funds and consolidated or merging fund:
1) Name in full, abbreviated name, trading name in both Vietnamese and English of funds;
2) Name in full, abbreviated name, trading name in both Vietnamese and English of the fund management company and the supervisory bank; legal representatives; head office’s address; websites of these organizations;
II. Information about the fund consolidation or merger:
1) Purposes and reasons of the fund consolidation or merger;
2) Effects due to the fund consolidation or merger that may occur on investors of consolidating fund, merged fund and merged fund;
3) Method and principle for determining the net asset value for conducting the conversion, conversion ratio and settlement made to investors as regulated in Clause 8 Article 31 of this Circular;
4) Expected date of the consolidation or merger;
5) Period, procedure, requirements and procedure for conducting the conversion of fund units, transferring assets from consolidating fund, merged fund to consolidated fund and merging fund;
...
...
...
List of investors objecting decision on the fund consolidation or merger
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
No.
Full name of investor, creditor (for individual investor)/ name of company (for institutional investor)
Number of ID card/ business registration certificate, issued date, issuing authority
Quantity of fund units with request for redemption/ Value of debts
Redemption price
...
...
...
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6) = (4)× (5)
Fund:…………… (name of consolidating/merged fund)
Investor requesting the fund to redeem fund certificates
...
...
...
...
...
...
A
Total
Creditor requesting for settlement
...
...
...
B1
Total
...
...
...
...
...
...
B2
Total
C
Total cash amount needed for settlement (C) = (A) + (B1)
D
...
...
...
Fund:…………… (name of consolidating/merged fund)
Investor requesting the fund to redeem fund certificates
...
...
...
A
Total
Creditor requesting for settlement
...
...
...
...
...
...
B1
Total
Creditor requesting for settlement guarantee
...
...
...
B2
Total
...
...
...
C
Total cash amount needed for settlement (C) = (A) + (B1)
D
Cash amount in the fund’s list of assets
We undertake to be liable for the integrity and accuracy of the aforesaid contents.
Authorized representative of the supervisory bank
...
...
...
(General) Director of the fund management company
(signature, seal and full name)
Main documents retained at the supervisory bank and the fund management company
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
The supervisory bank and the fund management company must retain the following documents of the supervision and management of the fund:
Open-ended fund
The fund management company and the supervisory bank
...
...
...
a) Date of placing buy orders;
b) Detailed information about investors (Full name, contact address, ID Card number/ Name in full, abbreviated name, head office’s address, number of business registration certificate);
c) The quantity of fund units;
d) The offering price and the net asset value per fund unit;
e) Issuance fees;
f) Name of distributors, distribution locations/ Name of nominee agents;
g) Commission (if any);
h) Other relevant matters;
i) Date of signing contracts;
...
...
...
a) Date of conducting transaction
b) Date of receiving payment, individual making such payment
c) Date of transferring money to the fund’s account (supervisory bank)
d) Date of payment (supervisory bank)
e) Receiver of payment (supervisory bank)
f) Date of release from the fund’s account (supervisory bank)
Trading assets in the fund's portfolio (separately recorded for each fund)
Supervisory bank
...
...
...
a) Receivables from offerings of additional fund certificates
b) Payables for redeeming fund certificates
c) Payables to securities brokerage organizations for performing the fund’s purchase of securities;
d) Receivables from securities brokerage organizations relating to the fund’s sales of securities;
e) Detailed information about the fund’s asset-related buy and sell orders must be recorded in the order book. The order book must include the following contents:
1. Name of the fund
2. Quantity of securities/assets placed for trading;
3. Period for placing trading orders.
When the order is matched, the following information must be updated to the order book:
...
...
...
2. Conducted trading volume;
3. Trading period;
4. Date of receiving ownership certificate or issued date of ownership certificate, issued by the depository bank;
5. Amendments/changes relating to the trading or trading errors
Investments - Capital accounts
The fund management company and the supervisory bank
Investments-related information needed to be retained includes:
a) Quantity and price of each type of asset which has been successfully traded;
b) Total transaction expenses, including commissions and transaction fees) Following transactions related to this asset;
...
...
...
e) The execution of rights of owners of securities. The information about issuers’ activities that cause influence on the nature and quantity or value of assets (issuing call options, stock split, capital adjustment or reduction, changing nominal value, changing name, acquisition or merger, dissolution or liquidation) must be stored, including:
1. Type of activities
2. Effective date
3. Results of change (on the value or quantity basis)
Investment incomes - Income accounts
The supervisory bank
The information about incomes and
profits must include the following contents:
Type of income
Individual paying income
Source of income;
...
...
...
Ratio (debenture, coupon, dividend)
Value
Tax deduction and deduction rate
Loans
The fund management company and the supervisory bank
Borrowings
a) Loan value
b) Loan purpose
c) Collateral (if any – specify)
...
...
...
e) Payment date
f) Interest rate
g) Loan special conditions
Determination of the net asset value (NAV)
The fund management company and the supervisory bank
The information about process and method for determining the NAV, which shall be retained, includes:
a) The quantity of securities (stocks, bonds) or other types of assets.
b) Market price of each type of asset. If there is no market price determined, the fair value shall be employed as regulated;
...
...
...
- Valuation documents prepared by the fund management company
- Quotations provided by quotation service providers;
- Errors in calculating the NAV, checked and discovered by the supervisory bank (or the fund management company if it authorizes the supervisory bank to conduct the valuation ); the level of variation compared to the NAV.
Offering price and redemption price per fund unit
The fund management company
a) The fund’s NAV, and date and time when the NAV is determined
b) The quantity of fund units, which are issued in the offering and served the valuation;
c) Issuance fee or redemption fee, which is added to or subtracted from the NAV of a fund unit
d) Process of determining the NAV (regulated in the fund's charter which is included in the fund establishment documents, and announced in the prospectus)
...
...
...
f) Details of errors in determining the NAV of a fund unit and measures against such errors.
g) Certification of the supervisory bank, certifying the accuracy of the NAV, offering price and redemption price
h) Documents proving the assessment and certification of the supervisory bank, and copies of notices sent to the fund management company on valuation errors (if any)
Ledgers of investors
The fund management company
Ledgers of investors of the fund must be always updated. Ledgers must be prepared according to regulated forms, both in writing and electronic files, and include the following contents:
a) Name and current address (if any) of investors, investor’s code, number of ID card of unexpired passport;
b) The quantity of fund units owned by each investor
c) Date of buying fund certificates
...
...
...
e) The investor’s special requests on fund units held on his account (relating to pledging, mortgage, depository of fund certificates, regulations on bankruptcy procedures, criminal investigation, testament, etc.);
f) Information about each investor’s transactions, including:
Type of transaction (purchase, sale or other types of transfer)Name of trading partner
Date of conducting transaction
Trading volume
Name of distributor and distribution location
Information about assets in the fund’s list of assets deposited at the supervisory bank
The supervisory bank
Information about deposited assets includes:
...
...
...
b) The fund’s investment portfolio;
c) Information about secondary depository contract for each type of asset (if any).
d) Amount of assets
e) Date of conducting transaction
f) Trading price
g) Type of ownership and depository institution (registration, certificate or accounting records)
h) The fund’s special requests in conformity with the law (relating to pledging, mortgage, depository of assets, regulations on bankruptcy procedures, criminal investigation, testament, etc.) (if any).
This information must be made under a form which is able to analyze:
a) Based on types of deposited assets;
...
...
...
Information about transactions performed includes:
a) Type and name of asset
b) Value
c) Type of transaction
d) Date of conducting transaction
e) Notice of certifying transaction results (invoice, documents, bank's certification, etc.)
f) Adjustments on asset accounts, entrustment investors.
g) The NAV and valuation methods
h) Checking and verification documents, copies of notices of certifying trading results, notices of trading errors, etc.
...
...
...
The supervisory bank
a) Location where assets are stored and maintained.
b) Authority to move or transfer assets.
c) Minutes on periodical inspection of assets, made by the depository bank or lawful auditing firm.
Application for open-ended fund certificate trading registration
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
OPEN-ENDED FUND CERTIFICATE TRADING REGISTRATION FORM
...
...
...
1
Investor’s information
Investor’s full name:
Account number:
Number of ID Card/Unexpired passport
Place and date of issue:
Date of birth
Type of account:
Investor
...
...
...
Investor’s mailing address
Home phone:
Office phone:
Mobile:
E-mail:
Number of deposit account
Number of bank account
Account manager
With regard to institutional investor, the following information about the individual who is authorized to place trading orders shall be specified:
...
...
...
ID Number:
Position:
Home phone:
Office phone:
Mobile:
E-mail:
Name of registered funds:
Investor’s commitment: I undertake that I have carefully learned about the prospectus and the charter of the fund (name of the fund)…………..
Other information as regulated by the fund management company
...
...
...
Beneficiary’s information
Beneficiary
Full name:
ID Number:
Place and date of issue:
Investor’s mailing address
Telephone: E-mail:
Enclosed documents
...
...
...
Passport or Visa (photocopy)
Other information as regulated by the fund management company
3
Distributor’s information
Number of organization acting as the distributor:
Establishment and operation license No.:
Issued date:
Head office’s address:
Telephone:
...
...
...
Distribution locations:
Telephone
Fax
Full name of the employee in charge of distributing fund certificates
Number of professional practice license/Issued date
Telephone of the employee in charge of distributing fund certificates:
Other information as regulated by the fund management company
Investor
...
...
...
Authorized representative of the distributor
(signature, specify full name and seal)
(General) Director of the fund management company
(signature, specify full name and seal)
…………………..[date]
…………………..[date]
Other relevant documents (letters of attorney).
...
...
...
Application for open-ended fund certificate trading
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
APPLICATION FOR OPEN-ENDED FUND CERTIFICATE TRADING
To: The fund management company
1
Investor
Investor’s full name:
Account number:
ID Number:
...
...
...
Type of account:
Investor
Distributor
Type of trading order: BUY ORDER
QUANTITY OF FUND UNITS REGISTERED FOR BUYING
Fund
Quantity
For distributor
...
...
...
In words
Trading order No.
Document No.
...
...
...
Type of trading order: SELL ORDER
QUANTITY OF FUND UNITS REGISTERED FOR SELLING
Fund
Quantity
...
...
...
In figures
In words
Trading order No.
Document No.
...
...
...
Type of trading order: SWITCHING ORDER
From the fund (name of the fund)
...
...
...
QUANTITY OF FUND UNITS REGISTERED FOR SWITCHING:
Fund
Quantity
For distributor
In figures
In words
Trading order No.
Document No.
...
...
...
...
...
...
Type of order/request:
ORDER/REQUEST CANCELLATION
BUY ORDER
SELL ORDER
Fund
Quantity
For distributor
...
...
...
In figures
In words
Trading order No.
Document No.
...
...
...
Type of order/request: SYSTEMATIC INVESTMENT
QUANTITY OF FUND UNITS REGISTERED FOR BUYING ON A MONTHLY BASIS
Fund
...
...
...
For distributor
In figures
In words
Trading order No.
Document No.
...
...
...
Method of settlement
In cash
By transfer
...
...
...
Investor’s mailing address
Home phone:
Office phone:
Mobile:
E-mail:
Number of deposit account
Number of bank account
Account manager
...
...
...
(Signature and full name)
Employee o the distributor
(Signature and full name)
…………………..[date]
…………………..[date]
Other information as regulated by the fund management company
Enclosed agreements and letters of attorney
2
For distributor
...
...
...
Order receiver
Controller
Notice of certifying fund certificate transaction
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
...
...
...
CERTIFICATION OF FUND CERTIFICATE TRANSACTION
(sent to the investor upon the transaction completion)
Investor’s name:
Address:
Type of transaction: (purchase/sale/switching)
Date of confirming trading order:
Name of the fund: (specify full name of the fund)
Method of settlement: (in cash/by transfer)
...
...
...
Transaction code:
Trading date:
Quantity of fund units:
The net asset value per a fund unit:
Transaction fees (issuance fee/redemption fee/ switching fee):
Exercise price:
Total settlement value:
Distributor: (name of distributor)
Notes:
...
...
...
Fund certificate trading order book
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
Information about trading orders recorded in the order book.
a) Name of the fund;
b) Full name of the person placing order or switching order;
c) Full name of order receiver;
d) Date and time when the order is received;
e) Terms and method of settlement;
...
...
...
g) Date and time when the order is fulfilled;
h) Quantity of fund units that have been traded successfully (quantity of purchased fund units and quantity of sold fund units);
i) Offering price and redemption price per a fund unit;
k) Value of purchased fund units and value of sold fund units;
l) Total settlement value (value of purchased fund units, plus issuance fee, or value of sold fund units, minus redemption fee).
Notice of the fund’s net asset value (NAV)
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
...
...
...
THE FUND’S NET VALUE ASSET (NAV)
(periodical report as regulated in the fund’s charter and prospectus)
Name of the fund management company:
Name of the supervisory bank:
Name of the fund:
Valuation date/Trading date: day….month…..year…..
Name of the open-ended fund
Issuance fee (% of transaction value)
...
...
...
NAV of a fund unit at the valuation date
NAV of a fund unit at the previous valuation date
Increase/Decrease of the NAV of a fund unit in comparison with that made at previous valuation (%)
Change of the NAV per a fund unit in year
Ownership ratio of foreign investors
Highest level
(VND)
Lowest level
(VND)
Quantity of fund units
Total value at trading date
...
...
...
1
...
...
...
2
...
...
...
Authorized representative of the supervisory bank
(Signature, specify full name and seal)
(General) Director of the fund management company
(Signature, specify full name and seal)
...
...
...
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
STATISTICS ON THE INVESTOR’S TRANSACTIONS
(on the monthly, quarterly and annual basis)
Investor’s name:
Address:
Account No.:
Reporting period: from…………[date] to…………………………..[date]
Date
...
...
...
Quantity of fund units
NAV per a fund unit
Trading price per a fund unit
Total transaction value
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
...
...
...
Opening balance
Buy in
...
...
...
Sell out
...
...
...
* Based on the NAV of a fund unit at the latest valuation date
Authorized representative of the supervisory bank
(Signature, specify full name and seal)
(General) Director of the fund management company
...
...
...
REPORT ON CHANGE OF THE NET ASSET VALUE, FUND CERTIFICATE TRANSACTIONS
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
REPORT ON CHANGE OF THE NET ASSET VALUE, FUND CERTIFICATE TRANSACTIONS
(on the monthly, quarterly and annual basis)
Name of the fund management company:
Name of the supervisory bank:
...
...
...
No.
Contents
Reporting period
Previous period
Name of the fund
I
The fund's net value asset (NAV) at the beginning of period
...
...
...
Change of the NAV compared to previous period (=II.1 + II.2), in which:
II.1
Change of the NAV due to market fluctuations and trading activities of the fund during the period
II.2
...
...
...
III
Change of the NAV due to redemption or offering of additional fund certificates (=III.1 – III.2)
III.1
Receivables from offering of additional fund certificates
...
...
...
III.2
Payables for redeeming fund certificates
IV
The fund's net value asset (NAV) at the ending of period ( = I + II + III)
...
...
...
Authorized representative of the supervisory bank
(Signature, specify full name and seal)
(General) Director of the fund management company
(Signature, specify full name and seal)
Statistics on transaction fees in the fund’s investment activities
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
...
...
...
(on the periodical basis of 6 months and annual basis)
Name of the fund management company:
Address:
Reporting period: from…………[date] to…………………………..[date]
No.
Name (code) of securities companies (transaction value of which exceeds 5% of total transaction value in year
Relationship with the fund management company
The fund’s transaction ratio via each securities company
Average transaction fee
...
...
...
The fund’s transaction value during reporting period
Total transaction value during reporting period of the fund
The fund’s transaction ratio via each securities company during reporting period
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)=(4)/(5)(%)
...
...
...
(8)
1
...
...
...
...
...
...
...
Total
...
...
...
(General) Director of the fund management company
(Signature, specify full name and seal)
...
...
...
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
REPORT ON THE FUND’S OPERATIONS
1. The fund’s information
a) Name and type of the fund;
b) The fund’s investment objectives;
c) The fund’s operating duration (if any);
d) Benchmark portfolio (if any);
...
...
...
f) Quantity of outstanding fund units;
g) Changes in the fund’s charter in reporting period (if any);
h) Contents of the resolution of the general meeting of investors in reporting period (if any);
i) Assessment of the supervisory bank on the contents regulated in Article 45 of the Circular on the open-ended fund establishment and management;
2. Report on operating results of the fund
a) Information about the fund’s investment portfolio and the NAV determined in December 31st of 3 latest years (if any). To be specific:
- The fund’s investment portfolio allocated according to sectors, fields and types of products (stocks, bonds, etc.) (not detailing according to ticker symbol);
- The net asset value of the fund;
- The net asset value per a fund unit and quantity of outstanding fund certificates;
...
...
...
- Total profit of the fund, detailing profits accrued from the increase in security price (capital gains) and profits accrued from yields on securities (dividend, coupon, deposit interest rate, etc.) (Income value);
- Profit distributed per a fund unit (net value and gross value) in reporting period, including profit distribution made in cash or by fund units; Period of profit distribution; The NAV per a fund unit determined before and after the profit distribution;
- The fund's operating expense ratio and explanation about the fund’s operating expense differences (determined at the end of the 2nd quarter and at the end of the 3rd quarter of the fiscal year);
- The fund's portfolio turnover rate and explanation about the fund’s portfolio turnover rate differences (determined at the end of the 2nd quarter and at the end of the 3rd quarter of the fiscal year);
b) The fund's profit:
The fund’s average annual profit accrued in determined reporting periods: (i) within 12 months (1 year), up to the report preparation date (or from the fund’s establishment date to the reporting date, if the fund has just operated under 1 year); (ii) within 36 months (3 years), up to the report preparation date (or from the fund’s establishment date to the reporting date, if the fund has just operated under 3 years); (iii) within 60 months (5 years), up to the report preparation date (or from the fund’s establishment date to the reporting date, if the fund has just operated under 5 years);
c) Other comparison criteria, ensuring the compliance with the following principle:
- Methods and principles for determining the value of assets and the profit value are unanimously agreed, announced publicly and audited by another independent organization;
- Figures are provided by an independent organization.
...
...
...
3. Report on the fund management company’s management of assets Report on the fund management company’s management of assets must comprise of the following contents:
a) Explanation about the change of the fund management company (if any);
b) Explanation about the fund’s fulfillment of investment objectives (apply to the fund's annual report only);
c) Comparison between the fund’s profits and the benchmark portfolio’s profits, using basic profit indicators announced in the prospectus of the same reporting period (via graph);
d) Comparison between the fund’s profits and the benchmark portfolio’s profits, using basic profit indicators announced in the prospectus for the period of five (05) recent years, up to the reporting date (via graph);
e) Description of investment strategies and tactics which the fund has applied during the reporting period. If the investment strategies and tactics performed during the period are different from those announced in the prospectus, the explanation of such difference and assessment on advantages and disadvantages of investment strategies and tactics performed during the period;
f) Description of the difference between the fund’s investment portfolio at the reporting period in comparison with that in the year preceding the reporting year;
g) Analysis on the fund's operating results on the basis of comparison between the NAV of a fund unit (after adjusting distributed profit, if any) at this reporting period and that at the latest reporting period;
h) The assessment on the market fluctuations during the reporting period, including foreign markets in which the fund makes investments, and the information about investment profit of each type of asset such as stocks, blue-chips, small-cap stocks, etc.;
...
...
...
k) Cases in which rights and benefits of investors who hold fund certificates are influenced;
l) The information about transactions made with individuals who have related rights and benefits (if any);
m) Other information (if any).
4. Report on the supervisory bank’s operation
The supervisory bank must make assessment on the fund management company’s compliance with the law, the fund's charter and the prospectus during the operation and management of the open-ended fund with the following contents:
a) Explanation about the change of the supervisory bank (if any);
b) The compliance with investment limits and loan limits as regulated by the law, the fund's charter and the prospectus;
c) Determination of the net asset value as regulated by the law, the fund's charter and the prospectus;
d) Offering of additional fund certificates and redemption of fund certificates as regulated by the law, the fund's charter and the prospectus;
...
...
...
If the supervisory bank assesses that the fund management company has failed to comply with the law, the fund's charter and the prospectus regarding the aforesaid contents, the information of such events must be specified, in which, it must include influences that may occur on investors, including investors who have owned fund certificates in the past and potential investors at the time of such events. The supervisory bank should suggest remedial methods and measures for limiting similar circumstances that may occur in the future.
5. Report on authorized activities
The fund management company must prepare the report on assessment of quality of services provided by other organizations (authorized parties) such as transfer agent services, fund management services, NAV determination services, etc. with the following contents:
a) Expenses paid to the authorized parties in comparison with profit, income and total operating expenses of the fund;
b) Effects (if any) of authorized activities on the profit and level of risks of the fund;
c) Total expenses of performing authorized activities paid to the authorized parties (if there are many services provided to the fund management company);
d) The assessment on the maintenance of the internal control system, risk management system, information security, facilities, hot stand-by system, disaster recovery system, etc. of the authorized party, ensuring that the authorized activities shall be thoroughly performed, not causing the influence on investment activities of investors.
...
...
...
(Signature, specify full name and seal)
Report on amendments and supplements to the fund’s charter
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
Name
of the fund management company
--------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
-----------------------
No.:………. (number of document)
..........…….[place], on………….[date].
...
...
...
NOTICE OF AMENDMENTS AND SUPPLEMENTS TO THE FUND’S CHARTER
To: The State Securities Commission of Vietnam
We hereby report to the State Securities Commission of Vietnam on our amendments and supplements to the charter of the fund……………… (name of the fund) as follows:
No.
Clauses and articles of new charter
Clauses and articles of previous charter
Reasons of amendment and supplement
...
...
...
- Effective date:
We undertake that we shall complete all relevant formalities and we shall be liable for the integrity and accuracy of this report and documents enclosed thereof.
Enclosed documents:
...
...
...
- - Minutes and resolution of the general meeting of investors (if amendments and supplements must be approved by the general meeting of investors);
- Amended and supplemented charter
(General) Director of the fund management company
(signature, seal and full name)
Report of the supervisory bank
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
(on the periodical basis of 6 months and annual basis)
...
...
...
Report on borrowing and repurchase transactions of the fund
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
(on the monthly, quarterly and annual basis)
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
-----------------------
....,………[place], …………..[date]
REPORT ON BORROWING AND REPURCHASE TRANSACTIONS OF THE FUND
To: The State Securities Commission of Vietnam
...
...
...
The fund management company:………………………………..
Address:
The supervisory bank:……………………………….
Address:
No.
Contents (detailing according to objective and partner)
Partner
Objective/ Collateral
Loan term
...
...
...
Transaction date
Reporting date
Date
Ratio of contract value to the fund's NAV
Date
Ratio of contract value to the fund's NAV
1.1
Borrowing (detailing each loan contract)
...
...
...
...
...
...
...
I
Ratio of loans from loan contracts to the fund's NAV
...
...
...
1.2
Repo (detailing each repo)
...
...
...
.....
...
...
...
II.
Total value of repos/the fund's NAV
A
Total value of loans/the fund's NAV (=I+II)
...
...
...
2.1
Securities lending (detailing each securities lending agreement)
...
...
...
...
...
...
...
I
Total value of securities lending agreements/ the fund's NAV
...
...
...
2.2
Reverse Repo (detailing each reverse repo)
...
...
...
.....
...
...
...
II
Total value of reverse repos/ the fund's NAV
B
...
...
...
Authorized representative of the supervisory bank
(Signature, specify full name and seal)
(General) Director of the fund management company
...
...
...
Authorization-related contents
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
I. Authorization contract
1) Detailed contents of rights and obligations of contractual parties; activities that the authorized party is entitled to authorize the third party to perform;
2) Risks that may incur from the authorization and identified by the due diligence of the authorized party, and risks management plans;
3) Inspection and supervision procedures, ensuring that the board of representatives of the fund or the fund management company is capable of controlling and intervening in works performed by the authorized party in order to ensure that authorized activities are performed in conformity with the law and provisions prescribed in the authorization contract. The fund management company shall also supervise contents which the authorized party authorized the third party to perform. The fund management company must set up inspection and supervision regulations, ensuring:
a) The board of representatives of the fund may access the database and information about authorized activities, including name and address of the authorized party; value and term of authorization contract; reports on results of authorized activities;
...
...
...
4) Regulations on handling disputes, and termination of authorization contract;
5) Regulations on information security, ensuring:
a) The fund management company shall only provide necessary information for performing authorized activities;
b) The information about investors shall be used to perform authorized activities only;
c) The authorized party shall retain authorization-related information, and adopt appropriate technical solutions, personnel and organizational structure to ensure the authorization-related information security.
6) Regulations on facilities, informatics solutions, and backup systems for ensuring that authorized activities are thoroughly performed. To be specific:
a) The authorized party must be capable of material and technical facilities, disaster recovery system, and hot stand-by system;
b) The authorized party must frequently examine and test backup systems and report to the fund management company on its changes of technical systems (if any);
c) The authorized party shall retain the database of the fund and its investors, ensuring it can be moved out of the authorized party’s system, deleted, or restored.
...
...
...
1. The authorized party must ensure:
a) The authorization and its related principles must be regulated in the fund’s charter; basic information about the authorized party, its scope of activities, functions and duties must be announced in the prospectus. The authorization shall not reduce or change responsibilities of the fund management company towards the fund;
b) The authorized party must meet requirements on its competence, system, personnel, experience and professionalism for performing authorized activities;
c) The personnel, operations system, reporting and report approving systems of the department in charge of providing relevant authorized services of the authorized party must be separated from those of other departments of the authorized party; documents and database of the department in charge of providing relevant authorized services must be independently managed and separated from those of other departments;
d) The authorized parties must perform authorized works in an effective and careful manner, and keep information relating to investors and other partners of the fund management company confidential;
e) The authorized parties shall provide the fund management company with internal audit reports on authorized contents to serve the inspection of the fund management company.
2. The fund management company shall assume the following responsibilities:
a) Before entering into service contracts with the authorized party, the fund management company must carry out the due diligence, examine facilities and information technology system of such authorized party, ensuring that it has operational process, personnel and systems capable for performing authorized works, including the internal control system, facilities, technical solutions, disaster recovery system, hot stand-by system, experienced and skilled staff, etc;
b) Carry out the inspection in a regular basis to ensure that the authorized contents have been prudently and safely performed in conformity with the law and the fund’s charter, and the quality of services provided by the authorized party is in conformity with criteria and requirements of the fund. The fund management company is entitled to employ independent consultants or services provided by other professional organizations that are operating under the law to fulfill this regulated duty;
...
...
...
d) Establish process and system to ensure that the fund management company and the state competent authorities are able to access necessary information for supervising the authorized activities, appraising and managing risks arisen from such activities at any times;
e) The fund management company shall be liable for its authorization. The fund management company must ensure the continuity of authorized activities, avoiding the interruption and influence on investment activities of investors;
g) Provide relevant information to the authorized party in a sufficient, timely and accurate manner in order that the authorized party can fully and timely fulfill its rights and duties in the scope of authorization.
h) Store instructions, requests and documents sent to the authorized party for performing authorized activities in a sufficient, prompt and accurate manner.
Investor identification information
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
...
...
...
Distributors can design their separate investor identification information forms or apply forms designed by the fund management company or the supervisory bank provided that it must include the following fundamental information:
a) Investor’s information:
- If the investor is a Vietnamese citizen, the investor’s information shall include: full name, date of birth, Number of ID card or passport, place of permanent residence, current residence, occupation, position, telephone, name and address of working place;
- If the investor is a foreigner (foreign national or Vietnamese citizen residing in a foreign country), the investor’s information shall include: full name, nationality, date of birth, passport number, immigrant visa and immigration reason, temporary residence in Vietnam, residence in foreign country, within 6 months before entering Vietnam, and permanent residence in foreign country, occupation, position, name and address of working place, contact telephone, and securities trading code;
If the trading account is owned by several investors, the information of each investor must be provided as regulated above.
- As for institutional investor: full name and abbreviated name; head office’s address; telephone number and fax number; number and issued date of the establishment license/investment certificate/business registration certificate; establishing authority; business sectors, investment fields; brief summary of organizational structure and leadership; information of legal representative (including the information applied to investor).
- If the investor is a foreign organization, the information shall include: full name and abbreviated name; head office’s address; telephone number and fax number; number and issued date of the establishment license/investment certificate/business registration certificate; establishing authority; business sectors, investment fields; brief summary of organizational structure and ownership; information of legal representative (including the information applied to investor).
b) Beneficiary’s information:
- If the beneficiary is a Vietnamese citizen, the information shall include: full name, date of birth, number of ID card or passport, place of permanent residence, current residence, occupation, position, telephone, name and address of working place;
...
...
...
- If the beneficiary is an organization, the information includes: full name and abbreviated name; head office’s address; telephone number and fax number; number and issued date of the establishment license/investment certificate/business registration certificate; establishing authority; business sectors, investment fields; brief summary of organizational structure and leadership; information of legal representative (including the information applied to individual beneficiary).
c) Name and signature of the employee in charge of approving the account opening.
B. Investor identification methods
a) Using reliable original documents to identify and verify the investor, including:
- As for individual investor: ID card, latest exit/entry visa, number of unexpired passport or other personal identity paper with the investor's photo stamped by competent authority.
- As for institutional investor: establishment license or decision, decisions on change of name, division, or merger, business registration certificate, tax registration certificate, audited financial statements; decision on appointment of General Director (Director), and Chief Accountant.
b) A distributor can employ the third party to verify and indentify the investor. To be specific:
- Using information obtained via individuals and organizations that have had or been maintaining relationship with the investor (including other distributors and supervisory bank), and collating such information with the information provided by the investor.
- The reporting organization may hire or cooperate with other organizations to identity and verify the investor.
...
...
...
d) The distributor shall supplement other investor identification methods based on its nature of business and level of money laundering risks attached to each type of investor.
Periodical report on the fund’s investment activities
(promulgated under the Circular providing for the guidance on the establishment and management of open-ended funds)
PERIODICAL REPORT ON THE FUND’S INVESTMENT ACTIVITIES
(Monthly, quarterly and annual reports)
...
...
...
2. Name of the supervisory bank:
3. Name of the fund:
4. Reporting date:
Unit: ……..VND
I. REPORT ON THE FUND’S ASSETS
No.
Assets
Reporting period
Previous period
...
...
...
I.1
Cash and cash equivalents
Cash
...
...
...
Bank deposits
Cash equivalents
...
...
...
I.2
Investments (detailing)
I.3
Dividend and coupon receivables
...
...
...
I.4
Interests received
I.5
Unsettled sales of securities (detailing)
...
...
...
I.6
Other receivables
I.7
Other assets
...
...
...
I.8
Total value of assets
No.
Liabilities
Reporting period
Previous period
...
...
...
II.1
Unsettled purchase of securities (detailing)
II.2
Other payables
...
...
...
II.3
Total liabilities
The net value asset of the fund (I.8-II.3)
...
...
...
Total quantity of fund units
The net asset value per a fund unit
...
...
...
II. REPORT ON INVESTMENT ACTIVITIES
No.
Items
Reporting period
Previous period
Accumulation from the beginning of year
I
Income from investment activities
...
...
...
1
Dividend and coupon receivables
2
Interests received
...
...
...
3
Other incomes
II.
Expenses
...
...
...
1
Management fees, paid to the fund management company
2
Depository and supervision fees, paid to the supervisory bank
...
...
...
3
Fund management service expense, transfer agent service expense and other expenses which the fund management company must pay to related service providers;
4
Auditing expenses, paid to auditing firms;
...
...
...
5
Expenses of legal consultancy service, quotation service and other reasonable services, and remuneration paid to the board of representatives of the fund;
6
Expenses of drafting, printing and sending the prospectus, summary prospectus and financial statements, transaction confirmations, account statements and other documents to investors; expenses of disclosing information by the fund and expenses of holding general meetings of investors and meetings of the board of representatives of the fund;
...
...
...
7
Expenses related to conducting trading of assets of the fund.
8
Other expenses (detailing)
...
...
...
III.
Net income from investment activities (I-II)
IV.
Profit (loss) from investment activities
...
...
...
1
Actual profit (loss) incurred from investment activities
2
Changes of value of investments during the period
...
...
...
V
Change of the fund's net value asset (NAV) due to investment activities during the period (III + IV)
VI
The net value asset (NAV) at the beginning of period
...
...
...
VII
Change of the fund's net value asset (NAV) during the period
In which
...
...
...
1
Change of the fund's net value asset (NAV) due to investment-related activities during the period
2
Change of the fund's net value asset (NAV) due to the fund’s profit distribution during the period
...
...
...
VIII
The net value asset (NAV) at the end of period
IX
Average annual profit (apply to annual report)
...
...
...
Average annual profit rate (apply to annual report)
III. REPORT ON THE FUND’S INVESTMENT PORTFOLIO
No.
Type of asset (detailing)
...
...
...
Market value or fair value at the reporting date
Total value
Ratio (%) to total value of assets of the fund
I
Listed stocks
1
...
...
...
2
Total
...
...
...
II
Unlisted stocks
1
...
...
...
2
Total
...
...
...
Total value of stocks
III
Bonds
1
...
...
...
2
...
...
...
Total
IV
Other types of securities
1
...
...
...
2
...
...
...
Total
Total value of types of securities
V
Other assets
...
...
...
2
...
...
...
Total
VI
Money
...
...
...
Cash
2
Certificates of deposit
...
...
...
3
Negotiable instruments, etc.
...
...
...
...
Total
...
...
...
Total value of investment portfolio
IV. OTHER ITEMS
No.
Items
Reporting period
...
...
...
I
Items of operating results
1
Ratio (%) of the management fee, paid to the fund management company, to the average net asset value during the period
2
...
...
...
3
Ratio (%) of the fund management service expense, transfer agent service expense and other expenses, which the fund management company must pay to related service providers, to the average net asset value during the period
4
Ratio (%) of auditing expenses, paid to auditing firms (if any), to the average net asset value during the period
...
...
...
5
Ratio (%) of expenses of legal consultancy service, quotation service and other reasonable services, and remuneration paid to the board of representatives of the fund, to the average net asset value during the period
6
Ratio (%) of operating expenses to the average net asset value during the period
7
...
...
...
II
Other items
1
The fund’s scale at the beginning of period
...
...
...
Total outstanding fund certificates at the beginning of period
Total outstanding fund units at the beginning of period
2
Change of the fund's scale during the period
...
...
...
The quantity of fund units, additionally issued during the period
Net offering amount received during the period
Quantity of fund units redeemed during the period
...
...
...
Net redemption amount during the period
3
The fund’s scale at the end of period
...
...
...
Total number of outstanding fund units at the end of period
4
Fund management company and related parties' ownership ratio at the end of the period
...
...
...
Top 10 investors' ownership ratio at the end of the period
6
Foreign investors' ownership ratio at the end of the period
7
Number of investors at the end of the period, including investors trading via nominee accounts
...
...
...
8
Net asset value (NAV) per a fund unit at the end of the period
Authorized representative of the supervisory bank
Supervisor
(Signature, specify full name and seal)
...
...
...
of the fund management company
(Signature, specify full name and seal)
;
Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BTC năm 2016 hướng dẫn về thành lập và quản lý quỹ mở do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 06/VBHN-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 21/03/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BTC năm 2016 hướng dẫn về thành lập và quản lý quỹ mở do Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video